1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu

84 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam-nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu
Tác giả Võ Mai Lam
Người hướng dẫn Th.S Đỗ Thị Mỹ Linh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thiết kế thời trang
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 13,24 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (12)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (13)
    • 1.3. Giới hạn đề tài (13)
    • 1.4. Quá trình nghiên cứu (15)
    • 1.5. Xác định thuật ngữ (16)
  • CHƯƠNG 2 (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (18)
      • 2.1.1. Tìm hiểu về đoạn thơ bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc, thiên nhiên và con người Việt Bắc (18)
      • 2.1.2. Nghiên cứu về thể loại trang phục thiết kế và phong cách thiết kế . 15 2.2. Cơ sở thực tiễn (26)
      • 2.2.1. Đối tượng khách hàng (31)
      • 2.2.2. Xu hướng thời trang (33)
    • 2.3. Những ảnh hưởng đến đề tài (34)
      • 2.3.1. Các bộ sưu tập có ảnh hưởng (34)
      • 2.3.2. Thương hiệu có ảnh hưởng (35)
  • CHƯƠNG 3 (38)
    • 3.1. Phương án thiết kế mẫu (38)
      • 3.1.1. Phát triển mẫu (38)
      • 3.1.2. Bộ sưu tập 20 mẫu thiết kế (43)
    • 3.2. Phương án thực hiện (46)
      • 3.2.1. Thử nghiệm phom (46)
      • 3.2.2. Thử nghiệm xử lí chất liệu (47)
  • CHƯƠNG 4 (50)
    • 4.1. Quá trình thực hiện mẫu 1 (50)
      • 4.1.1. Ý tưởng (50)
      • 4.1.2. Mẫu phác thảo màu (51)
      • 4.1.3. Bảng vẽ kỹ thuật (52)
      • 4.1.4. Quá trình thực hiện thiết kế số 1 (53)
      • 4.1.5. Sản phẩm hoàn thiện (54)
    • 4.2. Quá trình thực hiện mẫu 2 (54)
      • 4.2.1. Ý tưởng (54)
      • 4.2.2. Mẫu phác thảo màu (55)
      • 4.2.5. Sản phẩm hoàn thiện (58)
    • 4.3. Quá trình thực hiện mẫu 3 (58)
      • 4.3.1. Ý tưởng (58)
      • 4.3.2. Mẫu phác thảo màu (59)
      • 4.3.3. Bảng vẽ kỹ thuật (60)
      • 4.3.4. Quá trình thực hiện thiết kế số 3 (61)
      • 4.3.5. Sản phẩm hoàn thiện (62)
    • 4.4. Quá trình thực hiện mẫu 4 (62)
      • 4.4.1. Ý tưởng (62)
      • 4.4.2. Mẫu phác thảo màu (63)
      • 4.4.3. Bảng vẽ kỹ thuật (64)
      • 4.4.4. Quá trình thực hiện thiết kế số 4 (65)
      • 4.4.5. Sản phẩm hoàn thiện (66)
    • 4.5. Quá trình thực hiện mẫu 5 (66)
      • 4.5.1. Ý tưởng (66)
      • 4.5.2. Mẫu phác thảo màu (67)
      • 4.5.3. Bảng vẽ kỹ thuật (67)
      • 4.5.4. Quá trình thực hiện thiết kế số 5 (68)
      • 4.5.5. Sản phẩm hoàn thiện (69)
  • CHƯƠNG 5 (81)
  • KẾT LUẬN (81)
    • 5.1. Kết luận (81)
    • 5.2. Kiến nghị (82)
  • PHỤ LỤC (83)

Nội dung

Đầu tiên, tôi xin cảm ơn trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, khoa Thời Trang và Du Lịch, các thầy cô trong Bộ môn Thiết kế thời trang, những người đã tạo điều kiện cho tôi học tập và

Lí do chọn đề tài

Quá khứ - hiện tại - tương lai, luôn là chu trình của mọi sự vật, hiện tượng Để có một hiện tại được sống trong hòa bình, hưởng nền giáo dục tiến bộ, chất lượng cuộc sống được tăng cao về mọi mặt, đó là công lao của một quá khứ hào hùng mà dân tộc ta đã gầy dựng Nên đối với tôi một sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân thời trang và sống hoàn toàn trong nền hòa bình có thể tôi sẽ không cảm nhận sâu sắc được sự vỡ òa cảm xúc trước giây phút đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được trở lại cuộc sống bình yên vốn có Nhưng khi được học bài thơ “Việt Bắc” tôi nhận ra được sự hân hoan của hòa bình, khi con người có thể vui vẻ hoài niệm về những kí ức, cảnh vật xung quanh Cảnh vật vẫn như vậy nhưng khi ta thưởng thức nó ở không gian và thời gian khác nhau đều có một cảm giác hoàn toàn khác biệt Cảnh vật vẫn vậy, hoa vẫn nở, cây vẫn sinh sôi nhưng ở giây phút đất nước hòa bình nó còn có cảm giác của sự sống, tươi mới hơn hẳn bởi lòng người đã tự do thoải mái mà cảm nhận thiên nhiên Do đó, tôi muốn đem đến một đề tài khai thác lại những khung cảnh thiên nhiên bốn mùa ở Việt Bắc một cách thơ mộng hoài niệm của người chiến sĩ giây phút chia ly Chính vì thế, nên tôi lựa chọn bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu để khai thác và ứng dụng vào thời trang Nghiên cứu tập trung vào đoạn thơ bức tranh tứ bình, miêu tả trọn vẹn được con người và thiên nhiên bốn mùa nơi kháng chiến Bài thơ này tiêu biểu cho những suy nghĩ, tình cảm cao đẹp của những con người kháng chiến đối với miền đất quê hương, với đất nước và nhân dân, với kháng chiến và Cách mạng Bằng lối đáp giao duyên, Tố Hữu tái hiện Việt Bắc như một khúc tình ca chứa đựng tình cảm nỗi nhớ của người chiến sĩ, khung cảnh thiên nhiên trữ tình, những con người chất phác và thể hiện công ơn của những người chiến sĩ và cụ Hồ Bằng ngôn ngữ thời trang hiện đại và theo góc nhìn của tôi, tôi cảm nhận được sự hào hùng và lãng mạn của khung cảnh Việt Bắc gồm 6 tỉnh thành: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,

Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên

Do đó, tôi muốn nghiên cứu sâu hơn về đề tài này như một lời tri ân về công lao của ông cha ta, tái hiện khung cảnh Việt Bắc đẹp đẽ, trữ tình và những cảm xúc bồi hồi của các chiến sĩ khi rời đi Thể hiện những nỗi nhớ, các mảnh kí ức của người chiến sĩ về Việt Bắc tập trung vào khung cảnh thiên nhiên bốn mùa bằng ngôn ngữ thời trang để tiếp cận nhiều hơn đến mọi người Đề tài này hoàn toàn phù hợp với đồ án tốt nghiệp, để tôi nghiên cứu và thực hiện đánh dấu cột mốc quan trọng trên con đường ước mơ thiết kế thời trang của mình Chính vì thế, bằng những cảm xúc, quan điểm của mình, tôi muốn mang đến đề tài tốt nghiệp

“Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam-nữ từ 25-35 tuổi mang phong cách modern chic lấy cảm hứng từ bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu”

Mục đích nghiên cứu

Trước mắt (về học tập): Đề tài tốt nghiệp lần này là sự đánh dấu kết thúc chặng đường học tập của tôi nhưng sẽ mở đầu cho con đường thiết kế của tôi Những kĩ năng đã học như kỹ thuật xử lý chất liệu, xử lý cấu trúc trang phục, … nghiên cứu và nắm bắt xu hướng, tư duy thẩm mỹ cá nhân sẽ giúp tôi hoàn thành đề tài này tốt nhất có thể

Lâu dài (đáp ứng nhu cầu xã hội): Tôi muốn đề tài của mình sẽ được nghiên cứu trên nhiều thể loại trang phục hơn nữa Đồng thời nhắm đến dòng trang phục ứng dụng có thể cân bằng giữa tính thiết kế và tính ứng dụng vào đời sống, giúp thời trang tiếp cận đến nhiều đến mọi người.

Giới hạn đề tài

Đề tài: Tìm hiểu sâu hơn về khung cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc Nắm được hình ảnh đặc trưng của bốn mùa, tìm hiểu về trang phục của người dân nơi đây – dân tộc Tày, trang phục của người chiến sĩ Khung cảnh lắng đọng của thiên nhiên hòa với sự chuyển động của con người tạo nên khung cảnh yên ả mà mỗi người thời hiện đại với cuộc sống tất bật hiện nay đều muốn tìm được cảm giác đó Qua đó, tôi muốn đem đến khung cảnh yên ả của cảnh vật xưa nhưng vẫn phù hợp với thời hiện đại, cảm giác yên bình mà mỗi người tìm kiếm

Thể loại trang phục: Bộ sưu tập phục vụ cho các sự kiện quy mô nhỏ như họp báo ra mắt phim, ra mắt sản phẩm, các bữa tiệc thân mật nhưng vẫn cần sự chỉnh chu, … Và qua tìm hiểu tôi nhận thấy thời trang Việt Nam giai đoạn 1954 đã bắt đầu Âu hóa Dựa vào hoàn cảnh bấy giờ và mong muốn của mình nên phong cách modern chic là hoàn toàn phù hợp Thiết kế sẽ mang kiểu dáng hiện đại như vest, quần âu, quần short, đầm body, corset…

Kỹ thuật thực hiện: Các thiết kế mang vẻ đẹp của sự hoài niệm, thể hiện nét hiện đại và tinh tế, thể hiện khung cảnh người chiến sĩ đứng giữa khung cảnh bốn mùa mà nhớ về nhân dân, nhớ về Việt Bắc Từ các hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi” “mơ nở trắng rừng” “rừng phách đổ vàng” “trăng rọi hòa bình” có rất nhiều hình ảnh hoa văn sẽ được cách điệu tinh giản Khung cảnh bốn mùa hiện lên như một bảng pantone màu sắc phong phú để chọn lựa như đỏ, lục, vàng, trăng và màu

“áo chàm” của dân tộc Tày Xanh indigo là màu sắc đặc trưng của dân tộc Tày, và để hiện đại hơn tôi lựa chọn chất liệu denim cũng mang màu indigo đặc trưng cho các thiết kế cùng các chất liệu như organza, linen, …Tôi triển khai bằng cả phương pháp rập 2D và 3D, các phương án như đính kết 3D, in chuyển nhiệt, ráp mảnh, cut out, in 3D, Đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng tôi nhắm đến cho đề tài này thuộc nhóm tuổi từ 25 đến 35 cả nam và nữ ở khu vực miền Nam Phân khúc khách hàng tôi nhắm đến có mức thu nhập ổn định dao động từ 50 -70.000.000 vnd và có mục đích chi tiêu rõ ràng Có sự yêu thích các nét truyền thống của dân tộc nhưng mang vẻ hiện đại, có sở thích đọc sách, thơ, yêu thiên nhiên,… mang tính cách độc lập, phóng khoáng, tự do và thanh lịch Có nhu cầu cần sự trang trọng và thu hút mỗi khi xuất hiện nhưng không quá phô trương, như sự kiện quy mô nhỏ như họp báo ra mắt phim, ra mắt sản phẩm, các bữa tiệc thân mật nhưng vẫn cần sự chỉnh chu, … Những thiết kế của tôi sẽ phù hợp với những ai thích sự mới vẻ, phá cách nhưng vẫn toát lên sự thanh lịch.

Quá trình nghiên cứu

Sưu tập tài liệu (nguồn): Để thực hiện tốt đề tài, tôi cần trau dồi thêm kiến thức thông qua internet, sách báo… tìm hiểu sâu về phong cách mình đã chọn về bối cảnh lịch sử, văn hóa Việt Bắc, hiểu sâu hơn từng câu chữ ý nghĩa của bài thơ Việt Bắc thông qua đọc các tài liệu trên sách, các bài báo phân tích trên internet Tìm hiểu về trang phục của các chiến sĩ của Việt Bắc, trang phục dân tộc Tày thông qua sách “Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam” của tác giả Đăng Trường và Hoài Thu và “Trang phục Việt Nam” của tác giả Đoàn Thị Tình Bên cạnh đó, tôi cũng nghiên cứu đề tài của các anh chị để có thể học hỏi cách trình bày, cách triển khai và thực hiện ý tưởng để có thể rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và hạn chế những lỗi sai không đáng có Việc nghiên cứu xu hướng cũng rất quan trọng, tôi nghiên cứu và cập nhật xu hướng mới thông qua buổi trình diễn của các thương hiệu lớn trong và cả ngoài nước, ở các trang báo hàng đầu về thời trang như Vouge, Happer’s Bazaar, … Đồng thời, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về nhu cầu sử dụng, các chất liệu, cách xử lý, … cũng là một việc quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đề tài của tôi Tôi lựa chọn phương thức khảo sát trực tiếp ở các trung tâm thương mại, các chợ vải để có thể quan sát và cảm nhận trực tiếp sản phẩm mà các thương hiệu đưa ra thị trường như thế nào Từ đó học hỏi và đúc kết cho đề tài của mình

Phân tích tài liệu: Với các câu chữ, hình ảnh thể hiện trong bài thơ, và các hình ảnh tôi tổng hợp, từ đó tôi chọn lọc lại những gì thể hiện rõ ý tưởng và đem đến cho tôi cảm xúc nhất để trình bày vào các bảng nghiên cứu Ở bài thơ tôi phân tích các hình ảnh con người mình - ta, trang phục của chiến sĩ kháng chiến và trang phục dân tộc Tày, khung cảnh thiên nhiên bốn mùa đắt giá của tác phẩm

Từ các phân tích trên giúp tôi chọn lựa ra các gam màu, cách xử lý chất liệu, cấu trúc trang phục và chất liệu phù hợp Bên cạnh đó, tôi cũng nghiên cứu kĩ phong cách, các xu hướng thời trang hiện tại và sắp đến, phân tích phân khúc khách hàng, và đồng thời khảo sát các thị trường nguyên phụ liệu để có thể áp dụng vào bộ sưu tập của mình một cách phù hợp nhất

Sáng tạo (tính mới của đề tài): Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy chưa có đề tài về bài thơ Việt Bắc Đây là một đề tài mới, ở đề tài này tôi tập trung khai thác khung cảnh thiên nhiên bốn mùa ở đoạn thơ bức tranh tứ bình của bài thơ Khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng hòa với sự chuyển động của con người Hình ảnh hoa chuối đỏ tươi giữa mùa đông lạnh như ngọn đuốc sưởi ấm lòng người, sự mềm mại của hoa mơ hòa với sự mát mẻ của mùa xuân, rừng phách chuyển màu cùng tiếng ve kêu của mùa hạ và rừng mùa thu yên ả hòa với tiếng hát ân tình thủy chung Cùng với cảm xúc của mình, tôi sẽ tái hiện những hình ảnh đó qua các thiết kế của mình đồng thời kết hợp phong cách modern chic để thể hiện như một cách ngụ ý dù hiện tại hòa bình, phát triển nhưng ta vẫn hoài niệm về chiến thắng của dân tộc ta theo khía cạnh vui tươi, bồi hồi đầy lãng mạng, không còn nhìn nhận về những đau thương đã trải qua mà chúng ta nhìn về những kỉ niệm đẹp như một cách chữa lành.

Xác định thuật ngữ

1 Form: Được hiểu như tổng thể hình dáng của trang phục

2 Modern chic: Phong cách thời trang hiện đại, là một nhánh nhỏ của Futuristic Phong cách này thường mang cấu trúc trang phục mới lạ, sáng tạo, gam màu thường trung tính

3 Cut out: Được hiểu là kiểu thiết kế trang phục có những nét cắt xẻ ngẫu hứng, lược bỏ đi một phần của trang phục để tạo điểm nhấn hoặc tôn lên vẻ đẹp của người mặc

4 Ráp mảnh: là kiểu xử lí chất liệu kết hợp nhiều mảnh vụn lại với nhau

5 Suit: Hay còn gọi là Âu phục, là một bộ trang phục dành cho nam giới gồm áo vest, quần âu, áo sơ mi, cà vạt Trang phục có kích cỡ vừa vặn với cơ thể người mặc

6 Item: Dùng để chỉ một loại mặc hàng nào đó, ví dụ như áo, quần hoặc trang sức, phụ kiện, …

7 Corset: Là một loại áo được mặc để định hình cơ thể thành dáng người đồng hồ cát dành cho nữ Giống áo quây nhưng phần ngực được thiết kế như áo nịt ngực, có độ sâu, được thêm đệm lót hoặc khung dưới chân ngực nhằm giúp nâng ngực và tạo độ gợi cảm cho vòng một, thường có dây siết ở phía sau Bắt nguồn ở châu Âu từ thế kỉ 16

8 Blazer: Là một loại áo khoác giống như áo khoác vest nhưng được cắt may đơn giản hơn, có kích thước thoải mái hơn và không cần mặc cả bộ như suit

9 Softboy style: Là phong cách thời trang theo phong cách dịu dàng, dễ thương Phong cách soft boy thường sử dụng những loại trang phục có màu sắc nhẹ nhàng và trông như một chàng trai ấm áp, tươi sáng

10 Unisex: Là một tính từ chỉ một cái gì đó không dành riêng cho giới tính, tức là phù hợp với bất kỳ loại giới tính nào

11: Futuristic style: Phong cách Futuristic mang đến những thiết kế tương lai vượt ra ngoài sức tưởng tượng, rất lập dị và gần như không tuân thủ những gì được cho là chuẩn mực ở thực tại.

Cơ sở lý luận

2.1.1 Tìm hiểu về đoạn thơ bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc, thiên nhiên và con người Việt Bắc

Bài thơ được Tố Hữu sáng tác tháng 10 - 1954 để kỉ niệm cho một sự kiện lớn của dân tộc là chiến thắng Điện Biên Phủ Đối với ông - một cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của Cách mạng thì cuộc sống có sự thay đổi đầy bước ngoặt: từ chiến tranh sang hòa bình, từ núi rừng về thành thị “Việt Bắc” được ví như khúc tình ca thắm thiết thể hiện ân tình sâu nặng thủy chung của tác giả - người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi - đối với căn cứ địa Cách mạng, là nỗi nhớ, kí ức về con người và cảnh vật ở Việt Bắc Hai hình ảnh “mình” và “ta” xuyên suốt bài thơ, có thể là giữa người cán bộ - nhân dân hay người cán bộ với đồng đội của mình

Tố Hữu chọn giây phút cuộc chia tay để bộc lộ những cảm xúc trữ tình dào dạt, đầy lưu luyến giữa kẻ ở, người đi Đây là cuộc chia tay của những người đã từng gắn bó sâu nặng với nhau, cùng nằm gai nếm mật, chia ngọt sẻ bùi Giờ đây, trong phút giây chia tay, họ cùng nhau gợi lại bao kỉ niệm về những ngày tháng đã qua

Họ khẳng định nghĩa tình bên chặt và hẹn ước về một ngày mai tươi sáng

Tuy chỉ là câu chữ, nhưng bài thơ đã phác họa khung cảnh chia tay đầy cảm xúc, và những kí ức rất sống động Ở đây, không nói về những đau khổ của chiến tranh mà nói về cảm xúc vỡ òa khi đất nước hòa bình, nghĩ về tương lai tươi sáng

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Mở đầu bài thơ ta đã hình dung được cảm xúc của khung cảnh lúc đó, “Mình về mình có nhớ ta?” đó không đơn thuần là câu hỏi, cũng không nhất thiết cần câu trả lời, đây có thể là câu trần thuật để nói lên nỗi buồn, sự tiếc nuối của cuộc chia ly Chính vì thế, nên mạch cảm xúc của cả bộ sưu tập cũng toát lên nỗi buồn mang mác

Thiên nhiên Việt Bắc – Bức tranh tứ bình

Thiên nhiên vùng núi luôn là khung cảnh lãng mạng, trữ tình, Việt Bắc mang vẻ đẹp của sự hoang sơ hòa với cảnh sinh hoạt đầy sức sống của nhân dân, tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ khiến Tố Hữu bâng khuâng khi phải chia xa

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

Nỗi nhớ hướng về thiên nhiên núi rừng, nhìn cảnh nhớ người Giữa muôn ngàn hoa kết tinh từ hương sắc tạo nên bốn mùa với vẻ đẹp khác nhau, tác giả nhận ra giữa cảnh vật bạt ngàn đó là con người Việt Bắc giản dị gắn bó cùng nhau suốt

15 năm Đó là khoảng thời gian không ngắn cũng không dài, đủ để hằn sâu vào lòng người khi phải chia xa Đầu tiên là mùa đông nhưng không lạnh lẽo, ảm đạm nhưng lại mang cảm giác của sức sống mãnh liệt

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Giữa nền xanh thăm thẳm của núi rừng và không khí lạnh lẽo của vùng cao vào mùa đông, lại có những bông hoa chuối rừng với sắc đỏ tươi đầy sức sống Như những ngọn đuốc thắp sáng lên hy vọng cho chiến sĩ cách mạng giữa chiến tranh đau khổ, là ngọn đuốc soi đường tương lai tươi sáng Đối lập giữa xanh và đỏ đầy đặc sắc hòa với gam màu ấm áp của ánh nắng giữa trời đông tạo nên không đa chiều mà nổi bật ở đó là hình ảnh con người cheo leo trên đèo cao Con người như đang chủ động nắm lấy số phận, đầy tự tin và mạnh mẽ

Bức tranh mùa đông dần lùi về phía sau, cảnh sắc thay đổi từ màu xanh, đỏ bắt mắt sang một khu rừng trắng xoa như bất tận của hoa mơ mùa xuân

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Hoa mơ nở rộ vào khoảnh khắc giao mùa của đông và xuân, hoa nở thành từng cụm trắng bồng bềnh dưới ánh nắng ấm áp của ngày xuân Khung cảnh cảm nhận bằng cả thị giác và xúc giác, vừa là sự mênh mông của rừng hoa trắng xóa, vừa là sự mềm mại nhẹ nhàng của cánh hoa khi có gió thổi, hay từng cụm hoa đã tạo nên sự mềm mại bồng bềnh Giữa một màu trắng bạt ngàn đó, sự chăm chỉ của người dân nơi đây “chuốt từng sợi giang” Người Tày làm nên nón Tày – nón làm bằng sợi giang, các sợi được chuốt mảnh và đan tỉ mỉ với nhau, thường là đan mắt cáo cho lớp khung của nón, ở lớp ngoài người dân phủ lá cọ Màu trắng ngà của nón hòa với màu trắng hoa mơ làm nổi bật lên màu áo chàm của người dân tộc Tày Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người làm nên khung cảnh đầy chất thơ

Hình 1: Bảng nghiên cứu mùa đông và mùa xuân

Tiếp theo, Tố Hữu thỏa mãn người đọc cả về thính giác, tiếng ve kêu như một âm báo giao mùa, màu trắng của khu rừng đồng loạt chuyển vàng

“Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” Âm thanh của tiếng ve làm không gian ngày hè trở nên rộn rã, náo nức, vui tươi Màu vàng của lá ở nhiều sắc độ khác nhau đỏ sang vàng ở nhiều sắc độ khác nhau tạo nên một không gian đầy rực rỡ, ở đây tác giả dùng màu vàng để thể hiện như giúp người đọc cảm giác được sự oi bức của mùa hè Giữa khung cảnh tràn ngập sắc màu đó là sự thầm lặng, lối sống giản dị của người con gái “hái măng một mình” Nét đẹp lao động thầm lặng lại trở nên bắt mắt hơn cả những dãy màu rực rỡ của núi rừng

Khép lại bức tranh tứ bình là khung cảnh đêm trăng lắng đọng hòa với tiếng hát bộc lộ nỗi lòng

“Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Mùa thu được thể hiện với vầng trăng tròn vành vạnh ánh trăng dịu dàng gợi lên vẻ thanh bình, yên ả Đó là ánh trăng của hòa bình, của niềm vui, của niềm hạnh phúc lan tỏa Mùa thu ngọt ngào, trọn vẹn bởi “tiếng hát ân tình thủy chung” trong cảm xúc “nhớ ai” của người ra đi Là tiếng của con người Việt Bắc, những con người khổ cực lam lũ song không quên đi nghĩa tình gắn bó, sâu nặng với nhau Tiếng hát cất lên vang vọng giữa núi rừng dưới ánh trăng thanh bình thơ mộng như tô đậm cảm xúc vui tươi, hồ hởi, niềm hạnh phúc hân hoan của con người trong ngày chiến thắng và nhắc nhở người ra đi nhớ về 15 năm gắn bó

Hình 2: Bảng nghiên cứu mùa hè và mùa thu

Hình ảnh “mình” và “ta”, nghiên cứu trang phục của quân đội và nhân dân ở Việt Bắc

Trang phục quân đội trong biên soạn “Trang phục Việt Nam – Đoàn Thị Tình” xuất bản năm 2006 có nhắc đến như sau “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày 22-12-1944 tại chiến khu Việt Bắc, Đội Võ trang Tuyên truyền Giải phóng quân Việt Nam được thành lập Với quân số 34 người, họ là những người đầu tiên của lực lượng võ trang chính qui của Đảng Dù cùng chung một lý tưởng nhưng khác nhau về thành phần xuất thân, nghề nghiệp v.v…, lại do hoàn cảnh lúc ấy mỗi người phải có một việc làm nào đó, vừa để sinh sống, vừa để che mắt kẻ thù, nên trang phục mỗi người mỗi vẻ: người mặc quần áo chàm, người mặc quần áo nâu, người mặc com lê, người đi hài xảo, người đi giày vải, người đi giày da, v.v…”

Do điều kiện thiếu thốn nên mặc dù là ai, trang phục như thế nào thì họ vẫn sẵn sàng chiến đấu một cách mạnh mẽ nhất Họ vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng Đến khi ra mắt nhân dân Thủ đô Hà Nội, chào mừng ngày Độc lập (02-09-

Những ảnh hưởng đến đề tài

2.3.1 Các bộ sưu tập có ảnh hưởng

Bộ sưu tập thể hiện tinh thần của sự thoải mái và nghệ thuật Vẫn là các form dáng ứng dụng và item quen thuộc như đầm body, trench coat, short, shirt, … nhưng vẫn toát lên sự phóng khoáng, hiện đại và tinh tế Đó cũng là điều được yêu thích nhất của Jacquemus, các thiêt kế luôn có vẻ đẹp quyến rũ từ những đường cắt mượt mà, đặc biệt là mang đến sự thoải mái cho mọi dáng người Tuy nhiên thoải mái không đồng nghĩa với đơn giản, mỗi thiết kế của Jacquemus luôn để lại những form dáng sáng tạo đẳng cấp cũng như những điểm nhấn nhá nổi bật, gây thương nhớ với những người chiêm ngưỡng Bộ sưu tập “Le Papier” còn mãn nhãn với “mặt trăng muối” – một đồi núi muối trắng tinh khiết của công viên Camargue, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhẹ nhàng dưới nền xanh của trời cùng các thiết kế mang màu sắc ngọt ngào tạo nên khung cảnh đầy ấn tượng

Hình 15: Jacquemus Fall 2022: "Le Papier"

2.3.2 Thương hiệu có ảnh hưởng

Jacquemus là một thương hiệu kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa tối giản gợi cảm với sự tươi mới trẻ trung, đồng thời cân bằng hoàn hảo giữa yếu tố thương mại và tự do sáng tạo Điều quan trọng giúp thương hiệu này thành công là tính ứng dụng trong sản phẩm, các thiết kế luôn dễ mặc và dễ ứng dụng trong nhiều trường hợp Cấu trúc trang phục luôn có sự mới mẻ và tinh tế, không quá cầu kì về xử lí chất liệu nhưng form dáng và đường nét trang phục đã tạo được chiều sâu cho tổng thể thiết kế Simon Porte Jacquemus – người sáng lập lên Jacquemus đã nói rằng “Tôi không làm quần áo, tôi làm những câu chuyện” nên các bộ sưu tập của thương hiệu luôn mãn nhãn người xem về cả không gian từ các sàn catwalk danh giá đến các địa điểm xa hoa như cánh đồng hoa oải hương ở miền nam nước Pháp (2020), bãi biển ở Hawaii (2022), hay cả vùng muối như một thế giới khác của Camargue cho bộ sưu mùa thu năm 2022, … Giúp nhấn mạnh thêm về câu chuyện cũng là điều làm nên sự thành công cho thương hiệu

Hình 16: Một số hình ảnh trong các bộ sưu tập của Jacquemus

Tên bộ sưu tập: “Mình – Ta”

Với ý tưởng từ bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu tôi muốn thể hiện khung cảnh bức tranh tứ bình, thể hiện nỗi nhớ của người chiến sĩ khi rời căn cứ cách mạng trở về miền xuôi nhìn cảnh mà nhớ người, nhớ đến 15 năm gắn bó với người dân nơi đây Bộ sưu tập hướng đến dòng trang phục sự kiện ở phân khúc tầm trung, mang tính ứng dụng cao phù hợp với các sự kiện quy mô nhỏ như lễ ra mắt sản phẩm, họp báo, MC, các buổi kí kết, các sự kiện liên quan đến truyền thông Người mặc cần sự chỉnh chu, thu hút nhưng không quá phô trương

Thể loại trang phục: trang phục ứng dụng cho sự kiện Đối tượng khách hàng: Nữ từ 25 đến 35 tuổi

Phong cách: “Modern Chic” Các trang phục trong bộ sưu tập mang hơi hướng thanh lịch, hiện đại nhưng cũng có sự phá cách, giúp người mặc có thể nổi bật hơn Kiểu dáng: Kiểu bóng H, T, A

Màu sắc: lam, lục, đỏ, đen, trắng

Hoa văn, họa tiết: hoa văn cách điệu từ các hình ảnh hoa mơ, hoa chuối, lá phách với gam màu đơn sắc, đường nét hoa văn đơn giản Hoa văn được xử lí từ kỹ thuật in chuyển nhiệt, đính kết, tạo hoa văn chất liệu từ silicone, in 3D, cắt laser,

Kỹ thuật xử lý chất liệu: áp dụng phương pháp tạo phom dáng trang phục trên mannequin, phối hợp các chất liệu với nhau để tạo ra chất liệu mang hiệu ứng mới và xử lý bề mặt chất liệu như in chuyển nhiệt, đính kết, cut – out, áp dụng chất liệu silicone chuyên dụng từ các đồ thủ công handmade để làm chất liệu mới, ứng dụng được trong thời trang, phối layer nhiều lớp vải, cắt laser,… để tạo sự 2D và 3D cho trang phục giúp có chiều sâu hơn

Phụ kiện: túi xách, giày, hoa tai, vòng cổ,…

Hình 17: Bảng concept thiết kế

Phương án thiết kế mẫu

Qua quá trình nghiên cứu về bức tranh tứ bình của bài thơ “Việt Bắc”, tìm hiểu từng hình ảnh đặc trưng trong từng mùa, nghiên cứu về trang phục của người chiến sĩ và dân tộc Tày – hai hình ảnh đại diện cho nhân vật “mình” “ta” luôn được nhắc đến trong bài thơ Cùng với các xu hướng thời trang cho mùa xuân hè năm

2024 – 2025 Tôi sẽ đem đến một bộ sưu tập mang cảm xúc vui vẻ, hoài niệm về chiến thắng cho dân tộc, hình ảnh người chiến sĩ nhìn cảnh vật của bốn mùa để ôn lại những kỉ niệm của bản thân Khai thác hình ảnh đặc trưng trong từng mùa của bài thơ kết hợp cùng phom dáng, các đặc trưng của trang phục người chiến sĩ kháng chiến và dân tộc Tày Đoạn thơ bắt đầu từ mùa đông với hình ảnh hoa chuối đỏ tươi giữa nền rừng xanh thẳm Vì vậy nên các thiết kế mùa đông mang tông màu đỏ lạnh và xanh lục là chính Tôi khai thác các đặc điểm của hoa chuối như bề mặt có phấn hoa, cánh hoa có gân dọc, và đặc trưng nhất phần nhụy hoa Dùng phương pháp loại suy để phân tích những đặc trưng thì nhụy hoa thể hiện hình ảnh hoa chuối rõ nhất Kết hợp cùng các kết cấu trang phục đặc trưng của dân tộc Tày nhấn ở thắt lưng Từ đó tôi có được ý tưởng về kết cấu và họa tiết cho trang phục Hình ảnh vườn chuối được cách điệu thành nét vẽ đơn sắc phù hợp với phương án thêu và chần bông, kết hợp với kĩ thuật ráp mảnh xen lẫn màu lam và đỏ như cảm giác hoa chuối nở trên nền rừng Cùng với phương án in 3D những chiếc cúc áo cách điệu từ lá chuối để hoa văn đặc trưng cho thiết kế

Hình 18: Bảng phân tích ý tưởng mùa đông

Gam màu trắng xóa của rừng hoa mơ bạt ngàn cùng với họa tiết mắt cáo trên nón của người dân tộc Tày là điểm nổi bật của mùa xuân Cánh hoa mơ mềm mại như lụa, nở theo cụm bồng bềnh, ở đây nó còn là cả khu rừng vào mùa xuân giúp người ta liên tưởng đến sự nhẹ nhàng, mềm mại của cánh hoa hay của làn gió xuân thổi qua khu rừng Màu chàm đặc trưng của dân tộc Tày cũng giống như nền trời xanh thẳm làm nổi bật thêm màu trắng xóa bất tận của rừng hoa mơ

Hình 19: Bảng phân tích ý tưởng mùa xuân

Bước qua mùa hè oi ả, khi nhìn từ trên xuống rừng phách mùa hè như một bức tranh đầy màu sắc Rừng cây thay lá nhưng không đồng đều, nó ở nhiều sắc độ và gam màu khác nhau tạo nên tổng thể hài hòa về thị giác Tôi lựa chọn phương án in chuyển nhiệt để phác họa lại cả khu rừng theo dạng từng chấm bi như sự nhỏ bé của từng chiếc lá giữa khu rừng Các chất liệu xuyên thấu như silk organza tạo các giác mát mẻ khi ở mùa hè, và đem lại hiệu ứng nhiều tầng sắc độ cho trang phục khi cut out nhiều lớp Một điểm đặc trưng của trang phục người chiến sĩ lúc bấy giờ khi chưa có đồng phục chính thức, người ta thường mang túi vải vắt chéo ngang eo, từ đó tôi có lựa chọn cho phom dáng mới và phụ kiện cho trang phục

Hình 20: Bảng phân tích ý tưởng mùa hè

Tôi sử dụng gam màu xanh lam và trắng để thể hiện ý tưởng mùa thu với hình ảnh ánh trăng len lỏi trong khu rừng làm nổi bật rừng cây và bầu trời đầy sao, hòa cùng tiếng hát ân tình thủy chung Phương án sử dụng nhựa dẻo tạo hình cho rừng cây tông màu trắng đơn sắc cùng với phương án xử lý gân nổi cho trang phục có chiều sâu hơn Về phom dáng, đàn tính - một nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Tày với thân dáng tròn và cần đàn dài, có 2 hoặc 3 dây Là ý tưởng cho phương án cut out và những đường cấu trúc cong tròn cho trang phục

Hình 21: Bảng phân tích ý tưởng mùa thu

Tổng kết lại là hình ảnh bốn mùa đan xen như ánh nhìn của người chiến sĩ khi nhớ lại cảnh vật nơi chiến khu đã gắn bó với nhau 15 năm Các phương án xử lý nói trên được thể hiện hòa lại với nhau như một bức tranh về cả bốn mùa

Hình 22: Bảng phân tích ý tưởng bốn mùa

Bộ sưu tập “Mình – ta” với đầy đủ màu sắc của bốn mùa, các hình ảnh đặc trưng trong từng mùa Gam màu chuyển dần từ nền rừng xanh thẳm của mùa đông sang màu trắng của hoa mơ lại nhuộm vàng khi vào hạ và cuối cùng là màu của nền trời yên bình mùa thu Kết hợp từ phom dáng của trang phục dân tộc Tày và trang phục của chiến sĩ cách mạng cùng các phương án xử lý như đính kết, chần bông, cut out, ráp mảnh, in 3D, đổ silicone,… để đem đến những thiết kế mang tính hiện đại Thể hiện hình ảnh bốn mùa đầy sức sống trong kí ức của người chiến sĩ theo một cách mới mẻ phù hợp với thời hiện đại và có tính ứng dụng cao

Hình 23: Bảng phân tích ý tưởng cho bộ sưu tập "Mình - Ta"

3.1.2 Bộ sưu tập 20 mẫu thiết kế

Hình 24: Mẫu thiết kế 1 đến 4 lấy ý tưởng từ mùa đông

Hình 25: Mẫu thiết kế từ 5 đến 8 lấy ý tưởng từ mùa xuân

Hình 26: Mẫu thiết kế từ 9 tới 12 lấy ý tưởng từ mùa hè

Hình 27: Mẫu thiết kế từ 13 đến 16 lấy ý tưởng từ mùa thu

Hình 28: Mẫu thiết kế từ 17 đến 20 lấy ý tưởng từ bốn mùa

Hình 29: Các mẫu thiết kế thực hiện

Phương án thực hiện

Hình 30: Mẫu thử phom số 1

Với phom dáng corset hở chân ngực, tôi lựa chọn phương án drapping trên manocanh, sau đó gia giảm thêm các pen ở đỉnh ngực và chân ngực để phom dáng ôm nhất có thể Sau khi thử nghiệm phom và xử lí chạy chần dây thừng trên cúp ngực, tôi nhận thấy đường rã corset chưa đẹp nên tôi chỉnh lại phần bảng vẽ kỹ thuật của mình Phần xử lí dây thừng nên chừa độ rút khi chần dây vào nhiều hơn nữa để rập không bị ảnh hưởng Cần đến 2 lớp lót để phần lót bên trong sạch sẽ, không có quá nhiều đường chỉ khi chần dây, nên chọn chất liệu tương đối không quá cứng để phần xử lí gân nổi rõ hơn Cần giảm đường giữa lưng thân sau thêm 2cm nữa để khi thắt dây không bị chồm qua nhau và định hình dáng hơn

Với phần quần, sau khi thử tôi thấy độ rộng chưa đủ nên cần mở rộng thêm số đo ống quần, thêm chiều dài quần và độ cong đáy thân sau để quần ôm vào người hơn

3.2.2 Thử nghiệm xử lí chất liệu

Hình 31: Mẫu thử xử lí in chuyển nhiệt

Tôi thiết kế file in dạng chấm bi dựa trên hình ảnh thật của rừng cây chuyển màu mùa hè của Cao Bằng – thuộc Việt Bắc Sau đó in thử nghiệm nhiều lần để điều chỉnh thêm

Lần in 1 chất liệu chưa phù hợp, độ lên màu không hiệu quả, màu bị bạc Sau khi chọn lại chất liệu chứa nhiều polyester hơn để độ lên màu chuẩn hơn thì màu lên chuẩn tuy nhiên đường kính các chấm tròn hơi to, nên tôi sửa file in và in lại lần 3

Hình 32: Mẫu thử xử lí chất liệu silicone

Do thường xuyên xem các video về làm đồ handmade tôi được biết đến chất liệu silicone trong suốt này Tôi nhận thấy nó vừa đủ độ trong vừa đủ độ co dãn nên đã quyết định sử dụng chất liệu này áp dụng vào các chi tiết trong thiết kế Thử nghiệm lần 1 tôi nhận thấy độ bám vào lớp vải nền chắc chắn vẫn giữ được độ co dãn, tuy nhiên phần silicone hơi dầy làm độ trong suốt giảm và bị nhiều bọt khí Sau khi tìm hiểu tôi lựa chọn đổ mỏng hơn và khuấy 2 dung dịch để tạo nên hỗn hợp silicone cuối cùng thời gian nhanh hơn để không tạo ra quá nhiều bọt khí ở lần 2 và kết quả được như mong muốn Tuy nhiên các hạt cườm có kích thước nhỏ, nhìn góc xa không thấy rõ nên tôi lựa chọn kích thước to hơn và thêm nhiều kích thước hơn để trông đa dạng hơn

Hình 33: Mẫu thử xử lý dập ly và họa tiết cây

Tôi chọn phương án dập ly trên nền vải denim, tuy nhiên ly hơi to so với mong muốn Phần họa tiết cây được xử lý từ nhựa dẻo để tạo cảm giác nổi lên trên bề mặt vải Tuy nhiên chưa đủ hài hòa nên tôi lựa chọn kết hợp nhựa dẻo và chất tẩy để tạo họa tiết để hiệu ứng bề mặt có cả 2D và 3D

Từ bản vẽ đến sản phẩm thực tế ta cần cân nhắc nhiều vấn đề hơn nữa Qua quá trình thử nghiệm phom dáng và chất liệu tôi rút ra được các vấn đề sau: việc thử nghiệm cần thời gian lâu và lặp lại nhiều lần do đó tôi nên cân nhắc kỹ lưỡng phương án và thời gian cho các công đoạn để lên hoàn chỉnh bộ trang phục, tỉ lệ của mẫu thật và bản vẽ có thể không như mong muốn do bản vẽ tỉ lệ 9 đầu còn người thật chỉ có 7 đầu, cần điều chỉnh tỉ lệ hoặc cân nhắc phương án dựng phom khác để tỉ lệ đẹp nhất có thể Việc chọn chất liệu cũng nên cẩn thận vì vải mộc thử phom có độ dãn, độ rũ,… khác với vải thật nên ta cần cân nhắc kĩ về chất liệu dựa trên các ưu và nhược điểm của mẫu vải mộc

Tôi nhận thấy các phương án xử lý chất liệu trên phù hợp với các thiết kế của mình Tuy nhiên vẫn còn tinh chỉnh thêm để có thể phù hợp và thoải mái cho người mặc hơn Như phần silicone có độ bám rất nhiều nên khi mặc bám vào người dễ gây khó chịu và không thoáng khí nên tôi tăng thêm lớp lót lưới để khi tiếp xúc với da ta thấy thoải mái hơn, và không sử dụng quá nhiều trong thiết kế vì không thoáng khí nhiều khi mặc Và để thể hiện tinh thần đề cao sự đơn giản, phóng khoáng của bộ sưu tập tôi lựa chọn các chất liệu có độ xuyên thấu đương đối, độ rũ và thoải mái cho người mặc và cân nhắc về độ dựng phom như organza, vải tơ sương, taffta, denim,… và sử dụng keo ngựa để dựng phom corset

Hình 34: Các mẫu thiết kế chọn may

Quá trình thực hiện mẫu 1

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Hình ảnh hiện lên trong mùa đông là những hoa chuối đỏ tươi, mặc dù khi nói đến mùa đông ta thường có cảm giác lạnh lẽo nhưng ở đây bài thơ như sự hoài niệm thể hiện nỗi nhớ nên mang cảm xúc ấm áp hơn mùa đông thật sự của thiên nhiên Có lẽ vì đây là mùa đông trong kí ức, trong lòng người Màu đỏ của hoa chuối đỏ tươi cùng ánh nắng tạo cảm giác ấm áp hơn Trong thiết kế chọn may tôi đã sử dụng tông đỏ của hoa chuối làm tổng thể Tôi kết hợp ý tưởng và các xu hướng để tạo lên thiết kế này Phần hoa chuối có đặc trưng dễ nhận dạng nhất là nhụy hoa nên tôi lựa chọn phương án in 3D nhụy hoa xen vào phần cúp ngực corset, như có 2 hoa chuối đang nở Corset ôm xác và lưng quần được luồng dây dài thắt lại ở 2 bên hông như điểm đặc trưng của trang phục người Tày thắt lưng được thắt nhiều vòng Kết hợp các đường bèo lượn ở thân quần để tổng thể mềm mại hơn

Hình 35: Bảng phân tích ý tưởng cho thiết kế số 1

Hình 36: Mẫu thiết kế số 1 (mặt trước và mặt sau)

Bộ sưu tập: “Mình – Ta” Mùa: Xuân Hè Size: S Look 01

Thông số (đơn vị cm)

Tơ xước Lụa nhung kim sa Màu sắc:

Hình 37: Bảng vẽ kỹ thuật cho thiết kế số 1

4.1.4 Quá trình thực hiện thiết kế số 1

Chọn chất liệu Để bề mặt vải có độ chuyển màu tự nhiên như bông phấn trên hoa chuối tôi lựa chọn chất liệu lụa nhung kim sa Tuy nhiên bề mặt vải mềm không thích hợp dựng phom corset nên tôi lựa chọn phương án ủi 2 lớp keo ngựa Ở phần quần lớp ngoài tôi lựa chọn tơ xước để chất liệu có độ xuyên thấu nhưng cũng không quá rủ và có độ đơ nhất định

Dựng phom và xử lý chất liệu

Tôi áp dụng kỹ thuật chần, và luồng dây thừng để tạo hiệu ứng gân nổi như gân trên bề mặt hoa chuối Và thiết kế file in 3D tạo phần nhụy hoa đặc trưng

Hình 38: Quá trình thực hiện thiết kế số 1

Hình 39: Hình ảnh mẫu chụp thiết kế 1

Quá trình thực hiện mẫu 2

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Mẫu thiết kế số 2 mang ý tưởng hoa mơ ở mùa xuân Hoa mơ với tông màu trắng thường nở theo cụm tạo nên cảm giác mềm mại và tinh khôi Nên thiết kế sử dụng tông trắng cho cả bộ, chất liệu nhẹ nhàng có độ mềm rũ có độ bay bổng nhất định Kết hợp cùng phom dáng của trang phục phụ nữ Tày để tạo nên các đường nét trang phục mang tính hiện đại hơn như bâu cổ đứng, nhấn ở eo Kết hợp cùng chất liệu silicone tạo nên bề mặt trong suốt và cườm tạo hình hoa làm điểm nhấn cho trang phục

Hình 40: Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 2

Hình 41: Mẫu thiết kế số 2 (mặt trước và mặt sau)

Bộ sưu tập: “Mình – Ta” Mùa: Xuân Hè Size: S Look 02

Thông số (đơn vị cm)

Hình 42: Bảng vẽ kỹ thuật cho thiết kế số 2

4.2.4 Quá trình thực hiện thiết kế số 2

Chọn chất liệu Ở thiết kế số 2 tôi sử dụng chất liệu tơ sóng trắng cho cả bộ, chất liệu có xuyên thấu vừa phải, độ rũ và độ mềm nhất định Tuy nhiên chất liệu không đứng phom và phương án ủi keo sẽ làm mất độ xuyên thấu của vải nên tôi lựa chọn vải taffeta cho lớp lót để giữ được phom cho thiết kế

Dựng phom và xử lý chất liệu

Tôi sử dụng silicone trong suốt để xử lí chi tiết cho trang phục, qua quá trình thử nghiệm tôi cân nhắc đến độ thoải mái khi mặc và phần bảo quản nên chi tiết này không quá to Các hạt cườm khi xử lý nhỏ không dễ nhận diện nên tôi sử dụng hạt to hơn và nhiều size hơn để có tính đa dạng hơn Lớp silicone không quá dầy, độ dầy 2mm để đảm bảo độ xuyên thấu và không bị nhiều bọt khí Tôi sử dụng chất liệu nhựa dẻo để tạo hình hoa đính ở phần eo, tuy nhiên hoa chưa đủ độ bóng và do nhựa xuyên thấu nên không nổi bật trên nền váy trắng, tôi lựa chọn phương án phủ thêm màu và lớp nhũ ngọc trai để hoa bắt mắt hơn

Hình 43: Quá trình thực hiện thiết kế số 2

Hình 44: Hình ảnh mẫu chụp thiết kế 2

Quá trình thực hiện mẫu 3

“Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” Ở thiết kế này tôi lấy ý tưởng chủ đạo từ góc nhìn từ trên cao xuống của rừng cây phách chuyển màu của Cao Bằng ở Việt Bắc Góc nhìn từ trên cao xuống rừng cây có nhiều màu và nhiều sắc độ khác nhau, không nhìn rõ được chi tiết, các cụm lá cây như điểm màu chuyển động

Hình 45: Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 3

Hình 46: Mẫu thiết kế số 3 (mặt trước và mặt sau)

Bộ sưu tập: “Mình – Ta” Mùa: Xuân Hè Size: L Look 03

Thông số (đơn vị cm)

Hình 47: Bảng vẽ kỹ thuật cho thiết kế số 3

4.3.4 Quá trình thực hiện thiết kế số 3

Tôi lựa chọn chất liệu organza để cho thiết kế này để giữ được độ xuyên thấu cho thiết kế dù phải chồng nhiều lớp, tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng cho vest Ở phần quần tôi lựa chọn chất vải có nhiều thành phần là polyester để màu khi in lên chuẩn nhất có thể

Dựng phom và xử lý chất liệu

Thiết kế sử dụng các phương án xử lý in chuyển nhiệt ở phần quần và đính cườm tấm ở trên áo

Hình 48: Quá trình thực hiện thiết kế số 3

Hình 49: Hình ảnh mẫu chụp thiết kế 3

Quá trình thực hiện mẫu 4

“Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Thiết kế lấy ý tưởng từ hình ảnh rừng cây nổi bật trong đêm thu Các đường nét trang phục được phát triển trên phom dáng của trang phục thường ngày của người nam dân tộc Tày, cổ áo tròn, nút vải và có 7 nút Màu xanh chàm của đặc trưng của người Tày tôi lựa chọn chất liệu denim để trong hiện đại hơn mà vẫn giữ được tông màu xanh chàm đặc trưng Hình ảnh tiếng hát không thể hiện thực hóa được nên tôi sử dụng hình dạng của đàn tính – nhạc cụ của người Tày áp dụng vào chi tiết túi hông quần cho thiết kế Cùng với họa tiết cây nổi bật giữa nền trời đêm

Hình 50: Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 4

Hình 51: Mẫu thiết kế số 4 (mặt trước và mặt sau)

Bộ sưu tập: “Mình – Ta” Mùa: Xuân Hè Size: L Look 04

Thông số (đơn vị cm)

Denim Denim thun Tơ xước Màu sắc:

Hình 52: Bảng vẽ kỹ thuật cho thiết kế số 4

4.4.4 Quá trình thực hiện thiết kế số 4

Tôi sử dụng chất liệu vải tơ xước cho phần áo để mang cảm giác mộc mạc nhưng không quá truyền thống Phần quần tôi lựa chọn denim cứng cho quần, phần tà chọn denim thun để phù hợp dập ly

Dựng phom và xử lý chất liệu

Qua quá trình dựng phom tôi thấy vạt áo cần chỉnh xéo để giống bản vẽ hơn, cổ hơi ôm cần mở rộng thêm Phần xử lí họa tiết cây bằng nhựa dẻo, tuy nhiên không nổi bật trên nền vải, nên tôi lựa chọn phương án phủ màu nhũ ngọc trai để có độ bắt mắt hơn và xen lẫn chất tẩy tạo họa tiết để họa tiết có cả 2D và 3D giúp có chiều sâu hơn

Hình 53: Quá trình thực hiện thiết kế số 4

Hình 54: Hình ảnh mẫu chụp thiết kế 4

Quá trình thực hiện mẫu 5

4.5.1 Ý tưởng Ở thiết kế này tôi muốn tổng hợp lại hình ảnh của 4 mùa, như một cách nhìn tổng thể về kí ức của người chiến sĩ Các hình ảnh đặc trưng của từng mùa được nhắc lại và sắp xếp hài hòa với nhau

Hình 55: Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 5

Hình 56: Mẫu thiết kế số 5 (mặt trước và mặt sau)

Bộ sưu tập: “Mình – Ta” Mùa: Xuân Hè Size: S Look 05

Thông số (đơn vị cm)

Gold Lưới kim tuyến Denim Denim thun Màu sắc:

Hình 57: Bảng vẽ kỹ thuật cho thiết kế số 5

4.5.4 Quá trình thực hiện thiết kế số 5

Tôi lựa chọn chất liệu taffeta gold cho corset, chất liệu vừa có độ dầy phù hợp dựng phom corset, có độ nhung nhẹ thể hiện sắc độ bề mặt vải không quá thô Ở phần váy tôi sử dụng denim và taffeta gold cắt laser cánh hoa, tôi sử dụng thêm vải lưới kim tuyến như lớp lót cho cánh hoa để khi ráp thành bông hoa phần lót lộ ra ngoài vẫn có độ ánh sáng

Dựng phom và xử lý chất liệu

Qua quá trình dựng phom tôi nhận thấy cần đẩy hông corset ra thêm để có chỗ đỡ được các họa tiết hoa và nơ hai bên hông áo Tôi sử dụng phương án cắt laser từng cánh hoa để khi ráp lại thành bông hoa ta được phần nhụy hoa 3D hơn khi cắt cả bông hoa Phương án làm hoa vải được sử dụng làm hoa chuối ở phía sau kết hợp cùng nơ để tạo cảm giác chật chội của rừng chuối và mang tính girlcore hơn Các dãy màu chuyển sắc của mùa hè được tái hiện bằng cách đính cườm tấm Và họa tiết rừng cây đan xen vào hoa 3D như hình ảnh cây ẩn hiện buổi đêm

Hình 58: Quá trình thực hiện thiết kế số 5

Hình 59: Hình ảnh mẫu chụp thiết kế 5

Tiểu kết chương 4 (look book)

Bộ sưu tập “Mình – Ta” với 5 thiết kế mang ý nghĩa của 4 mùa và cái nhìn tổng hợp của 4 mùa Với tinh thần hiện đại, đơn giản và thanh lịch, thiết kế thứ nhất là một tí sưởi ấm trong tinh thần khi cảm nhận hoa chuối như ngọn đuốc sáng giữa mùa đông, giữa những kỉ niệm kháng chiến Mẫu thiết kế tiếp theo là sự trong trẻo nhẹ nhàng như cánh hoa mơ vào mùa xuân Đến mẫu thứ ba là góc nhìn từ trên cao xuống của khu rừng phách chuyển màu vào mùa hè Mẫu thứ tư thể hiện mùa thu yên ả vào ban đêm với khu rừng tĩnh lặng Cuối cùng là sự tổng kết của bốn mùa, như sự tổng kết của kí ức người chiến sĩ khi rời căn cứ trở về miền xuôi

Hình 60: Poster bộ sưu tập “Mình – Ta”

Ngày đăng: 19/11/2024, 08:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Bảng nghiên cứu mùa hè và mùa thu - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 2 Bảng nghiên cứu mùa hè và mùa thu (Trang 22)
Hình 3: Bảng nghiên cứu trang phục quân đội ở Việt Bắc những năm 1950 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 3 Bảng nghiên cứu trang phục quân đội ở Việt Bắc những năm 1950 (Trang 23)
Hình 6: Một số kiểu bóng trang phục sự kiện - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 6 Một số kiểu bóng trang phục sự kiện (Trang 26)
Hình 8: Một số chất liệu trong trang phục - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 8 Một số chất liệu trong trang phục (Trang 28)
Hình 9: Một số hoa văn trên trang phục - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 9 Một số hoa văn trên trang phục (Trang 28)
Hình 12: Bảng nghiên cứu phong cách Modern Chic - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 12 Bảng nghiên cứu phong cách Modern Chic (Trang 31)
Hình 13: Bảng nghiên cứu đối tượng khách hàng - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 13 Bảng nghiên cứu đối tượng khách hàng (Trang 33)
Hình 14: Bảng nghiên cứu xu hướng thời trang mùa xuân hè năm 2024 – 2025 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 14 Bảng nghiên cứu xu hướng thời trang mùa xuân hè năm 2024 – 2025 (Trang 34)
Hình 15: Jacquemus Fall 2022: "Le Papier" - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 15 Jacquemus Fall 2022: "Le Papier" (Trang 35)
Hình 16: Một số hình ảnh trong các bộ sưu tập của Jacquemus - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 16 Một số hình ảnh trong các bộ sưu tập của Jacquemus (Trang 36)
Hình 18: Bảng phân tích ý tưởng mùa đông - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 18 Bảng phân tích ý tưởng mùa đông (Trang 39)
Hình 19: Bảng phân tích ý tưởng mùa xuân - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 19 Bảng phân tích ý tưởng mùa xuân (Trang 40)
Hình 20: Bảng phân tích ý tưởng mùa hè - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 20 Bảng phân tích ý tưởng mùa hè (Trang 41)
Hình 21: Bảng phân tích ý tưởng mùa thu - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 21 Bảng phân tích ý tưởng mùa thu (Trang 41)
Hình 23: Bảng phân tích ý tưởng cho bộ sưu tập "Mình - Ta" - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 23 Bảng phân tích ý tưởng cho bộ sưu tập "Mình - Ta" (Trang 43)
Hình 25: Mẫu thiết kế từ 5 đến 8 lấy ý tưởng từ mùa xuân - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 25 Mẫu thiết kế từ 5 đến 8 lấy ý tưởng từ mùa xuân (Trang 44)
Hình 26: Mẫu thiết kế từ 9 tới 12 lấy ý tưởng từ mùa hè - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 26 Mẫu thiết kế từ 9 tới 12 lấy ý tưởng từ mùa hè (Trang 44)
Hình 35: Bảng phân tích ý tưởng cho thiết kế số 1 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 35 Bảng phân tích ý tưởng cho thiết kế số 1 (Trang 51)
Hình 36: Mẫu thiết kế số 1 (mặt trước và mặt sau) - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 36 Mẫu thiết kế số 1 (mặt trước và mặt sau) (Trang 51)
Hình 38: Quá trình thực hiện thiết kế số 1 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 38 Quá trình thực hiện thiết kế số 1 (Trang 53)
Hình 41: Mẫu thiết kế số 2 (mặt trước và mặt sau) - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 41 Mẫu thiết kế số 2 (mặt trước và mặt sau) (Trang 55)
Hình 40: Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 2 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 40 Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 2 (Trang 55)
Hình 43: Quá trình thực hiện thiết kế số 2 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 43 Quá trình thực hiện thiết kế số 2 (Trang 57)
Hình 46: Mẫu thiết kế số 3 (mặt trước và mặt sau) - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 46 Mẫu thiết kế số 3 (mặt trước và mặt sau) (Trang 59)
Hình 45: Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 3 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 45 Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 3 (Trang 59)
Hình 51: Mẫu thiết kế số 4 (mặt trước và mặt sau) - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 51 Mẫu thiết kế số 4 (mặt trước và mặt sau) (Trang 63)
Hình 50: Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 4 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 50 Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 4 (Trang 63)
Hình 53: Quá trình thực hiện thiết kế số 4 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 53 Quá trình thực hiện thiết kế số 4 (Trang 65)
Hình 55: Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 5 - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 55 Bảng phân tích ý tưởng thiết kế số 5 (Trang 66)
Hình 60: Poster bộ sưu tập “Mình – Ta” - Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thiết kế trang phục ứng dụng sự kiện cho nam - nữ từ 25 - 35 tuổi mang phong cách Modern Chic lấy cảm hứng từ bức tranh Tứ Bình trong bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu
Hình 60 Poster bộ sưu tập “Mình – Ta” (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN