Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hệ thống phần cứng và hạ tầng mạng để lưu trữ cơ sở dữ liệu, đáp ứng các cấp độ truy vấn và bảo mật cho việc tích hợp các phần mền quản lý cây trồng nông
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
- Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở dữ liệu vùng sản xuất cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bến Tre, xây dựng phần mềm và số hóa bằng bản đồ điện tử để làm cơ sở dữ liệu phục vụ sản xuất, chỉ đạo và điều hành đối với các vùng sản xuất cây trồng chủ lực của tỉnh trong quy hoạch và thực tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Xây dựng bản đồ số hóa vùng sản xuất từng loại cây làm cơ sở để triển khai, mở rộng số hóa vùng sản xuât hoa, cây kiểng, rau,… nhằm tích hợp và tạo cơ sở dữ liệu đồng bộ, phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp (truy cập,khai thác, sử dụng dữ liệu,…), góp phần thực hiện cách mạng 4.0 và đề án “số hóa” theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng hệ thống phân bố địa lý các loại cây trồng chủ lực của tỉnh: sầu riêng, dừa, chôm chôm, xoài tứ quý, bưởi da xanh tại 5 hợp tác xã/doanh nghiệp.
- Xây dựng Bản đồ chuyên đề nông nghiệp trồng trọt Tỉnh Bến Tre.
- Xây dựng phần mềm Quản lý vùng và thống kê diện tích trồng của từng hợp tác xã, từng thửa đất, từng xã, từng vùng, từng loại cây trồng chủ lực; Quản lý thông tin sản lượng theo tiêu chí địa lý và loại cây trồng.
- Xây dựng Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng và thương mại hóa sản phẩm
Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Cách tiếp cận
Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn, góp phần tạo ra một công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực quản lý hệ thống công trồng chủ lực Việc xây dựng dữ liệu và phần mềm chuyên môn để ứng dụng riêng cho công tác quản lý được tiếp cận thông qua việc thu thập, phân tích dữ liệu thu thập, điều tra hiện có để duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu cho hệ thống phần mềm nhằm đảm bảo dữ liệu luôn có tính liên tục, phản ánh thực trạng sản xuất nông nghiệp Từ công tác tác nghiệp khảo sát và cấu trúc CSDL đã thiết kế, trên nền tảng ArcGIS xây dựng các chức năng phần mềm ứng dụng để quản lý hệ chuỗi cây trồng như sau:
- Tiếp cận hệ thống: tổng thể điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre
- Cách tiếp cận toàn diện: xem xét đầy đủ các vấn đề phát triển khi nghiên cứu đề tài, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.
- Cách tiếp cận tổng hợp: khi xây dựng CSDL và phần mềm đòi hỏi phải giải quyết một cách hợp lý, xác định rõ đối tượng sử dụng và đối tượng cung cấp thông tin, đảm bảo cho các chức năng được xây dựng sẽ phù hợp với yêu cầu người sử dụng.
- Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong nghiên cứu, các mô hình tính toán hiện đại có uy tín trên thế giới Trên cơ sở đó sẽ phát triển một mô hình tính toán độc lập cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp sau để hoàn thành mục tiêu đề ra:
- Phương pháp tổng quan tài liệu: phương pháp này sẽ kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả nghiên cứu liên quan trước đây trong và ngoài nước để phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thực hiện tổng hợp, thu thập những dữ liệu hiện có và rà soát bổ sung làm cơ sở cho phát triển hoàn thiện CSDL hệ thống cây trồng tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp sử dụng phần mềm: sử dụng phần mềm Excel, ArcGIS bao gồm
Arccatalog, Arctoolbox, Arcmap xây dựng và chuẩn hóa lớp dữ liệu phục vụ cho để tài nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: được sử dụng để xác định các thông tin cần đưa lên hệ thống:
Đối với dữ liệu, quá trình phân tích dựa vào hiện trạng cơ sở dữ liệu được thu thập
Đối với phần mềm, quá trình phân tích nghiệp vụ, kết hợp với các thông tin, văn bản pháp lý được thực hiện.
- Phương pháp xây dựng phần mềm: Phần mềm tuân theo các quy định về sử dụng chuẩn đã được quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của
Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước Phần mềm được xây dựng đảm bảo việc mở rộng các chức năng trong tương lai, khả năng tích hợp với các hệ thống khác và khả năng khai thác trên nhiều kênh Phần mềm được xây dựng sẽ có kiến trúc hệ thống 03 tầng (03 tier):
(1) Tầng giao diện đơn thuần là một Browser như Internet Exlorer, FireFox, Chrome để nhận kết quả trả về từ tầng ứng dụng và cung cấp cho người sử dụng như lãnh đạo, nhân viên, người sử dụng, quản trị người dùng Các ứng dụng tầng giao diện có thể là một phần mềm Desktop, Website, Applet, Flash được viết bằng công nghệ chuẩn mà W3C đã chứng thực, có khả năng tiếp nhận kết quả theo các định dạng ảnh, dịch vụ mà tầng ứng dụng cung cấp như png, jpg, svg, pdf, swf, wms
(2) Tầng ứng dụng (là phần mềm ứng dụng trên môi trường Website): bao gồm các ứng dụng đảm nhận việc xử lý tính toán, trao đổi dữ liệu, đảm nhận vai trò trung gian nhận yêu cầu từ tầng giao diện, lấy dữ liệu từ tầng CSDL xử lý tính toán với các chức năng quản lý danh mục, quản lý và khai thác bản đồ, phân tích dữ liệu, hiển thị dữ liệu, báo cáo thống kê, khai thác thông tin trực tuyến sau đó trả lại kết quả cho tầng giao diện theo yêu cầu Tùy theo yêu cầu của tầng giao diện mà kết quả trả về khác nhau: có thể là một hình ảnh dạng bitnap, jpeg, gif, png hay dạng vector được mã hóa như SVG, KML, GML
(3) Tầng cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ các dữ liệu địa lý Các dữ liệu này được quản trị bởi hệ quản trị CSDL được xây dựng theo mô hình không gian địa lý và CSDL trong hệ thống được lưu trữ tập trung tại máy chủ (hoặc máy chủ ảo) Các ứng dụng sẽ khai thác dữ liệu thông qua mạng cục bộ hoặc internet.Mỗi người dùng sẽ có tài khoản đăng nhập và làm việc thông qua phần mềm ứng dụng.
Nội dung nghiên cứu xây dựng phần mềm
Kiến trúc tổng thể của hệ thống
Trong khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh Bến Tre, hệ thống thuộc tầng
“Ứng dụng & CSDL”, tương ứng với các thành phần “Ứng dụng nội bộ”, “Ứng dụng cấp tỉnh” và “CSDL phục vụ các ứng dụng”
Theo mô hình tổng thể trên, các hệ thống khác trên địa bàn tỉnh cần dữ liệu và bản đồ quản lý sẽ được chia sẻ từ hệ thống thông qua các dịch vụ trao đổi trên trục tích hợpLGSP đã được triển khai cho tỉnh Bến Tre, đáp ứng theo đúng các yêu cầu hiện hành, đảm bảo tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh mà tỉnh đã đề ra, phù hợp với mục tiêu, quy định mà Chính phủ đã ban hành.
Hình 4.1: Vị trí của hệ thống trong khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh
4.1.1 Mô hình tổng thể hệ thống
Hình 4.2: Mô hình tổng thể hệ thống
Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống được xây dựng theo mô hình client-server
(mô hình khách - chủ) được áp dụng phổ biến của các trang web hiện nay và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo Thông tư 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 do
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khi sử dụng mô hình này hệ thống sẽ tận dụng được điểm mạnh giữa phía máy khách và máy chủ Các thiết bị ở phía máy khách (máy vi tính hoặc điện thoại của người dùng) sẽ đóng vai trò là nơi xử lý một số tác vụ phía người dùng Các xử lý này sử dụng nguồn tài nguyên từ thiết bị của người dùng, do đó giảm nhẹ công việc cần xử lý phía máy chủ (Server side) Phía máy chủ chỉ đảm nhiệm vai trò xử lý các yêu cầu của người dùng đối với các ứng dụng được cài đặt trên máy chủ (Hình 12). Theo mô hình trên, ngoài hạ tầng phục vụ triển khai, hệ thống quản lý hệ thống chuỗi vây trồng được xây dựng sẽ bao gồm các thành phần sau:
CSDL gồm các CSDL thành phần:
CSDL nền địa lý tỉnh Bến Tre
CSDL GIS quản lý cây trồng tỉnh Bến Tre.
CSDL kho hồ sơ số quản lý chuỗi cây trồng tình Bến Tre.
Phần mềm ứng dụng công nghệ GIS quản lý CSDL cây trồng bao gồm các phân hệ ứng dụng sau:
Phân hệ quản trị hệ thống
Phân hệ cập nhật dữ liệu GIS cây trồng
Phân hệ khai thác dữ liệu cây trồng trên nền bản đồ số
Phân hệ quản lý kho hồ sơ số cây trồng
Người dùng của hệ thống thực hiện khai thác, cập nhật thông tin, dữ liệu theo quyền được phân cấp, bao gồm:
Người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư (khai thác dữ liệu công khai)
Sở TNMT (cập nhật, khai thác theo phân quyền).
Các Sở, ban, ngành khác trên địa bàn tỉnh (cập nhật, khai thác theo phân quyền).
Các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh (cập nhật, khai thác theo phân quyền).
Giải pháp kiến trúc, công nghệ triển khai hệ thống
4.2.1 Giải pháp về mô hình kiến trúc công nghệ
Hệ thống được xây dựng theo kiến trúc 3 tầng (3 tiers) như mô tả trong sơ đồ dưới đây:
Hình 4.3: Giải pháp về mô hình kiến trúc công nghệ a) Tầng cơ sở dữ liệu
Chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ toàn bộ dữ liệu của Hệ thống b) Tầng xử lý logic
Cung cấp các dịch vụ ứng dụng thực hiện các thao tác theo chức năng hệ thống Các dịch vụ ứng dụng được xây dựng theo hướng nguyên tố hóa các dịch vụ, các dịch vụ bao gồm:
- Dịch vụ quản trị CSDL.
- Dịch vụ tích hợp, kiểm tra, cập nhật dữ liệu.
- Dịch vụ tra cứu, tìm kiếm, truy vấn dữ liệu.
- Dịch vụ phân tích, thống kê dữ liệu.
- Dịch vụ khai thác dữ liệu dưới dạng bản đồ số (cho Web và di động). c) Tầng trình diễn
Tầng này cài đặt các ứng dụng phần mềm, trực tiếp xử lý các chức năng của hệ thống và tương tác với người sử dụng, bao gồm các phần mềm được thực hiện trên nền tảng ứng dụng Web và di động.
4.2.2 Giải pháp triển khai hệ thống
Mô hình triển khai hệ thống:
Hình 4.4: Mô hình triển khai hệ thống
Mô tả: Theo sơ đồ triển khai thì lãnh đạo, cán bộ phòng chuyên môn trực thuộc Sở NN&PTNT và người dùng sẽ truy cập vào hệ thống để tra cứu, cập nhật, khai thác thông tin, dữ liệu, bản đồ cây trồng qua Internet theo quyền được phân cấp bằng giao diện Web hoặc di động.
Yêu cầu tối thiểu đối với hạ tầng phục vụ triển khai hệ thống như sau:
Bảng 4.1: Thống kê danh sách cấu hình thiết bị
STT Hệ thống hạ tầng Hệ thống thiết bị Tên thiết bị Cấu hình
1 Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin
Hệ thống máy chủ server
Bộ nhớ chính RAM: 16GB Ổ cứng HDD 8Tb + SSD 240Gb
Bộ nhớ chính RAM: 16GB Ổ cứng: SSD 240Gb Ubuntu-16.04.1x64 CPU: 8 core
Bộ nhớ chính RAM:8GB Ổ cứng: SSD 240Gb Máy chủ ứng dụng (Lưu trữ dữ liệu ứng dụng):
Máy chủ server: số lượng tối thiểu cần 01 cái, yêu cầu cấu hình:
32 GB Ổ cứng: HDD 8TB + SSD 250Gb
Windown 7/Window 8/Windows 10; Linux; Mac
Trình duyệt web máy trạm
Thiết bị điện thoại thông minh: Điện thoại hoặc máy tính bảng chạy hệ điều hành Android/ iOS & yêu cầu cấu hình tối thiểu
Màn hình: 4,5 inch trở lên
Bộ nhớ trong: 16GB iOS: phiên bản từ 9.0 trở lên
Android: phiên bản từ 5.0 trở lên
Thiết bị công nghệ mua mới Bộ máy tính
Cấu hình PC Main Intel H81
CPU Core i3 RAM 8G DDR3 Kingmax
Cấu hình Smart phone Màn hình IPS LCD 6.0”, HD+
Camera sau: 8MP Camera trước: 5MP
Bộ nhớ trong/thẻ nhớ 32 GB
Giải pháp an toàn thông tin, bảo mật hệ thống
4.3.1 Mức độ bảo mật và an toàn thông tin
Hệ thống triển khai phải đáp ứng tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP quy định về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Hệ thống đáp ứng khả năng an toàn, bảo mật thông tin theo nhiều mức: mức mạng, mức xác thực người dùng và mức cơ sở dữ liệu Thiết lập mã hoá TLS v1.2, HTTPs Hệ thống được thiết kế đảm bảo hạn chế tối đa hoặc ngăn chặn được các tác động của DDoS (tấn công từ chối dịch vụ), đảm bảo luồng truy cập và tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên hệ thống.
Hệ thống đáp ứng các bài kiểm tra để bảo đảm không có các lỗi an toàn thông tin phổ biến như sau:
Tấn công Injection: bao gồm các lỗi cho phép thực hiện thành công các kiểu tấn công như SQL Injection, OS Injection, LDAP Injection Kiểu tấn công này xảy ra khi người dùng gửi các dữ liệu không tin cậy đến ứng dụng web, những dữ liệu này có tác dụng như các câu lệnh với hệ điều hành hoặc các câu truy vấn với cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho mục đích xấu.
Cross Site Scripting (XSS): Lỗi XSS xảy ra khi ứng dụng web nhận các dữ liệu độc hại và chuyển nó đến trình duyệt cho người dùng mà không xác nhận lại dữ liệu đó có hợp lệ hay không Kiểu tấn công này cho phép kẻ tấn công thực thi các đoạn mã độc trong trình duyệt của nạn nhân và có thể cướp phiên người dùng hoặc chuyển hướng người dùng đến các trang độc hại khác.
Insecure Direct Object References (Tham chiếu trực tiếp đối tượng không an toàn):Việc tham chiếu xảy ra khi nhà phát triển ứng dụng web đưa ra tham chiếu đến một đối tượng bên trong ứng dụng như là một tập tin, một thư mục hay một khóa cơ sở dữ liệu.
Nếu việc kiểm tra quá trình tham chiếu này không an toàn, kẻ tấn công có thể dựa theo để tham chiếu đến các dữ liệu mà họ không có quyền truy cập.
Cross Site Request Forgery (CSRF): Là kiểu tấn công mà người dùng bị lợi dụng để thực thi những hành động không mong muốn ngay trên phiên đăng nhập của họ Thông qua việc gửi người dùng một liên kết qua email hay chat, tin tặc có thể hướng người dùng thực thi một số hành động ngay trên trình duyệt của người dùng (như gửi bài viết, xóa bài viết ).
Failure to Restrict URL Access (Thất bại trong việc hạn chế truy cập các URL quản trị): Thông thường để vào được các đường dẫn quản trị thì ứng dụng phải kiểm tra người dùng có đủ quyền để truy cập vào đó hay không rồi mới hiển thị URL và các giao diện quản trị tương ứng khác Để tránh tình trạng người dùng bình thường cũng truy cập vào các URL quản trị, mỗi lần truy cập vào các URL này cần được kiểm tra quyền kỹ càng, nếu không tin tặc có thể truy cập vào các URL này nhằm thực hiện các hành vi độc hại.
Bẻ gãy sự xác thực và quản lý phiên: Những chức năng của ứng dụng liên quan đến sự xác thực và sự quản lý phiên làm việc thường không khởi tạo đúng, cho phép tin tặc tấn công mật khẩu, khóa và token của phiên làm việc hoặc khai thác lỗ hổng từ những sự khởi tạo này để gắn định danh một người sử dụng khác.
Cấu hình bảo mật không an toàn: Là lỗi liên quan đến việc đặt cấu hình cho ứng dụng, framework, máy chủ web, ứng dụng máy chủ và platform sử dụng những giá trị thiết đặt mặc định hoặc khởi tạo và duy trì những giá trị không an toàn.
Chuyển hướng và chuyển tiếp không được kiểm tra: Nhiều ứng dụng thường xuyên chuyển tiếp hoặc chuyển hướng người sử dụng đến những trang hoặc những website và sử dụng những dữ liệu chưa tin tưởng để xác định những trang đích Không có sự kiểm tra phù hợp, tin tặc có thể chuyển hướng nạn nhân đến các trang giả mạo hoặc các trang có chứa mã độc, hoặc chuyển tiếp đến các trang web đòi làm thủ tục xác thực nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.
Lưu trữ mã hóa không an toàn: Ứng dụng web không có cơ chế bảo vệ hoặc tuy có cơ chế mã hóa và hashing (băm) dữ liệu để lưu trữ nhưng sử dụng không đúng cách đối với những dữ liệu quan trọng, như là thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân và những thông tin chứng thực Do đó tin tặc có thể lợi dụng những kẽ hở này để đánh cắp những dữ liệu cần được bảo vệ.
Thiếu sự bảo vệ lớp vận chuyển: Các ứng dụng không mã hóa dữ liệu khi truyền những thông tin quan trọng, hoặc nếu có mã hóa thì lại chỉ có thể sử dụng các chứng thực hết hạn hoặc không hợp lệ.
Phần mềm ứng dụng là phần mềm phức tạp, nguồn thông tin đa chiều, CSDL lớn, do đó trong quá trình vận hành, việc đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống là rất quan trọng Ngoài ra, hệ thống vận hành trên môi trường WAN, Internet nên có một số nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề an toàn, bảo mật của hệ thống Một số nguy cơ tác động đến hệ thống trong quá trình vận hành:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT bị hư hỏng: thiết bị mạng, thiết bị tường lửa…
- Hệ thống bị truy cập và sử dụng bất hợp pháp.
- Sự cố do thiên tai, cháy nổ.
- Để phòng tránh những nguy cơ có thể xảy ra cần có những giải pháp cho hệ thống một cách hợp lý:
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Cơ chế tự động hóa sao lưu dữ liệu và việc sao lưu được thực hiện thường xuyên theo định kỳ Việc sao lưu dữ liệu được thực hiện riêng lẽ cho từng phân hệ trong hệ thống Việc triển khai theo hình thức máy chủ ứng dụng và máy chủ cơ sở dữ liệu được xem là giải pháp ưu thế giúp cho việc sao lưu được thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng.
Giải pháp công nghệ
4.4.1 Giải pháp công nghệ a) Hệ thống được xây dựng trên công nghệ sau:
- Công nghệ phát triển base map và service.
- Phiên bản web sử dụng các công nghệ: WebGL, JavaScript.
- Phiên bản Mobile sử dụng công nghệ: OpenGL ES, C/C++, Swift, Objective-C, Java.
- Map Service: Net Core, C#, Nodejs, Ruby.
- Công nghệ phát triển ứng dụng:
- Xây dựng mã và ngôn ngữ chạy phía sau hậu trường trên trang chủ web: Net Core, C#, MVC.NET 4.x trở lên, DotNET Core 2
- Phát triển giao diện ứng dụng: Reactjs, Html, Css, Javascript, Ajax, Leaflet b) Lý do chọn NET Framework cho đề tài nghiên cứu
- Thư viện lập trình khổng lồ: Nền tảng NET bao gồm tập các thư viện lập trình có sẵn rất lớn hỗ trợ việc xây dựng các chương trình phần mềm như lập trình giao diện; ứng dụng web; truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu; cấu trúc dữ liệu… Là nền tảng chủ đạo của nhiều lập trình viên và công ty thiết kế website MonaMedia.
- Nâng cao nǎng suất cho các nhà lập trình: Nền tảng NET giúp tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa việc viết ứng dụng cũng như phát triển website bằng cách cung cấp nhiều thành phần thiết kế có sẵn, lập trình viên chỉ cần học cách sử dụng và tùy biến theo mục đích và sáng tạo của riêng mình.
- Khả nǎng biến đổi được thông qua một kiến trúc “ghép nối lỏng”: Đa số các hệ thống lớn, biến đổi được trên thế giới được xây dựng trên những kiến trúc không đồng bộ dựa trên nền thông điệp (Message based) Nhưng công việc xây dựng các ứng dụng trên một kiến trúc như vậy thường rất phức tạp và ít công cụ hơn trong những môi trường phát triển ứng dụng N lớp (N-tier) “ghép nối chặt” Nền tảng NET được xây dựng nhằm mang lại những lợi thế về nǎng suất của kiến trúc
“ghép nối chặt” với khả nǎng biến đổi được và vận hành với nhau của kiến trúc
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Nền tảng NET cho phép các ứng dụng được viết trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và chúng có khả nǎng tích hợp chặt chẽ với nhau.
- Bảo mật cao: Kiến trúc bảo mật của nền tảng NET được thiết kế từ dưới lên để đảm bảo các ứng dụng và dữ liệu được bảo vệ thông qua một mô hình bảo mật evidence-based rất tinh vi.
- Tận dụng những dịch vụ của hệ điều hành: Windows đa dạng các dịch vụ có sẵn với bất kỳ nền tảng nào như: bảo mật tích hợp, truy cập dữ liệu một cách toàn diện, mô hình đối tượng thành phần đáng tin cậy, các giao diện người dùng tương tác và các giám sát quá trình giao dịch Nền tảng NET đã tận dụng lợi thế này để đưa ra cho mọi người theo cách dễ sử dụng nhất.
- Đa dạng các ngôn ngữ dùng trên NET: Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được sử dụng trên nền tảng NET Tuy nhiên, trong đó có hai ngôn ngữ lập trình chính mà bạn có thể sử dụng với NET để tạo ra các ứng dụng desktop hoặc ứng dụng Web là: VB.NET và C#. c) Lý do chọn Reactjs Framework cho đề tài nghiên cứu
- Thân thiện với SEO: SEO là phần quan trọng không thể thiếu đưa những thông tin trong website của bạn được lên top đầu của Google
- Phù hợp với đa dạng thể loại website: Thư viện ReactJS ra đời khiến cho việc tạo ra một trang web dễ dàng hơn bởi vì người dùng không cần phải code nhiều như khi tạo trang web thuần khác sử dụng HTML, JavaScript.
- Debug dễ dàng: Ứng dụng Facebook đã phát hành một Chrome Extension dùng để debug trong quá trình phát triển ứng dụng Điều này giúp tăng tốc quá trình phát triển của sản phẩm.
- Tái sử dụng các Component: Nếu người dùng có thể xây dựng một Component đủ tốt và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của từng dự án khác nhau, bạn chỉ tốn thời gian xây dựng ban đầu và hầu như có thể sử dụng lại toàn bộ ở các dự án sau
- Có thể sử dụng cho cả Mobile Application: Nếu như người dùng muốn phát triển thêm ứng dụng trên di động, thì họ có thể sử dụng thêm React Native-Một framework cũng cùng được phát triển trên nền tảng Facebook.
Hệ điều hành là một phần mềm dùng để điều hành, quản lý toàn bộ tất cả thành phần (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị điện tử.
Có vai trò của việc lựa chọn hệ điều hành trong việc phát triển dự án:
- Quản lý, điều khiền các thiết bị phần cứng hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả.
- Quản lý tài khoản người dùng, cung cấp môi trường trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính.
- Tổ chức lưu trữ, quản lý dữ liệu một cách hiệu quả.
Hiện nay, thế giới Công nghệ đã phát minh ra nhiều hệ điều hành khác nhau phù hợp với nhu cầu người dùng khác nhau Vì vậy, việc lựa chọn hệ điều hành mạng là một trong những yêu cầu quan trọng vì nó quyết định các giải pháp phần mềm cơ sở dữ liệu và các trình ứng dụng kèm theo. a) Các yêu cầu lựa chọn hệ điều hành:
Việc lựa chọn hệ điều hành mạng là một trong những yêu cầu quan trọng vì nó quyết định các giải pháp phần mềm cơ sở dữ liệu và các trình ứng dụng kèm theo Việc lựa chọn hệ điều hành mạng phải dựa trên những cơ sở sau:
- Tính năng kỹ thuật cao, phục vụ tốt cho mục đích sử dụng hiện tại cũng như tương lai
- Đạt mức bảo mật cao theo các tiêu chuẩn an ninh trong khai thác mạng, đối với các dự án và thông tin dữ liệu thì việc lựa chọn hệ điều hành có mức độ bảo mật cao là vô cùng cần thiết đối với mọi tổ chức
Kết quả thực hiện
Kết quả nghiên cứu và xây dựng Bản đồ chuyên đề nông nghiệp trồng trọt
Để thực hiện hoàn thành tốt đề tài này là một hệ thống GIS được đặt trên nền tảng bản đồ số, chúng tôi căn cứ vào những điều kiện sau:
- Chúng tôi được sự kế thừa từ một sản phẩm Nền tảng Bản đồ Map4D của công ty IOTLink nghiên cứu xây dựng và đã đăng ký bản quyền tác giả có địa chỉ tại https://map.map4d.vn/ Nền tảng Map4D đã được xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về lớp hành chính, địa danh, và các dữ liệu GIS thông tin khác của Việt Nam.
- Trên Map4D đầy đủ các chức năng như tìm kiếm và chỉ dẫn địa lý, đánh dấu địa điểm, cho phép xây dựng và quản lý đối tượng 3D trên bản đồ và theo dõi được theo chiều thời gian.
Những ưu điểm nổi trội của nền tảng bản đồ và giải pháp Map4D IOTlink:
- Nền tảng bản đồ được thể hiện theo hệ tọa độ chuẩn thế giới – hệ tọa độ WGS84.
- Bản đồ Map4D được xây dựng và phát triển tại Việt Nam, do đó việc chủ động cập nhật, thay đổi trên bản đồ nền như chia tách/ gộp các đơn vị hành chính sẽ được cập nhật nhanh chóng và không phải phụ thuộc vào đơn vị thứ ba.
- Đáp ứng việc tương tác với bản đồ trên giao diện web của ứng dụng: Tạo vùng cây trồng, thổ nhưỡng theo chủ đề và cập nhật thông tin chi tiết.
- Hỗ trợ được nhiều mức độ người dùng sử dụng cùng lúc có thể sử dụng đồng thời ứng dụng thông qua môi trường web.
Vấn đề hệ tọa độ trên dữ liệu không gian địa lý và hệ quy chiếu, định dạng dữ liệu, tỷ lệ bản đồ, sai số cũng cần phải cũng được giải quyết như sau:
- Bản đồ Map4D là bản đồ thể hiện theo chuẩn tọa độ thế giới WGS84 Các mức zoom bản đồ từ 4 cho đến mức 20 tương ứng với tỷ lệ bản đồ từ 1/35.000.000 cho đến 1/500 Đối với tỷ lệ bản đồ địa chính 1/2000 thường dùng ở Việt Nam tương ứng trên bản đồ Map4D ở mức zoom 18 Về sai số bản đồ không đáng kể nằm trong phạm vi cho phép.
- Ngoài ra đối với các dữ liệu địa chính tại Việt Nam thể hiện ở các hệ tọa độ khác như VN2000, Map4D vẫn có công cụ chuyển đổi về hệ tọa độ chuẩn WGS84 để đồng bộ dữ liệu.
Để đáp ứng theo “3 Mức” trên cho người dùng Hệ thống phần mềm quản lý cây trồng xây dựng
- Hệ thống ứng dụng sẽ được triển khai cài đặt tập trung tại trung tâm dữ liệu dùng chung của Tỉnh Đồng thời có cơ chế mở rộng để kết nối chia sẻ dữ liệu dùng chung với các hệ thống khác có sử dụng chung dữ liệu GIS như kết xuất dữ liệu ra chuẩn dạng Geojson Về phía người dùng hệ thống có modul quản lý và phân quyền:
Modun - Quản lý hệ thống, Quản lý phân quyền người sử dụng hệ thống gồm: o Xây dựng danh mục chi tiết chức năng nhiệm vụ để phân quyền o Xây dựng các mức tương tác của người dùng tham chiếu với chức năng o Thiết lập nhóm người dùng theo cấp độ khai thác và cập nhật dữ liệu
Minh họa Thiết kế, xây dựng Modun Quản trị người dùng và phân quyền truy cập. Địa chỉ truy cập trang Web GIS: https://bentre.hcmgis.vn/nova/resources/users
Hình 5.5: Hình Giao diện quản lý chứng thực của hệ thống phần mềm
Quản lý thông tin tài khoản người dùng
Hình 5.6: Chức năng quản lý thông tin tài khoản người dùng
Quản lý phân quyền truy cập
Hình 5.7: Chức năng quản lý phân quyền
Các yêu cầu chức năng sử dụng và hiển thị của Bản đồ số:
- Bản đồ xây dựng trên nền tảng bản đồ số công nghệ 3D, 4D.
- Tiêu chuẩn dữ liệu GIS, hệ tọa độ theo tiêu chuẩn Việt Nam VN2000 và hệ quy chiếu thế giới WGS 84.
- Bản đồ số cho phép sử dụng thuận tiện trên môi trường Internet Hiển thị tốt trên nhiều loại thiết bị máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh.
- Cho phép cập nhật thông tin lên bản đồ các dữ liệu đã chuẩn hóa GIS Nhập trực tiếp tọa độ và thông tin của đối tượng cần quản lý trên bản đồ, bằng thiết bị cầm tay (Điện thoại thông minh).
- Bản đồ số hiển thị được đồng thời hoặc từng lớp dữ liệu GIS đối tượng cần quản lý.
- Có chức năng tìm đường, tìm đối tượng quản lý thông tin, chỉ dẫn đường đến địa điểm cần đến trên bản đồ.
- Trên bản đồ phải thể hiện được ranh giới địa lý hành chính, các vùng cây trồng, số lượng cây theo thửa đất trồng, theo Hợp tác xã, theo xã, huyện…
- Màu sắc thể hiện phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của Bộ ngành quy định.
- Có thể xem các thông tin về đối tượng quản lý cơ bản như :
Hiển thị và thống kê diện tích được toàn bộ vùng đất trồng của các loại cây.
Hiển thị và thống kê diện tích vùng đất trồng theo từng loại.
Hiển thị và thống kê diện tích trồng của từng HTX, từng lô thửa đất.
Hiển thị và thống kê tổng số lượng các loại cây trồng của toàn bộ các vùng.
Hiển thị và thống kê theo từng loại cây trồng của toàn bộ các vùng hoặc theo từng vùng, từng HTX, từng lô thửa đất.
Hiển thị từng cây trồng trên bản đồ: Vị trí tọa độ thuộc lô thửa đất, thuộc HTX, thuộc địa lý hành chính xã, huyện, Tỉnh… Có thể xem nhanh thông tin thuộc tính của từng cây trên bản đồ.
Kết quả nghiên cứu và xây dựng phần mềm Quản lý vùng và thống kê diện tích của cây trồng
Hệ thống được xây dựng sẽ được tích hợp vào hệ thống mạng hiện hữu tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơ đồ tổng thể của hệ thống với nguyên lý hoạt động và thành phần như sau:
Hình 5.8: Sơ đồ hệ thống tích hợp phần mềm Quản lý vùng và thống kê diện tích của cây trồng
Mô hình trên mô tả các phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu sử dụng cho hệ thống, đồng thời mô tả kết nối giữa các thiết bị và kết nối mạng tới mạng LAN của Chi cục. Trong mô hình này, các chuyên viên của các phòng ban sẽ sử dụng máy trạm làm việc truy cập vào máy chủ dữ liệu (đồng thời là máy chủ web) để tiến hành quản lý và khai thác dữ liệu, đồng thời thực hiện cập nhật dữ liệu khi có sự biến động.
5.2.1 Quản lý vùng và thống kê diện tích của cây trồng
Phần mềm Quản lý vùng và thống kê diện tích của cây trồng phục vụ công tác quản lý và thống kê thông tin diện tích của cây trồng Phần mềm này được xây dựng trên môi trường web trên nền tảng mã nguồn mở.
Phần mềm được cài đặt trên máy chủ, cán bộ có thể sử dụng máy tính đăng nhập vào phần mềm qua mạng nội bộ hoặc mạng internet để làm việc.
Phần mềm gồm các chức năng chính sau đây:
- Tìm kiếm và định vị các vùng trồng cây trên bản đồ.
- Tra cứu và cập nhật thông tin các các vùng trồng cây.
- Thống kê diện tích của cây trồng.
5.2.2 Xây dựng lưu trữ thông tin cho việc Quản lý vùng và thống kê diện tích của cây trồng.
Cơ sở dữ liệu GIS của hệ thống sẽ được xây dựng bao gồm dữ liệu GIS nền và dữ liệu GIS các vùng trồng cây.
- Dữ liệu nền: Ranh hành chính, giao thông, thủy hệ.
- Dữ liệu vùng trồng cây: Vùng trồng sầu riêng, vùng trồng dừa, vùng trồng chôm chôm, vùng trồng xoài, vùng trồng bưởi da xanh.
5.2.3 Các nhóm chức năng chính được xây dựng bao gồm
Tích hợp hệ thống phần phần mềm Quản lý vùng và thống kê diện tích của cây trồng: Module chức năng được tích hợp trên trang web GIS theo địa chỉ https://bentre.hcmgis.vn/nova/resources/nonghos
Module chức năng Quản lý tài khoản, quản trị hệ thống được tích hợp trên trang web GIS theo địa chỉ https://bentre.hcmgis.vn/nova/resources/users
Cac chức năng của phần mềm gồm:
- Tìm kiếm và định vị các vùng trồng cây trên bản đồ
Hình 5.9: Tìm kiếm và định vị các vùng trồng cây trên bản đồ
- Tra cứu và cập nhật thông tin các các vùng trồng cây
Hình 5.10: Tra cứu và cập nhật thông tin các các vùng trồng cây
- Quản lý loại cây trồng
Hình 5.11: Modun quản lý các loại cây trồng
- Xem danh sách, tìm kiếm nông hộ
Hình 5.12: Xem danh sách, tìm kiếm nông hộ
- Định vị nông hộ trên bản đồ
Hình 5.13: Định vị nông hộ trên bản đồ
- Truy xuất và cập nhật thông tin nông hộ
Hình 5.14: Truy xuất và cập nhật thông tin nông hộ
Hình 5.15: Thêm mới nông hộ
- Thống kê diện tích của cây trồng
Hình 5.16: Biểu đồ thống kê diện tích của cây trồng
Hình 5.17: Thống kê diện tích của cây trồng
Kết quả nghiên cứu và xây dựng phần mền Quản lý thông tin sản lượng theo tiêu chí địa lý và loại cây trồng
Module chức năng được tích hợp trên trang web GIS theo địa chỉ https://bentre.hcmgis.vn/nova/resources/baocaos
Các nhóm chức năng chính được xây dựng bao gồm:
- Tìm kiếm và định vị các vùng trồng cây trên bản đồ
Hình 5.18: Chức năng Tìm kiếm và định vị các vùng trồng cây trên bản đồ
- Tra cứu và cập nhật thông tin các các vùng trồng cây
Hình 5.19: Chức năng Tra cứu và cập nhật thông tin các các vùng trồng cây
- Quản lý thông tin sản lượng theo tiêu chí địa lý và loại cây trồng
Hình 5.20: Chức năng Quản lý thông tin sản lượng theo tiêu chí địa lý và loại cây trồng
- Quản lý loại cây trồng
Hình 5.21: Chức năng Quản lý loại cây trồng
- Xem danh sách, tìm kiếm nông hộ
Hình 5.22: Chức năng Xem danh sách, tìm kiếm nông hộ
- Định vị nông hộ trên bản đồ
Hình 5.23: Chức năng Định vị nông hộ trên bản đồ
- Truy xuất và cập nhật thông tin nông hộ
Hình 5.24: Chức năng truy xuất và cập nhật thông tin nông hộ:
Hình 5.25: Chức năng Thêm mới nông hộ
- Thống kê sản lượng của cây trồng
Hình 5.26: Chức năng Thống kê sản lượng của cây trồng
Kết quả nghiên cứu và xây dựng Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng và thương mại hóa sản phẩm
5.4.1 Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng và thương mại hóa sản phẩm
- Phần mềm Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng và thương mại hóa sản phẩm phục vụ công tác Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng và thương mại hóa sản phẩm.
- Phần mềm này được xây dựng trên môi trường web trên nền tảng mã nguồn mở.
- Phần mềm được cài đặt trên máy chủ, cán bộ có thể sử dụng máy tính đăng nhập vào phần mềm qua mạng nội bộ hoặc mạng internet để làm việc.
- Phần mềm gồm các chức năng chính sau đây:
Tìm kiếm và định vị các vùng trồng cây trên bản đồ
Tra cứu và cập nhật thông tin các các vùng trồng cây
Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng
Thương mại hóa sản phẩm
5.4.2 Xây dựng phần mềm quản lý điều hành, nghiệp vụ và khai thác hệ thống thông tin Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng
Module chức năng truy xuất nguồn gốc được tích hợp trên trang web GIS theo địa chỉ: https://bentre.hcmgis.vn/nova/resources/nonghos https://bentre.hcmgis.vn/nova/nova-map
- Quản lý và truy xuất nguồn gốc cây trồng:
Hình 5.27: Quản lý cây trồng nông nghiệp
Bảng 5.2: Danh sách chức năng phần mềm
Bước Tên bước Người thực hiện Diễn giải
1 Đăng ký tài khoản thành viên
Sau khi tạo tài khoản thông thường thành công, người dùng thực hiện đăng ký tài khoản thành viên là Chủ nông sản hoặc Thu mua nông sản bằng cách gửi yêu cầu cấp quyền đến Sở KHCN/ Sở nông sản để được xem xét và xét duyệt.
2 Xác minh tính hợp pháp của đơn vị đăng ký
PMU Nhận được thông báo từ yêu cầu đăng ký tài khoản thành viên của người dùng, PMU thực hiện xem xét và xác minh tính hợp pháp của đơn vị đăng ký.
- Nếu người dùng đăng ký tài khoản với vai trò thu mua nông sản được cấp quyền.
- Nếu người dùng đăng ký tài khoản với vai trò chủ nông sản được cấp quyền Tiến đến bước 3.
2b Thu mua nông sản Đơn vị thu mua Sau khi được cấp quyền thu mua nông sản, đơn vị thu mua được tiếp nhận các hồ sơ mua bán nông sản và thực hiện giao dịch mua bán với chủ nông sản.
Chi tiết xem tại quy trình 2: Thương mại nông sản.
3 Khai báo thông tin, bằng chứng
Chủ nông sản Sau khi được cấp quyền là chủ nông sản, người dùng thực hiện khai báo thông tin,bằng chứng về đất trồng của mình để được về đất trồng xét duyệt về hồ đất trồng và giao dịch mua bán nông sản.
4 Xác minh tính hợp pháp của đất trồng
Sở KHCN/ Sở Nông sản
Nhận được thông báo về yêu cầu xét duyệt hồ sơ nông sản của chủ nông sản,
Sở KHCN/ Sở Nông sản thực hiện xác minh tính hợp pháp của hồ sơ nông sản.
5 Cung cấp thông tin lô, thông tin tọa độ
Sở KHCN/ Sở Nông sản
Sau khi duyệt thành công hồ sơ nông sản của chủ nông sản, Sở KHCN/ Sở Nông sản thực hiện cung cấp các thông tin về lô và tọa độ của lô đất trồng tương ứng với hồ sơ nông sản đã xét duyệt.
6 Khai báo các thông tin của loài cây trồng
Chủ nông sản Chủ nông sản sẽ nhận được thông báo về hồ sơ nông sản được xét duyệt thành công, sau đó sẽ tiếp tục thực hiện khai báo các thông tin về loài cây trồng trong các lô được cấp.
7 Giải trình nguồn gốc nông sản
Chủ nông sản Đơn vị thu mua
Sau khi có các nguồn gốc nông sản, người dùng thực hiện tìm kiếm thông tin nguồn gốc ở trung tâm giải trình nguồn gốc nông sản.
- Đối với chủ nông sản và Sở KHCN/ SởNông sản sẽ xem lại được thông tin hồ sơ chi tiết được cung cấp từ chủ nông sản
- Đối với đơn vị thu mua sẽ xem được thông tin nguồn gốc liên quan đến hồ sơ nông sản của chủ nông sản Thực hiện quy trình Thương mại nông sản và Tiến đến bước 2b.
5.4.3 Xây dựng chức năng phần mềm Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng
Khi xem thông tin nông hộ, hoặc thông tin vùng trồng, người dùng có thể quét mã QR code để truy xuất nguồn gốc của cây trồng, bao gồm các thông tin về nông hộ, diện tích sản xuất, thông tin dịch tễ và vị trí địa lý trên bản đồ Người dùng có thể sử dụng các ứng dụng quét mã QR code thông thường để quét, khi đó ứng dụng sẽ hiển thị liên kết tới trang thông tin thể hiện nguồn gốc của cây trồng, người dùng có thể mở liên kết để xem thông tin trên điện thoại thông minh.
Hình 5.28: Chức năng Quét mã truy xuất nguồn gốc
Hình 5.29: Kết quả truy xuất nguồn gốc
5.4.4 Xây dựng phần mềm quản lý điều hành, nghiệp vụ và khai thác hệ thống thông tin Quản lý thương mại hóa sản phẩm.
Quy trình Thương mại hóa sản phẩm :
Hình 5.30: Quy trình Thương mại hóa sản phẩm Bảng 5.3: Danh sách chức năng phần mềm Thương mại hóa sản phẩm
Bước Tên bước Người thực hiện
1 Lập/ Cập nhật hồ sơ mua bán
Sau khi Đơn vị thu mua thực hiện giao dịch mua bán với chủ nông sản ngoài hệ thống, Chủ nông sản tiếp tục tạo lập hồ sơ mua bán để gửi đến đơn vị thu mua nông sản Tiến đến bước 2.
Nếu hồ sơ thiếu hoặc chưa đầy đủ thông tin thì người dùng có thể lưu lại và cập nhật hồ sơ vào lần tới, thực hiện lại bước 1.
2 Gửi hồ sơ Chủ nông sản
Sau khi đã tạo lập hồ sơ mua bán nông sản hoàn tất, người dùng là chủ nông sản tiếp tục thực hiện gửi hồ sơ đến đơn vị thu mua nông sản
3 Xem hồ sơ Đơn vị thu mua
Sau khi chủ nông sản gửi hồ sơ mua bán nông sản, đơn vị thu mua sẽ nhận được thông báo/Email về hồ sơ mua bán Khi đó đơn vị thu mua sẽ thực hiện xem hồ sơ từ thông báo hoặc xem hồ sơ trực tiếp từ danh sách hồ sơ mua bán
- Nếu phát hiện sai sót trên hồ sơ mua bán, đơn vị thu mua liên hệ với chủ nông sản bên ngoài hệ thống để điều chỉnh hồ sơ Tiến đến bước 4
- Nếu không có sai sót ( điều chỉnh gì nữa ), đơn vị thu mua xác nhận mua Tiến đến bước 6.
Sau khi nhận được yêu cầu điều chỉnh từ đơn vị thu mua, Chủ nông sản tiến hành xem lại hồ sơ để điều chỉnh chi tiết.
Từ các yêu cầu điều chỉnh Chủ nông sản thực hiện cập nhật hồ sơ
- Nếu không điều chỉnh, Trở về bước 3.
- Nếu có điều chỉnh, chủ nông sản thực hiện cập nhật và gửi lại hồ sơ Trở về bước 2.
6 Xác nhận mua Đơn vị thu mua
Kết quả nghiên cứu tích hợp các phần mền quản lý cây trồng nông nghiệp và truy xuất nguồn gốc trên bản đồ nông nghiệp trồng trọt
Việc tích hợp các phần mềm quản lý cây trồng nông nghiệp và truy xuất nguồn gốc trên bản đồ nông nghiệp trồng trọt có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp, bao gồm việc quản lý hiệu quả, tăng cường sự theo dõi và đánh giá, và cung cấp thông tin chính xác về nguồn gốc của sản phẩm nông nghiệp.
Bản đồ nông nghiệp trồng trọt, phần mền quản lý cây trồng nông nghiệp và truy xuất nguồn gốc là một đều là các phần mềm GIS được xây dựng trên cơ sở các nền tảng công nghệ sau:
- Công nghệ phát triển base map và service
- Phiên bản web sử dụng các công nghệ: WebGL, JavaScript
- Phiên bản Mobile sử dụng công nghệ: OpenGL ES, C/C++, Swift, Objective-C, Java
- Map Service: Net Core, C#, Nodejs, Ruby
- Công nghệ phát triển ứng dụng:
- Xây dựng mã và ngôn ngữ chạy phía sau hậu trường trên trang chủ web: Net Core, C#, MVC.NET 4.x trở lên, DotNET Core 2
- Phát triển giao diện ứng dụng: Reactjs, Html, Css, Javascript, Ajax, Leaflet
Bản đồ nền của hệ thống sử dụng nền tảng bản đồ số IOTLink Map4D, trên đó biên tập và trình bày hiển thị các lớp dữ liệu trồng trọt
Bản đồ GIS nền Map4D cung cấp các lớp dữ liệu chính sau:
- Ranh giới hành chính: ranh tỉnh, ranh huyện, ranh xã
- Thủy hệ: sông ngòi, kênh rạch
Dữ liệu GIS trồng trọt gồm các lớp dữ liệu chính sau:
- Vùng trồng cây: Vùng trồng sầu riêng, vùng trồng dừa, vùng trồng chôm chôm, vùng trồng xoài, vùng trồng bưởi da xanh
- Cửa hàng kinh doanh nông sản
- Cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Bản đồ nông nghiệp trồng trọt, phần mền quản lý cây trồng nông nghiệp và truy xuất nguồn gốc đều được xây dựng trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tương tự nên có thể tích hợp với nhau Phương án được sử dụng là tích hợp mã nguồn các phần mềm trên một nền tảng thống nhất Phương án này có thể được triển khai rất thuận lợi và có ưu điểm là có thể dễ dàng kiểm soát mã nguồn, giảm thiểu được các xung đột về công nghệ, dễ dàng nâng cấp và mở rộng hệ thống về sau Sau khi tích hợp, người dùng có thể dễ dàng quả lý các vùng trồng cây, thống kê về diện tích, năng xuất, sản lượng và quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng trên bản đồ trồng trọt.
5.5.1 Bản đồ nông nghiệp trồng trọt
Bản đồ nông nghiệp trồng trọt được xây dựng trên môi trường web trên nền tảng mã nguồn mở, cho phép hiển thị các lớp dữ liệu nông nghiệp và cung cấp các chức năng thao tác bản đồ
Phần mềm gồm các chức năng chính sau đây:
- Chọn dịch vụ bản đồ nền: Google, Map4D, Vệ tinh
Hình 5.31: Chức năng chọn dịch vụ bản đồ nền: Google, Map4D, Vệ tinh
- Bật tắt các lớp bản đồ
Hình 5.32: Chức năng Bật tắt các lớp bản đồ
- Phóng to, thu nhỏ bản đồ
Hình 5.33: Chứ năng Phóng to, thu nhỏ bản đồ
Hình 5.34:Chức năng Dịch chuyển bản đồ
- Xem thông tin đối tượng trên bản đồ
Hình 5.35: Chức năng Xem thông tin đối tượng trên bản đồ
5.5.2 Quản lý vùng và thống kê diện tích của cây trồng
Phần mềm Quản lý vùng và thống kê diện tích của cây trồng phục vụ công tác quản lý và thống kê thông tin diện tích của cây trồng Phần mềm này được xây dựng trên môi trường web trên nền tảng mã nguồn mở.
Phần mềm được cài đặt trên máy chủ, cán bộ có thể sử dụng máy tính đăng nhập vào phần mềm qua mạng nội bộ hoặc mạng internet để làm việc.
Phần mềm gồm các chức năng chính sau đây:
- Tìm kiếm và định vị các vùng trồng cây trên bản đồ
- Tra cứu và cập nhật thông tin các các vùng trồng cây
- Thống kê diện tích của cây trồng
- Dữ liệu vùng trồng cây: Vùng trồng sầu riêng, vùng trồng dừa, vùng trồng chôm chôm, vùng trồng xoài, vùng trồng bưởi da xanh.
5.5.3 Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng và thương mại hóa sản phẩm
Phần mềm Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng và thương mại hóa sản phẩm phục vụ công tác Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng và thương mại hóa sản phẩm Phần mềm này được xây dựng trên môi trường web trên nền tảng mã nguồn mở.
Phần mềm được cài đặt trên máy chủ, cán bộ có thể sử dụng máy tính đăng nhập vào phần mềm qua mạng nội bộ hoặc mạng internet để làm việc.
Phần mềm gồm các chức năng chính sau đây:
- Tìm kiếm và định vị các vùng trồng cây trên bản đồ
- Tra cứu và cập nhật thông tin các các vùng trồng cây
- Quản lý truy xuất nguồn gốc cây trồng
- Thương mại hóa sản phẩm
5.5.4 Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hệ thống phần cứng và hạ tầng mạng để lưu trữ cơ sở dữ liệu, đáp ứng các cấp độ truy vấn và bảo mật cho việc tích hợp các phần mền quản lý cây trồng nông nghiệp và truy xuất nguồn gốc trên bản đồ nông nghiệp trồng trọt.
Máy chủ: Máy chủ hệ thống (server) được dùng làm nơi cài đặt các phần mềm WebGIS, đồng thời cũng là nơi cài đặt và lưu trữ cơ sở dữ liệu của hệ thống Trên máy chủ cài đặt hệ điều hành máy chủ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các phần mềm quản lý trồng trọt và truy xuất nguồn gốc Máy chủ được kết nối với hệ thống mạng của đơn vị thông qua mạng nội bộ.
Máy trạm: là các máy tính cá nhân, được các chuyên viên quản lý sử dụng để quản lý và cập nhật dữ liệu Máy trạm được kết nối với hệ thống mạng của đơn vị thông qua mạng nội bộ Chuyên viên sẽ sử dụng các phần mềm được cài đặt trên máy chủ để quản lý và cập nhật dữ liệu.
Người dùng cũng có thể sử dụng các thiết bị truy xuất từ xa như máy trạm, laptop, điện thoại thông minh để truy xuất và sử dụngo phần mềm của hệ thống thông qua mạng internet Các truy cập từ xa này sẽ được truy cập vào mạng nội bộ và máy chủ của hệ thống thông qua hệ thống tường lửa và bảo mật an ninh mạng.
Mạng và các thiết bị mạng: mạng nội bộ được thiết lập phục vụ việc truy cập quản lý trong nội bộ đơn vị Máy chủ và c được các máy tính kết nối vào mạng thông qua các thiết bị mạng Mạng nội bộ có thể được kết nối với mạng internet để phục vụ các truy cập từ xa Trong mạng có thể cài đặt tường lửa hoặc các thiết bị an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho hệ thống, tránh các truy cập trái phép.
Máy in và các thiết bị ngoại vi: Hệ thống cũng có thể được cài đặt thêm máy in và các thiết bị ngoại vi khác để phục vụ quản lý, in ấn trong hệ thống.