Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
654,48 KB
Nội dung
1 ĐềTài "Biện phápnângcaohiệuquảthunộpquỹBHXHViệt Nam" 2 LỜI MỞ ĐẦU Như mọi quốc gia trên thế giới, BHXHViệtNam trong những nămqua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước; điều này có thể dễ dàng lý giải bởi BHXH không chỉ liên quan đến hàng triệu lao động mà còn bởi nó có ý nghĩa rất lớn đối với cả những người phụ thuộc vào các đối tượng trên. BHXH chẳng những có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, chính sách này thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực kinh tế và khả năng tổ chức quản lý của Nhà nước. Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì việc bao cấp toàn bộ cho hoạt động BHXH tỏ ra không còn phù hợp với tình hình mới. Để từng bước đổi mới công tác tổ chức quản lý BHXH, chính phủ đã ra Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH và Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXHViệtNam và các quyết định khác kèm theo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXHViệt Nam. Với mục đích thống nhất việc quản lý và thực hiện các chế độ BHXH nhằm đảm bảo tốt hơn lợi ích của người lao động thì BHXHViệtNam đã được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở trung ương và địa phương thuộc hệ thống Bộ Lao động - TB&XH và Tổng Liên đoàn lao động ViệtNam nhằm giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹBHXH và thực hiện chế độ chính sách BHXH theo pháp luật hiện hành. Và để giải quyết tốt vấn đề trên đảm bảo nguồn quỹ chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH thì việc nângcaohiệuquảthuquỹ đồng thời duy trì và 3 phát triển nguồn quỹ là đòi hỏi bức bách khiến em đi đến lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Biện phápnângcaohiệuquảthunộpquỹBHXHViệt Nam" Những nội dung chính của đề tài: Lời mở đầu Phần I. Khái quát chung về BHXH và quỹBHXH Phần II. Thực trạng công tác thunộpquỹBHXHViệtNam trong thời gian qua. Phần III. Một số biệnpháp nhằm nângcaohiệuquảthunộpquỹBHXH Lời kết Mặc dù em đã rất cố gắng nghiên cứu nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn Em xin chân thành cảm ơn ./. Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2000 Tác giả Nông Hữu Tùng 4 PHẦN THỨ NHẤT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH VÀ QUỸBHXH I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BHXH 1. Sự tồn tại khách quan của BHXH Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại v.v Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm v.v Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chứa bệnh và điều trị ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v.v Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ công đồng; đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. 5 Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tại nạn, thai sản v.v Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy BHXH ra đời và phát triển là một tất yếu khách 6 quan và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy cần thiết tham gia BHXH, nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của người lao động và được thừa nhận là nhu cầu tất yếu khách quan. 2. Quá trình phát triển của BHXH 2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển chính sách về BHXH trên thế giới BHXH đã có từ lâu và thực sự trở thành hoạt động mang tính xã hội từ đầu thế kỷ 19. Bộ luật đầu tiên về chế độ bảo hiểm được hình thành ở Anh vào năm 1819 với tên gọi "Luật nhà máy" và tập trung vào bảo hiểm cho người lao động làm việc trong các xưởng thợ. Vào năm 1883, luật bảo hiểm ốm đau hình thành ở Đức. Cũng tại Đức, một số các luật khác được hình thành, sau đó chẳng hạn luật tai nạn lao động hình thành năm 1884; luật bảo hiểm người già và tàn tật do lao động hình thành năm 1889. Đến nay BHXH được thực hiện trên rất nhiều nước và trở thành một bộ phận quan trọng trong hoạt động của Liên hợp quốc. Một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay. Trong tuyên ngôn của Liên hợp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 có ghi: "Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền hưởng BHXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người" Để thể chế hoá tinh thần đó, tổ chức lao động quốc tế ILO (một tổ chức cơ cấu trong liên hợp quốc) đã đưa ra Công ước 102 quy định về tiêu chuẩn tối thiểu của BHXH và những khuyến nghị các nước thành viên về việc thực hiện các tiêu chuẩn này. 2.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển chính sách BHXH ở ViệtNam Như ở phần trên, BHXH phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ở ViệtNam trong gần một thế kỷ cai trị, bọn thực dân Pháp hầu như không đề ra được những gì để bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Không thực hiện được chế độ 7 chính sách về BHXH đối với người lao động Việt Nam. Ngay sau cách mạng tháng 8 thành công trên cơ sở Hiến phápnăm 1946 của nước ViệtNam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước (có Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947; Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950). Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong Hiến phápnăm 1959. Hiến phápnăm 1959 của nước ta đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể hoá trong Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Từ năm 1986, ViệtNam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Hiến phápnăm 1992 đã nêu rõ: "Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động". Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng cộng sản ViệtNam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹBHXH ra khỏi ngân sách. Tiếp đến Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nêu lên "Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế". Như vậy, các văn 8 bản trên của Đảng và Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường. Ngay sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về Điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nội dung của bản điều lệ này góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hoá thị trường lao động và đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước. II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA BHXH 1. Khái niệm BHXH Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính sách BHXH đã được thể chế hoá và thực hiện theo Luật. BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc. "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹtài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội". Chính vì vậy, đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH. Đồi tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo sự phát triển kinh tế – xã hội 9 cuả mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật, hoặc chết. Quỹ bảo hiểm xã hội dành chi trả các chế độ trợ cấp và quản lý phí được hình thành từ đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và nguồn hỗ trợ của Nhà nước. QuỹBHXH được Nhà nước bảo hộ để tồn tại và phát triển. Mục đích chính của các chế độ BHXH là trợ cấp vật chất cho người bảo hiểm khi gặp rủi ro đã được quy định trong luật. 2. Những nguyên tắc của BHXH 2.1. BHXH là sự bảo đảm về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi bị mất sức lao động tạm thời (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động v.v ). Đây là nguyên tắc đảm bảo ý nghĩa và tính chất của bảo hiểm. Nó vừa mang giá trị vật chất, vừa mang tính xã hội. Điểm này được thể hiện trước hết là sự bảo đảm bằng vật chất (qua các chế độ BHXH). Mức bảo đảm về vật chất cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới yếu tố tham gia vào BHXH và vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp này. Về mặt xã hội, theo nguyên tắc này, BHXH lấy số đông bù số ít, lấy quãng đời lao động thực tế có thu nhập là cơ số để bảo đảm cho quãng đời không tham gia vào lao động (mất sức lao động hay cao tuổi). 2.2. BHXH vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính tự nguyện Tính bắt buộc thể hiện ở nghĩa vụ tham gia tối thiểu (thời gian mức đóng bảo hiểm v.v ). Như vậy, Nhà nước đóng vai trò 10 tổ chức, định hướng để người lao động và người sử dụng lao động hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm hợp lý tham gia vào các quan hệ về BHXH. Điều này được thể chế hoá trong Bộ luật Lao động và các văn bản phápquy khác về BHXH. Tính tự nguyện có ý nghĩa khuyến khích mức tham gia, các loạI hình và chế độ bảo hiểm, mà người lao động có thể tham gia trên cơ sở sự phát triển của hệ thống BHXH của một số nước trong từng giai đoạn nhất định. Nguyên tắc này cho phép BHXH có điều kiện để phát triển và mở rộng hơn. 2.3. Xác định đúng đắn mức tối thiểu của các chế độ BHXH Vấn đề này có quan hệ trực tiếp đến các khía cạnh có liên quan đến việc thiết kế các chính sách và nội dung cụ thể của từng chế độ BHXH. Mức tối thiểu của các chế độ BHXH là mức đóng định kỳ (hàng tháng), mức thời gian tối thiểu để tham gia và được hưởng các chế độ BHXH cụ thể. Các mức tối thiểu này, khi thiết kế thường dựa vào tiền lương tối thiểu, tiền lương bình quân, quảng đời lao động v.v Mặt khác, mức tối thiểu còn phải tính đến giá trị của các chế độ BHXH mà người tham gia được hưởng. Nguyên tắc này liên quan trức tiếp đến việc tạo nguồn, xây dựng quỹ BHXH, và khuyến khích người lao động và các tầng lớp xã hội tham gia. 2.4. BHXH phải đảm bảo sự thống nhất và liên tục cả về mức tham gia và thời gian thức hiện, đảm bảo quyền lợi của người lao động Nguyên tắc này đảm bảo sự thích hợp của BHXH trong cơ chế thị trường, trong đó sự di chuyển và biến động lao động có thể xảy ra, thậm trí mang tính thường xuyên. Sự thay đổi nơI làm việc và thay đổi hợp đồng lao động cả vể nội dung đối, tác v.v… tạo ra những giai đoạn có thể vệ thời gian và không gian của quá trình làm việc. Điều này có thể xảy ra trong cả các quan hệ về BHXH. Việc đảm bảo cho người tham gia BHXH có thể duy trì quan hệ một cách liên tục theo thời gian có tham gia và thống [...]... tắt là BHXH tỉnh) + Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thu c tỉnh là các BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thu c tỉnh (gọi tắt là BHXH huyện) Tuy nhiên, đểBHXHViệtNam hoạt động có hiệuquả thì ngành BHXH còn phải kết hợp với Bộ Tài chính, Chính quyền, UBND các cấp và mạng lưới các ban chi trả BHXH ở các địa phương Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy của BHXHViệtNam (Xem phụ lục) QuỹBHXHViệtNam được... phủ - BHXHViệt Nam, là cơ quan điều hành trực tiếp cao nhất của hệ thống BHXHViệt Nam, do Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và các Phó Tổng Giám đốc giúp việc - Cơ chế quản lý quỹBHXHViệtNam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương theo 3 cấp: + Ở Trung ương là cơ quan BHXHViệtNam + Ở các tỉnh, thành phố trực thu c Trung ương là các BHXH tỉnh, thành phố trực thu c Trung... của BHXHViệtNam từ Trung ương đến địa phương đã chính thức đi vào hoạt động BHXHViệtNam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ , chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội , các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực có liên quan và sự giám sát của Tổ chức Công đoàn Hệ thống BHXHViệtNam hiện nay gồm : - Hội đồng quản lý BHXHViệt Nam, là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH. .. Mỗi chế độ BHXH khi xây dựng đều căn cứ vào một loạt những cơ sở như: sinh học; kinh tế - xã hội; điều kiện và môi trường lao động v.v 4 Cơ chế quản lý quỹBHXH 4.1 Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lý quỹBHXHĐể thực hiện tốt mục đích của quỹ BHXH, trong quá trình quản lý điều hành hoạt động quỹBHXH cần quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Tài chính BHXH là một quỹ tồn tại... cao nhất của BHXHViệtNam Hội đồng quản lý BHXHViệtNam thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau: Chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc thu, chi, quản lý quỹ BHXH; quyết định các biệnphápđể bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH; thẩm tra quyết toán và thông qua dự toán hàng năm; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan bổ sung sửa đổi các chính sách, chế độ BHXH; giải quyết... mà điều lệ BHXH đã qui định Đồng thời được sử dụng để chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành Phần nhàn rỗi 33 được phép đầu tư để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quĩ theo qui định của Chính phủ 34 PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THUNỘPBHXH Ở VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA I GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1/10/1995 1.Tình hình thunộp và quản lý quỹBHXH do Liên đoàn Lao động ViệtNam quản lý Trong... bảo trợ quỹBHXH khi Nhà nước có những thay đổi các chính sách kinh tế xã hội làm mất cân đối thu, chi quỹBHXH hoặc do các rủi ro bất khả kháng làm mất cân đối thu, chi quỹBHXH Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản cần phải quán triệt trong tổ chức và quản lý quỹBHXH làm cơ sở cho việc cải tiến, hoàn thiện các chế độ, chính sách BHXH ở nước ta trong thời gian tới 30 4.2 Cơ chế quản lý quỹBHXH ở nước... chế thu, chi của quỹ phải luôn bảo đảm cân đối, phải bảo toàn và phát triển quỹđể bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH Vì thế, tổ chức quản lý điều hành quỹBHXH phải được tổ chức độc lập thống nhất trong phạm vi cả nước trên cơ sở pháp luật của Nhà nước đã ban hành và chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý của Nhà nước về chấp hành pháp luật BHXH đối với các bên tham gia BHXH Tổ chức BHXHViệt Nam. .. bảo đảm quỹ luôn luôn cân đối giữa thu và chi Nguyên tắc cơ bản quản lý quỹBHXH là phải cân đối thu với chi, chính vì vậy đòi hỏi cơ quan quản lý quỹBHXH phải tổ chức công tác kế toán, kiểm tra sử dụng một cách chặt chẽ, đúng pháp luật, sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư sinh lợi có hiệu quả, quỹ được bảo toàn và phát triển để có điều kiện bảo đảm quyền lợi cho người lao động hoặc giảm được sự tài trợ... chính sách BHXH trong thời kỳ đổi mới, ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập tổ chức BHXHViệtNam trên cơ sở thống nhất và tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thu c hệ thống Lao động - Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam quản lý, để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý quỹBHXH và thực hiện các chính sách, chế độ BHXH theo pháp luật . Đề Tài " ;Biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH Việt Nam& quot; 2 LỜI MỞ ĐẦU Như mọi quốc gia trên thế giới, BHXH Việt Nam trong. BHXH thì việc nâng cao hiệu quả thu quỹ đồng thời duy trì và 3 phát triển nguồn quỹ là đòi hỏi bức bách khiến em đi đến lựa chọn nghiên cứu đề tài: " ;Biện pháp nâng cao hiệu quả thu. hiệu quả thu nộp quỹ BHXH Việt Nam& quot; Những nội dung chính của đề tài: Lời mở đầu Phần I. Khái quát chung về BHXH và quỹ BHXH Phần II. Thực trạng công tác thu nộp quỹ BHXH Việt Nam trong