1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2022 - 2030
Tác giả Tá Vĩnh Phú
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Đình Binh
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý Đất đai
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 5,42 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai làm cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Định Hóa, từ đó hướng tới sử dụng hiệu quả đất sản xuất n

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TÁ VĨNH PHÚ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH

HÓA GIAI ĐOẠN 2022 – 2030

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số ngành: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Đình Binh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin can đoan mọi số liệu và kết quả sử dụng để nghiên cứu viết luận văn

là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và mọi sự giúp đỡ trong quá trình làm luận văn đều đã được cảm ơn

Tác giả luận văn

Tá Vĩnh Phú

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cá nhân, tập thể, các cơ quan, đơn vị có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Đình Binh, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên, phòng Đào tạo, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Tác giả luận văn

Tá Vĩnh Phú

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ix

THESIS ABSTRACT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: 2

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cúu 4

1.1.1 Tổng quan về đất nông nghiệp 4

1.1.2 Cơ sở lý luận để thành lập bản đồ đơn vị đất đai 7

1.1.3 Cơ sở pháp lý 12

1.2 Tổng quan về công nghệ GIS 14

1.3.1 Giới thiệu: 14

1.3.2 Phương pháp: 16

1.4 Một số nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp 17

Trang 5

1.4.1 Trên thế giới 17

1.4.1 Tại Việt Nam 21

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27

2.2 Nội dung nghiên cứu 27

2.2.1 Đánh giá Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa 27

2.2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 27

2.2.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 27

2.2.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho một số cây trồng chủ lực 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu 28

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 28

2.3.2 Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 28

2.3.2 Phương pháp chuyên gia Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 34

3.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 39

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 39

3.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 41 3.3 Xây dựng các bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu 47

3.3.1 Xây dựng bản đồ chuyên đề 47

3.3.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản đồ đất huyện Định Hóa 55

Trang 6

3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và khả năng thích hợp đất sản

xuất nông nghiệp cho một số cây trồng chủ lực 59

3.4.1 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả 59

3.4.2 Lựa chọn một số cây trồng chủ lục 59

3.4.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64

1 Kết luận 64

2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 66

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3 1: Bảng hiện trạng sử dụng đất của huyện Định Hóa năm 2022 39

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Định Hóa năm 2022 41

Bảng 3 3: Bảng phân loại đất khu vực nghiên cứu huyện Định Hóa 48

Bảng 3 4: Bảng phân cấp thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu 49

Bảng 3 5: Kết quả xây dựng bản đồ độ dày tầng canh tác 51

Bảng 3 6: Kết quả xây dựng bản đồ độ dốc 53

Bảng 3 7: Kết quả xây dựng bản đồ chế độ tưới 54

Bảng 3 8: Tổng hợp chỉ tiêu phân cấp đất nông nghiệp 55

Bảng 3 9: Tổng hợp 60 đơn vị đất đai huyện Định Hóa 56

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1 1: Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 8

Hình 1 2: Các thành phần cơ cấu của GIS 17

Hình 3 1 Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, thành phố Thái Nguyên 30

Hình 3 2: Cơ cấu diện tích đất tự nhiên huyện Định Hóa 2022 40

Hình 3.3: Bản đồ phân bố đất ngồn nghiệp huyện Định Hóa năm 2022 42

Hình 3.4: Bản đồ phân bố đất trồng lúa huyện Định Hóa năm 2022 43

Hình 3.5: Bản đồ phân bố đất trồng cây hàng năm huyện Định Hóa 2022 44

Hình 3.6: Bản đồ phân bố đất nuôi trồng thủy sản huyện Định Hóa 2022 45

Hình 3.7: Bản đồ phân bố đất lâm nghiệp huyện Định Hóa năm 2022 46

Hình 3 8: Bản đồ loại đất huyện Định Hóa 48

Hình 3 9: Bản đồ thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu 50

Hình 3 10: Bản đồ độ dầy tầng đất khu vực nghiên cứu 51

Hình 3 11: Bản đồ độ dốc huyện Định Hóa 52

Hình 3 12: Bản đồ chế độ tưới huyện Định Hóa 54

Hình 3 13: Số liệu thuộc tính xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Định Hóa 56

Hình 3 14: Bản đồ đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu thuộc huyện Định Hóa 58

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết

tắt Chữ viết tiếng anh Chữ viết tiếng việt

FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Nông lương thế giới GIS Geographic Information System Hệ thống Thông tin Địa lý LMU Land Mapping Unit Bản đồ đơn vị đất đai

LUT Land Use Type Loại hình sử dụng đất

N Non Suitable Không thích nghi

S1 High Suitable Rất thích nghi

S2 Monderately Suitable Thích nghi trung bình

S3 Marginally Suitable Ít thích nghi

Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Văn hóa, Giáo dục

và Khoa học Liên hợp quốc

iv

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Thông tin chung

1.1 Họ tên tác giả luận văn: Tá Vĩnh Phú

1.2 Tên luận văn: Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn

vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2022 – 2030

1.3 Ngành khoa học của luận văn: Quản lý đất đai; Mã số:

8.85.01.03

1.4 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phan Đình Binh

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm –Đại học Thái Nguyên

2 Mục đích nghiên cứu: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai làm cơ sở

phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Định Hóa, từ đó hướng tới sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp và công tác quản lý đất đại trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp điều tra thu thập số liêu,

phương pháp tổng hợp xử lý số liệu (Tổng hợp xử lý số liệu báo cáo, bảng

biểu; Tổng hợp xử lý số liệu bản đồ), phương pháp chuyên gia

Trong đó, phương pháp điều tra thu thập số liêu thu thập các dữ liệu bản

đồ, só liệu cần thiết để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Phương pháp tổng hợp

xử lý số liệu bản đồ thành lập các bản đồ chuyên đề: Bản đồ đất, Bản đồ độ dốc, Bản đồ thành phần cơ giới, Độ dày tầng canh tác, Chế độ tưới Để từ đó xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

4 Kết quả nghiên cứu và kết luận

Trang 11

- Đánh giá sơ bộ điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực, cho thấy địa hình bị chia cắt nhỏ nên diện tích đất nông nghiệp không tập trung, phân

bố dải rác gây khó khăn cho nông hộ tập trung canh tác

- Xác định hiện trạng sử dụng đất trên toàn huyện và đồng thời đánh giá tình trạng diện tích và phân bố của các loại đất nông nghiệp trên toàn khu vực

- Tạo ra các bản đồ đơn giản như bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ tầng sâu tầng đất, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ dốc, và bản đồ chế độ tưới tiêu Đồng thời, lập các bản đồ đơn vị đất đai gồm 60 đơn vị với 153 khoanh đất, chi tiết được mô tả trong phụ lục Các bản đồ này mang lại thông tin mô

tả đặc điểm của từng đơn vị đất, đồng thời có ý nghĩa lớn trong thực tế và nghiên cứu khoa học.Tài liệu giúp nhà quy hoạch, nhà quản lý phát triển đưa

ra phương án kế hoạch đầu tư quỹ đất cho phát triển kinh tế và phát triển nông nghiệp lúa nước hợp lý, đem lại hiệu quả cao

- Dự trên mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, kết hợp thực tế tại địa phương tác giả đề xuất phát triển một số cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Bao gồm cây lúa, cây chè, cây quế, cây ăn quả, rau màu Trong đề xuất đã chỉ ra vị trí các xã có tiềm năng để phát triển cây trồng

- Từ đó tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Định Hóa

Trang 12

THESIS ABSTRACT

1 General information:

1.2 Project title: The research applies GIS to construct land unit

Hóa district for the period 2022 – 2030

1.3 Major: Land Management Code: 8.85.01.03

1.4 Scientific instrutor: Associate Professor Dr Phan Đinh Binh

1.5 Tranining facility: Nong Lam University – Thai Nguyen

University

2 Research purposes

The construction of land unit maps serves as a basis for planning the development of key crops in Định Hóa district, thereby aiming towards the efficient use of agricultural land and land management in Định Hóa district,

3 Research Methods

The research methods include: survey and data collection methods, data synthesis and processing methods (compiling and processing report data, tables and charts; synthesizing and processing map data), and expert methods

Among these, the survey and data collection methods involve gathering necessary map data and information to construct land unit maps The data synthesis and processing methods for maps are used to create various thematic maps: Soil maps, Slope maps, Mechanical composition maps, Cultivation layer thickness maps, and Irrigation regime maps From these, land unit maps are constructed

4 Research results và conclude

Trang 13

Preliminary assessment of the natural, economic, and social conditions

of the area reveals that the terrain is fragmented, resulting in non-concentrated agricultural land spread in a scattered manner, complicating concentrated cultivation for farmers

Identify the current land use across the district and evaluate the condition, area, and distribution of various types of agricultural land throughout the region

Create simple maps such as soil maps, depth layer maps, mechanical composition maps, slope maps, and irrigation regime maps Simultaneously, develop land unit maps consisting of 60 units with 153 plots, detailed in the appendix These maps provide descriptive information on the characteristics

of each land unit, significantly benefiting practical applications and scientific research The documentation assists planners and managers in formulating investment plans for land funds for economic development and rational, high-efficiency water rice agriculture development

Based on the agricultural economic development goals of the district and the actual local conditions, the author proposes the development of several key crops in the district, including rice, tea, cinnamon, fruit trees, and vegetables The proposal indicates the potential locations for crop development in various communes

Consequently, the author also suggests several measures to enhance the efficiency of agricultural land use in the Định Hóa district

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Đất đai được coi là một nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, không chỉ là vùng lao động mà còn là nguồn tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nghệ thuật sản xuất nông lâm nghiệp Trên toàn cầu, có khoảng 1 tỷ

476 triệu hecta đất nông lâm nghiệp, trong đó đất dốc chiếm khoảng 65,9% tổng diện tích (theo FAO, 2000) Với địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, Việt Nam đối mặt với thách thức lớn khi 75% diện tích đất thuộc loại này, đặt ra vấn đề không chỉ về hạn chế diện tích mà còn về nguy cơ suy thoái đất dưới tác động của tự nhiên và các phương pháp canh tác không bền vững của con người trong quá trình sản xuất, đặc biệt là ở các vùng miền núi

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội và tăng nhanh của dân

số, nhu cầu về lương thực, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp, cũng như các yêu cầu về văn hoá, xã hội, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng và các mục đích chuyên dùng khác đều tăng cao Điều này tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai, khiến cho quỹ đất nông nghiệp có rủi ro giảm diện tích, trong khi khả năng mở rộng diện tích thông qua khai hoang lại bị hạn chế

Trước tình hình nói trên, nghiên cứu về hướng sử dụng đất nói chung và khả năng thích hợp của đất đai nói riêng để tổ chức sử dụng một cách hợp lý

và hiệu quả, theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững, đang trở thành một vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Nghiên cứu về khả năng thích hợp của đất đai nhằm định rõ hướng sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững được coi là một nhiệm vụ chính yếu và cấp bách (Phan Đình Binh, 2021) Việc nghiên cứu về hướng sử dụng đất bền vững không chỉ tập trung vào việc đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất mà còn bao gồm một đánh giá toàn diện về các yếu tố liên quan đến việc sử dụng đất hiện tại và trong tương lai (Phan Đình Binh và cs, 2022)

Trang 15

Điều này bao gồm các khía cạnh tự nhiên, kinh tế, xã hội, cũng như nhu cầu

và mục tiêu của người sử dụng đất, kết hợp với khả năng thích nghi với từng loại cây trồng dựa trên điều kiện sinh thái và môi trường

Định Hóa, một huyện thuộc khu vực miền núi ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, đặc trưng với địa hình đa dạng và phức tạp, chủ yếu là vùng núi cao với độ dốc lớn, đem đến những thách thức trong việc quản lý và sử dụng đất Các khu vực đất tương đối bằng, thuận lợi cho nông nghiệp, chiếm tỷ lệ nhỏ

và phân tán theo các khe, bờ sông, suối, hoặc thung lũng đá vôi Diện tích tự nhiên của Định Hóa là 520.75km2, trong đó có 99.29km2 là đất nông nghiệp Đặc điểm khí hậu của Định Hóa là có độ ẩm khá cao, với trừ tháng 1, độ

ẩm các tháng khác đều trên 80% Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3, tháng 4 và tháng 8, khi có mưa phùn và mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên Để đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh này (Phòng TN&MT, 2022), việc đánh giá thích hợp đất đai để hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trở thành một nhiệm vụ quan trọng

Trước tình hình đó, đề án "Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ

đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2022 – 2030" được đề xuất với mục tiêu nâng cao

hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai làm cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Định Hóa, từ đó hướng tới sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp và công tác quản lý đất đại trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Trang 16

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và lựa chọn một số cây trồng chủ lực Nhằm phục vụ có hiệu quả cho công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của huyện

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Ứng dụng sự phát triển của công nghệ GIS để thành lập bản đồ đơn vị đất đai Tìm hiểu mối tương quan giữa sự phát triển của một số loại cây trồng chủ lực huyện Định Hóa với các yếu tố tự nhiên của đơn vị đất đai Cung cấp

cơ sở khoa học cho ngành Tài nguyên Môi trường, ngành nông nghiệp có căn

cứ vững chắc trong xây dựng phương án quy hoạch

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, giúp ngành Nông nghiệp huyện Định Hóa tham mưu tốt hơn cho chính quyền địa phương

Ngoài ra còn có ý nghĩa trong phát triển mở diện tích cây trồng chủ lực trong tương lai thông qua việc đề xuất các phương án tối ưu trên cơ sở đảm bảo tính bền vững

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cúu

1.1.1 Tổng quan về đất nông nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp

- Khái niệm đất nông nghiệp: đề cập đến đất được dành cho mục đích

sản xuất và nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, cũng như để thực hiện các mục đích bảo vệ và phát triển rừng Nó bao gồm nhiều loại đất như đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, và đất nông nghiệp có các đặc

điểm khác nhau (Bùi Thanh Hải, 2013)

- Phân loại đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp được chia làm các nhóm đất, các loại đất chi tiết, tại huyện Định Hóa, trong nhóm đất nông nghiệp không có đất làm muối, có các loại đất nông nghiệp sau (Trương Thành Nam, 2023):

+ Đất sản xuất nông nghiệp (kí hiệu là: SXN), trong đó có:

- Đất trồng cây hàng năm (kí hiệu là: CHN)

+) Đất trồng lúa (kí hiệu là: LUA)

+) Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (kí hiệu là: COC) +) Đất trồng cây hàng năm khác (kí hiệu là: HNK

- Đất trồng cây lâu năm (kí hiệu là: CLN):

+ Đất lâm nghiệp (kí hiệu là: LNP):

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản (kí hiệu là: NTS):

+ Đất nông nghiệp khác (kí hiệu là: NKH):

1.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp

Đất đai, như một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của động, thực vật và con người trên hành

Trang 18

tinh (Nông Thị Thu Huyền, 2018) Nó không chỉ là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của con người mà còn tham gia tích cực vào mọi ngành kinh tế của xã hội Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai đặt biệt quan trọng, là

tư liệu sản xuất không thể thay thế Nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu lao động, đồng thời chiếm vị trí đặc biệt trong ngành trồng trọt (Phan Đình Binh, 2019)

Đất đai đóng vai trò đối tượng lao động khi nó chịu sự tác động của con người thông qua các hoạt động như cày, bừa, và xới để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật Đồng thời, đất đai cũng là tư liệu lao động, hỗ trợ con người như một công cụ lao động trong việc trồng trọt và chăn nuôi Nó là trung tâm của sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp môi trường sống và dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi (Nguyễn Ngọc Anh, 2017)

Sự quản lý và sử dụng đất đai một cách đúng hướng và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội Hướng sử dụng đất đai không chỉ quyết định hiệu quả sử dụng các tư liệu sản xuất khác mà còn ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng và vật nuôi Bảo vệ và giữ gìn đất đai không chỉ là lợi ích ngay lập tức mà còn là mục tiêu lâu dài, đòi hỏi sự sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả để đảm bảo cả lợi ích

ngắn hạn và mục tiêu phát triển bền vững (Nguyễn Thế Đặng & cs, 2008)

1.1.1.3 Quan điểm và nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người và đất trong sự tương tác với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Quy luật phát triển kinh tế - xã hội, cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường và hệ sinh thái, định rõ hướng đi và mục tiêu của việc sử dụng đất sao cho đạt được lợi ích sinh thái, kinh tế, và xã hội tối ưu nhất

Trang 19

Do đó, sử dụng đất trở thành một phần quan trọng của hoạt động kinh

tế của loài người Trong mỗi phương thức sản xuất cụ thể, việc sử dụng đất để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống cần dựa trên những đặc điểm tự nhiên của đất đai Với vai trò quan trọng như là một yếu tố cơ bản của sản xuất, nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất trong nông nghiệp được thể hiện qua các khía cạnh sau (Phạm Xuân Thiều, 2022):

- Sử dụng đất hợp lý về không gian: Hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất để tối đa hóa lợi ích

- Phân phối cơ cấu đất đai hợp lý: Phân phối đất đai trên diện tích sử dụng một cách cân đối, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất

- Quy mô sử dụng đất với sự tập trung thích hợp: Xây dựng quy mô kinh tế sử dụng đất sao cho có sự tập trung hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự đa dạng và ổn định

- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp: Bảo đảm mật độ sử dụng đất phù hợp để thúc đẩy sự kinh tế, tập trung và phát triển nông nghiệp bền vững

- Quan điểm sử dụng đất bền vững

Là một hệ sinh thái được tạo ra để phục vụ con người, hệ sinh thái nông nghiệp đang phải đối mặt với những tác động mạnh mẽ từ chính hoạt động của con người (FAO, 2015) Trong thời đại hiện nay, nhiều khu vực đất màu

mỡ đang phải đối diện với vấn đề nghiêm trọng về thoái hóa, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất và giảm nguồn nước, cùng với những thách thức như hạn hán và lũ lụt Do đó, để bảo đảm cuộc sống của con người không chỉ trong hiện tại mà còn trong tương lai, chúng ta cần những chiến lược sử dụng đất nhằm duy trì không chỉ những khả năng hiện tại của đất mà còn phục hồi những khả năng đã mất Thuật ngữ "sử dụng đất bền vững" ra đời dựa trên những yêu cầu này Mục tiêu của việc sử dụng đất bền vững là đạt được

Trang 20

những điểm sau:

- Duy trì và nâng cao sản lượng: Tăng cường hiệu suất sản xuất

- Giảm rủi ro sản xuất: Tăng tính an toàn cho quá trình sản xuất

- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước: Bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên

- Hiệu quả lâu dài: Bảo đảm sự bền vững trong thời gian dài

- Được xã hội chấp nhận: Đáp ứng mong muốn và giá trị của cộng đồng

Những mục tiêu này không chỉ mang tính chất tự nhiên mà còn liên quan đến mặt môi trường, kinh tế và xã hội Năm mục tiêu trên đặt nền tảng cho sự thành công của việc sử dụng đất bền vững Tại Việt Nam, chiến lược

sử dụng đất bền vững dựa trên ba yêu cầu chính sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: Tăng cường hiệu suất kinh tế và thích ứng với thị trường Hệ thống sử dụng đất cần có năng suất sinh học cao và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng

- Bền vững về mặt xã hội: Đảm bảo cuộc sống cho cộng đồng và thu hút lao động Sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu cơ bản của người nông dân

- Bền vững về mặt môi trường: Bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái

Ba yêu cầu trên đặt tiêu chí để đánh giá sự bền vững của các hình thức

sử dụng đất hiện tại và hỗ trợ quá trình định hình phát triển nông nghiệp trong

các khu vực sinh thái (Phạm Văn Tuấn, 2015)

1.1.2 Cơ sở lý luận để thành lập bản đồ đơn vị đất đai

1.1.2.1 Một số khái niệm

Thông tin về Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU) từ FAO

đã được mô tả như sau: LMU là một khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt, phù

Trang 21

hợp và đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất Đơn vị này cũng có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất, cải tạo đất Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và có khả năng thích hợp với một loại hình

sử dụng đất nhất định (FAO, 1983) Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực/ vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai (Nguyễn Đắc Lực, Cao Việt Hà, 2019)

1.1.2.2 Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Hình 1 1: Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Bước 1: xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm hai giai đoạn chính:

Lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:

Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu phụ thuộc vào phạm vi chương trình đánh giá đất đai và mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất với tỷ lệ bản đồ cần có Điều này đảm bảo rằng các chỉ tiêu được chọn đáp ứng đúng nhu cầu của chương trình và phản ánh chính xác các đặc điểm quan trọng của đất đai Quá trình này cũng cần xem xét các nguồn tài liệu sẵn có và cân nhắc về việc bổ sung thông tin nếu cần thiết

Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:

Phân cấp chỉ tiêu dựa vào yêu cầu và mục đích cụ thể của chương trình đánh giá đất, kết hợp với nguồn tài liệu sẵn có hoặc bổ sung thêm Mục tiêu là chọn ra các chỉ tiêu phù hợp với mục đích sử dụng đất, yêu cầu của đề tài và mức độ thích hợp của đất đai trong vùng nghiên cứu Quá trình này đặt ra các

Trang 22

tiêu chí chính để xác định đơn vị đất đai, giúp định rõ biên giới và đặc tính của từng đơn vị

Kết thúc bước 1, chúng ta sẽ có các chỉ tiêu cụ thể để bắt đầu quá trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho vùng nghiên cứu Việc này đảm bảo rằng quá trình đánh giá đất diễn ra đúng cách và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đề tài

Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính

Bản đồ đơn tính là một công cụ hữu ích để thể hiện đặc tính và tính chất khác nhau của đất Sau khi đã lựa chọn và xác định các chỉ tiêu xây dựng bản

đồ đơn vị đất đai, cùng với việc thu thập thông tin từ tài liệu, điều tra và khảo sát thực địa, quá trình xây dựng bản đồ đơn tính bắt đầu Mỗi chỉ tiêu sẽ được thể hiện thông qua một bản đồ đơn tính riêng biệt (Cao Việt Hà, 2019)

Trong hệ thống thông tin địa lý (GIS), dữ liệu cần để xây dựng các bản

đồ đơn tính thường được biểu diễn dưới dạng kỹ thuật số, hay còn gọi là bản

đồ kỹ thuật số (Phan Đình Binh, 2019) Các công cụ GIS cho phép tích hợp, phân tích và hiển thị các dữ liệu địa lý một cách chính xác và linh hoạt Điều này giúp tạo ra những bản đồ đơn tính chính xác và dễ hiểu

Quy trình xây dựng bản đồ đơn tính bao gồm các bước sau:

Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu cần thiết từ các nguồn khác nhau như

điều tra đất đai, dữ liệu vệ tinh, bản đồ đã có sẵn, và các nguồn thông tin khác

Kỹ thuật số hóa: Chuyển đổi dữ liệu địa lý từ các nguồn khác nhau thành

dữ liệu kỹ thuật số, sử dụng các phương pháp như quét bản đồ, hình ảnh vệ tinh, hoặc bảng thông tin được nhập vào phần mềm GIS

Xác định biểu hiện của chỉ tiêu: Xác định cách thể hiện từng chỉ tiêu trên

bản đồ đơn tính Điều này bao gồm cách biểu diễn màu sắc, hình dạng, hoặc biểu đồ

Trang 23

Tích hợp dữ liệu: Tích hợp dữ liệu từ các chỉ tiêu khác nhau để tạo ra

bản đồ đơn tính hoàn chỉnh và đa chiều, hiển thị nhiều đặc tính của đất trên cùng một bản đồ

Kiểm tra và đánh giá: Kiểm tra tính chính xác và độ đầy đủ của bản đồ

đơn tính, đảm bảo rằng nó phản ánh đúng các đặc điểm của đất

Quá trình này giúp tạo ra các bản đồ đơn tính chất lượng cao, hỗ trợ quá trình đánh giá đất và quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả

Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Sau khi đã xây dựng các bản đồ đơn tính, quá trình tiếp theo là chồng ghép chúng để tạo thành bản đồ đơn vị đất đai (Land Mapping Unit - LMU) Việc này có thể thực hiện bằng tay (phương pháp thủ công) hoặc bằng kỹ thuật máy vi tính sử dụng công nghệ GIS

Tuy nhiên, trong thực tế, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đôi khi gặp phải một số hạn chế và thách thức Đặc biệt là khi làm việc với bản đồ tỷ lệ nhỏ, việc hiển thị đầy đủ các điều kiện thực tế của đơn vị đất đai trở nên khó khăn Do đó, khi xác định và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Tính đồng nhất của LMU: Đảm bảo rằng các đơn vị đất đai (LMU) hoặc các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ ràng Nếu chúng không thể hiện được trên bản đồ, cần mô tả chi tiết về chúng

- Ý nghĩa thực tiễn của LMU: Các LMU cần có ý nghĩa thực tế cho các loại hình sử dụng đất mà chúng sẽ được đề xuất lựa chọn

- Khả năng vẽ trên bản đồ: Đảm bảo rằng các LMU có thể được vẽ trên bản đồ một cách rõ ràng và chính xác

- Đơn giản hóa quy trình xác định LMU: Xác định các LMU một cách đơn giản dựa trên các đặc điểm quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc thông qua sử dụng máy bay, công nghệ viễn thám

Trang 24

- Độ ổn định của đặc tính và tính chất: Các đặc tính và tính chất của các LMU phải là ổn định, vì chúng sẽ là các yêu cầu sử dụng đất phù hợp cho các loại hình sử dụng đất trong quá trình đánh giá đất (LE - Land Evaluation) Việc tuân thủ những yêu cầu này giúp đảm bảo chất lượng và tính thực

tế của bản đồ đơn vị đất đai, hỗ trợ quá trình đánh giá đất và quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả

Bước 4: Mô tả các đơn vị đất đai

Mô tả các đơn vị đất đai là một phần quan trọng của quá trình đánh giá tài nguyên đất trong chương trình đánh giá đất đai Thông thường, thông tin

mô tả sẽ được tích hợp vào phần chú giải của bản đồ đơn vị đất đai, cung cấp chi tiết về các đặc điểm quan trọng và tính chất của từng đơn vị đất đai

Nội dung và mức độ chi tiết của mô tả phụ thuộc vào các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp trong quá trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Dưới đây là một số thông tin thường được bao gồm trong mô tả:

Đặc điểm về địa lý: Vị trí địa lý chính xác của đơn vị đất đai trên bản đồ Chất liệu đất: Loại chất liệu đất chính (ví dụ: đất cát, đất sét, đất đen mỡ)

Đặc điểm đồng ruộng: Thông tin về đồng ruộng, ví dụ như độ bãi lẻ, độ chua, độ mặn

Đặc điểm đất hóa học: Các thông số hóa học quan trọng như độ pH, hàm lượng chất dinh dưỡng

Tính chất thủy văn: Các yếu tố thủy văn như lượng mưa, độ ẩm, và kiểu môi trường nước

Thông tin về cây trồng: Loại cây trồng phổ biến hoặc phù hợp với đơn vị đất đai

Mục đích sử dụng đất đai: Mục đích sử dụng chính và các mục đích sử dụng phụ khác của đơn vị đất đai

Trang 25

Thông tin mô tả giúp người sử dụng bản đồ hiểu rõ hơn về các đơn vị đất đai, giúp họ đưa ra quyết định thông tin về sử dụng đất và quản lý tài nguyên đất một cách hiệu quả

1.1.2.3 Ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Bản đồ đơn vị đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện và tổng hợp các điều kiện sinh thái và môi trường tự nhiên của từng vùng nghiên cứu Những đặc tính và tính chất được phân cấp trong quá trình xây dựng bản đồ này thể hiện rõ các đặc điểm tự nhiên của khu vực, bao gồm đặc điểm đất đai, khí hậu, thủy văn, địa hình, và các yếu tố khác

Các đặc điểm tự nhiên này là quan trọng để xác định lợi thế và hạn chế

về mặt tự nhiên của vùng nghiên cứu Thông qua bản đồ đơn vị đất đai, người

ta có thể đưa ra các hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng (Chu Văn Trung và cs, 2017)

Bản đồ đơn vị đất đai không chỉ có ý nghĩa lớn trong phân vùng sinh thái nông nghiệp mà còn tạo cơ sở cho việc sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hiệu quả Nó giúp phát huy tiềm năng sinh thái của vùng, đồng thời đóng góp quan trọng trong việc lựa chọn loại ươm cây trồng, mô hình chăn nuôi, và quản lý lâm nghiệp

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình đánh giá đất theo FAO, mang tính chất kỹ thuật không thể thiếu Bản đồ này là cơ sở và xuất phát điểm cho toàn bộ quy trình đánh giá đất, đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về đặc điểm và tiềm năng của đất trong mỗi khu vực (Nguyễn Đắc Lực, Cao Việt Hà, 2019)

1.1.3 Cơ sở pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Luật Bảo vệ môi trường 2015

Trang 26

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2015

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp

Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh

Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng đất trồng lúa có quy định về Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Thông tư 205/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 Ban hành quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất

Thông tư số 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 08/11/2013 Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa

Thông tư số 35/20014/ TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định về điều tra đánh giá đất đai

Trang 27

Nghị quyết Số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2020) cấp quốc gia

1.2 Tổng quan về công nghệ GIS

1.3.1 Giới thiệu côn nghệ GIS

Võ Quang Minh (1996) cho thấy rằng trên thế giới, một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Hà Lan và Australia đang có sự phát triển mạnh

mẽ trong lĩnh vực công nghệ GIS (Hệ thống Thông tin Địa lý), đặc biệt là trong việc phát triển phần mềm máy tính và các trang thiết bị liên quan

Cụ thể, ứng dụng của công nghệ GIS và Viễn Thám (RS: Remote Sensing) tại những quốc gia này đang tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý đô thị và đánh giá các tác động của môi trường Điều đặc biệt là việc kết hợp ảnh vệ tinh (như LANDSAT, SPOT) với công nghệ GIS đang trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi Điều này cho thấy sự tiên tiến và sự tích hợp của các công nghệ này trong việc nắm bắt và quản lý thông tin địa lý, giúp cải thiện quá trình ra

quyết định và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả (Hoàng Văn Hùng và

cs, 2013), (Chu Văn Trung và CS, 2017)

Nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Ấn Độ, Philippines, Nhật Bản,

đã tích cực ứng dụng công nghệ GIS (Hệ thống Thông tin Địa lý) và Viễn Thám trong nhiều năm qua Các ứng dụng này mở rộng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, như quản lý tài nguyên môi trường, quy hoạch đô thị và phân vùng sản xuất Cụ thể:

Quản lý tài nguyên môi trường: Công nghệ GIS và Viễn Thám có thể được sử dụng để theo dõi và quản lý tài nguyên môi trường, bao gồm đất đai,

Trang 28

rừng, và nguồn nước Việc này giúp đảm bảo bền vững trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên và đối mặt với các thách thức về môi trường

Quy hoạch đô thị: Công nghệ GIS có thể hỗ trợ trong việc lập kế hoạch

và quản lý phát triển đô thị Nó cho phép các nhà quản lý đô thị và quy hoạch

đô thị hiểu rõ hơn về cấu trúc đô thị và tương tác giữa các yếu tố khác nhau Phân vùng sản xuất: Công nghệ GIS và Viễn Thám cũng có ứng dụng trong quản lý và phân vùng đất đai để tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp và lựa chọn các vùng đất phù hợp cho các mục tiêu sản xuất khác nhau

Những ứng dụng này giúp các quốc gia trong khu vực nắm bắt thông tin địa lý và tài nguyên một cách hiệu quả, từ đó đưa ra quyết định chiến lược và quản lý tốt hơn (Bùi Thanh Hải, và cs, 2013), (Lùng Thị Thu, 2018)

Sử dụng kỹ thuật GIS trong nông nghiệp mang lại nhiều đặc điểm thuận lợi so với cách quản lý bản đồ bằng tay trước đây Dưới đây là ba đặc điểm chính:

Lưu trữ và diễn đạt số liệu: GIS là một công cụ mạnh mẽ trong việc lưu trữ và diễn đạt các số liệu, đặc biệt là các bản đồ Thay vì sử dụng bản đồ giấy truyền thống, GIS cho phép lưu trữ thông tin địa lý trong một hệ thống số, giúp dễ dàng truy cập và quản lý dữ liệu

Xử lý và hiển thị đa dạng: GIS có khả năng xử lý và hiển thị thông tin dưới nhiều dạng khác nhau như bản đồ, biểu đồ, và bảng thống kê Điều này giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về dữ liệu địa lý và tương tác với nó một cách linh hoạt

Ứng dụng trong nghiên cứu và quản lý: Trong lĩnh vực nông nghiệp, GIS là công cụ quan trọng cho các nhà khoa học và người quản lý Nó được

sử dụng trong nghiên cứu hệ thống canh tác, đánh giá đất đai, quản lý môi trường, và xử lý bản đồ giải thửa GIS giúp phân tích nguyên nhân, ảnh

Trang 29

hưởng, và kiểm chứng biến đổi trong hệ thống sinh thái, cũng như thích ứng với thay đổi chính sách

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của GIS, nhiều cơ quan khoa học

và đào tạo tại Việt Nam cũng đã tích hợp công nghệ này vào các lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phân vùng và quy hoạch đánh giá Đặc biệt, việc ngoại suy mô hình và kiểu sử dụng đất đai có triển vọng trên các vùng đất có vấn đề, như vùng ĐBSCL, đã được thực hiện hiệu quả thông qua ứng dụng GIS

1.3.2 Phương pháp công nghệ GIS

GIS (Hệ thống Thông tin Địa lý) đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên Dưới đây là một số khả năng

và ứng dụng quan trọng của GIS trong lĩnh vực này:

Quản lý thông tin trong nông nghiệp: GIS cung cấp khả năng lưu trữ, quản lý, và truy xuất thông tin liên quan đến nông nghiệp, bao gồm thông tin

về đất đai, môi trường, tài nguyên nước, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: GIS giúp theo dõi và đánh giá tình trạng của tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai, và đồng cỏ Nó có thể hỗ trợ trong việc phát hiện sự thay đổi, quản lý bền vững, và ngăn chặn các hậu quả tiêu cực đối với môi trường

Bảo vệ môi trường: GIS có thể được sử dụng để theo dõi ô nhiễm môi trường, quản lý vùng nguy cơ, và dự đoán tác động của các hoạt động như thủy lợi, mở rộng đô thị, hay sử dụng hóa chất trong nông nghiệp

Bảo tồn và giữ gìn vùng đất: GIS hỗ trợ trong việc định rõ các vùng đất

có giá trị cao để bảo tồn và giữ gìn, như các khu vực động vật hoang dã, khu vực sinh quyển, và vùng đất đặc biệt quan trọng từ góc độ sinh thái

Trang 30

Lưu trữ, phân tích và trình bày dữ liệu: GIS có khả năng lưu trữ và phân tích dữ liệu không gian, giúp hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau trong một khu vực Nó có thể trình bày thông tin dưới dạng bản đồ và thống kê, giúp người quản lý và nghiên cứu đưa ra quyết định có sự cơ sở Chồng lấp bản đồ và phân loại thuộc tính: Các khả năng như chồng lấp bản đồ giúp xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý khác nhau, trong khi khả năng phân loại thuộc tính giúp tạo ra các phân loại cho việc nghiên cứu

1.4.1 Một số nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên thế giới

Nghiên cứu về tài nguyên đất với mục tiêu sử dụng nguồn tài nguyên đất đai bền vững đã được thế giới quan tâm và thực hiện trong thời gian Việc tạo

ra bản đồ đơn vị đất đai đã được thực hiện từ thời kỳ rất sớm Đối với cộng

Trang 31

đồng quốc tế, đã có nhiều nỗ lực sử dụng đa dạng công nghệ và phương pháp

để xây dựng bản đồ này Một số những nghiên cứu thực hiện có xây dựng bản

đồ đơn vị đất đai trong thời gian gần đây như sau:

Bakhtiar Feizizadeh, Thomas Blaschke, 2012, Phân tích tính phù hợp của đất đai cho Tabriz, Iran: Phương pháp đánh giá đa tiêu chí sử dụng GIS, Tạp chí Quy hoạch và Quản lý Môi trường 56:1, 1-23 Trong nghiên cứu tác gải đã điều tra việc sử dụng tối ưu tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp ở Tabriz, Iran Phân tích tính phù hợp của đất đai để ra quyết định đa tiêu chí dựa trên GIS đã được thực hiện Bằng cách này, một số yếu tố phù hợp bao gồm đất, điều kiện khí hậu và nguồn nước sẵn có đã được đánh giá, dựa trên kiến thức chuyên môn từ các bên liên quan ở các cấp khác nhau thành lập bản

đồ đơn vị đất dai Một Quy trình Phân tích Thứ bậc đã được sử dụng để xếp hạng các yếu tố phù hợp khác nhau và các trọng số kết quả được sử dụng để xây dựng các lớp bản đồ phù hợp Khi làm như vậy, các trọng số thu được đã được sử dụng và sau đó các bản đồ phù hợp của đất đai cho nông nghiệp được tưới tiêu và trang trại khô được tạo ra Cuối cùng, một bản đồ tổng hợp về mức độ phù hợp của đất đai đã được tạo ra bằng cách kết hợp các bản đồ này

và bằng cách so sánh sản phẩm với hình ảnh vệ tinh SPOT 5 về sử dụng đất hiện tại Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã được cung cấp cho chính quyền khu vực và sẽ được sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất chiến lược

Berhane Lema, Shimbahri Mesfin, Fassil Kebede, Zenebe Abraha, IbrahimFitiwy & Hailay Haileselassie, 2019, Đánh giá các tính chất vật lý của đất của các vùng đất canh tác đã sử dụng lâu dài như một chỉ số suy thoái đất, phía bắc Ethiopia, Tạp chí Địa lý tự nhiên 40(2):1-16 Nghiên cứu đã đánh giá tính chất vật lý của đất của đất canh tác đã sử dụng lâu dài Mười hai đơn vị bản đồ đất đai (LMU) đã được xác định bằng cách chồng lên các bản đồ đất

và độ dốc Mười hai mẫu hỗn hợp và 12 mẫu đất nguyên dạng được thu thập

Trang 32

từ 12 LMU và phân tích các đặc tính vật lý của đất Mật độ khối đất thay đổi

từ 1,22 g cm⁻³ trong LMU3 đến 1,68 g cm⁻³ trong LMU4 Dung lượng nước khả dụng dao động từ 0,09 trong LMU4 đến 0,17 trong LMU3 Giá trị chỉ số

ổn định (SI) dao động từ mức thấp 3,58 ở LUM10 đến 62,5 ở LMU3; giá trị chỉ số ổn định (SQ) dao động từ 79,4 tại LMU9 đến 2782,8 tại LUM3 Giá trị chỉ số lớp vỏ đất cao nhất và thấp nhất được tìm thấy là 1,53 ở LMU5 và 0,29

ở LMU9 Nghiên cứu này chỉ ra rằng thực hành quản lý đất kém trong khu vực nghiên cứu đã gây ra sự suy thoái vật lý của đất, cung cấp cái nhìn sâu sắc về quản lý đất đai được cải thiện đối với đất canh tác đã sử dụng lâu dài ở vùng bán khô hạn của khu vực nghiên cứu và các môi trường tương tự khác

F García-Gutiérrez et al (2019), "Lập bản đồ các đơn vị đất đai trong khu vực miền núi Địa Trung Hải bằng cách tích hợp dữ liệu viễn thám và thuộc tính địa hình" của F García-Gutiérrez et al (2019): Nghiên cứu này sử dụng kết hợp dữ liệu viễn thám và thuộc tính địa hình để lập bản đồ các đơn

vị đất đai ở một khu vực miền núi ở Tây Ban Nha Các tác giả đã sử dụng bộ phân loại Rừng ngẫu nhiên để xác định các đơn vị đất đai khác nhau dựa trên các biến số như độ cao, độ dốc và chỉ số thảm thực vật thu được từ hình ảnh

vệ tinh

"Lập bản đồ các đơn vị đất đai sử dụng phân tích hình ảnh dựa trên đối tượng và phân loại cây quyết định trong cảnh quan miền núi không đồng nhất" của SA Abbaspour et al (2018): Nghiên cứu này đã sử dụng phân tích hình ảnh dựa trên đối tượng (OBIA) và phân loại cây quyết định để lập bản

đồ các đơn vị đất đai ở một khu vực miền núi ở Iran Các tác giả đã sử dụng kết hợp các đặc điểm quang phổ và kết cấu thu được từ hình ảnh vệ tinh để xác định các đối tượng, sau đó áp dụng bộ phân loại cây quyết định để phân loại các đơn vị đất đai

Trang 33

Theo Rahmawaty, A Rauf và S Frastika tại Chuỗi Hội nghị IOP: Khoa học Trái đất và Môi trường 260 (2019) 012073 công bố kết quả thực hiện nghiên cứu: “Lập bản đồ thích hợp đất đai thực tế và tiềm năng cho cọ dầu ở một số đơn vị đất đai sử dụng hệ thống thông tin địa lý” Nhằm mục đích lập bản đồ sự phù hợp thực tế và tiềm năng của đất đai cho cây cọ dầu ở Tiểu khu Sei Bingai, Langkat, Bắc Sumatra, Indonesia theo các đơn vị đất đai khác nhau Phương pháp khảo sát được thực hiện để thu thập các mẫu đất tại hiện trường để thành lập bản đồ đơn vị đất đai Phân loại mức độ phù hợp của đất đai (LSC) được đánh giá dựa trên phương pháp đối sánh Hệ thống thông tin địa lý (SIG) đã được sử dụng để lập bản đồ các lớp thích hợp đất đai Kết quả cho thấy các hạng thích nghi đất đai của cây cọ dầu là thích nghi cận biên (S3) trên tất cả các đơn vị đất đai Không có hạng thích hợp (S1), thích hợp trung bình (S2) và không thích hợp (N) ở tất cả các đơn vị đất đai Có một số yếu tố hạn chế trong việc đánh giá mức độ phù hợp của đất đai trong khu vực,

đó là: nguồn nước sẵn có, nguy cơ xói mòn và môi trường vùng rễ Nguồn nước sẵn có (wa) là yếu tố hạn chế chi phối trong khu vực này

Nghiên cứu “Lập bản đồ các đơn vị đất sử dụng các kỹ thuật GIS và đánh giá đa tiêu chí: Một nghiên cứu điển hình ở vùng bán khô hạn của Iran” của Jafarzadeh et al (2021) Nghiên cứu này đã sử dụng các kỹ thuật GIS và đánh giá đa tiêu chí để phát triển bản đồ các đơn vị đất đai trong khu vực bán khô hạn của Iran Các tác giả đã xác định năm đơn vị đất đai dựa trên các yếu

tố như độ dốc, độ cao, kết cấu đất và sử dụng đất

Nghiên cứu “So sánh các kỹ thuật lập bản đồ đơn vị đất đai trong cảnh quan có rừng bằng cách sử dụng viễn thám và GIS" của Rana et al (2020) Nghiên cứu đã so sánh hai kỹ thuật lập bản đồ đơn vị đất đai khác nhau, một

kỹ thuật sử dụng dữ liệu viễn thám và kỹ thuật kia sử dụng phân tích dữ liệu địa hình và đất dựa trên GIS Kết quả đã xác định cả hai kỹ thuật đều hiệu

Trang 34

quả, nhưng phương pháp viễn thám chính xác hơn trong việc xác định các đơn vị đất đai quy mô nhỏ

Nghiên cứu "Lập bản đồ các đơn vị đất đai trong cảnh quan ven biển không đồng nhất bằng cách sử dụng phân tích hình ảnh dựa trên đối tượng" của Hartman et al (2018) Nghiên cứu này đã sử dụng phân tích hình ảnh dựa trên đối tượng (OBIA) để lập bản đồ các đơn vị đất đai trong cảnh quan ven biển không đồng nhất ở Florida Nghiên cứu đã chứng minh OBIA là một cách tiếp cận hiệu quả để xác định các loại đơn vị đất đai khác nhau dựa trên các yếu tố như thảm thực vật, đất và địa hình

Nghiên cứu "Phương pháp tiếp cận đa quy mô để lập bản đồ các đơn vị đất đai ở khu vực bán khô cằn của Nam Phi" của Magole et al (2017) Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp tiếp cận đa tỷ lệ để lập bản đồ các đơn vị đất đai ở khu vực bán khô cằn của Nam Phi Nghiên cứu đã kết hợp dữ liệu từ hình ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình và khảo sát đất để xác định và phân loại các loại đơn vị đất đai khác nhau dựa trên các yếu tố như độ dốc, khía cạnh và tính chất của đất

Từ một số nghiên cứu trên ta thấy, việc xây dựng thành lập bản đồ đơn

vị đất đai hết sức quan trọng, hầu hết trong các nghiên cứu đánh giá thích hợp đất, sử dụng đất bền vững đều thực hiện xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, đánh giá, tùy thuộc vào vị trí thế mạnh phát triển nông nghiệp mà mỗi tác giả lựa chọn các yếu tố khác nhau để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Dưới đây nhóm tác giả trình bày một số nghiên cứu liên quan thành lập bản đồ đơn vị đất đai được thực hiện tại Việt Nam

1.4.2 Một số nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tại Việt Nam

Theo nghiên cứu Ngô Quang Phú, Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Phúc Khoa đã nghiên cứu, Đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi

cơ cấu cây trồng tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên Nghiên cứu về ứng dụng

Trang 35

ArcGIS đã thành công trong việc xây dựng một hệ thống bản đồ đơn tính, bao gồm loại đất, tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới, với tổng cộng 62 đơn vị bản đồ đất đai trên diện tích 60.844,0 ha của vùng nghiên cứu Trong đó, loại hình sử dụng đất cho trồng mía được phân thành mức thích hợp S1 với 22 đơn

vị bản đồ đất đai, mức thích hợp S2 với 16 đơn vị bản đồ đất đai, và không thích hợp N đối với cây mía là 24 đơn vị bản đồ đất đai Đối với loại hình sử dụng đất trồng cây hồ tiêu, mức thích hợp S1 có 31 đơn vị bản đồ đất đai, mức thích hợp S2 có 5 đơn vị bản đồ đất đai, và mức không thích hợp N có

26 đơn vị bản đồ đất đai

Nguyễn Văn Bình, Thi Quý Phú, Nguyễn Phúc Khoa (2020), đã nghiên cứu “Đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” Nghiên cứu đã được thực hiện tại thành phố Đà Lạt, nhằm đánh giá sự thích hợp của đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp và làm cơ sở cho quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững Bằng cách chồng ghép 5 bản đồ, bao gồm loại đất, thành phần cơ giới, độ dốc, tầng dày và tưới tiêu, chúng tôi đã xác định 48 đơn vị bản đồ đất đai, trong đó 36 đơn vị bản đồ đất đai được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, chiếm diện tích 13.412,79 ha Kết quả phân loại đất đai cho thấy rằng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tương ứng với điều kiện tự nhiên và khí hậu của thành phố Đà Lạt Đặc biệt, đa số diện tích đất nông nghiệp được đánh giá là thích hợp ở mức trung bình (S2) và ít thích hợp (S3) đối với các loại cây như hoa, rau, chè, cà phê, cây ăn quả và cây lương thực Dựa trên kết quả, dự kiến loại hình sử dụng đất như hoa và rau

có khả năng nâng hạng từ S3 lên S2 trong tương lai, với diện tích nâng hạng lần lượt là 1.690,29 ha và 1.062,20 ha Định hướng sử dụng đất đến năm 2030

là tăng diện tích trồng rau và hoa, giữ nguyên diện tích chè và cà phê Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt đóng vai trò quan trọng

Trang 36

trong cấu trúc kinh tế và xã hội, đặc biệt là trong loại hình sử dụng đất trồng hoa và rau

Đỗ Văn Hải, 2020, Nghiên cứu phân hạng thích hợp đất đai phát triển cây tam thất tại tỉnh Lào Cai Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO kết hợp với ALES để xác định đơn vị đất đai thích hợp cho việc trồng Tam thất Kết quả của nghiên cứu đã giúp xác định tổng cộng 62 đơn vị đất đai tại khu vực nghiên cứu Đồng thời, dựa trên điều kiện sinh trưởng của cây Tam thất, tác giả đã xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp cho các đơn vị đất đai trồng cây Tam thất Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất rất thích hợp cho việc trồng Tam thất là 1.262,71

ha, diện tích thích hợp là 5.255,30 ha, diện tích ít thích hợp là 107.309,12 ha

và diện tích không thích hợp là 25.019,14 ha Những thông tin này cung cấp

cơ sở khoa học cho quyết định về lựa chọn đất đai phù hợp nhất cho việc trồng Tam thất trong khu vực nghiên cứu

Trong nghiên cứu của Dương Xuân Hiện (2022), tác giả đã tận dụng công nghệ để đánh giá tài nguyên đất đai với mục tiêu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên đất Đặc biệt, hệ thống thông tin địa lý (GIS) được sử dụng

để đánh giá tiềm năng đất đai, thể hiện rõ sự kết nối giữa dữ liệu thuộc tính và

dữ liệu không gian Dưới sự tích hợp của công cụ GIS và các phần mềm như ArcGIS, ArcView, MicroStation, và MapInfo, tác giả đã thực hiện việc xây dựng, chồng xếp, ghép các bản đồ, cũng như áp dụng phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của FAO Qua đó, tạo ra các bản đồ thành phần, bản đồ chuyên đề, hay bản đồ tiềm năng đất đai (bản đồ sản phẩm) Những kết quả này không chỉ là minh chứng cho sự ứng dụng hiệu quả của công nghệ trong đánh giá tiềm năng đất đai, mà còn đóng góp vào việc đảm bảo độ chính xác

và tính khách quan của các kết quả đánh giá

Trang 37

Nghiên cứu của Phạm Xuân Thiều, Hoàng Văn Hùng, và Dương Thành Nam (2022) trình bày về việc đánh giá tiềm năng đất đai trong vùng gò đồi thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Sự đánh giá này dựa trên sử dụng 6 tiêu chí bao gồm loại đất, độ dốc, tầng đất, khí hậu, chế độ tưới, và độ phì để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Kết quả nghiên cứu cho thấy bản đồ đơn vị đất đai vùng gò đồi huyện Bạch Thông bao gồm 72 đơn vị đất đai (DVD), thể hiện đầy đủ các đặc điểm và tính chất của đất đai dựa trên 6 chỉ tiêu đã được lựa chọn Điều này cung cấp cơ sở dữ liệu để định hình giải pháp sử dụng bền vững đất trong khu vực nghiên cứu Trong tổng diện tích 30.540,70 ha đất vùng gò đồi được đánh giá, 9.779,70 ha được xác định là đất rất tiềm năng (chiếm 17,90%), 9.746,90 ha là đất tiềm năng trung bình (chiếm 17,84%), và 11.014,10 ha là đất ít tiềm năng Diện tích đất rất thích hợp và thích hợp cho các loại sử dụng đất lúa và cây màu rất thấp, đặc biệt là đất không thích hợp Ngoài ra, diện tích đất rất thích hợp cho lựa chọn thực hiện lúa cây ăn quả cam quýt đạt 4.782,44 ha và đất thích hợp là 2.358,91 ha, điều này là điểm mạnh của huyện Bạch Thông Những kết quả này chú ý đến sự quan trọng của việc thực hiện các giải pháp sử dụng đất bền vững trong vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Nghiên cứu của Lê Bá Long, Trần Thanh Nha, Nguyễn Văn Nghĩa, và Trần Mạnh Hùng (2022), được công bố trên Tạp chí Khoa học Đất, số 67/2022, trang 92-98, tập trung vào việc đánh giá thích hợp của đất đai tự nhiên đối với một số loại sử dụng đất tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang Phương pháp đánh giá của FAO đã được áp dụng để đánh giá khả năng thích ứng của đất tự nhiên với điều kiện xâm nhập mặn trong khu vực nghiên cứu Các yếu tố đánh giá bao gồm loại đất, thành phần cơ giới, độ dày, địa hình tương đối, lượng mưa, và độ mặn Kết quả chồng xếp bản đồ cho thấy khu vực nghiên cứu có tổng cộng 29 đơn vị đất đai Kết hợp với yêu cầu

Trang 38

sử dụng đất đai của các loại sử dụng đất chính, nhóm nghiên cứu đã xếp hạng thích nghi tự nhiên chi tiết như sau:

Cây lúa ở mức ít thích nghi (S3) chiếm 21,17% diện tích toàn huyện, với 2,926.19 ha, trong khi phần còn lại được đánh giá là không thích nghi (N) Đối với cây sả, mãng cầu xiêm, và dừa, cả ba loại cây này đều có mức

độ thích nghi rất tốt, đạt ở mức rất thích nghi (S1) với diện tích 8,356.92 ha, chiếm 60,46% diện tích toàn huyện; thích nghi trung bình (S2) chiếm 39.54% diện tích toàn huyện

Dựa vào kết quả trên, có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu và đánh giá tài nguyên đất đai đã thu hút sự quan tâm đặc biệt, đặc biệt là trong những năm gần đây Với sự biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra và những thách thức trong công tác quy hoạch sử dụng đất, đồng thời với ảnh hưởng của quá trình

đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, đã tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên đất đai Xác định các chỉ tiêu và phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở các vùng đất có vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội Các vùng nghiên cứu khác nhau yêu cầu sự tùy chỉnh của tiêu chí lựa chọn để thiết lập bản đồ đơn vị đất đai, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng Điều này cũng ảnh hưởng đến cấp độ chi tiết và tỷ lệ của bản đồ đơn vị đất đai cần được xây dựng

Tổng kết:

Việc thành lập bản đồ đơn vị đất đai là một bước quan trọng trong quản

lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả Bản đồ đơn vị đất đai cung cấp thông tin cần thiết về loại đất, vị trí, kích thước, và các yếu tố tự nhiên, giúp các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, và người sử dụng đất có cái nhìn tổng quan và chi tiết về nguồn lực đất đai

Trang 39

Trong nghiên cứu trong nước, việc xây dựng bản đồ đất đai thường tập trung vào việc phân loại đất đai, đánh giá tài nguyên và xác định cơ hội, rủi ro trong quản lý đất đai Các nghiên cứu này hỗ trợ trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Trong khi đó, nghiên cứu

ở ngoài nước thường tập trung vào việc ứng dụng công nghệ mới như GIS (Hệ thống Thông tin Địa lý) và viễn thám trong việc lập và cập nhật bản đồ đất đai, giúp tăng cường độ chính xác và hiệu quả quản lý

Tại huyện Định Hóa, việc thực hiện đề tài xây dựng bản đồ đơn vị đất đai có tầm quan trọng đặc biệt Huyện Định Hóa có diện tích lớn và đa dạng

về địa hình cũng như loại đất, việc xây dựng bản đồ đất đai sẽ giúp cải thiện quản lý đất đai, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hỗ trợ việc quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai hiệu quả hơn Bên cạnh

đó, bản đồ đất đai cũng sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch trong khu vực

Trang 40

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đất nông nghiệp của huyện Định Hóa

- Loại hình sử dụng đất chính trên huyện Định Hóa

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: huyện Định Hóa

- Về thời gian: Thời gian thực hiện từ 2022 đến 2023

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Khái quát Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Lao động, dân số, thu nhập, cơ cấu kinh tế,

giáo dục

2.2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đất nông nghiệp

- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Định Hóa

2.2.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Xây dựng bản đồ chuyên để: bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ thành phần cơ giới, Độ dày tầng canh tác, Chế độ tưới

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.2.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho một số cây trồng chủ lực

- Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

- Lựa chọn một số cây trồng chủ lục

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Ngày đăng: 15/08/2024, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 2: Các thành phần cơ cấu của GIS  1.4. Một số nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ phát  triển nông nghiệp - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 1. 2: Các thành phần cơ cấu của GIS 1.4. Một số nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp (Trang 30)
Hình 3. 1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3. 1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43)
Bảng 3. 1: Bảng hiện trạng sử dụng đất của huyện Định Hóa năm 2022 - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Bảng 3. 1: Bảng hiện trạng sử dụng đất của huyện Định Hóa năm 2022 (Trang 52)
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Định Hóa năm 2022 - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Định Hóa năm 2022 (Trang 54)
Hình 3.3: Bản đồ phân bố đất nông nghiệp huyện Định Hóa năm 2022 - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3.3 Bản đồ phân bố đất nông nghiệp huyện Định Hóa năm 2022 (Trang 55)
Hình 3.4: Bản đồ phân bố đất trồng lúa huyện Định Hóa năm 2022 - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3.4 Bản đồ phân bố đất trồng lúa huyện Định Hóa năm 2022 (Trang 56)
Hình 3.5: Bản đồ phân bố đất trồng cây hàng năm huyện Định Hóa 2022 - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3.5 Bản đồ phân bố đất trồng cây hàng năm huyện Định Hóa 2022 (Trang 57)
Hình 3.6: Bản đồ phân bố đất nuôi trồng thủy sản huyện Định Hóa 2022 - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3.6 Bản đồ phân bố đất nuôi trồng thủy sản huyện Định Hóa 2022 (Trang 58)
Hình 3.7: Bản đồ phân bố đất lâm nghiệp huyện Định Hóa năm 2022 - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3.7 Bản đồ phân bố đất lâm nghiệp huyện Định Hóa năm 2022 (Trang 59)
Hình 3. 8: Bản đồ loại đất huyện Định Hóa  Bảng 3. 3: Bảng phân loại đất khu vực nghiên cứu huyện Định Hóa - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3. 8: Bản đồ loại đất huyện Định Hóa Bảng 3. 3: Bảng phân loại đất khu vực nghiên cứu huyện Định Hóa (Trang 61)
Bảng 3. 4: Bảng phân cấp thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Bảng 3. 4: Bảng phân cấp thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu (Trang 62)
Hình 3. 9: Bản đồ thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3. 9: Bản đồ thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu (Trang 63)
Hình 3. 11: Bản đồ độ dốc huyện Định Hóa - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3. 11: Bản đồ độ dốc huyện Định Hóa (Trang 65)
Bảng 3. 6: Kết quả xây dựng bản đồ độ dốc - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Bảng 3. 6: Kết quả xây dựng bản đồ độ dốc (Trang 66)
Hình 3. 12: Bản đồ chế độ tưới huyện Định Hóa - nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện định hóa giai đoạn 2022 2030
Hình 3. 12: Bản đồ chế độ tưới huyện Định Hóa (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w