1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Giải Pháp Lập Và Kiểm Soát Chấp Hành Dự Toán Nsnn Trung Hạn Tại Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

101 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Lập Và Kiểm Soát Chấp Hành Dự Toán Nsnn Trung Hạn Tại Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Tác giả Trần Thị Lệ Bình
Người hướng dẫn TS. Hoàng Công Gia Khánh
Trường học HUTECH University
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện việc lập dự toán và kiểm soát chấp hành ngân sách theo khuôn khổ trung hạn, đây là phương pháp tiên tiến hiện nay giúp ổn định ngân sách và

Trang 1

GIAI PHAP LAP VA KIEM SOAT CHAP HANH

PHO THU DAU MOT, TINH BINH DUONG

TP HO CHÍ MINH, tháng 6 năm 2014

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Hoàng Công Gia Khánh

(Ghi rõ họ, tên, hoc ham, hoc vị và chữ ý)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM

ngày 08 “ áng 08 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội động chém bảo vệ Luận văn Thạc si)

5 | PGS.TS Nguyén Minh Ha Uy vién, Thu ky

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nêu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

a

PGS.TS Phan Dinh Nguyén

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: TRÀN THỊ LỆ BÌNH Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 16/11/1977 Nơi sinh: Bình Định

1- Tên đề tài:

Giải pháp lập và kiểm soát chấp hành dự toán NSNN trung hạn tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

II- Nhiệm vụ và nội dung:

- Hệ thống hoá về mặt lý luận những vấn đề cơ ban về lập dự toán và kiểm soát chấp hành NSNN trung hạn

- _ Đánh giá tình hình lập dự toán và kiểm soát chấp hành NSNN ở Thành phố Thủ

Dầu Một

-_ Giải pháp lập dự toán và kiểm soát chấp hành NSNN trung hạn ở Thành phố Thủ

Dau Mot

IlI- Ngay giao nhiệm vụ: 01/07/2013

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/06/2014

V- Cán bộ hướng dẫn: TS.Hoàng Công Gia Khánh

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUAN LY CHUYEN NGANH

„ở

TS HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH

og ts Phan Dink Aguyén

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt ky công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

a

Tran Thi Lé Binh

Trang 5

LOI CAM ON

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô đồng nghiệp, các bạn cùng học và gia đình Với

sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, các phòng ban khác và các thầy cô của Trường Đại Học Công nghệ Thành phế Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tiến sĩ Hoàng Công Gia Khánh là người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn

và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành

luận văn này

Ủy ban Nhân dân Thành phố Thủ Dầu Một, Phòng Tài chính Kế hoạch Thành phố Thủ Dầu Một, Cục thống kê Bình Dương, chỉ cục thuế Thành phố Thủ Dâu Một và các chuyên viên của Sở tài chính tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ và góp ý kiến đẻ hoàn chỉnh luận văn

Một lần nữa Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đồng nghiệp, các cơ quan,

bạn bè và gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trần Thị Lệ Bình

Trang 6

TOM TAT

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh

tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước nói chung và nền kinh tế của Thành phố Thủ Dầu Một nói riêng Ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội

Hiện tại vẫn còn nhiều địa phương lập đự toán Ngân sách nhà nước từng năm,

Thành phố Thủ Dầu Một cũng là một trong những địa phương này, Qua nghiên cứu

luận văn đã nhận định các nguyên nhân, hạn chế trong việc quản lý ngân sách và kiếm soát chấp hành ngân sách còn nhiều vấn đẻ bắt cập của Thành phố Thủ Dầu Một

Để quản lý và kiểm soát việc sử dụng ngân sách được tốt hơn, thuận lợi hơn,

giảm bớt những tiêu cực, sự mất én định và không rõ ràng trong phân bổ dự toán, sử

dụng ngân sách Luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện việc lập dự toán và

kiểm soát chấp hành ngân sách theo khuôn khổ trung hạn, đây là phương pháp tiên tiến

hiện nay giúp ổn định ngân sách và quản lý tốt hơn giúp hoàn thành và phát triển

những mục tiêu quan trọng của Thành phố Thủ Dâu Một đã đề ra trong Nghị quyết

Trang 7

ABSTRACT

State Budget plays an extremely role in the whole economic, social, security, defense and foreign affairs activities of the country in general and Thu Dau Mot City in particular Sate Budget is always associated with the role of the state in accordance with certain stages For the market economy, the state budget play the role of macroeconomic management for the entire economy and society

There are still many local govenments which estimate the local state budget each year and Thu Dau Mot City does This thesis identified the causes, restrictions, and effects of state budget management and the control of state budget execution in Thu

Dau Mot city that is still inadequate

In order to improve management and the control use of the state budget in Thu Dau Mot city better, more convenient, reducing the negative instability, unclear estimate

of the allocation and use of state budget; Thesis has launched a number of complete solutions for the estimation and control executive budget in medium-term framework, which is the current advanced methods to help stabilize the state budget, better manage and give a hand to achieve important goals of Thu Dau Mot City which set in the Resolution of Thu Dau Mot city

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN .20G 2211 H9 L4 2221155 2022220195292738008900578309890226e9021x i 900) 000007577 ii

TOM TAT viccsssccssssssssssessssssssonccsssseseccescunesecsnsnsesacensnessesernsesesessssssesessssstsssscecsesess iii

1.4.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài 256-222 n1 1211222 xe

1.4.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

1.5 Kết cấu để tài: LH 1012111101 rree 7

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LẬP DỰ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHAP HANH

NSNN THEO KHUÔN KHỎ TRUNG HẠN 8

2.1 Téng quan vé lap dy toán NSNN và kiểm soát chấp hành NSNN trung hạn 8 2.1.1 Khái niệm lập dự toán NSNN 222s 222221221 co

Trang 9

2.3 Sự cần thiết áp dụng khuôn khổ trung hạn 2 2csc222scceccrvreee 13 2.4 Điều kiện áp dụng khuôn khổ trung hạn - Án

2.5 Các bước thực hiện lập ngân sách theo khuôn khổ trung hạn

2,6 Kinh nghiệm về lập dự toán và kiểm soát chấp hành dự toán NSNN áp dụng

khuôn khổ trung hạn ở một số nước trên Thế Giới cssccs+serxa 19

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU « css©cecscssovcse 23

ENuoi á0 0i 23

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẬP, CHÁP HÀNH DỰ TOÁN NSNN

Ở THÀNH PHÓ THỦ DẦU MỘTT -. -escessessee 25 4.1 Khái quát tình hình kinh tế - Xã hội Thành phố Thủ Dầu Một 25

4.1.1 Đặc điểm của Thành phố Thủ Dầu Một -2-c+ccccserrceccrcee 25

ca na .ẽ

4.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội Thành phố Thủ Dầu Một

4.2 Tình hình lập và chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước của Thành phố Thủ

Dầu Một tỉnh Bình Dương 2-5 S22222+S2EEtSEEErEEkrrrkrrrkrrrrrerrkee 29

4.2.1 Quy trình lập dự toán thu, CH1 Á LH HH HH 0210 ng ong 29

4.2.2 Tình hình lập du toán NSNN và chấp hành NSNN Thành phố Thủ Dầu M6t37

4.3 Đánh giá việc lập và chấp hành Dự toán Thu - Chi ngân sách Nhà nước của

Thành phố Thủ Dầu Một khi không áp dụng khuôn khổ trung han 51

4.3.1 Kết quả đạt durgc scecccecscssssssesssssesssssesssescsssssssssecessecsssseesevecesssessncesesecessnsessess 51

4.3.2 Những hạn chế -s 22s222<2211342221122713 711117711 2111 1.e 1e 53

4.3.3 Nguyén mhan han hE cccecescsscescceessesssessssecssesssesseesseesseessecssecsecsseecsseeeses 56

Chuong 5: GIAI PHAP LAP DU TOAN, KIEM SOAT CHAP HANH NSNN

TRUNG HẠN Ở THÀNH PHÓ THỦ DÀU MỘT 59

5.2 Sự cần thiết áp dụng lập và kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách gắn với

khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn ở Thành Phế Thủ Dầu Một 60

5.3 Quy trình lập và kiểm soát chấp hành dự toán Ngân sách gắn với MTEE 61

Trang 10

5.4 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện lập và kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách

gắn với MTEF ở Thành phố Thủ Dầu Một -5 5-cc-+- 70

5.4.1 Các yêu cầu cơ bản để thực hiện lập và kiểm soát chấp hành dự toán ngân

sách gắn với MTEE 5022 x2212122111.1111.1211.1111 111.1 perry 70 5.4.2 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện lập và kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách

gắn với MTEF ở Thành phố Thủ Dầu Một -c-cc 7I $x000/.90204:i56 5.0007 77 Fan -.4.dd 71 :‹ 0 0n

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 11

DANH MUC CAC TU VIET TAT

- NSNN: Ngân sách Nhà nước

- XDCB : Xây dựng cơ bản

- TP : Thành phố

- UBND : Uỷ Ban Nhân Dân

- KHĐT : Kế hoạch Đầu tư

- HĐND : Hội đồng Nhân dân

- TT HĐND : Thường trực Hội đồng Nhân dân

- MTFF : Khuôn khổ Tài khóa Trung hạn (Medium Term Fiscal Framework)

- MTBE : Khuén khé Ngan sach Trung han (Medium Term Budget Framework)

- MTPF : Khuôn khé Trung han theo két qua hoat déng (Medium Term

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tông hợp dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2009-2013

Bảng 4.2: Tông hợp dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009-2013 Bảng 4.3: Tổng hợp thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2009-2013 Bảng 4.4: Tổng hợp thực hiện chỉ ngân sách nhà nước năm 2009-2013

Bảng 4.5: Tổng hợp thu — chỉ ngân sách nhà nước năm 2009

Bảng 4.6: Tổng hợp thu — chỉ ngân sách nhà nước năm 2010

Bảng 4.7: Tổng hợp thu — chỉ ngân sách nhà nước năm 2011

Bảng 4.8: Tổng hợp thu — chỉ ngân sách nhà nước năm 2012

Bảng 4.9: Tổng hợp thu — chi ngân sách nhà nước năm 2013

Bảng 5.1: Bang phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô chủ yếu

Bảng 5.2 : Lập kế hoạch số lượng các đầu ra Năm

Trang 13

Biểu đồ 4 2: Tổng dự toán chỉ ngân sách nhà nước năm 2009-2013

Biểu đồ 4.3: Tổng hợp thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2009-2013

Biểu dé 4.4: Tổng thực hiện chỉ ngân sách Địa phương năm 2009-2013

Sơ đồ 4.1: Quy trình lập dự toán NSNN Thành phố hàng năm

Sơ đô 5.1: Quy trình lập dự toán ngân sách theo đầu ra trong MTEF áp dụng cho

Thành phố Thủ Dầu Một

Trang 14

Ngân sách nhà nước có vai trò rât quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tê,

xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước nói chung và nền kinh tế của

Thành phố Thủ Dầu Một nói riêng Ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân

sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội Ngày 27 tháng 6 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, trên cơ sở toàn bộ diện

tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Thủ Dầu Một

đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012 Hiện Thủ Dầu Một

đang là đô thị loại II

Thành phố Thủ Dầu Một để ra mục tiêu tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng đô thị Thủ Dầu Một giai đoạn 2013 đến 2015 để phát triển thành phố theo tiêu chí đô thị loại I Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành sản xuất tiêu thủ công nghiệp duy trì sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương

Để thực hiện được những mục tiêu trên Thành phố Thủ Dầu Một phải có 1 công cụ điều tiết nền kinh tế hiệu quả, chính xác Một trong những công cụ điều tiết là Dự toán Thu ~ Chỉ ngân sách nhà nước , hiện nay việc lập và chấp hành dự

toán ngân sách của Thành phố đang còn nhiều bất cập cần xem xét điều chỉnh và

cần xây dựng một chiến lược lâu đài về Dự toán ngân sách của địa phương

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế-xã hội nước ta năm 2013 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp

tục chịu ảnh hướng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực Một số nước điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2013 do tình

hình kinh tế những tháng cuối năm 2012 không được như mong đợi Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu câu tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền

Trang 15

quyết Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sân xuất kinh doanh,

hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa

phương thực hiện đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội

cả năm

Thành phố Thủ Dầu Một cũng nằm trong những địa phương gặp nhiều khó khăn về kinh tế - Xã hội và mắt cân đôi ngân sách trong năm qua và đầu năm 2013 Thành phố cần có những giải pháp để điều hành ngân sách Nhà nước một cách hiệu

quả và chủ động hơn trong mọi tình huống biến động của thị trường trong nước và

Thé Giới Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội của cá nước nói

chung và đạt được mục tiêu xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng đô thị Thủ Dau

Một giai đoạn 2013 đến 2015 để phát triển thành phố theo tiêu chí d6 thi loai I ndi

riêng Vì vậy luận văn đưa ra đề xuất “ Giải pháp lập và kiểm soát chấp hành

dự toán NSNN trung hạn tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình

Dương.”

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Cuốn Tài chính công của tác giả David N Hyman, đã minh chứng rõ ràng vai trò của chính phủ trong điều hành nền kinh tế và lý giải vì sao chính phủ phải quyết

định khu vực công và việc quyết định như thế nào Cuốn sách cũng đề cập đến các

vân để nóng bỏng trên thực tế như quân sự, an ninh quốc gia, ô nhiễm môi trường,

an sinh xã hội, cải cách thuế liên bang và chiến tranh Iraq Đây là gợi ý tốt cho tác

giả về van dé quản lý kinh tế khu vực công

Trang 16

công của Hoa Kỳ, trong đó có chính sách tài khóa - liên quan tới quản lý vốn từ ngân sách nhà nước Cuốn sách làm rõ nội dung và quy trình quản lý ngân sách nhà nước khá chặt chẽ ở Hoa Kỳ qua bến khâu: lập kế hoạch, chuẩn chí, thực hiện chi

và kiểm toán Việc quản lý ngân sách nhà nước chủ yếu theo mô hình định hướng đầu ra và với chế độ công khai, trách nhiệm giải trình Đây là gợi ý quan trọng trong đôi mới cơ chế quản lý tài chính công trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một

Cuốn Kinh tế học công cộng của tác giả Joseph Stiglitz , đề cập đến 5 vấn đề chi tiêu công, các nguyên lý bảo đảm chỉ tiêu công có hiệu quả và việc sử dụng các phương pháp đánh giá chung như phương pháp phân tích lợi ich - chi phi đối với các chương trình, dự án chỉ tiêu công Đây cũng là gợi ý tốt cho việc đổi mới cơ chế quản lý hiệu quả ngân sách nhà nước đối với Thành phế Thủ Dầu Một

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong nước cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về NSNN, lập dự

toán NSNN, quản lý NSNN và kiểm soát NSNN đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và xây dựng một kế hoạch chỉ tiêu trung hạn cho NSNN như :

~ “Nghiên cứu hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách Nhà nước Việt Nam" — Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Thanh - năm 2004 Đề tài

tìm kiếm cách thức hợp lý cho việc lập kế hoạch phân bố các nguồn lực ngân sách

nhằm hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách Nhà nước Việt Nam Qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội Luận văn trên đã gợi mở cho tác giả về hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân

sách cho Thành phố Thủ Dầu Một

- “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn

2006 — 2010” — Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn - năm

2006 Luận văn tập trung khai quát lại một số khái niệm, vai trò và những van dé co bản cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước như bản chất, chức năng, vai trò cơ cấu,

Trang 17

đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang Tuy nhiên do điều kiện của tỉnh An Giang nên luận văn chưa

áp dụng quy trình lập đự toán và phân bố ngân sách nhà nước trên cơ sở khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn hướng theo kết quá đầu ra

- “Hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành Phố Hà Nội đến năm 2010” — Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến - năm 2008 Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trong thời gian tới nhằm quán lý và khai thác có hiệu quả các

nguồn thu ngân sách trên địa bàn Thành phế trên cơ sở các quy định pháp luật và cơ

chế chính sách hiện hành

- "Cơ sở lý luận, Thực tiễn và đánh giá tình hình thực hiện thí điểm khuôn khổ ngân sách trung hạn tại Việt Nam — Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện” — Báo cáo chuyên đề nghiên cứu ~ Hà Nội tháng 8 năm 2012 Chuyên đề đề xuất nội dung va

lộ trình áp đụng khuôn khổ ngân sách trung hạn tại Việt Nam trong thời gian tới, trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về khuôn khổ ngân sách trung hạn, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn áp dụng ở một số nước trên thế giới và đánh giá tình hình thực hiện thí điểm kế hoạch chỉ tiêu trung hạn ở Việt Nam Đây là những gợi mở tốt cho luận văn trong xây dựng lập dự toán NSNN theo khuôn khổ

Trang 18

triển kinh tế - xã hội được tác giả lý giải đầy đủ và thuyết phục Tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý chỉ ngân sách nhà nước nhằm thúc

đây phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quang Ninh: 4p dụng quy trình lập đự toán

và phân bổ ngân sách nhà nước trên cơ sở khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra; triển khai áp dụng các công cụ quản lý hiện đại vào quản lý ngân sách nhà nước; đổi mới tư duy trong quân lý ngân sách nhà nước Luận án nêu trên nghiên cứu đề cập đến 2 vấn đề rất lớn của tỉnh Quảng Ninh là quản lý chỉ ngân

sách nhà nước và mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên quy mô tỉnh Tác

giả luận văn đồng tình và trân trọng với nhiều điểm trong lập kế hoạch chỉ tiêu ngân sách nhà nước theo khuôn kh trung hạn và quản lý hướng theo kết quả đầu ra Đây

là nội đung mang tính gợi mở và có giá trị tham khảo đỗi với để tài luận văn

Luận án Nâng cao hiệu quả quản lý chỉ tiêu ngân sách nhà nước nhằm phục

vụ nhu cầu phát triển ở Việt Nam của tác giá Nguyễn Thị Phú Hà, gồm 4 chương: Chương 1: Ngân sách nhà nước và phát triển: Chương II: Những nguyên lý trong quản lý chỉ tiêu ngân sách nhà nước và việc thực hiện chiến lược phát triển quốc gia; Chương III: Thực trạng quá trình quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý chỉ ngân sách nhà nước ở một số nước; Chương IV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chỉ tiêu ngân sách nhà nước nhằm phục

vụ nhu cầu phát triển ở Việt Nam Luận án đề cập một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án như khái niệm ngân sách nhà nước, lập kế hoạch chi ngân sách nhà nước Tuy nhiên, Khái niệm ngân sách, chỉ ngân sách nhà nước, mô hình quản lý

ngân sách nhà nước được đưa ra ở tầm vĩ mô và đối với chỉ tiêu công nói chung,

chưa có điều kiện bàn về vấn để quản lý chấp hành ngân sách nhà nước ở địa phương

Trong cuốn Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam của các tác giả Phạm Ngọc Dũng và Hoàng Thị Thúy Nguyệt, các

tác giả đúc kết kinh nghiệm quản lý theo mô hình định hướng kết quả đầu ra ở New

Trang 19

1.4 Mục tiêu, Nội dung và Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của để tài là đánh giá tình hình lập và chấp hành dự toán Thu — Chi ngân sách của Thành phố Thủ Dầu Một góp phân hoàn thiện lập dự

toán Thu — Chi ngân sách của Thành phố Đề xuất giải pháp lập và kiểm soát chấp

hành dự toán NSNN trung hạn của Thành phố Thủ Dầu Một hiệu quả

1.4.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Dựa vào hệ thống lý luận và thực tiễn về việc lập và chấp hành dự toán Thu -

Chi NSNN của Thành phố Thủ Dầu Một thời gian qua, dé tài sẽ nghiên cứu thực trạng tình hình về lập và chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước của Thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2009 đến năm 2013 , những hạn chế của việc lập và chấp hành đự toán ngân sách của Thành phố Thủ Dầu Một và đưa ra các giải pháp hoàn

thiện lập và kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước trung hạn của Thành

phó Thủ Dầu Một

1.4.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

1.4.3.1 Phương pháp luận Bằng những nguyên tắc và phương pháp cụ thé, các vấn để sẽ được

giải quyết một cách khoa học dựa trên những lý luận và phân tích thực tiễn

nhằm đạt tới mục tiêu Rút ra được nguyên nhân và kết quả của vấn đề nghiên cứu

1.4.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá đối

tượng nghiên cứu và bằng phương pháp tiếp cận thực tế tìm ra nguyên nhân

dẫn đến những hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục

Ngoài ra đẻ tài còn sử dụng các phương pháp như:

Trang 20

1.5 Kết cầu đề tài:

Chương I: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở Lý luận dự toán ngân sách nhà nước

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích tình hình lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán NSNN ở

Trang 21

2.1 Tổng quan về lập dự toán NSNN và kiểm soát chấp hành NSNN trung hạn

2.1.1 Khái niệm lập dự toán NSNN

Quy trình ngân sách nhà nước là quy trình hoạt động của ngân sách từ khi bắt

đầu hình thành cho tới khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài chính mới Quy trình ngân sách nhà nước gồm ba khâu:

Lập dự toán ngân sách nhà nước

Chấp hành ngân sách nhà nước

Kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước

Theo quy trình thì lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu mở đầu nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ động viên nguồn lực cho ngân sách và phân phối các nguồn lực đó Thực chất thì đó là việc lập kế hoạch của nhà nước về quy mô nguồn lực cần phải huy động trong xã hội để sử dụng cho các nhu cầu chỉ tiêu nhằm thực

thi chức năng nhiệm vụ của mình

Do ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của tài chính công, lĩnh

vực tổng hòa các mối quan hệ kinh tế trong xã hội và tổng thể nội dung các giải pháp tài chính tiền tệ của một quốc gia , nên lập dự toán ngân sách phải đảm bảo: Phù hợp với những chính sách và các ưu tiên mà chính phủ đã lựa chọn

Ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần là một bảng tổng hợp thu chỉ của nha nước trong một giai đoạn cụ thế mà còn là tắm gương phản ánh các chính sách, chương trình hoạt động của chính phú trong giai đoạn đó

Tính hiệu quả trong chỉ tiêu ngân sách

Tính hiệu quả này nhất thiết phải được xem xét một cách toàn điện ở cả hai

mặt hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội Tuy nhiên, trong thực tế đánh giá đúng và

day đủ hiệu quả của chỉ tiêu ngân sách là một việc không hề đơn giản bởi không phải mọi khoản chỉ tiêu ngân sách đều đạt được cả hai mặt trên và có được tác động như mong muốn Nêu ra vẫn dé này đề thấy rằng: Đôi khi trong lập dự toán ngân

Trang 22

Làm tăng hiệu quả hoạt động của khu vực công

Do bản chất là một kế hoạch sử dụng quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động của

nhà nước nên một khi dự toán ngân sách phân ánh được đầy đủ các chương trình ,

dự án và hành động của chính phủ , tính toán đầy đủ các khoân chỉ tiêu để tránh bị động trong thực hiện gắn chỉ tiêu với kết quả và đầu ra của các chương trình, đự án

thì có thể nói đự toán ngân sách đã góp phần không nhỏ để làm tăng hiệu quả hoạt

động của chính phủ

2.1.2 Khái niệm về chấp hành NSNN

Trong quản lý NSNN, chấp hành NSNN là khâu tiếp theo khâu lập NSNN

trong chu trình quản lý NSNN (lập — chấp hành - quyết toán NSNN) Chấp hành

NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp về kinh tế - tài chính và hành

chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chỉ đã được ghi trong kế hoạch (dự toán NSNN)

trở thành hiện thực; bao gồm việc tổ chức thu NSNN (theo dự toán năm và theo quy định của các Luật Thuế) và tổ chức chỉ (phân bé và giao dự toán: kiểm soát chỉ theo quy định của Luật) Qua đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước Như vậy, có thể nói chấp hành NSNN là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến một chu trình quản lý NSNN

2.1.3 Khái niệm khuôn khô trung hạn

Chỉ tiêu công là phạm trù kinh tế tồn tại khách quan, gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước Trong xã hội hiện đại, Nhà nước giữ vai trò đảm bảo an ninh, trật tự xã

hội và toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, can thiệp vào các hoạt động kinh tế vĩ

mô, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng trong xã hội Vì vậy, chỉ tiêu của Nhà nước

(chi tiêu công) là nhằm tạo ra hàng hóa, dịch vụ công, vì lợi ích cộng đồng Mọi người dân có nhu cầu có thể tiếp cận sử dụng hàng hóa, dịch vụ công mà không

phải trả tiền hoặc trả tiền nhưng không theo cơ chế giá thị trường, dưới hình thức

phí lệ phí Nguồn lực đâm bảo tài chính cho Nhà nước thực hiện các khoản chỉ tiêu công chủ yếu là từ thuế và lệ phí do người dân đóng góp và hình thành nên Quỹ

Trang 23

Ngân sách Nhà nước Như vậy, có thể hiểu rang, chỉ tiêu công là các khoản chỉ do Nhà nước thực hiện, bằng nguồn lực chủ yếu do người dân đóng góp thông qua thuế, lệ phí nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, vì lợi ích của cộng đồng Quản lý chỉ tiêu công hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọng của chính sách tài chính quốc gia nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính công, đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh ổn định và bên vững

Từ sau Chiến tranh Thể giới lần thứ 2, do quá thiên về việc theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong khí nguồn lực công có giới hạn nên các quốc gia có xu hướng chấp nhận bội chỉ ngân sách kéo dài và hệ quả là nợ công tăng cao

Vì vậy từ những năm 1970 của thế kỷ 20, nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng cách tiếp cận kế hoạch chỉ ngân sách nhiều năm với tên gọi khác nhau, Kế hoạch chỉ ngân sách nhiều năm ở các nước công nghiệp phát triển được áp dụng từ những năm 1970 với các tên gọi khác nhau như “Ngân sách nhiều năm — Multi Year Budget”, “Ngân sách tương lai - Forward

Budget”, “Đánh gia chi titu — Expenditure Review”, “Du toán nhiéu nam — Multi

Year Estmates” nhằm khắc phục sự mất cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh

tế — xã hội và nguồn lực tài chính do việc lap dy toán ngân sách thường mang tính

ngăn hạn một năm trong khi các kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội thường đài hơn (thường là kế hoạch 5 năm) Đây chính là mô hình ban đầu của Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn được áp dụng ngày càng rộng rãi ở các nước đang phát triển và các nước chuyến đổi

Có thế hiểu rằng, Khuôn khỗ chỉ tiêu trung hạn là một khung chiến lược về

chính sách và chi tiêu công của chính phủ trong đó các bộ chuyên ngành được phân

bổ ngân sách và được trao quyền tự chủ và trách nhiệm lớn trong việc quản lý và sử dụng ngân sách, nhằm sử đụng ngân sách hiệu quả nhất theo mục tiêu hoạt động của đơn vị sử dụng ngân sách Khi lập dự toán ngân sách cho một hoạt động phải trả lời được các câu hỏi: (1) Tại sao phải cấp kinh phí cho hoạt động này? (2) Khoản kinh phí này phải đạt các mục tiêu định lượng gì? (3) Sử dụng nguồn tài

chính nào để tài trợ cho hoạt động này? (4) Nguồn tài chính này được ổn định trong

Trang 24

thời gian bao lâu? Ngân hàng Thế giới đưa ra định nghĩa “Khuôn khé chỉ tiêu trung hạn (MTEF) là sự cân đối giữa khả năng nguồn lực được tính toán từ trên xuống và chi phí được ước tính từ dưới lên đề thực thi chính sách trong ngắn hạn và trung hạn trong khuôn khổ quy trình ngân sách hàng năm” Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn cũng được coi là công cụ tết giúp quản lý hiệu quả chỉ tiêu công ở những nước có thu

nhập thấp Vương Quốc Anh, Thụy Điển là những quốc gia đầu tiên áp dụng

MTEF và đạt được những thành công nhát định về quản lý tài chính công bên vững

Khu vực châu Phi được coi là “Phòng thí nghiệm về MTEF” của Ngân hàng Thế

giới với mức độ phổ cập áp dụng

Về bản chất, Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn là phương pháp soạn lập ngân sách nhà nước trong đó kinh phí phân bổ cho các hoạt động của chính phủ phải phù hợp với những ưu tiên chiến lược của đất nước nhằm đạt mục tiêu đã hoạch định cho

khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, theo phương thức cuén chiếu Việc bố trí kinh phí

ngân sách phải phù hợp với những ưu tiên mang tính chiến lược của đất nước trong từng giai đoạn phát triển bởi lẽ nguồn lực là hữu hạn trong khi đó nhu cầu chí tiêu

là vô hạn Chính phủ không nên và không thẻ bồ trí kinh phí ngân sách dan trải

2.2 Cấp độ và vai trò của khuôn khổ trung hạn

Dựa theo độ phức tạp và các mục tiêu quản lý tài chính công (Public Financial Management — PFM), Khuén khé trung han (Medium Term Framework — MTF)

gồm ba cấp độ, đó là:

Cấp độ 1: Khuôn khổ tài khóa trung hạn (Medium Term Fiscal Framework — MTFF) là một tập hợp các mục tiêu của chính sách và kế hoạch tài chính trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn Khuôn khổ tài khóa trung hạn xác định những

ràng buộc về tài chính đối với việc phân bố các nguồn lực Đặc trưng của Khuôn

khổ tài khóa trung hạn là việc xác lập những giới hạn về mặt tài chính: chỉ ngân sách/GDP thu ngân sách/GDP, thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, trần chỉ tiêu cho các Bộ chi ngân sách Quy trình ngân sách cũng mang tính ấn định từ trên xuống và dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào Những giới hạn này được xác định từ

Trang 25

3 — 5 năm và các quyết định về ngân sách phải được thực hiện trong khuôn khổ này Mục tiêu quản lý tài chính công của khuôn khỗ này là tăng kỷ luật tài khóa, đặc biệt

là đảm bảo cân đối tài khóa

Cấp độ 2: Khuôn khổ ngân sách trung hạn (Medium Term Budget Framework

— MTBEF) là bước phát triển tiếp theo của Khuôn khổ tài khóa trung hạn trên cơ sở

phát triển các dự toán ngân sách cho từng đơn vị sử dụng ngân sách Mục tiêu của Khuôn khổ ngân sách trung hạn là phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược

của đất nước, của ngành để chỉ ngân sách đặt trong khuôn khổ tài chính trung hạn

Các yếu tố của MTBF tương tự như MTEF nhưng có thêm trần chỉ tiêu cho từng

chương trình và quy trình ngân sách dựa trên cả việc ấn định từ trên xuống cũng như nhu cầu chỉ tiêu được xây dựng từ dưới lên và một số nội dung chính thì dựa trên cơ sở yếu tế đầu vào Mục tiêu quản lý tài chính công của khuôn khổ này là

phân bé hiệu quả nguồn lực ngân sách, đặc biệt là giảm tính biến động của tổng chỉ

tiêu ngân sách cũng như theo một số lĩnh vực và từng mức chỉ tiêu cho những lĩnh vực ưu tiên chiến lược

Cấp độ 3: Khuôn khổ Chi tiêu trung hạn/Khuôn khổ trung hạn theo kết quả

hoat déng (Medium Term Expenditure Framework - MTEF/Medium Term

Performance Framework - MTPF) là cấp độ thứ ba tiếp theo Khuôn khổ tài khóa

trung hạn và Khuôn khổ ngân sách trung hạn Khuôn khổ trung hạn theo kết quả

hoạt động là kế hoạch chi ngân sách của từng ngành, từng cơ quan đơn vị trong thời gian trung hạn, trong đó trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động của từng ngành, từng đơn vị Đặc trưng của khuôn khể này là sử dụng có hệ thống dữ liệu thông tin đánh giá kết quả hoạt động trên cơ sở các yếu tố định lượng Theo kết quả

đầu ra và việc phân bé ngân sách gắn chặt với kết quả thực hiện công việc Mục

đích của Khuôn khể trung hạn theo kết quả hoạt động là tạo điều kiện cho thủ

trưởng đơn vị sử dụng ngân sách sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trong phạm vi trần chi tiêu, hướng tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực công để cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công tốt hơn cho người dân Do đó, khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn cũng có thể được xem như là một khuôn khổ chính

Trang 26

sách và chỉ tiêu chiến lược của cả chính phủ trong đó bộ trưởng được giao nhiều quyền hơn trong phân bổ và sử dụng nguồn lực công Mục tiêu quản lý tài chính công của khuôn khổ này là tăng tính hiệu quả trong quản lý ngân sách về mặt kỹ

thuật, đặc biệt là tính hiệu quả của chỉ phí đầu tư/chỉ tiêu

2.3 Sự cần thiết áp dụng khuôn khổ trung hạn

Các nhà nghiên cứu cho răng lập ngân sách theo Khuôn khé chi tiêu trung hạn

sẽ cho phép tăng cường kỷ luật tài khóa tổng thể thông qua việc ước tính nguồn lực khả dụng trong trung hạn, qua đó xác định mức trần chỉ tiêu cho từng lĩnh vực Điều này góp phần khắc phục các hạn chế trong việc lập ngân sách hàng năm (nguồn lực được phân bỏ từng năm nhưng chỉ phi đầu tư và lời ích sẽ kéo đài nhiều năm, ưu tiên chiến lược trong việc sử dụng các nguồn lực .)

Khuôn khế chỉ tiêu trung hạn cũng cho phép nâng cao hiệu quả chính sách tài khóa nhờ không gian tài khóa có tầm nhìn trung hạn, giúp cho việc lập kế hoạch và

thực hiện chính sách tài khóa thuận lợi hơn và có sự gắn kết tốt hơn với các mục

tiêu tài khóa trung hạn

Lập ngân sách theo Khuôn khổ trung hạn hỗ trợ công khai minh bạch và trách

nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng ngân sách, khắc phục những bắt cập giữa

nhu cầu chỉ và khả năng hạn chế về nguồn lực Trong điều kiện nguồn lực tài chính

ngân sách hạn chế, việc xác định đầy đủ và huy động tối đa các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu cho quá trình thực hiện chiến lược phát triển và những mục tiêu cần ưu tiên có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế — xã hội và bảo đảm tính bền vững của tài khóa

Theo một công trình nghiên cứu định lượng qua đữ liệu của 72 quốc gia (40 quốc gia áp dụng MTFF 20 quéc gia 4p dung MTBF va 12 quốc gia áp dụng MTPP), tinh dén nam 2008 thì việc áp dụng MTEF làm gia tăng cân đối tài chính ở mức 2,7% GDP, trong đó, chi tiêu ngân sách đóng góp - 0,8% GDP và thu ngân sách đóng góp + 1.9% GDP Điều này cho thấy hiệu quả một phần do cải cách thuế đem lại nên MTEF cần tập trung vào nâng cao hiệu quả chỉ tiêu công Đồng thời

Trang 27

khi có tăng thu ngân sách thì cần được sử đụng để giảm bội chỉ hơn là tăng chỉ tiêu

Khuôn khổ chỉ tiêu trung han g6p phan phân tích, đánh giá và cải thiện những van

đề tồn tại trong việc huy động và phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chính sách chiến lượt ưu tiên và những vấn đề mắt cân đối giữa nguồn lực và dé xuất chỉ tiêu công

của các ngành, các lĩnh vực, qua đó xác định rõ nhu cầu chi tiêu công trong trung

hạn kể cả những khoản đầu tư hàng năm và chỉ cho sáng kiến mới Tức là Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn sẽ gắn kết được kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với việc phân bố nguồn lực ngân sách nhà nước, trong việc bố trí nguồn lực thực hiện các

nhiệm vụ của các Bộ chỉ tiêu ngân sách Ngoài ra, áp dụng Khuôn khổ chỉ tiêu

trung hạn còn gia tăng tính công khai ngân sách, giúp cho các nhà tài trợ biết rõ nhu cầu huy động vốn của chính phủ để tài trợ thâm hụt

So với kế hoạch/chương trình khác thì MTEEF vẫn có thể áp dụng và sử dụng song song với các chương trình đã và đang áp dụng:

(1) Kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội tập trung xác định mục tiêu và nhiệm

vụ về phát triển kinh tế — xã hội trong khi đó MTEE đưa ra các chỉ dẫn về đảm bảo nguồn lực qua đó tăng tính hài hòa giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách trong trung hạn, cũng như chỉ ra trách nhiệm của các cơ quan liên quan (2) Chương trình đầu tư công xác định chương trình đầu tư và giám sát thực

hiện chương trình trong khi đó MTEE đưa ra mức trần chỉ tiêu và khả năng phân bổ

nguồn lực, qua đó tăng tính hài hòa cơ cấu ngân sách và thống nhất quy trình thực hiện cũng như chỉ ra trách nhiệm của các cơ quan liên quan

(3) Chiến lược phát triển ngành xác định nhu cầu chỉ tiêu theo lĩnh vực và quy

trình lập kế hoạch theo từng đối tượng thụ hưởng trong khi đó MTEF đưa ra các hướng đẫn về phân bổ nguồn lực, qua đó tăng tính hài hòa về cơ cầu ngân sách

2.4 Điều kiện áp dụng khuôn khổ trung hạn

Lập ngân sách theo Khuôn khổ trung hạn sẽ góp phan quản lý hiệu quả hơn nguồn lực công, khuyến khích phân bổ và sử dụng các nguồn lực công với các ưu

tiên của chính phủ, nhờ đó, chỉ ngân sách đạt hiệu quả cao hơn.

Trang 28

Tuy nhiên, việc áp dụng khuôn khổ trung hạn cũng đòi hôi phải có các điều kiện cần thiết Thain và Wright (1999) cho rằng lập ngân sách theo khuôn khổ chỉ

tiêu trung hạn khó có thể thực hiện trong điều kiện kinh tế vi mô không ôn định Một số lập luận cho rằng lập ngân sách với thời kỳ trung hạn từ 3 đến 5 năm bản

thân nó là một công cụ có thể đảm báo tính én định của chỉ ngân sách Tuy nhiên, Caiden và Wildavskyco (2006), nhắn mạnh là “lập ngân sách nhiều năm được mong đợi để tạo ra những điều kiện cho sự thành công của chính nó”

Lập ngân sách theo Khuôn khổ trung hạn phải được thực hiện trên cơ sở phân

tích, dự báo kinh tế vĩ mô trung hạn Có thể coi phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô

trung hạn là tiền để cho việc xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung hạn Một phân tích có chất lượng khi số liệu thống kê, nhất là số liệu thống kê tài chính chính phủ,

phải đáng tin cậy và thống nhất Phân tích kinh tế vĩ mô phải được tiến hành hành

hàng năm bởi các chuyên gia kinh tế có năng lực Ngoài ra, để việc áp dụng Khuôn

khổ chỉ tiêu trung hạn đạt hiệu quả cao cần có cơ chế quản lý tài chính công phù

hợp đảm bảo quy trình lập ngân sách chặt chẽ, việc chấp hành ngân sách và thực hiện chế độ báo cáo, giải trình đáng tin cậy Lập ngân sách theo Khuôn khổ chỉ tiêu

trung hạn cần được thực hiện đồng bộ với các cơ chế quản lý tài chính công thích

hợp là quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, chế độ kế toán dồn tích, hệ thống

thông tin quan ly tài chính, ngân sách thống nhất nhằm phát huy đầy đủ hiệu quả

quản lý chỉ tiêu công bởi lẽ khuôn khổ ngân sách trung hạn cho phép tạo ra không gian tài khóa rộng hơn để thực thi các chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô nhờ đó việc đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị sử dụng ngân sách sẽ thuận lợi hơn và

chính xác hơn Chế độ kế toán dồn tích và hệ thống thông tin quản lý tài chính,

ngân sách thống nhất sẽ cung cấp bức tranh đầy đủ, kịp thời và trung thực hơn về tiềm lực tài chính quốc gia, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch ngân sách trung hạn phù hợp với tình hình kinh tế — xã hội quốc gia

Sự thành công của việc lập ngân sách theo Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn cũng

phụ thuộc và tính minh bach về tài chính và chính sách Minh bạch tài chính là công

khai các mục tiêu của chính phủ, chính sách tài chính và các sô liệu ngân sách hàng

Trang 29

năm Minh bạch về chính sách là công khai chủ trương của chính phủ trong từng

lĩnh vực cụ thể, Minh bạch về tài chính và chính sách sẽ góp phần nâng cao trách

nhiệm giải trình của các đối tượng tham gia thực hiện lập ngân sách theo Khuôn

khổ chỉ tiêu trung hạn

Quá trình xây dựng ngân sách theo Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn phải khuyến khích và hướng tới phân bổ nguồn lực công cho những lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên

và hiệu quả kinh tế xã hội cao Chính phủ phải tập trung nguồn lực có trọng điểm

cho các lĩnh vực kinh tế, các vùng lãnh thổ, các chương trình, dự án có tác động lan

tỏa đến các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ khác Chính sách ưu tiên hóa cũng

phải được công khai, minh bạch và nhất quán

Lập ngân sách theo Khuôn khỗ chỉ tiêu trung hạn phải được thực hiện dựa trên

kỷ luật ngân sách Mọi khoản thu chỉ của chính quyền, của khu vực công phải được hạch toán vào ngân sách Các đơn vị sử dụng ngân sách phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng ngân sách Việc điều chỉnh ngân sách trong quá trình chấp hành ngân sách phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo trình

tự, thủ tục do pháp luật quy định, tương tự như quy trình lập ngân sách ban đầu Cuối cùng, cam kết chính trị từ các cấp cao nhất bao gồm cá cơ quan lập pháp lẫn cơ quan hành pháp là vô cùng quan trọng đối với việc áp đụng Khuôn khổ ngân sách trung hạn nói chung và các ý tưởng cải cách nói riêng

Vì vậy, để áp dụng Khuôn khổ ngân sách trung hạn cần phải:

Thứ nhất tạo sự đồng thuận về chính trị trong xã hội nhằm đâm bảo việc thực

hiện cải cách được điễn ra thuận lợi, bởi lẽ, việc áp dụng Khuôn khổ ngân sách trung hạn sẽ làm thay đổi tư đuy và thói quen trong lập kế hoạch và điều hành ngân

sách và có thể đụng chạm đến lợi ích của các nhóm, các tầng lớp dân cư, các đẳng

phái chính trị trong việc xác định thứ tự ưu tiên và quyết định phân bỗ ngân sách;

Thứ bai, hoàn thiện cơ sở pháp lý theo đó quy định vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức liên quan bao gồm cả cơ quan lập pháp, cơ quan hành

pháp và các bộ chỉ tiêu trong quy trình thiết lập Khuôn khổ ngân sách trung hạn.

Trang 30

Mặt khác, cần hoàn thiện thể chế quản lý tài chính ngân sách theo hướng hạn chế các quỹ ngoài ngân sách để tập trung tối đa mọi nguồn lực vào một quỹ ngân sách duy nhất, hoàn thiện thể chế đảm bảo kỷ luật tài khóa, tính công khai minh bạch của ngân sách tạo sự gắn kết về thể chế liên quan đến quy trình ngân sách và quá trình lập Khuôn khổ tài khóa/Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn;

Thứ ba hình thành và tăng cường nguồn nhân lực về phân tích và dự báo kinh

tế, tài khóa vĩ mô, về xây dựng Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn nhằm đảm bảo việc dự

báo triển vọng kinh tế vĩ mô có chất lượng tốt và dự kiến tổng giới hạn tài khóa, các

mục tiêu của chính sách và kế hoạch tài khóa trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô

trung hạn tổng hợp các dự toán ngân sách cho các kế hoạch đã được lập;

Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ sở đữ liệu tài chính, ngân sách thống nhất, đáng tin cậy Thực tiễn cho thấy, các quốc gia đã áp dụng Khuôn khỗ chỉ tiêu trung hạn thường ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính,

ngân sách thống nhất

2.5 Các bước thực hiện lập ngân sách theo khuôn khỗ trung hạn

Việc thực hiện lập ngân sách theo khuôn khể trung hạn gồm các bước sau:

Bước 1: Áp dụng Khuôn khổ Tài khóa Trung hạn (MTFF)

Đây là bước đầu tiên và cần thiết để hướng tới một Khuôn khỗ chỉ tiêu trung

han MTFF {4 tap hợp các mục tiêu của chính sách và kế hoạch tài khóa trong một

khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn trên cơ sở phân tích dự báo kinh tế vĩ mô Đặc trưng của MIEF là việc xác lập những giới hạn sau:

(1) Các chỉ tiêu vĩ mô: GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cầu GDP theo ngành, tỷ lệ nợ /GDP, dự trữ ngoại tệ, tỷ giá hối đoái giữa bản tỷ lệ

với một số ngoại tệ mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại quốc tế,

tý lệ lạm phat;

Trang 31

(2) Các giới hạn về chính sách tài khóa: Mức bội chỉ ngân sách, cơ cấu thu, chỉ

ngân sách quốc gia tốc độ tăng thu nội địa, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài khả năng thu hút viện trợ quốc tế

Thiết lập khuôn khổ kinh té/tai khóa vĩ mô một mặt nhằm liên kết các mục tiêu

tài khóa với những dự báo kinh tế để xác định những ràng buộc về ngân sách, mặt khác nhằm dự báo thu chỉ ngân sách trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm tới Những giới hạn này được xác định từ 3 — 5 năm và các quyết định về ngân sách phải được thực hiện trong khuôn khổ này

Đa số các nước áp dụng MTFF nhưng có một số quốc gia (Achentina,

Vanuatu) bỏ qua MTFE khi có đủ điều kiện dé ap dung MTBF

Bước 2: Áp đụng Khuôn khô Ngân sách Trung hạn MTBF

Chính phủ thường mong muốn mở rộng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực

Điều này dẫn tới tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, khiến cho sự can thiệp của

chính phủ vào thực tiễn kinh tế — xã hội có thể tạo ra những kết quả nhất định nhưng không mang lại hiệu quả cao nhất do chính phủ cũng không đủ nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực về con người, nguồn lực về thời gian và nguồn lực tài chính)

để thực hiện tốt các hoạt động của mình

Vì vậy, trên cơ sở các chỉ tiêu vĩ mô và chỉ tiêu tài khóa trung hạn, chính phủ

phải xác định được những lĩnh vực/hoạt động ưu tiên với những nguồn lực thích

đáng Xác định các lĩnh vực/hoạt động ưu tiên hàm ý chấp nhận đánh đổi để tạo ra

nguồn lực cần thiết cho các lĩnh vực/hoạt động ưu tiên Chính phủ ra quyết định về

mức trần chỉ ngân sách của các Bộ và tông mức trần trong trung hạn, quyết định đối với việc cắt giảm ngân sách trung hạn, các sáng kiến mới Mục tiêu của MTBE là phan bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược của đất nước để chi ngân sách đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời việc phân bổ các nguồn lực phải được đặt trong khuôn

khổ tài chính trung hạn Chính phủ các bộ, các địa phương và các đơn vị thụ hưởng

ngân sách phải xác định rõ ràng các nhiệm vụ chỉ theo thứ tự ưu tiên:

- Nhiệm vụ chỉ cần phải duy trì và ưu tiên, không thể trì hoãn;

Trang 32

- Nhiệm vụ chỉ cần thu hẹp hoặc có lộ trình thu hẹp:

- Nhiệm vụ chỉ cần loại bỏ: nhiệm vụ chỉ mang tính bao cấp, không đúng chức năng nhiệm vụ của ngân sách nhà nước

Một số nước áp dụng MTBE tuy nhiên, cũng có quốc gia bỏ qua MTBF dé

chuyển sang áp dụng ngay MTEF/MTPF (trường hợp Hàn Quốc, Singapore)

Bước 3: Áp dụng Khuôn khổ Chỉ tiêu Trung hạn (MTEF}/Khuôn khổ Trung hạn theo kết quả hoạt động (MTPF)

Đây là bước xác định khuôn khổ chỉ tiêu cho các ngành, lĩnh vực gắn với việc đánh giá hiệu quả hoạt động Việc xác định khuôn khổ chỉ tiêu cho các ngành, lĩnh vực là nhằm cân đối giữa chỉ phí cần thiết và nguồn lực sẵn có và xác định khuôn

khổ và trần chỉ tiêu công Khuôn khổ và trần chỉ tiêu công được xác định cho năm

ngân sách đầu tiên và các năm tiếp theo của Khuôn khổ trung hạn

Xác định khuôn khổ chỉ tiêu cho các ngành, lĩnh vực bao gồm:

Thứ nhất, xác định mục tiêu hoạt động và đầu ra của từng chương trình, dự án

và nganh/linh vực cụ thể Có thể hiểu rằng, đây là bước xác định rõ ràng mục tiêu

cần đạt được, các hành động cần thiết đề đạt mục tiêu này và kết quá mong đợi từ

việc thực hiện các hành động này Có thể có rất nhiều hành động và đạt được rất nhiều kết quả nhưng điều quan trọng là chúng phải phù hợp với mục tiêu đã định

Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương đề ra những chương trình hành động theo

thứ tự ưu tiên để dự báo nhu cầu chỉ tiêu của ngành/lĩnh vực

Thứ ba, các đơn vị sử dụng ngân sách phải xác định mục tiêu và kết quả mong

đợi, các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu, chỉ phí cho mỗi chương trình và

xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động

2.6 Kinh nghiệm về lập dự toán và kiểm soát chấp hành dự toán NSNN áp dụng khuôn khổ trung hạn ở một số nước trên Thế Giới

- Thực tiễn áp dụng khuôn khổ trung hạn ở một số nước trên thế giới :

Trang 33

Trong số các nước phát triển, Vương Quốc Anh áp dụng lập kế hoạch chỉ ngân sách nhiều năm khá sớm, từ năm 1961, với tên gọi “kế hoạch chỉ tiêu công” trong bỗi cảnh ký luật tài khóa và hiệu quả sử dụng ngân sách kém hiệu quả do mắt cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực tài chính Ban đầu, “Kế hoạch chỉ tiêu công” được áp dụng cho giai đoạn 5 năm theo giá không

đổi Tuy nhiên, giữa những năm 70 nền kinh tế Anh bị khủng hoảng do giá dầu

tăng nhanh dẫn đến chỉ tiêu công tăng nhanh hơn thu nhập quốc gia Do đó, Kế hoạch chỉ tiêu công theo giá cố định 5 năm đã bị phá sản bởi chi tiêu công không

thé tách rời chu kỳ kinh tế Trong bỗi cảnh đó, yêu cầu sửa đổi kế hoạch chỉ tiêu công được đặt ra rất nghiêm túc Năm 1975, Bộ tài chính tiến hành thu thập, cập

nhật và đánh giá lại thông tin tài chính và đưa vào vận hành Hệ thống Thông tin Tài chính Đồng thời áp dụng các biện pháp hạn chế tiền mặt vào năm 1976 và bãi bỏ

cơ sở giá không đổi vào năm 1982 Thời kỳ kế hoạch của Kế hoạch chỉ tiêu công

cũng được giảm từ 5 năm xuống còn 3 năm Kế hoạch chỉ tiêu công sửa đổi đã cho

phép kiểm soát tông chỉ ngân sách công tốt hơn, đảm bảo gắn kết hơn với ngân sách hàng năm và chu kỳ kinh tế Khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm và lạm phát tăng nhanh, các dự báo chí ngân sách được điều chỉnh tự động Năm 1998, Vương Quốc Anh tiếp tục bổ sung quy định, còn được gọi là “quy tắc vàng” và “quy tắc đầu tư bên vững” nhằm đảm bảo cân bằng ngân sách theo chu kỳ kinh tế, kiểm soát thận trọng nợ công, theo đó, chính phủ chỉ được vay để chi đầu tư phát triển nhưng không được vay để chỉ thường xuyên

Tương tự như Vương Quốc Anh, Australia cũng gặp phải vấn đề thiếu sự

liên kết đầy đủ giữa chính sách, chương trình và nội dung chỉ tiêu với nguồn lực được phân bỗ Do đó, vào đầu những năm 1980, chính phủ Australia đã thực hiện

chương trình cải cách tài chính công một cách toàn diện Ban đầu, cải cách tài chính

công ở Australia tập trung vào việc giảm kiểm soát ngân sách đầu vào và trao quyền

tự chủ lớn hơn cho các Bộ và các đơn vị sử dụng ngân sách Chính phủ Australia đã

đưa ra giải pháp sử dụng hệ thống lập dự toán trung hạn, hay còn gọi là khuôn khố

chi tiêu trung hạn (MTEF).

Trang 34

thu, tạo ra sự thang du ngân sách vừa phải trong khoảng thời gian dài

Từ năm 1989 — 1996 thực hiện lập kế hoạch thu, chỉ ngân sách theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện Phương thức này đã tạo sự linh hoạt hơn trong tái phân bổ nguần lực Tuy nhiên còn nhiều ràng buộc, vẫn còn tồn tại như: không thé thay đổi các quỹ tiền tệ giữa các năm, thiếu thông tin đầu ra và kết quả, cũng như sự tồn tại dai ding quá nhiều việc kiểm soát các quyết định tài chính

Từ năm 1989 đến nay: lập kế hoạch chỉ ngân sách theo kết qua đầu ra Với những kinh nghiệm được tích lũy qua các lần cải cách quản lý NSNN đã giúp cho Singapore thực hiện thành công phương thức lập kế hoạch chỉ ngân sách theo kết quả đầu ra Chương trình cụ thể:

-Xác định và đo lường các chỉ tiết và báo cáo những đầu ra (hàng hóa công)được tạo bởi các cơ quan nhà nước

- Mô tả mối liên kết giữa đầu ra của các cơ quan nhà nước và kết quả mong

muốn đạt được theo chiến lược phát triển của nhà nước

- Báo cáo công khai đầu ra then chốt dựa vào các chỉ tiêu thực hiện chương

trình mục tiêu

Đối mặt với nợ công tăng mạnh trong giai đoạn bùng nỗ kinh tế những năm

1980, Chính phủ Nhật Bản đã phải tiến hành cải cách tài khóa thông qua việc cắt giảm trợ cấp các doanh nghiệp nhà nước, ban hành thuế giá trị gia tăng (năm 1989),

tư nhân hóa một số doanh nghiệp nhà nước (ngành đường sắt) Kinh tế bùng nỗ đạt đỉnh điểm vào năm 1991 và bong bóng kinh tế tan vỡ đã khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng kinh tế đình trệ và giảm phát Các chính sách tài chính sau năm 1992 chuyển sang mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế như cắt giảm thuế,

tăng đầu tư công Kẻ từ năm 1993, bối cảnh ra đời, mục tiêu và nội dung của các

chiến lược tài chính luôn gắn liền với các chương trình cải cách của các nhiệm kỳ

HUTECH LIBRARY |

4 E4‡4

Trang 35

của các Thủ tướng Nhật Bản Bắt dau tir thoi ky cba Tha tuéng Hashimoto, chién lược tài chính của Nhật Bản đã bắt đầu đi theo khuôn khổ quản lý tài khóa trung hạn

Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan thực hiện cải cách quản lý tài chính

công khá toàn diện kể từ năm 1999 với các trọng tâm cải cách cơ bản bao gồm : triển khai một Hệ thống Thông tin Quản lý Tài khóa Chính phủ để báo cáo và chấp hành ngân sách: áp dụng các tiêu chuẩn kế toán khu vực công Quốc tế để báo cáo: phân cấp tài khóa toàn diện và thiết lập hệ thống quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra Trong bối cảnh đó, Khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn (MTEF) được chính phủ Thái Lan chính thức áp dụng kể từ tháng 10/2005 nhằm tăng cường tính ôn định và bẻn vững của hệ thống quản lý tài chính công

Kết luận chương 2

Chương 2 vận dụng một số CỞ SỞ lý thuyết khoa học đã được đúc kết trong quá trình thực hiện ngân sách trong nước và Thế Giới của các nhà khoa học làm căn cứ

phát triển và phân tích cụ thể hơn tình hình thực hiện, kiểm soát và xây dựng khuôn

khổ chỉ tiêu trung hạn ở Thành Phố Thủ Dầu Một.

Trang 36

Chuong 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Phương pháp luận

Bằng những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, các vấn đề sẽ được giải

quyết một cách khoa học dựa trên những lý luận và phân tích thực tiễn nhằm đạt tới

mục tiêu chung Rút ra được nguyên nhân và kết quả của vấn đề nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá đối tượng nghiên cứu và bằng phương pháp tiếp cận thực tế tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục

Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp như:

- Phương pháp thu thập thông tin : Thu thập các tài liệu tổng quan về kinh tế

- Xã hội của Thành phố Thủ Dầu Một, thu thập các báo cáo dự toán thu chỉ NSNN

và báo cáo quyết toán thu chỉ NSNN của Thành phố Thủ Dầu Một năm 2009,2010,2011,2012 và 2013 Thu thập thông tin về tình hình lập và chấp hành ngân sách của Thành phố Thủ Dầu Một Thu thập các tài liệu trong nước và nước ngoài về thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hiện nay, thu thập các tài liệu về

tình hình thực hiện thí điểm khuôn khổ ngân sách trung hạn tại Việt Nam và các

giải pháp cho việc lập và kiếm soát dự toán ngân sách

- Phương pháp phân tích đánh giá: dùng các chỉ số để phân tích đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu ngân sách và so sánh đối chiếu giữa các năm nhằm đánh giá tình hình kiểm soát ngân sách nhà nước của Thành phố Thủ Dầu Một qua các năm, từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện việc lập dự toán và kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng lập dự toán NSNN trung hạn của Thành phó

+ Các chỉ tiêu phân tích chú yếu:

Trang 37

Thu ngân sách: Tập trung phân tích các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách do Thành phố quản lý gồm các khoản thu Thuế ngoài quốc

doanh, lệ phí trước bạ, tiễn sử dụng đất, thu khác, thu trợ cấp

Chỉ ngân sách: phân tích các chỉ tiêu chỉ có tý trọng lớn và được thành phố quan tâm như Chỉ đầu tư phát triển, chỉ thường xuyên (chi sy nghiệp kinh tế, chỉ sự nghiệp giáo dục-đảo tạo và dạy nghề, chỉ khác chỉ ngân sách xã)

Tham vấn từ các chuyên viên về tài chính của phòng Tài chính Kế hoạch Thành phố Thủ Dầu Một, Cục thuế tỉnh Bình Dương, Kho bạc nhà nước tinh Binh

Dương, Sở tài chính tỉnh Bình Dương nhằm hoàn thiện các giải pháp về lập và kiếm

soát chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước của Thành phố Thủ Dầu Một

Kết luận chương 3

Chương này nêu lên các bước thực hiện, các phương pháp được sử dụng dé thu thập, phân tích và làm rõ các vấn để cần giải quyết trong đề tài

Trang 38

Chuong 4: PHAN TiCH TINH HINH LAP, CHAP HANH DU’

TOAN NSNN O THANH PHO THU DAU MOT

4.1 Khái quát tình hình kinh tế - Xã hội Thành phó Thủ Dầu Một

4.1.1 Đặc điểm của Thành phô Thủ Dâu Một

Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và

cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phó Hồ Chí Minh 30 km

Ngày 27 tháng 6 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, trên cơ sở toàn bộ diện

tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Thủ Dầu Một

đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012 Hiện Thủ Dầu Một đang là đô thị loại III

4.1.2 Đặc điểm tự nhiên Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,866 km” và 244.277 người trong đó có 14 đơn vị hành chính, gồm 11 phường và 3 xã :

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 về thành lập các phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một, bao gồm xã Chánh Mỹ, Tân

An và xã Tương Binh Hiệp ( Web: thudaumotbinhduonggov.vn)

Trang 39

Thành phố Thủ Dầu Một phía Đông giáp thị xã Tân Uyên, phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thị xã Thuận An, phía Bắc giáp thị xã Bến Cát

4.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội Thành phố Thủ Dầu Một

Trong năm 2013 (Nguồn : Kế hoạch số 69/KH-UBND của Thành phố Thủ Dâu Một)

a) Về tăng trưởng kinh tế

Mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Thủ Dầu Một đạt 25,1% (vượt kế hoạch 3,04%), với cơ cầu kinh tế theo hướng Thương mại-Dịch vụ Công nghiệp và Nông

nghiệp có tý trọng tương ứng 60,81%-39,06% và 0,13% Tổng mức bán lẻ hàng hóa

và doanh thu dịch vụ đạt 38,572 tỷ đồng, tăng 29,7% và đạt 103,8% kế hoạch năm; Thu nhập bình quân đầu người đạt 62,9 triệu đồng/người/năm (so kế hoạch 61 triệu đông/ngườtnăm)

- Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 579 triệu USD, tăng 22,92%

so với cùng ky và kim ngạch nhập khẩu đạt 561 triệu USD, tăng 25,27% so với cùng

kỳ Tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 38.710 tỷ đồng, tăng 26,89 so năm 2012

- Đầu tư phát triển: Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 402,334 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch đề ra

b) Về thu — chỉ ngân sách

Thu ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 1.923,581 tỷ đồng, bằng 106,76% dự

toán; trong đó thu nội địa đạt 983,997 tỷ đồng

Chỉ ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 1.077.947 tỷ đồng, bằng 90,03% dự

toán: trong đó, chỉ đầu tư xây dựng cơ bản đạt 402,334 tỷ đồng, bằng 100% đự toán e) Về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững

Thực hiện công tác cung cấp nước sạch cho người đân, đảm bảo phần lớn hộ

dân thành thị và nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch Năm 2013 tỷ lệ hộ dân

sư dụng nước sạch đạt 99.5%,

Công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và xử lý chất thái được quan tâm

Trang 40

triển khai thực hiện tốt Năm 2013, tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thành được thu gom đạt 98%; tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đạt 100%

đ) Về bảo đảm an sinh xã hội

Tiếp tục thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm đi đôi với đào tạo nghề góp

phần tạo thêm nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập, giam bớt phần nào khó khăn

cho người dân, nhất là người nghèo Năm 2013, có khoảng 6.056 lao động được giải quyết việc làm mới, đạt kế hoạch đề ra Tý lệ lao động đã qua đào tạo nghề là 64%,

đào tạo nghề lao động nông thôn cho 100 học viên, đạt kế hoạch đề ra

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, giảm

nghèo tăng hộ khá thông qua chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, vay vốn sản

xuất, đào tạo nghề, kinh doanh và học tập, hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y té cho người

thuộc hộ cận nghèo từ 70% lên 100% Triển khai tốt các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, hỗ trợ chỉ phí học tập cho con hộ nghèo, trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội, diện chính sách có công, hộ nghèo đặc biệt khó khăn, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, bị thiệt hại về nhà cửa, cây trồng để ổn định đời

sống Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh giảm so với đầu năm là 1,5%, đạt kế

hoạch đề ra

Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình nhà ở cho đối tượng chính sách và đối tượng xã hội năm 2013 xây dựng và sữa chữa 21 căn nhà tình nghĩa, 30 căn nhà đại

đoàn kết, nhà tình thương, đạt và vượt kế hoạch năm

đ) Giáo dục — Đào tạo

Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia Nâng cao chất lượng dạy và học ở các loại hình trường, cấp học Tăng cường công tác hướng nghiệp nghề cho học sinh lớp 9 Tiếp tục triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục phố thông ở các trường Tiểu học, Trung học cơ sở: công tác phổ cập giáo dục Phối hợp tổ chức kiểm tra thâm định cấp phép hoạt động các cơ

sở giáo dục mầm non ngoài công lập Năm học 2013-2014, dự kiến số trẻ ra lớp ở các trường công lập như sau: Nhà trẻ, mẫu giáo: 7.488 trẻ (494 nhà trẻ, 6.994 trẻ mẫu giáo) với 15 nhóm, 216 lớp (thực hiện tuyên 50% số trẻ trong độ tuổi, trong đó

Ngày đăng: 20/11/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w