BÁO CÁO BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GDCD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơ
Trang 1TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ …
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI NHẰM NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GDCD LỚP 8
(KẾT NỐI TRI THỨC)
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1
1 Tên báo cáo biện pháp: 1
2 Tác giả: 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 2
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2
1.1 Các bước tiến hành 2
1.2 Cách chọn tình huống đóng vai 3
1.3 Cách phân vai 10
1.4 Trang phục đóng vai 11
1.5 Cách đánh giá cho điểm học sinh khi sử dụng phương pháp đóng vai 11
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 11
PHẦN KẾT LUẬN 13
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện 13
1.1 Đối với giáo viên 13
1.2 Đối với học sinh 13
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 14
Trang 31
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp:
Vận dụng phương pháp đóng vai nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD lớp 8 (KNTT)
2 Tác giả:
- Họ và tên: …… Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Môn GDCD ở trường trung học cơ sở có vị trí hàng đầu trong định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại
Trong đổi mới chương trình GDPT 2018, Bộ GD-ĐT đã có nhiều giải pháp nâng cao vị thế, chất lượng dạy và học bộ môn này như cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, bổ sung thêm tài liệu, trang thiết bị dạy học… tuy nhiên việc nhận thức hoặc đánh giá không đúng về môn GDCD vẫn còn là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều trường trung học hiện nay Nhiều giáo viên dạy qua loa, chiếu lệ còn học sinh thì coi thường môn học cho nên hiện tượng học đối phó, xem nhẹ, ngại học môn Giáo dục công dân đang diễn ra phổ biến
Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra là giáo viên phải dạy như thế nào
để học sinh đam mê, tích cực trong việc học tập Theo tôi, vấn đề cốt lõi là nằm
ở phương pháp dạy của giáo viên Trong quá trình giảng dạy bản thân thấy có nhiều phương pháp khai thác được điều đó Trong đó, đóng vai là một phương
Trang 42
pháp tích cực, gây hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nếu thực hiện được phương pháp này thì hiệu quả rất rõ rệt
Nếu biết cách xây dựng và triển khai hoạt động đóng vai trong học môn GDCD 8 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ tạo hứng thú, say mê học tập cho các em Các tình huống trong bộ sách mới đều phân chia theo những nhóm chủ đề gần gũi trong cuộc sống, xoay quanh gia đình, nhà trường và xã hội Qua phương pháp đóng vai, học sinh không chỉ tiếp thu tốt nội dung bài học mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm và đặc biệt trở nên tự tin,
mạnh dạn hơn Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp
đóng vai nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD lớp 8 (KNTT)” làm
đề tài nghiên cứu của mình
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở …
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tổ chức hoạt động đóng vai trong giờ dạy GDCD lớp 8
3 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra biện pháp đóng vai trong các bài học GDCD 8 giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các em sử dụng vốn kiến thức, phát huy được kinh nghiệm sống của bản thân, thể hiện bằng hành động, việc làm, thái
độ để phân tích, lí giải, tranh luận, giải quyết các tình huống, các sự kiện thực tế
từ đó các em rút ra bài học và khắc sâu kiến thức
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
1.1 Các bước tiến hành
Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài, có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, có thể sử dụng để rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh và cũng có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tùy theo nội dung và mục đích của bài dạy
Trang 53
Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả cần tiến hành theo các bước: Bước 1:
- Đối với các tiết thực hành, ngoại khóa giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ, nhóm xây dựng kịch bản và phân công nhiệm vụ đóng vai
- Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong các phần của tiết học thì giáo viên nên đưa ra tình huống ngắn gọn để học sinh dễ đóng vai
Bước 2: Học sinh thể hiện kịch bản, vai diễn
Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá
1.2 Cách chọn tình huống đóng vai
Phương pháp đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành “ làm thử” một cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định
Trên thực tế lớp 6, lớp 7 đã sử dụng phương pháp này cho nên đến lớp 8 học sinh cũng tương đối thành thạo khi đóng vai Nhưng ở lớp 8 đòi hỏi việc đóng vai phải nâng cao hơn về mặt kỹ năng, quy mô hơn về tiểu phẩm, đa dạng hơn về nội dung của tình huống để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nội dung của chương trình học Do vậy cách chọn tình huống cũng rất quan trọng
Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình
độ lứa tuổi của học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học, tình huống không được quá khó Nội dung tình huống cần phù hợp với tình hình thực tế của học sinh, phải có tính khả thi để giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn Tình huống nên để
mở, không cho trước kịch bản, lời thoại Đặc biệt, giáo viên phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai, nên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia, kể cả học sinh nhút nhát
Trong quá trình học sinh phân công, chuẩn bị vai diễn, giáo viên đi đến từng nhóm kiểm tra tinh thần làm việc, lắng nghe ý kiến của các em, góp ý cho các em
để các em chuẩn bị tốt vai diễn của mình Sau phần diễn của các nhóm nên động viên, khen ngợi, đặc biệt biểu dương những cá nhân xuất sắc, nhóm diễn tốt
Trang 64
Cách chọn tình huống như sau:
* Cách 1: chọn tình huống có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên, vở
bài tập, sách tham khảo, bài tập tình huống GDCD, câu chuyện và tình huống pháp luật, đạo đức…
Tình huống này mang tính giáo dục và sư phạm cao, phù hợp với nội dung bài học, gây hứng thú cho các em, tiết kiệm được thời gian sáng tạo ra tình huống
Ví dụ : Khi dạy đến bài “ Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc” (trang
10 GDCD 8 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Giáo viên định hướng kịch bản và hướng dẫn các em đóng vai (có thể phân vai, có thể trên tinh thần xung phong)
Có thể dựng kịch bản như sau:
Sân khấu: giả định đây là buổi giao lưu văn hóa thanh thiếu niên giữa các nước
Diễn biến: một bạn đóng vai người dẫn chương trình tham gia giao lưu văn hóa thanh thiếu niên giữa các nước
Buổi đầu vào buổi giao lưu, làm quen với nhau
- Các em hãy giới thiệu mình đến từ quốc gia nào?
Trang 75
Một em thưa:
- Xin chào mọi người, mình đến từ Nhật Bản ạ!
Em tiếp theo thưa:
- Mình đến từ Trung Quốc, rất vui được gặp mọi người!
Đến lượt em Hà (một thành viên khác của lớp) cũng như các bạn, em nói rất hồn nhiên:
- Chào mọi người, mình đến từ Ni-gie-ri-a ạ!
Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười, Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như hiểu
ra, mặt Hà đỏ bừng, mắt rơm rớm Người dẫn chương trình đã lên tiếng, âu yếm nói với Hà:
- Chào mừng bạn đã đến với buổi giao lưu Mỗi dân tộc, quốc gia đều có những nét riêng về tính cách, truyền thống, phong tục, ngôn ngữ và màu da khác nhau Đó đều là vốn quý của nhân loại cần được tôn trọng, kế thừa và phát triển
Một không khí im lặng bao trùm cả buổi sinh hoạt Những bạn lúc nãy cười
to nhất lúc này cúi mặt ngượng ngùng Một em đứng dậy:
- Chúng mình thật có lỗi Chúng mình xin lỗi bạn Hà
(sau khi đóng vai sẽ chuyển sang phương pháp thảo luận nhóm)
* Định hướng nhận xét
- Nhận xét về cách đóng vai (điệu bộ, lời nói, hành động đã phù hợp chưa, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm)
Bài học rút ra từ tình huống là gì? (phân tích thái độ “ thiếu tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc” của một số học sinh trong câu chuyện trên Khi nhận ra lỗi của mình họ đã làm gì?)
* Cách 2: Giáo viên đưa ra tình huống, định hướng kịch bản cho học sinh,
học sinh tự nghĩ ra cách giải quyết cho tình huống
Cách này có ưu điểm là làm nảy sinh được óc sáng tạo của học sinh
- Khích lệ và vị thế học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử của học sinh
Trang 8VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC
TẬP MÔN GDCD LỚP 8
(KẾT NỐI TRI THỨC)
Trang 91 Lý do chọn biện pháp
2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3 Hiệu quả của các biện pháp
4 Những bài học kinh nghiệm
Trang 10đóng vai Cách phân vai
01
Các bước tiến hành
Các giải pháp
Trang phục đóng vai
04
Cách đánh giá cho điểm học sinh khi sử dụng phương pháp đóng vai
05
Trang 11Môn GDCD
có vị trí hàng đầu trong định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn
Phương pháp đóng vai
là một phương pháp tích cực, gây hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn
Chương trình GDPT 2018
Bộ GD-ĐT đã có nhiều giải pháp nâng cao vị thế, chất lượng dạy và học
bộ môn này
Trang 121 Các bước tiến hành
Bước 1:
- Đối với các tiết thực hành, ngoại khóa giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ, nhóm xây dựng kịch bản
và phân công nhiệm vụ đóng vai.
- Giáo viên nên đưa ra tình huống ngắn gọn để học sinh dễ đóng vai.
Bước 2: Học sinh thể hiện kịch bản, vai diễn.
Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá
Trang 132 Cách chọn tình huống đóng vai
Cách chọn tình huống như sau
• Cách 1: chọn tình huống có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên,
vở bài tập, sách tham khảo, bài tập tình huống GDCD, câu chuyện và tình huống pháp luật, đạo đức…
• Cách 2: Giáo viên đưa ra tình huống, định hướng kịch bản cho học sinh, học sinh tự nghĩ ra cách giải quyết cho tình huống.
• Cách 3: Học sinh tự tạo ra tình huống, kịch bản, cách giải quyết phù hợp với nội dung bài học.
Trang 142 Cách chọn tình huống đóng vai
Ví dụ: Bài “ Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc”
Sân khấu: giả định đây là buổi giao lưu văn hóa thanh thiếu niên giữa các nước
Diễn biến:
• Một bạn đóng vai MC chương trình tham gia giao lưu văn hóa thanh thiếu niên giữa các nước.
• MC đặt câu hỏi cho các thanh thiếu niên: Các bạn hãy giới thiệu mình đến từ quốc gia nào?
Trang 152 Cách chọn tình huống đóng vai
Ví dụ: Bài “ Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc”
Giáo viên đánh giá, nhận xét
• Nhận xét về cách đóng vai
• Bài học rút ra từ tình huống là gì?
Trang 162 Cách chọn tình huống đóng vai
Ví dụ: Bài 10 “Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân”
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các em làm việc độc lập (tự phân vai, tự nghĩ lời thoại và diễn xuất)
Tình huống: Em không muốn nối tiếp truyền thống kinh doanh của gia đình