1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích vị trí của gia Đình trong xã hội là một thành viên trong gia Đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì Để làm cho lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong Đời sốn

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?
Tác giả Phạm Gia Thắng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Trách nhiệm của thành viên trong gia đình để gia đình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành vi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

_🖎🖎✍ _

BÀI TẬP LỚN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề bài:

Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?

Họ tên sinh viên: Phạm Gia Thắng

Lớp: Khoa học quản lí 63B

Mã sinh viên: 11218048

Hà Nội – 10/2022

Trang 2

Mục Lục

A Lời mở đầu 2

B Nội dung 3

I Khái niệm vị trí, chức năng của gia đình với xã hội 3

1 Khái niệm gia đình 3

2 Vị trí của gia đình trong xã hội 4

3 Các chức năng cơ bản của gia đình 6

II Trách nhiệm của thành viên trong gia đình để gia đình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên 8

C Kết luận 11

Trang 3

A.Lời mở đầu

Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại Gia đình có vai trò quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt Đối với mỗi quốc gia thì gia đình được coi là “một tế bào xã hội có tính sản sinh” Do vậy sức mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình.”

Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững Kế thừa và phát triển những quan điểm của các nhà tư tưởng đi trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình trong xã hội mới, coi gia đình là tế bào của xã hội, là yếu tố quan trọng quyết định đến sợ phồn thịnh phát triển của xã hội Việt Nam Lịch sử đã chứng minh truyền thống gia đình, dòng

họ là cái nôi đào tạo cho dân tộc rất nhiều nhân tài, là kênh quan trọng nhất để gìn giữ những giá trị tốt đẹp như tinh thần hiếu học, yêu nước thương nòi của con người Việt Nam

Như vậy, có thể thấy, vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình không chỉ đối với xã hội, đất nước, mà với mỗi bản thân con người Phát huy vai trò tích cực của gia đình, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong mỗi gia đình hiện nay, xây dựng gia đình văn hóa là góp phần quyết định xây dựng xã hội mới ổn định, dân chủ, văn minh.Vì vậy chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ gia đình được êm ấm thì

xã hội mới trật tự , an toàn và văn minh hơn

Bài dưới đây sẽ làm phân tích rõ vị trí của gia đình đối với xã hội, và với tư cách là 1 thành viên trong gia đình mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong dời sống cá nhân của mỗi thành viên?

Trang 4

B.Nội dung

I Khái niệm vị trí, chức năng của gia đình với xã hội

1 Khái niệm gia đình

Gia đình là 1 cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội Được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và được C.Mác và Ph.Ăngghen, khi

đề cập đến gia đình đã cho rằng: “ Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử : hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” Trong gia

đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu, quan

hệ cha mẹ nuôi với con nuôi Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội

Tính chất, bản sắc của gia đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của mỗi thành viên gia đình trong sự tương tác, gắn bó với văn hoá cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầng lớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc xác định Nếu như văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình, thì gia đình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội

mà điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hoá xã hội

Trang 5

Tóm lại, gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên.

2 Vị trí của gia đình trong xã hội

a Thứ nhất, gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của

xã hội Có thể ví xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được “sắp xếp, tổ chức” theo nhiều mối quan hệ trong đó gia đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và tạo ra con người Không có gia đình thì sẽ không thể có xã hội để tồn tại và phát triển Vì vậy, để có thể có 1 xã hội tốt cần phải quan tâm đến từng tế bào trong gia đình

Mỗi gia đình hạnh phúc, hoà thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại

và vận động một cách êm thấm Mục đích chung của sự vận động biến đổi của xã hội trước hết vì lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên xã hội và mỗi gia đình - tổ chức và thiết chế xã hội đầu tiên, cơ sở nơi quần tụ của mỗi công dân và thành viên của xã hội

b Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình.

Quan điểm duy vật về lịch sử đã chỉ ra rằng, gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ sản xuất, của trình độ phát triển kinh tế Trong tiến trình lịch sử nhân loại, các phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa đã lần lượt thay thế nhau, kéo theo và dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô

và kết cấu cũng như tính chất của gia đình Từ gia đình tập thể - quần hôn

Trang 6

với các hình thức huyết thống, đối ngẫu, gia đình cặp đôi bước sang hình thức gia đình cá thể, một vợ một chồng; từ gia đình một vợ, một chồng bất bình đẳng, chỉ về phía người phụ nữ, người vợ sang gia đình một vợ, một chồng ngày càng bình đẳng giữa nam - nữ, giữa các thành viên trong gia đình Tất cả những bước tiến đó của gia đình phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế của mỗi thời đại

c Thứ ba, gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân sinh sống và ảnh hưởng cực kì lớn đến sự hình thành phát triển nhân cách con người Chỉ ở nơi gọi là gia đình thì mọi người mới bộc lộ được hết tình cảm thiêng liêng, sâu đậm với mọi thành viên trong gia đình mà không thể tìm được ở bên ngoài cộng đồng nào khác

Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội, gia đình được coi là thiết chế cơ

sở, đầu tiên, nhỏ nhất Sự vận động biến đổi của thiết chế tuân theo những quy luật chung của cả hệ thống Thông qua các hoạt động tổ chức đời sống trong gia đình và của gia đình, mỗi cá nhân, mỗi gia đình tiếp nhận, chịu sự tác động và

"phản ứng " lại đối với những tác động của xã hội, thông qua các tổ chức, các thiết chế, chính sách của xã hội Sự đồng thuận hay không đồng thuận của những tác động từ xã hội, nhà nước với những hình thức tổ chức, sinh hoạt trong thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế độ xã hội, mỗi thời đại

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dụng một xã hội thật sự bình đẳng thì con người phải được tự do, thể hiện được sự bình đăng ở cả trong gia đình từ đó mới có thể khiến xã hội trở nên văn minh hiện đại hơn

Trang 7

d Thứ tư, gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội.

Trước khi “ sự kiện” chào đời của chúng ta từ lúc lọt lòng và đến khi trải qua hết cuộc đời của mình, được chăm sóc để trở thành công dân của xã hội, lao động cống hiến và hưởng thụ, đóng góp cho xã hội trước hết và chủ yếu là thông qua gia đình và với gia đình Sự yên ổn, hạnh phúc mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm đạt hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội Rõ ràng là, muốn xây dựng xã hội phải chú ý xây dựng gia đình Xây dựng gia đình là trách nhiệm, là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của chính xã hội

3 Các chức năng cơ bản của gia đình.

Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng của mỗi gia đình đáp ứng được các nhu cầu cơ bản

về tâm sinh lý tự nhiên của con người như là tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng nâng cao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã hội Hoạt động sinh con đẻ cái của con người trước hết xuất phát từ nhu cầu tồn tại của chính con người, của xã hội Chức năng này đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên, chính đáng của con người.Việc thực hiện chức năng này ảnh hưởng rất lớn đến xã hội như tốc độ gia tăng dân số, mật

độ dân cư và nhiều yếu tố khác liên quan đến các vấn đề chiến lược và trình độ phát triển kinh tế, xã hội Vì vậy phải thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích sẽ tùy thuộc vào từng nơi và nhu cầu xã hội Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao đồn mà gia đình cung cấp

Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Trang 8

Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình còn có trách nhiệm to lớn đó là nuôi nấng, dạy dỗ con cái để trở thành người có ích cho

xã hội Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha

mẹ với con cái, thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Đối với chức năng này gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành được nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người Mỗi khi một sinh linh ra đời đều được sự giáo dục đầu tiên chính là từ cha mẹ của chúng ta , ảnh hưởng to lớn trên chặng đường đời của mỗi con người Bên cạnh gia đình còn nhiều phương pháp giáo dục của gia đình rất đa dạng, tuy nhiên chủ yếu vẫn là nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lý, gia phong của gia đình truyền thống Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế

Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình:

được coi là một chức năng có tính văn hoá - xã hội của gia đình

Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác nhiều khi có thể được giải quyết trong một môi trường gia đình hoà thuận

Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm, vừa là trách nhiệm , đạo đức, lương tâm của mỗi người Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại của xã hội văn mình, phồn thịnh Mọi quan điểm tuyệt đối hoá, đề cao quá mức hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm

Trang 9

Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình: Hoạt động kinh tế và tổ

chức đời sống vật chất là một chức năng cơ bản của gia đình

Hoạt động kinh tế, hiểu theo nghĩa đầy đủ gồm có hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thoả mãn các yêu cầu ăn mặc, ở, đi lại của mỗi thành viên và của gia đình Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều gia đình có điều kiện (có sở hữu hoặc tham gia sở hữu tư liệu sản xuất) đều có thể trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh

Để có thể phát huy mọi tiềm năng sáng tạo trong kinh tế, Đảng và nhà nước đề ra và thực hiện các chính sách sao cho mọi gia đình, mọi cá nhân có thể làm giàu chính đáng bằng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Cùng với sản xuất kinh doanh, các gia đình và hộ gia đình công nhân viên chức, cán bộ hành chính sự nghiệp, giáo viên, nhà khoa học,

…cũng được khuyến khích trong lao động sáng tạo, tăng thu nhập chính đáng từ lao động sáng tạo của mình Thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo

ra tiền đề và cơ sở vật chất vững chắc cho tổ chức đời sống của gia đình

Như vậy, có thể thấy gia đình có vị trí và chức năng vô cùng quan trọng trong đời sống con người, đời sống xã hội Nó hội tụ đủ các chức năng về vật chất cũng như tinh thần, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của con người.

II Trách nhiệm của thành viên trong gia đình để gia đình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.

Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người Trong gia đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái

Trang 10

tinh thần…Ở đó, hàng ngày diễn ra các mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh – em,…những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời Khi đó, gia đình thực sự là một tổ ấm thực sự của mỗi con người

Đời sống xã hội ở nước ta đang có nhiều biến đổi sâu sắc, toàn diện trước tác động của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ Trước sự tác động đó, giá trị truyền thống của gia đình cũng không tránh khỏi những biến đổi Sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng dù vẫn được đề cao, nhưng không chỉ xuất phát từ yêu cầu sinh tồn của gia đình, mà sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý - tình cảm của

cá nhân ngày càng được coi trọng Nhiều gia đình cuốn theo cuộc sống tấp nập ngày nay nên không còn những bữa cơm gia đình quây quần với nhau, cùng với sự du nhập của nhiều nên văn hóa khác nhau trên thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ khiến cho nhiều cư xử không đúng mực với cha

mẹ ông bà Bên cạnh đó còn nhiều trường hợp vì nhiều lí do khác nhau về gia đình như ông bà cha mẹ quá chiều chuộng con cháu dẫn đến những hành

vi sai trái thậm thí còn gây nguy hiểm đến cả một tập thể xã hội Vì vậy nhận thấy rằng để gia đình là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại sự hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình cần phải có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp từ đời này qua đời khác thế nên lứa trẻ ngày nay mang trong mình trách nhiệm rất to lớn đó

Thế nên để cho giới trẻ có trách nhiệm hơn với gia đình và đặc biệt là

xã hội , Trách nhiệm có nghĩa là mỗi người cần phải ý thức tự giác làm gì mình được giao và những gì người khác muốn mình làm, cụ thể ở đây chính

là cha mẹ Đó là bổn phận mà con cái phải hoàn thành, đây cũng chính là đạo làm con từ xưa đến nay Mỗi con người cần phải xác định rõ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cha mẹ Bởi trên thế gian này, không

Ngày đăng: 19/11/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w