1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN: Tình hình xuất khẩu chè trong những năm qua pot

16 737 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 418,38 KB

Nội dung

Nhìn chung sản lượng qua các năm ở từng nước biến đổi không nhiều, tuy nhiên qua việc xét từng nước dưới đây ta sẽ thấy được những nét riêng biệt trong việc sản xuất và xuất khẩu chè ở n

Trang 1

TIỂU LUẬN:

Tình hình xuất khẩu chè trong

những năm qua

Trang 2

I So sánh khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu chè của Việt Nam với Srilanca, ấn Độ, Trung Quốc

Năm

Tên nước

Ước tính năm 2000

Số lượng sơ bộ

Sản lượng (tấn)

%

Sản lượng (tấn)

Sản lượng

Trung

Quốc

Tổng số 1.861.115 100 1.808.173 100 1.816.461 100 1.752.407 100

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Nhìn vào bảng ta thấy ấn Độ chiếm phần lớn (gần 50%) tiếp theo là Trung Quốc, Srilanca cuối cùng là Việt Nam (2,5%) Nhìn chung sản lượng qua các năm

ở từng nước biến đổi không nhiều, tuy nhiên qua việc xét từng nước dưới đây ta sẽ thấy được những nét riêng biệt trong việc sản xuất và xuất khẩu chè ở những nước khác nhau là không giống nhau

1 Srilanca

Ngành chè Srilanca không chỉ thành công trong việc nâng cao mức sản lượng, thị trường xuất khẩu mà giá chè của Srilanca lại có giá cao trong trung tâm đấu giá Colombo Sản lượng năm 2000 đạt 302.000 tấn tăng 17.810 tấn so với năm 1999 và 21.944 tấn so với năm 1998 Trong khi hầu hết các nước trồng chè có mức sản lượng dao động thì Srilanca lại có mức sản lượng tăng trong 8 năm liên

Trang 3

tiếp (từ 1992-200) Nguyên nhân chính là do thời tiết thuận lợi cộng với những cải tiến mới trong nông nghiệp

Doanh thu xuất khẩu trong 11 tháng năm 2000 đạt 47,88 tỷ RS tăng 18,57%

so với cùng kỳ năm 1999 (40,38 tỷ RS) Theo số liệu từ những nhà môi giới Forbes & Walker: xuất khẩu từ tháng 1-11/2000 đạt 262.507 tấn tăng 5,59% so với cùng kỳ năm 1999 Nhìn vào bảng ta có thể thấy Srilanca chủ yếu sản xuất chè đen, tuy nhiên chủ yếu dùng cho xuất khẩu, lượng chè tiêu thụ trong nước là rất nhỏ (gần 8% năm 2001)

Sản lượng và số lượng tiêu dùng chè của Srilanca (tấn)

Sản lượng chè

Sản lượng tiêu dùng

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Về thị trường xuất khẩu: Các nước trong khối cộng đồng chung là những

nước nhập khẩu chè chính của Srilanca, tiếp theo là các nước vương quốc ả Rập thống nhất với thị phần chiếm 15%, Srilanca cũng thành công trong việc xâm nhập vào thị trường Ai Cập (thị trường trước kia bị Kenya chiếm lĩnh với mức thuế suất hải quan ưu đãi Xuất khẩu chè của Srilanca tới Nhật và Iran cũng phát triển trong những năm qua trong khi đó xuất khẩu tới Anh, Thổ Nhĩ Kỳ lại giảm xuống Nga cùng các nước trong khối SNG và thị trường Trung Đông là những thị trường nhập khẩu ổn định của Srilanca

Trang 4

Những thuận lợi chính trong sản xuất và xuất khẩu chè của Srilanca: Thuận

lợi lớn nhất phải kể đến là việc chuyển đổi các công ty chuyên sản xuất nông sản sang lĩnh vực tư nhân cộng với uy tín trên thị trường và việc loại bỏ những cơ cấu máy móc cồng kềnh kém linh hoạt đã tạo ra sức mạnh cho ngành chè Srilanca và

là yếu tố tạo đà đi lên trong việc hoàn thiện về chất lượng và tìm thị trường xuất khẩu

Bên cạnh đó Srilanca có thuận lợi hơn so với nhiều nước xuất khẩu chè khác

là do sự sụt giảm tiếp tục của đồng RS khiến chè của Srilanca có giá rẻ hơn so với những nước cạnh tranh khác đặc biệt là ấn Độ

Tuy nhiên Srilanca cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định như Chính phủ do phải tăng chi phí quân sự (880 triệu USD năm 2000) nên làm hạn chế đầu tư cho phát triển ngành chè Một khó khăn nữa mà ngành chè srphải đối mặt là cung đang tăng nhanh hơn cầu dẫn tới nguy cơ giảm giá trong ngành chè

Sản lượng và số lượng tiêu dùng chè của ấn Độ (tấn)

Sản lượng chè

Sản lượng tiêu dùng

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Trang 5

ấn Độ được coi là thị trường chè lớn nhất thế giới cho đến nay, sản lượng chè

ấn Độ năm 1999 đạt 805.000 tấn giảm 7,47% so với 1998 (870.405 tấn), năm 2000

là 835.000 tấn

Xuất khẩu chè năm 1998 đạt 207.000 tấn so với 189.000 tấn năm 1999 và 200.000 tấn năm 2000 Hiệp hội chè ấn Độ gần đây lưỡng lự trong việc bình luận

dự đoán về sản lượng chè năm 2001 vì theo họ còn phải dựa vào điều kiện thời tiết

và dự báo về mùa mưa từ văn phòng khí tượng thuỷ văn

Hiệp hội những nhà sản xuất nông sản và Uỷ ban cố vấn (CCPA) - Cơ quan đầu não của ngành sản xuất nông sản ấn Độ đã khuyên những nhà sản xuất chè Bắc ấn dừng sản xuất chè đặc biệt là vào cuối vụ chè có chất lượng thấp (từ 12/12/2000 tới tháng 3,4 năm 2001) Hiệp hội những nhà trồng chè Assam (ATBA) đã yêu cầu những thành viên của mình ngừng sản xuất vào tháng 12 vì chè mùa đông có chất lượng rất thấp Tất cả đều nhất trí rằng cần phải chú ý tập trung vào chất lượng Một vài văn phòng đã thông báo về tình trạng sụt giảm giá chè qua các bảng đấu giá tại các trung tâm đặc biệt là Nam ấn do chất lượng thấp Với những tham vọng về mức sản lượng trước đây thì nay tất cả các quan chức trong ngành chè đều xoay quanh vấn đề chất lượng ATPA đã nhấn mạnh về tình trạng khủng hoảng mà nhiều hộ sản xuất nhỏ đang phải đối mặt ATPA cũng thông báo về 80% số lượng chè được làm ra đã bán dưới chi phí sản xuất Tại nhiều trung tâm đấu giá, trên thị trường một số lượng chè lớn vẫn đang tồn kho, đặc biệt là các loại chè chất lượng thấp Một quan chức trong ngành chè cho biết công việc cấp bách là phải có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để tránh tình trạng này Tuy nhiên, những công ty chè lớn có vị trí trong việc hoàn thiện với những biện pháp nâng cao chất lượng, nâng cấp các trang thiết bị sản xuất thì phần đông các nhà sản xuất nhỏ lại không có nguồn tài chính cũng như uy tín về mặt chính trị để đối mặt với khủng hoảng Hiệp hội chè Nhà nước ấn Độ đã thông báo một kế hoạch trợ cấp cho những người trồng chè nhỏ tại Nam ấn, nhưng khác nào muối bỏ biển

Mặc dù kế hoạch trợ cấp và hạn chế sản xuất chè có thể xem là biện pháp trước mắt của ngành chè ấn Độ, biện pháp lâu dài là phải kích thích để tăng nhu

Trang 6

cầu trong nước Mặc dù ấn Độ có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn so với thập kỷ trước, điều này cũng không làm tăng thêm nhu cầu trong nước Ngược lại, Hiệp hội chè ấn Độ phải có kế hoạch do nhu cầu trong nước giảm Theo thống kê năm

2000, Hiệp hội thông báo những ước tính ban đầu về tỷ lệ tăng nhu cầu về chè trong nước là 2,5% là một con số hơi phóng đại và đi đến kết luận tỷ lệ tăng nhu cầu trong nước từ những năm 1990 dao động trong con số 1,8% Theo số liệu của ITA, nhu cầu trong nước khoảng 657.000 tấn năm 1999 đã gây tranh cãi và cuối cùng sửa đổi giảm xuống còn 638.000 tấn Theo dự đoán của Hiệp hội thì nhu cầu trong nước sẽ tăng lên 647.000 tấn năm 2000 Mặc dù Hiệp hội đã cố gắng bước đầu đưa ra những chiến dịch thúc đẩy về giống chè, bước đầu thất bại do thiếu sự ủng hộ của ngành

Trang 7

Sản lượng, mức tiêu dùng và số lượng xuất khẩu của Trung Quốc (tấn)

Sản lượng chè

Sản lượng tiêu dùng

Sản lượng chè xuất khẩu

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Với mức sản lượng xấp xỉ 700.000 tấn - Trung Quốc là nước có mức sản lượng lớn thứ 2 trên thế giới Sản lượng chè tiếp tục tăng nhanh trong thập kỷ qua,

Trang 8

vượt qua mức 300.000 tấn năm 1980 trước khi có mức sản lượng tăng vọt năm

1985 đạt 432.000 tấn và năm 1987 là 508.000 tấn Nhưng phải sang thập kỷ sau Trung Quốc mới đạt được sản lượng chè ở mức 600.000 tấn năm 1997 và thật thú

vị khi mà sản lượng chè tăng như vậy mà diện tích đất trồng thì hầu như không có

gì mở rộng cho lắm Theo thống kê cho biết diện tích đất trồng chè năm 1997 là

1048 triệu ha, năm 1998 là 1057 triệu ha Năm 1998, các nước trồng và sản xuất chè chính đã tăng sản lượng, như sản lượng chè của Trung Quốc tăng 8,48% trong khi đó sản lượng năm 1999 và năm 2000 hầu như không tăng nhiều Theo những thông báo gần đây của Hiệp hội nghiên cứu thị trường chè Trung Quốc, sản lượng chè của Trung Quốc năm 2000 ước tính đạt 676.115 tấn, chỉ tăng 0,04% so với sản lượng năm 1999 (675.871 tấn)

Tuy nhiên, có thể huy vọng một ngày gần đây sản lượng chè của Trung Quốc

sẽ tăng vọt Nhưng trước hết ngành chè Trung Quốc phải xem xét lại vấn đề cơ cấu Chè Trung Quốc phần lớn do các hộ gia đình nhỏ sản xuất với những trang thiết bị lạc hậu, lỗi thời, quản lý kém hiệu quả vì vậy hơn 50% sản lượng chè toàn quốc có chất lượng trung bình và giá trị xuất khẩu thấp hơn so với các nước khác Theo sau giá chè thấp thì phần lớn các công ty xuất khẩu chè rơi vào khủng hoảng

và đây cũng là một tiềm năng lớn để hoàn thiện về năng suất chè và hoàn thiện chất lượng Một điều quan trọng nữa về mức sản lượng tăng trong tương lai là diện tích đất trồng chè năm 1999 đã tăng 7% với 1.130 triệu ha

Mặc dù nhu cầu trong nước phát triển ổn định trong những năm qua, trên thị trường cung vẫn vượt quá cầu, do đó một số lượng chè lớn vẫn tồn trong các kho hàng Khi nhu cầu chè xanh trên thế giới tăng, xuất khẩu chè của Trung Quốc cũng tiếp tục tăng Xuất khẩu chè trong 10 tháng năm 2000 ước tính đạt 196.832 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái (165.530 tấn) Nếu tính số lượng chè xuất khẩu cả năm 2000 có thể vượt quá 230.000 tấn - đây là con số cao nhất trong những năm 1990 - tạo cho Trung Quốc nắm vị trí xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới vượt qua Kenya

Trang 9

Sản lượng, số lượng tiêu dùng của Việt Nam (tấn)

Sản lượng chè

Sản lượng tiêu dùng

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Theo thống kế, sản lượng chè năm 2000 của Việt Nam đạt 66.000 tấn tăng 12% so với năm 1999 (59.000 tấn) Con số này là con số cao hơn rất nhiều so với ước tính thương mại với sản lượng năm 2000 là 48.000 tấn Chính phủ đã ấn định đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2000 là 42.000 tấn tăng so với năm 1999 (37.000 tấn) Theo ước tính thương mại, năm 2000 Việt Nam đã xuất khẩu 44.700 tấn với giá trị đạt 53,4 triệu USD tăng từ 37.000 tấn với giá trị 46 triệu USD năm 1999 Theo những tin tức liên quan, Bộ trưởng Thương mại cho biết xuất khẩu chè từ tháng 1-10/2000 tổng cộng là 41.000 tấn với trị giá 47 triệu USD, Bộ ước tính xuất khẩu chè trong toàn năm 2000 đạt tần 43.000 tấn trị giá 50 triệu USD Bộ trưởng cho biết thêm thị trường Trung Đông là thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam nhiều nhất, sau đó là Đài Loan, Anh, Nhật, Nga

II Các giải pháp khắc phục tồn tại và đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam

Có 2 nhóm biện pháp là về phía công ty và về phía Nhà nước

Trang 10

A Về phía công ty:

1 Nhóm các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng, tăng doanh thu

và tạo được vị thế của mình trên thị trường thế giới Để duy trì và mở rộng thị trường, Tổng công ty cần làm tốt 3 việc sau:

1.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường

Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là nhằm xác định các bạn hàng ổn định lâu dài cho từng mặt hàng xuất khẩu, xác định dung lượng thị trường tính cho mỗi loại mặt hàng, mỗi thị trường khác nhau là bao nhiêu Muốn thực hiện tốt các mục tiêu trên thì Tổng công ty cần phải:

- Thành lập các bộ phận chuyên thu thập xử lý các thông tin về thị trường chè Cần tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác Marketing

- Tích cực tìm hiểu nắm bắt thông tin về bạn hàng, đối thủ cạnh tranh thông qua các cuộc hội trợ, hội thảo, triển lãm trong nước cũng như quốc tế

- Tạo dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nước ngoài thông qua các chi nhánh đại diện ở đó

1.2 Hoàn thiện công nghệ quảng cáo, chào hàng, hoạt động Marketing

Mục tiêu là mang đến cho người tiêu dùng hình ảnh sản phẩm của công ty, giúp cho sản phẩm chè có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào các thị trường Muốn vậy Tổng công ty cần phải:

- Tăng cường giới thiệu sản phẩm ở các cửa hàng, quầy hàng, hội chợ triển lãm

- Đầu tư để liên tục đổi mới bao bì, mẫu mã sản phẩm Kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm với nhiều hình thức bán hàng linh hoạt

- Xuất khẩu trực tiếp tới tay người tiêu dùng, tránh qua nhiều trung gian như

ở thị trường Nga hiện nay

Trang 11

- Do giá của ta phụ thuộc giá chè thế giới nên cần xem xét kỹ lưỡng trước khi xuất hàng

- Cần có chính sách về giá cả và một số điều kiện ưu đãi với các bạn hàng truyền thống

- Tăng cường quảng cáo

1.3 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh trong xuất khẩu chè

Mục tiêu là xây dựng kế hoạch và chiến lược trong xuất khẩu chè một cách

có hiệu quả làm khung cho sự ổn định và phát triển của công ty Muốn vậy cần phải:

- Đa dạng hoá mặt hàng, mẫu mã, kiểu dáng, hương vị để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng

- Cần phân tích rõ các mặt mạnh, mặt yếu và cơ hội có thể có của Tổng công

ty trong thời gian tới

- Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở phối hợp các yếu tố của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh và định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp

2 Nhóm các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh

2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Quản lý tốt chất lượng chè thu mua vào

- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khẩu qua những thông số về chỉ tiêu kỹ thuật

- Làm tốt công tác lưu kho, bảo quản chè

- Về lâu dài muốn nâng cao chất lượng, Tổng công ty cần sử dụng những giống tốt cho năng suất và chất lượng cao

- Từng bước cải tiến, sử dụng công nghệ chế biến thích hợp để nâng cao chất lượng

Trang 12

2.2 ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến và thiết lập hệ thống bảo quản

- Hiện nay chè đen đang được chế biến theo hai phương pháp công nghệ là Orthodox và CTC, nhưng công nghệ chế biến này đã cũ cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện

- Bổ xung dàn héo tự nhiên, trang bị hệ thống lên men liên tục, làm mát chè kiểu Nhật

- Hiện đại hoá khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh, thay lò nhiệt đốt than bằng đốt dây để nâng cao chất lượng chè

- Bố trí các nhà máy và các hệ thống chế biến chè gắn với vùng nguyên liệu

- Đầu tư hệ thống kho tàng cho việc cất trữ hàng hoá

- Chè là hàng nông sản theo mùa vụ nên Tổng công ty cần lập kế hoạch dự trữ và bảo quản chè ngay từ đầu vụ

2.3 Tăng cường liên doanh với các đơn vị chân hàng để tăng cường tính ổn định cho công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu

- Mở rộng hơn nữa quan hệ với các chân hàng ở các tỉnh để mở rộng nguồn hàng Lập kế hoạch thu mua cụ thể từ đầu vụ và liên hệ kí kết hợp đồng mua trực tiếp với các chân hàng này

- Phải đảm bảo lợi ích cho các chân hàng như mua thường xuyên, đầu tư cơ

sở vật chất,

3 Nhóm biện pháp nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên

Cán bộ của Tổng công ty là nhân tố không thể thiếu được trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty Muốn nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ, công ty cần phải:

- Xây dựng một chiến lược đào tạo cả cán bộ quản lý và nhân viên thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ Quy mô và loại

Ngày đăng: 07/03/2014, 21:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình xuất khẩu chè trong những năm qua  - TIỂU LUẬN: Tình hình xuất khẩu chè trong những năm qua pot
nh hình xuất khẩu chè trong những năm qua (Trang 1)
Nhìn vào bảng ta thấy ấn Độ chiếm phần lớn (gần 50%) tiếp theo là Trung Quốc, Srilanca cuối cùng là Việt Nam (2,5%) - TIỂU LUẬN: Tình hình xuất khẩu chè trong những năm qua pot
h ìn vào bảng ta thấy ấn Độ chiếm phần lớn (gần 50%) tiếp theo là Trung Quốc, Srilanca cuối cùng là Việt Nam (2,5%) (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w