Trong bốicảnh như vậy, một nghiên cứu xác định chiến lược diễn ngôn văn học là cần thiết dékhẳng định những khác biệt trong cách mà tác phẩm kiến tạo dién ngôn của nó.Trong môi trường vă
Trang 1LE THI GAM
DIEN NGON BIEN SU
TRONG TIEU THUYET VIET NAM SAU NAM 1986:
TRUONG HOP NGUYEN MONG GIAC,
LUAN AN TIEN Si NGU VAN
Thanh phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HQC KHOA HOC XA HOI & NHAN VAN
LE THI GAM
DIEN NGON BIEN SU
TRONG TIEU THUYET VIET NAM SAU NAM 1986:
TRUONG HOP NGUYEN MONG GIAC,
LUAN AN TIEN Si NGU VAN
Trang 3Thời gian thực hiện luận án, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm phương pháp
tiếp cận đối tượng, cân đối quỹ thời gian làm việc, học tập.
Tôi biết ơn gia đình, thầy/cô, những người thân yêu luôn chăm sóc, ủng hộ, đồnghành với tôi.
Tôi tri ân sâu sắc PGS.TS Nguyễn Thanh Thi — người thầy tận tình dẫn dat tôitừng bước khai mở, hệ thống van dé khoa học; phát triển tư duy nghiên cứu; cô vũ vàtạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án
Tôi tri ân sâu sắc PGS TS La Khắc Hòa — người thầy đã cho tôi những ý kiếnhữu ích, chia sẻ những bài nghiên cứu liên quan dé tôi tham khảo, học tap
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô Ban Chủ nhiệm Khoa Văn học, Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn — Dai học Quốc gia Tp HCM, quý thầy cô đồngnghiệp Trường Đại học Văn Lang đã khuyến khích, tạo điều kiện để tôi hoàn thành
nghiên cứu.
Cảm ơn bạn bè gần xa cô vũ tôi trong suốt thời gian học tập
Thành phố Hô Chi Minh, tháng 3 năm 2024
Tác giả luận án
Lê Thị Gam
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các
tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Một số nội dungnghiên cứu của luận án đã được công bố trong tạp chí khoa học, sách xuất bản tại'Việt Nam Những công bồ nói trên không ảnh hưởng đến tính mới mẻ của kết quảluận án Tôi cam đoan kết quả nghiên cứu tổng thé và quan trọng của luận án chưađược công bố trong bat kỳ công trình nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm vềcông trình nghiên cứu này.
Tác giả luận án
Lê Thị Gam
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu đề tài
5 Đóng góp mới của luận án
6 Cấu trúc của luận án
Chương 1 TONG QUAN TINH Hi
1.1 Những nghiên cứu tiểu thuyết lich sir dưới ánh sáng lý thuyết phan ánh 91.1.1 Giới thuyết chung về lý thuyết phản ánh
1.1.2 Những nghiên cứu tiêu thuyết lịch sử Việt Nam thời đôi mới
1.1.3 Vấn đề đặt ra
1.2 Những nghiên cứu tiểu thuyết lich sử dưới ánh sáng lý thuyết diễn ngôn 221.2.1 Từ bước ngoặt ngôn ngữ đến bước ngoặt diễn ngôn hay từ mô hình đơn trịđến mô hình đa bội
1.2.1.1 Bước ngoặt ngôn ngữ
1.2.1.2 Bước ngoặt diễn ngôn
1.2.2 Lich sử và nghiên cứu tự sự lịch sử dưới ánh sáng lý thuyết diễn ngôn 30
1.3 Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Mộng Giác, Hoàng
+35
35
36
38 40
Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh
1.3.1 Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Mộng Gi
1.3.2 Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải
1.3.3 Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
1.4 Hướng nghiên cứu của luận án
Tiểu kết chương 1 "Chương 2 DIEN NGON BIEN SỬ TRONG TIỂU THUYET CUA HOANGQUOC HAT: LICH SỬ NHƯ LÀ HANH TRÌNH SỰ KIỆN QUOC GIA 50
2.1 Hệ chú đi ich sử triều cương
Trang 62.1.1 Dựng nước và giữ nước
2.1.2 Cá nhân ưu tú, anh hùng
2.2 Điểm nhìn định giá: sự ưu thắng của lập trường quốc gia
2.2.1 Chính - tà, tốt = xấu
2.2.2 Giá trị lớn — giá trị nhỏ
2.3 Hình thức thể lo iéu thuyết truyền thuyết
2.3.1 Khái quát chiến lược diễn ngôn của mô hình tiểu thuyết — truyền thuyết 732.3.2 Lịch sử như là quá trình hưng vong của các triều đại
2.3.4 Bức tranh thế giới của các vai - chức năng
2.3.4.1 Vai — chức năng “Cha”.
2.3.4.2 Vai — chức năng “Chúng con”
Tiểu kết chương 2 " seChương 3 DIEN NGON BIEN SỬ TRONG TIỂU THUYET CUA NGUYENXUAN KHANH: LICH SỬ NHƯ LÀ SỰ VA CHAM CÁC TU TƯỞNG HE 88
3.1 Hệ chủ đề: xung đột các tư tưởng hệ
3.1.1 Xung đột tư tưởng canh tân — thủ cựu, Nho - Phật trong Hà Quý Ly
3.1.1.1 Thủ cựu và canh tân 3.1.1.2 Nho giáo và Phật giáo
3.1.2 Xung đột tư tưởng hệ bản địa - ngoại lai trong Mẫu Thượng ngàn
3.1.3 Xung đột tư tưởng đạo - đời trong Đội gạo lên chùa
3.2 Điểm nhìn định giá: qui luật vận động “âm — dương”
3.2.1 Sự khác biệt quan niệm xử thế là căn nguyên xung đột xã hội
3.2.2 Qui luật chuyển hoá “âm — dương” như là nguyên tắc vận động lic!
it chiên lược ngôn của mô hình tiêu thuy:
3.3.3 Khung truyện kê của cái chung cục
3.3.4 Bức tranh thế giới của các chủ thé lựa chọn
Tiểu kết chương 3
Trang 7MONG GIAC: LICH SỬ NHƯ LA TINH THE ĐỜI SÓNG VA TRAI NGHIỆM9) 130
4.1 Hệ chủ dé: lịch sử triều đại và lịch sử cá nhân -+ 130
4.1.1 Bão táp triêu cương và xung đột tư tưởng hệ đạo — đời
4.1.2 Lịch sử cá nhân như một sự phản chiếu lịch sử xã hội
4.2 Điểm nhìn định giá: số phận cá nhân như là giá trị trung tâm của lịch sử
136
"¬ 1374.2.2 Số phận cá nhân như là giá trị lịch sử cộng đồng
4.3 Hình thức thể loại: mô hình tiểu thuyết - tiểu sử
4.3.1 Khái quát chiến lược diễn ngôn của mô hình thê loại tiêu thuyết — seoseeseae 147
4.3.3 Khung truyện kê của cái đương đại đang trưởng thành
4.3.4 Bức tranh thế giới của các chủ thé tự xác quyết
Tiểu kết chương 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO "
DANH MỤC TÁC PHAM ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN 176DANH MỤC CÁC BAI BAO KHOA HỌC CUA TÁC GIA LUẬN ÁN 177
Trang 8MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kì văn học đổi mới, tiểu thuyết lịch sử nở rộ với nhiều khuynh hướngsáng tạo, thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là vấn đề sử thực — hư cấu.Mặc dù có nhiều nghiên cứu về nguyên tắc sáng tạo của thé loại nay, đề xuất nhữnghướng tiếp cận mới mẻ, cởi mở nhưng thực tế việc tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử vẫncòn hạn chế Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam tiếp cận tự sự lịch sử từ góc nhìn lýthuyết phản ánh luận Marxist và thi pháp học Nhiều nghiên cứu có những phát hiệnthú vị, khẳng định giá trị và vị thế của nhiều tiểu thuyết lịch sử trong tiến trình hiện đạihoá văn học Việt Nam Tuy nhiên, câu trả lời về nan để sử thực và hư cấu trong vănhọc, giá trị khác biệt của lịch sử trong tác phẩm văn học vẫn cần được chứng minhbằng nhiều nghiên cứu từ những hướng tiếp cận mới mẻ Luận án của chúng tôi nghiêncứu tiểu thuyết lich sử ở Việt Nam sau năm 1986 từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn Từgóc nhìn diễn ngôn, chúng tôi quan niệm mọi tác phẩm lịch sử đều là kiến tạo, địnhhướng người tiếp nhận lĩnh hội hiện thực theo ý đồ của người phát Điều này có nghĩa,thông tin lịch sử trong tác phẩm của nhà văn hay trong tác phẩm của nhà sử học đềukhông phải là hiện thực khách quan, nguyên khối mà chỉ là những “mảnh vỡ” của sựkiện nguyên thủy Sự thực nguyên thủy hay quá khứ mãi mãi là “bi an” và vì thế cósức hút mãnh liệt Dé lịch sử đem lại nhiều giá trị cho thé hệ sau, nó cần được tiếp cận
từ nhiều phương diện, cần được ghép từ nhiều “mảnh” sự thật với tư duy cởi mở, phùhợp với các loại hình biên sử Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trong bối cảnhđời sống văn học Việt Nam đang diễn ra sôi nổi với nhiều xu hướng cách tân nghệthuật, trong đó có nỗ lực đổi mới tư duy tiểu thuyết lịch sử Việc thay đôi quan niệmlịch sử và quan niệm tiếp nhận văn học cần được thúc đây đề rộng đường cho tiếntrình đổi mới sáng tạo nghệ thuật, đưa nền văn học Việt Nam hòa vào dòng chảy vănhọc hiện đại thế giới Những năm qua, giới nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều côngtrình bàn luận tiểu thuyết lịch sử, nhằm nới rộng “đường biên” cho văn học sáng tạo,mang những giá trị mới cho nghệ thuật và xã hội Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu tập
trung vào khảo sát, đánh giá nội dung nghệ thuật, giá trị nhân văn và kỹ thuật tự sự
theo lối cỗ điển Dé góp phần đưa người đọc thoát khỏi nan dé sử thực — hư cấu, cũngnhư tránh được sự đánh giá thiên lệch, chỉ đề cao giá trị lịch sử hoặc giá trị nghệ thuật,
Trang 9chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu thông điệp nghệ thuật và kỹ thuật trần thuật theolối cổ điển là chưa đủ Vấn dé cần được khai mở từ nhiều hướng tiếp cận Trong bốicảnh như vậy, một nghiên cứu xác định chiến lược diễn ngôn văn học là cần thiết dékhẳng định những khác biệt trong cách mà tác phẩm kiến tạo dién ngôn của nó.
Trong môi trường văn nghệ thời kì đổi mới, người đọc đã chứng kiến sự nở rộcủa các tác phẩm tự Sự viết về đề tài lịch sử, với nhiều khuynh hướng khác nhau, đặcsắc Trong phạm vi luận án, chúng tôi khó có thể bao quát, khảo sát chỉ tiết toàn bộ tácphẩm, bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết Chúng tôi tập trung nghiên cứu thé loại tiểuthuyết Bởi vì, thể loại này không chỉ có dung lượng đủ lớn để xây dựng khung truyện
kể tương ứng khung thời đại lịch sử dân tộc mà còn có cấu trúc đa tầng với chiến lượcbiên sử phức hợp Việc khảo sát tiểu thuyết sẽ cho chúng tôi đầy đủ cơ sở dữ liệu nghệthuật để chứng minh tính phổ quát của các mô hình diễn ngôn biên sử Dé có thể đi sâuphân tích, chứng minh biểu hiện cụ thé của các mô hình ở phương điện huyền thoại vàphương điện cách tân trong tác phẩm, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trường hợp tiểuthuyết lịch sử của Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh Đây là
ba nhà văn cùng thế hệ, chứng kiến những giai đoạn biến động lớn của đất nước ở thế
kỷ XX và đều có sự nghiệp sáng tác đồ sộ Tác phẩm của ba nhà văn tiêu biểu cho bachiến lược biên sử phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Trong bối cảnh văn học đổi mới, hội nhập và từ nhu cầu phát triển các vấn đề lýluận, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Dién ngôn biên sử trong tiểu thuyếtViệt Nam sau năm 1986: trường hợp Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, NguyễnXuân Khánh” là cần thiết, khả quan
2 Mục tiêu nghiên cúu đề tài
Nghiên cứu đề tài “Diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986:trường hợp Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh”, chúng tôi kìvọng đạt được một số mục tiêu khoa học Cụ thể:
- Khái quát lý thuyết dién ngôn và xác định được các chiến lược diễn ngôn vănhọc (truyền thống tự sự học ứng dụng Nga) Lý thuyết diễn ngôn đang đượcchú ý vận dụng trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam Thực tế, hướng tiếp cậndiễn ngôn rất đa dạng Những hướng tiếp cận khác nhau cho những giá trịriêng Hướng vận dụng lý thuyết diễn ngôn ở Việt Nam còn nhiều điểm không
Trang 10thống nhất, thậm chí mâu thuẫn Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi vậndụng quan niệm của các lý thuyết gia tân tự sự học (truyền thống Nga) vàoviệc xác định mô hình phân tích chiến lược diễn ngôn văn học bằng cách bámsát văn bản tác phẩm.
- Phan tích mô hình kiến tạo diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết của các nhà vănNguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh trên cơ sở lýthuyết diễn ngôn truyền thống Nga Việc phân tích chiến lược biên sử trongtiểu thuyết của ba nhà văn giúp chúng tôi có cơ sở khẳng định đặc điểm và
thông điệp diễn ngôn của mỗi mô hình Qua đó, khang định điểm khác biệt các
mô hình, giá trị đặc sắc trong tiểu thuyết của mỗi nhà văn
- Khang định giá trị của các mô hình diễn ngôn biên sử trong văn học Việt Namthời đổi mới, qua đó góp phần hoá giải quan niệm sử thực — hư cau trong sángtạo nghệ thuật.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
e Đối tượng nghiên cứu
Mỗi tác phẩm văn học là một diễn ngôn hoàn chỉnh, bao gồm đầy đủ ba thamthể: người phát, đối tượng tham chiếu và người nhận Cả ba yếu tố này đồng thời được
mã hoá trong tác phẩm, tham gia thé hiện thông điệp và tạo nên giá trị nghệ thuật Căn
cứ mục tiêu nghiên cứu đề tài, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận án lànội dung và chiến lược diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kìđổi mới Trong đó, luận án tập trung khảo sát các phương diện thuộc khu vực đốitượng tham chiếu: hệ chủ đề, điểm nhìn định giá, đồng nhat/hinh thức thé loại Cácphương diện biểu hiện của diễn ngôn thuộc khu vực người phát, người nhận, như: vịthế, mặt nạ lời nói, giọng cũng được đề cập đến ở một số luận điểm nhằm kiến giảivan dé đặt ra nhưng không phân tích sâu vì đó không phải là đối tượng khảo sát chínhcủa luận án.
Trang 11hợp Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh”, chúng tôi xác địnhphạm vi nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Mộng Giác, HoàngQuốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh, thông qua đó xác lập các mô hình diễn ngôn biên
sử tiêu biểu trong văn học Việt Nam thời đổi mới
Chúng tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm phát triển truyện kểtrong khung lịch sử dân tộc Tác phẩm thê hiện hình tượng nhân vật có thật trong lịch
sử, sự kiện lịch sử dân tộc hoặc thé hiện không khí thời đại quá khứ đều thuộc đốitượng nghiên cứu của luận án Theo đó, chúng tôi xác định các tiểu thuyết: Sông Cônmùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tám triều vua Lý, Bão tap triều Trần của Hoàng QuốcHải, Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh là đốitượng khảo sát chính Các tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh sángtác và xuất bản sau năm 1986 Có ý kiến cho rằng Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lênchùa của Nguyễn Xuân Khánh là tiểu thuyết phong tục - thé sự Chúng tôi không phủnhận những yếu tố này hiển hiện trong hai tác phẩm của ông Tuy nhiên, nhìn từ lýthuyết diễn ngôn, chúng tôi xác định Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa là tiêuthuyết lịch sử Bởi vì những tác phẩm này có khung truyện ké bao trùm khung mộtthời kỳ lịch sử, các yếu tố văn hoá và lớp truyện thế sự là cách chúng kiến tạo diễnngôn về lịch sử dân tộc
Sông Côn mùa lũ là trường hợp đặc biệt được chúng tôi đưa vào phạm vi khảosát diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 Nhà văn NguyễnMộng Giác sáng tác Sông Côn mùa lữ từ năm 1977 đến năm 1981 - thời gian ông ởViét Nam Tác phẩm xuất bản lần đầu vào năm 1990, tại Hoa Kỳ Năm 1998, tác phẩmđược nhà xuất bản Văn học tái bản, giới thiệu đến độc giả trong nước Mặc dù SôngCôn mia lñ sáng tác trước năm 1986 nhưng ít nhiều mang tinh thần sáng tạo của thời
kỳ đổi mới văn học Bởi vì, năm 1986 là dấu mốc thời gian ấn tượng, đánh dấu sự nở
rộ của văn học đổi mới nhưng cũng chỉ là dấu mốc có tinh tương đối Nền văn học đổimới ở Việt Nam có thẻ tính được tính từ những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên
80 của thế kỷ XX Trước khi có chủ trương đổi mới sáng tạo của Đảng năm 1986 (Đạihội Đảng Cộng sản lần thứ VI - một dấu mốc chính tri) đưa đến sự nở rộ các sáng tác
Trang 12nghệ thuật, một số nhà văn đã thể hiện tỉnh thần phản tư trong tác phẩm của mình Vớichủ dé con người cá nhân trong lịch sử, Sông Côn mùa li có thé được xếp vào nhómtác phẩm khởi đầu của văn học đổi mới Tác phẩm được giới thiệu và đón nhận ở ViệtNam (từ 1998) trong trường tiếp nhận văn học đổi mới Ngoài ra, chúng tôi nghiên cứudiễn ngôn biên sử từ góc độ đối tượng tham chiếu có tính đến tương quan chủ thể phátngôn và chủ thể tiếp nhận Vì vậy, việc khảo sát tiểu thuyết Sông Côn mùa lĩ bên cạnhcác tiểu thuyết sáng tác sau năm 1986 là có sự hợp lý nhất định.
4 Phương pháp nghiên cứu đề tai
Đê tiếp cận đối tượng của đề tài và đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chủyếu sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp loại hình: được sử dụng dé phân tích ngôn ngữ đặc thù của thé
loại tiểu thuyết, phân biệt với truyện ngắn Bằng việc nghiên cứu ngôn ngữ tự
sự theo loại hình, luận án khám phá các phương diện kế thừa, giao thoa củachiến lược diễn ngôn tiểu thuyết hiện đại và các thể loại tự sự khác trong lịch sử
văn học (truyền thuyết, dụ ngôn, giai thoại, sự tích) Từ đó, luận án xác định các
chiến lược biên sử trong sáng tác của Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải,
Nguyễn Xuân Khánh.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng dé phát hiện những tương đồng và khácbiệt trong góc tiếp cận lịch sử, tổ chức sự kiện trần thuật và kiến tạo diễn ngôntrong tác phẩm giữa ba nhà văn và với những tác phẩm tự sự lịch sử khác thuộcbức tranh văn học Việt Nam thời đổi mới
Chúng tôi sử dung kết hợp linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu sử học, triếthọc nhằm bổ trợ cho các phương pháp chuyên ngành Ngoài ra, chúng tôi cũngthường xuyên sử dụng các thao tác liệt kê, tng hợp, phân tích, chứng minh dé xâydựng và củng cố hệ thống luận điểm
5 Đóng góp mới của luận án
Hiện nay ở Việt Nam không có nhiều nghiên cứu khảo sát và phân tích mô hìnhchiến lược diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Sử dụng lý thuyết
mô hình thé loại diễn ngôn vào phân tích tiéu thuyết lich sử của Nguyễn Mộng Giác,Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh, luận án góp phần xác định hướng nghiên
Trang 13cứu diễn ngôn văn học trên văn bản tác phẩm, khám phá chiến lược đặc thù của từng
mô hình tự sự.
Luận án góp tiếng nói hoá giải nan đề sử thực — hư cấu, xác định của giá trị cá
mô hình kiến tạo diễn ngôn lịch sử trong văn học
Luận án là nghiên cứu dau tiên đặt van đề tiếp cận tiểu thuyết lịch sử của NguyễnMộng Giác, Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh theo mô hình thể loại diễnngôn Luận án khơi gợi nhiều vấn đề khoa học liên quan thẩm quyền người phát(giọng, mặt nạ tu từ) và người nhận (vị thế) trong kiến tạo diễn ngôn văn học, vấn đềsáng tạo nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử, vấn đề tiểu thuyết hoá lịch sử hay
lịch sử hoá tiểu thuyết, các khuynh hướng vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam.
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương Ởmỗi chương, chúng tôi đặt ra và giải quyết một vấn đề quan trọng Trong đó, Chương
1 khái quát, phân tích tình hình nghiên cứu đối tượng, xác định hướng nghiên cứu củaluận án, xây dựng hệ thống khái niệm, thuật ngữ liên quan Chương 2, Chương 3 vàChương 4 lần lượt phân tích chiến lược diễn ngôn của các đối tượng nghiên cứu cụthể
© Chương 1:Téng quan tình hình nghiên cứu
Ở chương này, chúng tôi khảo sát các nghiên cứu quan trọng bàn về tiểu thuyết
lịch sử, đặc biệt là các nghiên cứu xoay quanh đối tượng khảo sát chính của luận án
(sáng tác của Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh) Qua khảosát, chúng tôi phác họa bức tranh toàn cảnh thực trạng, thành tựu, một số tồn tại trongnghiên cứu ở Việt Nam Cũng ở chương này, chúng tôi khái quát, giới thiệu lý thuyếtdiễn ngôn và giới thuyết một số thuật ngữ then chốt làm cơ sở khoa học cho hướngphát triển luận án ở những phần sau Chúng tôi đặt sáng tác của ba nhà văn cạnh nhau
để có cái nhìn tổng quát về mô hình diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết lịch sử nóichung, trong tiểu thuyết lịch sử của mỗi tác giả nói riêng
© _ Chương 2: Diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải: lịch sử như
là hành trình sự kiện quốc gia
Ở chương này, chúng tôi xác định diễn ngôn biên sử và mô hình kiến tạo diễnngôn trong tiểu thuyết Tám triều vua Lý và Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải
Trang 14Luận án phân tích ba đặc trưng nổi bat trong mô hình biên sử của Hoàng Quốc Hải: 1)Phát triển hệ chủ đề lịch sử quốc gia qua lịch sử triều cương; 2) Kiến tạo lịch sử trênđiểm nhìn lập trường quốc gia; 3) Xây dựng chiến lược biên sử theo mô hình thẻ loạitiểu thuyết — truyền thuyết
© Chương 3: Diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh: lich sử
như là sự va chạm các tư tưởng hệ
Trong chương này, chúng tôi xác định diễn ngôn biên sử và mô hình kiến tạodiễn ngôn của Nguyễn Xuân Khánh qua ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn,Đội gạo lê chùa Luận án tập trung phân tích ba điểm nổi bật trong mô hình biên sửcủa Nguyễn Xuân Khánh: 1) Phát triển hệ chủ dé xung đột các tư tưởng xử thế; 2)Kiến tạo lịch sử trên điểm nhìn định giá qui luật vận động “âm — dương”; 3) Xây dựngchiến lược biên sử theo mô hình thể loại tiéu thuyết — dụ ngôn
© Chương 4: Diễn ngôn biên sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác: lịch sử
như là tình thé đời sống và trải nghiệm cá nhân
Trong chương này, chúng tôi xác định diễn ngôn biên sử và mô hình kiến tạodiễn ngôn của Nguyễn Mộng Giác trong tiểu qua Sông Côn mùa lữ Đặc trưng diễn
) Phát triển hệ chủ đề lịch
ngôn biên sử của tác phẩm được phân tích qua ba vấn đề:
sử triều đại song song hệ chủ để lịch sử cá nhân; 2) Kiến tạo lich sử trên điểm nhìn sốphận cá nhân trong lịch sử cộng đồng; 3) Xây dựng chiến lược biên sử theo mô hìnhthể loại tiểu thuyết — tiểu sử
Cấu trúc các chương như trên thé hiện định hướng của dé tài đi từ lý thuyết đếnứng dụng nghiên cứu trường hợp cụ thể của văn học Việt Nam Có sự khác nhau trongcách sắp xếp thứ tự tên tác giả ở mỗi chương với tên đề tài Nguyễn Xuân Khánh(1933-2021), Hoàng Quốc Hải (1938), Nguyễn Mộng Giác (1940-2012) là những nhàvăn cùng thế hệ Nhằm thẻ hiện tính khách quan, ở tên đề tài luận án, chúng tôi xếp tênnhà văn theo thứ tự chữ cái đầu của tên riêng Tuy nhiên, chúng tôi quan niệm bố cụcnội dung các chương của luận án cần thé hiện ý đồ khoa học, kết quả nghiên cứu.Chúng tôi xác định thứ tự xuất hiện các thé loại văn học và sự tiến bộ của các mô hìnhdiễn ngôn biên sử đi từ truyền thuyết đến dụ ngôn và cuối cùng là tiểu sử Qua nghiêncứu, chúng tôi cũng xác định tính phức hợp thể loại trong các sáng tác văn học hiệnđại Dẫu vay, mỗi tác phẩm sẽ có một mô hình thê loại giữ vai trò hạt nhân phát triển
Trang 15tiêu của luận án là xác định mô hình diễn ngôn biên sử trong văn học thời đôi mới Vì
vậy, chúng tôi trình bày nội dung các chương không theo thứ tự tên tác giả nêu ở tên
để tài mà theo trình tự xuất hiện trước sau của thể loại và theo sự phát triển của mô
hình diễn ngôn từ đơn giản đến phức tạp
Trang 16NỘI DUNG
Chương 1
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU1.1 Những nghiên cứu tiểu thuyết lich sử đưới ánh sáng lý thuyết phan ánh1.1.1 Giới thuyết chung về lý thuyết phan ánh
Trong phạm vi luận án, chúng tôi không đặt ra nhiệm vụ trình bày hệ thống, phântích sâu các vấn dé của thuyết phản ánh Tuy nhiên, dé thấu tỏ những vấn đề tồn tạitrong các nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam hiện nay, đồng thời định rõ hướngphát triển của luận án, chúng tôi khái quát một số điểm quan trọng của phản ánh luậnMarxist — lý thuyết ở vị trí trung tâm của bức tranh lý luận — phê bình văn học từ nửasau thế kỷ XX đến nay
Lý thuyết phản ánh Marxist ra đời dựa trên nền tảng triết học duy vật biện chứng
do Karl Marx đề xướng vào thế kỷ XIX Có thể khái quát triết học K Marx ở một sốđiểm cơ bản Thứ nhất, mọi vật trong vũ trụ đều mang hai thuộc tính: vật chất và phảnánh Thuộc tính vật chất cho phép vật tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý muốncủa con người, trong khi đó thuộc tính phản ánh của vật lại cho phép con người nhậnthức được đặc trưng tồn tại của chúng Thứ hai, tồn tại người có hai phạm trù: ý thức
và vật chất, trong đó vật chất giữ vai trò quyết định ý thức Thứ ba, cấu trúc xã hộigồm hai phần: hạ tầng kinh tế và thượng tầng ý thức Thượng tầng ý thức bao gồm cáclĩnh vực tư tưởng hệ như triết học, văn hoá, nghệ thuật, chính trị, tôn giáo .tồn tại phụ
thuộc vào hạ tầng kinh tế (tổ chức, quan hệ sản xuất) Trên nền tảng triết học duy vật
của K Marx, mĩ học phản ánh luận coi văn học là hình thái ý thức, phản ánh hiện thực
xã hội Mĩ học phản ánh luận phát triển theo nhiều hướng Có sự khác nhau giữa lýthuyết phản ánh Marxist ở phương Tây và ở Liên Xô Các nhà khoa học phương Tâynhư Gyorgy Lukács phát triển theo hướng hàn lâm, nghiên cứu các vấn đề bản thể luận
văn hoá — xã hội, nghệ thuật, chú ý tính lịch sử và mối quan hệ chứng giữa các
đối tượng Đầu thế ky XX, Vladimir Ilyich Lenin bé sung, phát triển triết học K Marxtheo hướng ứng dụng thực tiễn, gắn liền đấu tranh giai cấp Theo đó, văn học với tưcách là hình thái ý thức xã hội trở thành một bộ phận trong đấu tranh giai cấp
Trang 17Lý thuyết phản ánh Marxist (truyền thống Xô Viết) nhập vào Việt Nam vàonhững thập niên đầu thế kỷ XX, trở thành dòng lý luận chủ lưu trong suốt nhiều thập
kỷ sau đó Thuyết phản ánh Marxist coi văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩvới đặc trưng cố hữu là phản ánh hiện thực Mọi vấn đề của văn học đều được quy về
ba phương diện: bản thé luận, nhận thức luận và giá trị luận Dé trả lời vấn dé bản théluận (tồn tại luận) văn học, nhà nghiên cứu đi tìm bức tranh thế giới là những hình ảnh
cụ thể - cảm tính được mô tả trong tác phẩm Để trả lời vấn đề nhận thức luận văn học,nhà nghiên cứu “phiên dịch” những hình ảnh cụ thé - cảm tính sang các tang ý nghĩatrừu tượng Vì văn học là hình thái ý thức xã hội nên giá trị nhận thức của nó bao giờ
cũng là giá trị tư tưởng hệ Nội hàm tư tưởng hệ thu hẹp trong văn nghệ chỉ còn là ý
nghĩa thế giới quan, lập trường giai cấp, tính đảng Các nhà lý luận theo thuyết phản
ánh quan niệm ngôn ngữ như công cụ, vỏ của tư duy, đồng nhất ngôn ngữ với sự vật
(tính cập vật) Đối với văn học, ngôn ngữ là chất liệu, công cụ để nhà văn sáng tạo.Phản ánh luận trao cho văn học sức mạnh to lớn: phản ánh hiện thực đời sống bừa bộn,
phức tạp trong những hình tượng nghệ thuật điên hình Hiện thực trong quan niệm của
lý thuyết gia Marxist là thực tại đời sống, là bức tranh thế giới phân lập, đối khánggiữa hai đối cực thống trị và bị trị, sai lầm và đúng đắn Hiện thực là giá trị cốt lõi
của tác phâm văn học, ngang hàng giá trị nhân đạo và cao hơn giá trị nghệ thuật Vì
vậy, khám phá giá trị hiện thực của tác phẩm chính là khám phá thế giới quan, lậptrường giai cấp của nhà văn
Sau năm 1986, bức tranh lý luận văn học ở Việt Nam da dạng hon với sự góp
mặt của các lý thuyết phương Tây hiện đại Tuy vậy, thuyết phản ánh Marxist vẫn giữ
vị trí trung tâm của bức tranh lý luận, được vận dụng phổ biến nhưng dần linh hoạt vàmềm mại hơn
1.1.2 Những nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới
Trong thời kì đổi mới, tiểu thuyết lịch sử là hiện tượng đặc biệt, góp phan manglại sự sôi nôi cho đời sống văn học Tiểu thuyết lịch sử là đối tượng khảo sát của nhiều
bài nghiên cứu, luận văn, luận án, chuyên luận và giáo trình Qua khảo sát, chúng tôi
nhận thấy nhiều ý kiến tranh luận cũng như những công trình nghiên cứu quy mô tiếpcận, đánh giá thể loại này dưới ánh sáng phản ánh luận Marxist (chủ yếu theo truyềnthống Xô Viết) Tiếp cận tác phẩm dưới ánh sáng lý thuyết phản ánh tat yếu đặt ra vấn
Trang 18đề hiện thực, tức là đi vào giải quyết mối quan hệ giữa sử thực và hư cấu, phạm vi vàquyền hạn sáng tạo của nhà văn
Đứng trước truyền thống mĩ học đề cao giá trị hiện thực, đồng nhất hiện thực với
cái nguyên thủy, các tác phẩm tự sự lịch sử ở Việt Nam không tránh khỏi cái nhìn đốichiếu văn - sử từ phía người đọc Một số tác phẩm hư cấu lịch sử thổi bùng lên nhữngcuộc tranh luận gay gắt Đáng chú ý nhất là cuộc tranh luận cuối thập niên 80 về batruyện lịch sử: Kiếm sắc, Vang lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp Nội dung cuộctranh luận chia thành hai luồng ý kiến Một số phản bác gay gắt sáng tạo của nhà văn,xem day là những truyện “chứa không ít sai lầm, lệch lạc” khi xây dựng những chỉ tiết
hư cấu về anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, hoán đổi vai trò lịch sử của Nguyễn Du,Nguyễn Ánh Những người này cho rằng cách viết của Nguyễn Huy Thiệp “bôi nhọ”thần tượng, “bắn súng lục vào quá khứ”, xúc phạm tỉnh thần dân tộc Theo hướng này
là các bài viết: “Về mối quan hệ giữa sử và văn” của Tạ Ngọc Liễn, “Có một cách đọc
“Vàng lửa” của Đỗ Văn Khang, “Viết như thế cũng là một cách bắn súng lục vào lịchsử” của Nguyễn Thúy Ái, các ý kiến bình luận của Vũ Phan Nguyên, Mai Ngữ, BùiHiển, Hồ Phuong, Ngọc Oanh, Một số khác ếp cận truyện lịch sử của Nguyễn HuyThiệp trên những phương diện khác trực tiếp hoặc gián tiếp tranh luận, bảo vệ, ca ngợinhững sáng tạo độc đáo của nhà văn góp phần nâng tư duy nghệ thuật và tư duy lịch sửcủa Việt Nam lên tầm cao mới: thoát khỏi tư duy sử thi, chuyển sang tư duy thế sự,chú ý đến đời sống và ý thức con người cá nhân Theo quan điểm này là các bài viết:
“Đọc văn phải khác với đọc sử” của Lại Nguyên Ân, “Một cách hiểu truyện ngắn
“Vàng lửa” của Thùy Sương, “Bàn về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn HuyThiệp” của Ngô Văn Giá, “Vang lửa” của Nguyễn Huy Thiệp “triết học lịch sử” hay là
“văn xuôi nghệ thuật”? của Trương Hồng Quang - Nguyễn Xuân Mai, “Về một lốicảm thụ và phê bình “bắt vít”? của Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Dinh, và các ý kiếncủa nhiều nhà nghiên cứu khác như Hoàng Ngọc Hiến, Vương Anh Tuấn, NguyễnDang Mạnh, Dang Anh Dao, Những bài viết tranh luận trong giai đoạn này đượcPham Xuân Nguyên tổng hợp trong cuốn Di tim Nguyễn Huy Thiệp, do Nhà xuất bảnVan hoá Thông tin ấn hành, năm 2001 Sau “cơn bão” tranh luận, truyện lịch sử củaNguyễn Huy Thiệp được đón nhận, truyền cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà văn Tuynhiên, các vấn đề về mức độ, phạm vi hư cấu, quyền hạn của nhà văn khi việt về đề tài
Trang 19lịch sử vẫn chưa có được quan điểm thống Người đọc cũng chưa hoàn toàn cởi mởtrong tiếp nhận thể loại này Năm 2010, tiểu thuyết Hội thé của nhà văn NguyễnQuang Thân đạt giải của Hội Nhà văn Việt Nam Vấn đề hư cấu lịch sử và quyền hạntác giả trong sáng tạo nghệ thuật một lần nữa trở thành tiêu điểm tranh luận Hội thélấy bối cảnh là giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quânLam Sơn: đại quân của Lê Lợi đóng ở trại Bồ Đề, chuẩn bị tấn công thành Đông Quan,
cứ điểm cuối cùng của quân viễn chỉnh do Tổng binh Vương Thông cầm đầu Cuốntiểu thuyết dựng lên hai cuộc chiến: một giữa nghĩa quân với quân viễn chỉnh và mộtngay trong lòng tướng sĩ Lam Sơn giữa bên chủ hòa (Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn,Pham Văn Xảo, ) và bên chủ chiến (Phạm Vấn, Lê Sát, ) Nguyễn Trai — nhân vattrung tâm — được khắc họa trong hình tượng quân sư mưu lược, đóng góp công đầucho thắng lợi của nghĩa quân Lê Lợi nhưng lại luôn bị các tướng sĩ xúc xiểm, cô lập
Đối lập với tỉnh thần cao thượng, không vụ lợi của phe chủ hòa là lòng hiếu chiến, đố
ky, hiềm khích của võ tướng Lam Sơn Còn Lê Lợi, ông hiện diện trong vai một thủlĩnh nhiều toan tính cá nhân, lợi dụng người trí thức và dũng sĩ Ủng hộ, ca ngợi tài
lịch sử và năng sáng tạo của tác giả, nhà phê bình Lê Thành Nghị, trong bài “Hội thê
tiểu thuyết", cho rằng nhà văn có quyền sáng tạo tác phẩm nghệ thuật để lấp đầy
“những trang trắng của lịch sử” Nguyễn Quang Thân đã dùng tiểu thuyết của mình lấpđầy những trang trắng lịch sử về quá trình xây dựng ý tưởng dụ hàng tướng nhà Minh
và cái giá phải trả để đi đến kết thúc chiến tranh êm đềm chưa từng có trong lịch sửchống quân xâm lược, duy trì nền hòa bình kéo dài ba trăm năm mươi năm sau đó choĐại Việt Ông cũng nhân mạnh đến tư duy tiểu thuyết hiện đại của #ội thé: nhìn lịch
sử như những khả năng, mượn quá khứ nói hiện tại (bi kịch của người trí thức thờibình) Nhà phê bình Hoài Nam, trong bài “Hội thể, một cái nhìn giải minh lịch sử”,cũng cho rằng thành công của cuốn tiểu thuyết nằm ở chỗ tác giả chọn đúng khoảnhkhắc lich sử dé phóng trí tưởng tượng giải minh lịch sử, kích thích người đọc hứng thútìm tòi, suy ngẫm về các khả năng quá khứ và tương lai, mà không đơn giản hoá sựkiện và nhận vật lịch sử, đồng thời kích thích được ở người đọc hứng thú suy ngẫm.Cùng quan điểm với Hoài Nam và Lê Thành Nghị, Đỗ Ngọc Thạch, trong bài “Vé tiéwthuyết Hội thê ”, lưu ý người đọc cần tiếp nhận tác phẩm này theo tỉnh thần tiểuthuyết chứ không phải tỉnh thần sử thi, mà “tiểu thuyết hiện đại lại được sinh ra bằng
Trang 20cách đoạn tuyệt với sử thi” Tiểu thuyết không theo đuôi chân lý lịch sử, mà theo đuổichân lý nghệ thuật Nhiều nhà văn, nhà thơ phản đối quan niệm nói trên Đáng kể làquan điểm của nhà văn Hà Văn Thùy, Trần Mạnh Hảo, Phạm Viết Đào Theo họ,viết Hội thé, Nguyễn Quang Thân đã phạm phải nhiều khiếm khuyết thông tin sử liệu,đáng kể nhất là làm “sai lệch tỉnh thần” (Hà Văn Thùy), “sai lệch bản chất sự thật”(Trần Mạnh Hảo) lịch sử thời hậu Lê Cơ sở sự thật mà những người phản đối Hoi théđưa ra là tinh thần tướng lĩnh Lam Sơn trong Binh Ngô đại cáo do chính Nguyễn Trãi
soạn thảo.
Năm 2018, vấn đề quyền hạn của người sáng tạo văn xuôi hư cấu lịch sử lại đặt
ra một lần nữa khi tiểu thuyết Chim ung và chang dan sot của Bùi Việt Sỹ đạt hạng Ccủa Giải thưởng sách hay Tác phẩm không làm sai lệch tỉnh thần chính sử, nhưng vẫnvấp phải phản ứng của dư luận bởi những trang miêu tả cảnh ân ái vụng trộm giữadũng tướng Trần Khánh Dư và công chúa Thái Thụy Da số ý kiến phê phán tác giảdung tục, tam thường hoá, không tôn trọng nhân vật lịch sử Một số khác xem đấy nhưcách đưa nhân vật lịch sử về gần cuộc sống đời thường
Những sự kiện trên cho thấy, trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại, vấn đề
sử thực và hư cấu vẫn là tâm điểm chú ý Ở vị trí người sáng tạo, các nhà văn quantâm, bày tỏ quan điểm của minh qua các cuộc phỏng van, các bài viết tranh luận Nhàvăn Hoàng Quốc Hải, Hoàng Minh Tường, Thái Vũ ủng hộ quan điểm hư cấu nghệthuật nhưng cần đảm bảo tính chân thật, không bia đặt làm méo mó tinh thần lịch sử.Nha văn Thái Vũ, tác giả tiểu thuyết lịch sử Cờ nghĩa Ba Dinh (1976), cho rằng: “Hưcấu nhưng không phải là bịa mà qua cách hư cấu, tôi tôn trọng tính chính xác củalịch sử” (Ngô Thanh Hải, 2019, tr.20) Nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả 2 bộ tiểuthuyết lịch sử đồ sộ là Tám triều vua Lý và Bão táp triều Tran, trả lời phỏng van báoSài Gòn Giải Phóng (ngày 25-8-2013):
Công việc của nhà văn chính là giải mã lịch sử Nếu nhà văn giải mã đúng, nghĩa
là phục dựng lại xã hội từ trong quá khứ như nó có; điều đó đem lại cho người
đọc một cảm nhận chân thực.
Ông thừa nhận trong công việc “giải mã lịch sử” nhà văn cần sử dụng yếu tố hư cấu,nhưng khẳng định điều đó phải không làm méo mó tín hiệu lịch sử Về tính chân thật,
Trang 21độ tin cậy của thông tin, ông cho rằng tác phâm văn hoc về lịch sử đáng tin cậy, chân
thật hơn sử liệu:
Sự thật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử đáng tin cậy hơn vì nó được giải mã, nó
có cuộc sống Sự thật lịch sử trong lịch sử chỉ là những tín hiệu chứa đựng những
thông tin vô cảm Nhưng trong tiểu thuyết lịch sử nó lại sống động
Điều này cũng có nghĩa vai trò phục dựng quá khứ của nhà văn cao hơn sử gia Nhàvăn Hoàng Minh Tường, tác giả tiểu thuyết lịch sử Thời của Thánh Thân (2008), trongbài “Tiểu thuyết lịch sử và thông điệp nhà văn” (tham luận tại Hội thảo tiểu thuyết lịch
sử do Hội Nha văn Việt Nam tổ chức, tháng 9 - 2012), nhắn mạnh:
Nhà văn viết về lịch sử có quyền hư cấu, tưởng tượng, thậm chí sáng tạo thêmcác nhân vật, sự kiện để làm sáng tỏ lịch sử, soi rọi lịch sử, nhưng không thểbóp méo hay bịa tạc lịch sử một cách phi logic, theo ngẫu hứng của riêng mình(nhavantphem.com.vn).
Nhà văn Lưu Minh Son, tác giả của hai tiểu thuyết lich sử Trần Quốc Toản(2002) và Trần Khánh Dư (2010), khi trả lời phỏng vấn báo Zing (20-3-2016), khẳngđịnh: nhà văn cần tôn trọng tính chân thật lịch sử, không nên “thoải mái hư cấu”
nhưng cũng không nên chỉ dựa vào sử liệu Còn nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tác giả
Sông Công mùa lit, khi thảo luận với nhà văn Nam Dao về tiểu thuyết lich sử, ông chiasẻ: “Khi viết Sông Côn mùa lữ tôi chú trọng phan tiểu thuyết hơn phan lich sử, tôikhông dám mạnh tay gạt phăng đi những gì còn ghi lại trong tài liệu lịch sử” Nhà vănNam Dao, trong bài “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”, quan niệm:
Cái khung lịch sử đó được sử dụng như phương tiện cấu tạo tiểu thuyết và sau đóthì tiểu thuyết là phương tiện để tác giả thé hiện những tư duy, biện minh và dựphóng cho chủ đề lịch sử
Một số nhà văn có quan niệm cởi mở hơn Nguyễn Xuân Khánh (2012), trong bài
“Về tiểu thuyết lịch sử”, cho rằng: bản chất của tiểu thuyết là hư cấu; đối với đề tàilịch sử, nhà văn dùng đặc quyền hư cầu dé thé hiện những khả năng có thé xảy ra Nhàvăn Nguyễn Quang Thân (2011), trong bài “Đọc tiểu thuyết lịch sử dé lấy lại niềmtin”, đề cao vai trò hư cấu cũng như tư duy sắc sảo của người viết trong đề tài lịch sử:
“Những cuốn tiêu thuyết lịch sử hay không cung cấp sử liệu, sử cứ mà cho độc giả mộtcái nhìn, một cách sống, một hướng đi được kiểm chứng qua lịch sử”
Trang 22sử ở nước ta những năm vừa qua chủ yếu là bởi người đọc và giới nghiên cứu đã quáquen với quan niệm coi “sự thật lịch sử như là một cái gì khách quan duy nhất, bấtbiến, chỉ thế này, không thể thế khác”, thành ra có kháng cự gay gat với các tự sự hư
cấu lịch sử không thuận chiều sử sách chính thống Ông nhấn mạnh: sự kiện lich sử là
dấu ấn thời đại không thể thiếu trong tác phẩm tự sự lịch sử Điều cốt yếu nhất là
“sáng tạo nhân vật và đời sống của một thời kì lịch sử cụ thê không lặp lại” Đi vào tácphẩm văn học, “sự thật lịch sử” “chỉ đóng vai trò là những kí hiệu” của ngôn ngữ nghệthuật, “chứ không phải là nội dung” Nội dung của tiểu thuyết lịch sử là tư tưởng mới
mẻ, độc đáo mà nhà văn thông qua hình thức biểu đạt nghệ thuật kết nối con người và
xã hội đương đại Nhìn lại “Những tranh luận về văn xuôi hư cấu lịch sử và sự chuyểnbiến của tư tưởng”, Đỗ Hải Ninh tán đồng ý kiến Lại Nguyên Ân: “đọc văn phải khác
với đọc sử” Bà nhân mạnh: người đọc văn bản hư cấu lịch sử cần tỉnh táo để thưởng
thức tác phẩm văn chương chứ không phải thảm định tính đúng sai của lịch sử Nhànghiên cứu Phạm Xuân Thạch, trong bài “Quá trình cá nhân hoá hư cấu” (tham luậnHội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ II, 14-16/7/2004, Tp Hồ Chí Minh), thâu tat
cả tác phẩm văn học tự sự “viết về những thời đại cách đây hàng trăm năm hay thậmchí là những giai đoạn “quá khứ gần” — những ngày hòa bình dau tiên sau cuộc chiếntranh chống Mi - là những tự sự lịch sử Ông qua niệm tự sự lịch sử trong văn học làtiến trình cá nhân hoá, thể hiện trải nghiệm cá nhân nhà văn về quá khứ, hiện tại Táihiện lịch sử nhiều khi không phải là mục đích cuối cùng của tác phẩm văn học Do đó,cách đọc kiểm chứng “đối chiếu cơ học sự thật lich sử với hiện thực đã được hư cấucủa tiểu thuyết đôi khi không phải là cách đọc lý tưởng” Theo ông, ba điểm đáng ghi
Trang 23nhận của mô hình tự sự lịch sử hiện đại gồm: cấu trúc thể loại theo hướng chủ quan
hoá (phân rã cốt truyện, xây dựng kiểu nhân vật lập trường tư tưởng và gia tăng tínhđối thoại bên trong); tập trung khai thác thân phận con người như là nạn nhân, là kẻquan sát lịch sử; xác lập chân lý của thể loại tự sự lịch sử trong thế vừa đối trọng vừa
bổ sung cho chính sử từ phương diện những suy tư của cá nhân về cuộc sống và sựkiện quá khứ nhưng không phải dé b6 sung, bồi đắp mà vượt thoát “huyền thoại cộngđồng”, tạo lập song song đó những “huyền thoại cá nhân” (lịch sử như là chất liệusáng tạo) Nhìn lại chặng đường văn học đổi mới, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân(2012), trong bài “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại: phác họa một số xu hướngchủ yếu”, quan niệm “tiểu thuyết lịch sử phải căn cứ vào sự kiện và nhân vật có thật”,nếu có hư cấu thì hư cấu cũng chỉ có thể tạo ra các sự kiện giống như “chất phụ gia”,cho lịch sử chứ không thể làm sai lệch lich sử Chính vì thế, “hư cầu của tiểu thuyết
lịch sử phải có giới hạn”, “không được phép mâu thuẫn với logic của các sự kiện và
cốt truyện lịch sử” và “phải lấy tính chính xác làm yếu tố nòng cốt” Bởi “sự thiếuchính xác có thé sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch và những suy diễn chủ quan, làmcho người đọc hiểu sai lịch sử”, “hoang mang không biết phải chọn ấn tượng nào” Cóthé thấy, quan niệm của Nguyễn Văn Dân bắt gặp quan niệm của nhiều nhà nghiên cứukhác khi nhấn mạnh giới hạn hư cấu và tính chân thật sự kiện Một phương thức biểuđạt khác của tiểu thuyết về lịch sử mang hơi hướng hậu hiện đại sẽ khó được chấpnhận Quan niệm này làm nảy sinh một nan đề về tính chân thật lịch sử: điều gì đảmbảo sự toàn vẹn, khách quan của các văn bản lịch sử? Lý giải hiện tượng nở rộ tiểuthuyết lịch sử ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI nhà nghiên cứuPhan Tuấn Anh (2013), trong bài “Lịch sử như là hư cấu — quan niệm sáng tạo mới về
để tài lịch sử”, cho rằng bối cảnh hòa nhập kinh tế - văn hoá khu vực và thế giới, nguy
cơ lãnh thổ trước các nước lớn mạnh tác động ý thức dân tộc là những yếu tố quantrọng Giới nghiên cứu, phê bình ở ta tiếp thu nhiều lý thuyết triết học và mỹ học hiệnđại của phương Tây nên quan niệm về sự thật và hư cấu cũng có nhiều thay đổi so vớigiai đoạn trước 1975 Tuy nhiên, ông nhấn mạnh lịch sử và văn học rất khác nhau vềbản chất, giá trị Chúng không thể thay thế cho nhau Bản chất văn học là hư cấu, dù làviết về lịch sử Dẫu vậy, mức độ hư cấu không phải là “vô giới hạn”, mà “luôn phảidựa trên cứ liệu lịch sử” Nói cách khác, hư cấu về lịch sử của nhà văn phải hợp logic
Trang 24hiện thực và tỉnh thần thời đại Do đó, “lây sự thật lịch sử đê phê phán sáng tạo vănhọc cũng nguy hiểm và tai hại giống như lấy hư cấu văn học thay thé cho sự thật lịchsử” Từ chỗ phân biệt rạch ròi hư cấu và sự thật, ông khoanh vùng tiểu thuyết lịch sửchỉ bao gồm những tác phẩm văn học “sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nhằm viết
về lịch sử” dựa trên cứ liệu đã có, những tác phẩm siêu hư cấu sử ký (nhại, giả) “chỉlấy lịch sử làm thủ pháp nghệ thuật” không được xem là viết về dé tài lịch sử Năm
2018, Doan Thị Huệ bảo vệ luận án tiến sĩ Vấn dé hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử ViệtNam đương đại Tác giả tán đồng quan niệm của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dântrong “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại: phác họa một số xu hướng chủ yếu”,xem hư cấu như là thủ pháp quan trọng trong sáng tạo tự sự lịch sử nhưng nội dung hưcấu không được mâu thuẫn với sự thật chính sử Luận án vận dụng (chủ yếu) lý thuyết
tự su cắt nghĩa những phương diện hư cấu của tiểu thuyết lịch sử đương đại về nghệthuật xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu và lời văn nghệ thuật
Một số chuyên luận, luận án nghiên cứu văn xuôi tự sự lịch sử trong tiến trìnhlịch sử văn học dân tộc Ở các nghiên cứu này, vấn đề sự thật và hư cấu tuy khôngđược bàn luận trực tiếp nhưng là cơ sở phân loại, đánh giá diện mạo, đặc điểm sángtạo Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình (2010), trong Một số khuynh hướng tiéu thuyếtnước ta từ thời kỳ đổi mới đến nay, chia tiểu thuyết lịch sử ra làm hai hướng: “tiểuthuyết hoá” lịch sử và “lịch sử hoá” tiểu thuyết Hướng thứ nhất lấy việc tái hiện lịch
sử làm mục đích nghệ thuật, nguyên tắc sáng tạo là trung thành với chính sử Loại nàyxuất hiện sớm, cùng sự ra đời của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ 18 và tiếp tụcphat triển đến nay Bão ráp triều Trần, Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải đượcxếp vào nhóm nay Hướng thứ hai xuất hiện trong thời kỳ đất nước đồi mới, có sự giaothoa cởi mở với các nền văn hoá thế giới, đồng thời cũng là lúc tâm thức hậu hiện đạitrở nên rõ rệt Nhà văn sáng tác theo khuynh hướng này lấy lịch sử làm phương tiệnđạt biểu đạt đa dạng tầng nghĩa về con người và xã hội đương đại Các tiểu thuyết lịch
sử thời đổi mới được xếp vào loại này có Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác,
Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo,Hội thé của Nguyễn Quang Thân Theo bà, tiểu thuyết lịch sử truyền thống (tiểuthuyết hoá) “không đủ tạo nên một phát hiện bất ngờ thú vị nào cho người đọc” Côngtrình này chỉ tập trung nghiên cứu những tác phẩm thuộc khuynh hướng “lịch sử hoá”,
Trang 25bởi chúng “có ý nghĩa cách tân thực sự” Theo Nguyễn Thị Bình, hai điểm đổi mớiđáng ghi nhận nhất của tác phẩm “tiểu thuyết hoá” lịch sử là nhào nặn lại lịch sử theocảm hứng thé sự - hiện tại (với các chủ đề nồi bật: khát vọng tự do, khát vọng tình yêu
và số phận con người cá nhân) và trần thuật bằng nguyên tắc đối thoại (những điểmnhìn mới, bút pháp huyền thoại hoá) Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân (2012), trongbài “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại: phác họa một số xu hướng chủ yếu ”,cho rằng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại tồn tại ba xu hướng chính: chươnghồi khách quan, giáo huấn và luận giải Tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam, cũng nhưcác nước khu vực văn hoá — văn học Đông A, tiếp nhận ảnh hưởng của tiểu thuyết lịch
sử chương hồi Trung Quốc, xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII và vẫn tiếp tục
ở hiện tại Tiểu thuyết của Ngô Văn Phú, Lê Đình Danh thuộc loại này Tinh thần, ýnghĩa thời đại toát lên từ bản thân sự kiện và nhân vật trong bối cảnh lịch sử Điểmnhìn trần thuật luôn ở ngôi thứ ba Y nghĩa giáo dục lịch sử của loại này “hoàn toànphó mặc cho sự tiếp nhận của độc giả” Tiểu thuyết giáo huấn kể bài học lịch sử vớitỉnh thần sử thi, văn phong đơn giản, phục vụ đông đảo công chúng Hạn chế của loạinày là phụ thuộc nhiều vào sự thật lịch sử Mặt khác, ý chí giáo huấn của tác giả dễkhiến phần hư cấu trở nên khiên cưỡng, chất sử gia tăng mà chất văn giảm sút Tiêubiểu cho hướng này là Bão áp triều Trân và Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải.Tiểu thuyết lịch sử luận giải lựa chọn những nhân vật lịch sử “có vấn đề” mở rộngbiên độ hư cấu, luận giải ý nghĩa thời thế và con người quá khứ theo bối cảnh xã hộiđương đại Nghệ thuật của những tác phâm này hấp dẫn, thú vị hơn bởi sự đa chiều, đadạng không - thời gian, điểm nhìn và ngôn ngữ tran thuật Hồ Quy Ly (Nguyễn XuânKhánh), Hội thé (Nguyễn Quang Thân) là những ví dụ tiêu biểu
Chúng tôi ghi nhận một số luận văn, luận án nghiên cứu đặc điểm, diện mạo tiểuthuyết lịch sử ở từng giai đoạn của tiến trình văn học dân tộc Luận án tiến sĩ Ngữ văn:Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (diện mạo và đặcđiểm) của Bùi Văn Lợi (1999) bao quát số lượng lớn tác phẩm giai đoạn nửa đầu thế
kỷ Luận án chỉ ra những yếu tố ngoại tại và nội tại văn học tác động đến sự hình thànhcủa tiểu thuyết lịch sử nửa đầu thế kỷ XX Bên cạnh đó, tác giả cũng chứng minh thé
tài này đã hấp thu vào nó nhiều thể loại văn học dân gian (truyền thuyết, thần thoại, cỗ
tích), văn xuôi tự sự chữ Hán và các truyện lịch sử (liệt truyện, thần phả, thánh tích),
Trang 26truyện thiền sư Về nội dung của tiểu thuyết lịch sử nửa dau thé ky, tác giả quy về cácvấn đề cảm hứng chủ đạo (với ba mạch: lịch sử và dân tộc, thế sự, đạo lý), đề tài, quanniệm nghệ thuật về con người Vé hình thức, luận án khảo cứu các phương diện: kếtcấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ truyện Nguyễn ThịTuyết Minh (2012) thực hiện thực hiện chuyên luận Tiéu thuyết lịch sử Việt Nam sau
1945 Từ quan niệm: “lịch sử là những gì đã qua, đã thuộc về quá khứ”, tác giả so sánh
sự khác nhau giữa cách miêu tả lịch sử, nhân vật lịch sử của nhà văn và nhà sử học.
Tác giả mô tả những đặc điểm, thành tựu, vị trí và khuynh hướng vận động của thểtiểu thuyết lịch sử trong tiến trình chung của văn học dân tộc Theo Nguyễn Thị TuyếtMinh, tiểu thuyết giai đoạn sau 1945 đã có thay đổi về tư duy sự lịch sử với sự haikhuynh hướng: “lịch sử hoá tiểu thuyết” và “tiểu thuyết hoá lịch sử”; cảm thức lịch sửcũng chia thành hai dạng: “lịch sử như là một đối tượng được chiêm bái và ngưỡngvọng” và “lịch sử như một đối tượng phân tích và giả định” Chuyên luận chú ý phântích những kỹ thuật tự sự như điểm nhìn trần thuật, kết cấu tâm lý, lắp ghép, đồnghiện, ngôn ngữ truyện Vấn đề vai trò người đọc cũng là điểm mới mẻ, thú vị củachuyên luận này Luận án Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 — dưới góc nhìn
tu sự học của Nguyễn 'Văn Hùng (2014) đi sâu khám phá nghệ thuật trần thuật trên cácphương diện: người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian truyện, kết cấu văn bản Đặc biệt
ở chương 4, tác giả vận dụng quan niệm diễn ngôn của các nhà cấu trúc luận để phầntích: diễn ngôn người kẻ truyện, diễn ngôn nhân vật, cách thức tô chức diễn ngôn Layđiểm tựa là lý thuyết tự sự, luận án chủ yếu phân tích thủ pháp, kỹ thuật trần thuật.Luận án tiến sĩ của Lê Thị Thu Trang (2017) nghiên cứu Đặc trung nghệ thuật tiêuthuyết lịch sử Việt Nam thập niên dau thé kỷ XXI trên các phương diện: xu hướng tự sự
và dạng thức thể loại, thế giới nhân vật và phương thức tự sự Về dang thức, tác giảphân chia theo các góc độ: để tài, kết cấu và tương tác thể loại Luận án xác định cácđặc trưng nghệ thuật thông qua phân tích thế giới nhân vật, hình tượng người kểchuyện, diém nhìn trần thuật Luận văn “Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểuthuyết lịch sử hiện đại Việt Nam” của Nguyễn Văn Sang (2013) tập trung khảo sátphẩm chất lịch sử và thi pháp xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử trong các tiểuthuyết của Hoàng Quốc Hải (hai tập Bão tap cung đình, Huyết chiến Bach Đằng thuộc
bộ Bão ráp triéu Tran), Nguyễn Mộng Giác (Sông Côn mùa lit), Nguyễn Quang Thân
Trang 27(Hội thê ) Qua phân tích, luận văn xác định được khuôn mẫu xây dựng nhân vật anh
hùng trong các tiểu thuyết lịch sử: nhân vật có thật trong sử sách, có vai trò nổi bật ở
những khúc quanh lịch sử Tác giả luận văn cũng đánh giá cao tính sử thi của các tiểuthuyết nói trên và coi chúng như những mẫu mực của tiểu thuyết lịch sử hiện đại.Điểm chung của các luận văn, luận án nói trên là giới thuyết góc nhìn từ lý thuyết tự
sự kinh điển (hay còn gọi là tự sự học cầu trúc), dừng ở cấu trúc bề mặt với các mẹothuật trần thuật, mà chưa giải quyết cấu trúc chiều sâu chỉ phối thông điệp diễn ngôn
Mặt khác, các đánh giá, phân loại ở những nghiên cứu này vẫn chưa thoát khỏi sự chỉ
phối của phản ánh luận
1.1.3 Vấn đề đặt ra
Có thể nhận thấy tồn tại trong giới nghiên cứu Việt Nam hai quan niệm về sửthực và hư cấu, tương ứng hai hướng đánh giá giá trị tiêu thuyết lịch sử Hướng thứnhất, đề cao tính chân thật lịch sử, đòi hỏi tác phẩm văn học tuân thủ nghiêm ngặt sựchính xác thông tin về nhân vật, sự kiện và tinh thần thời đại vốn được lưu trong sửsách chính thống Yếu tố hư cấu và thi pháp trần thuật chỉ như gia vị làm tăng tính hấp
dẫn, gây ân tượng sinh động nơi người đọc Mọi sự hư cấu, sai lệch lịch sử đều khiến
tác phẩm bị phê phán Điều này đồng nghĩa với quyền sáng tạo của nhà văn bị
hạn Lịch sử như vậy trở thành vùng đất mà chỉ nhà lịch sử được quyền diễn giải Xuấtphát từ quan niệm đề cao tính chân thật lịch sử, những người theo hướng này loại rangoài quỹ đạo thể tài tự sự lịch sử cũng như phé giá trị văn học những tác phẩm có yếu
tố hư cấu sai lệch thông tin và tinh thần sử chính thống Những người theo hướng thứhai không đặt nặng tính chân thật lịch sử như là tiêu chuẩn định giá giá trị văn học, mà
đề cao yếu tố hư câu và nghệ thuật tự sự mang lại cho tác phẩm tính hấp dẫn cùngnhững tầng nghĩa mới mẻ, sâu sắc về con người và đời sống thực tại Vì vậy, nhữngngười theo quan điểm này loại ra khỏi quỹ đạo nghiên cứu tự sự lịch sử những tácphẩm “lịch sử hoá” tiểu thuyết hay giáo huấn lịch sử, vì cho rằng chúng không đónggóp đáng kê thúc đây sự phát triển nghệ thuật, thậm chí chưa thê được coi là tác phâmvăn chương Trong quan niệm này, chân lý nghệ thuật được đề cao, yếu tố hư cấu đi,
sự thay đổi phương thức tự sự và sự dịch chuyền trung tâm ý nghĩa (con người cánhân) được đánh giá như là bước tiến bộ vượt bậc của nghệ thuật tự sự hiện đại Một
số nhà nghiên cứu nỗ lực nhằm nới rộng ranh giới mĩ học phản ánh Marxist truyền
Trang 28thống, đưa vào đây các tác phẩm hư cấu lịch sử Tuy nhiên, ý hướng day những tácphẩm “tiểu thuyết hoá” ra ngoài bức tranh văn học thời đại lại cho thay tinh thần cựcđoan nghệ thuật, và kết quả là không thể có được câu trả lời thoả đáng về lịch sửphong cách thể loại Nói cách khác, dù đề cao hư cấu hay dé cao sự thực đều là nhữngbiểu hiện của tư duy “đơn trị”, tuyệt đối hoá một chân lý, một tri thức (lịch sử hoặcnghệ thuật) Những người tuyệt đối hoá chân lý lịch sử đặt niềm tin vào sự tồn tại củacái nguyên thủy, khách quan, xem lịch sử là thành trì giá trị ồn định bền vững, còn
nghệ thuật chỉ có tính phái sinh, không mâu thuẫn với giá trị quá khứ Ngược lại
những người tuyệt đối hoá chân lý nghệ thuật xem tác phẩm là một trung tâm biểunghĩa duy nhất, tìm kiếm mối liên hệ giữa cấu trúc tác phẩm với cuộc sống và conngười thời hiện tại.
Không thể phủ nhận vai trò của thuyết phản ánh luận trong phân tích mối quan
hệ văn học và hiện thực với cái nhìn mang tính biện chứng Mặc dù vậy, thuyết phảnánh cũng như nhiều lý thuyết khác, không tránh khỏi những hạn chế nhất định Đặcbiệt, trước thực tiễn văn học đa dang, phức tạp như hiện nay, nghiên cứu văn học đòihỏi tiếp cận từ nhiều góc độ để lý giải không chỉ mối quan hệ giữa văn học với hiệnthực mà còn cắt nghĩa các vấn dé thé loại, thi pháp, phong cách — những van đề màthuyết phản ánh không máy chú ý Mặt khác, với tỉnh thần đề cao giá trị hiện thực,đồng nhất hiện thực với thế giới tồn tại như vốn di, lý thuyết phản ánh day tác phẩmnghệ thuật về phía ý thức, triệt tiêu vai trò của tiềm thức, vô thức, trực giác Vì vậy,nghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói riêng từ ánh sángthuyết phản ánh Marxist khó khai mở những tầng bậc cấu trúc thé loại — thực thé giữvai trò quan trọng trong hành trình lịch sử văn học Những hạn chế như trên không chỉvới riêng lý thuyết phản ánh luận mà còn với nhiều lý thuyết khác trong mô hình đơntrị (thuyết biểu hiện, thuyết cấu trúc) Chỉ là thuyết phản ánh Marxist, đặc biệt vớitruyền thống tiếp nhận văn học ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu khắt khe hơn trong phânđịnh các van dé sử thực, hư cấu, quyền hạn sáng tạo Những tranh luận về sự sáng tạotrong tiểu thuyết lịch sử khó dat được tiếng nói thống nhất Việc giải mã chúng đòi hỏiđược tiếp cận dưới ánh sáng của mô hình tư duy khác: mô hình của cái đa bội, trong
đó có lý thuyết diễn ngôn
Trang 291.2 Những nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử dưới ánh sáng lý thuyết diễn ngôn1.2.1 Từ bước ngoặt ngôn ngữ đến bước ngoặt diễn ngôn hay từ mô hình
đơn trị đến mô hình đa bội
1.2.1.1 Bước ngoặt ngôn ngữ
Tính đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua ba khung tri thức: truyền thống, hiệnđại và hậu hiện đại Lý thuyết diễn ngôn thuộc về khung tri thức hậu hiện đại Tuynhiê lịch sử phát triển của nó bám rễ từ kỷ nguyên hiện đại, với đỉnh cao là cầu trúcluận.
Cấu trúc luận phát triển rực rỡ vào những năm thập niên 60 của thế kỷ XX Quanniệm hạt nhân của lý thuyết này là coi toàn bộ thế giới của con người như những hệthống kí hiệu quan hệ với nhau theo nguyên tắc nhị nguyên Thời kì rực rỡ, cấu trúcluận phủ bóng hau hết các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân van, trong đó có văn học.Đặt nền móng cho lý thuyết này là nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ, Ferdinand de Saussure
Năm 1916, Giáo trình ngôn ngữ hoc đại cương bao gồm những bài giảng của F
de Saussure được các môn đệ công bó, gây tiếng vang Qua các bài giảng, ông nêu haivấn đề lớn Thứ nhất, sự khác biệt giữa ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole) Lời nói
thuộc về cá nhân, có tính chất nhất thời chịu sự chỉ phối của các yếu tố tâm — sinh lý
cá thân và các yếu tố khác của môi trường văn hoá, ngữ cảnh giao tiếp Ngược lại,ngôn ngữ thuộc về tập thể xã hội, có tính ổn định bền vững, nằm ngoài ý muốn cánhân Cá nhân kiến tạo lời, tức là tham gia giao tiếp cộng đồng, phải thông hiểu quiước ngôn ngữ của cộng đồng đó Ông xác định đối tượng của ngôn ngữ học là ngônngữ, đây lời nói sang lãnh địa khác Thứ hai, ngôn ngữ có bản chất kí hiệu, với hai mặtcái biểu đạt và cái được biểu đạt quan hệ khang khít, võ đoán Các kí hiệu này khôngtồn tại độc lập, mà quan hệ tạo nghĩa với các kí hiệu khác trong hệ thống theo hainguyên tắc: lựa chọn (hệ hình) và kết hợp (tuyến tinh) Những phát hiện của F.deSaussure mở lối cho nhiều khuynh hướng nghiên cứu mới Đáng chú ý nhất là trường
phái ngôn ngữ Praha (ngôn ngữ học chức năng, thành lập năm 1926, hoạt động mạnh
những năm cuối thập niên 20 đến đầu thập niên 40) Mỗi lý thuyết gia trường pháiPraha khai thác một phương diện của ngôn ngữ trong hành chức giao tiếp
Trang 30Nikolai Trubetskoy xây dựng thuyết âm vị dựa trên quan hệ đối lập có/không,rút ra “một chùm những dấu hiệu khu biệt, xuất hiện đồng thời và có giá trị phân biệtnghĩa” Jan Mukarovski đề xuất chức năng mỹ học (chức năng thơ) của ngôn ngữ, thểhiện rõ nhất trong văn bản văn học, đặc biệt văn bản thơ Roman Jakobson, trong côngtrình nỗi tiếng có tên Mgôn ngữ hoc và thi pháp học, nêu 6 nhân tố thiết yếu trong giaotiếp, gồm: người phát, thông báo, văn cảnh, tiếp xúc, mã và người nhận; tương đương
6 chức năng ngôn ngữ: biểu cảm, thi ca/tham mỹ, chiếu vật, tiếp xúc, siêu ngôn ngữ vàmời gọi Mọi văn bản đều có đủ sáu chức năng như trên Mức độ it khác nhaucủa các chức năng quyết định loại hình văn bản R Jakobson đặc biệt chú ý chức năngthi ca mà nhờ đó ngôn ngữ định hướng vào chính nó, làm tăng cảm giác sống động về
sự vật Như vậy, các kí hiệu ngôn ngữ có giá trị tiềm năng sản sinh nghĩa, chứ khongphải chỉ là cái biểu đạt thuần túy Nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Praha tạo đàphát triển trào lưu phân tích cấu trúc trong khoa học xã hội và nhân văn những thậpniên sau đó.
Kí hiệu học truyền thống phát triển trên nền tảng cấu trúc luận có đóng góp quantrọng cho nghiên cứu văn bản văn học Đại diện tiêu biểu là Roland Barthes, TzvetanTodorov, Algirdas Greimas, Claude Bremond, Gérard Genette, Roland Barthestrong hàng loạt công trình Hé thống mét (1967), Cơ sở kí hiệu học (1970), Độ khôngcủa lối viết (1972) đã vận dụng quan niệm hệ thống và các cặp phạm trù đối lập màSaussure đề xuất dé mé xẻ hệ thống kí hiệu và văn bản văn học Ông bổ sung khái
niệm “biệt ngữ” đóng vai trò trung gian giữa cặp đối lập ngôn ngữ/lời nói của
Saussure “Biệt ngữ” như là phong cách lời nói, có tính thiết chế khá ồn định Có thểhình dung “biệt ngữ” như một chiều nằm xiên giữa trục ngữ đoạn (ngôn ngữ cộng
đồng) và trục liên tưởng (lời nói cá nhân) C Bremond (1973), trong công trình Logic
truyện kể, soi sáng cấu trúc bên trong của quá trình tạo nghĩa và kiến lập loại hình thểloại A.J Greimas (1966), với công trình Ngữ nghĩa học cấu trúc: nghiên cứu vàphương pháp, khảo sát truyện thần thoại theo nguyên tắc kết nối trục cú đoạn và trụclựa chọn, tìm kiếm một mô hình cấu tạo làm rõ các phương thức vận hành nghĩa vị chomọi loại hình tự sự Điểm chung của kí hiệu học truyền thống là lấy kí hiệu làm đơn vịnhỏ nhất của hệ thông biểu đạt, xem xét trên các nguyên tắc nhị nguyên của ngôn ngữ
để khái quát thành mô hình chung
Trang 31Ứng dụng vào tự sự học, các đại diện như R Barthes, C.Bremond, G.Genette,
Tz Todorov tim kiếm những mô hình chung, bat biến cho mọi loại hình truyện kể
Tz Todorov nghiên cứu Thi pháp văn xuôi, thâu các dang trần thuật vào quan hệ cúpháp tương ứng giữa danh từ, động từ và tính từ Theo đó, mỗi hành động riêng biệtcủa truyện là một mệnh đề Các tác nhân của mệnh đề (chủ yếu và lý tưởng là các danh
từ riêng) đóng vai trò chủ ngữ Những đoạn tả trạng thái cân bằng hay mat cân bằng vànhững đoạn tả bước chuyền biến từ trạng thái này sang trạng thái khác đóng vai trò vịngữ của mệnh đề, tương ứng với tính từ và động từ Trong đó, dạng cấu trúc danh từkết hợp động từ có vai trò quan trọng, bởi nó duy nhất, không lặp lại (như dạng tínhtừ), dẫn tới các trạng thái của truyện Cho nên, “kết hợp danh từ và một động từ, đó làbước chân đầu tiên hướng tới truyện kế” (Tz Todorov, 201 1, tr.73) Dạng kết hợp luânchuyển danh từ - động từ - tính từ tạo nên vòng tròn: cân bằng — mat cân bằng Cácchức năng trong truyện ké được tổ chức theo hai nguyên tắc: kế thừa và biến dạng.Nguyên tắc kế thừa cho phép hành động, trạng thái lặp lại, còn nguyên tắc biến dạngđặt chúng trong mối quan hệ mới Tổ chức theo nguyên tắc kế thừa là kiểu truyện kểhuyền thoại học Tổ chức theo nguyên tắc biến dạng là kiểu truyện kể nhận thức luận
R Barthes (2004), trong tiểu luận Nhập môn phân tích cầu trúc truyện kế, quan niệm:
Bat cứ văn bản tự sự nào cũng được xây dựng theo mô hình của câu mặc dù nókhông phải là một tổng của các câu, bất cứ một truyện nào cũng là một câu lớn,
và câu kể chính là sự tỉnh lược của một truyện nhỏ
Nghiên cứu tác phâm tự sự, vì vậy, là đi tìm cấu trúc văn bản được tổ chức bởinhững đơn vị chức năng Ông viết: “Giá trị này không phải do tài nghệ của người kểtạo ra mà là sản phẩm tổ chức cấu trúc của văn bản” Yuri Mikhailovich Lotman(2007) phân tích Cấu trúc văn bản nghệ thuật với tỉnh thần ngữ pháp cũng xem vănbản như là câu nối dài Ông chỉ ra “cơ chế của sự phân tích ngữ nghĩa nội văn bản”xoay quanh các cấp độ trên trục cú đoạn (âm vị, hình vị, từ, câu thơ, khổ thơ, chương —đối với văn bản thơ; từ mệnh dé, đoạn, chương — đối với văn bản văn xuôi), trục biếnthiên (tương đương) mang tính ngữ nghĩa (của kiểu “các hình tượng nhân vật): tách ranhững cặp lặp lại (trên trục tương đương) và các cặp kể cận (trên trục cú đoạn), tìm rangữ nghĩa dị biệt, đối lập và ngữ nghĩa hoá của các cấp độ kết cấu văn bản Nhữngnăm thập niên 60-70, G Genette tập trung làm sáng tỏ méi quan hệ giữa thi pháp và
Trang 32cốt truyện, phép tu từ và diễn ngôn của truyện Bước sang thập niên 80, những nghiêncứu của G Genette phát triển theo hướng nối gần hai bình diện “truyện kể” và “diễnngôn”, thậm chí xóa nhòe ranh giới giữa chúng Trong Diễn ngôn mới của truyện,G.Genette (1983) viết: sự đối lập giữa “truyện kể” và “diễn ngôn” không tuyệt đối,chúng không thuần nhất mãi mãi, thậm chí truyện kể chỉ như một hình thức của diễnngôn Xem truyện kể như bình diện diễn ngôn, G Genette khang định các cấp bậcngười phát ngôn (trần thuật), người kể chuyện và người nghe cần phải được xem xéttrong hành động giao tiếp Bởi diễn ngôn tồn tại như một tat yếu: “với ngôn ngữ người
ta chỉ có thể tạo ra diễn ngôn” Lời của người kể chuyện chưa bao giờ khách quan.Phong cách trần thuật, định hướng hay thúc giục người nghe hiểu nó như lời anh ta kểbằng lòng tin hoặc sức ép, thể hiện tư thế người kể chuyện Còn với người nghe kể(người đọc), hành động mở một quyền sách là biêu hiện chấp nhận tham gia giao tiếpvới ý nghĩa: “dé tác giả nói với toi” Có thể nói, hành trình nghiên cứu của G Genetteliên tục phát triển, kéo căng cực hạn khái niệm văn bản và cấu trúc nghệ thuật, mởrộng dan về phía diễn ngôn Mặc dù vay, G Genette vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏiảnh hưởng lý thuyết cầu trúc Ông khai thác cấu trúc diễn ngôn của truyện theo hướngngữ pháp chức năng với mối quan tâm lớn về truyện kẻ, ngôi kể chuyện cùng cácphạm trù tự sự: thời, thức, giọng Và, ngay cả những nghiên cứu của G Genette pháthiện quan hệ giữa các văn bản, liên văn bản, xuyên văn bản, suy đến cùng vẫn là nỗluc khang định cấu trúc lớn, đa tang nhưng khép kín va tĩnh tại
Nói chung, dù đối tượng nghiên cứu là gì thì các nhà cấu trúc luận cũng đều kháiquát ở cấp độ hình thái Điểm chung của họ là xem cấu trúc như một hệ thống kí hiệu
Ở văn bản nghệ thuật, kí hiệu tồn tại trong tư cách ngôn ngữ, với hai mặt thống nhât:
cái biêu đạt và cái được biêu đạt Phân tích văn bản nghệ thuật là đi tìm nghĩa từ kí
hiệu và quan hệ giữa các kí hiệu trong văn bản, tức là nghiên cứu quy tắc nội tại vănbản ở bình diện cấu trúc (chiều đồng đại), mà bỏ qua bình diện sinh thành (chiều lịch
đại) Nói cách khác, trong khung tri thức của “bước ngoặt ngôn ngữ”, các nghiên cứu
quan tâm đến văn bản nghệ thuật như một trung tâm biểu nghĩa đặc thù, tĩnh tại, khépkín, hoàn toàn không tính đến các nhân tố người phát, người nhận, ngữ cảnh, kí ức, thểloại, vốn rat năng động trong thực tiễn giao tiếp Bằng việc phát hiện, mô hình hoácấu trúc bề mặt, lý thuyết cấu trúc không giải quyết các vấn đề thuộc tầng sâu của văn
Trang 33bản vốn rat phức tạp Những hạn chế của cấu trúc luận đưa khoa nghiên cứu văn họcsang hướng đi mới dưới ánh sáng lý thuyết diễn ngôn.
1.2.1.2 Bước ngoặt diễn ngôn
“Bước ngoặt diễn ngôn” phát triên trong điều kiện hậu hiện đại Con người vỡ
mộng về một thế giới cố kết trong một cấu trúc thống nhất, toàn vẹn; khả năng tiếp cận
sự thật nguyên khởi chỉ là ảo tưởng Chân lý không trọn vẹn và duy nhất, mà đượctriển hạn đến vô cùng Còn ngôn ngữ, ở giác độ đồng đại, không thuộc về một hệthống tĩnh tại, khép kín Ý nghĩa luôn ở thế đang biến đổi trong một đối thoại nào đó.Mỗi lời tham gia đối thoại không nhằm khơi lộ sự thật khách quan, mà đoạt quyềndiễn giải và khôi phục quyền lực của thiết chế sau nó Thế giới được nhìn nhận là mộtthực tiễn diễn ngôn — theo nghĩa vừa là môi trường vừa là sản phẩm do diễn ngôn taonên qua “sự kiện giao tiếp của các tương tác xã hội” (Van Dijk) Nếu các nhà cấu trúcluận nhìn nhận mọi sự hiện hữu của thế giới đều dưới dang ký hiệu, mọi ký hiệu đềutham gia vào một hay nhiều hệ thống cấu trúc và luôn biểu nghĩa, thì với các nhà hậucấu trúc luận “không có hiện thực ngoài diễn ngôn” (Jacques Derrida), kể cả conngười Nói cách khác, tất cả đều là hình thức của diễn ngôn Mọi diễn ngôn đều mangchứa ký hiệu được thiết lập không phải theo nguyên tắc nhị nguyên, mà theo quy tắc
đa nguyên với bộ quy tắc và các chuẩn mực đối thoại (mã — code) Thế giới, như vậy,không phải là cái hiện tồn vốn đĩ mà là cái được kiến tạo Với ý nghĩa này, nhân loạichuyển từ “bước ngoặt ngôn ngữ” sang “bước ngoặt diễn ngôn” (Tran Đình Sử, 2014)
Quan niệm diễn ngôn đã được đề xuất từ rất sớm Người đầu tiên đề cập đến diễn
ngôn là Mikhail M Bakhtin Tuy không sử dụng thuật ngữ “diễn ngôn” (discourse)
nhưng vấn đề ông đặt ra về lời nói mang nội hàm của thuật ngữ “diễn ngôn” sau này,thậm chí có thể nói chính M Bakhtin đã truyền cảm hứng cho các lý thuyết gia diễnngôn theo hướng xã hội học Trước khi bước vào thời kỳ phát triển rộng khắp, lýthuyết diễn ngôn đã trải qua lịch sử thực hành phân tích lâu dài, có thé tính từ nhữngnăm cuối thập niên 1920 Công trình Hình thái truyện cổ tích than kỳ của VladimirPropp năm 1928 và các nghiên cứu về cầu trúc huyền thoại nguyên thủy của Lévi —Strauss những năm thập niên 1930 là những kinh nghiệm sơ khởi, có ảnh hưởng đến
sự phát triển về sau của lý thuyết diễn ngôn Dưới ảnh hưởng của lý thuyết ngôn ngữhọc hiện đại cùng phương pháp luận cấu trúc, giai đoạn trước thập niên 1970, các nhà
Trang 34nghiên cứu diễn ngôn thời ky này, giúp khoa học thoát khỏi tình trạng khủng hoảng lý
thuyết do những hạn chế của cấu trúc luận và phản ánh luận Marxist tạo nên, mở ra
viễn cảnh mới cho việc giải thích căn tính xã hội, văn hoá, chính trị.
Lý thuyết điễn ngôn được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết lĩnh vực khoa học xãhội - nhân văn Mỗi lĩnh vực tiếp cận diễn ngôn theo hướng riêng Hướng tiếp cậnngôn ngữ học xem xét diễn ngôn như cấu trúc biểu nghĩa có tính đến ngữ cảnh Hướngtiếp cận xã hội học phân tích cơ chế quyền lực tạo sinh diễn ngôn Hướng tiếp cận kíhiệu học nghiên cứu diễn ngôn như là tổ chức kí hiệu — biểu tượng văn hoá Hướngtiếp cận giao tiếp xã hội đặt trọng tâm nghiên cứu vào mục đích giao tiếp và chức năng
xã hội của diễn ngôn Hướng tiếp cận phong cách học thé loại chú ý hạt nhân cấu trúcdiễn ngôn Hướng tiếp cận hậu hiện đại xem diễn ngôn như mạng lưới không gian giaotiếp, nơi diễn ra sự kiến tạo và tái tạo hiện thực Mặc dù các hướng tiếp cận nói trên
đặt trọng tâm chú ý và sử dung phương pháp phân tích khác nhau, nhưng, theo nhà
nghiên cứu Lã Nguyên, chúng đều thừa nhận: 1) giới hạn của tồn tại là thực tiễn diễnngôn, là các thông tin của con người và cộng đồng xã hội; 2) bản chất của tồn tại làdiễn ngôn, hành vi lời nói; 3) ban thé tồn tại phụ thuộc vào các quan hệ xác suất, cácqui tắc và chuẩn mực đối thoại (Lã Nguyên, 2018, tr.390)
Văn học là loại hình diễn ngôn đặc biệt Mỗi tác phẩm là một phát ngôn hoànchỉnh, một chỉnh thể diễn ngôn mang bản chất thẩm mỹ Mã tư tưởng hệ của nóthường bộc lộ gián tiếp qua các mã văn hoá Vì vậy, phân tích diễn ngôn văn học đòihỏi phải khám phá hệ thống “ngôn ngữ gốc” trong lớp cấu trúc biểu nghĩa văn bản Có
Trang 35nhiều hướng tiếp cận diễn ngôn văn học Chúng tôi đặc biệt quan tâm hướng tiếp cậnphong cách học thể loại của M Bakhtin và các nhà tự sự học ứng dụng Nga.
M Bakhtin là nhà tư tưởng, xã hội học và nghiên cứu văn học vĩ đại của Nga Từnhững năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, ông đã đề cập đến vấn đề “lời nói” (tức
diễn ngôn) như là một thực thé độc lập, đối lập với ngôn ngữ (với tư cách hệ thống ký hiệu tĩnh tại mà F.de Saussure đề xuất) Quan niệm về diễn ngôn được ông trình bày
trong hàng loạt công trình quan trọng như: Diễn ngôn sinh hoạt và diễn ngôn nghệthuật (1926), Bình về văn xuôi của V Skhlovxki (1926), Chủ nghĩa Mác và triết họcngôn ngữ (1929), Lý luận về thi pháp tiểu thuyết (1934 -1935), Máy vấn dé về thi phápcủa Dostoievxki (1929 — 1963), Mĩ học sáng tạo ngôn từ (1979), Trong tiểu luậnVấn dé các thể loại lời nói (in trong Mĩ học sáng tạo ngôn từ, 1979), M Bakhtin lýgiải: ngôn ngữ (hệ thống ký hiệu toàn dân) đi vào đời sống thực tiễn qua hành vi phátngôn Phát ngôn là “đơn vị thực tế” của giao tiếp lời nói Cấu trúc của phát ngôn có bađặc điểm Thứ nhất, tính ranh giới rạch ròi: dấu hiệu mở dau và kết thúc tạo khung chophát ngôn đồng thời xác định sự thay đổi chủ thể lời nói Thứ hai, tính đối thoại nộitại: thể hiện tỉnh thần chủ động, tích cực của chủ thể lời nói qua việc cấu trúc phátngôn như một chỉnh thé hồi đáp có lường trước phản ứng của người nghe Thứ ba, tínhchỉnh thể hoàn kết: thể hiện ở tính cạn kiệt về ý nghĩa sự vật, ý đồ người nói (mờichào, hối thúc hồi đáp) và hình thức kết cầu — thể loại của phát ngôn M Bakhtin nhânmạnh, phát ngôn nào cũng thuộc về một “thể loại lời nói” nào đó, trong một phạm vi
sử dụng ngôn ngữ nhất định Khái niệm “thể loại” ở đây được hiéu như “những loại
hình phát ngôn tương đối ôn định”, chịu sự chế định của ba yếu tố: nội dung chủ đề,phong cách và tổ chức kết cấu Thẻ loại lời nói rất phong phú, đa dạng M Bakhtinphân biệt hai thể: nguyên sinh (gốc) và phái sinh Thể nguyên sinh là những lời nóiđơn giản trong sinh hoạt thường nhật, ra đời trong điều kiện giao tiếp trực tiếp Thểphái sinh là lời tư tưởng hệ, ra đời trong điều kiện giao tiếp phức tạp Văn học là lờiphái sinh Mỗi tác phẩm là một phát ngôn, một diễn ngôn hoàn chỉnh Lý thuyết thểloại là di sản quan trọng bậc nhất của M Bakhtin đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứudiễn ngôn văn học Bằng việc xác định thể loại văn học mang bản chất lời nói, ông đãchuyển trọng tâm nghiên cứu diễn ngôn văn học từ hệ thống cấu trúc văn bản (bề mặt)sang hệ thống cầu biểu nghĩa (chiều sâu) Với ý nghĩa như vậy, M Bakhtin xem lịch
Trang 36sử, phong tục, tình ái Lịch sử phát triển văn học qua các thời kì được thể hiện tậptrung ở loại hình nội dung, chứ không phải cầu trúc hình thức Với phương pháp luậnthi pháp học lich sử, N.D Tamarchenco chứng minh sự hiện diện của iểu thuyết cổđiển trong lịch sử văn học hiện đại Nga Với ý nghĩa này, khái niệm “tiểu thuyết cổ
điển” thuộc phạm trù loại hình fe} giai doan hinh thanh va phat triển của minh, nó xác
lập những đặc điểm cấu trúc ổn định, làm nên bản chất thể loại, được bảo lưu, duy trìxuyên suốt chiều dài lịch sử Trong công trình Tiểu thuyết cổ điển Nga thé kỷ XIX,N.D Tamarchenco nỗ lực khái quát mô hình lý thuyết của tiêu thuyết hiện thực vàlogic biến đổi của cấu trúc này trong quan hệ với quy luật đời sống lịch sử VI.Chiupa, trong Phân tích văn bản nghệ thuật, nỗ lực mô hình hoá cấu trúc diễn ngôn tự
sự Cơ sở nghiên cứu của ông là phạm trù sự kiện của văn bản tự sự mà nhiều nhàkhoa học đi trước đề xuất Theo đó, văn bản tự sự bao gồm hai sự kiện: sự kiện tham
Trang 37tiếp: chủ thể phát ngôn, đối tượng tham chiếu, ý thức tiếp nhận của người tiếp nhận.V.G.Chuipa xây dựng cấu trúc diễn ngôn tự sự với bảy phạm trù: chiến lược giao tiếp,bẫy, đoạn, bức tranh thế giới, điểm nhìn, giọng và thể loại diễn ngôn (Lã Nguyên,
2018, tr.191-224).
Nói chung, ở “bước ngoặt diễn ngôn”, thế giới được nhìn nhận không phải làthực thể khách quan, độc lập, bắt biến, mà như là cái được kiến tạo trong quan hệ giaotiếp năng động Nghiên cứu văn học dưới ánh sáng của lý thuyết diễn ngôn, trong đódiễn ngôn trần thuật ở vị trí trung tâm, là đặt tác phẩm trong quan hệ giao tiếp, xemhành vi giao tiếp là tiến trình diễn ra đồng thời ở nhiều cấp độ, xem đối tượng thamchiếu thuộc về ý đồ phát ngôn, và nhìn bức tranh thế giới không ngoài bản chất cáiđược kiến tạo
1.2.2 Lịch sử và nghiên cứu tự sự lịch sử dưới ánh sáng lý thuyết diễn ngôn
Trong kỷ nguyên hậu hiện đại, khoa học bác bỏ mối quan hệ có tính chất mô
phỏng giữa biểu đạt và quy chiếu, giải phóng các hình thức biểu đạt ra khỏi thực tại
Nó thừa nhận thế giới hiện diện nhưng những gì được diễn giải và bao giờ cũng thấmđẫm tư tưởng hệ Trên tỉnh thần giải phóng các hình thức biểu đạt ra khỏi hiện thực
quy chiếu, chủ nghĩa tân lịch sử (new-historicism) bác bỏ quan niệm lịch sử là đối
tượng thuần nhất mà ta có thé tiếp cận một cách trực tiếp và nguyên khối Lịch sử,theo họ, là cái đa trị, liên tục biến đổi và được điều chỉnh theo những mục đích khácnhau Hayden White được biết đến như là lý thuyết gia nhiệt tình chống lại khoa họclịch sử truyền thống và như một người nỗ lực bảo vệ các giá trị nhân văn Trong công
trình Metahistory: The Historical Imagination in 19th-Century Europe (tạm dịch: Siêu
lịch sử: trí tưởng tượng lịch sử ở châu Âu thế kỷ 19), H White (2014) tước đi đặcquyền diễn giải quá khứ của khoa học lịch sử, xóa nhòa ranh giới giữa sử học và vănhọc Bởi theo ông, chúng chia sẻ chung các cấu trúc tự sự, ý thức hệ và bản chất ngônngữ Bằng cách so sánh việc tạo văn bản lịch sử và sáng tạo văn học, H White khẳngđịnh tác phâm lịch sử là “một cấu trúc ngôn từ mang hình thức của diễn ngôn văn xuôi
tự sự” (H White, 2014, tr ix) Bốn hình thức biên sử phổ biến trong sử học tương ứngvới bốn cấu trúc tự sự văn học, gồm: ẩn dụ (metaphor), hoán dụ (metonymy), cải dung
Trang 38(synecdoche) và mia mai — trào phúng (irony - satire) Ông lý gi lẻ cấp nghĩa cho
tác phẩm, sử gia buộc phải sắp xếp các sự kiện theo trật tự chuỗi và tạo ra một câu
chuyện về những sự kiện ấy, cũng có nghĩa sử gia đã che giấu đi một điều gì đó thực
sự đã xảy ra nhưng nằm ngoài mục đích câu chuyện của mình Thuật ngữ
“metahistory” được H White đưa ra với hàm ý nhấn mạnh về những gì được thêmvào, sự ràng buộc của nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ mà sử gia tuân theo Để câuchuyện trở nên rõ ràng hơn về mặt ý nghĩa, sử gia tổ chức văn bản theo nguyên tắc cốttruyện hoá: lãng mạn, bi kịch, hài kịch, trào phúng Với ý đồ lãng mạn, ý nghĩa tổngthể của văn bản lịch sử là tích cực, nhắn mạnh chiến thắng của cái thiện với cái ác, chothấy khả năng nhân loại vượt qua những giới hạn của thế giới thực tại Với ý đồ tràophúng, văn bản lịch sử nhấn mạnh sự bt lực của nhân loại trước những giới hạn thựctại Với ý đồ hài hước, văn bản lịch sử xây dựng các lực lượng khác nhau trong vai tròhòa giải, thế giới tạm thời trở nên tốt đẹp hơn Với ý đồ bi kịch, văn bản nhấn mạnh tớinhững hạn chế vốn có của nhân loại và những giới hạn không thể vượt qua của thếgiới H White còn chỉ ra bốn luận pháp hình thức mà sử gia thường sử dụng trong tạolập văn bản, gồm: hình thức luận, cơ cấu luận, tổ chức luận và bối cảnh luận Tươngđương đó là bốn dang tư tưởng hệ thé hiện quan điểm của sử gia: chủ nghĩa vô chínhphủ, chủ nghĩa cấp tiến, chủ nghĩa bảo thủ, và chủ nghĩa tự do Với quan điểm vôchính phủ, sử gia xây dựng câu chuyện theo ý đồ con người đã ra khỏi thời kỳ khôngtưởng, nhưng cũng có thể trở lại thời kỳ như thế bat cứ lúc nào Với quan điểm cấptiến, sử gia nhấn mạnh khả năng tương lai nhân loại sẽ rơi vào trạng thái “khôngtưởng” Với quan điểm bảo thủ, sử gia xây dựng câu chuyện lich sử phát triển như mộtquá trình và tình trạng hiện tại của nhân loại là tốt nhất Còn với quan điểm tự do, sửgia thể hiện niềm tin vào tương lai tiến bộ, nhưng nhân loại cần có nhiều thời gian dé
đạt được điêu đó.
Chỉ ra những cách thức, kỹ thuật mà các sử gia sử dụng dé tạo nghĩa cho tácphâm của họ, H White chứng minh lịch sử chỉ là những biểu đạt về quá khứ và luôn
có nhiều cách biểu đạt về một sự kiện duy nhất Điều này có nghĩa lịch sử gần như là
hư cấu Vai trò sử học đối với con người cũng không vì thế mà bị giới hạn Nhưng lịch
sử là vô nghĩa nếu nhân loại đặt lên vai sử gia nhiệm vụ khám phá chân lý khách quan
Trang 39Bởi vì, vai trò của sử học không phải là giúp nhân loại hiéu quá khứ, mà là giải phóng con người khỏi “gánh nặng lịch sử”, giải phóng hiện tại ra khỏi quá khứ.
H White không phải là người khới xướng chủ nghĩa tân lịch sử Nó được hình
thành trong cuộc khủng hoảng chủ nghĩa lịch sử (historicism) đầu thế kỷ XX Thậmchí, có thé tính truyền thống tương đối luận lịch sử sớm hơn, từ những phát biểu củaFriedrich Nietzsche trong “Luận về lợi ích và bat lợi của lịch sử đối với cuộc sống”(1871) Tỉnh thần tương đối luận mà F Nietzsche vào cuối thé kỷ XIX trở lại và tiếptục được kế thừa, phát triển trong bối cảnh hậu hiện đại Mặc dù quan điểm tương đốiluận không nhận được sự đồng tình của các lý thuyết gia hiện đại - những người theochủ nghĩa lịch sử không chấp nhận sự đầu hàng của trí tuệ trong nhận thức chân lýnhưng các triết gia hậu hiện đại, bằng việc phân tích sự chỉ phối của tư tưởng hệ và cáchình thức biểu đạt đã thành công khi gợi ra sự hoài nghỉ về tính chặt chẽ của lịch sử vàkhả năng nhận thức chân lý quá khứ Nghiên cứu lịch sử trong điều kiện hậu hiện đại,
H White được nhắc đến như là người có công phát triển chủ nghĩa tân lịch sử trongnghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Bởi vì, dẫu quan điểm của ông phần cực
đoan, nhưng Metahistory: The Historical Imagination in 19th-Century Europe có ý
nghĩa cực ky quan trọng về nhận thức luận và phương pháp luận Nó chứng minhthuyết phục rằng bất cứ biểu đạt quá khứ nào cũng bị ảnh hưởng bởi cách thức mà nótạo ra Bằng cách giải phóng hình thức biểu đạt khỏi cái được qui chiếu, H White
“giải phóng” sử gia ra khỏi cái được gọi là sự thật tuyệt đối, trao quyền tự do diễn giải
lịch sử cho nhiều lĩnh vực khác, trong đó có văn học Công trình của H White tạo ảnh
hưởng và ngày càng có nhiều nghiên cứu vận dụng vào phân tích diễn ngôn
Ở Việt Nam, trong bối cảnh giao lưu văn hoá toàn cầu, các lý thuyết văn họcphương Tây được giới thiệu rộng rãi Lý thuyết diễn ngôn, tuy còn nhiều tranh luậnnhưng bước đầu có nghiên cứu ứng dụng Chúng tôi ghi nhận một số nghiên cứu tự sựlịch sử Việt Nam dưới ánh sáng lý thuyết diễn ngôn
Trước hết phải kể đến bài nghiên cứu của Lã Nguyên (2018) về “Những cách tânnghệ thuật trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của NguyễnXuân Khánh” Là một trong số nhà khoa học nhiệt tình dịch thuật, giới thiệu lý thuyếtdiễn ngôn từ (hướng tiếp cận kí hiệu học, thi pháp học lịch sử, tự sự học ứng dụng),ông có nhiều bài phân tích các hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại, chứng minh khả
Trang 40năng khai mở vấn đề của lý thuyết này Bàn về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn XuânKhánh, ông nhận định Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa có nhiềuđiểm cách tân nghệ thuật Một là đổi mới nguyên tắc truyện ké từ xu hướng huyềnthoại hoá sang nguyên tắc tiểu thuyết hoá, mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo Hai là sửdụng kết cấu như một ngôn ngữ nghệ thuật đặc biệt mở rộng “khung” văn bản, đan xencác lớp không gian truyện kể (của cái chung cục, cái khởi nguyên, và cái đương daiđang tiếp diễn) gắn liền với kí ức văn hoá thể loại (cổ tích, truyền thuyết, tiểu thuyết)trong giao tiếp ngôn ngữ nhân loại, mang lại cho tác phẩm những nét nghĩa mới Ba là
sử dụng văn hoá xử thế và cặp đối lập “âm — dương” như mã truyện kể, điểm tựa tạonghĩa cho tác phẩm Tuy có những đổi mới quan trọng trong nghệ thuật truyện kể,song Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa cũng như những tác phẩmtrước đó của Nguyễn Xuân Khánh mang đậm tính luận dé Nếu đặt vào bức tranhchung của văn học trung đại và hiện đại sơ kì, các tác phẩm này vẫn chưa thoát khỏi
“lối viết cổ điển” Có thé thấy nhà nghiên cứu của La Nguyên đã tiếp cận diễn ngôn tự
y, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa từ góc độ kí hiệu
sự lịch sử trong Hồ Quý
học và thi pháp học thể loại, phát hiện cấu trúc biểu nghĩa của tác phẩm
Van học siêu hư cầu và cảm quan hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam thời đâuđổi mới là luận án tiến sĩ của Phạm Ngọc Lan (2015) Ở chương 3, tác giả phân tíchmột số tác phẩm chứng minh siêu hư cấu lịch sử là một hình thức nghệ thuật đặc thùcủa tư duy hậu hiện đại Đối với văn học Việt Nam đương đại, luận án dành nhiềutrang phân tích kỹ đặc trưng truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp Một cách khái
quát, luận án của Phạm Ngọc Lan phân tích đặc trưng hình thức nghệ thuật và nội dung diễn ngôn từ góc độ xã hội học do M Foucault khởi xướng Vì vậy, luận án đi
vào phân tích mối quan hệ giữa diễn ngôn với quyền lực, tri thức (vị thế, quyền diễngiải lịch sử qua tương quan quyền lực nam - nữ, phương Đông - phương Tây) Phântích chiến lược biên sử trong văn xuôi tự sự không phải là mục tiêu chính trong luận áncủa Phạm Ngọc Lan, mà chi là một bước phát triển dé tác giả chứng minh những van
đề của văn học hậu hiện đại Vì vậy, luận án chỉ mới dừng lại ở mức chạm ngõ phântích diễn ngôn chứ chưa khai thác sâu các vấn đề cấu trúc thể loại của chúng
Ngô Thanh Hải nghiên cứu Ba mô hình truyện lịch sử (luận án tiến sĩ, 2019) Lýthuyết thể loại của M Bakhtin và lý thuyết giao tiếp diễn ngôn của V.I Chiupa là điểm