Cáichếtcógìđẹp? Hải Phương dịch Vào thể kỷ 17, các họa sỹ đã nghĩ ra một hình thức biểu đạt để cho thấy bản chất phù du của cuộc sống trần tục. Họ trình bày cuộc sống ấy chỉ đơn thuần như một sự chuẩn bị cho thế giới bên kia, như trích dẫn từ Kinh thánh: “Là hư vô của mọi hư vô, tất thảy chỉ là hư vô.” Trong một cuộc triển lãm tại Paris do Quỹ Pierre Bergé – Yves Saint Laurent tổ chức, từ giữa tháng 6 đến 19. 9. 2010 có tên “Vanité — Mort que me veux-tu?” (“Hư vô, Cái chết, ngươi muốn gì ở ta?” – bạn nào biết tiếng Pháp sửa giúp), cái nhìn ngày trước lại được đặt ra, nhưng cập nhật hơn, theo tinh thần của đương đại. Tiếp tục đặt cái sống cạnh cái chết, thể loại nghệ thuật có sức sống dài lâu này (nếu không nói là mãi mãi) buộc người xem phải đối mặt với cáichết của chính mình qua những kiểu tiếp cận hình ảnh khác nhau, đa dạng, đúng như Tapié nói, “Chủ đề Hư vô trong hội họa có thể là một sự suy ngẫm, một cách thể hiện đầy ám ảnh và quyến rũ về cái đẹp tự nhiên, một sự sắp đặt ’có nghề’ các hình khối và đồ vật, hoặc có thể đơn giản chỉ là một kỹ thuật tuyệt vời.” Cuộc triển lãm bắt đầu bằng các bức tranh của họa sỹ Bắc Âu, là những bố cục được tính toán kỹ với những thứ rực rỡ (một bông hoa nở bung, tia lấp lánh của chiếc gương trong suốt) kết hợp với những biểu tượng chết chóc (đầu lâu hoặc chuột). Thế rồi triển lãm nhảy phóc một phát sang thời kỳ đương đại, thời mà các họa sỹ xử lý chủ đề sống- chết này theo những cách thức khác hơn, cá nhân hơn, như một sự đối đầu với cái chết, ”xáp lá cà” hay từ xa. Joel-Peter Witkin “Nụ hôn Mễ tây cơ” 1982 - chụp từ hai đầu người chết Joel-Peter Witkin chẳng hạn, gây sốc với những bức ảnh chụp các tử thi được đặt nằm như những con búp bê, cho thấy một thẩm mỹ nổi loạn và u ám. Andres Serrano thì nhìn tận mặt cáichết qua bộ ảnh “Nhà xác”, tập trung vào hình hài cuối cùng của cơ thể; những khuôn mặt người chết ấy có thể cực kỳ biểu cảm, có thể lại rất thanh thản. Chân dung tử thi của Serrano Andres Serranto “Xác chết (Nạn nhân bị giết bởi 4 người Đan Mạch)” năm 1992 Khái niệm hư vô giống như một chiếc gương thô ráp phản chiếu tính mong manh và bất định của chính chúng ta. Duane Michals thể hiện điều này trong tác phẩm Balthus và Setsuko – thực hiện ngay trước khi ông qua đời – một cuộc đời họa sỹ rất dài và thành đạt. Trong tác phẩm, ông ngắm nhìn hình phản chiếu của mình trong tấm gương nhỏ hình tròn do người vợ trẻ cầm trên tay. Balthus và Setsuko * Từ ArtInfo . của đương đại. Tiếp tục đặt cái sống cạnh cái chết, thể loại nghệ thuật có sức sống dài lâu này (nếu không nói là mãi mãi) buộc người xem phải đối mặt với cái chết của chính mình qua những. chức, từ giữa tháng 6 đến 19. 9. 2010 có tên “Vanité — Mort que me veux-tu?” (“Hư vô, Cái chết, ngươi muốn gì ở ta?” – bạn nào biết tiếng Pháp sửa giúp), cái nhìn ngày trước lại được đặt ra,. Cái chết có gì đẹp? Hải Phương dịch Vào thể kỷ 17, các họa sỹ đã nghĩ ra một hình thức biểu đạt để