1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài kiểm tra giữa học kì 1 tiếng việt lớp 5 năm học 2024 – 2025

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài kiểm tra giữa học kì 1 tiếng việt lớp 5 năm học 2024 – 2025
Trường học Trường Tiểu học Hưng Bình
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Bài kiểm tra
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 72,66 KB

Nội dung

PHẦN I: Đọc thầm đoạn văn sau TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau.. Tôi nhớ nhất là

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH

Trường Tiểu học Hưng Bình BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2024 – 2025

Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 – Thời gian làm bài : 60 phút

Họ và tên học sinh:……….Lớp :………

PHẦN I: Đọc thầm đoạn văn sau

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con

đê là bạn Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố

mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt

đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về Đời người ai cũng

có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn Những trận

lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng

Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm

(Theo Nguyễn Hoàng Đại)

* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:

Câu 1 (0,5 điểm) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng”?

A Trường học B Con đê C Đêm trăng D Con sông Câu 2 Từ lúc chập chững biết đi, tác giả được mẹ đã dắt men theo bờ cỏ ở đâu?

Trang 2

A Công viên B Ngoài ruộng C Mặt đê D Chân đê

Câu 3 Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ ngữ ở cột bên phải để phù hợp với nội dung của bài văn:

a, Con đê thân thuộc mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều

coi con đê là bạn (1)

b, Chẳng riêng gì tôi,

đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên,

tự tin bước vào đời (2) Câu 4 (0,5 điểm) Dựa vào bài đọc, xác định các điều dưới đây đúng hay sai? Khoanh tròn vào Đúng hoặc Sai:

a, Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội

lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ chơi

trò chơi thả diều

Đúng / Sai

b, Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo

từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các

thế hệ sớm hôm đi, về

Đúng / Sai

Câu 5 (0,5 điểm) Vì sao các bạn nhỏ coi “con đê” là “bạn”?

A Vì đây là nơi các bạn nhỏ nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan, nơi bày

cỗ trung thu

B Vì con đê ngăn lũ cho dân làng.

C Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

D Vì là con đường đến trường của các bạn.

Câu 6 (1 điểm) Tại sao tác giả cho rằng con đê “chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”?

Câu 7 (0,5 điểm) Bài văn trên muốn nói với em điều gì?

Trang 3

Câu 8 (1 điểm) Dấu gạch ngang trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Chiều qua, trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết về tin tức cậu Rô-bét-ti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng trong một thời gian - thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới.”

A Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

B Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

C Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Câu 9 (1 điểm) Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng

chính tả ?

A Lép Tôn - xtôi B Lép tôn xtôi

C Lép tôn - xtôi D Lép Tôn - Xtôi

Câu 10 (1 điểm) Viết 2 từ đồng nghĩa với từ “trẻ em” Đặt 1 câu với một trong

hai từ đồng nghĩa em vừa tìm được.

I KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả ngườithân mà em yêu quý

Trang 4

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM

BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I

Trang 5

Lớp 5 - Năm học: 2024 – 2025

2 Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm) Khoanh vào B.

Câu 2 (0,5 điểm) Khoanh vào D.

Câu 3 (0,5 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.

Nối a, - (2) ; b, - (1)

Câu 4 (0,5 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.

Câu 5 (0,5 điểm) A

Câu 6 (0,5 điểm) Tác giả cho rằng con đê “chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn” là vì: Trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa

hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng

Câu 7 (1 điểm) Bài văn trên tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê,

gắn bó với quê hương

Câu 8 (1 điểm) Khoanh vào B

Câu 9 (1 điểm) Khoanh vào A.

Câu 10 (1 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.

* Từ đồng nghĩa với từ “trẻ em” là: trẻ con, trẻ thơ, con trẻ, con nhỏ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, nhóc con, ranh con, nhãi ranh,

* Đặt 1 câu với một trong hai từ đồng nghĩa em vừa tìm được

 Chẳng hạn :

+ Ông bà ngoại em rất quý trẻ con.

+ Trẻ con cần được yêu thương và chăm sóc.

+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng.

+ Thiếu nhi Việt Nam rất kính trọng Bác Hồ.

II BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả người thân mà em yêu quý.

*Yêu cầu:

- Thể loại: Miêu tả

- Nội dung: Học sinh viết bài văn miêu tả người theo đúng yêu cầu đề bài

+ Học sinh biết viết bài văn tả người theo trình tự phù hợp, bố cục đoạn văn hợp lý,

có liên kết ý cân đối, chặt chẽ

+ Học sinh biết dùng từ ngữ thích hợp (chính xác, thể hiện tình cảm), viết câu ngắn gọn, bước đầu biết sử dụng các biện pháp tu từ, dùng các từ gợi tả, giúp người đọc

dễ hình dung

- Hình thức: Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ

* Biểu điểm: Cho điểm đảm bảo các mức sau:

1 Mở bài : 1,5 điểm.

2 Thân bài : 4 điểm.

+ Nội dung : 1,5 điểm

Trang 6

+ Kĩ năng : 1,5 điểm.

+ Cảm xúc : 1 điểm

3 Kết bài : 1,5 điểm.

+ Chữ viết, chính tả: 2 điểm.

+ Sáng tạo : 1 điểm.

MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỌC HIỂU, KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

GIỮA HỌC KÌ I LỚP 5 Năm học: 2024 - 2025

ST

T

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu, câu số, số điểm

Các mức độ năng lực

Tổng

Mức 1:

Nhận biết

Mức 2:

Kết nối

Mức 3:

Vận dụng

L

T N

TL TN TL

1 Đọc hiểu văn bản

Câu số 1, 2, 3,

4

5, 6

7

Số điểm

điểm

Trang 7

2 Kiến thức tiếng

Việt

Số điểm

điểm

câu Số

điểm

điểm

Trang 8

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024-2025

TOÁN LỚP NĂM

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1.(1 điểm) a) Phân số nào dưới đây là phân số thập phân? M1

b) Hỗn số 5 viết dưới dạng số thập phân là:

Câu 2 (1 điểm) M2

a) Số thập phân gồm sáu mươi tám đơn vị, ba phần trăm được viết là :

b) Giá trị của chữ số 5 trong số 87,052 là:

D 5 đơn vị

Câu 3 M2 (1 điểm): Một mảnh dất hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng

10m, Khi vẽ mảnh dất trên bản đồ tỉ lệ 1 :500 thỉ chiều dài và chiều rộng lần lượt

là :

A 3mm và 2mm B 3cm và 2cm

C 3dm và 2cm D 3m và 2m

Câu 4: (1 đ) M1Mai đã ghi chép lại số quả trứng mà đàn gà đẻ được vào mỗi

ngày trong tuần vừa qua vào bảng số liệu như sau:

Trường Tiểu học

Lớp Năm

Họ và tên:………

Điểm Nhận xét của giáo viên

Trang 9

Ngày Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu

Xem bảng số liệu trên rồi chọn ý đúng.(Câu hỏi a,b,c,d )

: a)Ngày nào gà đẻ ít trứng nhất?

A Thứ ba B Thứ tư

C Thứ năm D Thứ sáu

b)Ngày nào gà đẻ nhiều trứng nhất?

A Thứ ba B Thứ tư

C Thứ năm D.Thứ sáu

c) Các ngày gà đẻ ít hơn 7 quả trứng là:

A Thứ ba, thứ sáu, chủ nhật B Thứ ba, thứ sáu

C Thứ sáu, chủ nhật D Thứ hai, thứ ba, thứ sáu

d)Trong ngày đầu tuần đàn gà đẻ được … quả trứng Số thích hợp điền vào

chỗ chấm là:

A 6 B 3 C 8 D 10

Câu 5 (2 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm M2

a) 4,35m2 = ……….dm2

b) 8 tấn 35kg = ………….tấn

c) 5 km 50m = ………… km

d) ha =… ……… m2

Câu 6 (1 điểm): Điền dấu > ; < ; = thích hợp vào chỗ trống M2

38,2 …… 38,19 45,08 …… 45,080

62,123 …… 62,13 90,9……89, 9

Câu 7 ( 2đ )Nền phòng học là hình chữ nhật có chiều dài 8m và chiều rộng 6m.

a) Hãy xác dịnh chiều dài và chiều rộng của nền phòng học đó trên hình vẽ có

tỉ lệ 1 :200.( M1)

b) Hãy vẽ hình chữ nhật biểu thị nền phòng học đó.( M2)

Câu 8.(1đ) (M3) Giải bài toán sau :

Trang 10

Một căn phòng hình chữ nhật có chiều rộng 6m, chiều dài 9 m Người ta lát nền căn phòng đó bằng loại gạch vuông cạnh 3dm Hỏi để lát kín căn phòng đó cần bao nhiêu viên gạch ? (diện tích phần mạch vữa không đáng kể)

………

………

……

………

………

………

………

………

………

………

Trang 11

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TOÁN LỚP 5

NĂM HỌC 2024-2025

T

T

phép tính

Câu số

2 Hình học

đo lường

Câu số

3 Yếu tố

thống kê và

xác suất

Câu số

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN TOÁN 5 Mỗi câu trả lời đúng: 1 điểm mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu 1(1đ) Câu 2(1đ)

a- B ; b- C a- C ; b- B

Câu 3 (1 điểm): Viết đúng mỗi ý :B

Câu 4 (1 điểm): Điền đúng mỗi ý 0,25 điểm.

Câu 5 (2 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu 6 (1 điểm): Điền đúng mỗi ý 0,25 điểm.

Câu 7 ( 2 điểm)

a) (1 điểm) 8m = 800m ; 6m= 600m

Chiều dài phòng học đó trên hình vẽ tỉ lệ 1 :200(0,5 điểm)

800 : 200 = 4(cm) (0,5 điểm)

Trang 12

Chiều rộng phòng học đó trên hình vẽ tỉ lệ 1 :200(0,5 điểm)

600 : 200 = 3(cm) (0,5 điểm)

c) (1 điểm) Học sinh vẽ hình biểu thị nền phòng học ( tùy theo mức độ giáo viện đánh giá)

Câu 8 (1 điểm)

Diện tích nền căn phòng là : 6 x 15 = 90 ( m2) ( 0,25 điểm)

Diện tích của 1 viên gạch : 3x 3= 9 ( dm2) ( 0,25 điểm)

Đổi 90 m2 = 9000 dm2 ( 0,25 điểm)

Để lát kín nền căn phòng cần số viên gạch là :

9000 : 9 = 1000 ( viên) ( 0,25 điểm)

Đáp số : 1000 viên

Lưu ý: Câu trả lời không phù hợp với phép tính thì không cho điểm.

- Câu trả lời đúng, phép tính đúng, kết quả sai cho 1/2 số điểm của câu đó.

- HS làm theo cách khác đúng thì cho điểm tối đa

TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG BÌNH PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025

Môn Tiếng Việt – Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và tên học sinh: ……… Lớp: …………

Điểm

Đọc thành tiếng: / điểm

Đọc hiểu: / điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Trang 13

Điểm viết: /10 điểm

Tổng điểm: /20 điểm

GV chấm:……….…

A KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I Đọc thành tiếng (3 điểm):

Học sinh bốc thăm để đọc một trong các Bài đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 trả

lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu

II Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm bài văn sau:

Tình mẹ

Mẹ tôi là công nhân Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn

Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nỡ đối xử với mẹ tôi như vậy,

mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa, tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia

Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng Chính sự mạnh mẽ

ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của

mẹ Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi

(Nguyễn Thị Dung)

Câu 1: (0,5 điểm) Người mẹ trong bài làm nghề gì?

A Công nhân

B Nông dân

C ở nhà nội trợ

D Bác sĩ

Câu 2: (0,5 điểm) Những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ?

A Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy

B Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé

Trang 14

C Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.

D Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé

Câu 3: (0,5 điểm) Tình cảm của người mẹ được so sánh với gì?

A Như vầng trăng toả sáng cuộc đời con, như dòng suối mát ru con khôn lớn

B Như nước trong nguồn chảy ra, như ánh mặt trời chiếu rọi

C Như ánh sáng mặt trời, như con thuyền chở và đưa tôi ra ngoài đại dương

D Như nước trong nguồn chảy ra, như vầng trăng tỏa sáng cuộc đời con Câu 4 (0,5 điểm) Câu văn nào cho biết hình ảnh người mẹ đã in đậm trong tâm trí của tác giả? A.Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi B Hình như mọi thứ về mẹ đã in đậm trong trái tim tôi C Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng D Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ Câu 5: (0,5 điểm) Bạn nhỏ trong bài lựa chọn miêu tả những nét phẩm chất đáng quý nào của người mẹ? A.Yêu thương con, nhân hậu, luôn biết giúp đỡ những người xung quanh B Chăm chỉ lao động, biết tự chăm sóc mình và làm đẹp C Chịu thương chịu khó, yêu thương con hết mực, luôn hi sinh bản thân mình cho gia đình D Thương người, chăm chỉ lao động, hết mình vì công việc? Câu 6: (0,5 điểm) Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của người mẹ trong bài đọc ? ………

………

………

………

………

Câu 7: (1 điểm) Dựa vào bài đọc, em hãy viết 2 đến 3 câu nói lên tình cảm của em

dành cho người mẹ thân yêu của mình

Trang 15

………

………

………

………

Câu 8 (1 điểm) Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư."

A Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

B Đánh dấu phần chú thích

C Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

D Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

Câu 9 (1 điểm) Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng

chính tả ?

A An-phét – Nô- ben B An-phét - Nôben

C An-phét Nô-ben D An-phét- nô-ben

Câu 10 (1 điểm) Đặt câu có từ “mũi” được dùng với nghĩa:

a Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi

b Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật

B, KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả lại một thầy cô giáo mà em yêu quý.

ĐÁP ÁN

Câu 6: Người Mẹ trong câu chuyện yêu con hơn cả chính bản thân mình, luôn

mong con được hạnh phúc và khỏe mạnh Tình yêu của mẹ dành cho con là vô điều kiện, mãi mãi không bao giờ thay đổi

Câu 7: Viết đúng yêu cầu được 1đ

Câu 8: A

Câu 9: C

Câu 10: Đặt câu:

- + Em thở bằng mũi.

Ngày đăng: 21/11/2024, 08:25

w