- Với đề tài lần này chúng ta sẽ chỉ đi tìm hiểu về một bài toán nhỏ hơn, thiết kế mô hình điều khiển đèn giao thông ngã tư sử dụng bộ đếm lùi.. Các bộđịnh thời được sử dụng để tạo độ tr
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Giới thiệu chung
- Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, việc đô thị hóa cũng đang gia tăng nhanh chóng Dẫn đến lượng phương tiện lưu thông trong đô thị cũng tăng theo.
- Do đó vấn đề đảm bảo giao thông trong đô thị, đặc biệt tại các nút giao thông thông suốt là vô cùng quan trọng.
- Để việc đi lại được thuật lợi và an toàn yêu cầu sự chủ động tích cực của người tham gia giao thông, sự giúp đỡ từ lực lượng Cảnh sát giao thông cũng như một số lực lượng hỗ trợ khác, bộ luật giao thông đầy đủ và nhiều yếu tố thiết thực khác…
- Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật con người đã biết ứng dụng để phục vụ cho đời sống Đèn giao thông cũng là một trong những thành tựu đó, thậm chí có thể nói đó là một bước ngoặt của ngành giao thông đường bộ nói chung.
- Vậy bài toán được đặt ra ở đây là làm thế nào để thiết kế, điều khiển tín hiệu đèn giao thông cho các phương tiện di chuyển thuận lợi.
- Với mật độ giao thông đông đúc như hiện tại ở các thành phố lớn việc thiết kế một hệ thống đèn giao thông cho thành phố trở thành bài toán khá phức tạp Để thiết kế được một hệ thống đèn giao thông cần phải tính toán được mật độ ở từng địa điểm, từ đó thiết kế hệ thống điều khiển sao cho phù hợp.
- Tại các ngả đường có nhiều hướng nhất là ngã 4, ngã 5 việc xử lí giao thông tại những điểm này nếu không tốt sẽ dẫn đến tắc nghẽn tại đây từ đó kéo theo các ngả đường và cả một khu vực.
- Với đề tài lần này chúng ta sẽ chỉ đi tìm hiểu về một bài toán nhỏ hơn, thiết kế mô hình điều khiển đèn giao thông ngã tư sử dụng bộ đếm lùi.
2 Các chức năng của hệ thống a Điều khiển các tín hiệu đèn
- Điều khiển tín hiệu đèn cho các phương tiện giao thông: trên các hướng đi có bộ ba đèn điều khiển đỏ, xanh, vàng Các tín hiệu đèn sẽ được điều khiển theo logic và phải đảm bảo thời gian đèn đỏ của hướng này phải lớn hơn hoặc bằng tổng thời gian đèn xanh và đèn vàng của hướng kia, nếu không 2 hướng sẽ được di chuyển cùng lúc dẫn tới ùn tắc giao thông và làm mất đi yêu cầu được đặt ra của bài toán.
- Thứ tự đèn cho mỗi hướng là đỏ - xanh – vàng – đỏ… và lặp lại.
- Điều khiển tín hiệu đèn cho người đi bộ: trên các hướng đi có bộ đèn hiệu cho người đi bộ bao gồm tín hiệu xanh và đỏ Với tín hiệu xanh cho người đi bộ qua đường cùng lúc đó hướng các phương tiện băng qua sẽ được
42 dừng lại, và ngược lại với tín hiệu đỏ sẽ dừng việc qua đường để nhường cho các phương tiện di chuyển. b Hiển thị thời gian đếm ngược của các tín hiệu đèn
- Thời gian thực trong ngày sẽ được lưu trong hệ thống ngay cả khi hệ thống có sự cố mất điện.
- Hệ thống sẽ dựa trên thời gian thực đó để điều khiển hay chuyển chế độ cho phù hợp với từng khoảng thời gian thực trong ngày Thông thường hệ thống sẽ hoạt động dựa trên 3 chế độ chính: chế độ bình thường, chế độ giờ cao điểm, chế độ ban đêm Tùy theo tình hình giao thông thực của mỗi khu vực khác nhau các chế độ trên được chia theo những khung giờ khác nhau trong ngày Ví dụ:
- 7h – 9h: chế độ giờ cao điểm
- 16h – 20h: chế độ giờ cao điểm
- Thời gian đếm ngược của hệ thống sẽ tùy thuộc và chế độ đang hoạt động để cài đặt cho phù hợp.
Tìm hiểu về các công cụ thực hiện
- Vi điều khiển dùng cho đề tài là Pic16f877a.
- Bộ vi điều khiển Pic16f877a là một trong những bộ vi điều khiển được biết đến nhiều nhất trong giới kĩ thuật điện tử Bộ vi điều khiển này có nhiều ưu điểm thuận tiện cho việc sử dụng, lập trình chương trình cũng khá dễ dàng.
- Một trong những ưu điểm nổi bật của Pic16f877a là có thể ghi xóa nhiều lần, vì có công nghệ bộ nhớ Flash Nó có tất cả 40 chân trong đó có 33 chân I/O
- Một EEPROM cũng được trang bị cho pic16f877a giúp lưu trữ một số thông tin vĩnh viễn như mã bộ truyền, tần số bộ nhận và các dữ liệu liên quan khác Chi phí cho bộ vi điều khiển này cũng khá thấp.
- Pic16f877a hoạt động linh hoạt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực mà các vi điều khiển trước đây chưa được sử dụng, ví dụ trong các ứng dụng vi xử lí, chức năng hẹn giờ,…
- Hoạt động với tần số lên đến 20Mhz
- Điện áp hoạt động từ 4.2V – 5V Nếu cấp điện áp quá ngưỡng sẽ dẫn đến hỏng vi điều khiển
- Không có bộ giao động nội giống như PIC18F46K22, PIC18F4550,…
- Dòng điện tối đa trên mỗi PORT khoảng 100mA, do vậy dòng điện tối đa cho mỗi chân GPIO khoảng 10mA [1]. b Mô tả cấu hình chân vi điều khiển
- Như đã trình bày ở trên, PIC16F877A có 40 chân, có 2 bộ định thời 8 bit và một bộ định thời 16 bit, Module capture và so sánh, cổng nối tiếp, cổng song song và năm cổng I/O cũng được tích hợp bên trong.
- Chân 1: MCLR là chân clear của mạch này Nó sẽ khởi động lại vi điều khiển và được kích hoạt bởi mức logic thấp, có nghĩa là chân này phải được cấp liên tục một điện áp 5V và nếu cấp điện áp 0V thì PIC16F877A sẽ bị đặt lại.
- Một nút nhấn và một điện trở được kết nối đến chân này Chân MCLR này luôn được cấp điện áp 5V Khi muốn khởi động lại mạch Bạn chỉ cần nhấn vào nút nhấn thì chân MCLR sẽ được đưa về 0 và mạch được đặt lại.
- Chân 2: RA0/AN0: PORT A có 6 chân, từ chân số 2 đến chân số 7 Tất cả đều là các chân xuất, nhập dữ liệu hai chiều Chân số 2 là chân đầu tiên của PORT A Chân này có thể được sử dụng như một chân tương tự (analog) chân AN0 Nó được tích hợp bộ chuyển đổi analog sang digital.
- Chân 3: RA1/AN1: Đầu vào tín hiệu analog 1
- Chân 4: RA2/AN2/Vref-: Có thể hoạt động như đầu vào analog thứ 2 hoặc chân điện áp tham chiếu âm.
- Chân 5: RA3/AN3/Vref+: Có thể hoạt động như đầu vào analog thứ 3 hoặc chân điện áp tham chiếu dương.
- Chân 6: RA0/T0CKI: Với timer 0, chân này hoạt động được như một đầu vào xung clock và đầu ra open drain.
- Chân 7: RA5/SS/AN4: Có thể hoạt động như một đầu vào analog thứ 4.
Có cổng nối tiếp đồng bộ và là chân SS cho cổng này.
- Chân 8: RE0/RD/AN5: PORT E bắt đầu từ chân số 8 đến chân số 10 và là cổng I/O hai chiều Nó còn là cổng analog thứ 5 hoặc là chân RD (tích cực mức logic thấp) cho cổng slave giao tiếp song song
- Chân 9: RE1/WR/AN6: Là đầu vào analog thứ 6 và là chân WR (tích cực mức logic thấp) cho cổng slave giao tiếp song song.
- Chân 10: RE2/CS/A7: Là đầu vào analog 7 và là chân CS cho cổng slave song song.
- Chân 11 và 32: VDD: Đây là hai chân cấp nguồn 5V.
- Chân 12 và 31: VSS: Các chân tham chiếu nối đất cho I/O và các chân logic Chúng nên được nối với 0V hoặc mắc GND.
- Chân 13: OSC1/CLKIN: Là đầu vào bộ dao động hoặc chân đầu vào xung nhịp bên ngoài.
- Chân 14: OSC2/CLKOUT: Đây là chân đầu ra của bộ dao động Một bộ dao động thạch anh được nối vào giữa hai chân 13 và 14 để cấp xung nhịp bờn ngoài cho bộ vi điều khiển ẳ tần số của OSC1 được OSC2 xuất ra trong chế độ RC Điều này xác định tốc độ chu kỳ xử lý lệnh.
- Chân 15: RC0/T1OCO/T1CKI: PORT C có 8 chân Là cổng I/O hai chiều Trong số đó, chân 15 là chân đầu tiên Nó có thể là đầu vào xung nhịp của bộ định thời 1 hoặc đầu ra bộ dao động của bộ định thời 2.
- Chân 16: RC11/T1OSI/CCP2: Là đầu vào dao động của bộ định thời 1 hoặc đầu vào capture 2 / đầu ra so sánh 2 / đầu ra PWM 2.
- Chân 17: RC2/CCP1: Đầu vào capture 1/ đầu ra so sánh 1/ đầu ra PWM1
- Chân 18: RC3/SCK/SCL: Đầu ra của chế độ SPI hoặc I2C và có thể là
I/O cho bộ dao động nối tiếp đồng bộ.
- Chân 23: RC4/SDI/SDA: Chân dữ liệu trong chế độ SPI hoặc là chân xuất nhập dữ liệu chế độ I2C.
- Chân 24: RC5/SDO: Là chân xuất dữ liệu chế độ SPI.
- Chân 25: RC6/TX/CK: Có thể là chân xung clock đồng bộ hoặc chân truyền không đồng bộ UART.
- Chân 26: RC7/RX/DT: Là chân dữ liệu đồng bộ hoặc chân nhận tín hiệu
- Các chân 19, 20, 21, 22, 27, 28, 29, 30: Tất cả các chân này đều thuộc
PORT D, đây là một cổng I/O hai chiều Khi bus vi xử lý được kết nối, nó có thể hoạt động ncho cổng slave giao tiếp dữ liệu song song.
- Chân 33-40: PORT B: Hai chân này đều thuộc PORTB Trong đó RB0 có thể được sử dụng làm chân ngắt ngoài và RB6 và RB7 có thể được sử dụng làm chân debugger.
**Lưu ý: Tất cả các chân có nhiều chức năng Giống như các chân PORT
C có thể được sử dụng làm chân I/O digital, cho giao tiếp UART, giao tiếp I2C Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng một chức năng của mỗi cổng
31 tại một thời điểm hoặc bạn phải lập trình nó sao cho bạn có thể chuyển đổi giữa các chức năng khác nhau Giống như một khi bạn cần một chân để đọc tín hiệu tương tự (analog), sau đó chuyển sang các chức năng khác như đầu ra digital, v.v Đối với người mới bắt đầu, bạn nên sử dụng một chân cho một chức năng và có thể sử dụng chế độ đa chức năng, một khi bạn đã thành thạo trong lập trình [2]. c Cách lập trình cổng I/O
- Như đã biết về 5 cổng đầu vào và đầu ra là PORTA, PORTB, PORTC, PORTD và PORTE, chúng có thể là cổng tín hiệu digital hoặc analog, cấu hình chúng theo yêu cầu của bạn Nhưng trong chế độ analog, các chân hoặc cổng chỉ có thể hoạt động ở đầu vào để làm bộ chuyển đổi analog sang digital Các mạch ghép kênh cũng có thể được sử dụng.
- Ở chế độ digital, sẽ không có hạn chế Có thể cấu hình các cổng làm đầu ra hoặc đầu vào, thực hiện thông qua lập trình Đối với PIC, trình biên dịch thích hợp nhất là mikro C pro, bạn có thể tải xuống từ trang web của hãng.
- Có một thanh ghi gọi là 'TRIS' điều khiển hướng của các cổng Đối với các cổng khác nhau có các thanh ghi khác nhau như TRISA, TRISB, v.v.
- Nếu chúng ta đặt một bit của thanh ghi TRIS bằng 0, bit cổng tương ứng sẽ đóng vai trò là đầu ra digital.
- Nếu chúng ta đặt một bit của thanh ghi TRIS thành 1, bit cổng tương ứng sẽ đóng vai trò là đầu vào digital.
- Ví dụ để thiết lập toàn bộ port B là đầu ra, chúng ta có thể viết câu lệnh chương trình như sau:
- Bây giờ cổng B sẽ hoạt động như cổng đầu ra và chúng ta có thể gửi bất kỳ giá trị nào ra đầu ra, chẳng hạn như:
- FF là giá trị hệ nhị phân là 0b11111111, lúc này tất cả các chân của cổng
B đều ở mức logic cao Nếu chúng ta kết nối đèn LED ở tất cả các chân này thì tất cả sẽ phát sáng.
- Nếu muốn đảo các giá trị của cổng B, chúng ta có thể sử dụng câu lệnh:
- Bây giờ tất cả các chân của cổng B đều ở mức logic thấp.
GIẢI THUẬT
Hình thành ý tưởng
- Để giao thông hoạt động thuận lợi thì điều kiện cần là khi hướng 1 lưu thông thì hướng 2 dừng lại Ở đây ta xây dựng chương trình khi cả hai hướng 1 lưu thông thì cả hai hướng 2 dừng lại Trên thực tế với những nút giao thông đông đúc hơn ta có thể không đồng thời dừng cả hai hướng cùng phương mà ta dừng lần lượt chúng so với phương còn lại vì trên thực tế phương tiện lưu thông có thể phức tạp hơn do thực trạng lưu lượng giao thông, cơ sở cầu đường không đủ đáp ứng…
- Với đèn đỏ là dừng lại, đèn xanh là lưu thông và đèn vàng báo hiệu đi chậm để chuẩn bị dừng lại chờ đèn đỏ Từ đó buộc thời gian đèn đỏ tại hướng này phải lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng tổng thời gian đèn xanh và đèn vàng của hướng giao nhau, nếu không việc cả hai hướng cùng được đồng thời di chuyển sẽ khiến giao thông ùn tắc.
- Ngoài việc điều khiển tín hiệu đèn để điều tiết các phương tiện giao thông thì còn có tín hiệu đèn điều tiết người đi bộ qua đường.
- Khi tại hướng đó đang dừng lại chờ đèn đỏ thì người đi bộ được phép di chuyển qua bên kia đường và ngược lại nếu các phương tiện đang lưu thông thì không cho phép người đi bộ qua đường.
2 Các chế độ làm việc a Chế độ bình thường
- Với chế độ làm việc bình thường hoạt động trong những thời điểm lượng giao thông vừa phải trong ngày Các hướng giao thông với lưu lượng
22 không quá nhiều sẽ có thời gian dừng đèn đỏ và đèn xanh ở mức độ vừa phải từ khoảng 25 – 40s, với tổng một chu kì xanh – vàng – đỏ khoảng 70s. b Chế độ giờ cao điểm
- Với chế độ làm việc giờ cao điểm hoạt động trong những thời điểm lượng giao thông đông đúc, phức tạp Lúc này áp dụng chế độ làm việc bình thường trong những thời điểm đó không đủ để đáp ứng việc lưu thông thuận lợi, nhanh chóng Vậy khi này việc cần thiết là phải tính toán để dừng lại hướng có lượng lưu thông ít hơn trong khoảng thời gian dài hơn để lúc đó nhường lại cho hướng đô đúc kia lưu thông nhanh hơn. c Chế độ ban đêm
- Với chế độ làm việc ban đêm áp dụng cho thời điểm nửa đêm rạng sáng, khi mà ở khung giờ này lượng phương tiện giao thông là không đáng kể.
- Lúc này việc điều khiển các phương tiện di chuyển phải dừng lại có thể là không cần thiết.
- Đèn tín hiệu sẽ chỉ còn đèn vàng sáng nhấp nháy để cảnh báo người tham gia giao thông đi chậm lại.
- Tuy nhiên việc ứng dụng chế độ này không được phổ biến như hai chế độ trên, bởi vì khi thời điểm này diễn ra các phương tiện thường lưu thông trên những con đường một chiều nhanh hơn so với thời điểm ban ngày có lưu lượng giao thông lớn hơn, việc các phương tiện lợi dụng những lúc đường vắng hơn để lưu thông với tốc độ nhanh hơn sẽ rất nguy hiểm nếu như đi qua các nút giao mà không chú ý nên với những thời điểm này vẫn thường được áp dụng hoạt động với chế độ bình thường thay vì chế độ ban đêm.
- Còn một lý do nữa là nếu chế độ ban đêm được áp dụng có nghĩa là không có khoảng thời gian nào dừng các phương tiện lưu thông vì vậy nên đôi khi sẽ gây khó khăn cho người đi bộ sang đường hơn. d Chế độ người đi bộ
- Chế độ người đi bộ qua đường được áp dụng khi đèn giao thông hoạt động ở chế độ bình thường và chế độ giờ cao điểm
- Khi đèn giao thông hiển thị màu đỏ có nghĩa là không cho phép người đi bộ qua đường vì lúc này con đường người đi bộ băng qua đang được lưu thông, việc qua đường lúc này là vô cùng nguy hiểm và sẽ gây cản trở giao thông, dẫn đến việc ùn tắc tại nút giao thông đó Và ngược lại khi đèn báo màu xanh người đi bộ được phép qua đường.
3 Xây dựng lưu đồ thuật toán
Tiến hành mô phỏng
1 Lấy các linh kiện trong phần mềm
- Vì PIC16F877A không có xung nội nên cần cấp xung từ bên ngoài, sử dụng bộ tạo dao động thạch anh ghép nối kèm thêm tụ để là phẳng tín hiệu, ghép 2 đầu bộ tạo dao động thạch anh với chân 13, 14 của pic.
- Bộ đèn giao thông ghép với port C, có hai bộ đèn 2 chiếc, để điều khiển 2 hướng giao nhau.
- Port D ghép nối với Ic74hc595 làm nhiệm vụ hiển thị led đếm lùi thời gian chuyển giao các chế độ đèn tín hiệu sử dụng 4 ic74hc595 mắc nối tiếp để tiết kiệm chân GPIO.
- Ic74hc595 có 8 cổng đầu ra ghép tương ứng với 8 cổng của led 7seg-ca.
- Port B ghép với hệ thống công tắc làm nhiệm vụ chuyển giao giữa 3 chế độ làm việc.
Dưới đây là mạch ghép nối chi tiết
3 Mô phỏng hệ thống đèn giao thông ngã tư
Sơ đồ đèn giao thông tại ngã tư
Lập trình
1 Khai báo các biến và Define a Define
- _XTAL_FREQ: Đầu tiên ta định nghĩa tần số dao động là 20MHz vì để đồng bộ với tần số của vi điều khiển sử dụng khi lập trình, từ đó thời gian mong muốn ta tạo ra khi lập trình sẽ được vi điều khiển thực hiện trùng khớp.
- SH_CP: Định nghĩa chân này là RD0 của vi điều khiển, khi chân này được đưa từ mức cao về mức thấp thì dữ liệu ở chân DS sẽ được dịch vào thanh ghi.
- DS: Định nghĩa chân này là RD1 của vi điều khiển, chân này có nhiệm vụ ghi dữ liệu từ vi điều khiển để dịch vào thanh ghi, khi nối tiếp nhiều ic 74HC595 chân này sẽ được nối với chân Q7’ của ic trước đó.
- ST_CP: Định nghĩa chân này là RD2 của vi điều khiển, chân này có nhiệm vụ chốt dữ liệu của thanh ghi, khi chân này được đưa từ mức cao về mức thấp thì dữ liệu từ thanh ghi sẽ được chốt. b Khởi tạo các biến
- sevenSegment: mảng này được khởi tạo để lưu 10 giá trị hexa tương ứng với mảng số từ 0 đến 9 của led 7 thanh chung anode.
- time_counter: Biến này được khởi tạo với kiểu unsigned int và được gán bằng 0, biến này được sử dụng trong hàm interrupt với mỗi 1s sẽ tăng thêm 1, và khi đến hết 1 chu kì đèn giao thông sẽ được reset về 0.
- time_green: Biến này được khởi tạo với kiểu unsigned int dùng để lưu giá trị thời gian của đèn xanh.
- time_sum: Biến này đượ c khởi tạo với kiểu unsigned int dùng để lưu giá trị thời gian của một chu kì đèn.
- Cnt: Biến này được khởi tạo với kiểu unsigned int dùng để đếm thời gian tron ghàm interrupt, với mỗi 1ms cnt sẽ tăng thêm 1, khi cnt = 1000 thì biến time_counter sẽ tăng thêm 1 và reset lại cnt = 0.
- mode_night: Biến này được khởi tạo kiểu unsigned int dùng để điều khiển đèn vàng nhấp nháy theo chu kì 0.5s trong chế độ đèn giao thông ban đêm.
2 Khởi tạo các cổng IO
- Ở chương trình này ta chỉ sử dụng các chân của PORTB để ghép nối với công tắc điều khiển chương trình do đó setup các chân ở PORTB là các chân input còn lại là output với các cổng mà chương trình sử dụng.
- Giá trị của các chân cũng được khai báo mặc định sao cho ở chế độ chương trình không làm việc.
3 Setup timer0 a Trong thanh ghi OPTION_REG setup timer0
- Ta cần set bit T0CS về 0 để kích hoạt chế độ định thời timer, chọn nguồn xung nội.
- Set bit PSA về 0 để chọn bộ chia trước cho timer0.
- Set các bit PS0 – PS2 để chọn giá trị bộ chia cho timer0.
- Set giá trị TMR0 = 100 tương ứng với bộ chia 1:32 sử dụng tần số nội 20MHz thì ta sẽ tạo được khoảng thời gian cờ tràn là 1ms. b Trong thanh ghi INTCON
- Set bit GIE lên 1 cho phép ngắt toàn cục.
- Set bit TMR0IE lên 1 cho phép timer0 hoạt động.
- Trong hàm interrupt kiểm tra điều kiện của cờ báo tràn timer0 TMR0IF, khi bit cờ tràn được đưa lên 1 hàm interrupt sẽ được gọi.
- Trong lệnh kiểm tra cờ tràn khi phát hiện cờ tràn sẽ đặt lại giá trị TMR0 và xóa bit cờ tràn về 0 vì bit cờ tràn không tự động được xóa khi đã có báo tràn xảy ra.
- Khi có ngắt xảy ra biến cnt sẽ được tăng lên 1 và xóa về 0 khi tăng lên
1000 tương ứng thời gian đếm được là 1s.
- Khi biến cnt đếm được 1s thì biến thời gian time_counter được tăng lên 1 và khi đếm hết 1 chu kì hiển thị của đèn giao thông thì biến này được xóa về 0 để lặp lại.
- Biến mode_night được đảo giá trị mỗi 500ms tương ứng với 0.5s để điều khiển đèn vàng nhấp nháy trong chế độ đèn giao thông ban đêm.
5 Hàm dịch bit cho ic74HC595
- Để dịch bit vào ic74595 ta cần đưa ngược lại từ bit cao về bit thấp vào chân DS và đưa bit SH_CP từ cao về thấp để nạp dữ liệu vào thanh ghi theo nguyên tắc stack LIFO(Last In First Out).
6 Các hàm hiển thị đèn tín hiệu làn xe chạy
- Các hàm hiển thị đèn tín hiệu hoạt động dựa trên nguyên tắc khi có một đèn hiển thị thì các đèn khác phải tắt sao cho tại một thời điểm không có từ 2 đèn nào sáng cùng lúc.
- Các bit điều khiển đèn sẽ được set tương ứng với hiện thị đèn đó trong vi điều khiển.
7 Các hàm hiển thị đèn tín hiệu làn đi bộ
- Khi làn đường xe chạy có đèn tín hiệu xanh hoặc vàng thì đèn tín hiệu làn đi bộ sẽ được hiển thị đèn đỏ và ngược lại khi đèn tín hiệu làn xe chạy hiển thị màu đỏ thì đèn tín hiệu làn đi bộ hiển thị màu xanh.
- Từ đó các hàm hiển thị set các chân điều khiển lên mức cao hoặc thấp tương ứng với màu đèn hiển thị và mỗi thời điểm chỉ có một đèn được đưa lên mức cao tương ứng với thời điểm thực hiện.
8 Hàm xóa và bật tất cả đèn vàng
- Khi chế độ ban đêm được kích hoạt đòi hỏi đèn giao thông tín hiệu vàng được hoạt động theo chu kì nhấp nháy 0.5s Khi này đèn đếm ngược và đèn đi bộ sẽ được tắt vì các phương tiện được phép lưu thông với tốc độ chậm mà không có thời gian dừng chờ đèn đỏ.
9 Hàm hiển thị thời gian đếm lùi