Tiểu luận " tính tự trị của làng xã Việt Nam " docx

18 2.5K 14
Tiểu luận " tính tự trị của làng xã Việt Nam " docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG VIỆT NAM Mục lục * Mở đầu I. Một số vấn đề về tính tự trị của làng Việt Nam 1. Thế nào là tính tự trị của làng xã? 2. Nền tảng của tính tự trị của làng xã? 3. Cái gì nuôi dưỡng và củng cố tính tự trị của làng xã? II. Biểu hiện của tính tự trị của làng 1. Tính tự trị của làng thể hiện qua mối quan hệ giữa làng với làng 2. Tính tự trị của làng thể hiện qua mối quan hệ giữa làng với nước 2.1. Qua tính chất bộ máy quản lý Qua tính tự trị của làng thể hiện qua hương ước III. Hai mặt của tính tự trị của làng 1. Tích cực 2. Tiêu cực IV. Kết luận * Tài liệu tham khảo *Mở đầu Các nghiên cứu về nông thôn cho thấy làng là đơn vị hội tồn tại lâu đời. Trước tiên làng là một công nông thôn, sau mới chuyển thành đơn vị hành chính cơ sở. Và tự nó đã hàm chứa cả hai yếu tố tự trị và phụ thuộc nhà nước. Các yếu tố về địa vực, dân cư…đều mang nặng tính cục bộ, bản vị. Vậy tính tự trị của làng là gì? Nó được thể hiện trên những phương diện nào? Nó tác động đến đời sống làng và đất nước ra sao? Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây: I. Một số vấn đề về tính tự trị của làng Việt Nam 1. Thế nào là tính tự trị của làng xã? Tại sao Nhà nước duy trì và dung dưỡng tính tự trị của làng xã? Theo GS. Phan Đại Doãn “làng là cộng đồng dân sự tự trị”[1]. Theo GS. Bùi Xuân Đính, làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, lệ tục riêng… nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất. Còn là chỉ đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước phong kiến ở cùng nông thôn. Không phải làng đồng nhất với xã. Có thể mỗi là một làng nhưng cũng có thể mỗi gồm nhiều làng hợp lại. Mỗi làng từ khi mới thành lập đều có một sự độc lập nhất định hay còn gọi là tính tự trị. Nói tính tự trị của làng là so với Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Ở phạm vi hẹp hơn còn là so với làng khác. Có người dùng chữ “nửa cô lập” để nói về tình hình này để thay cho chữ “tự trị”. Về bản chất thì hai từ này đều nói về tính chất tách biệt của làng xã. Vậy thực chất của tính tự trị của làng là gì? Tính tự trị của làng làm cho làng có xu hướng chống đối lại Nhà nước. Trong khi phong kiến hoá tập quyền ngày càng cao mà Nhà nước vẫn duy trì tính tự trị làng mà chính tính chất này làm phân hoá quyền lực? Ta có thể giải thích như sau: Thứ nhất, dưới góc độ dân tộc học-pháp luật, thiết chế hoặc tổ chức hội nào cũng có cách quản lý của nó để nắm các thành viên theo một quy chế thống nhất. Mỗi làng cũng vậy. Nó cũng có cách tổ chức quản lý của riêng nó. Không có một cách quản lý dùng chung cho mọi làng xã. Như vậy bản thân làng có sự “độc lập tương đối” với các đơn vị hội khác, kể cả nhà nước. Thứ hai, Nhà nước ra đời trên cơ sở tập hợp các làng xã. Hay nói cách khác nhà nước xuất hiện là tổ chức của nhiều làng. Điều đó có nghĩa là trước khi Nhà nước ra đời, làng tồn tại như một thực thể riêng biệt với các thành viên, bộ máy quản lý, bộ phận bảo vệ an ninh, quy ước hành động… Có thể nói làng như một “nhà nước con”. Nhà nước khó có thể “xâm phạm” vào được. Thêm vào đó, sự tồn tại các phe phái, các quan hệ chồng chéo trong làng làm nảy sinh những mâu thuẫn ngầm trong nội bộ từng làng mà Nhà nước không thể điều hoà nên đành “để mặc” cho làng tự giải quyết (trong phạm vi cho phép là không làm tổn hại đến Nhà nước). Thứ ba, Nhà nước để có sức người sức của dùng vào việc công và quốc phòng cần phải có sự đóng góp của người dân. Nhưng người dân lại chịu sự kiểm soát của làng về mọi mặt từ lâu đời. Muốn đạt được mục đích Nhà nước phải đi đến người dân thông qua làng xã. Nhà nước giao chỉ tiêu, làng trực tiếp thực hiện từ việc thu thuế, bắt lính, huy động lao dịch…. Như vậy, nhà nước chỉ biết đến làng mà không biết đến từng cá nhân. Có thể nói, về mặt này, làng là công cụ khá lý tưởng phục vụ cho Nhà nước. Đổi lại Nhà nước muốn làng làm lợi cho mình thì đương nhiên phải tôn trọng quyền tự trị- quyền “độc lập tương đối” của làng xã. Những điểm này chính là nguồn gốc và thực chất của cái gọi là “tự trị” của làng xã. 2. Nền tảng của tính tự trị của làng là gì? Đó chính là sự cố kết chặt chẽ, không thể tách rời khỏi thực thể làng của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong làng. Làng là tập hợp của một đơn vị cư trú, một tổ chức sản xuất, tổ chức hội, tổ chức quân sự. Sự đan xen nghề nghiệp; nông, công, thương và mối quan hệ đa dạng phường hội, họ hàng, xóm, giáp; sự dung hợp các hệ tưởng và tôn giáo… đã tạo cho làng cổ truyền một cơ sở vững chắc. Mỗi cá nhân đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức, phe giáp, và là thành viên của cộng đồng làng, là bộ phận hữu cơ luôn gắn bó chặt chẽ với tổ chức làng. Tâm lý cộng đồng là một trong những đặc trưng của văn hoá làng. Kết cấu đa dạng và chặt của làng đã tạo ra một định hướng hành vi hành động của cá thể và toàn thể, đã tạo ra một sự thống nhất tương đối, đồng thời có sự tự điều chỉnh và ổn định. Chính sự liên kết bền vững này là “nội lực” cho làng có thể duy trì được tính tự trị của mình. Nó tạo cho làng “sức mạnh” để chống lại mọi sự thâm nhập từ bên ngoài. 3. Cái gì nuôi dưỡng và củng cố tính tự trị của làng xã? Với chế độ quân điền, ruộng đất của mỗi làng do làng ấy tự phân chia và sử dụng. Nhà nước phong kiến không trực tiếp phân chia ruộng đất. Chính điều này đã làm cho tính tự trị của làng tiếp tục tồn tại và càng được củng cố. Thực chất, nhà nước cũng không thể kiểm soát được việc thực hiện quân điền của làng xã. Việc chia ruộng đất đòi hỏi phải có tổ chức đại diện các giáp, các họ cùng với hội đồng chức dịch bảo đảm sự phân chia cho hợp lý, tương đối côngbằng. Việc phân chia này có lệ riêng của làng, có khi không theo đúng thể lệ quân điền của Nhà nước. Chế độ quân điền thời Gia Long đề ra 3 năm một lần chia lại ruộng đất công, nhưng nhiều làng kéo dài tới 4 năm, thậm chí có làng 6 năm mới chia lại ruộng công. Có năm nhà nước đề ra phép chia ruộng theo số dân. Nhưng tới làng thì thực hiện lại khác.Vì ngoài việc chia ruộng theo suất đinh, làng còn những loại ruộng khác cho giáp, chùa, hội văn, cho các chức dịch từ trưởng đến mõ… Tính chất tự trị của làng tồn tại lâu đời là do nhiều nguồn nuôi dưỡng nó, nhưng tôi cho rằng chính việc sử dụng quân điền và cách phân chia ruộng công trong thời kỳ phong kiến là nền tảng kinh tế vững chắc nhất cho tính chất độc lập của làng được duy trì. II. Biểu hiện của tính tự trị của làng 1. Tính tự trị của làng thể hiện trong mối quan hệ giữa làng với làng Làng là một thực thể thống nhất. Nó có đầy đủ các bộ phận để hoạt động, để “sống” và tự bảo vệ mình khỏi xâm nhập từ bên ngoài. Nguyễn Đổng Chi cho rằng “làng là một cơ thể trọn vẹn, gần như một con người, nhưng lại là một con người phi giai cấp. Trong cơ thể người trọn vẹn đó, không những có ẩn giấu một linh hồn, một tâm lý ý thức cộng đồng, mà còn có một cá tính riêng, nghĩa là một đặc sắc riêng về tính cách”. Đúng vậy, mỗi làng không những có một địa vực riêng mà còn có một tín ngưỡng riêng, luật lệ riêng, nhiều nét văn hoá khác nhau… 1.1.Về địa vực Mỗi làng đều có giới hạn phạm vi của làng rất rõ ràng. Nhiều làng có mốc giới lãnh thổ, có cổng làng và điếm canh… Nếu vì một lý do gì đó, cái ranh giới cũ bị thay đổi thì sự tranh giành lãnh thổ sẽ diễn ra lâu dài và gay go thậm chí gây tổn thất rất lớn cho hai bên và kéo dài tới nhiều thế hệ con cháu trong làng. Truyện Lê Phụng Hiểu và hàng loạt những truỵện dân gian khác đều phản ánh sự tranh giành địa phận đẫm máu giữa hai làng. Làng không cho cái gì thâm nhập làm thay đổi cơ thể của nó. Vấn đề địa vực còn thể hiện rất rõ qua “dân chính cư” và “dân ngụ cư” hay còn gọi là “dân nội tịch” và “dân ngoại tịch”. Những người dân trong làng, tham gia các hoạt động của làng, chịu những luật lệ của làng, đồng thời cũng được làng bảo vệ mới được công nhận là một bộ phận trong “cơ thể” làng. Đó là dân chính cư. Những người do hoàn cảnh gia đình đói kém hay vì điều gì đó mà phải li tán sang những làng khác, làm dân ngụ cư ở làng đó sẽ không được làng đó chấp nhận. Dân ngụ cư không được tham gia bất kỳ hoạt động gì trong làng, không có nghĩa vụ gì với làng, cũng như không được quyền lợi gì như tham gia tế lễ, chia ruộng… Những người ngụ cư này không được sống trong địa phận của làng. Họ phải sống ở những nơi đất chưa có chủ, thường là ở rìa sông, ven bãi. Những người không có một mảnh đất chính thức này sẽ bị dân trong làng khinh rẻ, chê bai. Càng về sau, do đói kém, chiến tranh loạn lạc, số dân li tán càng nhiều đồng nghĩa với sự gia tăng số dân ngụ cư. Nhà nước mới cho lập sổ dân ngụ cư. Vị trí dân ngụ cư được nâng lên một bậc. Khả năng họ trở thành dân chính cư cao hơn nhưng vẫn rất khó bởi thường có hai cách là dùng số tiền lớn để mua hoặc kết hôn với con cái nhà có địa vị trong làng. 1.2. Về văn hoá tín ngưỡng Đình là nơi sinh hoạt văn hoá của cả làng. Thường mỗi làng có một ngôi đình, thờ một vị thành hoàng. Dân gian đã có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Cùng đó mỗi làng có một lễ hội khác nhau. Thời gian và cách thức tổ chức lễ hội phụ thuộc vào mỗi vị thánh làng thờ. Mỗi làng có cá tính khác nhau. Thậm chí nhờ vào tính cách đặc trưng đó của làng, người ta có thể nhận biết được làng. Chúng ta đã từng nghe những câu tục ngữ như; “Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim”, “Văn chương Xuân Mỹ, lý sự Thuỷ Khê”, “Chua ngoa là đất Kẻ Đình, dài váy Đốc Tín, cậy mình Kẻ Siêu”… 1.3. Về lệ tục của làng: điều này thể hiện rõ nhất qua hương ước làng. Làng nào cũng có hương ước riêng với những quy định không giống nhau. Nhiều khi hương ước của làng này đề cập đến một số vấn đề mà hương ước làng khác không có, thậm chí có trường hợp hương ước làng này trái hẳn với hương ước làng kia. Mặt khác, trải qua thời gian và tác động của nhiều yếu tố, mỗi làng có sự biến đổi khác nhau, kéo theo đó là sự thay đổi không giống nhau của hương ước mỗi làng. Vì hương ước là để quản lý làng xã, nên khi làng có biến đổi, hương ước cũng phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Những lần sửa đổi này nhiều khi làng không trình báo lên chính quyền phong kiến cấp trên. Những điều này càng làm tăng tính khác biệt giữa hương ước của các làng xã. 2. Tính tự trị của làng thể hiện qua mối quan hệ giữa làng với nước 2.1. Qua tính chất bộ máy quản lý làng Mỗi làng có hai cơ quan quản lý. Đó là cơ quan của nhà nước, đứng đầu là các quan (xã trưởng, sau này là các lý dịch: lý trưởng, phó lý, hương thân, hương hào, khán thủ, hương trưởng) và Hội đồng kỳ mục của làng đứng đầu là các tiên thứ chỉ (thường là quan lại về hưu, người cao tuổi trong làng…). Vậy, muốn xét tính chất độc lập của làng trong mối quan hệ với nhà nước, ta có thể xét tầm quan trọng của các quan ra sao? Từ thế kỷ XI, Khúc Hạo bắt đầu đặt quan, đánh dấu bước khởi đầu nhà nước chính thức can thiệp vào đời sống làng xã. Từ đó đến giữa thế kỷ 18, các vua liên tục đặt các chức quan (xã trưởng, xử, tư). Thực ra, trong khoảng 500 năm đó, các quan chỉ tồn tại gián đoạn và nhìn chung là bị nhà nước coi nhẹ nên không chiếm địa vị quan trọng. Lúc đầu các quan được xếp vào hạng ngũ phẩm trở lên hoặc lục phẩm trở xuống. Sau đến đời nhà Lê đổi các quan thành trưởng, trưởng được chọn trong các nho sinh và sinh đồ. Sau đó 10 năm, đời Cảnh Trị (1663-1672), các quan lại một lần nữa bị hạ thấp tầm quan trọng khi trưởng chỉ còn được chọn trong “các con em nhà lương thiện” không có văn bằng chức phẩm gì. Từ giữa thế kỷ XVIII, các quan bị bãi bỏ, việc đặt trưởng do dân bầu. Như vậy, việc làng chấp nhận quan vào hàng ngũ cai trị trong làng có nghĩa là làng không còn tính tự trị độc lập. Nhưng các quan chỉ thực hiện một số công việc cụ thể liên quan với nhà nước. Vai trò quản lý làng vẫn nằm chủ yếu trong bộ máy quản lý truyền thống của làng. Cho nên làng so với nhà nước vẫn có một sự tự do nào đó, không còn tự trị độc lập, cũng không phụ thuộc hoàn toàn. Đó chính là sự tự trị tương đối của làng xã. Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, tính chất tự trị của làng càng trở nên rõ rệt hơn. Sự can thiệp của nhà nước vào làng không mạnh mẽ như trước vì nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đi vào con đường suy yếu, bế tắc. Nó tạo ra một sự thoả hiệp nửa vời nhưng có hiệu quả giữa nhà nước và các làng xã. Giai đoạn này, làng tự đặt các quan, được gọi là bộ phận lý dịch, sau đó trình lên chính quyền Nhà nước cấp trên để nhà nước chính thức thừa nhận. Qua cách thức này, chúng ta thấy quan “xếp sau” bộ phận cai trị truyền thống của làng đó là tiên thứ chỉ, hương chủ… và quan viên bô lão. Thực tế cho thấy, các lý dịch không bao giờ được nắm quyết định tối hậu cho mọi việc trong làng. trưởng hay lý trưởng hoàn toàn không phải người đứng đầu một làng. Vai trò đó thuộc về tiên chỉ, thứ chỉ hay hương chủ. Trong sự sắp xếp ngôi thứ tại làng, các lý dịch chỉ xếp ở hàng thứ ba thứ tư. Trong các kỳ hương ẩm, miếng ăn và chỗ ngồi thể hiện rõ địa vị và ngôi thứ trong làng. Ở đình làng, gian giữa là chỗ trọng nhất, đến gian tả, sau cùng là gian hữu. Lý dịch và hương chức chỉ được ngồi gian hữu cùng với hạng vũ biền. Gian tả dành cho các văn khoa. Gian chính giữa dành cho các quan to, quan chức, bô lão. Về chia phần: thủ lợn dành cho tiên chỉ, chức sắc; lý trưởng được một miếng thịt… Các quyền lợi khác, lý dịch đều được hưởng kém phần so với các chức sắc truyền thống của làng. Về phẩm trật của lý dịch: quan từ được xếp hàm tứ ngũ lục phẩm ở thế kỷ XIII, xuống tòng cửu phẩm đầu thế kỷ XIX- phẩm cấp cuối cùng trong hàng quan lại. Đến đời Minh Mệnh, quan không được ban phẩm hàm. Lý dịch hạ vai trò tới mức thấp nhất, chỉ còn là một bộ phận nằm trong bộ máy quản lý làng xã. Điều đó có nghĩa là sự can thiệp của nhà nước vào làng (thông qua quan) bị suy yếu, đồng nghĩa với việc làng tăng cường tính chất tự trị tự quản. Thêm vào đó là quyền lực lý dịch được gia tăng trong đời sống thôn làm cho tính tự trị của thôn tăng lên gấp bội. Hội đồng chức dịch chỉ đóng vai trò là bộ phận trung gian giữa làng và nhà nước. “Lý trưởng là người mối giới giữa chính phủ với làng xã. Lý trưởng phải giữ các công văn địa bạ, các sở thuế của làng và các lệnh truyền của chính phủ”[2]. Hội đồng kỳ mục có tính tự trị, tự quản cao hơn, chi phối cả hội đồng chức dịch. Như vậy bộ máy quản lý làng gồm cả lý dịch vẫn biểu hiện như một bộ máy tự quản của làng xã. Thậm chí có khi sự có mặt của lý dịch lại làm tăng thêm tính tự trị của làng như trên vừa nói. Chỉ dưới thời thực dân, hào lý tác yêu tác quái với cách nhà nước để đàn áp dân. Pháp muốn gia tăng quyền lực cho bọn này để làm công cụ cho pháp đàn áp dân, triệt tiêu các phong trào phản kháng. Song cuối cùng chúng cũng thất bại. Thực dân Pháp muốn tăng cường quyền lực của chúng ở làng để kiểm soát được làng xã. Năm 1921, chúng giải tán hội đồng kỳ mục. Cho rằng làng có tổ chức chặt chẽ là do mỗi làng đều có một vài dòng họ lớn nắm giữ, cho nên chỉ cầm nắm được những trưởng dòng họ này là có thể nắm được nông thôn. Vì vậy chúng thành lập hội đồng tộc biểu, tập hợp những người đứng đầu dòng họ. Nhưng đó là một nhận biết sai lầm của Pháp về làng Việt Nam. Làng Việt Nam không đơn giản là do các dòng họ hợp thành mà như trên đã nói, “làng Việt Nam, đa nguyên và chặt”. Nó gồm rất nhiều tổ chức, các mối quan hệ đan xen chồng chéo. Người đứng đầu làng là tiên chỉ, thứ chỉ, hương chức và cả bô lão. Việc các trưởng họ lên nắm quyền đã gây sự phản đối gay gắt của các tiên thứ chỉ. Chính vì thế, âm mưu và kế hoạch của Pháp thất bại. Sau 6 năm, đến năm 1927, Pháp phải tái lập hội đồng kỳ mục bên cạnh hội đồng tộc biểu. Và đến năm 1941, Pháp phải giải tán hội đồng tộc biểu, duy trì hội đồng kỳ mục. Chúng ta có thể khẳng định, tính tự trị tự quản của làng một phần thể hiện ở tính chất bộ máy quản lý. Một khi tính tự trị của làng còn mạnh mẽ thì không thể xoá bỏ bộ máy quản lý đó. [...]... Nhưng từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 về sau, làng thôn được tái lập Cùng với nó là tính tự trị tự quản của làng cũng được phục hồi Nhiều làng lại có ban tự quản và lập lại hương ước mới 2 Vì tính tự trị của làng có tác động hai mặt tới sự phát triển của đất nước, nên vấn đề làm sao để phát triển hội nông thôn cho phù hợp, phải rất chú trọng tới tính chất này của làng Vì nếu phát huy được... Bộ đều có hương ước để quản lý làng mình thật chặt chẽ Làng thay đổi thì hương ước sẽ được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình mới Nếu vì một lý do nào đó làng mất hương ước thì sau đó sẽ nhanh chóng được lập lại III Hai mặt của tính tự trị của làng Việt Nam 1 Tích cực Có thể thấy tác dụng tích cực nhất của tính tự trị làng là làm cho nội bộ làng có một sự cố kết chặt chẽ mà... Kết luận 1 Tính tự trị của làng dù có mặt tích cực hay tiêu cực thì cũng tồn tại một cách tất yếu thôn còn thì tính tự trị vẫn còn Thời phong kiến, trong làng ngoài bộ phận tự trị có thêm bộ phận chính quyền nhà nước chồng xếp lên nhau tạo nên một kết cấu quyền lực kép Đến năm 1945, kết cấu này bị bãi bỏ vì cấp lúc này là một đơn vị chính quyền liên làng (khoản 5-6 làng) Bộ phận tự trị của làng. .. khi bước chân ra khỏi làng Vì vậy họ thường sống theo lệ làng mà ít biết đến, ít tuân thủ luật pháp nhà nước Tính tuỳ tiện, không tuân thủ luật pháp của nông dân đến nay vẫn còn nặng nề Hương ước ra đời là kết quả của sự thoả hiệp giữa tính tự trị của làng tính áp chế của chính quyền nhà nước Có thể nói nó thể hiện rất rõ tính tự trị của làng đối với nhà nước Hầu hết làng truyền thống ở Bắc... hoà hợp của quyền tự trị và quyền nhà nước Nhưng câu nói đó đúng trong trường hợp nhà nước yếu, không quản lý nổi làng như trên Khi đó, làng tự do vận hành theo tục lệ riêng, theo sự điều khiển của một số cá nhân chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nước 2.3 Tính tự trị của làng là nguồn gốc và là kẻ nuôi dưỡng chủ nghĩa địa phương, cục bộ Vì bản chất của làng là “một sự cố kết có tính chất... “nho giáo hoá” đời sống làng Nhưng nho sĩ cũng là thành viên của làng xã, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mọi mặt đời sống làng xã, thậm chí ảnh hưởng cả về mặt tâm lý làng Lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của làng Bởi vậy, với nho sĩ nhiều khi việc làng còn “to” hơn việc nước Như vậy, đương nhiên hương ước do họ soạn thảo cũng phải rất chú trọng tới lợi ích của làng Thường thì hương ước... hương ước Chúng ta đã biết, làng từ xa xưa đã có các quy ước và quản lý nông dân theo các quy ước đó Đó chính là lệ làng Hương ước ra đời là văn bản hoá lệ làng Đó là sự khẳng định thêm một lần nữa tính tự quản của làng Nhà nước trung ương đã thấy rõ tính tự trị của nhà nước thể hiện qua hương ước Đồng thời còn thấy rõ sự phân tán quyền lực do tính chất đó của làng xã- mối nguy hại tới chính quyền... quyền thân dân của nhà Trần bị khủng hoảng Chính quyền trung ương không thể kiểm soát được làng Hậu quả là triều Trần sụp đổ Chúng ta vẫn nghe câu “phép vua thua lệ làng Thật ra nói như vậy cũng hơi cường điệu vị trí của làng Lệ làng thế nào thì cũng không được trái với phép nước Nhìn chung là hương ước của làng thống nhất với pháp luật của nhà nước Cơ cấu quyền lực của làng là quyền lực... hoá Việt Nam một cách ồ ạt, dữ dội (bắt dân ta để tóc, mặc đồ Trung Quốc, dùng chữ Hán, tổ chức những ngày lễ tết của người Hán…) nhưng cuối cùng chúng đã thất bại trước hàng ngàn làng văn hoá truyền thống nước Nam Truyền thống đó được gìn giữ lâu đời và vô cùng vững chắc nhờ làng xã, văn hoá ngoại lai khó có thể xâm nhập Với tính tự trị tự quản của mình, làng là nơi bảo lưu tốt nhất những giá trị. .. một cuộc khủng hoảng chính trị hội sâu sắc mà không dễ gì giải quyết được 3 Ngày nay chúng ta vẫn đề cao tính tự trị của làng vì đó là nhân tố giúp ổn định hội nông thôn nước ta Nhưng phải tạo điều kiện để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế tiêu cực của tính tự trị Tạo điều kiện xây dựng và thực hiện các hương ước mới, các quy chế về nếp sống văn minh ở thôn Nhà nước cần sớm nghiên . TIỂU LUẬN TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ VIỆT NAM Mục lục * Mở đầu I. Một số vấn đề về tính tự trị của làng xã Việt Nam 1. Thế nào là tính tự trị của làng xã? 2. Nền tảng của tính tự trị của làng xã? 3 dưỡng và củng cố tính tự trị của làng xã? II. Biểu hiện của tính tự trị của làng xã 1. Tính tự trị của làng xã thể hiện qua mối quan hệ giữa làng với làng 2. Tính tự trị của làng xã thể hiện qua. về tính tự trị của làng xã Việt Nam 1. Thế nào là tính tự trị của làng xã? Tại sao Nhà nước duy trì và dung dưỡng tính tự trị của làng xã? Theo GS. Phan Đại Doãn làng là cộng đồng dân sự tự trị [1].

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan