Trường pháiLãngmạn U ám:Dữ,buồn,côđơn,vàđẹp Soi tổng hợp FRANKFURT – Bảo tàng Städel (Đức) vừa khai mạc một triển lãm quan trọng: “Dark Romanticism. From Goya to Max Ernst” (Trường pháilãngmạn u ám. Từ Goya tới Max Ernst), bắt đầu từ 26. 9. 2012 tới tận 20. 1. 2013. Trong ảnh: triển lãm “Dark Romanticism” (Trường pháilãngmạn đen tối). Ảnh: Norbert Miguletz Đây cũng là triển lãm đầu tiên ở Đức tập trung vào khía cạnh đen tối của trường pháilãngmạn cùng di sản của nó, mà rõ nhất là trong trườngphái biểu tượng (Symbolism) vàtrườngphái siêu thực (Surrealism). “Dark Romanticism” lần này bày hơn 200 tranh, tượng, tác phẩm đồ họa, ảnh, và phim, cho thấy sự say mê của các nghệ sĩ trước những điều bí ẩn, u ám, và cả độc ác. Trong ảnh: William Blake (1757-1827) “The Great Red Dragon and the Woman Clothed with the Sun” (Con rồng đỏ vĩ đại và người đàn bà mặc mặt trời”, khoảng 1803– 1805, màu nước, graphite và một số đường khắc. 43,7 × 34,8cm, mượn của bảo tàng Brooklyn, quà tặng của William Augustus White. Các tác phẩm đến từ đa dạng tác giả, từ Goya, Johann Heinrich Fuseli, William Blake, Théodore Géricault tới Delacroix, Caspar David Friedrich, mang nặng tinh thần Lãngmạn – thứ tinh thần đã chiếm lĩnh toàn châu Âu vào cuối thế kỷ 18. Sang thế kỷ 20 là các tác giả như Salvador Dalí, René Magritte, hay Paul Klee, Max Ernst – những người mang tinh thần lãngmạn ấy trong huyết quản. Trong ảnh: Henry Fuseli (1741-1825) “The Nightmare” (Ác mộng), 1790-91, sơn dầu trên canvas, 76,5 × 63,6cm, mượn của Frankfurter Goethe-Haus – Freies Deutsches Hochstift. Các tác phẩm trong triển lãm nói lên sự cô đơn và nỗi buồn, lòng say đắm và cái chết, sự mê hoặc trước nỗi kinh hoàng, và tính phi lý của những giấc mơ. Trong ảnh: Francisco de Goya (1746 – 1828) “Flight of Witches” (Chuyến bay của các phù thủy), 1797-98, sơn dầu trên canvas, 43 × 30,5 cm. Mượn của bảo tàng Nacional del Prado, Madrid. Sau khi triển lãm ở Frankfurt xong, triển lãm sẽ đến bảo tàng Orsay ở Paris. * Nhân đọc tin về Dark Romanticism, Soi tra thử mục định nghĩa về Romanticism trong một cuốn sách mua ở nhà sách, có tên “Các phong trào Hội Họa” (P.Fride – R. Carrassat – I.Marcadé; Lê Thanh Lộc biên dịch. NXB Văn hóa Thông tin liên kết với nhà sách Thời Đại, 2009). Đoạn nói về đặc trưng của trườngphái này viết: “… Người Anh đặc biệt tán thưởng thủy thái họa (tranh màu nước), còn họa sĩ lãngmạn Pháp thì thích tranh khổ lớn. Hình họa, thích hợp cho sự giải phóng ngẫu phát nội tâm của họa sĩ, phát triển mạnh và trở nên phong phú nhờ những phát kiến trong lãnh vực tạo hình. Bên cạnh những bức tranh tuyên truyền chính thức, họa sĩ còn bày tỏ ý kiến về các biến cố trong thời đại mình. Tranh của anh trở thành chỗ giãi bày ào ạt những tình cảm cực độ, say mê, kỳ lạ và buồn rầu. Phong cảnh mang nặng cảm xúc con người, bí mật và thi vị: một thân cây vặn vẹo phản ánh tâm trạng lo âu, đau đớn… Con ngựa trở thành một họa ý lãngmạn qua biểu hiện hăng hái của nó. Nghệ sĩ say mê các nền văn minh Bắc Âu. Từ năm 1775, các chủ đề hư ảo và ma quái của văn học Đức, đưa nhiều quái vật, phù thủy và bóng ma lên tranh. Các bài thơ bằng tiếng Gaél của Ossian được một giáo viên người Scotland là James Macpherson chuyển tự và sáng tác lại phần lớn trong những năm 1760-1770, có ảnh hưởng lớn ở châu Âu. Thị hiếu mê thơ Ossian đã thúc đẩy các họa sĩ vẽ những bức tranh tưởng tượng phi ý. Những khoảng trống bỏ lửng phủ định độ sâu, vận dụng những mảng trong suốt, những mảng sáng khuếch tán mơ màng, đường viền chằng chịt và sự tổ chức hình diện từng cụm. Trái với thời Phục hưng, họa sĩ không coi nền tranh là một cửa sổ mở ra một khoảng thiên nhiên nữa. Chất liệu nền là tường, gỗ, vải, hoặc giấy thường vẫn còn có mặt và giảm ảo ảnh phối cảnh. Hình họa thể hiện cảm xúc và đường nét tăng cường tính phẳng của bức tranh. Họa sĩ yêu cầu ở người mẫu những tư thế làm nổi bật đường ngoằn ngoèo uốn lượn; họ tỏ ra phóng túng trong việc ấn định tỉ lệ cơ thể và bắt cơ thể chịu những biến dạng vì mục đích biểu hiện. Màu trước kia phụ thuộc hình họa, bấy giờ có tư cách tự chủ. Phần đông là họa sĩ điều sắc, họ vẽ một mạch, vẽ từng mảng. Những vệt màu rộng điều hòa với nhau và bắt mắt người xem. Tổng thể ngập trong vùng bóng mờ và người ta dùng hắc in để tạo ra các toàn sắc màu đất. Xung động chân chính thay thế phương pháp hợp lý. Bức tranh có tính chất xúc giác. Dấu vết cảm tính của người sáng tạo, bút pháp sôi nổi, bột màu dày bị nhào trộn cho tác phẩm cái vẻ một bức tranh phác thảo. Từ đây, một bức tranh hoàn tất không phụ thuộc tính chất hoàn chỉnh của nó mà phụ thuộc sự cố kết nội tại do họa sĩ quyết định.” * Rất mong các bạn rành về lý thuyết hội họa đóng góp thêm, chứ Soi thấy đoạn trên có vẻ… tối tăm quá, mà tìm bản gốc trên mạng thì không có, đây là sách tiếng Pháp (“Les mouvements dans la peinture”, lại lâu rồi thì phải…) . Trường phái Lãng mạn U ám: Dữ, buồn, cô đơn, và đẹp Soi tổng hợp FRANKFURT – Bảo tàng Städel (Đức) vừa khai mạc một triển lãm quan trọng: “Dark Romanticism. From Goya to Max Ernst” (Trường. triển lãm đ u tiên ở Đức tập trung vào khía cạnh đen tối của trường phái lãng mạn cùng di sản của nó, mà rõ nhất là trong trường phái bi u tượng (Symbolism) và trường phái si u thực (Surrealism) (Trường phái lãng mạn u ám. Từ Goya tới Max Ernst), bắt đ u từ 26. 9. 2012 tới tận 20. 1. 2013. Trong ảnh: triển lãm “Dark Romanticism” (Trường phái lãng mạn đen tối). Ảnh: Norbert Miguletz