Cho ví dụ minh họa...4 Câu 2: Trường hợp nào thì chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn?...5 Câu 3: Khi đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu
Trang 1Khoa Luật Quốc tế Lớp Luật Thương mại Quốc tế 45B
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
Bộ môn: Luật Tố tụng dân sự
Giảng viên: Huỳnh Quang Thuận
Nhóm: 05
Danh sách thành viên:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH 1
Câu 1: Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm 1
Câu 2: Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang Tiếng Việt và ngược lại 1
Câu 3: Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo 1
Câu 4: Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án 2
Câu 5: Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự 2
PHẦN 2 BÀI TẬP 2
Câu 1: Hãy xác định yêu cầu của chị Lan và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên? 3
Câu 2: Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm không? 3
Câu 3: Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp trên không? 3
PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN 3
Câu 1: Anh/ chị hiểu như thế nào là “thay đổi yêu cầu”, “thay đổi vượt quá yêu cầu”, “thay đổi trong phạm vi yêu cầu” Cho ví dụ minh họa 4
Câu 2: Trường hợp nào thì chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn? 5
Câu 3: Khi đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình, đương sự có phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu mới đó hay không? Nêu cơ sở? 5
Câu 4: Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được thực hiện trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự hay không? 6
Câu 5: So sánh với quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 6
Trang 3PHÂN CÔNG: Phần 1 + 2:
Nguyễn Huỳnh Nhã Trúc: 2053801090130
Trương Phan Loan Trinh: 2053801090128
Nguyễn Mai Trúc: 2053801090131
Phần 3:
Nguyễn Mạnh Tuấn: 2053801090135
Nguyễn Phạm Thanh Tùng: 2053801090136
Nguyễn Khánh Vy: 2053801090149
Trang 4BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM
MỞ RỘNG
1 Tại sao hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
HTND không thuộc biên chế toà án, đây là những người có uy tín trong xh (không cần
có bằng luật) Họ tham gia tố tụng thì họ có thể nói lên tiếng nói của người dân, vì họ gần gủi, hiểu được tâm lý, tình cảm của người dân (họ hậu thuẫn về cái tình) giúp cho phán quyết công bằng, khách quan Vụ án thì cần khách quan, cần giải quyết ai đúng
ai sai, cân bằng lý và tình Còn việc dân sự chỉ là yêu cầu công nhận sự kiện pháp lý, HTND không thể hiện vai trò của mình trong việc dân sự nên ko cần phải có
2 Tại sao HTND chỉ tham gia xét sử sơ thẩm
Phúc thẩm là xét xử lại những gì ở sơ thẩm mà bị kháng cáo, kháng nghị Ở sơ thẩm HTND đã nói lên quan điểm của mình rồi, thì khi xét xử phúc thẩm là xét xử lại để đảm bảo vấn đề pháp lý nên cần những người khác có trình độ chuyên môn cao
3 Biên chế, thời gian làm việc của HTND
HTND có những công việc khác, HTND chỉ là công việc tay trái
Trang 5PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Nhận định trên là sai. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn Vậy nếu xét xử theo thủ tục rút gọn thì ko cần Hội thẩm nhân dân
CSPL: Khoản 1 Điều 11 BLTDS 2015
Câu 2: Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang Tiếng Việt và ngược lại.
Nhận định trên là đúng Đây là một trong số các trường hợp về người phiên dịch được quy định tại Điều 81 BLTTDS 2015 Bên cạnh đó còn trường hợp người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch
Hay trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó
CSPL: Điều 20, Điều 81 BLTTDS 2015
2 trường hợp: dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hoặc dịch từ ký hiệu của người khuyết tật thành ngôn ngữ Tuy nhiên, nếu ko đc đương sự lựa chọn thì
ko là ngừoi phiên dịch trong tố tụng dân sự
Câu 3: Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.
Nhận định trên là sai
CSPL: Điều 25 BLTTDS 2015 quy định về Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng dân sự: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự.”
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại Như vậy những
ai không là công dân VN thì không thể thực hiện quyền này Còn người tố cáo chỉ là cá nhân (khoản 4 Điều 2 Luật tố cáo 2018)
Xem thêm cơ sở pháp lý: Đ499, 509
Khiếu nại quyết định, hành vi – chủ thể phải tham gia vào quá trình tố tụng
2
Trang 6Tố cáo: mọi chủ thể, người tham dự phiên toà, không cần thiết phải tham gia quá trình tố tụng
Câu 4: Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
(chưa sửa)
Nhận định trên là sai Thẩm phán vẫn được tham gia xét xử 2 lần một vụ án khi:
- Đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án
- Thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
CSPL: Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015
Câu 5: Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự.
Nhận định trên là sai
Theo đó, đối với sơ thẩm, VKS phải tham gia tất cả phiên họp dân sự nhưng phiên tòa thì chỉ phải tham gia trong một số trường hợp:
- Vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ
- Vụ án mà đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở
- Vụ án có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Còn đối với phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì viện kiểm sát mới phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự
CSPL: Khoản 2 và 3 Điều 21 BLTTDS 2015
PHẦN 2 BÀI TẬP
Toà án phải giải quyết vấn đề con chung hoặc ghi nhận sự thoả thuận của 2 vợ chồng về vấn đề con chung vào bản án để đảm bảo quyền lợi cho con
Chị V và anh Jack (quốc tịch Mỹ) đăng ký kết hôn 2012 Trong thời gian chung sống vợ chồng không hợp nhau, thường xảy ra bất đồng, cuộc sống chung không êm ấm, hạnh phúc, nên chị khởi kiện ra Tòa án xin được ly hôn Vợ chồng có 01 con chung tên
Th sinh ngày 26/03/2013 hiện cháu Th đang sống với chị V, khi ly hôn chị V yêu cầu được nuôi con chung, không yêu cầu anh T cấp dưỡng nuôi con, anh T cũng có yêu cầu được nuôi con, không yêu cầu chị V cấp dưỡng nuôi con Chị V và anh T thống nhất xác định, tài sản chung vợ chồng là căn nhà, phần đất và các máy vi tính dùng để kinh doanh trò chơi game tại thị xã G, tỉnh Bạc Liêu Nguồn gốc nhà, đất do vợ chồng nhận chuyển
Trang 7nhượng của ông Huỳnh Văn C và vợ tên Phan Kim H Khi ly hôn anh chị thỏa thuận anh T được quyền quản lý, sử dụng nhà đất và sở hữu toàn bộ máy
vi tính của tiệm internet và hoàn lại cho chị V số tiền 150.000.000 đồng Hỏi:
Câu 1: Hãy xác định yêu cầu của chị Lan và yêu cầu của anh Hùng trong vụ
án trên?
Yêu cầu của chị Lan (hoặc chị V):
Yêu cầu ly hôn
Về con chung: được nuôi con chung
Yêu cầu của anh Hùng (hoặc anh T):
Yêu cầu ly hôn
Về con chung: được nuôi con chung
Câu 2: Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm không?
K3 Đ27 TTLT số 02/2016
Thứ nhất, giữa anh T và chị V là vụ án ly hôn, vì các bên có lợi ích đối kháng với
nhau khi đều mong muốn có được quyền nuôi con – đây là tranh chấp quyền nuôi con.
Thứ hai, đại diện VKS không có nghĩa vụ tham gia vụ án dân sự sơ thẩm của anh
T, chị V do vụ án trên không thuộc vào các vụ án thuộc khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015
mà Viện kiểm sát có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm
Câu 3: Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp trên không?
Không bắt buộc nếu anh T biết và sử dụng tiếng Việt khi tham gia tố tụng Trong trường hợp anh T không biết hoặc không sử dụng tiếng Việt khi tham gia tố tụng thì anh T có quyền sử dụng ngôn ngữ của dân tộc anh T, khi đó cần có người phiên dịch
Cơ sở pháp lý: Điều 20 BLTTDS 2015
PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN
Tóm tắt bản án 366/2019/DS-PT về tranh chấp QSDĐ.
Nguyên đơn: anh Phạm T, bị đơn: bà Phạm Thị H Nguyên đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc bà H trả lại cho anh T phần diện tích 200m2 đất ông Oản tặng cho anh T Phía
bị đơn không đồng ý vì anh T không có đủ chứng cứ chứng minh về QSDĐ tranh chấp và tính hợp pháp của biên bản họp gia đình và bà H cũng không ký vào biên bản Tại phiên
4
Trang 8tòa sơ thẩm, nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, đề nghị chia thừa kế đối với thửa đất
304, 305 Tuy nhiên, Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Đối với bản án phúc thẩm, Tòa án không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh Phạm T Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm
Câu 1: Anh/ chị hiểu như thế nào là “thay đổi yêu cầu”, “thay đổi vượt quá yêu cầu”, “thay đổi trong phạm vi yêu cầu” Cho ví dụ minh họa
Về khái niệm “thay đổi yêu cầu”:
Thay đổi, bổ sung yêu khởi kiện là một quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân
sự, thể hiện quyền quyết định và tự định đoạt của họ (khoản 2 Điều 5, Điều 71 BLTTDS 2015) Nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện là việc nguyên đơn đưa ra một yêu cầu khởi kiện khác với yêu cầu ban đầu của họ để Tòa án xem xét, giải quyết trong cùng vụ án
Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn có thể được thực hiện ngay cả tại phiên tòa sơ thẩm nếu đáp ứng được điều kiện luật định Theo đó, tại phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện hay không (khoản 1 Điều 243 BLTTDS) Nếu nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét yêu cầu này Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu (khoản 1 Điều
244 BLTTDS) được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn (mục 7 phần IV Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 và mục 7 phần II Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của TAND tối cao về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ)
Về khái niệm “thay đổi trong phạm vi yêu cầu”:
Thế nào là “thay đổi trong phạm vi yêu cầu” thì hiện nay không có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể nên thực tiễn vẫn còn cách hiểu khác nhau Theo một số quan điểm, đương sự thay đổi yêu cầu là việc đương sự đưa ra một yêu cầu khác với yêu cầu ban đầu của họ để Tòa án xem xét giải quyết trong cùng vụ án Việc thay đổi này không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp mà chỉ là thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp này sang quan hệ pháp luật tranh chấp khác
Ví dụ: theo đơn khởi kiện ban đầu nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại tài sản đã mượn trước đó nhưng vì tài sản này không còn hoặc không còn giá trị sử dụng được nữa nên nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện là yêu cầu bị đơn trả lại giá trị của tài sản mà nguyên đơn cho bị đơn mượn
Về khái niệm “thay đổi vượt quá yêu cầu”:
Trang 9BLTTDS 2015 tại khoản 1 Điều 244 quy định: “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu”.
Ví dụ: A khởi kiện B cho rằng B lấn chiếm của A 40m2 đất, trong quá trình giải quyết vụ án, A cho rằng B lấn chiếm diện tích lớn hơn nên thay đổi yêu cầu khởi kiện, đòi
B phải trả lại diện tích 50m2 Một số Hội đồng xét xử cho rằng A đã vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu nên không chấp nhận Vì có căn cứ khẳng định B lấn chiếm đất của A nên Hội đồng xét xử chỉ tuyên trả cho A 40m2
Với cách hiểu trên thì nếu A khởi kiện B đòi lại 40m2, sau đó A thay đổi yêu cầu đòi lại 50m2 đồng thời đòi bồi thường thiệt hại do thời gian B lấn chiếm đất nên A không canh tác được, trường hợp này A đang thay đổi yêu cầu khởi kiện đòi 50m2 thay vì 40m
2 như ban đầu mà vẫn trong phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu, còn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do thời gian B lấn chiếm đất được coi là yêu cầu vượt quá phạm vi khởi
kiện ban đầu Như vậy, vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện là trường hợp tại phiên thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện đương sự thay
đổi, bổ sung
Câu 2: Trường hợp nào thì chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của BLTTDS 2015 thì đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự được thực hiện trước khi Tòa án mở phiên tòa và tại phiên tòa Tuy nhiên không phải trường hợp nào việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự cũng được Tòa án chấp nhận Tại tại mục 7, phần IV Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ
của Tòa án có giải đáp như sau: “Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa
án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của
họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu”.
Tại khoản 1 Điều 244 của BLTTDS năm 2015 cũng có quy định như sau: “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu”.
6
Trang 10Như vậy, nếu đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì sẽ được Tòa án chấp nhận Còn nếu đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu sau thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải hoặc tại phiên tòa thì Tòa án chỉ chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu ghi trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập.1
Câu 3: Khi đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình, đương sự có phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu mới đó hay không? Nêu cơ sở?
Theo mục 7 phần II Công văn số 01/GĐ-TANDTC về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ, đương sự không phải làm lại đơn khởi kiện và không phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với phần yêu cầu thay đổi, bổ sung mà phù hợp với quy định tại Điều 244 BLTTDS khi xét xử sơ thẩm Cụ thể, tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, khi được Chủ tọa hỏi có thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập hay không thì đương sự có quyền trình bày về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu mà không phải làm lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập và không phải nộp tiền tạm ứng
án phí đối với phần yêu cầu thay đổi, bổ sung đó Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải được ghi vào biên bản phiên tòa Trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung của đương sự thì phải ghi rõ trong bản án
Tuy nhiên vấn đề này chưa được cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật, vì thế còn gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện việc xét xử Bởi lẽ, thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.2
Câu 4: Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được thực hiện trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự hay không?
Theo khoản 4 Điều 70 BLTTDS 2015 thì đương sự có quyền “Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này”, đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS năm 2015: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi