1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao khả năng giải các dạng toán tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 (sách kết nối tri thức với cuộc sống)

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Khả Năng Giải Các Dạng Toán Tính Giá Trị Biểu Thức Cho Học Sinh Lớp 3 (Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Toán
Thể loại Báo Cáo Biện Pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢI CÁC DẠNG TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC CHO HỌC SINH LỚP 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: …

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢI CÁC DẠNG TOÁN TÍNH GIÁ

TRỊ BIỂU THỨC CHO HỌC SINH LỚP 3 (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2

1.1 Đối với dạng bài 1 (áp dụng quy tắc 1 và 2): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, trừ hoặc nhân, chia 3

1.2 Dạng bài 2 (áp dụng quy tắc 3): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia) 5

1.3 Dạng bài 3 (áp dụng quy tắc 4): Biểu thức có dấu ngoặc đơn 7

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 10

PHẦN KẾT LUẬN 12

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 12

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 13

2.1 Về phía giáo viên 13

2.2 Về phía phụ huynh học sinh 14

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp: Nâng cao khả năng giải các dạng toán tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 (Bộ sách Kết nối tri thức)

2 Tác giả

- Họ và tên:

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, nó giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, tư duy logic, bồi dưỡng những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận biết thế giới hiện thực

và khách quan Toán học giúp con người phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, nhanh nhạy và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm Trong đó mạch kiến thức tính giá trị của biểu thức là bộ phận gắn kết mật thiết với các mạch kiến thức của toán học trong chương trình tiểu học và các cấp học tiếp theo, góp phần làm phát triển toàn diện năng lực học toán của người học sinh

Trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, các dạng toán tính giá trị biểu thức được chia làm 3 dạng bài là biểu thức có 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia; biểu thức có 2 dấu phép tính cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia); biểu thức có dấu ngoặc đơn Học sinh thường nhầm lẫn giữa các dạng toán và quy tắc tính toán khiến kết quả học tập ngày càng giảm sút, các em lo lắng, chán nản với môn học Điều này nếu tiếp tục kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này của các em

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp dạy học đổi mới để nâng cao hiệu quả giải các dạng toán tính giá trị biểu thức trong môn Toán lớp 3 Đây cũng là yêu cầu của Bộ GD&ĐT trong

Trang 4

2

chương trình đổi mới GDPT 2018, đề cao việc mở rộng, kết hợp nhiều biện pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng cả về năng lực và phẩm chất cho học sinh Có lẽ đây không chỉ là những trăn trở, suy nghĩ của riêng bản thân tôi mà còn là của nhiều bạn đồng nghiệp khác đang mang trên mình trách nhiệm to lớn của một

người Thầy Vì thế tôi đã đi sâu tìm hiểu "Nâng cao khả năng giải các dạng

toán tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)" nhằm góp phần nâng cao chất lượng của những tiết học toán có nội

dung về dạng tính giá trị biểu thức trong chương trình

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3 trường Tiểu học…

- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy giải dạng toán tính giá trị của biểu thức

3 Mục đích nghiên cứu

Biện pháp nhằm giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về giải dạng toán tính giá trị của biểu thức với các dạng bài cơ bản như: biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia; biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia; biểu thức có dấu ngoặc

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Việc phân loại và nắm rõ cách giải của từng dạng toán tính giá trị của biểu thức giúp học sinh áp dụng chính xác các quy tắc và cho ra kết quả đúng Chỉ khi biết phân biệt cách giải của từng dạng, các em mới cảm thấy được môn Toán không quá khó khăn, phức tạp Từ đó, tạo tâm lý thoải mái, tự tin hơn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu và học môn Toán nói chung và dạng toán tính giá trị biểu thức nói riêng Tôi đã tìm hiểu và phân loại cụ thể từng dạng bài tính giá trị biểu thức trong môn Toán 3 gồm có 3 dạng bài với 4 quy tắc như sau:

Trang 5

3

1.1 Đối với dạng bài 1 (áp dụng quy tắc 1 và 2): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, trừ hoặc nhân, chia

Ví dụ 1: 27 - 7 + 30 (Bài 1a trang 104 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri

thức với cuộc sống)

Tôi đã tiến hành theo các bước sau:

* Bước 1: Tôi đưa ra ví dụ : 27 - 7 + 30 để giúp học sinh có biểu tượng về

biểu thức

* Bước 2: Tôi đặt một số câu hỏi để học sinh đưa ra nhận xét xem biểu thức

có mấy dấu phép tính ? Phép tính nào đứng trước ? Phép tính nào đứng sau ?

* Bước 3: Tôi hướng dẫn thứ tự thực hiện phép tính từ trái sang phải :

27 - 7 + 30 = 20 + 30

= 50

* Bước 4: Tôi hướng dẫn để giúp học sinh rút ra quy tắc 1: Nếu trong biểu

thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

- Gọi vài học sinh nhắc lại quy tắc

Ví dụ 2: 60 + 50 - 20 (Bài 1b trang 104 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri

thức với cuộc sống)

Trang 6

4

Tôi đã tiến hành theo các bước sau:

* Bước 1: Tôi đưa ra ví dụ : 60 + 50 - 20 để giúp học sinh có biểu tượng về

biểu thức

* Bước 2: Tôi đặt một số câu hỏi để học sinh đưa ra nhận xét xem biểu thức

có mấy dấu phép tính ? Phép tính nào đứng trước ? Phép tính nào đứng sau ?

* Bước 3: Tôi hướng dẫn thứ tự thực hiện phép tính từ trái sang phải :

60 + 50 - 20 = 110 - 20

= 90

* Bước 4: Tôi hướng dẫn để giúp học sinh rút ra quy tắc 1: Nếu trong biểu

thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

- Gọi vài học sinh nhắc lại quy tắc

Ví dụ 3 : 30 : 5 x 2 (Bài 1a trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Tôi đặt câu hỏi: Biểu thức có mấy dấu phép tính? Đó là những dấu phép tính nào?

- Tôi tiếp tục tiến hành các bước tương tự như ví dụ 1 để học sinh rút ra được quy tắc 2: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

- Gọi vài học sinh nêu lại quy tắc 2

Sau đã tôi chỉ vào lần lượt từng ví dụ, yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hiện để khắc sâu kiến thức, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ quy tắc

Trang 7

5

* Bước 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức vừa học

* Bước 6: Củng cố dặn dò

1.2 Dạng bài 2 (áp dụng quy tắc 3): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia)

Ví dụ 1: 24 + 5 x 6 (Bài 1b trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

* Bước 1: Tôi đưa ra ví dụ 1: 24 + 5 x 6

* Bước 2: Tôi hỏi câu hỏi để học sinh nhận xét về các dấu phép tính trong

biểu thức

* Bước 3: Tôi hướng dẫn: Biểu thức 24 + 5 x 6 có hai dấu phép tính cộng và

nhân nên không thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải mà ta thực hiện

5 x 6 trước sau đó mới thực hiện phép tính cộng

24 + 5 x 6 = 24 + 30

= 54

Ví dụ 2 : 30 - 18 : 3 (Bài 1c trang 106 Toán 3 tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 8

NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢI CÁC DẠNG TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC CHO HỌC SINH LỚP 3

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 9

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 10

Dạng bài 3 (áp dụng quy tắc 4): Biểu thức có dấu

ngoặc đơn

01

Đối với dạng bài 1 (áp dụng quy tắc 1 và 2): Biểu thức có

2 dấu phép tính: cộng, trừ hoặc nhân, chia

Dạng bài 2 (áp dụng quy

tắc 3): Biểu thức có 2 dấu

phép tính: cộng, nhân

(chia) hoặc trừ, nhân (chia)

Các giải pháp

Trang 11

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với dạng bài 1 (áp dụng quy tắc 1 và 2): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, trừ hoặc nhân, chia

Ví dụ 1: 27 - 7 + 30

Bước 1: Giáo viên đưa ra ví dụ: 27 - 7 + 30 để giúp học sinh có biểu

tượng về biểu thức.

Bước 2: Giáo viên đặt một số câu hỏi: Biểu thức có mấy dấu phép tính?

Phép tính nào đứng trước? Phép tính nào đứng sau?

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn thứ tự thực hiện phép tính từ trái sang phải

27 - 7 + 30 = 20 + 30

= 50

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với dạng bài 1 (áp dụng quy tắc 1 và 2): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, trừ hoặc nhân, chia

Qua các ví dụ, giáo viên rút ra 2 quy tắc

Quy tắc 1:

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực

hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Quy tắc 2:

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực

hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

Trang 13

2 Dạng bài 2 (áp dụng quy tắc 3): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia)

Bước 1: Giáo viên đưa ra ví dụ: 30 - 18 : 3

Bước 2: Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh nhận xét về các dấu phép tính

trong biểu thức

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn thứ tự thực hiện phép tính phép chia trước, phép trừ sau

30 - 18 : 3 = 30 - 6

= 24

Trang 14

2 Dạng bài 2 (áp dụng quy tắc 3): Biểu thức có 2 dấu phép tính: cộng, nhân (chia) hoặc trừ, nhân (chia)

2 Nội dung các biện pháp

Quy tắc: Nếu trong biểu thức có các

phép tính cộng trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước rồi thực hiện các phép cộng,

trừ sau

Trang 15

Về phía giáo viên

Nghiên cứu kĩ nội dung bài, phân

loại dạng và tìm ra mối quan hệ

giữa kiến thức mới, kiến thức cũ

đã học có liên quan Phối kết hợp

nhịp nhàng, có hiệu quả giữa gia

đình - nhà trường và xã hội

5 Những kiến nghị, đề xuất

Về phía phụ huynh

Dành thời gian để ôn tập cùng con các dạng toán tính giá trị biểu thức Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt việc học tập của học sinh

Ngày đăng: 23/11/2024, 19:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w