SX Số lượng Tổng sản phẩm Ngày giao hàng Ghi chú X1 bàn X2 Ghế X3
Nguồn: Phòng kinh doanh
Tất cả quá trình sản xuất sẽ được thực hiện ở xưởng sản xuất. phòng sản xuất theo dõi và báo cáo hằng ngày về tiến độ sản xuất để có các biện pháp đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ hoặc có kế hoạch cung cấp thêm năng lực sản xuất.
Bản kế hoạch điều chỉnh
Sau khi thực hiện các giai đoạn của bản kế hoạch sản xuất, các phòng ban trong công ty nếu có bất cứ thay đổi nào, dẫn đến việc không đạt chỉ tiêu hoặc có khả năng vượt chỉ tiêu thì sẽ báo lại với phòng thiết để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mới.
Nhìn chung về cơ bản, hệ thống kế hoạch của công ty đã bao gồm các kế hoạch cơ bản : kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, và kế hoạch điều chỉnh. Tuy nhiên bản kế hoạch này chỉ là bản tổng hợp của các bản kế hoạch chức năng, chưa có chưa có sự đánh giá, sự khái quát khoa học.
2.3. Phương pháp lập kế hoạch ở công ty
Phương pháp lập kế hoạch chủ yếu ở Công ty là phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp dự báo nhu cầu thị trường.
Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của các năm trước, về nhu cầu, khả năng tiêu thụ, các mặt hàng ưa dùng, xác định sản lượng, doanh thu ước tính kết quả có thể đạt được trong năm kế hoạch.
Tuy nhiên với điều kiện thị trường biến động như hiện nay kế hoạch chỉ dựa trên kinh nghiệm sản xuất của các kì trước là chưa đủ. Bản kế hoạch còn được xây dựng dựa vào nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường cân đối giữa nhu cầu thị trường
với năng lực sản xuất của công ty. Trên cơ sở các mẫu mã hiện có tại Công ty và thị trường kết hợp với việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của khách hàng, sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh để lên kế hoạch phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Sau khi cân đối năng lực sản xuất thì công ty sẽ xác định sản xuất trong kì của mình kết hợp cùng với các chỉ tiêu đã dự báo thông qua các đơn hàng, tình hình tiêu thụ của kì trước để tính toán sản lượng sản xuất trong kì sao cho có hiệu quả nhất.
2.4. Nguồn lực phục vụ cho công tác lập kế hoạch ở công ty
2.4.1 Nguồn nhân lực
Công ty chưa có một đội ngũ cán bộ kế hoạch có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
Ban lãnh đạo chưa có một cái nhìn đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của kế hoạch đối với quá trình hoạt động cũng như quản lý của Công ty. Đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất với quy mô ngày càng lớn thì công tác kế hoạch phải được quan tâm và chú trọng.
Công ty không có phòng kế hoạch, không có nhân viên có chuyên môn về kế hoạch. Hiện tại công tác lập kế hoạch ở công ty do các phòng ban chức năng tự tổng hợp, cân đối lên kế hoạch cho mình, phòng thiết kế có trách nhiệm tổng hợp soạn thảo bản kế hoạch hoàn chỉnh. Như vậy nguồn lực lập kế hoạch là nhân lực tại chỗ ở các phòng. Kế hoạch của mỗi phòng sẽ do các thành viên trong phòng cùng thực hiện và chỉnh sửa, Phòng thiết kế vừa lên kế hoạch năng lực sản xuất vừa tổng hợp xây dựng bản kế hoạch chung cho cả công ty.
Với cách lập này thì mỗi phòng sẽ có được đánh giá đúng về năng lực thực tại tại của bộ phận mình tuy nhiên Vì không có cán bộ có chuyên môn trong việc lập kế hoạch nên bản kế hoạch vẫn chủ yếu mang tính chất là bảng tổng hợp chưa có sự đánh giá, khái quát và mối liên hệ chặt chẽ giữa các kế hoạch chức năng trong việc xây dựng nên bản kế hoạch hoàn chỉnh.
2.4.2 Tiềm lực tài chính
Khi kế hoạch SXKD nếu không căn cứ vào ngân sách , nguồn tài chính của Công ty sẽ là kế hoạch không thực tế. Bởi lập kế hoạch lập ra mục tiêu và xây dụng các hành động để đạt được mục tiêu, trong đó không thể không tính đến các yếu tố tài chính. Do vậy kế hoạch kinh doanh không tính đến các yếu tố tài chính sẽ không khả thi. Trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh đã có mối liên hệ với phòng tài chính kế toán, đánh giá năng lực tài chính, khả năng cung ứng nguồn vốn, đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy công tác lập KHSX đã tính đến yếu tố tài chính, đã xem xét cơ sở tài chính làm căn cứ cho việc lập kế hoạch của mình.
Điều này làm cho bản kế hoạch đảm bảo tính khả thi và góp phần tích cực vào công tác quản lí của Công ty.
2.4.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cũng như các yếu tố tài chính, các năng lực của công ty về vật tư trang thiết bị để đề ra kế hoạch cũng như phân bổ nguồn lực đã được chú ý đến.
Do công ty nội thất Thiên Vương Tinh thuộc Công ty cổ phần tập đoàn VTV, Kinh doanh nội thất là một trong hai mảng kinh doanh của công ty: kinh doanh nội thất và kinh doanh công nghệ thông tin. Trong mảng công nghệ thông tin công ty cung cấp các dịch vụ:Tư vấn và chuyển giao các giải pháp công nghệ; kinh doanh trong các lĩnh vực điện - điện tử - truyền thông; Xây dựng các phần mềm phục vụ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Như vậy việc trang bị các máy móc thiết bị cho công tác lập kế hoạch là tương đối đầy đủ, công ty cũng tự xây dựng cho mình hệ thống mạng liên kết nội bộ giúp cho việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban với nhau nhanh chóng và dễ dàng, tiết kiệm được rất lớn thời gian và chi phí.
Các thiết bị như nhà xưởng, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất được công ty đầu tư mới 100% được nhập khẩu hoặc mua hàng trong nước chất lượng cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất.
3. Đánh giá về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty 3.1. Đánh giá về quy trình lập kế hoạch
3.1.1 Ưu điểm
Về cơ bản quy trình lập kế hoạch của công ty đã bao gồm các bước cơ bản nhất trong việc lập kế hoạch thông thường, đáp ứng được những yêu cầu của công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp do đó đảm bảo được tính khoa học và hiệu quả.
Quy trình lập kế hoạch được xây dựng từ dưới lên trên, các phòng ban chức năng tự đánh giá năng lực và xây dựng kế hoạch về các chỉ tiêu chức năng cho mình. Phòng thiết kê tổng hợp và cân đối với năng lực sản xuất soạn thảo bản KHSXKD, sau đó lại gửi lại cho các phòng ban điều chỉnh một lần nữa trước khi trình lãnh đạo công ty xét duyệt. như vậy bản kế hoạch đảm bảo được sự tham gia của các bên trong việc lập kế hoạch. Đây cũng là quy trình chung của các công ty tư nhân trong việc lập kế hoạch. Các công ty thường hoạt động linh hoạt hơn, đảm bảo tận dụng tối đa hiệu quả của nguồn lực. Sự tham gia của nhiều bên giúp cho bản kế hoạch được chi tiết và phù hợp với năng lực của công ty và các đơn vị chức năng nói riêng.
Bên cạnh đó, căn cứ của việc lập kế hoạch được xác định khá rõ ràng và đầy đủ, làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch. Những căn cứ đó được các ban chức năng nghiên cứu kĩ trước khi lập kế hoạch riêng cho mình. Quá trình theo dõi phân tích thị trường được thực hiện thường xuyên, theo dõi sự biến động của thị trường có những chiến lược kinh doanh hiệu quả và diều chỉnh kế hoạch phù hợp với thị trường, thị trường được đưa lên làm yếu tố hàng đầu, quan trọng nhất trong các căn cứ lập kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện có sự theo dõi, phản hồi từ các đơn vị về hình tình thực hiện, những khó khăn có thể gặp phải để có kế hoạch chỉ đạo và điều chỉnh hợp lí, linh hoạt với sự thay đổi của thị trường.
Với quy trình kế hoạch có sự tham gia của các bên đảm bảo cho việc xây dựng được bản kế hoạch khoa học, khả thi đồng thời tạo điều kiện cho ban lãnh đạo dễ dàng quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.1.2 Nhược điểm
Quy trình lập kế hoạch ở công ty vẫn còn có những mặt hạn chế:
Vì không có phòng kế hoạch nên kế hoạch SXKD được tổng hợp từ các phòng chức năng, chưa có được sự đánh giá tổng quan trên cơ sở phân tích tổng hợp các thông tin mang đến từ các phòng. Chính vì vậy bản kế hoạch thiếu đi sự liên kết, thống nhất chặt chẽ giữa nhu cầu của thị trường và khả năng có thể đáp ứng dựa trên các nguồn lực hiện có của Công ty.
biến của môi trường bên ngoài và bên trong DN. Nó giúp công ty chủ động chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng trước những thay đổi không lường trước. Kế hoạch chiến lược còn là căn cứ quan trọng để Công ty lập nên kế hoạch SXKD hàng năm.
Như vậy để có thể khắc phục những tồn tại trên thì Công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ kế hoạch có chuyên môn, đưa ra một quy trình lập kế hoạch phù hợp hợp hơn.
3.2. Đánh giá về nội dung của bản kế hoạch
3.2.1 Ưu điểm
Các kế hoạch của công ty đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của công ty. Xây dựng kế hoạch về các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tạo nên cái nhìn tổng quan về kết quả kì vọng trong năm tới. Xây dựng nên bản kế hoạch kinh doanh tổng thể xác định các chỉ tiêu cụ thể về số lượng sản phẩm, doanh thu cho từng loại sản phẩm, các chỉ tiêu này được xây dựng trên những căn cứ và những dự báo đầu kì.
Kế hoạch này còn được xây dựng chi tiết cho từng tháng với các chỉ tiêu cụ thể về sản lượng, doanh thu, kế hoạch này được xây dựng trên những thông tin cụ thể về tình hình thị trường, năng lực sản xuất và những hợp đồng đã kí kết trong tháng.
Chú trọng đến kế hoạch chỉ đạo sản xuất, thời hạn giao hàng, lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất có thời gian giao hàng hoàn thành sớm hơn thời gian giao hàng để có thể kiểm tra, nghiệm thu trước khi bàn giao.
3.2.2 Nhược điểm
Công ty không đưa ra bản kế hoạch chiến lược dài hạn về sản xuất kinh doanh để định hướng chung cho toàn bộ quá trình sản xuất chung của Công ty.
Thời gian và tiến độ lập kế hoạch còn chậm, thường thì đến giữa tháng 1 của năm tới bản kế hoạch mới được xây dựng xong.
Trên thực tế việc sản xuất của công ty một phần được sản xuất đại trà để bày bán trên thị trường tại các cửa hàng, các showroom của công ty, bộ phận hàng này khó xác định về số lượng và khả năng tiêu thụ. Có nhiều nguy cơ tồn đọng. Phần còn lại sản xuất thông qua các đơn hàng trong các tháng, phần này thì được lên kế hoạch cụ thể. Việc xây dựng kế hoạch tháng vẫn mang tính bị động. Thường thì khi có đơn hàng thì Công ty mới tiến hành lập kế hoạch.
Kế hoạch công suất không được chú trọng trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, thời gian cho máy móc sửa chữa, trùng tu không có.
Nguyên nhân của các vấn đề này là do hoạt động kế hoạch sản xuất chưa được quan tâm một cách thích đáng, chi phí tài chính cho hoạt động này còn nhiều hạn chế, chưa có một đội ngũ chuyên sâu về hoạt động này. Công tác dự báo chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò quan trọng của mình trong quá trình lập kế hoạch.
3.3. Đánh giá về phương pháp xây dựng các chỉ tiêu KH
Như đã trình bày ở trên, phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch là phương pháp thống kê kinh nghiệm; phương pháp dự báo nhu cầu thị trường kết hợp với năng lực sản xuất của Công ty.
Sự kết hợp hai phương pháp này có thể đảm bảo tính chính xác và phù hợp của các chỉ tiêu kế hoạch
3.3.2 Nhược điểm
Với phương pháp thống kê kinh nghiệm, hạn chế ở đây chính là thời gian và quá trình hoạt động của Công ty. Mới thành lập cuối năm 2006, đến thời điểm hiện tại thì chưa thể khẳng định là Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là trong những năm qua nền kinh tế có nhiều biến động, kinh tế đi lên, rồi lại sụt giảm, thay đổi liên tục và khó đoán trước được.
Với phương pháp dự báo nhu cầu thị trường: thị trường đã được quan tâm và chú trọng, song phương pháp phân tích và dự báo nhu cầu thì chưa có phương pháp rõ ràng, các kết quả phân tích còn chung chung. Vì vậy Công ty cần vạch ra cho mình một phương pháp, quy trình nghiên cứu rõ ràng, phù hợp và hiệu quả hơn.
Việc sử dụng hai phương pháp trên vẫn còn mang tính rời rạc, chưa kết hợp một cách nhuần nhuyễn với nhau, khi lập một bản kế hoạch thì phải kết hợp các phương pháp để tận dụng những ưu điểm của các phương pháp.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY NỘI THẤT THIÊN VƯƠNG TINH
1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh 1.1. Những thuận lợi
1.1.1 Những cơ hội từ môi trường ngoài doanh nghiệp
Thừa hưởng sự phát triển của khoa học công nghệ ứng dụng vào quá trình sản xuất cũng như quản lí.
Đó là việc đưa máy móc thiết bị được nghiên cứu và sản xuất trên công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, chế biến nhằm rút nhắn thời gian và tạo ra những sản phẩm đẹp, có chất lượng cao. Hiện nay máy móc thiết bị của công ty đang sử dụng là những sản phẩm mới được nhập khẩu tư nước ngoài về và hàng trong nước chất lượng cao. Công ty thường xuyên theo dõi để có kế hoạch tu sửa, nâng cấp, cũng như
lựa chọn để thay thế máy móc cũ bằng máy móc thiết bị mới tạo ra năng suất lao động cao hơn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất cũng như quản lí giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng trao đổi thông tin giữa các phòng ban, giữa bộ phận sản xuất đến ban lãnh đạo của công ty và ngược lại thu nhận và truyền thông tin từ ban lãnh đạo đến các bộ phận, các đơn vị. Công ty đã tiến hành lắp đặt máy tính, máy điều khiển, sử dụng các phần mềm sẵn có và nghiên cứu các phần mềm mới trong sản xuất và điều hành. Việc sử dụng máy tính, internet và các phần mềm này giúp tiết kiệm thời gian và một khoản chi phí đáng kể.
Việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế trên thế giới và đặc biệt sự kiện gia nhập WTO vào cuối năm 2006 thực sự là đòn bẩy kinh tế mang đến những thuận lợi, cơ hội phát triển cho tất cả các DN kể cả công ty nội thất TVT.
Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế tạo cơ hội cho công ty có cơ hội tiếp cận nhanh với công nghệ mới, học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới như: Ytalia, Singapore, Trung Quốc,…
Tìm kiếm và tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường ngoài nước: Hiện nay thị trường Mỹ và EU đang là thị trường tiềm năng để xuất khẩu đồ gỗ nội thất.
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới và là thị trường xuất khẩu nội thất lớn thứ hai của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản