Hình 3.1: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch mới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh (Trang 59 - 72)

Phòng kế hoạch tổng hợp Các phòng ban

Phòng kế hoạch tổng hợp

HĐQT

Giám đốc và ban kiểm soát Phòng kế hoạch tổng hợp Phối hợp với các đơn vị

3.3.Giải pháp hoàn thiện nội dung của bản kế hoạch

Sau khi xây dựng được kế hoạch chiến lược, căn cứ vào đó phòng kế hoạch tổng hợp và các phòng ban trong Công ty sẽ xây dựng bản kế hoạch sản xuất tổng thể theo quy trình đã xây dựng ở trên.

Để đảm bảo kế hoạch được xây dựng nhanh chóng, đúng thời gian thì quá trình lập kế hoạch cũng phải lên kế hoạch công việc, dự định thời gian dành cho việc

Phân tích chiến lược Lập kế hoạch chiến lược Dự thảo kế hoạch sản xuất

kinh doanh tổng thể Thu thập, tổng hợp ý kiến thông tin từ các phòng ban trong công ty, hiệu chỉnh kế

hoạch

Kế hoạch điều chỉnh Triển khai thực hiện kế hoạch,

kiểm tra thực hiện Phê duyệt

Lãnh đạo công ty bổ sung, hoàn thiện bản kế hoạch

lập kế hoạch sẽ làm trong bao nhiêu ngày, phần công việc phải làm của từng ngày. Có sự thống nhất của các cấp theo chiến lược đã được định trước của Công ty.

Công ty nên xây dựng kế hoạch kiểm tra, phát hiện, sửa chữa máy móc hư hỏng, hoặc có phương án thay thế.

Một bản kế hoạch mang tính chỉ đạo, chủ động, sát thực thì công tác tìm hiểu thị trường, dự báo khả năng tiêu thụ của Công ty phải mang tính chính xác cao. Quá trình này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau.

3.4. Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch

3.4.1 Phương pháp dự báo

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh muốn có hiệu quả thì đều phải dựa trên những tiên đoán về quy mô, xu hướng biến đổi của cầu thị trường Vì vậy, dự báo tốt trở thành yếu tố then chốt đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Ngược lại, dự báo tồi dẫn đến tình trạng dự trữ quá mức, hoặc mất cơ hội gia tăng doanh số, lợi nhuận kinh doanh giảm sút.

Dự báo là một công việc rất khó khăn vì có quá nhiều tác nhân, lực lượng mà một doanh nghiệp cá biệt không thể kiểm soát và lường hết được. Để hạn chế tối đa những sai sót trong dự báo, Công ty nên sử dụng quy trình ba giai đoạn: dự báo vĩ mô, dự báo ngành, và tiếp theo là dự báo mức tiêu thụ của Công ty.

Dự báo vĩ mô được thực hiện dựa trên các dự báo về tình trạng lạm phát, tình trạng thất nghiệp, lãi suất, chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư kinh doanh, cán cân thanh toán,…

Dự báo mức tiêu thụ ngành, các số liệu vĩ mô sẽ được cùng với các dữ kiện gắn với môi trường ngành.Tiếp sau đó, Công ty sẽ suy ra mức tiêu thụ của mình dựa vào thị phần mục tiêu mà công ty theo đuổi.

Để dự báo được cầu tương lai Công ty có thể sử dụng các phương pháp sau:

Thăm dò ý định người mua: Bằng phiếu điều tra, phỏng vấn, xác định xác suất mua, tình cảm và mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng, Công ty có thể tiên đoàn được mức tiêu thụ của mình trong tương lai. Để đảm bảo tính chính xác của các kết quả dự báo, phương pháp này phải được những người có chuyên môn nghiên cứu marketing đảm nhận.

Tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng:

Công ty có thể yêu cầu các đại diện bán hàng ước tính xem những khách hàng hiện có và tương lai sẽ mua bao nhiêu bao nhiêu sản phẩm của Công ty theo từng chủng loại thuộc phạm vi phân phối của các đại diện bán hàng.

Phòng kinh doanh tiếp cận khách hàng, ước tính số lượng đơn hàng có thể kí kết, thực hiện được.

Các phương pháp khác: để có số liệu dự báo, Công ty còn có thể thu thập từ các nguồn như: các chuyên gia, các Hiệp hội thương mại, người cung ứng, hoặc mua số liệu dự báo của các doanh nghiệp làm dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn.

Trong dự báo, các phương pháp của phân tích thống kê, các mô hình toán học, luôn được coi là những công cụ quan trọng.

3.4.2 Phương pháp phân tích thị trường

Thị trường vừa là điểm bắt đầu của quá trình sản xuất kinh doanh cũng là nơi đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó. Từ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường doanh nghiệp xác định được khách hàng của mình là ai, họ cần cái gì? Doanh nghiệp nên sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?( bao gồm sản phẩm gì?, chất lượng, mẫu mã,bao gói,…?) Làm thế nào để sản phẩm đến được với tay khách hàng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi của thị trường để có các chính sách, các chiến lược cho thích ứng với sự thay đổi đó.

Doanh nghiệp cần phải giữ được thị trường hiện tại đồng thời phải nghiên cứu để mở rộng thêm thị trường tiềm năng.

Mọi kế hoạch kinh doanh đều phải trải qua bước phân tích thị trường, phân tích thị trường là một trong những lí do đầu tiên và quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh. Phân tích thị trường cần bao hàm các nội dung cơ bản sau:

Tìm kiếm thông tin thị trường

Công ty tìm hiểu các thông tin của thị trường bao gồm thông tin về khách hàng, thông tin về sản phẩm, thông tin về nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh, thông tin về xu thế thị trường, xu thế kinh tế.

Các thông tin này Công ty có thể tìm kiếm qua các Website, các cơ quan chuyên phân tích nghiên cứu thị trường.

Công ty cũng có thể tìm kiếm thông tin từ những số liệu thống kê, các kết quả khảo sát của công ty.

Ví dụ công ty có thể phát phiếu tham dò, bảng hỏi tới khách hàng để tìm hiểu về nhu cầu cũng như khả năng mua sắm của khách hàng. Đó là kiểu cách, mẫu mã sản phẩm, số lượng và những yêu cầu về dịch vụ bán hàng và sau bán hàng.

Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi.

Đối với Công ty ngành nghề kinh doanh là nội thất thì có nhiều cách để phân đoạn thị trường: phân đoạn theo phong cách, phân đoạn theo phòng, phân đoạn theo

Phân đoạn theo loại phòng: các nhà kinh doanh, phân phối đồ nội thất có xu hướng bố trí các sản phẩm theo từng phòng để người mua dễ hình dung sản phẩm khi đi cùng bộ sẽ như thế nào.

Phân đoạn theo phong cách: Những khu vực có phong cách sống khác nhau thì phong cách sử dụng ở từng khu vực cũng khác nhau

Phân đoạn theo nhân khẩu học. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học Công ty sẽ chia khách hàng thành các nhóm căn cứ vào giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân,… Công ty nên sử dụng kết hợp nhiều tiêu thức thuộc nhân khẩu học, qua đó Công ty sẽ xác định được chính xác hơn nhu cầu cũng như khả năng tiêu dùng của các nhóm khách hàng cũng như của cả đoạn thị trường.

Tùy vào các thị trường khác nhau mà Công ty nên chọn cách phân đoạn cho hợp lý

Ví dụ thị trường nội thất EU có thể phân đoạn theo nhân khẩu học như sau: - Quy mô dân số: Theo thống kê của Eurostat, năm 2009 số dân sinh sống tại 27 nước EU sẽ khoảng 500 triệu người, dự kiến năm 2020 là 514 triệu và năm 2035 là 521 triệu. Tuy nhiên, tới năm 2060, con số này sẽ rút xuống còn 506 triệu người.

- Cơ cấu độ tuổi: Châu Âu đang bước vào giai đoạn dân số già tăng mạnh. Hiện tượng này tác động lên hầu hết các nước EU là kết quả của 3 yếu tố sau: tỷ lệ sinh rất thấp, tuổi thọ tăng và những người thuộc thế hệ 'baby-boomers' cũng đang dần đến tuổi nghỉ hưu. Năm 2008, chỉ có 15,7% dân số khối EU-27 là thuộc độ tuổi dưới 15, giảm 17,3% so với năm 2000. Tỷ lệ nhóm người thuộc độ tuổi lao động (15- 64) vẫn duy trì ở mức 67%, trong khi đó nhóm người trên 64 tuổi đã tăng từ 15,6% lên 17%, đặc biệt là số người trên 80 tuổi thì tăng rất nhanh. (theo thống kê của Eurostat).

- Nhóm người nghỉ hưu sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nhất là khi những người thuộc thế hệ 'baby-boomer' - những người sinh ra sau chiến tranh thế giới thứ 2 - đang dần bước sang tuổi 65. Xã hội EU với nhiều người lớn tuổi tuy thế lại mang tới những cơ hội phát triển mới cho các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Nhóm người cao tuổi đã tạo nên một phân đoạn mới, không chỉ bởi sự gia tăng về số người mà còn bởi sức mua khá mạnh của họ. Họ có khá nhiều thời gian rảnh rỗi nên họ rất chăm chút đến ngội nhà và sở thích của mình.

- Hình thành các hộ gia đình - Nhiều hộ đình mới được hình thành là một động lực quan trọng cho thị trường nội thất và phụ kiện trang trí phát triển. Tuy nhiên, Eurostat cho biết tiềm năm trong thời gian tới là không ổn đinh. Năm 2003, tại

27 nước EU có tổng số 188 triệu hộ gia đình. Tiếp đó trong giai đoạn từ 2003 đến 2006, con số này đã tăng lên 195,6 triệu, tức là chỉ tăng với tốc độ 4%/năm. Mặc dù số hộ gia đình tăng lên, nhưng do tỷ lệ ly hôn tăng còn tỷ lệ kết hôn lại giảm khiến cho quy mô các hộ gia đình ngày càng nhỏ đi vì người dân có ít con cái hơn hoặc có nhiều người sống độc thân hơn.

Năm 1982, trung bình ở EU có khoảng 2,8 người/ 1 hộ gia đình; năm 2005 giảm xuống còn 2,6 người/1 hộ gia đình. Tại Nam châu Âu, quy mô một hộ gia đình lớn hơn so với mức trung bình; Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trung bình là 2,9 - 3 người/1 hộ gia đình. Dự báo số hộ gia đình tại EU trong thời gian tới sẽ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số.

- Tỷ lệ kết hôn - Theo số liệu của Euromonitor 2009, số người kết hôn cũng là một động lực quan trọng tác động tới doanh số bán hàng các loại đồ nội thất và phụ kiện trang trí vì rất nhiều người tại EU coi đây là những món quà cưới có ý nghĩa. Tuy nhiên, tỷ lệ kết hôn tại EU đang có xu hướng giảm xuống trong khi số người sống thử hoặc độc thân ngày càng gia tăng. Ngoài ra, khá nhiều người lại không kết hôn cho đến khi họ trưởng thành hơn. Xu hướng này đã phần nào tác động lên thị trường nội thất và phụ kiện trang trí nội thất vì những người kết hôn muộn thường đã có căn hộ tươm tất vì thế họ không lựa chọn nội thất trang trí làm quà mừng cưới nữa.

- Tình hình nhập cư - Số người nhập cư vào EU cao hơn nhiều so với số người di cư và theo thống kê thì 5% dân số của 27 nước EU là dân nhập cư. Những người này thường có thu nhập thấp hơn dân bản địa, nên họ có xu hướng mua những đồ nội thất và phụ kiện trang trí nội thất giá rẻ hoặc những mặt hàng phù hợp với nền văn hóa của họ. Số đông dân nhập cư đến từ châu Á, Trung Đông và châu Phi; và những mặt hàng thể hiện nền văn hóa của họ được tiêu thụ khá nhiều. Ngoài ra, do dân châu Âu gốc bắt đầu ưa chuộng đồ nội thất phản ánh các nền văn hóa khác nên đồ nội thất của châu Á, Trung Đông và châu Phi càng có cơ hội phát triển hơn.

Xác định sản phẩm: bao gồm loại hàng, mẫu mã, màu sắc,… Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà Công ty thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp. Luôn xác định rằng sản xuất cái khách hàng cần chứ không phải sản xuất cái mình có. Công ty cần tăng cường năng lực thiết kế để có thể cung cấp mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đáp ứng thị hiếu thay đổi khá nhanh và khá khác biệt của người tiêu dùng.

Ví dụ như, các nước Trung Đông thích chạm trổ hoa văn lòe loẹt, sơn son thếp vàng, rất cải lương nữa là khác. Khách hàng các nước Châu Âu lại mê chạm trổ

phối với Inox. Người Mỹ cũng ngày càng thích đồ gỗ theo phong cách hiện đại. Chẳng hạn, trước đây bộ sofa chạm trổ hoa văn cầu kỳ được ưa chuộng nhưng bây giờ thì số người sử dụng mặt hàng này ít đi,…

Nhu cầu của khách hàng thành thị và nông thôn khác nhau, nhu cầu của người có thu nhập cao khác với người có thu nhập thấp nên sản phẩm cũng phải thiết kế khác nhau.

Xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh

Công ty xác định rằng thương hiệu là một tài sản quý giá đối với việc hình thành và phát triển của Công ty.Ngày nay trong giá trị của một sản phẩm thì giá trị thực tế của sản phẩm chỉ đóng góp 30%, trong khi giá trị thương hiệu chiếm đến 70%. Do đó, hoạt động quảng bá thương hiệu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn TVT cần phải được chú trọng nhằm tạo dựng thương hiệu Việt mạnh với sứ mạng phát triển để đóng góp cho lợi ích xã hội cho cộng đồng. Công ty nên xây dựng các hoạt động Marketing nhằm quảng bá thương hiệu của mình thông qua các chương trình xúc tiến quảng cáo, khai thác mở rộng phát triển thị trường.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng khốc liệt thì công tác thực hiện kế hoạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngay từ khi thành lập Công ty nội thất Thiên Vương Tinh đã không ngừng đầu tư vốn, các dây truyền sản xuất mới, công nghệ mới, tổ chức xắp xếp lại sản xuất, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Từ đó công ty đã đạt được những kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không những giúp công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, thu được lợi nhuận.

Qua tìm hiểu thực tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm... tại Công ty kết hợp với những kiến thức lý luận về công tác lập kế hoạch được học và nghiên cứu trong trường Đại học tôi đã nghiên cứu và viết nên chuyên đề này. Qua chuyên đề tôi có đi phân tích về thực trạng công tác lập kế hoạch SXKD tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này. Tôi hy vọng chuyên đề này sẽ giải quyết được những khó khăn mà công ty đang gặp phải và được Công ty nghiên cứu ứng dụng trong thực tế, góp phần giúp Công ty không ngừng phát triển hơn nữa, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế hoạch kinh doanh. Th.S Bùi Đức Tuân NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân

2. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển. PGS. TS Ngô Thắng Lợi NXB Đại học kinh tế Quốc Dân

3. Sách MBA về Marketing NXB Trẻ

4. Giáo trình chiến lược kinh doanh NXB Đại học kinh tế Quốc Dân

5. Hồ sơ năng lực của Công ty Thiên Vương Tinh

Báo cáo kết quả kinh doanh, các tài liệu liên quan đến công tác lập kế hoạch 6. Website của Công ty nội thất Thiên Vương Tinh

7. Website của cục xúc tiến thương mại, cục điều tra dân số 8. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm...28

Bảng 2.2. Kế hoạch kết quả hoạt động kinh doanh...39

Bảng2.3: Biểu kế hoạch sản xuất tổng thể của công ty...39

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh (Trang 59 - 72)