1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Triển khai cải tiến thao tác thông qua việc Áp dụng rập cải tiến tại xí nghiệp may việt long

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triển khai cải tiến thao tác thông qua việc áp dụng rập cải tiến tại xí nghiệp may Việt Long
Tác giả Nguyễn Thị Kiều
Người hướng dẫn Th.S. Trần Thanh Hương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Chuyên ngành Công nghệ may
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 10,46 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI (17)
    • 1.1. Đặt vấn đề (17)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài (17)
    • 1.3. Mục tiêu của đề tài (18)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.6. Nội dung nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CẢI TIẾN SẢN XUẤT TRONG NGÀNH MAY (20)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ CẢI TIẾN THAO TÁC (20)
      • 2.1.1. Khái niệm về thao tác (20)
      • 2.1.2. Khái niệm về thao tác chuẩn và phân loại thao tác (20)
      • 2.1.3. Giới thiệu về cải tiến thao tác (21)
      • 2.1.4. Tầm quan trọng của cải tiến thao tác đối với ngành may (22)
    • 2.2. TỔNG QUAN VỀ RẬP HỖ TRỢ TRONG NGÀNH MAY (23)
      • 2.2.1. Khái niệm (23)
      • 2.2.2. Phân loại (23)
      • 2.2.3. Vai trò (25)
    • 2.3. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM – THIẾT BỊ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC CẢI TIẾN 11 1. Phần mềm CorelDRAW (26)
      • 2.3.1.1. Giới thiệu về phần mềm CorelDraw (26)
      • 2.3.1.2. Giao diện phần mềm CorelDraw (27)
      • 2.3.1.3. Các tính năng nổi bật của phần mềm Corel (28)
      • 2.3.2. Phần mềm PS 300 và máy may lập trình Brother (0)
        • 2.3.2.1. Tổng quan về phần mềm lập trình PS 300 (30)
        • 2.3.2.2. Tổng quan về máy may lập trình Brother (31)
    • 2.4. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP (34)
      • 2.4.1. Giới thiệu Tổng Công ty may Việt Tiến (34)
      • 2.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng CTCP may Việt Tiến (34)
      • 2.4.3. Lĩnh vực kinh doanh (34)
      • 2.4.4. Đặc điểm hoạt động động sản xuất, kinh doanh (34)
    • 2.5. KẾT LUẬN HƯỚNG NGHIÊN CỨU (40)
  • CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI CẢI TIẾN THAO TÁC THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG RẬP CẢI TIẾN TẠI XÍ NGHIỆP MAY VIỆT LONG (41)
    • 3.1. GIỚI THIỆU BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH CTSX TẠI XÍ NGHIỆP MAY VIỆT LONG (41)
    • 3.2. NGHIÊN CỨU CHỌN MẪU (42)
      • 3.2.1. Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng 324H044 (42)
      • 3.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất mã hàng 324H044 (50)
      • 3.2.4. Xác định công đoạn áp dụng cải tiến thao tác (55)
    • 3.3. THIẾT KẾ RẬP HỖ TRỢ CẢI TIẾN THAO TÁC (58)
      • 3.3.1. Quy trình triển khai cải tiến thao tác (58)
      • 3.3.2. Quy trình thiết kế rập hỗ trợ (58)
      • 3.3.3. Vật liệu sử dụng (59)
      • 3.3.4. Dụng cụ hỗ trợ (62)
      • 3.3.5. Thiết kế và thử nghiệm rập hỗ trợ do tác giả đề xuất (63)
        • 3.3.5.1. Công đoạn cố định thun với đầu lưng (63)
        • 3.3.5.2. Công đoạn lược đường tra lưng (75)
        • 3.3.5.3. Công đoạn đóng bọ dây luồn (90)
        • 3.3.5.4. Công đoạn may cầu túi (101)
    • 3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI TIẾN THAO TÁC ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG (123)
      • 3.4.1. So sánh hiệu quả (123)
      • 3.4.2. Kết luận (123)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ (124)
    • 4.1. KẾT LUẬN (124)
      • 4.1.1. Kết quả đạt được (124)
      • 4.1.2. Ưu điểm và hạn chế của đề tài (125)
      • 4.1.3. Hướng phát triển của đề tài (126)
    • 4.2. KIẾN NGHỊ (126)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (127)

Nội dung

Thông tin đề tài Tên của đề tài: Triển khai cải tiến thao tác thông qua việc áp dụng rập cải tiến tại xí nghiệp may Việt Long Mục đích của đề tài: - Mục đích 1: Triển khai áp dụng cải

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

Đặt vấn đề

Ngành Dệt - May Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành Dệt - May đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Trước xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành may cần phải nhanh chóng áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất Bên cạnh đó, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cuộc chiến thương mại giữa các nước có kim ngạch xuất khẩu Dệt - May lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ đòi hỏi Dệt - May Việt Nam phải cải tiến sản xuất để có khả năng cạnh tranh và đương đầu với những thách thức lớn.

Lý do chọn đề tài

- Trong số các sản phẩm của ngành Dệt – May nói chung và các sản phẩm thời trang nói riêng, thì quần tây là một sản phẩm rất phổ biến Sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng và nhiều môi trường làm việc Do nhu cầu sử dụng cao, nên việc sản xuất và cải thiện chất lượng quầy tây là vô cùng quan trọng Quy trình sản xuất quần tây tuy không phức tạp, nhưng đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao và cần liên tục áp dụng những cải tiến, mới có thể mang lại giá trị cao cho sản phẩm cũng như mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Chính vì lý do này, Người nghiên cứu quyết định chọn quần tây, cụ thể là quần tây nam, làm đối tượng để nghiên cứu cải tiến thao tác, với tên gọi của đề tài:

“Triển khai cải tiến thao tác thông qua việc áp dụng rập cải tiến tại xí nghiệp may Việt Long”

- Mặt khác, tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Sinh viên chưa có cơ hội tiếp cận với máy may lập trình và các phần mềm lập trình Nên khi triển khai đề tài, Sinh viên có cơ hội được thử sức mình với việc nghiên cứu, thiết lập các phần mềm sử dụng cho máy lập trình, kết hợp với rập cải tiến, giúp gia tăng kiến thức, kinh nghiệm của Sinh viên và mang lại hiệu quả thiết thực cho Xí nghiệp may Việt Long

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Mục tiêu của đề tài

- Nghiên cứu và áp dụng cải tiến thao tác thông qua việc tạo ra các bộ rập hỗ trợ (rập cải tiến) cho các công đoạn trong quá trình sản xuất quần tây nam tại xí nghiệp may Việt Long Mục đích của việc cải tiến nhằm giảm các chi phí về thời gian, số lượng lao động, mặt bằng phân xưởng, giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Nghiên cứu, thiết lập các phần mềm sử dụng cho máy lập trình, kết hợp với rập cải tiến, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi sản xuất theo xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Áp dụng cải tiến thao tác tại chuyền sản xuất Sau đó, thực nghiệm, so sánh, đánh giá và đưa ra kết luận về hiệu quả của các cải tiến đã triển khai.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua các giáo trình, tài liệu tham khảo như Công nghệ sản xuất ngành may; Chuẩn bị sản xuất ngành may; Cải tiến sản xuất ngành may Đồng thời, kết hợp thêm một số tài liệu sưu tầm từ doanh nghiệp, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến kiến thức nền tảng về các loại rập hỗ trợ được sử dụng trong ngành may

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên gia: thực tập, quan sát, tìm hiểu thực tế về cách làm rập hỗ trợ và cách sử dụng rập hỗ trợ; tham khảo thêm một số video trên mạng về việc sử dụng rập hỗ trợ

- Phương pháp thực nghiệm: nghiên cứu cấu trúc sản phẩm, thiết kế rập 2D trên phần mềm CorelDRAW và chuyển đổi sang phần mềm PS 300 của máy may lập trình; thiết kế, thử nghiệm và điều chỉnh rập giấy cứng và rập nhựa; thử nghiệm và đánh giá hiệu quả sử dụng rập cải tiến trên sản phẩm may thực tế.

Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu và triển khai cải tiến thao tác thông qua việc áp dụng rập cải tiến ở các công đoạn: Lược đường tra lưng, Đính bọ dây luồn, Cố định thun lưng và May cầu túi bằng máy lập trình ở chuyền sản xuất quần tây thuộc Xí nghiệp may Việt Long

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Triển khai thực nghiệm trên máy lập trình đa nhiệm hiệu Brother, là loại máy lập trình đang có thực tế trong sản xuất của chuyền may 3 Xí nghiệp may Việt Long.

Nội dung nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm Quần tây nam Tên mã hàng là 324H044

- Nghiên cứu cải tiến thao tác tại các công đoạn sản xuất Qua đó, thiết kế, chế tạo ra các rập cải tiến hỗ trợ cho quá trình sản xuất

- Triển khai thử nghiệm, phân tích và so sánh hiệu quả khi áp dụng triển khai cải tiến thao tác tại chuyền sản xuất

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CẢI TIẾN SẢN XUẤT TRONG NGÀNH MAY

TỔNG QUAN VỀ CẢI TIẾN THAO TÁC

2.1.1 Khái niệm về thao tác

- Thao tác là hành động của con người nói chung Nó bao gồm các cử động của con người tác động lên đối tượng, nhằm làm thay đổi cấu trúc ban đầu của nó, với mục đích tạo ra giá trị cho đối tượng Trong hoạt động sản xuất, thao tác được định nghĩa là tác động của người công nhân vào đối tượng, để tạo thành một sản phẩm có giá trị sử dụng được

- Nghiên cứu động tác: là phân tích các cử động của tay và mắt của người thợ trong một công tác riêng lẻ hay trong một chu kỳ thao tác, để có thể loại bỏ các cử động vô ích/ thừa, hoặc cải tiến các cử động và điều chỉnh lại (theo Hiệp hội Cơ khí Mỹ)

- Sự xem xét các thao tác, cử động trong sản xuất công nghiệp giúp tận dụng được công suất máy và con người mang ý nghĩa vô cùng thiết thực Cần nghiên cứu và thiết lập thao tác công nghệ chuẩn cho cải tiến phương pháp, cho phép công nhân gia tăng sản lượng bằng cách tạo ra những cải tiến thao tác lao động trong phạm vi phân xưởng; đào tạo nghiên cứu thao tác sản xuất và thao tác công nghiệp, để mọi người có thể hiểu khi xác định chúng

2.1.2 Khái niệm về thao tác chuẩn và phân loại thao tác

- Thao tác chuẩn: là thao tác trực tiếp hay gián tiếp, tác động lên đối tượng, tạo ra giá trị cho đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn nhất, nhưng mang lại giá trị cao nhất Một khi đã xác định được phương pháp tối ưu cho một công việc, cần phải đăng ký vào sổ, coi đó là một thao tác chuẩn Nếu không có tiêu chuẩn cho một động tác, sẽ khó có thể có sản phẩm hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cao theo chi phí đã xác định trước và đúng ngày giao hàng Cần tạo ra một tài liệu hướng dẫn thao tác chuẩn Trong đó, có ghi mọi lưu ý cần thiết về làm việc, để cho công nhân có thể làm việc đó với thời gian và chất lượng như nhau Tài liệu hướng dẫn thao tác chuẩn có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn tại nơi làm việc hoặc làm tài liệu dùng cho đào tạo công nhân

- Khi nghiên cứu thao tác, cần phân biệt các loại như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

 Thao tác trực tiếp: là thao tác trong thời gian người công nhân làm việc trực tiếp với các máy móc, thiết bị chuyên dùng

 Thao tác gián tiếp: là thời gian người công nhân không sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng để thực hiện các công việc như là: nhặt BTP lên, đặt BTP xuống,…

 Thao tác thừa: là thao tác được công nhân sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng bản thân nó lại không mang lại giá trị cho sản phẩm Các thao tác, chuyển động này thực sự không cần thiết Khi bỏ thao tác ấy đi, sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sản phẩm

- Thời điểm bắt đầu thao tác: là thời điểm đầu tiên của cử động khi ta thực hiện thao tác

- Thời điểm kết thúc thao tác: là thời điểm khi ta vừa đạt mục đích

2.1.3 Giới thiệu về cải tiến thao tác

- Cải tiến có ý nghĩa là các vấn đề tồn tại hiện nay được giải quyết để cải thiện tình hình hoặc các hoạt động kinh doanh mới được phát triển dựa trên chính sách quản lý Mục tiêu cải tiến, được phân thành các loại “dễ dàng, chính xác, tốc độ và giá thành rẻ” hoặc CQDSM

Bảng 2.1: Ý nghĩa từ viết tắt CQDSM

Dễ dàng C Cost Chi phí, giá thành

Chính xác Q Quality Chất lượng

Tốc độ D Delivery Giao hàng

An toàn S Safety An toàn

Hiệu suất kinh tế M Morable Tinh thần

- Cải tiến thao tác là các tác động cải tiến những thao tác bản năng của người công nhân lên đối tượng sản xuất, để cải thiện tình trạng hiện tại và đạt đến mục tiêu kỳ vọng của tổ chức Là việc tạo ra cử động hướng tới một đối tượng hay mục đích nhằm tạo dáng, thay đổi hình dạng, phương thức hay thay đổi hoàn toàn chúng… phụ thuộc vào điều kiện thực tế Những cử động này có thể là kết quả của việc gia công cơ khí, hóa chất, điện tử hoặc hoạt động của con người Nhiều phạm vi cử động cần được qui định một cách phù hợp với đặc điểm cử động xoay

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 trở của con người, nhằm đạt được kết quả tốt nhất Khi cải tiến công đoạn và thao tác, các công nhân được khảo sát tương tự như một cỗ máy biết cử động Cải thiện thao tác gồm hai phương thức cải tiến là cải tiến thao tác và cải tiến work layout (sắp đặt các thành tố cần thiết cho công việc trên mặt phẳng), hai phương thức này hỗ trợ cho nhau nhằm cải thiện năng suất lao động của công nhân

- Vấn đề hết sức quan trọng trong các công ty, xí nghiệp hiện nay là cải thiện năng suất nhằm tăng thêm thu nhập của người công nhân, nhưng phải giảm thời gian tăng ca Để làm được điều đó, có hai cách là cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ hoặc nâng cao tay nghề của công nhân Việc cải tiến máy móc và thiết bị mất rất nhiều thời gian và tiền bạc Trong khi nguồn nhân lực của nhà máy là cái sẵn có Chính vì vậy, việc cải tiến thao tác và tay nghề của công nhân là điều thực hiện được và ít tốn kém hơn

2.1.4 Tầm quan trọng của cải tiến thao tác đối với ngành may

- Giảm thời gian lao động: cải tiến thao tác giúp rút ngắn thời gian thực hiện các bước công việc từ đó giúp giảm bớt thời gian gia công hoặc thời gian hao phí không đáng có

- Nâng cao năng suất: cùng thời gian làm việc là 8 giờ (theo luật lao động), nhưng khi cải tiến thao tác thì số lượng bán thành phẩm/ thành phẩm sẽ tăng lên, từ đó góp phần nâng cao năng suất

- Mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động và lao động: khi các chi phí cho sản xuất giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, từ đó có thể kéo theo một số các phúc lợi cho công nhân cũng tăng theo Nhất là đối với những công ty tính lương theo hệ số, thì việc cải tiến thao tác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lương công nhân (khi làm nhiều thì lương sẽ nhiều, làm ít thì lương sẽ í

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

TỔNG QUAN VỀ RẬP HỖ TRỢ TRONG NGÀNH MAY

- Rập hỗ trợ là loại rập dùng để hỗ trợ quá trình sản xuất sản phẩm may công nghiệp, rập hỗ trợ thường được áp dụng trong các công đoạn của quá trình lắp ráp sản phẩm

- Rập hỗ trợ thường tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm, thành phẩm, bán phần với hình dạng phụ thuộc vào đặc điểm đường may và cách sử dụng rập (thao tác của công nhân và loại thiết bị sử dụng)

RẬP CÔNG DỤNG HÌNH ẢNH MINH HỌA

Mẫu rập sang dấu bấm

- Dùng để sang các dấu bấm lên chi tiết vải nếu trong giai đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành bấm vải

- Rập này thường tồn tại ở dưới dạng rập cứng bán thành phẩm nhưng được thiết kế chuyên để sang dấu bấm

Mẫu rập sang dấu dùi

- Dùng dể sang các dấu dùi lên chi tiết vải nếu trong giai đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành dùi chi tiết

- Rập này thường tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm

- Dùng để vẽ lại hình dạng của các chi tiết nhỏ hay hình trang trí thật chính xác trước khi gia công

- Rập này thường tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm, thành phẩm hay

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 rập cứng bán phần (rập chỉ có diện tích một phần của chi tiết)

Dùng để cắt gọt lại cho chính xác các chi tiết mà chưa thể cắt được chính xác tong quá trình cắt, thường tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm

- Dùng để là/ủi định hình chi tiết trước khi tiến hành may Rập này thường dùng cho các chi tiết nhỏ nằm trên mặt tiền sản phẩm Sử dụng rập là/ủi sẽ cho năng suất và chất lượng may cao

- Rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng và nhỏ hơn rập thành phẩm 2 lần độ dày vải

- Dùng để hỗ trợ may cho nhanh và chính xác, khi may công nhân đặt rập lên trên vải, điều chỉnh cho kim máy lọt đâm xuống sát cạnh rập và xoay chuyển trong suốt quá trình may sao cho đường may luôn lọt khe song song với đường chu vi rập

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng bán phần và nhỏ hơn kích thước cần may 1 mm

Dùng để tạo cữ cho các đường may song song hay lấy dấu khuy cúc

- Rập hỗ trợ đặc biệt trong đó phối hợp ít nhất hai tính năng của các loại rập kể trên Ví dụ như: vừa là/ủi vừa may, vừa tạo cữ vừa may

- Rập cải tiến thường có nhiều lớp và được liên kết với nhau bằng gáy rập

Rập cải tiến được làm bằng nhựa mica kết hợp với giấy nhám, băng keo, kim ghim, xốp cao su,…

- Để chế tạo rập cải tiến, cần có sự hỗ trợ của các thiết bị cơ khí: máy cắt, máy khoan, máy mài,… giúp bộ rập chính xác và đảm bảo yêu cầu mỹ thuật cao

- Khác với các loại rập trên, các lá vải thường được đặt để ở một phía của rập

(hoặc trên, hoặc dưới râp), thì trong rập cải tiến, các lá vải được đặt giữa các lớp rập, được cố định bằng giấy nhám hoặc kim ghim, giúp thao tác may nhanh và chính xác hơn

2.2.3 Vai trò Ứng dụng rập hỗ trợ vào công tác sản xuất may công nghiệp sẽ góp phần mang lại những hiệu quả thiết thực, cụ thể:

- Góp phần nâng cao năng suất và cải tiến chất lượng thể hiện ở lượng sản phẩm hoàn tất sau sản xuất nhiều hơn trong cùng thời gian và chính xác hàng loạt, mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp và công nhân

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Đơn giản hóa thao tác nhưng vẫn đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật: Nhờ vào sự hỗ trợ của rập hỗ trợ mà thao tác may của công nhân trở nên đơn giản hợn, nhanh hơn, chính xác hơn Ví dụ:

 Rút ngắn công đoạn: kết hợp các công đoạn trong rập hỗ trợ

 Rập cữ + may, cữ + ủi: rút ngắn công đoạn lấy dấu

 Rập ủi + may: rút ngắn công đoạn ủi

 Rập cữ + ủi + may: rút ngắn công đoạn lấy dấu, ủi.

TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM – THIẾT BỊ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC CẢI TIẾN 11 1 Phần mềm CorelDRAW

2.3.1.1 Giới thiệu về phần mềm CorelDraw

Hình 2.1: Biểu tượng phần mềm CorelDraw

- CorelDraw là một phần mềm đồ họa thông minh dùng để tạo và chỉnh sửa đồ họa vector Phần mềm này cho phép người dùng tạo ra các hình ảnh bằng cách sử dụng đường line và tô màu lên bằng vector thay vì pixel Với vector, điều này sẽ giúp cho hình ảnh của bạn khi phóng to hoặc thu nhỏ sẽ không bị vỡ hay mờ đi CorelDraw cung cấp cho người dùng nhiều tính năng và công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế, in ấn, cắt ghép chỉnh sửa hình ảnh bitmap và vector Từ đó, giúp cho người dùng tạo ra các thiết kế từ đơn giản đến phức tạp

- Corel Draw được phát triển bởi Corel Corporation và chính thức ra mắt năm 1989 nhận được sự đón nhận nồng nhiệt Phiên bản mới nhất được ra mắt vào năm

2020 cũng đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người sử dụng

Theo dữ liệu thống kê của Unit Sales, PC Data, phần mềm này chiếm đến 85% thị phần trên thị trường phần mềm thiết kế đồ họa Khi xét đến rất nhiều những

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 ưu điểm mà phần mềm này mang lại thì con số này cũng không phải là quá khó hiểu

2.3.1.2 Giao diện phần mềm CorelDraw

Hình 2.2: Giao diện làm việc của phần mềm CorelDraw

Cửa sổ CorelDraw bao gồm những phần sau:

- Thanh tiêu đề (title bar) nằm trên cùng của cửa sổ, hiển thị tên bản vẽ

- Thanh trình đơn (menu bar) nằm dưới thanh tiêu đề Các trình đơn trong thanh này bao gồm File, Edit, View, Layout, Arrange, Effect, Trong mỗi trình đơn lại có rất nhiều lựa chọn thao tác khác nhau

- Miền vẽ (drawing area) là phần khoảng trắng lớn nhất trên cửa sổ Corel Draw

- Trang in (printed page) nằm ở giữa miền vẽ, có dạng hình chữ nhật với bóng mờ phía sau Chỉ những đối tượng nằm trong trang in mới được in ra giấy

- Thước đo (ruler) dọc và ngang được thiết kế xung quanh trang in, giúp bạn ước lượng kích thước thực sự trên giấy và khoảng cách giữa những đối tượng

- Thanh công cụ nằm dưới thanh trình đơn chứa tất cả các công cụ hỗ trợ bạn thiết kế Nếu chưa biết chức năng của từng công cụ, chỉ cần trỏ chuột vào biểu tượng và tên công cụ đó sẽ được hiện ra

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Hình 2.3: Nhóm 20 công cụ quan trọng nhất trong CorelDraw

2.3.1.3 Các tính năng nổi bật của phần mềm Corel

- Cung cấp nguồn template và hình ảnh phong phú:

CorelDraw có sẵn một thư viện template đa dạng bao gồm các mẫu như thiệp mời, poster, kiểu font chữ và nhiều loại tài liệu khác dành cho người sử dụng Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm thời gian và công sức khi bắt đầu làm một dự án mới Nguồn template và hình ảnh này đều hoàn toàn có sẵn Bạn có thể tùy chỉnh lại như màu sắc, kích thước, hiệu ứng khác theo ý muốn

Nguồn template và hình ảnh có sẵn giúp bạn tham khảo được nhiều chủ đề khác nhau Từ đó lấy nguồn cảm hứng để tạo cho mình một thiết kế thật ưng ý

Với tính năng hỗ trợ chuẩn PDF/X của phần mềm CorelDraw, người dùng sẽ tối ưu hóa việc xuất file PDF và in ấn đạt chuẩn quốc tế Ngoài ra, người sử dụng có thể kiểm soát được màu sắc của lớp mực, độ phân giải sao cho đáp ứng được yêu cầu khi in ấn CorelDRAW hỗ trợ nhiều hệ thống màu khác nhau Người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh như CMYK, RGB và Grayscale

Tính năng này giúp CorelDRAW trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những ai đang làm việc cho thiết kế đồ họa và in ấn

"Non-Destructive Effects" còn gọi là hiệu ứng không phá hủy Tính năng này giúp cho người dùng dễ dàng thao tác chỉnh sửa, cài đặt nhiều hiệu ứng hình

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 ảnh mà không bị vỡ hình Người sử dụng có thể bật hoặc tắt các hiệu ứng đã cài đặt bất cứ khi nào mình muốn

Tính năng Non-Destructive Effects không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn giúp cho người sử dụng thỏa sức sáng tạo và linh hoạt hơn khi thiết kế hình ảnh và đồ họa

Objects docker là một trong những chức năng của CorelDraw giúp người sử dụng các layer trong bản thiết kế của mình Bạn có thể chọn một vùng đối tượng riêng nào đó cần chỉnh sửa trong một layer phức tạp hơn Ngoài ra, người sử dụng có thể thay đổi thứ tự giữa các layer với nhau chỉ bằng thao tác kéo thả chuột trong mục Objects docker

Objects Docker sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn với chức năng nhóm đối tượng, thuận lợi hơn cho thiết kế và chỉnh sửa hình ảnh

- Quản lý thiết kế bằng CorelDraw.app:

Một tính năng nổi bật khác của phần mềm CorelDraw đó là CorelDraw.app Đây có thể hiểu là nơi lưu trữ các dự án thiết kế qua mạng trực tuyến Người sử dụng có thể truy cập và làm việc trên thiết bị khác thông qua trình duyệt web CorelDraw.app tích hợp trực tiếp được với CorelDraw trên máy tính, dễ dàng chia sẻ và đồng bộ dữ liệu

GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP

2.4.1 Giới thiệu Tổng Công ty may Việt Tiến

Tên doanh nghiệp : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Tên tiếng Anh : VIETTIEN GARMENT CORPORATION

Trụ sở chính: 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại : (84-8) 38640800 – Fax : (84-8) 38645085 – Email : vtec@hcm.vnn.vn Người đại diện theo pháp luật : Ông Bùi Văn Tiến - Chức danh : Tổng Giám Đốc

2.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng CTCP may Việt Tiến

Tên doanh nghiệp : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Tên tiếng Anh : VIETTIEN GARMENT CORPORATION

Trụ sở chính: 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại : (84-8) 38640800 – Fax : (84-8) 38645085 – Email : vtec@hcm.vnn.vn Người đại diện theo pháp luật : Ông Bùi Văn Tiến - Chức danh : Tổng Giám Đốc

- Sản xuất quần áo các loại

- Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa

- Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng

- Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp

- Đầu tư và kinh doanh tài chính

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

2.4.4 Đặc điểm hoạt động động sản xuất, kinh doanh

- Tại thị trường nội địa: Việt Tiến hiện có trên 1.390 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Tại thị trường xuất khẩu: Việt Tiến hiện đang giao dịch với hơn 100 khách hàng tại các quốc gia như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha….), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia….), Châu Úc…vv Hơn nữa, Việt Tiến đang thực hiện chiến lược đưa một số thương hiệu của Tổng công ty đến thị trường một số khu vực trên thế giới, bước đầu tiên đưa đến thị trường các nước Châu Âu

- Các thương hiệu hiện có: Thương hiệu Viettien, Viettien Smart Casual, San Sciaro, Manhattan, T-up, Vietlong, Camellia, Viettien Kids

Hình 2.8: Hình ảnh logo các thương hiệu

 Thương hiệu Viettien là sự chuẩn mực của thời trang công sở nam mang phong cách lịch sự, nghiêm túc, chỉnh chu với các sản phẩm như: Áo sơ mi, quần tây, quần kaki, veston, caravatte… Bên cạnh đó, Viettien còn phát triển thêm nhiều sản phẩm thời trang “phong cách trẻ” lịch sự, có kiểu dáng hiện đại, phom dáng vừa vặn, ôm gọn, phối màu trẻ trung, tinh tế như sơ mi slim fit, quần tây và khaki slim fit, vest demi… mang đến nhiều sự lựa chọn cho các khách hàng Các sản phẩm Viettien thường được sử dụng ở những môi trường có tính chất giao tiếp cao như tại các hội nghị, hội thảo, văn phòng làm việc, gặp gỡ đàm phán với đối tác khách hàng Đối tượng sử dụng chính là nam giới, Viettien hiện là thương hiệu dẫn đầu của ngành hàng thời trang công sở nam tại Việt Nam

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Hình 2 9: Sản phẩm thương hiệu Viettien

 Thương hiệu nhánh Viettien Smart Casual là thương hiệu thời trang thông dụng (casual) dành cho nam giới sử dụng trong môi trường thư giãn như: Dạo phố, mua sắm, du lịch… sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần kaki, quần jeans, áo thun, quần thể thao, quần short, jacket, áo len, quần lót, áo thun 3 lỗ, vớ…

Hình 2.10: Sản phẩm thương hiệu Viettien Smart Casual

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

 Thương hiệu San Sciaro là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách Ý,dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người thành đạt, sành điệu… Dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần âu, veston, quần kaki, áo thun, caravatte và phụ trang các loại…

Hình 2.11: Sản phẩm thương hiệu San Sciaro

 Thương hiệu Manhattan là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách

Mỹ, đẳng cấp quốc tế dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người thành đạt, sành điệu… dòng sản phẩm bao gồm: Sơmi, quần âu, veston, quần khaki, áo thun Đây là thương hiệu được Việt Tiến mua bản quyền của tập đoàn Perry Ellis International – Mỹ để sản xuất và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam

Hình 2.12: Sản phẩm thương hiệu Manhattan

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

 Thương hiệu T-up là thương hiệu thời trang nữ lịch sự, hiện đại và tinh tế Đối tượng sử dụng là nữ giới tuổi từ 24 đến 40, sử dụng trong môi trường công sở, dạo phố, mua sắm, dạ hội… Dòng sản phẩm bao gồm: Đầm, váy, veston, quần áo thời trang các loại …

Hình 2.13: Sản phẩm thương hiệu T-up

 Thương hiệu Vietlong: Là thương hiệu thời trang nam nhằm kỷ niệm đại lễ

1000 năm Thăng Long – Hà Nội và hưởng ứng thiết thực cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam” Đối tượng sử dụng là: Học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, người lao động thành thị, người lao động nông thôn Dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần âu, quần khaki, áo thun…

Hình 2.14: Logo thương hiệu Vietlong

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

 Thương hiệu Camellia là thương hiệu chăn drap gối cao cấp Sản phẩm Camellia bao gồm: Vỏ chăn, ruột chăn, drap trải giường, gối nằm, gối ôm, khăn tắm các loại …vv tạo thành một bộ complet hoàn chỉnh, tăng thêm sự hấp dẫn lãng mạn, ấm áp và giàu cảm xúc cho phòng ngủ của người sử dụng

Hình 2.15: Sản phẩm thương hiệu Camellia

 Thương hiệu Viettien Kids: Thương hiệu nhánh của Viettien dành cho trẻ em từ 2 đến 11 tuổi với dòng sản phẩm thời trang áo thun T-shirt, polo, sơ mi, vest casual, quần short, quần dài, đầm, váy…, Viettien Kids mang đến cho các bé trai và bé gái những bộ trang phục năng động, thoải mái với kiểu dáng phong phú, các họa tiết, hình in thêu sinh động, nhiều sắc màu tươi sáng bắt mắt, tính ứng dụng cao cho các bé vui chơi, đi tiệc,… giúp các bé luôn hồn nhiên và đáng yêu

Hình 2.16: Sản phẩm thương hiệu Viettien Kids

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

KẾT LUẬN HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Qua quá trình học tập ở trường và thực tập xí nghiệp tại bộ phận Cải tiến sản xuất, Sinh viên đã nhận thấy rằng, việc áp dụng cải tiến thao tác trong sản xuất mang lại hiệu quả cao và vô cùng cần thiết Thực tế, dù Xí nghiệp Việt Long đã có nhiều cải tiến cho quá trình sản xuất, nhưng như thế vẫn là chưa đủ

Vì vậy, Người nghiên cứu đã suy nghĩ và đưa ra thêm một số ý tưởng để cải tiến thao tác các công đoạn Bằng việc áp dụng rập hỗ trợ và những phần mềm chuyên dụng, nhằm giảm thiểu số lượng lao động cũng như thời gian thao tác, với mong muốn góp đôi chút công sức vào công cuộc cải tiến sản xuất của công ty, như một lời tri ân về sự hỗ trợ của công ty cho quá trình thực tập của sinh viên Đây cũng là nội dung chính của đề tài “Triển khai cải tiến thao tác tại chuyền sản xuất quần tây thuộc xí nghiệp may Việt Long” mà Sinh viên đã thực hiện

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

TRIỂN KHAI CẢI TIẾN THAO TÁC THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG RẬP CẢI TIẾN TẠI XÍ NGHIỆP MAY VIỆT LONG

GIỚI THIỆU BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH CTSX TẠI XÍ NGHIỆP MAY VIỆT LONG

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ phận chuyên trách CTSX

- Trách nhiệm – quyền hạn của từng cấp:

 Trưởng phòng: nghiên cứu, xem xét, tổ chức đánh giá và đề xuất cấp chứng nhận sáng chế cho người thực hiện cải tiến

 Phó phòng: hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ đề xuất kinh phí cho người thực hiện cải tiến (nếu cần); đặt mua các vật dụng thường xuyên sử dụng cho công tác cải tiến

 Trưởng nhóm: tiếp nhận ý tưởng cải tiến của các thành viên trong nhóm và tổ chức nghiên cứu, thực hiện và đánh giá kết quả Nếu kết quả đánh giá mang lại hiệu quả sẽ đề xuất biện pháp cải tiến lên cấp trên

 Nhân viên cải tiến: thường xuyên nghiên cứu môi trường làm việc, sản phẩm, thao tác, máy móc thiết bị Từ đó, đề xuất các biện pháp cải tiến dựa trên kết quả nghiên cứu

- Nhóm 1: Làm việc tại xưởng may 1, chuyên nghiên cứu cải tiến trên sản phẩm quần khaki nam dài, quần short

- Nhóm 2: Làm việc tại xưởng may 2, chuyên nghiên cứu cải tiến trên sản phẩm quần jeans

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Nhóm 3: Làm việc tại xưởng may 3, chuyên nghiên cứu cải tiến trên sản phẩm quần tây.

NGHIÊN CỨU CHỌN MẪU

3.2.1 Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng 324H044

TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN

PHÒNG CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

CHỦNG LOẠI: LINEN VLENDED RELAXED PANTS KHÁCH HÀNG: MISTUBISHI MÃ HÀNG: 324H044

Hình 3.2: Hình vẽ mô tả sản phẩm

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẦN LƯU Ý

- Quần dài thân trước có ply, hai túi xéo Lót túi hông phải có túi con Thân trước ủi ply từ eo đến lai

- Thân sau túi mổ một viên có thùa khuy đính nút, có một ply

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Lưng thun nguyên vòng nhún l đoạn hai bên sườn, con lại để êm Diễu lưng phải thẳng đều và đẹp Trong lưng có dây luồn, đầu dây luồn gấp đính bọ, độ dài hai bên bằng nhau Thành phẩm dây luồn nằm bên trong Lưng lót có viền

- Nhãn giặt (care) gắn không được che chữ

- Đầu lưng phải thẳng với baget Đầu lưng thùa khuy mắt phụng có đính bọ đuôi

- Passant phải thẳng, mép trên pasant không vượt quá mép lưng

- Ngã tư đáy phải trùng nhau, dây kéo không được gợn sóng May giàng trước, may đáy sau Vắt sổ đáy liền từ trước đến sau

- Keo baget trên không được hụt đường vắt sổ

- Vắt sổ phải thẳng đều và sát mép vải, lưu ý không được chém vải

- Túi sau hai bên phải bằng nhau BTP bao túi hai bên may phải đều

- Các đường tra lưng, may lược phải chỉnh chỉ cho đạt, kéo lưng không được đứt chỉ

- Tất cả các đường may và diễu phải êm thẳng, các chi tiết đối xứng phải bằng nhau

- Thùa khuy không được thưa, phải dày và đẹp, không được sơ chỉ

- Vệ sinh công nghiệp phải sạch, không sót chỉ trên toàn bộ sản phẩm sản phẩm phải dò kim

- Tuyệt đối không được thiếu bọ, bọ không được rớt thân

- Lưu ý xổ vải trước khi cắt 24h Thun lưng xả 24h và cho qua máy ép trước khi cắt

Vải Uni: các chi tiết thẳng canh Điều kiện ép keo:

III BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Bảng 3.1: Thông số thành phẩm

STT Chi tiết đo/ size XS S M L XL Dung size

12.1 Vị trí gối từ đáy 28.5 29.5 30.5 31.5 31.5 0

B Miệng túi trước (bọ - bọ) 16.5 16.5 16.5 16.5 17 0

D Túi sau cách tra lưng phía đáy 7.1 7.1 7.1 7.1 7.6 0

E Túi sau cách tra lưng phía sườn 7.3 7.3 7.3 7.3 7.8 0

F Túi sau từ giữa đáy sau 5.3 5.3 6 6.8 7.5 0

IV QUY CÁCH ĐƯỜNG MAY

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Mật độ mũi chỉ diễu: 12 mũi/ 3cm

- Mật độ mũi chỉ may trong: 13 mũi/ 3cm

- Mật độ mũi chỉ vắt sổ: 13 mũi/ 3cm

- Chỉ sam lai: 4.5 mũi/ 3cm, vắt passant: 6 mũi/ 3cm

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Hình 3.3: Quy cách may lớp ngoài quần

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Hình 3.4: Quy cách may lớp trong quần

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Hình 3.5: Quy cách may một số chi tiết khác

Bảng 3.2: Quy cách gắn nhãn

LOẠI NHÃM VỊ TRÍ GHI CHÚ

Gắn kẹp vào cạnh dưới lưng trong thân trước trái khi mặc, cách ráp sườn 6cm đo êm

Nhãn gấp đôi hoặc không gấp đôi tùy theo thị trường

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Nhãn tháng Gắn kẹp nằm dưới nhãn

Nhãn gấp đôi (theo tháng + máy sản xuất)

C QUY CÁCH THÙA KHUY – ĐÍNH NÚT – ĐÍNH BỌ

Bảng 3 3: Quy cách thùa khuy, đính nút, đính bọ

Khuy mắt phụng chém 20mm (chém khuy trước thùa khuy sau) đuôi có bọ Đầu lưng trái

Khuy mắt phụng chém 17mm (chém khuy trước thùa khuy sau) đuôi có bọ

Khuy sơ mi dài khuy 15mm Bên trong lưng ĐÓNG

Nút 118mm đính chéo, quấn chân hở 0.3cm Đầu lưng phải

Nút 15mm đính chéo, quấn chân hở 0.3cm

Bọ 0.5cm Baget ngoài, babet trong, miệng túi hông, đuôi khuy

Bọ 1cm Passant, đầu dây luồn, cầu túi

Bảng 3.4: Quy cách ép keo

LOẠI KEO/ DỰNG CHI TIẾT ÉP

Keo FE3032 Lưng , Baget trên, baget dưới : canh dọc

Keo FW4025N90 Miệng túi hông (ép lên thân), cơi túi sau, đệm túi sau (ép lên thân), : canh dọc Keo JJ612J Passant canh dọc

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

3.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất mã hàng 324H044

Bảng 3.5: Quy trình công nghệ sản xuất mã hàng

STT Bước công việc Bậc thợ

Thời gian lao động CỤM THÂN TRƯỚC

1 May miệng túi đồng xu 2 MB1K 8

2 Ép túi đồng xu 2 Ép 8

3 Đóng túi đồng xu 2 LT 27

4 Lấy dấu ba đường đáp túi trước x2 1 VN 11

5 VS3C cạnh ngắn đáp túi trước 2 VS3C 8

6 Vắt sổ nẹp túi trước x2 2 VS3C 8

7 May nẹp túi trước x2 2 LT 27

8 May đáp túi trước bẻ mí chừa rẽ sườn x2 2 LT 35

9 Xén lót túi trước x2 2 Xén 25

10 Lộn lót túi trước x2 1 VN 8

11 Diễu lót túi trước x2 2 MB1K 24

12 Ủi hai cạnh cầu túi trước x2 2 Bàn ủi 13

13 Kê cầu túi trước x2 2 MB1K 18

14 Bọ cầu túi x 2 3 Đính bọ 9

15 Ủi lót túi trước x2 2 Bàn ủi 7

16 Ủi keo miệng túi trước x2 2 Bàn ủi 13

17 May một ly TT x2 2 MB1K 21

18 Lược một ly TT x2 2 MB1K 8

19 VS3C sườn + ống TT x2 2 VS3C 43

20 May lộn miệng túi trước x2 2 MB1K 32

21 Ủi bạt miệng túi trước x2 2 Bàn ủi 13

22 Diễu miệng túi trước x2 2 MB1K 37

23 Chốt + lược miệng túi trước 2 MB1K 45

24 Khóa miệng túi trước phần trên chữ U x2 2 MB1K 24

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

25 VS3C nẹp túi sau x2 2 VS3C 9

26 May đáp túi sau x2 2 MB1K 27

27 VS3C sườn + ống TS x2 2 VS3C 45

28 May một ly TS x2 2 MB1K 21

29 Ủi keo ly TS 2 Bàn ủi 20

30 Mổ túi sau 1 nẹp x2 3 LT 29

31 Lộn + ủi túi sau một nẹp 3 Bàn ủi 27

32 Cắt tám đầu chỉ túi mổ 1 VN 11

33 Mí túi sau cạnh dưới x2 2 MB1K 43

34 Chần nẹp túi sau x2 2 MB1K 16

35 Xén lót túi sau x2 2 Xén 53

37 Mí túi sau cạnh trên một nẹp x2 2 MB1K 43

38 Diễu + lược lót túi sau x2 2 MB1K 53

39 Thùa khuy túi sau + lấy dấu nút x2 3 Thùa khuy 21

40 Bọ túi sau x4 + bọ đuôi khuy x2 3 VN 27

CỤM LƯNG + BAGET + NHÃN + THUN

44 May + lộn đuôi baget (gấp cạnh dưới) 2 11

45 Ủi baget đôi gấp cạnh bg lót 2 MB1K 11

46 Lược dây kéo một đường vô baget 2 MB1K 9

50 Nối đầu lưng lót 2 MB1K 7

51 Nối đầu lưng chính 2 MB1K 7

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

52 Lược đường tra lưng + cắt tách lưng 2 MX1K 16

53 Bấm dấu lưng sau gọt hai đầu lưng dư 1 VN 13

54 Sang lại năm dấu passant 1 VN 13

55 Vẽ lưng để chốt thun 1 VN 8

56 Lược đầu lưng chính + cắt 2 MX1K 7

57 Gắn đệm khuy lưng 2 LT 27

58 Thùa hai khuy lưng lót 2 Thùa khuy 16

59 Kê mí hai đầu lưng liền + cắt 2 MB1K 23

60 Xếp + bấm lưng trước + cắt đôi đầu lưng 1 VN 13

61 Nối hai đầu lưng vô lưng sau 2 MB1K 27

41 Ủi rẽ, gập đường nối đầu lưng với lưng sau 2 Bàn ủi 13

43 Cắt rời cuốn viền lưng lót 1 VN 4

44 Ủi viền lưng 2 Bàn ủi 8

45 Gắn lược chân passant 2 LT 33

48 Xả + cắt dây lưng 1 VN 11

49 Xả + phà dây lưng 1 VN 5

50 Đo cắt dây luồn lưng 1 VN 8

51 Đính bọ hai đầu dây luồn 3 Đính bọ 20

52 Lấy dấu + đo cắt thun lưng 1 VN 13

56 Vẽ TS x2 + ghép sườn 1 VN 27

57 May ráp sườn trái 3 MB1K 35

58 May ráp sườn phải 3 MX1K 32

59 May ráp ống hai bên 3 MX1K 45

60 Ủi rẽ sườn ngang túi trước x2 2 Bàn ủi 21

61 Mí sườn lót hai bên 2 MB1K 45

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

62 Vắt sổ đáy trước qua đáy sau 2 bên 2 VS3C 37

64 Kê mí dây kéo 3 MB1K 27

65 Khóa đáy trước qua ngã tư 3 MB1K 25

66 May ráp đáy sau 2 MX2K 37

67 Kéo dây kéo +ủi rẽ đáy sau + lót túi sau + sườn lót phần túi +baget

69 kéo dây kéo xuống để tra lưng 1 VN 3

70 Tra nửa lưng trước tự ghép (hàng có ly

71 sd tra nửa lưng còn lại (hàng có ly TT) 3 MB1K 39

73 Cố định thun lưng 2 MB1K 32

74 Gọt một cạnh đầu lưng 1 VN 4

75 Khóa hai đầu lưng 2 MB1K 21

76 Gọt + lộn hai đầu lưng 1 VN 13

77 Chốt thun hai đường sườn 2 MB1K 21

78 Chốt thun hai đường ly sau 2 MB1K 27

79 Mí lưng lọt khe (thun hai bên sườn lưng lót cuốn viền)

81 Cắt sạch chỉ đường chần thun sườn 1 VN 15

82 Chần cố định lót lưng vào thân 3 Đính bọ 21

83 Thùa khuy đầu lưng một 3 Thùa khuy 11

84 Cột giây phân tổ 1 VN 4

85 Bọ túi trước x4 + baget x2 + đuôi khuy lưng x1

86 Chần bảy passant cạnh trên 3 Đính bọ 33

87 Đính bọ bảy passant cạnh trên 3 Đính bọ 33

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

88 Chần bảy passant dưới vào thân 3 Đính bọ 33

89 Chốt rẽ sườn lót TT 2 MB1K 27

90 Chốt đuôi baget vào đáy 2 MB1K 7

92 Vắt xăm lai 3 Vắt lai 45

93 Luồn chỉ xăm lai 1 VN 16

94 Đóng nút túi sau x2 + nút đầu lưng x1 2 Dập nút 24

95 Quấn chân ba nút 2 VN 32

CỤM CẮT CHỈ + KIỂM HÓA

96 Ủi rẽ sườn + giàn 2 Bàn ủi 48

98 Cắt chỉ đầu dây lưng 1 VN 4

99 Cắt chỉ bọ + khuy + nút 1 VN 144

100 Kiểm hai mặt TP 3 VN 119

101 Xịt bụi lót túi 1 VN 27

102 Tẩy hàng vệ sinh công nghiệp 1 VN 13

TỔNG THỜI GIAN CHẾ TẠO: 2964 (s)

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

3.2.4 Xác định công đoạn áp dụng cải tiến thao tác

Bảng 3.6: Xác định công đoạn áp dụng cải tiến thao tác

Kí hiệu đường may Lý do cải tiến

- Ở Xí nghiệp Việt Long, máy lập trình đã được áp dụng ở nhiều công đoạn với nhiều mã hàng khác nhau Qua quá trình thực tập, Người nghiên cứu đã được tiếp xúc và hiểu được về quy trình sử dụng và thiết kế chương trình may của máy may lập trình

- Thực tế hai công đoạn kê cầu túi trước và đính bọ cầu túi cần hai công nhân thực hiện, với máy bằng một kim (sử dụng ở công đoạn kê cầu túi) và máy đính bọ (sử dụng ở công đoạn đính bọ cầu túi)

- Nhận thấy đường may ở hai công đoạn tương đối đơn giản, có thể gộp hai công đoạn lại thành một để thực hiện cùng lúc, thông qua việc sử dụng máy lập trình Mục đích làm giảm thời gian, tăng năng suất và giảm nguồn nhân lực cần thiết khi thực hiện công đoạn

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Bản chất của công đoạn lược đường tra lưng chính là việc lấy dấu đường tra lưng bằng một đường may (trên một lớp bản lưng ngoài

- đã ủi một cạnh), để công đoạn gắn lưng vào thân được dễ dàng và đẹp hơn Tuy nhiên, công đoạn lược này vẫn còn gặp nhiều bất cập khi đường tra lưng bị lệch (cong, hụt, ) không đúng theo yêu cầu kỹ thuật do thao tác căn chỉnh của công nhân không được chính xác

- Thiết kế rập Lược đường tra lưng + cắt tách lưng sẽ giúp căn chỉnh chính xác đường tra lưng tuân theo thông số đã định Sự căn chỉnh sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào rập, người công nhân chỉ cần thực hiện thao tác đặt chi tiết vào rập, may và cắt tách riêng biệt từng bản lưng

4 Gấp và đính bọ hai đầu dây luồn

- Cũng tương tự như công đoạn lược đường tra lưng, công đoạn đính bọ hai đàu dây luồn cũng phụ thuộc hoàn toàn vào thao tác của công nhân Dẫn đến xảy ra một số hạn chế của công đoạn, đó là bọ bị đóng lệch, không đúng theo yêu cầu kỹ thuật

- Thiết kế rập Gấp và đính bọ hai đầu dây luồn sẽ hỗ trợ giúp giảm bớt quá trình căn chỉnh của người công nhân, chi tiết sau khi thực

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 hiện xong sẽ có chất lượng đồng nhất, đúng yêu cầu kỹ thuật với việc gấp 2 lần, với kích thước (0.8 + 1) cm và độ dài của con bọ là 1cm

5 Cố định thun với đầu lưng

- Thực tế: công nhân vừa phải căn chỉnh cùng lúc cạnh lưng và thun trong quá trình may Việc căn chỉnh hai chi tiết cùng lúc đòi hỏi người công nhân phải có tay nghề cao và cần tập trung cao độ Điều này gây tiêu tốn nhiều thời gian và công nhân cần đào tạo một thời gian mới có thể thực hiện công việc này

- Thiết kế rập cải tiến Cố định thun với đầu lưng sẽ giúp giảm bớt thao tác căn chỉnh của công nhân thông qua việc căn chỉnh thun, còn công nhân sẽ chỉ cần căn chỉnh cạnh lưng Điều này giúp công nhân có thể may nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng công việc

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

THIẾT KẾ RẬP HỖ TRỢ CẢI TIẾN THAO TÁC

3.3.1 Quy trình triển khai cải tiến thao tác

Hình 3.6: Quy trình triển khai Cải tiến thao tác

3.3.2 Quy trình thiết kế rập hỗ trợ

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Hình 3.7: Sơ đồ quy trình thiết kế rập cải tiến

- Vật liệu sử dụng gồm có 3 loại: Vật liệu chính, Vật liệu phụ và Vật liệu liên kết

Bảng 3.7: Vật liệu sử dụng làm rập

STT TÊN VẬT LIỆU VÀ ĐẶC ĐIỂM MẪU MINH HỌA

Màu sắc: màu xanh dương, màu trắng đục, màu trắng trong Độ dày: 0.2cm 0.1cm, 0.05cm

Tính chất: có độ cứng, độ dẻo, không dẫn điện, dẫn nhiệt Bề mặt phẳng, láng mịn, độ bền cao

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Màu sắc: màu đen Độ dày: 0.03cm

Tính chất: một mặt bằng giấy hoặc vải, một mặt nhám có công dụng bào mòn hoặc định vị Giấy nhám có nhiều loại khác nhau nhưng Người nghiên cứu chỉ sử dụng loại nhám hạt mịn, đảm bảo độ nhám dính nhưng không ảnh hưởng đến bề mặt vải

Màu sắc: màu nâu Độ dày: 0.03cm

Tính chất: mềm, mỏng, bề mặt phẳng có thể cắt được bằng kéo thông thường Không dẫn điện, dẫn nhiệt

Màu sắc: màu vàng, màu hồng Độ dày: 0.2cm

Tính chất: nhẹ, có độ đàn hồi Bề mặt phẳng, không dẫn điện, dẫn nhiệt

Màu sắc: màu xanh, màu xám

Rộng bản: 5cm, độ dày: 0.01cm

Cấu tạo gồm 4 lớp: lớp phủ (lớp bọc tạo màu sắc), lớp nhựa (bảo vệ lớp vải), lớp vải (tạo độ bền cho băng keo), lớp keo

Tính chất: Do được làm từ chất liệu là vải nên các sản phẩm băng keo vải thường có độ

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 bền, độ dai cũng như khả năng chịu lực tốt hơn rất nhiều so với nhiều sản phẩm cùng loại, cho phép kéo dãn, uốn cong

Màu sắc: trắng trong mờ

Rộng bản: 1.2 cm, độ dày: 0.01cm

Thành phần: băng dính giấy tissue hai mặt là lớp giấy lụa tissue được phủ keo acrylic lên cả hai mặt

Tính chất: keo có độ bám dính cao, dính nhanh, vẫn có thể tháo ra chỉnh sửa trong thời gian ngắn Keo có độ dãn nhẹ và mỏng

Màu sắc: trong suốt, khi khô màu trắng đục

Thành phần hóa học: Methylene Chloride

Tính chất: keo dạng lỏng; có mùi không khó chịu, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc nhiều; keo khô nhanh trong khoảng

3-5 giây sau dán, nên không thể chỉnh sửa vị trí đồ vật khi đã chích keo Keo rất khó tẩy rửa nên khi sử dụng cần cẩn thận

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Bảng 3.8: Dụng cụ làm rập

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Máy khoan mini cầm tay Máy khoan bàn

3.3.5 Thiết kế và thử nghiệm rập hỗ trợ do tác giả đề xuất

3.3.5.1 Công đoạn cố định thun với đầu lưng a Phân tích thao tác may thực tế trước cải tiến

Bảng 3.9: Phân tích thao tác trước cải tiến công đoạn cố định thun lưng

STT Tên thao tác Thời gian thực hiện

1 Lấy và ghép thun lưng và đầu lưng vào dưới chân vịt (lưng nằm dưới thun nằm trên)

2 May một đoạn 15cm (vừa may vừa căn chỉnh) 12

3 Đẩy thun lưng đến điểm đã lấy dấu 3

4 Đặt đầu lưng thứ hai vào dưới chân vịt (theo dấu đã lấy)

5 May một đoạn 15cm (vừa may vừa căn chỉnh) 12

6 Lấy và xếp BTP ra ngoài bằng hai tay 2

Tổng thời gian công đoạn: 36 b Tiến hành cải tiến rập lần 1

 Đường thẳng nét đứt: đường may; đường không nhìn thấy được

 Kí tự, chữ, số màu đỏ: thể hiện thông số quan trọng cần đặc biệt chú ý

- Xác định phương của rập: phương theo người nhìn

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Bảng 3.10: Thiết kế rập 2D công đoạn cố định thun lưng

DỤNG THIẾT KẾ - HÌNH VẼ MÔ TẢ

Lớp đế x1 Nhựa mica dày bản 0.1cm

Nhựa có độ dày 0.1cm, vừa phải, giúp cố định rập đồng thời không tạo khoảng cách quá nhiều giữa thun và mặt nguyệt

- Xác định khoảng cách trên mặt bàn máy bằng một kim:

Hình 3 8: Máy bằng một kim

 Khoảng cách từ tâm kim đến vị trí ốc vịt là 3.4cm

 Vị trí từ tâm kim đến cạnh bàn máy may là 19.7cm

- Xác định chiều dài (khoảng cách từ mép bàn máy may đến cách kim may 1cm) của rập: lấy chiều dài của rập là 18.7cm (tâm kim cách cạnh rập 1cm) Cạnh rập gần

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 chân vịt sẽ giúp cụm chi tiết khi may được chính xác, các chi tiết không bị xê dịch trước khi đưa vào dưới chân vịt

- Xác định chiều rộng của rập: ta có rộng bản thun là 4cm + 0.2 (độ dư cho thun có thể dịch chuyển được) + 2cm (lớp gờ) x 2 (hai cạnh) = 8.2cm

- Thiết kế khung ốc vít: dựa theo số đo khoảng cách từ tâm kim đến ốc vít để thiết kế

Từ cạnh rập lấy lên 3cm, chiều rộng khung ốc vít bằng 5cm, chiều dài bằng 6cm Khoan rãnh lỗ ốc vít bằng máy khoan có chiều ngang bằng 3cm, chiều dọc bằng 0.5cm Rãnh Lỗ ốc vít có chức năng cố định rập và thay đổi khoảng cách đường may khi cần thiết

Hình vẽ mô tả lớp đế rập:

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Lớp gờ x4 Nhựa mica dày bản 0.2cm

Tạo độ chắc chắn cho rập

- Lớp gờ được thiết kế dựa theo lớp đế: chiều dài lớp gờ bằng chiều dài lớp đế và bằng 18.7cm, chiều rộng lớp gờ bằng 2cm Lớp gờ gồm hai miếng nhựa mica dày bản 0.2cm xếp chồng lên nhau Lớp gờ gồm hai phần thiết kế như nhau, được gắn sát hai bên cạnh của lớp đế

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

- Tác dụng: hỗ trợ cố định thun lưng, giúp thun không bị xê dịch (sang trái hoặc phải) trong quá trình may, đảm bảo thông số kỹ thuật may được đúng theo yêu cầu là 1cm Hình vẽ mô tả gờ rập:

Lớp nẹp x2 Nhựa mica dày bản 0.1cm

Nhựa có độ dày 0.1cm, vừa phải, dễ dàng luồn thun vào trong rập khi sử dụng

Lớp nẹp được gắn vào giữa hai miếng gờ Lớp nẹp cũng gồm hai phần tương tự như lớp nẹp, mỗi bên gờ sẽ gắn một miếng nẹp Nẹp có diện tích 3.5cm x 2.5cm có tác dụng chắn thun lưng, tránh thun bị bung ra ngoài khỏi rập trong quá trình may, đồng thời giúp căn chỉnh đầu lưng trước khi may

Hình vẽ mô tả lớp nẹp:

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Hình vẽ mô tả bộ rập hoàn chỉnh (bản vẽ được triển khai trên phần mềm CorelDraw):

Hình 3.9: Hình vẽ mô tả bộ rập hoàn chỉnh công đoạn cố định thun với đầu lưng

Triển khai thiết kế trên giấy bìa cứng:

- Vẽ rập trên giấy cứng theo thông số đã thiết kế trên CorelDRAW:

Hình 3.10: Rập được vẽ trên giấy Roki

- Cắt rập ra từng chi tiết riêng biệt:

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Bộ rập giấy cứng hoàn chỉnh:

Hình 3.12: Bộ rập giấy hoàn chỉnh

Triển khai thiết kế trên nhựa:

Sau khi hoàn tất chỉnh sửa và thử nghiệm trên rập giấy, bước tiếp theo sẽ tiến hành chế tạo rập trên nhựa

- Sang dấu từ rập giấy qua nhựa Ở thao tác này cần chú ý đến chiều của tấm nhựa Nhựa có hai chiều là chiều ngang và dọc, khi sang dấu căn phương dọc của rập trùng phương ngang của nhựa, sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta tiến hành tách rập

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Sử dụng dao rọc và thước tách rời chi tiết khỏi nhựa Đặt thước dọc theo các cạnh đã được sang dấu, sau đó dùng dao rọc rọc trên nhựa dựa theo thước, cho tới khi có thể tách được chi tiết thì dừng

Hình 3.14: Tách chi tiết ra khỏi nhựa

- Dùng máy dùi dùi vị trí ốc vít Đối với các chi tiết có diện tích nhỏ chúng ta vẫn có thể dùng dao rọc và thước để tách hoặc gọt bỏ Tuy nhiên, sẽ gặp nhiều khó khăn và mất thời gian Vì vậy, dùng máy dùi dùi vào vị trí ốc vít, sau đó dùng giấy nhám mài lại các cạnh, thì thao tác sẽ nhanh và rãnh lỗ ốc vít sẽ đẹp hơn

- Dùng giấy nhám mài tất cả các cạnh của rập Việc mài trơn các cạnh giúp đảm bảo an toàn cho công nhân khi sử dụng rập trong quá trình sản xuất tránh xước tay gây tai nạn lao động Đồng thời, đối với vải, khi các cạnh của rập trơn sẽ giúp vải tránh bị xước, hư hỏng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Các vấn đề phát sinh khi áp dụng trên rập giấy, rập nhựa và cách khắc phục:

Bảng 3.11: Cải tiến rập lần một công đoạn cố định thun với đầu lưng

STT Vấn đề phát sinh Lý do Cách khắc phục Hình ảnh mô tả

1 Đầu lưng khi đưa vào dưới chân vịt bị cấn, vướng

Do khoảng cách từ tâm kim đến rập gần (1cm) khiến 3 lớp vải (thun, lưng, thân quần) chồng lên nhau sát chân vịt

Tăng khoảng cách từ tâm kim đến rập thành 2cm

Rập giấy ban đầu: Rập giấy sau chỉnh sửa:

2 Độ rộng đường đính thun lưng không chính

Cộng độ dư phần thun (4cm

+0.2cm) nhiều gây chạy thun

Giảm khoảng cách đặt thun lưng còn 4cm

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 xác (lớn hoặc nhỏ hơn 1cm)

3 Khó khăn trong việc siết ốc vít cố định

Lỗ vít sát gờ Lược bỏ khung ốc vít: để tránh việc khó siết ốc vít Có hai phương án là: giảm 1cm khoảng cách từ cạnh rập đến tâm kim Tuy nhiên, nếu giảm khoảng cách này, sẽ dẫn đến đường cố định lưng không chính xác Vậy nên sẽ lựa chọn cách thứ hai là bỏ phần khung ốc vít, cố định rập bằng cách dán keo vải

4 Khó đưa thun vào rập

Sử dụng vật liệu làm nẹp không hợp lý Đổi vật liệu làm nẹp từ nhựa mica bản 0.1cm thành nhựa trong bản 0.05cm

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024 c Hướng dẫn sử dụng rập

Bước 1: Đưa thun lưng vào rập, đặt đầu thun vào dưới chân vịt

Hình 3.15: Công đoạn đặt thun vào rập

Bước 2: Đặt cạnh lưng vào dưới chân vịt căn có căn chỉnh

Hình 3.16: Công đoạn đặt cạnh lưng vào dưới chân vịt

Bước 3: May đầu lưng trái

Khi may đầu lưng trái, cần chú ý căn chỉnh cạnh lưng sao cho đúng yêu cầu kỹ thuật (căn dựa theo chân vịt và nẹp, độ rộng đường may là 1cm) Riêng thun, đã được cố định (ở bước 1) nên không cần căn chỉnh thun

Bước 4: May đầu lưng phải Đẩy trượt thun theo rập, xoay đầu lưng, tiến hành may cố định thun lưng lên bản lưng bên phải tương tự với đầu lưng trái Thao tác may cố định thun đối với hai đầu lưng là giống nhau

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI TIẾN THAO TÁC ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG

Bảng 4 1: Đánh giá kết quả cải tiến thao tác cho mã hàng

Thời gian chế tạo trước cải tiến

Thời gian chế tạo sau cải tiến

1 Cố định thun với đầu lưng 36s 23s 13s 36.11%

3 Gấp và đính bọ hai đầu dây lưng 20s 18s 2s 10%

 Tổng thời gian thao tác đã giảm sau khi áp dụng cải tiến: 25s/ sản phẩm

 Về số lượng lao động: giảm một công nhân, tương đương với giảm 0.84%

 Về công đoạn: giảm một công đoạn tương đương với giảm 0.98%

- Link video kết quả cải tiến thao tác công đoạn: Lược đường tra lưng, Cố định thun với đầu lưng, Đính bọ dây luồn, May cầu túi bằng máy lập trình: https://drive.google.com/drive/folders/1StNsbqS3_joDmdgC65cAT1s-

Như vậy sau quá trình ứng dụng và so sánh hiệu quả của việc áp dụng cải tiến thao tác thông qua việc sử dụng các rập cải tiến và máy lập trình, kết quả cho thấy rằng việc sử dụng rập cải tiến mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình sản xuất Việc áp dụng cải tiến giúp giảm thiểu số công đoạn, thời gian thực hiện công đoạn và số lượng công nhân, mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm Vì vậy, áp dụng các biện pháp cải tiến thao tác là cần thiết cho quá trình sản xuất mã hàng quần tây nam 324H044 để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Ngành CNM Khóa 2020 – 2024

Ngày đăng: 22/11/2024, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN