Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có sự giao thoa giữa thỏa thuận của các bên và yếu tố tài phán Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết trọng t
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Một số vấn đề lý luận về thỏa thuận của trọng tài thương mại 2
1 Khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại 2
2 Khái niệm, đặc điểm thỏa thuận trọng tài 5
II Một số lưu ý khi xây dựng thoả thuận trọng tài trong hợp đồng kinh doanh 7 1 Thỏa thuận trọng tài phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc tồn tại dưới hình thức văn bản 7
2 Xây dựng thỏa thuận trọng tài phải không thuộc các trường hợp vô hiệu 9
3 Xây dựng nội dung thỏa thuận trọng tài thương mại phải rõ ràng chi tiết và tránh rơi vào trường hợp thỏa thuận không thực hiện được 11
4 Lưu ý khi lựa chọn hình thức và tổ chức trọng tài khi xây dựng thỏa thuận trọng tài 12
5 Một số lưu ý khác khi xây dựng thỏa thuận trọng tài 13
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2MỞ ĐẦU
Từ thực tiễn những năm gần đây, cho thấy các thương nhân có xu hướng lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh ngày càng gia tăng bởi lý do cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chứa đựng các “lợi thế” so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác, điển hình là tính nhanh gọn, hiệu quả để bảo vệ kịp thời các quyền lợi kinh tế của các bên khi tham gia quan hệ kinh doanh, thương mại Tuy nhiên, để các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài thì cần phải có thỏa thuận trọng tài Do đó, có thể hình dung thỏa thuận trọng tài được xem là “nền móng” cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất là không thể tiến hành tố tụng trọng tài mà không có thỏa thuận trọng tài Nói cách khác, không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu trọng tài cho đến khi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài Để một tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng trọng tài, điều kiện đầu tiên cần có là phải có thỏa thuận trọng tài Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp thương mại không thể được giải quyết bằng trọng tài Tuy nhiên, việc hình thành, xây dựng nên một thỏa thuận trọng tài đúng pháp luật, phù hợp ý chí của toàn bộ các bên liên quan cũng như có giá trị thực hiện và thi hành trên thực tiễn không đơn đỉan, đòi hỏi nhiều yêu cầu và chú ý một số vấn đề quan trọng để tránh rơi vào trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được Nhằm mục đích nghiên cứu,nhận thức rõ ràng về trọng tài thương mại cũng nhưcách thức xây dựng thỏa thuận trọng tài đúng pháp luật, có giá
trị áp dụng, học viên lựa chọn đề bài: “Phân tích những nội dung cần lưu ý khi xây
dựng thoả thuận trọng tài trong hợp đồng trong kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu luận.
Trang 3NỘI DUNG
I Một số vấn đề lý luận về thỏa thuận của trọng tài thương mại
1 Khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại
1.1 Khái niệm trọng tài thương mại
Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến
hành theo quy định của Luật này
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên Phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, các bên phải có thỏa thuận trọng tài Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá giống với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải Cả hai phương thức này đều có sự xuất hiện của người thứ ba Tuy nhiên, trong hình thức hòa giải, vai trò của người thứ
ba chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau Còn trong phương thức trọng tài, sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên
1.2 Đặc điểm của trọng tài thương mại
Thứ nhất, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp không có
sự can thiệp của nhà nước
Trọng tài là một loại hình tổ chức phi chính phủ (tổ chức xã hội nghề nghiệp), hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài Trọng tài là một thiết chế dân chủ trong giải quyết tranh chấp thương mại; trọng tài không chỉ góp phần tạo ra một đời sống dân chủ và tự do trong tư pháp, mà hơn thế nữa, trọng tài là người chia sẻ nhiệm vụ
Trang 4với nhà nước trong việc xóa bỏ các bất đồng trong xă hội, thể hiện cụ thể ở việc giải quyết các tranh chấp thương mại
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có sự giao thoa giữa thỏa thuận của các bên và yếu tố tài phán
Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết trọng tài thoát ly những yếu tố đã thỏa thuận Bởi vậy, về nguyên tắc, thẩm quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật; các đương sự có thể lựa chọn bất kỳ lúc nào, bất kỳ trọng tài vụ việc hoặc trọng tài quy chế nào trên thế giới để giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, một khi đã được thỏa thuận thì phán quyết của trọng tài có tính chất tài phán và bắt buộc các bên phải tuân thủ
Thứ ba, trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, đương sự có quyền tự định đoạt
Phương thức trọng tài bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự cao hơn
so với phương thức Tòa án, thể hiện cơ bản là các đương sự trong tố tụng trọng tài có quyền lựa chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp, quy tắc tố tụng, luật áp dụng đối với tranh chấp…
Thứ tư, phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm
Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất kỳ
cơ quan, tổ chức nào (trừ trường hợp rất đặc biệt liên quan đến hủy phán quyết trọng tài) Đặc điểm này giúp trọng tài có điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp thương mại
Thứ năm, trọng tài thương mại có hai hình thức là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế (hay còn gọi là trọng tài thương trực)
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
Trang 5+ Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp
+ Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào
+ Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng, lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài
Trọng tài vụ việc là hình thức tổ chức đơn giản, linh hoạt và mềm dẻo về phương thức hoạt động nên nói chung nó phù hợp với tranh chấp ít tình tiết phức tạp,
có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và nhất là các bên tranh chấp có kiến thức và hiểu biết pháp luật cũng như kinh nghiệm tranh tụng
Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy chế tố tụng riêng Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản như sau:
- Là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước Trung tâm trọng tài hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết
- Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống
cơ quan Tòa án
Trang 6- Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành (hay còn gọi là ban thư ký) và các trọng tài viên của trung tâm Tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài nói chung rất đơn giản, gọn nhẹ Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm
có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài đề cử Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định
- Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc
tố tụng riêng Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng và thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhưng phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đặc điểm này cho phép các trung tâm trọng tài có thể được tổ chức và hoạt động với tính chất trọng tài chuyên ngành (chỉ giải quyết những loại tranh chấp thương mại nhất định)1
2 Khái niệm, đặc điểm thỏa thuận trọng tài
2.1 Khái niệm thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài được hiểu là sự thống nhất ý chí của các bên nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên thông qua thủ tục trọng tài Thỏa thuận này thể hiện sự cam kết chấp thuận thẩm quyền trọng tài của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên với nhau trong khuôn khổ một mối quan hệ pháp luật xác định2 Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài
thương mại 2010 có định nghĩa rằng, thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên
về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh
Với thỏa thuận trọng tài, các bên cam kết sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp Vai trò chủ đạo của thảo thuận trọng tài là nhằm xác định thẩm quyền giải quyết
1 Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương (2013), Chủ đề: Trọng tài thương mại và pháp luật về
trọng tài thương mại, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 07/2013
2 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2021), Giáo trình Pháp luật trọng tài thương mại, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr58.
Trang 7tranh chấp thuộc về trọng tài; không có thỏa thuận trọng tài sẽ không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài không
có thẩm quyền này, đây là cơ sở đầu tiên và tiên quyết ghi nhận quyền tài phán của trọng tài đối với tranh chấp phát sinh giữa các bên Ở đây, tồn tại một nghĩa vụ ràng buộc các bên không được đưa tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài ra giải quyết ở một cơ quan không phải là là trọng tài và việc này được bảo đảm thực hiện bởi pháp luật
Thỏa thuận trọng tài sẽ là cơ sở pháp lý thiết yếu khẳng định ý chí của các bên trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án và khẳng định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
2.2 Đặc điểm thỏa thuận trọng tài
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thỏa thuận trọng tài có mục đích là trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp, tạo lập quyền tài phán cho trọng tài Do
đó, nếu các bên trong một giao dịch chỉ thỏa thuận trao cho một chủ thể chức năng tư vấn, giám định thì đây không là một thỏa thuận trọng tài vì người được yêu cầu không
có thẩm quyền giải quyết bất kỳ tranh chấp giữa các bên Trường hợp các bên thống nhất giao việc giải quyết tranh chấp cho Tòa án thì thỏa thuận đó cũng không là thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài phải chứa đựng các nội dung về việc sử dụng trọng tài như một hoặc một trong số các hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên
Từ đó, thỏa thuận trọng tài được các bên thiết lập nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên với nhau trong giải quyết tranh chấp
Về mối quan hệ với hợp đồng tranh chấp, thỏa thuận trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng có thỏa thuận trọng tài Đây là một nguyên tắc trong pháp luật trọng tài và là một đặc tính quan trọng của thỏa thuận trọng tài Sự độc lập của thỏa thuận trọng tài thể hiện ở chỗ hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài không bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng trong đó có thỏa thuận trọng tài Sự vô hiệu hay hủy bỏ hợp đồng không làm ảnh hưởng tới thỏa thuận trọng tại và pháp luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài độc
Trang 8lập với pháp luật điều chỉnh hợp đồng chính3 Có thể hiểu rằng, điều khoản trọng tài trong hợp đồng được thiết lập như một điều khoản của hợp đồng nhằm giải quyết các tranh chấp pháp sinh trong tương lai Điều khoản đó thường rất khái quát và không đi sâu vào chi tiết vì khi các bên chuẩn ký kết hợp đồng chưa biết được chính xác loại tranh chấp nào sẽ phát sinh, cách giải quyết tốt nhất cho tranh chấp đó vã không ai trong số họ hy vọng phải sử dụng đến điều khoản này Ngược lại, thỏa thuận trọng tài độc lập được các bên thiết lập nhằm giải quyết các tranh chấp đã phát sinh trong thực tế nên nó được soạn thảo phù hợp chính xác với tình huống của vụ việc và vấn đề tranh chấp
II Một số lưu ý khi xây dựng thoả thuận trọng tài trong hợp đồng kinh doanh
1 Thỏa thuận trọng tài phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc tồn tại dưới hình thức văn bản
Vấn đề pháp lý đầu tiên cần lưu ý là xác định có sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài không Trong trường hợp có bằng chứng về sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận đó có giá trị pháp lý về mặt hình thức hay không Nếu thỏa thuận đó có giá trị thì thỏa thuận đó có khả năng thi hành trên thực tế hay không Việc xem xét, đánh giá sơ bộ này là cần thiết để xác định khả năng khởi kiện bằng phương thức trọng tài và việc xác định chính xác tổ chức trọng tài có thẩm quyền thụ lý vụ kiện cũng như những phản đối thẩm quyền có thể phát sinh trong giai đoạn tố tụng ban đầu
Theo Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản, với hình thức là điều khoản trong hợp đồng giữa các bên hoặc dưới một hình thức thỏa thuận riêng
Quy định này được hiểu rằng, các bên chỉ được lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài khi thỏa thuận trọng tài đã được các bên thể hiện và thống nhất khi giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng Thỏa thuận này
3 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2021), Giáo trình Pháp luật trọng tài thương mại, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr63-64.
Trang 9bắt buộc phải được lập dưới dạng văn bản Việc thừa nhận các hình thức thỏa thuận bằng văn bản có ý nghĩa gia tăng vai trò của thỏa thuận trọng tài – tạo điều kiện cho việc thừa nhận giá trị của thỏa thuận trọng tài và giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp về hình thức của thỏa thuận trọng tài
Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: + Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; + Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
+ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
+ Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận
Với việc thể hiện bằng vản bản nhằm giảm thiểu rủi ro cho các bên trong việc chứng minh có sự thỏa thuận khi tranh chấp, có giá trị như là chứng cứ cho việc xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại Thông thường, có hai cách để thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thứ nhất, trước khi có tranh chấp, các bên dự đoán trước và sẽ thỏa thuận hình thức trọng tài ngay từ đầu Thỏa thuận này sẽ được ghi vào hợp đồng xác lập mối quan hệ giữa các bên Vì điều khoản này chỉ mang tính dự liệu nên thường ngắn gọn, sau này khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ bàn sâu hơn Thứ hai, khi có tranh chấp, các bên thỏa thuận dùng phương pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình Thỏa thuận này
sẽ được lập thành một văn bản riêng (theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại và coi như gắn liền với hợp đồng chính Tuy nhiên, trên thực tế hình thức thỏa thuận trọng tài này thường ít được sử dụng vì sau khi xảy ra tranh chấp, các
Trang 10bên khó lòng mà ngồi lại để thỏa thuận mà thường tìm đến cơ quan tòa án để giải quyết
2 Xây dựng thỏa thuận trọng tài phải không thuộc các trường hợp vô hiệu
Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có liên quan chặt chẽ đến các điều kiện luật định về năng lực chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền trọng tài, ý chí tự nguyện của các chủ thể và hình thức của thỏa thuận Một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi đáp ứng được đủ các điều kiện trên theo luật định hay những thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi không đáp ứng đủ những điều kiện đó Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu Cụ thể các trường hợp sau:
Thứ nhất, điều kiện về năng lực chủ thể Năng lực chủ thể là vấn đề đầu tiên và
là tiền đề nên rất cần được quan tâm khi tiến hành đàm phán thỏa thuận trọng tài vì một trong hai bên không có năng lực chủ thể sẽ khiến điều khoản này vô hiệu Đối với mỗi chủ thể (cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước), sẽ có những quy phạm pháp luật khác nhau để điều chỉnh sao cho phù hợp với từng loại chủ thể riêng biệt
Thứ hai, điều kiện về thẩm quyền của trọng tài Với nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và tính ưu việt của mình, trọng tài ngày càng được sử dụng nhiều hơn khi xảy ra tranh chấp Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng có thể sử dụng phương pháp trọng tài thương mại ngay cả khi các bên đã nhất trí Theo đó, căn
cứ Điều 2 của Luật trọng tài thương mại, Trọng tài tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt đọng thương mại; hoặc phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; hoặc giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài Tuy nhiên, tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: (i) Có quyết định của Tòa án hủy phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên; (ii) Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài; (iii) thỏa