1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN ppt

19 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 174 KB

Nội dung

Ma túy là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo,khi đưa vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây ức chế thần kinh hoặc kích thích mạnh mẽ hệ thần kinh, làm giảm đau,

Trang 1

MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

1 Ma tuý là gì?

Ma túy là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo,khi đưa vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây ức chế thần kinh hoặc kích thích mạnh mẽ hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác, dẫn đến thay đổi một hoặc nhiều chức năng của cơ thể( về tâm lý, sinh lý) làm cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được phải gia tăng liều lượng

để thỏa mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khỏe ngày một cạn kiệt, nhân cách suy thoái, gia tài khánh kiệt, hủy hoại nòi giống

2 Phân loại ma tuý

Dựa vào nguồn gốc hình thành mà người ta chia ma túy thành 2 loại, đó là: ma túy có nguồn gốc tự nhiên và ma túy có nguồn gốc nhân tạo:

• Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên

- Cây anh túc( cây thuốc phiện): có 3 dạng chính:

o Thuốc phiện sống: là nhựa mới thu hoạch từ quả, lá thuốc phienj, phơi khô và đóng gói Tính chất: có màu nâu đen sẫm,có mùi thơm quyến rũ và ít tan trong nước

o Thuốc phiện chín: được bào chế từ thuốc phiện sống, có mùi thơm hơn và màu đen sẫm

o Xái thuốc phiện: là phần còn lại trong tẩu sau khi đã hút xong

- Cây cần sa (cây gai đầu, cây lanh mèo, đãi mã, bồ đà )

- Cây co-ca: hoạt chất chính là cocain

- Cây khát: cây catha

• Ma túy có nguồn gốc nhân tạo:

- Các chất giảm đau: Dorlagan, heroin tổng hợp

- Các chất kích thích thần kinh: Amphetamine, Mathanphetamine

- Các chất ức chế thần kinh: Barbiturat( an thẩn), Methaqualon, Mecloqualon, sedusen,

Mepropamate

3 Nghiện ma tuý

Nghiện ma túy là qua trình sử dụng lặp đi lặp lại một chất hay nhiều chất ma túy dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện làm họ cả thể chất lẫn tinh thần vào chất đó

3.1 Các con đường đưa ma túy vào cơ thể:

- Qua đường tiêu hóa: nhai các lá cây chứa chất ma túy, nuốt các laoij viên chứa chất ma túy

- Qua đường hô hấp: nghiền ma túy tổng hợp thành bột và hít các bột hay đót các loại ma túy (tự chế hoặc tổng hợp) hút khói thuốc

- Qua đường máu:tiêm ma túy dưới dạng lỏng vào tĩnh mạch hoặc dưới da

3.2 Cơ chế gây nghiện

Bình thường trong cơ thể người, tuyến yên vẫn tự tueets ra một lượng hooc môn tên gọi : endophin, có tác dụng làm giảm đau khi cơ thể đau đớn

Khi đưa ma túy vào cơ thể, các chất ma túy sẽ dần thay thế endophin, hậu quả là tuyến yên ngày càng tiết ít ra endophin Để bù lượng endophin giảm đi, người nghiện ma túy phải tăng liều lượng, tình trạng này kéo dài dẫn đến tình trạng nghiện ma túy Khi đã nghiện,tuyến yên

Trang 2

không tiết ra endophin nữa , do đó người nghiện ma túy phải lệ thuộc vào ma túy với liều lượng ngày càng tăng

3.3.Những biểu hiện của người nghiện ma túy:

- Thường vắng nhà không rã lý do, hoặc vắng vào một giờ nhất định, hay nói dối, muốn thoát khỏi sự quản lý của gia đình

- Tâm tính bất thường: cáu giận, lặng lẽ

- Người uể oải, kém ăn, hay lơ đễnh, ngủ vặt, ngáp vặt

- Tiêu tiền nhiều

- Mồ hôi, quần áo, đầu tóc có mùi khét lạ khó chịu

- Có vết tiêm ở ven tay, mu bàn tay, cổ tay

- Tích trữ thuốc bất thường

- Răng mẻ, vỡ vụn

3.4 Tác hại của nghiện ma tuý

- Với bản thân người nghiện:

o Huỷ hoại thân xác và nhân cách của chính mình, gây rối lạo tâm sinh lý, tàn phế, huỷ hoại cơ thể, trí nhớ kém, sợ nước, sợ gió…

o Có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, nhiễm trùng cục bộ, nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch…

o Gây tác hại lâu dài cho con cái, giống nòi

- Đối với gia đình người nghiện

o Khánh kiệt về kinh tế

o Đổ vỡ về tình cảm, khó hàn gắn được

- Đối với toàn xã hội

o Trật tự an toàn xã hội bị đe doạ

o Hao tổn về kinh tế cho toàn xã hội

o Là nguồn gốc của các tệ nạn xã hội khác

1 Thành phần, độc tính của thuốc lá

Độc tính trong thuốc lá được chia làm 4 nhóm chính

- Nicotine

Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí

Nicotine là một hoá chất gây nghiện, khả năng gây nghiện tương tự như heroin hay cacoin Tác dụng gây nghiện của nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương

- Monoxit Carbon

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với

hemoglobin Sự tăng hemoglobin khử làm giảm lượng oxy chuyển đến gây thiểu máu có tổ chức

- Các phân tử nhỏ trong thuốc lá

Khó thuốc lá có chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản làm tăng tiết chất nhày và làm giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày – lông chuyển

Trang 3

- Các chất gây ung thư khác:

o A-xe-ton (sử dụng để sơn, tẩy móng tay)

o Cadmium (dùng trong ắc quy ô tô)

o DDT (thuốc trừ sâu)

o Fomadehit (sử dụng để bảo quản xác chết)

o Nhựa đường

o Thạch tín

2 Định nghĩa khói thuốc

Có 3 kiểu khói thuốc:

- Dòng khói chính (MS): là dòng khói do người hút thuốc hít vào

- Dòng khói phụ (SS): là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí

- Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp dòng khói phụ và dòng khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và ddaaud điếu thuốc giữa các lần hút

SS có nhiều hỗn hợp gây ung thư hơn MS do SS thường bị tạp nhiễm hơn

3 Tác hại của thuốc lá

Hút 1 điếu thuốc là làm mất đi 5,5 phút tuổi thọ

Hút thuốc làm tăng nguy cơ tử vong 30 – 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư

 Hút thuốc lá và các bện ung thư: hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư lên gấp

10 lần

 Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng của phổi: cản trở sự lưu thông trao đổi khí , giảm khả năng lấy oxy của phổi Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hen, nhiễm trùng đường hô hấp…

 Hút thuốc và bệnh tim mạch: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên gấp

2 đến 3 lần

o Hút thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp: làm cho nhịp tim không ổn định, gây tăng huyết áp cấp tính, giảm tác dụng điều trị tăng huyết áp

o Bệnh mạch vành: hút thuốc lá là nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu

o Bệnh mạch máu ngoại vi

 Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ

o Noãn bào bị tổn thương gây vô sinh

o Tiết hormone bất thường

o Rối loạn chức năng ống Fallop gây hiện tượng chửa ngoài dạ con, phôi bị sảy tự phátng thư co

o Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

 Tác hại của thuốc lá tới thai nhi

o Ảnh hưởng của CO và nicotine: làm thiếu oxy phôi thai, làm giảm dòng máu đến phôi thai

o Vỡ ối sớm

o Đẻ non

o Các ảnh hưởng khác tới thai nhi: Thai chết lưu, chậm phát triển trong tử cung và trọng lượng khi sinh thấp; dị tật bẩm sinh; hội chứng đột tử, ảnh hưởng trí tuệ sau này…

Trang 4

 Tác hại của hút thuốc đối với trẻ em

o Nhiễm trùng đường hô hấp

o Tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen

o Viêm tai giữa cấp và mãn

o Gây ra các bệnh đường hô hấp khác

o Ảnh hưởng đến cơ tim

 Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản và rối loạn tình dục ở nam giới: giảm sản xuất tinh trùng, dị dạng tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, giảm nghiêm trọng dòng máu đến dương vật gây liệt dương…

 Các tác hại khác:

o Bệnh răng miệng: viêm lợi, vàng răng, miệng hôi, mất răng

o Rụng tóc

o Đục thuỷ tinh thể

o Dễ gãy xương

III RƯỢU BIA

1 Tác hại của rượu bia:

Các chất cồn như rượu bia là một trong những chất gây nghiện mà tác hại rất lớn Dù có tác hai to lớn đến cá nhân, gia đình và xã hội nhưng rượu bia lại trở thành một thói quen trong đời sống: tiệc tùng, ma chay, cưới hỏi Nguy hiểm hơn, vì mục đích lợi nhuận mà ngày nay, rượu “dởm” tràn lan trên thị trường gây không ít những trường hợp ngộ độc thậm chí tử vong

Một số tác hại của rượu bia như sau:

- Trí nhớ kém, giảm khả năng suy nghĩ do đó, làm giảm khả năng học tâp, làm việc

- Làm hư hại chức năng của gan, các bệnh tim mạch, dạ dày, ung thư

- Ảnh hưởng đến thai nhi

- Làm phá vỡ các mối quan hệ

- Dính líu đến các hành vi mạo hiểm như: sinh hoạt tình dục không an toàn

2 Một số biểu hiện của người có vấn đề về rượu bia:

- Luôn cảm giác uống rượu thì mới thấy vui

- Không biết mình sẽ say, đã say Muốn uống nhiều hơn cho say

- Uống rượu ngay cả khi một mình, dùng rượu khi căng thẳng, chán nản, cãi vã

- Không nhớ mình đã làm gì sau khi uống rượu

Đã hứa rằng sẽ không uống nhưng vẫn uống

Cảm thấy cô đơn, sợ hãi

Trang 5

HIV là tên viết tắt cụm từ tiếng Anh của một loại virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

AIDS là chữ viết tắt cụm từ tiếng Anh là tên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải SIDA là tên gọi khác của AIDS(chữ viết tắt bằng tiếng Pháp)

II Quá trình xâm nhập, điều kiện tiêu diệt HIV:

Khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công vào tế bào Bạch cầu CD4, biến bạch cầu thành công cụ

để sinh sản ,sau đó phá hủy tế bào CD4 và tiếp tục tấn công các tế bào CD4 khác quá trình liên tục diễn ra khiến lượng bạch cầu CD4 giảm, miễn dịch của cơ thể ngày càng suy yếu

Trang 6

Virut HIV có ở tất cả các dịch sinh học cơ thể và tập trung nhiều nhất ở máu, dịch sinh dục(tinh dịch Nam, dịch tiết âm đạo Nữ) và sữa mẹ

Virut HIV: Là vi rút rất yếu Dễ dàng bị tiêu diệt khi máu hoặc dịch có chứa HIV khô lại HIV bị tiêu diệt ở: to = 56oC trở lên, dung dịch hóa chất tẩy rửa: Javen 1%, Cloramin B 0.1% cồn: 72 độ

- HIV không bị tiêu diệt bởi tia cực tím, nhiệt độ: 0 độC

- HIV có thể sống trong máu ở bơm kim tiêm từ 2-7 ngày

HIV không lây qua:

- Tiếp xúc thông thường (bắt tay, nói chuyện, ôm hôn )

- Sống và làm việc cùng người có HIV: ăn cơm chung, dùng chung nhà vệ sinh, chậu rửa mặt,

bể bơi, học cùng lớp…

- Muỗi đốt, côn trùng cắn

III Các giai đoạn của quá trình có HIV:

Giai đoạn cửa

sổ(sơ nhiễm) 2tuần-6tháng

• Cơ thể bình thường, sốt nhẹ, ho 5-7 ngày, không khác với ốm bình thường

Xét nghiệm âm tính

• Có khả năng lây truyền

Ủ bệnh (nhiễm

trùng không triệu

chứng)

5-12 năm

• Chưa có biểu hiện ra bên ngoài, người bệnh sinh hoạt như người bình thường

Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

• Dễ lây bệnh

Cận AIDS

( nhiễm trùng có

triệu chứng)

• Không có biểu hiện đặc trưng

• Thường là: Sưng hạch ở nách, bẹn Sốt kéo dài, lở loét ngoài da, tiêu chảy kéo dài, ho kéo dài

Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Trang 7

Giai đoạn

AIDS(giai đoạn

cuối)

Tùy vào điều kiện chăm sóc của người bệnh

• Biểu hiện rõ rệt:

• Sút cân quá 10% trọng lượng cơ thể

• Sốt,ho,tiêu chảy kéo dài trên một tháng

• Viêm da, ngứa toàn thân

• Xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội: Ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét…

• Gần như không còn sức lao động, cần được chăm sóc y tế và hỗ trợ xã hội

IV. Con đường lây truyền và cách phòng tránh:

Con

MÁU

Để máu của người có HIV tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc của mình và tại nơi tiếp xúc có vết thương hở hoặc trầy xước

− Truyền máu không an toàn

− Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da với người có HIV mà chưa tiệt trùng đúng cách

− Truyền máu an toàn (sàng lọc máu và tiệt trùng dụng cụ trước khi truyền máu)

− Vô trùng, tiệt trùng y tế(các dụng cụ xuyên chích) đúng cách: đun sôi 20’ trở lên, ngâm trong dung dịch tẩy rửa 30’ trở lên

− Không tiêm chích ma túy

− Sử dụng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ đi

− Không dùng chung những dụng cụ xuyên trích, bàn chải đánh răng

TÌNH

DỤC

− Quan hệ tình dục với người có HIV qua đường âm đạo, hậu môn, đường miệng mà không dùng bao cao su

− Để dịch sinh dục của người bị nhiễm tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc của mình mà tại nơi đó vết trầy xước hoặc vết thương hở

− Không quan hệ tình dục, không nên quan hệ tình dục đồng giới, hoặc với gái mại dâm

− Sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên

− Tình dục an toàn: Thủ dâm, quan hệ tình dục không xâm nhập, chung thủy một vợ một chồng

− Tăng cường dịch vụ khám chữa bệnh lây qua đường tình dục có hiệu quả MẸ

SANG

CON

HIV lây truyền trong:

- Thời kỳ mang thai của người mẹ:

qua nhau thai

- Khi sinh con: do tử cung co bóp mạnh, sự tiếp xúc giữa máu của

mẹ với những vết trầy xước, niêm

− Xét nghiệm HIV trước khi kết hôn hoặc quyết định có thai Phụ nữ có HIV tốt nhât không nên có thai

− Nếu vẫn muốn mang thai thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất: Khám thai định kỳ, mổ đẻ, khi nuôi con thì

Trang 8

mạc của trẻ.

- Khi nuôi con: qua vết trầy xước hệ thống tiêu hóa và sữa mẹ

cho con bú bình hoặc ăn sữa ngoài

− Trẻ cần được xét nghiệm HIV sau 18 tháng tuổi hoặc điều tri dự phòng theo chỉ dẫn

TỪ KHÓA:

Xét nghiệm HIV: là xét nghiệm máu tìm kiếm vi-rút kháng thể kháng HIV.

Điều trị dự phòng ARV: là điều trị cho những trường hợp bị phơi nhiễm HIV như: dẫm

phải bơm kim tiêm, tai nạn khi chăm sóc hoặc phẫu thuật người có HIV(tiếp xúc trực tiếp

với máu, dịch của bệnh nhân lên da trầy xước, hoặc bị bắn máu hoặc dịch của người có

HIV vào mắt, niêm mạc trong vòng 72 giờ) Tỉ lệ thành công khoảng 80%.

Nữ giới dễ bị nhiễm HIV hơn nam giới: do bề mặt âm đạo rộng, tinh dịch đọng lại lâu

hơn.

Chỉ có 30% số trẻ em sinh ra từ những bà mẹ có HIV khi đẻ tự nhiên, tỉ lệ này giảm

2-8% nếu được điều trị đúng cách

Kỳ thị người có HIV là thái độ kinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc

nghi ngờ người đó có HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người có HIV hoặc

nghi ngờ nhiễm HIV.

Phân biệt đối xử với người có HIV là hành vi xa lánh, từ chối,tách biệt, ngược đãi, phỉ

báng có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khácvì biết hoặc nghi ngờ người

addos có HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người có HIV hoặc bị nghi ngờ

nhiễm HIV

Chăm sóc và hỗ trợ người có HIV: là hoạt động đáp ứng những nhu cầu của người có

HIV về mặt sức khỏe tinh thần, xã hội và vật chất đồng thời kiểm soát quá trình tiến triển

của căn bệnh ngay tại gia đình

CÁC CƠ QUAN SINH DỤC

1

Âm hộ

- Môi lớn

- Môi bé

- Âm vật

+ Che chở cơ quan sinh dục

+ Cơ quan vô cùng nhảy cảm của cơ thể nữ vì có nhiều đầu dây thần kinh tập trung ở đây

Trang 9

2 Màng trinh + Che một phần cửa âm đạo

+ Là một khoang rỗng xẹp, chiều dài khoảng 10 cm, có độ co giãn rất tốt

+ Thành âm hộ được cấu tạo bởi các sợi cơ có tính đàn hồi, chúng sẽ giãn ra để chứa dương vật và giãn rộng trong lúc sinh em bé

+ Đây là nơi máu kinh được đẩy ra ngoài

4 Cổ tử cung

+ Là một lỗ rất bé( đường kính chỉ 2mm), nhưng laị giãn nở rất rộng khi sinh em bé

+ Cổ tử cung tiết ra dịch tiết cổ tử cung có tác dụng: diệt khuẩn trong những ngày có kinh, giữ ẩm cho âm đạo, tạo điều kiện cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng hoặc bất lợi khi không có trứng rụng

5 Tử cung

+ Là nơi cung cấp máu đầy đủ và chứa thai nhi trong quá trình mang thai

+ Tử cung chứa một lớp niêm mạc bên trong, có thể thay đổi vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng như lúc sinh đẻ

6 Ống dẫn trứng + Là nơi trứng chín rụng năm ở đó để chờ thụ tinh.

+llà đường trứng đã thụ tinh đi về tử cung

7

Buồng trứng + Là 2 cơ quan hình bầu dục nằm ở 2 bên cạnh tử cung

+ Đây là nơi nuôi dưỡng trứng và tiết ra hooc môn sinh dục nữ giới điều khiển quá trình sinh lý tình dục

+ Mỗi trứng được nuôi dưỡng trong những túi nhỏ, gọi là nang trứng Phụ nữ trưởng thành có khoảng 400 trứng rụng

1

Dương vật:

- Bao quy đầu

- Quy đầu

- Niệu đạo

Dương vật được cấu tạo bởi thể hang và thể xốp, khi có kích thích, máu sẽ được bơm đầy vào thể xốp và làm cho dương vật cương cứng

- Là lớp da mỏng dùng để bảo vệ quy đầu

- Là phần nhạy cảm nhất của cơ thể vì tập trung nhiều dây thần kinh

- Có nhiệm vụ dẫn nước tiểu và tinh dịch ra ngoài

2 Bìu Là một chiếc túi nhỏ bằng da chùng và nhăn nheo, có tác dụng duy trì nhiệt độ phù hợp cho tinh hoàn.

3 Tinh hoàn

Tinh hoàn có dạng hình trứng, không đều nhau Đây là nơi sản sinh ra tinh trùng và hooc-môn nam quyết định đặc tính nam giới

4 Mào tinh Là bộ phận nhỏ nằm dọc mặt sau của tinh hoàn Nơi đây, tinh trùng tiếp tục phát triển hoàn thiện

Trang 10

5 Ống dẫn tinh Là dây nối giữa mào tinh và túi tinh Tinh trùng từ mào tinh theo ống dẫn tinh đổ về túi tinh.

6 Túi tinh và tuyến tiền

liệt

Là nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng Dịch túi tinh và dịch tuyến tiền liệt hòa với tinh trùng thành tinh dịch và trợ giúp cho việc di chuyển của tinh trùng

7 Tuyến hành niệu đạo Là tuyến nhỏ có tác dụng tiết dịch làm sạch niệu đạo trước khi

phóng tinh

Từ khóa:

Testroteron:hooc môn sinh dục nam điều khiển sự phát triển của cơ quan sinh dục, đặc

tính nam giới, quá trình sản xuất và trưởng thành của tinh trùng.

Estrogen: hooc môn sinh dục nữ, điều khiển sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ và

đặc tính nữ giới.

Progesteron: hooc môn nữ quan trọng trong cơ thể nữ giới cũng như thời kỳ mang thai Lạc tinh hoàn: là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng,mu,

nếp bẹn Trường hợp này cần phát hiện sớm đưa tinh hoàn về đúng vị trí.

Hẹp bao quy đầu: là trường hợp da quy đầu chít hẹp, không lộn ra được, gây khó khăn

đến đời sống tình dục hoặc dẫn đến ung thư

Hẹp môi bé: hai môi bé dính nhau ở mép hoặc toàn bộ, bán phần, gây che khuất âm đạo,

khó khăn khi giao hợp, ảnh hưởng tới sinh đẻ.

Gãy dương vật: trạng thái khi dương vật đang cương cứng, bị bẻ gập khiến bao xơ bị

rách, gây bầm tụ, sưng to Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể bị hoại tử Việc phẫu thuật không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh.

Đứt dây thắng: là phần da dưới dương vật bị rách do bị căng quá mức khi dương vât

cương cứng Cần phải có sự căn thiệp của y tế nếu không dễ gây đau khi quan hệ, giảm khoái cảm hoặc rách trở lại

Màng trinh co giãn: màng trinh không bị rách khi quan hệ tình dục, sẽ rách khi sinh nở

lần đầu.

TUỔI DẬY THÌ, TÌNH DỤC, THAI NGHÉN

Theo quy định của WHO, tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi Tuổi dậy thì là giai đoạn biến đổi mạnh mẽ từ sinh lý cũng như tâm lý của cơ thể, chuyển tiếp từ nhi đồng sang thành niên

Ở các em gái, tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 10 – 15 tuổi, các em trai từ 12-17 tuổi

1 Những biến đổi về sinh lý:

Ngày đăng: 29/06/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w