1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ Án Đánh giá và Định giá Đất Đai

43 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá và định giá đất đai
Tác giả Nguyễn Thành Đạt
Người hướng dẫn Ths. Ngô Thị Hiệp
Trường học Trường Đại học Tài nguyên - Môi trường TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Đất đai
Thể loại Đồ án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2,49 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đồ án (9)
  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đồ án (9)
  • 3. Ý nghĩa của đồ án (10)
  • PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (11)
    • 1. Giới thiệu chung về các khái niệm trong đánh giá đất đai (11)
    • 2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu (12)
      • 2.1. Lịch sử và sự phát triển của cây cam (12)
      • 2.2. Đặc điểm của cây cam (13)
    • 3. Cơ sở lý thuyết, pháp lý, thực tiễn được sử dụng (13)
      • 3.1. Cơ sở lý thuyết (13)
      • 3.2. Cơ sở pháp lý (13)
      • 3.3. Cơ sở thực tiễn (14)
    • 4. Các phương pháp nghiên cứu (14)
  • PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ (15)
    • CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG (15)
      • 1. Điều kiện tự nhiên (15)
        • 1.1. Vị trí địa lý (15)
        • 1.2. Địa hình, địa mạo (15)
        • 1.3. Khí hậu (15)
        • 1.4. Thủy văn (16)
        • 1.5. Các nguồn tài nguyên (16)
      • 2. Điều kiện kinh tế - xã hội (17)
        • 2.1. Dân số, lao động (17)
        • 2.2. Giao thông (17)
        • 2.3. Thủy lợi (17)
        • 2.4. Cơ sở giáo dục – đào tạo (18)
        • 2.5. Cơ sở y tế (18)
        • 2.6. Tình hình sản xuất nông nghiệp (18)
        • 3.1. Thuận lợi (19)
        • 3.2. Khó khăn (19)
    • CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI (21)
      • 1. Thống kê diện tích đất trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (21)
      • 2. Đặc điểm của các nhóm đất chính (21)
        • 2.1. Đất phù sa Gley (Pg,) (21)
        • 2.2. Đát xám (X) (21)
        • 2.3. Đất xám Gley (Xg) (22)
    • CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI (23)
      • 1. Nguyên tắc lựa chọn và phân cấp các tiêu chí đánh giá (23)
        • 1.1. Nguyên tắc lựa chọn (23)
        • 1.2. Phân cấp các tiêu chí đánh giá (23)
      • 2. Xây dựng bản đồ đơn tính (25)
        • 2.1. Bản đồ đất (25)
        • 2.2. Bản đồ độ dốc (27)
        • 2.3. Bản đồ tầng dày (29)
        • 2.4. Bản đồ khả năng tưới (31)
        • 2.5. Bản đồ thành phần cơ giới (33)
      • 3. Xây dựng bản đồ Đơn vị đất đai huyện Phú Giáo (35)
    • CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI (37)
      • 1. Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp của Cây cam (37)
      • 2. Xây dựng bản đồ thích hợp đất đai (37)
      • 3. Kết quả tổng hợp mức độ thích hợp của cây cam trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (40)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)

Nội dung

Nhiệm vụ: - Dữ Liệu ban đầu: +Tạo 5 bản đồ đơn tính bản đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ tầng dày, bản đồ khả năng tưới, bản đồ thành phần cơ giới của huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương..

Lý do chọn đồ án

Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá, như ta đã biết đất đai có nguồn gốc tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của xã hội Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất Nhằm khai thác các nguồn lợi từ đất trên cơ sở kết hợp tiềm lực kinh tế - xã hội, để đảm bảo nhu cầu về thức ăn và vật dụng xã hội Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được trong chương trình phát triển một nền nông – lâm nghiệp kết hợp bền vững và có hiệu quả

Ngày nay, khi các nhu cầu về lương thực đang tăng lên không ngừng do sự gia tăng dân số trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền sản xuất nông nghiệp đó là quá trình sử dụng tài nguyên đất quá mức đã làm không ít diện tích đất canh tác bị thoái hóa và suy thoái trên phạm vi rộng Ở các nước đang phát triển, các tình trạng suy giảm lượng hữu cơ trong đất, xói mòn đất, quá trình mặn hóa, phá hủy cấu trúc đất và suy giảm các quần thể sinh vật sống trong đất ngày càng nhiều

Do đó, cần phải tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm bổ trợ cho các hệ thống quản lý sử dụng để bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai và hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu do quá trình sử dụng đất đã gây ra Đánh giá đất đai nhằm phát hiện ra tiềm năng đất đai và tài nguyên thiên nhiên còn tiềm ẩn, chưa sử dụng hoặc sử dụng không hợp lý, góp phần ứng dụng vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế Nó còn có ý nghĩa quan trọng hơn đó là đưa các phương án khắc phục và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sử dụng đất cho từng vùng đất, phù hợp với chất lượng của đất đai, sử dụng đất hợp lý và bền vững

Qua đồ án môn học “Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây cam huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” ý nghĩa củng cố, bổ sung, hoàn thiện cho sinh viên phần lý thuyết đã được học, rèn luyện kỹ năng tay nghề cơ bản cho sinh viện tiếp cận công việc nghiệp vụ thực tế trong công tác quản lý đất đai Sinh viên biết áp dụng lý đã học vào thực hiện một dự án “Đánh giá đất đai” gồm: Lựa chọn loại hình sử dụng đất để thực hiện dự án đánh giá đất đai, nắm được yêu cầu của các loại hình sử dụng đất; Xây dựng bản đồ chuyên đề thể hiện thông tin của các tiêu chí đánh giá đất đai; Biết sử dụng phần mềm chồng ghép các bản đồ chuyên đề để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; xác định mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất được lựa chọn, đề xuất phương án sử dụng đất trên từng đơn vị bản đồ đất đai và xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất.

Ý nghĩa của đồ án

 Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây cam làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp phát triển bền vững ở huyện Phú Giáo, tình Bình Dương

 Vận dụng tài liệu đánh giá đất đai của FAO để ứng dụng vào điều kiện Việt Nam nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở

Nâng cao hiểu biết, nhận thức về quan điểm đánh giá đất theo FAO

Hiểu và vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật mới trong các bước đánh giá đất, kết quả đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp

Hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc quản lý, lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển cây cam theo hướng hợp lý

Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trợ giúp cho các nhà quản lý địa phương trong việc hoạch định không gian phát triển cây cam theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chung về các khái niệm trong đánh giá đất đai

Là kết quả của mối quan hệ tổng hòa giữa đất và hoạt động kinh tế xã hội của con người trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định; về mặt không gian đất đai bao gôm cả phần bề mặt với không gian bên trên và bề sâu trong lòng đất

Theo định nghĩa của FAO (1976), đánh giá đất đai - LE (Land Evaluation) là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của một vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai và loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có LE là quá trình xem xét khả năng thích ứng của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau

 Loại hình sử dụng đất:

Loại hình sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư, lao động, yêu cầu về cơ sở hạ tầng…

 Đặc tính đất đai: Đặc tính của đất đai (Land Characteristics - LC): là những thuộc tính của đất đai mà ta có thể đo lường hoặc ước lượng được Như vậy có một số thuộc tính tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng đất đai nhưng vì lý do nào đó ta không đo đếm

10 hay ước lượng được (không định lượng được mà chỉ có định tính) thì cũng không được chọn để mô tả đặc tính đất đai

Chất lượng đất đai (Land Quatilities - LQ): là một đặc trưng phức tạp của đất mà các tác động trong từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích hợp của đất cho một kiểu sử dụng riêng biệt Chất lượng đất đai có thể thể hiện một cách tích cực hoặc tiêu cực Ví dụ như độ ẩm sẵn có, khả năng chống xói mòn, nguy cơ lũ lụt, khả năng tiếp cận (Lê Quang Trí, 2010)

 Yêu cầu sử dụng đất:

Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement - LUR): là những điều kiện đất đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một cách ổn định và có hiệu quả Bao gồm các yêu cầu của cây trồng, vật nuôi, yêu cầu về quản trị và bảo vệ đất đai

Yếu tố hạn chế (Limitation Factor - LF): là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai có ảnh hưởng bất lợi đến tiềm năng đất đai đối với loại hình sử dụng đất nhất định; được dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp đất đai

 Đơn vị bản đồ đất đai: Đơn vị đất đai (Land Mapping Units - LMU): Đơn vị đất đai là thuật ngữ dùng để chỉ một diện tích đất đai với những điều kiện môi trường đặc trưng ĐVĐĐ khác nhau được phân biệt bởi sự sai khác của một hoặc nhiều yếu tố, chỉ tiêu đất đai dẫn đến sự sai khác trong sử dụng đất ĐVĐĐ là cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng thích hợp đối với từng loại hình sử dụng đất Có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất, mỗi ĐVĐĐ có chất lượng (đặc tính và tính chất) riêng và nó thích hợp với một loại hình sử dụng đất nhất định Đơn vị đất đai được hiểu là những vùng đất trên thực tế tương ứng với các khoanh vi trên bản đồ, có sự đồng nhất tương đối về các chỉ tiêu, đó là các tính chất, đặc điểm cơ bản của đất thuộc về cả tự nhiên (đất, nước, khí hậu…) và kinh tế - xã hội Tập hợp các đơn vị đất đai trong khu vực, vùng nghiên cứu đánh giá được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai

 Hệ thống sử dụng đất:

Hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS): mỗi LUT thực hiện trong một điều kiện tự nhiên cụ thể sẽ yêu cầu biện pháp cải tạo đất khác nhau yêu cầu biện pháp kỹ thuật và yêu cầu đầu tư khác nhau…nghiên cứu toàn bộ những vấn đề đó gọi là hệ thống sử dụng đất

 Phân cấp yếu tố thích hợp:

Phân hạng (cấp) đất đai: Là so sánh, đánh giá, thống kê phẩm chất và các khả năng đất đai, sắp xếp theo từng khoảnh đất để định hạng dựa vào các chỉ tiêu, yếu tố phân hạng của khoảnh đất ấy, trong điều kiện tự nhiên, trình độ, chế độ sử dụng đất thông thường tại địa bàn nghiên cứu ở thời điểm tiến hành phân hạng

Theo FAO (1976) phân cấp yếu tố theo các cấp như sau: S1: Thích hợp cao S2: Thích hợp trung bình S3: Thích hợp kém

Mỗi phân cấp yếu tố được đánh giá theo hai cách: Theo cách giảm năng suất hay theo cách phải đầu tư thêm vào để tránh giảm năng suất.

Tổng quan về đối tượng nghiên cứu

2.1 Lịch sử và sự phát triển của cây cam

Cây cam có nguồn gốc ở một khu vực bao gồm Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và Myanmar, và người ta nhắc đến cam ngọt sớm nhất trong văn học Trung Quốc vào năm 314 trước Công nguyên Tính đến năm 1987, cây cam được coi là cây ăn quả được trồng nhiều nhất trên thế giới Cây cam được trồng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới để cho quả ngọt Quả của cây cam có thể ăn tươi hoặc chế biến lấy nước cốt hoặc vỏ thơm

2.2 Đặc điểm của cây cam

Thân, cành cam: Thân thuộc loại thân gỗ, bán bụi, có 4-6 cành chính, cây cao 2 - 3m, phân cành thấp Cành hướng ngọn, thưa, phân cành ngang

Lá cam: Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5- 10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm Lá có tai nhỏ

Hoa cam: Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó

Rễ cây cam: Như cây 2 lá mầm thân gỗ, rễ thuộc loại rễ mầm hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây Bộ rễ phân bố nông và phát triẻn mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp.Bộ rễ phát triển mạnh mẽ nhất là vào tháng 2 và tháng 9, bộ rễ phát triển mạnh trong 8 năm đầu.

Cơ sở lý thuyết, pháp lý, thực tiễn được sử dụng

Giáo trình tham khảo về Đánh giá đất đai và Thiết kế quy hoạch sử dụng đất của Trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ mức độ thích hợp bằng phần mềm Mapinfo

Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp theo FAO, kết hợp giữa LQ và LUR theo điều kiện hạn chế

Quy trình đánh giá đất đai được áp dụng theo đề cương của FAO - 1976 có chỉnh sửa năm 1983 và được chỉ dẫn trong các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai

Luật đất đai năm 2013 - Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 29/11/2013 (Điều 32 Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai; Điều 33 Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai)

TCVN 8409:2010 do Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Quy định quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc điều tra, đánh giá đất đai

Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai

3.3 Cơ sở thực tiễn Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Điều kiện hạ tầng kĩ thuật, yêu cầu sử dụng đất trồng cây cam trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Tình hình quy hoạch, trồng và phát triển cây cam ở thời điểm hiện tại.

Các phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp luận: trên cơ sở kế thừa phương pháp đánh giá thích nghi theo tiêu chuẩn FAO (1976), kết hợp ứng dụng Mapinfo để xây dựng bản đồ thích hợp đất đai, định hướng phát triển diện tích cây trồng

 Phương pháp kế thừa: lấy tiêu chuẩn đánh giá đất đai của FAO làm nền tảng để chọn lọc khung đánh giá đất đai cho nghiên cứu

 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin: Từ những thông tin, bản đồ đơn tính về từng đặc tính của đất đai ta tiến hành phân tích và tổng hợp theo từng đơn vị đất đai để dễ dàng cho việc thống kê, tính toán Ở đây ta sử dụng phương pháp phân tích không gian để khai thác thông tin trên bản đồ thông qua phần mềm như MapInfo

 Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi phân tích tổng hợp thông tin từ bản đồ, dữ liệu ta tiến hành thống kê phân loại các đặc tính đất đai theo từng đơn vị bản đồ đất đai và mô tả, phục vụ cho việc đánh giá, phân cấp khả năng thích hợp của chất lượng đất đai với loại hình sử dụng đất cây cam.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

- Huyện nằm phía đông bắc của tỉnh Bình Dương, có vị trí địa lý: +Phía đông giáp huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

+Phía tây giáp huyện Bàu Bàng

+Phía nam giáp huyện Bắc Tân Uyên

+Phía bắc giáp thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành và huyện Đồng +Phú thuộc tỉnh Bình Phước

- Huyện Phú Giáo có diện tích 544,44 km², dân số năm 2021 là 95.433 người, mật độ dân số đạt 176 người/km²

Hình 1 1 Sơ đồ vị trí huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Huyện Phú Giáo nằm trên địa hình đồi thoải lượn sóng có các dải đất hẹp ven Sông Bé Đất có độ cao trung bình thấp và tương đối bằng phẳng nên tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế Đất bazan xám ở Phú Giáo rất thích hợp cho các cây công nghiệp như: điều, cao su, tiêu và các loại cây ăn quả Riêng dải đất ven Sông Bé là đất phù xa mới, trồng lúa và các loại rau đậu tốt Khí hậu Phú Giáo có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô với khí hậu ôn hòa Không khí có độ ẩm cao, lượng mưa trung bình trên địa bàn huyện là 1947,7 mm

Khí hậu Phú Giáo ôn hòa, mỗi năm có 2 mùa, 6 tháng mùa khô (từ tháng

11 đến tháng 4) và 6 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) Nhiệt độ trung bình từ 26°C đến 34°C Lượng mưa trung bình trên địa bàn huyện là 1947,7 mm

Số ngày mưa trung bình là 163 ngày trong năm Không khí có độ ẩm cao

Phú Giáo có 02 con sông (Sài Gòn và Thị Tính) Sông Sài Gòn chảy qua Phú giáo ở phía Tây và Tây Nam với khoảng chiều dài 50km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Phú giáo với Tây Ninh, giữa Phú giáo với Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) và sau đó đổ vào sông Đồng Nai ở Tân Thuận Đông Sông Thị Tính nằm ở phía Đông huyện Phú giáo, bắt nguồn từ Căm Xe chảy qua Bến Cát rồi đổ vào sông Sài Gòn ở Cầu Ông Cộ Hai dòng sông trên cung cấp nguồn nước, mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở một số xã và điều tiết khí hậu cho địa phương Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hàng chục con suối cùng với một số hồ nước khá lớn như: hồ Cần Nôm, hồ Phú giáo Đặc biệt hồ Phú giáo là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á, với diện tích mặt nước 2.560 ha, dung tích chứa trên 1,5 tỷ m³ nước

1.5.1 Tài nguyên đất Đất trên địa bàn huyện Phú Giáo chủ yếu là đất phù sa cổ, địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa Đất chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp

Có 04 quá trình hình thành đất cơ bản: Đáng kể là quá trình rửa trôi sét kèm theo rửa trôi và tích tụ sắt-nhôm hình thành ra các đất nâu đỏ và nâu vàng; quá trình gley trong các đất thủy thành và quá trình tích lũy hữu cơ ở tất cả các loại đất

Trong những năm gần đây tình hình hạn hán thường xuyên xảy ra đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên nước của huyện Phú Giáo Khu vực huyện Phú Giáo diện tích bị hạn phổ biến hàng năm khoảng 1.000-1.500ha, chiếm 40% diện tích bị hạn toàn tỉnh Bình Dương Do hạn hán nên mực nước các hồ chứa đều thấp, không đủ nước để điều tiết tưới tiêu cho sản xuất

1.5.3 Tài nguyên rừng Đất lâm nghiệp có khoảng 3.600ha (chiếm khoảng 5%), bao gồm: rừng sản xuất khoảng 220 ha (rừng Kiến An ở xã An Lập); rừng phòng hộ khoảng 3380 ha, tập trung ở Núi Cậu (Định Thành) và xã Minh Hòa, hiện đang được các cấp chính quyền bảo vệ nghiêm ngặt

Cây lâu năm che phủ khoảng 78% tổng diện tích tự nhiên của huyện (chủ yếu là cây cao su)

Phân theo trữ lượng, rừng giàu có diện tích 978,13 ha, chiếm 1,2% diện tích có rừng với trữ lượng 247.313,7 m 3 , rừng trung bình có diện tích 14.319,73 ha, chiếm 17,66% diện tích có rừng với trữ lượng 2.233.081,1 m 3 , rừng nghèo có diện tích 21.295,13 ha, chiếm 26,26% diện tích có rừng với trữ lượng 1.606.968,5 m 3 , rừng nghèo kiệt có diện tích 2.704,05 ha, chiếm 3,3% diện tích có rừng với trữ lượng 105.443,6 m 3 , rừng tre nứa có diện tích 3.301,76 ha, trữ lượng 126,5 triệu cây

Phân theo loài cây, rừng gỗ lá rộng có diện tích 28.693,13 ha, chiếm 35,38% diện tích có rừng, rừng gỗ lá kim có diện tích 5.155,42 ha, chiếm 6,36% diện tích có rừng, rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim có diện tích 5.448,49 ha, chiếm 6,72% diện tích có rừng, rừng gỗ tre nứa có diện tích 3.301,76 ha, chiếm 4,07% diện tích có rừng

1.5.4 Tài nguyên nhân văn du lịch

Huyện Phú Giáo là một trong những điểm đến du lịch thú vị ở tỉnh Bình Dương Dưới đây là một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huyện Phú Giáo:

Chùa Bà Thiên Hậu: Là một địa điểm tâm linh quan trọng của người dân địa phương và thu hút đông đảo du khách ghé thăm

Khu du lịch sinh thái Đại Nam: Là một trong những khu du lịch lớn nhất của khu vực, cung cấp nhiều trò chơi giải trí thú vị cho khách du lịch Đền thờ ông Hùng: Nằm trên đỉnh núi Cấm, đây là nơi tôn vinh các vị anh hùng

2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số lao động ở huyện Phú Giáo là khoảng 95.433 người năm 2021

Lao động trong độ tuổi năm 2019 chiếm khoảng 62% dân số trong đó chủ yếu đang làm việc trong lĩnh vực nông lâm, thuỷ sản với khoảng 80% tổng số lao động Tổng số lao động được đào tạo trong năm 2019 đạt 1.300 người (đạt 37% so với kế hoạch)

Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện giảm từ 6,14% (1921 hộ) cuối năm 2018 xuống còn 3,2% (tương ứng 1188 hộ), hộ nghèo là đồng bào DTTS giảm 2,57%, còn 8,08% (tương ứng 1180 hộ)

- Huyện Phú Giáo là một trong 9 huyện của tỉnh Bình Dương, Việt Nam Giao thông ở huyện Phú Giáo khá thuận tiện, với đường đường bộ chính kết nối qua các tuyến đường quan trọng như QL13, QL1A, QL51 và đường cao tốc

TP.HCM - Dầu Giây Ngoài ra, huyện Phú Giáo cũng có hệ thống đường huyết mạch kết nối các xã, thị trấn với nhau Huyện cũng có ga Phú Mỹ của đường sắt Bắc Nam, giúp kết nối với các tỉnh lân cận và TP HCM Tuy nhiên, những năm gần đây, giao thông ở Phú Giáo đang gặp khó khăn do tình trạng ùn tắt

Huyện Phú Giáo là một trong các huyện của tỉnh Bình Dương, Việt Nam Với vị trí nằm ở vùng đồng bằng sông Cầu, huyện Phú Giáo có nhiều đất trồng lúa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản Vì vậy, ngành thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện này

Huyện Phú Giáo hiện có nhiều công trình thủy lợi như hồ chứa nước, kênh mương, hệ thống thoát nước và tràn đê bảo vệ vùng sản xuất Các công trình này giúp cho việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp phụ trợ được thuận lợi hơn

2.4 Cơ sở giáo dục – đào tạo

Huyện Phú Giáo là một huyện thuộc tỉnh Bình Dương, Việt Nam Tại đây có nhiều trường học từ mầm non đến trung học cơ sở và phổ thông

Một số trường tiêu biểu ở Huyện Phú Giáo:

Trường THPT Cao Bá Quát

Trường Tiểu học Phú Mỹ

ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

1 Thống kê diện tích đất trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Đất là nhân tố quyết định tính sống còn của cây Để sinh trưởng, phát triển cây phải lấy chất dinh dưỡng từ đất Trong mỗi loại đất khác nhau sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây sẽ khác nhau, vì vậy mà một số loại cây chỉ có thể sống trên những vùng đất nhất định Do đó các loại đất khác nhau sẽ có tính thích hợp khác nhau của từng loại cây trồng

Sau khi xác định khu vực nghiên cứu là huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, thống kê diện tích các loại đất thu được bảng sau:

Bảng 2 1 Thống kê diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh

STT Ký hiệu Tên loại đất

1 So1 Đất phù sa gley (Pg) 1.679,57 3,19

2 So2 Đất xám gley (Xg) 3.192,4 6,07

3 So3 Đất xám trên phù sa cổ

Trong đó, diện tích Đất xám trên phù sa cổ (X) chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm khoảng 90,74 % trên tổng diện tích đất, tập trung ở phía Bắc của huyện là Đất xám gley (Xg) chiếm khoảng 60,07% và Đất phù sa gley (Pg) chiếm khoảng 3,19% tổng diện tích

2 Đặc điểm của các nhóm đất chính

2.1 Đất phù sa Gley (Pg,) Đất phù sa Gley có diện tích khoảng 1.679,57 ha chiếm 3,19% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh liệt, hình thái phẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, Gley trong toàn phẫu diện, màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng Đất có phản ứng chua vừa, mùn ở tầng mặt khá cao, đạm, lân tổng số và cation trao đổi đều thuộc loại khá Có thể trồng các loại cây lương thực như: lúa nước, Ổi, lúa nếp, và các loại cây ăn quả như: Bưởi, măng cụt, quýt, cam, chanh,…

Có diện tích khoảng 41.657,49 ha chiếm 63% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Đây là nhóm đất phổ biến nhất, chiếm phần lớn diện tích tài nguyên đất Thành phần cơ giới từ trên mặt xuống sâu đều nhẹ, thị nhẹ, cát pha đến cát Đất có độ phì tự nhiên không cao: hàm lượng các nguyên tố dinh dướng trong đất thấp, đặc biệt là nguyên tố kali, chất hữu cơ đã nghèo lại có tốc độ khoáng hóa nhanh, dung tích hấp thu thấp Trong nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất phù hợp rất phong phú từ các cây công nghiệp dài ngày đến các loại cây ăn quả hay các loại cây hàng năm

2.3 Đất xám Gley (Xg) Đất xám Gley có diện tích khoảng 3.192,4ha chiếm 6,07% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Loại đất này có tầng đất mặt mỏng, lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ: tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít Đất thường bị khô hạn, đất chua hoặc rất chua, đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn, độ no Bazơ và dung tích hấp thu thấp Có thể trồng các loại cây như: lúa nước, cây ăn quả, và cần bố trí mùa vụ hợp lý để tránh ngập úng trong mùa mưa.

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI

1 Nguyên tắc lựa chọn và phân cấp các tiêu chí đánh giá

Mục tiêu nghiên cứu của dự án: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng khu dân cư, công trình công cộng

Mối quan hệ giữa yêu cầu SDĐ của các LUT với chất lượng đất đai

Căn cứ vào nguồn tài liệu hiện có và khả năng bổ sung

Căn cứ vào tỷ lệ bản đồ cần xây dựng

Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu sao cho LUM không quá phức tạp Các LMU phải có chất lượng khá ổn định và dễ dàng thể hiện lên bản đồ

1.2 Phân cấp các tiêu chí đánh giá

Yêu cầu khi phân cấp các chỉ tiêu của bản đồ đơn vị đất đai:

 Các LMU nên gọn và càng đồng nhất càng tốt

 Việc tập hợp thành nhóm càng có ý nghĩa thực tế với việc SDĐ dự kiến

 Các LMU càng đơn giản càng tốt và cần dựa trên đặc tính dễ quan sát

 Các LMU cần được xác định theo các yếu tố bền vững tương đối của đất, nó khó thay đổi nhanh chóng theo các biện pháp quản lý a) Tiêu chí về loại đất

Bảng 3 1 Tiêu chí về loại đất

STT Loại đất Ký hiệu

2 Đất xám gley (Xg) So2

3 Đất xám trên phù sa cổ

So3 b) Tiêu chí về độ dốc

Bảng 3 2 Tiêu chí về độ dốc

STT Loại đất Ký hiệu

4 8 o – 15 o Sl4 c) Tiêu chí về tầng dày

Bảng 3 3 Tiêu chí về tầng dày

STT Loại đất Ký hiệu

4 70 – 100 De4 d) Tiêu chí về khả năng tưới

Bảng 3 4 Tiêu chí về khả năng tưới

STT Loại đất Ký hiệu

1 Có khả năng tưới mặt Ir1

2 Có khả năng tưới ngầm Ir2 e) Tiêu chí về thành phần cơ giới

Bảng 3 5 Tiêu chí về thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới (TPCG_Map)

STT Ký hiệu Tính chất

1 T1 Thành phần cơ giới thịt nặng

2 T2 Thành phần cơ giới thịt nhẹ

2 Xây dựng bản đồ đơn tính

Bảng 3 6 Phân cấp loại đất trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

STT Ký hiệu Tên loại đất

1 So1 Đất phù sa gley

2 So2 Đất xám gley (Xg) 3.192,4 6,07

3 So3 Đất xám trên phù sa cổ

Trong đó, diện tích Đất xám trên phù sa cổ (X) chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm khoảng 90,74 % trên tổng diện tích đất, tập trung ở phía Bắc của huyện là Đất xám gley (Xg) chiếm khoảng 60,07% và Đất phù sa gley (Pg) chiếm khoảng 3,19% tổng diện tích

Hình 3 1 Bản đồ đất huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bảng 3 7 Phân cấp độ dốc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

STT Ký hiệu Tính chất (độ) Diện tích ha %

Tổng: 52.592,81 100,00 Độ dốc tại khu vực này biến động nhiều Tại khu vực Đông Nam có độ dốc khá lớn Trong đó độ dốc dưới < 3°có diện tích là 4.873,55 ha chiếm 9,26% trên tổng diện tích của huyện, độ dốc từ 0° - 3°có diện tích là 35.764,71 chiếm 68,01% trên tổng diện tích của huyện, từ 3° - 8°có diện tích là 8.603,31 ha chiếm 16,35% trên tổng diện tích của huyện Độ dốc 8° - 15° chiếm diện tích 3.351,25 ha khoảng 6,37% nên đây là một điều kiện khá tốt để quy hoạch trồng cây công nghiệp đặc biệt là Cây cam

Hình 3 2 Bản đồ độ dốc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bảng 3 8 Phân cấp tầng dày trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh

STT Ký hiệu Tính chất (cm) Diện tích ha %

Tổng: 52.592,81 100,00 Độ dày 50 – 70 cm chiếm 8.979,4 ha hoảng 17,07%, Độ dày < 30 cm chiếm 38.339,29 ha khoảng 72,89%, 30 – 50 cm chiếm 4.975,32 ha hoảng 9,46%, Dựa vào độ dày tầng đất chúng ta có thể thấy rõ khu vực huyện Phú giáo đất đai rất tốt có khả năng cung cấp cho cây nhiều chất hữu cơ đặc biệt là phía Tây Bắc của huyện độ dày tầng đất rất lớn Độ dày < 30 chiếm tỷ lệ khá lớn (72,89%) nên đất đai rất tốt cho trồng cây các loài cây công nghiệp như cây cam Khi độ dày tầng đất càng lớn thì lượng chất hữu cơ càngcao đặc biệt là trong nhóm đất đỏ đất phù sa Đặc biệt độ dày trên 70 cm tập trung chủ yếu tại khu vực phía Tây Bắc của huyện khu vực này lại tập trung chủ yếu là nhóm đất đỏ nên khu vực này đất đai tốt nhất trong huyện cho việc quy hoạch trồng cây công nghiệp

Hình 3 3 Bản đồ tầng dày huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

2.4 Bản đồ khả năng tưới

Bảng 3 9 Phân cấp khả năng tưới huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

STT Tính chất Ký hiệu

1 Có khả năng tưới mặt

2 Có khả năng tưới ngầm

Còn hạn chế về khả năng tưới, khu vực Tưới ngầm có diện tích lớn nhất 47.719,27 ha chiếm tỷ tệ khá cao với 90,73%, đó khu vực Tưới mặt chiếm tỷ lệ 9,26% với diện tích 4.873,55ha Trong khi đó khu vực Không tưới chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,8% với diện tích 1.216,66 ha

Hình 3 4 Bản đồ khả năng tưới huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

2.5 Bản đồ thành phần cơ giới

Bảng 3 10 Phân cấp thành phần cơ giới huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

STT Tính chất Ký hiệu

Còn hạn chế về thành phần cơ giới, khu vực thịt nặng có diện tích lớn nhất 50.911,67ha chiếm tỷ tệ khá cao với 96,8% Trong khi đó khu vực Thịt Nhẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,2% với diện tích 1.681,14ha

Hình 3 5 Bản đồ thành phần cơ giới huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

3 Xây dựng bản đồ Đơn vị đất đai huyện Phú Giáo

Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng phục vụ cho mục đích chính là đánh giá thích hợp cây cam Vì vậy các chỉ tiêu lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên 5 cơ sở chính (loại đất, độ dốc, tầng dày, khả năng tưới, thành phần cơ giới) sử dụng phần mềm Mapinfo chồng ghép 5 bản đồ đơn tính bằng công cụ

Split được kết quả và phân tích ta được bảng thuộc tính của đất đai cần nghiên cứu và kết quả là bản đồ đơn vị đất đai gồm 15 đơn vị đất đai (LMU)

Bảng 3 11 Thống kê và mô tả các đơn vị đất đai huyện Phú Giáo, tỉnh

STT KyHieu_LMU DacDiem SO SL DE IR TPCG Diện Tích Phần Trăm

1 LMU1 So1Sl1De1Ir1T1 So1 Sl1 De1 Ir1 T1 1679,56805648 3,19353170

2 LMU2 So1Sl1De1Ir1T2 So1 Sl1 De1 Ir1 T2 0,00000146 0,00000000

3 LMU3 So2Sl1De1Ir1T2 So2 Sl1 De1 Ir1 T2 3192,40108950 6,07003332

4 LMU4 So3Sl1De1Ir1T1 So3 Sl1 De1 Ir1 T1 1,56972568 0,00298468

5 LMU5 So3Sl2De1Ir2T1 So3 Sl2 De1 Ir2 T1 0,00000190 0,00000000

6 LMU6 So3Sl2De1Ir2T2 So3 Sl2 De1 Ir2 T2 31724,95494788 60,32184808

7 LMU7 So3Sl2De2Ir2T2 So3 Sl2 De2 Ir2 T2 1841,77156780 3,50194555

8 LMU8 So3Sl2De3Ir2T2 So3 Sl2 De3 Ir2 T2 1899,17901370 3,61110010

9 LMU9 So3Sl2De4Ir2T2 So3 Sl2 De4 Ir2 T2 298,80582006 0,56814956

10 LMU10 So3Sl3De1Ir2T1 So3 Sl3 De1 Ir2 T1 0,00003632 0,00000007

11 LMU11 So3Sl3De1Ir2T2 So3 Sl3 De1 Ir2 T2 1740,78857886 3,30993643

12 LMU12 So3Sl3De2Ir2T1 So3 Sl3 De2 Ir2 T1 0,00000141 0,00000000

13 LMU13 So3Sl3De2Ir2T2 So3 Sl3 De2 Ir2 T2 3133,55022242 5,95813424

14 LMU14 So3Sl3De3Ir2T2 So3 Sl3 De3 Ir2 T2 3728,97264287 7,09027079

15 LMU15 So3Sl4De3Ir2T2 So3 Sl4 De3 Ir2 T2 3351,25009929 6,37206892

Hình 3 6 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI

1 Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp của Cây cam

Bảng 4 1 Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp của Cây cam

Loại đất So1 So3 So2 -

Tầng dày - De4 De3 De1,

De2 Độ dốc Sl3 Sl1, Sl2, Sl4 - -

Từ bảng trên ta có thể thấy nhu cầu của cây cam đối với huyện Phú Giáo qua các chỉ tiêu như loại đất, độ dốc, tầng dày, khả năng tướ, thành phần cơ giới:

Loại đất: huyện Phú Giáo có loại đất phù sa gley (P, Pf, Pg) là thích hợp trồng cây cam nhất tuy nhiên loại đất này lại có diện tích ít ( chỉ 1.679,57) trên toàn huyện

Tầng dày: độ dày ở huyện Phú Giáo cũng khá thích hợp cho việc trồng cây cam tuy nhiên diện tích lại chiếm tỉ lệ không nhiêu Độ dốc: đa phần độ dốc ở huyện thích hợp cho việc trồng cây cam

Khả năng tưới: khả năng tưới mặt của huyện thích hợp cho việc trồng cây tuy nhiên diện tích lại chiếm tỉ lệ không nhiêu

Thành phần cơ giới: khu vực có thành phần cơ giới thích hợp cho việc trồng cây cam chiếm diện tích không nhiều

2 Xây dựng bản đồ thích hợp đất đai Để đánh giá thích hợp cho loại hình cây cam, tiến hành so sánh đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất (LUR) của cây cam với chất lượng đất đai (LQ) của vùng nhiên cứu dựa trên phương pháp hạn chế lớn nhất Sản phẩm thu được là bản đồ mức độ thích hợp của cây cam huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bảng 4 2 Kết quả đánh giá mức độ thích hợp của cây cam trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

STT Dacdiem SO SL DE IR TPCG TH_SO TH_SL TH_DE TH_IR TH_TPCG Mức Độ Thích Hợp

1 So1Sl1De1Ir1T1 So1 Sl1 De1 Ir1 T1 S1 S1 S1 S1 S1 S1

2 So1Sl1De1Ir1T2 So1 Sl1 De1 Ir1 T2 S1 S1 S1 S1 S2 S2

3 So2Sl1De1Ir1T2 So2 Sl1 De1 Ir1 T2 S3 S1 S1 S1 S2 S3

4 So3Sl1De1Ir1T1 So3 Sl1 De1 Ir1 T1 S2 S1 S1 S1 S1 S2

5 So3Sl2De1Ir2T1 So3 Sl2 De1 Ir2 T1 S2 S2 S1 S2 S1 S2

6 So3Sl2De1Ir2T2 So3 Sl2 De1 Ir2 T2 S2 S2 S1 S2 S2 S2

7 So3Sl2De2Ir2T2 So3 Sl2 De2 Ir2 T2 S2 S2 S2 S2 S2 S2

8 So3Sl2De3Ir2T2 So3 Sl2 De3 Ir2 T2 S2 S2 N S2 S2 N

9 So3Sl2De4Ir2T2 So3 Sl2 De4 Ir2 T2 S2 S2 N S2 S2 N

10 So3Sl3De1Ir2T1 So3 Sl3 De1 Ir2 T1 S2 S3 S1 S2 S1 S3

11 So3Sl3De1Ir2T2 So3 Sl3 De1 Ir2 T2 S2 S3 S1 S2 S2 S3

12 So3Sl3De2Ir2T1 So3 Sl3 De2 Ir2 T1 S2 S3 S2 S2 S1 S3

13 So3Sl3De2Ir2T2 So3 Sl3 De2 Ir2 T2 S2 S3 S2 S2 S2 S3

14 So3Sl3De3Ir2T2 So3 Sl3 De3 Ir2 T2 S2 S3 N S2 S2 N

15 So3Sl4De3Ir2T2 So3 Sl4 De3 Ir2 T2 S2 S2 N S2 S2 N

Hình 4 1 Bản đồ thích hợp cây cam huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

3 Kết quả tổng hợp mức độ thích hợp của cây cam trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Sau khi xây dựng bản đồ thích hợp đất, tiến hành thống kê diện tích các mức độ thích hợp được bảng sau:

Bảng 4 3 Bảng thống kê diện tích thích hợp của cây cam tại huyện

Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

STT Mức độ thích hợp Số đơn vị đất đai

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Mức độ không thích hợp (N) cho việc trồng cây cam chiếm diện tích là 9.278,22 ha bao gồm 4 đơn vị đất đai chiếm 17,66% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện Phân bố tập trung chủ yếu ở các xã ở phía Đông, Đông Nam, phía Nam, Tây Nam.Vì khu vực này địa hình có độ dốc (>8) sẽ ảnh hưởng đến chế độ cung cấp nước cho cây và độ dốc này không phù hợp để cây cam phát triển

Mức độ thích hợp ít (S3) có diện tích là 8.066,74 ha bao gồm 5 đơn vị đất đai chiếm 31,6% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện Phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc va rải rác một vài xã ở phía Đông Nam của huyện

Mức độ thích hợp trung bình (S2) có diện tích là 33.568,3ha bao gồm 5 đơn vị đất đai chiếm 63,82% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện Phân bố tập trung ở phía Tây và một số ít ở phía Đông Bắc của huyện

Mức độ thích hơp cao (S1) có diện tích là 1.659,59 ha bao gồm 1 đơn vị đất đai chiếm 3,19% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết của cây cam về độ dốc, đất, khả năng tưới, tầng dày của đất để cây có thể sinh trưởng phát triển cho chất lượng năng suất tối ưu, đạt mức tối đa và phát triển bền vững

Một số giải pháp sử dụng đất bền vững trồng cây cam tại huyện Phú Giáo: Để sử dụng đất bền vững trong việc trồng cây cam tại huyện Phú Giáo, cần áp dụng các biện pháp luân canh và xen canh cây trồng để duy trì độ phì nhiêu và giảm sâu bệnh, sử dụng phân bón hữu cơ để cải thiện cấu trúc đất, và áp dụng hệ thống tưới nước hiệu quả như tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước Bên cạnh đó, trồng cây che phủ đất để ngăn xói mòn, thực hiện kỹ thuật canh tác ít cày xới, và áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để kiểm soát sâu bệnh một cách bền vững Đồng thời, cần giám sát, đánh giá đất đai thường xuyên, phân tích đất định kỳ để bón phân hợp lý, và tổ chức các khóa tập huấn để nâng cao nhận thức của nông dân về canh tác bền vững và bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w