Văn phong trong sáng 0.5 0.5 2 Nội dung Chương 1: Sự biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình - Sự biến đổi về quy mô và kết cấu gia đình 2.0 Chương 2: Sự biến đổi trong thực hiện chức năng
Trang 2Đánh giá công việc của các thành viên
Trang 3TP HCM, THÁNG 3 NĂM 2024
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************
PHIẾU CHẤM BÁO CÁO
TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024
Tên đề tài: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIAĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊNTRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG NÀY
Đánh giá:
điểm
Điểm chấm
Ghi chú
1 Hình thức trình bày:
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang, mục
lục, bảng biểu, …)
- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài liệu
tham khảo Văn phong trong sáng
0.5 0.5
2 Nội dung
Chương 1: Sự biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình
- Sự biến đổi về quy mô và kết cấu gia đình
2.0
Chương 2: Sự biến đổi trong thực hiện chức năng của gia đình
- Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người
- Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng
- Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
- Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì
tình cảm
2.0
Chương 3: Sự biến đổi trong các mối quan hệ gia đình 2.0
Trang 4- Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
- Sự biến đổi giữa các thê hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cốchủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng vớinhững quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình Gia đình và xãhội có quan hệ mật thiết và không thể tách rời nhau, cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đìnhtốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình” Chỉ khi con người được yên
ấm, hòa thuận trong gia đình, thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sứcmình cho xã hội và ngược lại Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệgia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủnghĩa
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trường Đại học Tôn ĐứcThắng đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập Sau đó,chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Kiều Tiên đã nhiệt tìnhhướng dẫn chúng em hoàn thành tốt đẹp bài báo cáo này
Xin kính chúc các thầy cô mạnh khỏe và thành đạt!
Trang 7MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA ĐÌNH 1
Sự biến đổi về quy mô và kết cấu gia đình: 1
CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 2
2.1 Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người 2
2.2 Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng 3
2.3.Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa): 4
2.4 Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì tình cảm: 6 CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH 7
3.1 Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng 7
3.2 Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình 8
LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN 11
Danh mục tài liệu tham khảo 14
Trang 8CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA ĐÌNH
Sự biến đổi về quy mô và kết cấu gia đình:
Gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội đã có nhiều biến đổi để sánh bước cùng thời đại Cụ thể, thông qua cuộc vậnđộng sinh đẻ có kế hoạch trong những năm 1980, 1990 nói riêng và các chính sách đúngđắn khác của nhà nước nói chung cùng với phong trào du nhập văn hóa phương Tây,…phần lớn gia đình ở Việt Nam đã chuyển từ “gia đình truyền thống” - gia đình với nhiềuthế hệ chung sống theo quan hệ huyết thống sang kiểu “gia đình đơn” hay “gia đình hạtnhân”, nơi chỉ có thế hệ bố mẹ và con cái sống trong cùng gia đình Bên cạnh đó, nhờ sựphát triển toàn diện và vượt bậc của Đất nước, mọi công dân ngày nay đều có cơ hội thửsức trong nhiều lĩnh vực, xã giao và kinh tế của gia đình không còn là trọng trách củariêng đàn ông, giáo dục con cái và việc nhà cũng không chỉ là việc của phụ nữ Cũngchính vì sự thay đổi về các góc nhìn, nhận định truyền thống này mà xã hội ngày nay đãxuất hiện khái niệm “gia đình đơn thân”, gia đình vắng mặt người cha hoặc người mẹ.Nhìn chung, đây vẫn là một chuyển biến tích cực Ngoài việc khó duy trì một số truyềnthống gia đình như nghề gia truyền; mối liên hệ, gắn kết giữa các thành viên,…thì sựbiến đổi về quy mô và kết cấu gia đình - “gia đình quá độ” mang lại tự do cá nhân, bìnhđẳng nam nữ và góp phần đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, công nghiệp hóa Đất nước
1
Trang 9CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
2.1 Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người
Trong ngữ cảnh của chủ nghĩa xã hội học, sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người
có thể được xem xét từ nhiều góc độ, bao gồm cả yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị Dướiđây là một số khía cạnh quan trọng có thể được xem xét về các yếu tố :
- Yếu tố xã hội :
Gia đình và xã hội : Chủ nghĩa xã hội học thường chú trọng đến vai trò của gia đình và xãhội trong việc quyết định chức năng tái sản xuất Các giá trị, định kiến, và mô hình giađình có thể ảnh hưởng đến quyết định có con, số lượng con, và cách giáo dục con cái.Giáo dục và văn hóa : Các hệ thống giáo dục và văn hóa có thể định hình ý thức về sinhsản và quyết định có con Các giáo lý về giới, quyền lực, và vai trò xã hội của nam và nữcũng có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi này
- Yếu tố về kinh tế:
Điều kiện kinh tế của một cá nhân hoặc gia đình có thể ảnh hưởng đến quyết định có con.Trong một xã hội xã hội học, những vấn đề như thu nhập, việc làm, và tiếp cận đối vớicác dịch vụ y tế và giáo dục đều có thể đóng vai trò quan trọng
- Yếu tố chính trị :
Chính sách chính phủ liên quan đến sự hỗ trợ gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, vàgiáo dục có thể có ảnh hưởng lớn đến quyết định tái sản xuất Chủ nghĩa xã hội học quantâm đến cách mà các chính sách này có thể tạo ra hoặc giảm thiểu các bất bình đẳng xãhội
Chủ nghĩa xã hội học thường chú ý đến vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội Sự biếnđổi chức năng tái sản xuất liên quan chặt chẽ đến quyền tự quyết của phụ nữ về cơ bản và
2
Trang 10quyết định có con.
- Quan hệ quốc tế và toàn cầu :
Các yếu tố toàn cầu như di cư, biến đổi khí hậu, và toàn cầu hóa kinh tế cũng có thể ảnhhưởng đến sự biến đổi chức năng tái sản xuất ở cấp độ quốc tế và khu vực
Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên một khung nhìn đa chiều về sự biến đổi chứcnăng tái sản xuất trong chủ nghĩa xã hội học Đối thoại và nghiên cứu trong lĩnh vực này
có thể giúp hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố này và đưa ra các giải pháp xã hội hơn
để hỗ trợ và cải thiện chức năng tái sản xuất con người
2.2 Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng
Chức năng kinh tế :
Trong gia đình, chức năng kinh tế liên quan đến cách gia đình quản lý và sử dụng nguồnlực tài chính, lao động và vật chất để đáp ứng nhu cầu cơ bản như thức ăn, trang phục, vànơi ở
Tổ chức tiêu dùng : Bao gồm các quyết định về cách gia đình tiêu thụ hàng hóa và dịch
vụ, cũng như cách họ quản lý chi tiêu và xác định ưu tiên trong việc chi tiêu
Sự biến đổi chức năng kinh tế
Chuyển đổi điều kiện lao động : Trong xã hội hiện đại, nhu cầu về lao động trong giađình thay đổi do sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ Gia đình không chỉ dựa vàolao động nông nghiệp mà còn đòi hỏi sự đa dạng hóa kỹ năng và nghề nghiệp
Tham gia nữ giới vào lực lượng lao động : Nữ giới ngày càng tham gia vào lực lượng laođộng, ảnh hưởng đến cách gia đình quản lý thu nhập và phân công lao động
Sự biến đổi tổ chức tiêu dùng:
Hiện đại hóa mô hình tiêu dùng : Gia đình hiện đại thường xuyên đối mặt với nhiều lựachọn tiêu dùng và sự quảng cáo Điều này có thể dẫn đến sự đa dạng hóa hơn trong cách
họ quyết định chi tiêu và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
Chuyển đổi điều kiện cuộc sống và ảnh hưởng của công nghệ : Công nghệ và cuộc sốnghiện đại đã thay đổi cách gia đình tiêu thụ, ví dụ như mua sắm trực tuyến, thay đổi môhình tiêu thụ truyền thống
3
Trang 11 Tác động của biến đổi này đến gia đình và xã hội
Thách thức và cơ hội : Sự biến đổi tạo ra những thách thức mới như áp lực tài chính vàcăng thẳng trong quản lý thời gian Tuy nhiên, nó cũng mở ra cơ hội để gia đình tận dụngnhững nguồn lực hiện đại để cải thiện chất lượng cuộc sống
Sự đa dạng và chuyển giao mô hình gia đình : Mô hình gia đình truyền thống có thể trởnên đa dạng hơn do sự biến đổi trong các chức năng gia đình
Sự biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng trong gia đình không chỉ là hiện tượngcấp gia đình mà còn phản ánh những thay đổi lớn trong xã hội Sự hiện đại hóa, côngnghệ và thay đổi trong điều kiện lao động đều góp phần tạo ra một môi trường mới, đòihỏi sự linh hoạt và thích ứng từ gia đình để duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống
2.3.Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa):
Giáo dục gia đình ngày xưa thường có xu hướng bạo lực sử dụng các hành động như:
la mắng, đánh đòn, phê bình,… Sau này các gia đình hiện nay sử dụng những phươngpháp đơn giản như là: khuyên bảo,thuyết phục, đó là vừa dạy vừa dỗ vừa phân tích,diễn giải, chỉ bảo,khuyên nhủ; tập luyện, xây dựng thói quen, tạo lập nếp sống nền nếptốt đẹp; cổ vũ, khích lệ, khen thưởng kịp thời những cố gắng, những thành tích đạtđược dù là rất nhỏ
Gia đình là môi trường nguyên thủy mỗi con người sinh ra và trưởng thành Là mộtnhóm xã hội đặc biệt, gia đình được hình thành một cách tự nhiên bởi quan hệ hônnhân và huyết thống, mọi thành viên gia đình cùng chung sống Bài học đầu tiên mỗichúng ta học trên cuộc đời này là trong gia đình.Giáo dục gia đình đó là sự tác độngmột cách kiên trì, thường xuyên, tổng thể và sâu sắc của gia đình đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách mỗi con người Quan niệm, thái độ, lối sống, cách ứng xử,hành vi đạo đức, tính cách, năng lực, công việc, sự nghiệp của cha mẹ để lại dấu ấnsâu nặng đối với con cái mỗi gia đình
Giáo dục gia đình chủ yếu được thực hiện bằng tình cảm và đó là nền giáo dục vừatoàn diện, vừa cụ thể và mang tính cá biệt cao Toàn diện là bởi giáo dục gia đìnhhướng tới thúc đẩy sự phát triển đầy đủ mọi phẩm chất con người Cụ thể là vì giáo dụcgia đình không mang tính chung chung, trừu tượng mà nhằm vào mỗi cá nhân cụ thể
4
Trang 12và nhằm xây dựng, phát triển những phẩm chất, năng lực cụ thể của từng người Giáodục gia đình mang tính cá biệt là do đối tượng là những cá thể đặc thù, riêng biệt Đốivới mỗi cá nhân cụ thể đó thì phải có phương pháp, cách thức và nội dung giáo dụcriêng, cụ thể, cá biệt mới phù hợp và chỉ có như thế mới mang lại hiệu quả của giáo dụcgia đình Như thế, có thể nói giáo dục gia đình là một dạng giáo dục đặc biệt của xã hộiloài người.
Cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, gia đình ViệtNam cũng diễn ra sự biến đổi một cách toàn diện Quá trình toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống gia đình Bên cạnh những tác độngtích cực, những cơ hội phát triển mới, gia đình Việt Nam cũng đang đứng trước nhiềunguy cơ và thách thức mới Đó là tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao; tình trạng trẻ
em hư, phạm tội, lang thang có xu hướng tăng; bạo lực gia đình; buôn bán phụ nữ; bấtbình đẳng giới; xu hướng tôn sùng tiền bạc trong quan hệ giữa người với người; tìnhtrạng buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, diễn ra phổ biến trong xã hội đang tác động đếntừng cộng đồng, tập thể, cá nhân, từng gia đình ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọiphương diện
Những tác động này đang tạo ra một môi trường xã hội ô nhiễm nặng nề, hết sức bấtlợi đối với sự bền vững và phát triển của gia đình nói chung và giáo dục gia đình và sựtrưởng thành của trẻ em nói riêng Cùng với những điều kiện khách quan đó, bản thâncác gia đình hiện nay cũng đang gặp rất nhiều rắc rối, khó khăn Đó là giá cả thị trườngtăng cao, đời sống kinh tế bấp bênh, các thành viên gia đình gặp nhiều rủi ro, bấtthường trong cuộc sống, trình độ văn hóa, học vấn của cha, mẹ thấp hoặc do dồn hếtsức lực vào việc kiếm sống nên nhiều bậc cha, mẹ không có thời gian gần gũi, chămsóc, dạy dỗ con ; mặt khác, do tác động nhiều mặt của xã hội mở cửa, tốc độ pháttriển tâm - sinh lý của trẻ hiện nay diễn ra nhanh, có khi đột biến, bất thường trong khicác bậc cha, mẹ vừa chưa đủ kiến thức, chưa kịp nhận thức, chưa đủ thời gian, chưa cóphương pháp phù hợp để kịp thời quản lý, điều chỉnh, giáo dục và định hướng pháttriển đối với trẻ
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay mặc dù đang có rấtnhiều tác động xấu đến đời sống gia đình, nhưng về cơ bản, gia đình Việt Nam vẫn bảo
5
Trang 13tồn và phát huy được những giá trị truyền thống quý báu của mình như: tình yêu trongsáng, hôn nhân lành mạnh; lòng thủy chung, tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hysinh vô hạn của cha, mẹ cho con cái; con, cháu hiếu thảo với cha, mẹ, kính yêu ông,bà,; anh em, họ hàng đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng
đã tiếp thu nhiều tinh hoa của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân; bình đẳngtrong quan hệ; bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và thụ hưởng; không phân biệt đối
xử nam, nữ, trai, gái, dâu, rể Với những yếu tố trên, rõ ràng gia đình Việt Nam vẫnđang và sẽ là một giá trị xã hội bền vững Đây chính là cơ sở hiện thực để gia đình ViệtNam tiếp tục tồn tại và phát triển vững chắc và cũng là cơ sở để gia đình ngày càngthực hiện tốt hơn chức năng giáo dục của mình
2.4 Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì tình cảm:
Gia đình là nơi con người tìm kiếm sự ấm áp, tình thân, và hỗ trợ tinh thần Sự biến đổitrong chức năng này liên quan đến cách gia đình đáp ứng nhu cầu tình dục, tình cảm,
và tâm sinh lý của các thành viên
Trong quá trình sống của con người, nhiều vấn đề tâm - sinh lý thuộc giới tính, thếhệ luôn diễn ra trong phạm vi gia đình mà trước hết là trong quan hệ giữa vợ vàchồng, giữa cha mẹ và con cái Bởi vậy, sự hiểu biết tâm - sinh lý cá nhân, sở thích củanhau để ứng xử phù hợp, tế nhị, chân thành, tạo nên không khí tinh thần lành mạnh, ổnđịnh, hài hòa là vấn đề quan trọng mà gia đình phải và có thể đảm nhận
Cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, chức năngcủa gia đình trong việc thỏa mãn nhu cầu tâm lý cũng thay đổi mạnh mẽ và ngày càng
rõ rệt hơn Nguyên nhân là do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vịkinh tế sang chủ yếu là đơn vị tình cảm Sự bền vững của gia đình hiện nay bị chi phốirất nhiều bởi mức độ hòa hợp giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái; anh chị em tronggia đình với nhau Đặc biệt, trong mô hình gia đình hạt nhân, số lượng các thành viêntrong gia đình có xu hướng giảm xuống, do đó tình cảm gia đình ngày càng lạnh nhạt,không còn khăng khít như trước đây
6
Trang 14CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
3.1 Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức,biến đổi lớn Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, toàn cầuhóa… các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng - gia đình lỏnglẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoàihôn nhân, chung sống không kết hôn Đồng thời, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án giađình, người già neo đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục…
Ví dụ: Cha đẻ hãm hiếp, cưỡng bức con ruột có thai Hệ lụy là giá trị truyền thống tronggia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá vỡ,lung lay và hiện tượng gia tăng dân
số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính, sinh con ngoài giá thú…Ngoài ra,sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…)cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người trong xã hội Ví dụ: Cónhững người bận kiếm tiền đến nỗi không thiết tha gì đến việc lấy vợ, lấy chồng Tronggia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực trong gia đìnhđều thuộc về người đàn ông Người chồng là chủ sở hữu tài sản của gia đình, người quyếtđịnh các công việc quan trọng của gia đình như: đất đai, nhà cửa, cưới xin…v.v Tronggia đình Việt Nam hiện đại, ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm chủ gia đình
ra thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại Đó là mô hình người phụ nữ - người
vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình Người chủ giađình được quan niệm là người có phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được cácthành viên trong gia đình coi trọng Ngoài ra, mô hình người chủ gia đình phải là ngườilàm ra được tài chính, tức là kiếm được nhiều tiền cho thấy một đòi hỏi mới về phẩm chấtcủa người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinhtế
7