1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Kỹ nghệ gỗ và nội thất: Thiết kế, chế tạo kệ trang trí bằng ghép hoa văn gỗ

90 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế, chế tạo kệ trang trí bằng ghép hoa văn gỗ
Tác giả Phạm Tường Minh, Nguyễn Hữu Duy
Người hướng dẫn TS. Quách Văn Thiêm
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ nghệ gỗ và nội thất
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 7,04 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (16)
    • 1.1 Lí do chọn đề tài (16)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài (16)
    • 1.3 Nội dung nghiên cứu (17)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.6 Phạm vi nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (19)
    • 2.1 Tổng quan ngành gỗ Việt Nam (19)
    • 1. Tình hình hiện tại (19)
    • 2. Tiềm năng phát triển (19)
    • 3. Thách thức và khó khăn (21)
    • 4. Xu hướng phát triển (21)
    • 5. Kết luận (21)
      • 2.2 Một số sản phẩm ghép hoa văn gỗ trên thị trường (22)
  • CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (25)
    • 3.1 Nguyên vật liệu trong sản xuất đồ mộc (25)
      • 3.1.1 Gỗ tự nhiên (25)
      • 3.1.2 Ván nhân tạo (30)
    • 3.2 Cơ sở thiết kế sản phẩm (35)
      • 3.2.1 Đặc điểm không gian thiết kế (35)
      • 3.2.2 Kích thước cơ thể con người (36)
      • 3.2.3 Thiết kế sản phẩm (39)
      • 3.2.4 Tổng quan thiết kế (40)
      • 3.2.5 Lựa chọn nguyên vật liệu thiết kế (42)
    • 3.3 Đặc điểm, tính chất, những yêu cầu về nguyên liệu sản xuất đồ gỗ (45)
      • 3.3.1 Đặc điểm (45)
      • 3.3.2 Tính chất (45)
      • 3.3.3 Yêu cầu (45)
    • 3.4 Vật liệu phụ trong sản xuất đồ mộc (45)
      • 3.4.1 Keo (45)
      • 3.4.2 Sơn (46)
      • 3.4.3 Các loại vật liệu phụ kiện khác (47)
    • 3.5 Sản phẩm mộc (49)
      • 3.5.1 Khái niệm chung về sản phẩm mộc (49)
        • 3.5.1.1. Đặc điểm của sản phẩm mộc (49)
        • 3.5.1.2. Quá trình sản xuất sản phẩm mộc (49)
        • 3.5.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm mộc (50)
      • 3.5.2 Phân loại sản phẩm mộc (50)
    • 3.6 Yêu cầu đối với sản phẩm mộc (52)
      • 3.6.1 Yêu cầu về thẩm mỹ (52)
      • 3.6.2 Yêu cầu về công năng (53)
      • 3.6.3 Yêu cầu về kinh tế (53)
      • 3.6.4 Yêu cầu về môi trường (53)
    • 3.7 Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc (53)
      • 3.7.1 Tính sáng tạo (53)
      • 3.7.2 Tính công năng (54)
      • 3.7.3 Tính khoa học (54)
      • 3.7.4 Tính nghệ thuật (55)
      • 3.7.5 Tính công nghệ (55)
      • 3.7.6 Tính kinh tế (56)
    • 3.8 Các dạng liên kết (56)
    • 3.9 Cấu trúc cơ bản của sản phẩm gỗ (59)
    • 3.10 Màu sắc và ánh sáng (59)
      • 3.10.1 Màu sắc (59)
      • 3.10.2 Ánh sáng (60)
    • 3.11 Trình tự thiết kế sản phẩm nội thất (61)
  • CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO SẢN PHẨM (63)
    • 4.1 Khảo sát và lựa chọn mô hình thiết kế (63)
      • 4.1.1 Khảo sát mô hình thiết kế (63)
      • 4.1.2 Lựa chọn mô hình thiết kế (67)
    • 4.2 Tính toán độ bền sản phẩm (68)
    • 4.3 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật (73)
      • 4.3.1 Cấp chính xác gia công (73)
      • 4.3.2 Độ chính xác và sai số gia công (73)
        • 4.3.2.1 Độ chính xác gia công (73)
        • 4.3.2.2 Sai số gia công (75)
    • 4.4 Chế tạo sản phẩm (76)
      • 4.4.1 Sơ đồ gia công chung (76)
      • 4.4.2 Quy trình gia công cụ thể (76)
        • 4.4.2.1 Khối lượng vật tư (76)
        • 4.4.2.2 Gia công thô (77)
        • 4.4.2.3 Gia công tinh (81)
        • 4.4.2.4 Lắp ráp sản phẩm (82)
        • 4.4.2.5 Xử lý nguội (83)
        • 4.4.2.6 Trang sức bề mặt sản phẩm (83)
        • 4.4.2.7 Đóng gói sản phẩm (86)
    • 4.5 Dự toán kinh phí (87)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (88)
    • 5.1 Kết luận (88)
    • 5.2 Kiến nghị (88)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)

Nội dung

TÓM TẮT ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CHẾ TẠO KỆ TRANG TRÍ BẰNG GHÉP HOA VĂN GỖ Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế chế tạo kệ trang trí bằng ghép hoa văn gỗ”, chúng tôi đã

GIỚI THIỆU

Lí do chọn đề tài

Ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài: Bàn học và bàn làm việc là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, văn phòng, và trường học Việc thiết kế bàn học làm việc không chỉ đòi hỏi tính thẩm mỹ mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về công năng sử dụng, độ bền, và sự thoải mái cho người dùng Đặc biệt, bàn ghép gỗ với hoa văn tinh tế không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn thể hiện sự sáng tạo và phong cách của người sở hữu

Tính ứng dụng thực tiễn: Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về các sản phẩm nội thất vừa mang tính nghệ thuật vừa có tính ứng dụng cao ngày càng tăng Bàn học làm việc ghép gỗ hoa văn là một sản phẩm không chỉ hữu dụng trong học tập và làm việc mà còn có thể trở thành điểm nhấn trong không gian sống, góp phần tạo nên môi trường làm việc và học tập thoải mái, hiệu quả

Khả năng phát triển nghề nghiệp: Việc nghiên cứu và thiết kế bàn học làm việc ghép gỗ hoa văn giúp tôi nâng cao kỹ năng thiết kế, sáng tạo, và hiểu biết về công nghệ sản xuất nội thất Điều này sẽ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai của tôi trong lĩnh vực thiết kế nội thất và kiến trúc Đáp ứng nhu cầu thị trường: Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm nội thất thân thiện với môi trường và mang đậm nét văn hóa truyền thống đang được ưa chuộng Bàn học làm việc ghép gỗ hoa văn không chỉ đáp ứng nhu cầu về công năng và thẩm mỹ mà còn phù hợp với xu hướng tiêu dùng bền vững

Khả năng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: Đề tài thiết kế bàn học làm việc ghép gỗ hoa văn là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật truyền thống và phong cách hiện đại Việc sử dụng hoa văn gỗ không chỉ giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn mang lại sự độc đáo, mới mẻ cho sản phẩm

Với những lý do trên, tôi tin rằng việc chọn đề tài thiết kế bàn học ghép gỗ hoa văn không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng và góp phần vào sự phát triển của ngành thiết kế nội thất.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

+ Thiết kế được sản phẩm kệ trang trí bằng ghép hoa văn gỗ đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ, kinh tế

+ Tính toán được giá thành sản phẩm

+ Lập được quy trình gia công và chế tạo sản phẩm

+ Nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường:

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và xu hướng tiêu dùng hiện nay.

+ Thiết kế sản phẩm: Đưa ra các phương án thiết kế phù hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng. Kết hợp các yếu tố thẩm mỹ và công năng trong thiết kế để tạo ra sản phẩm vừa đẹp mắt vừa tiện dụng.

+ Lựa chọn vật liệu và công nghệ sản xuất:

Nghiên cứu các loại gỗ và vật liệu ghép gỗ phù hợp để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Lựa chọn công nghệ sản xuất tiên tiến để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

+ Thử nghiệm và đánh giá sản phẩm:

Tiến hành thử nghiệm mẫu kệ trang trí bằng ghép gỗ hoa văn để đánh giá tính khả dụng và độ bền của sản phẩm.

Thu thập phản hồi từ người dùng thử để điều chỉnh và hoàn thiện thiết kế.

+ Phát triển kế hoạch kinh doanh và tiếp thị:

Xây dựng kế hoạch kinh doanh và chiến lược tiếp thị để đưa sản phẩm ra thị trường. Đề xuất các biện pháp quảng bá và phân phối sản phẩm hiệu quả.

● Góp phần vào sự phát triển của ngành thiết kế nội thất, đặc biệt là các sản phẩm kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

● Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về giá trị của các sản phẩm nội thất thân thiện với môi trường và mang đậm nét văn hóa truyền thống.

Nội dung nghiên cứu

+ Tìm hiểu tổng quan về nguyên liệu, vật liệu dùng trong sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam + Tìm hiểu tổng quan về sản phẩm mộc, trang trí nội thất và những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm gỗ

+ Khảo sát và lựa chọn mô hình thiết kế

+ Thiết kế sản phẩm kệ trang trí bằng ghép hoa văn gỗ

+ Lập quy trình chế tạo sản phẩm

+ Tính toán giá thành sản phẩm.

Đối tượng nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là kệ trang trí bằng ghép hoa văn gỗ, nên chúng tôi sẽ tìm hiểu về: khí hậu tại địa điểm nghiên cứu, diện tích không gian phòng, loại gỗ, ván phù hợp, và tham khảo một số loại bàn trên thị trường

+ Các loại gỗ có trong tự nhiên và ván công nghiệp phù hợp với tone màu thiết kế + Các loại kệ trang trí được nhiều người sử dụng trên thị trường.

Phương pháp nghiên cứu

+ Nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu thông qua các tài liệu như sách, báo, các tài liệu được giáo viên hướng dẫn cung cấp, các tài liệu hàn lâm

+ Khảo sát: thông qua các sản phẩm trên thị trường, các sản phẩm có sẵn tại không gian sống, không gian làm việc, thông qua khảo sát nhu cầu của mọi người

+ Đúc kết kinh nghiệm: thông qua việc nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã đúc kết lại và áp dụng vào đề tài của chúng tôi.

Phạm vi nghiên cứu

+ Ghép hoa văn gỗ là một phạm trù tương đối rộng Cho nên phạm vi của để tài “Thiết kế chế tạo kệ trang trí bằng bằng ghép hoa văn gỗ” của chúng tôi tập trung vào các công việc chính như sau:

+ Nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm kệ trang trí ghép hoa văn gỗ với kích thước 1200x568x740mm

+ Tính toán giá thành sản phẩm, lập quy trình gia công và chế tạo sản phẩm phù hợp với trang thiết bị hiện có tại xưởng sản xuất.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tổng quan ngành gỗ Việt Nam

Trong giai đoạn 2009-2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) gần 15% Năm

2023 giảm 17% do ảnh hưởng từ sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, tình hình đã được cải thiện trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giá trị xuất khẩu G&SPG trong tháng 5 năm 2024 ước đạt 1.25 tỷ USD, tăng 18.1% so với cùng kỳ năm 2023 Tính chung 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6.1 tỷ USD, tăng 23.5% so với cùng kỳ năm 2023

Sự khởi đầu thuận lợi trong những tháng đầu năm 2024 cộng với việc gia tăng các đơn hàng do nhu cầu tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU và một số nước ASEAN đang có sự phục hồi đã đem lại sự lạc quan cho ngành gỗ của Việt Nam.

Tình hình hiện tại

Ngành công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới, với các sản phẩm chính bao gồm đồ gỗ nội thất, gỗ dán, và gỗ công nghiệp

Hình 2.1 Cơ cấu doanh thu theo thị trường

Tiềm năng phát triển

+ Nguồn nguyên liệu phong phú: Việt Nam sở hữu diện tích rừng lớn với nhiều loại gỗ quý, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp gỗ Ngoài ra, việc phát triển rừng trồng nhanh giúp cung cấp nguyên liệu bền vững cho sản xuất

Hình 2.2 Cơ cấu danh thu theo nhóm hàng

+ Thị trường xuất khẩu mở rộng: Các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, và Hàn

Quốc đều có nhu cầu cao về các sản phẩm gỗ từ Việt Nam Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc khai thác các thị trường tiềm năng mới

Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn

2019-T5/2024 + Chính sách hỗ trợ của nhà nước: Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ ngành gỗ, bao gồm các chính sách về thuế, tài chính, và khuyến trọng như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và hiện diện nhiều hơn tại các thị trường mới nổi như Trung Đông, Ấn Độ Ngành gỗ Việt Nam có vị thế thuận lợi để tận dụng nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường trong nước và quốc tế Với mức tăng như hiện nay, mục tiêu xuất khẩu 17.5 tỷ USD trong năm nay của ngành gỗ có thể hoàn thành

+ Hoa Kỳ vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất về xuất khẩu G&SPG của Việt Nam, gần 54% lượng hàng hóa chảy vào thị trường Mỹ trong năm 2023 Dư địa đối với mặt hàng G&SPG, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ vẫn còn rất lớn tại thị trường này

+ Các mục tiêu trong năm 2024: GDT đặt mục tiêu doanh thu gần 366 tỷ đồng và lãi sau thuế 60 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng lần lượt 18% và 65% so với năm trước.[13]

Thách thức và khó khăn

+ Nguồn nguyên liệu nhập khẩu: Mặc dù có nguồn nguyên liệu nội địa phong phú, nhưng ngành gỗ Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là các loại gỗ cao cấp

+ Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng: Các thị trường xuất khẩu lớn thường có những yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Cạnh tranh quốc tế: Ngành gỗ Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gỗ khác như Trung Quốc, Indonesia, và Malaysia.

Xu hướng phát triển

+ Công nghệ sản xuất hiện đại: Việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến như tự động hóa và số hóa trong sản xuất giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

+ Sản phẩm thân thiện với môi trường: Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững đang thúc đẩy ngành gỗ phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế và công nghệ sản xuất sạch

+ Thiết kế sáng tạo: Nhu cầu về các sản phẩm gỗ có thiết kế sáng tạo và độc đáo ngày càng tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Kết luận

Ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Với nguồn nguyên liệu phong phú, chính sách hỗ trợ của nhà nước, và tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành gỗ có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công nghệ hiện đại, và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu

2.2 Một số sản phẩm ghép hoa văn gỗ trên thị trường:

- Bàn ghép hoa văn gỗ: Mặt bàn được ghép từ nhiều mảnh gỗ nhỏ với các hoa văn độc đáo, có thể là hình học, hoa lá, hoặc các họa tiết truyền thống Tạo điểm nhấn nghệ thuật cho không gian làm việc hoặc học tập, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sự tinh tế

Hình 2.4 Bàn trà ghép hoa văn gỗ

- Tủ và kệ ghép hoa văn gỗ: Cánh tủ, mặt kệ hoặc các phần trang trí của tủ và kệ được ghép từ các mảnh gỗ với hoa văn tinh tế Làm tăng tính thẩm mỹ cho phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng làm việc, tạo không gian lưu trữ tiện lợi và đẹp mắt

- Tranh ghép hoa văn gỗ: Tranh được tạo thành từ các mảnh gỗ nhỏ ghép lại với nhau thành các bức tranh hoa văn phức tạp, có thể là phong cảnh, động vật, hoặc các họa tiết trừu tượng Dùng để trang trí tường, mang lại cảm giác ấm cúng và nghệ thuật cho không gian sống

Hình 2.5 Tranh ghép gỗ chữ Phúc

- Sàn gỗ ghép hoa văn: Sàn gỗ được ghép từ các mảnh gỗ nhỏ tạo thành các hoa văn trang trí độc đáo, như xương cá, hình học, hoặc các hoa văn truyền thống Làm tăng vẻ đẹp sang trọng và độc đáo cho ngôi nhà, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau

- Cửa gỗ ghép hoa văn: Cửa gỗ có các phần trang trí ghép hoa văn, tạo nên các họa tiết phức tạp và đẹp mắt Tạo điểm nhấn cho lối vào nhà hoặc các phòng bên trong, làm tăng vẻ đẹp và sự sang trọng cho không gian

- Đèn gỗ ghép hoa văn: Chao đèn hoặc thân đèn được làm từ các mảnh gỗ ghép lại với nhau thành các hoa văn tinh tế Tạo ánh sáng ấm áp và không gian nghệ thuật, phù hợp với nhiều loại không gian như phòng khách, phòng ngủ, hoặc quán cà phê

- Đồng hồ gỗ ghép hoa văn: Mặt đồng hồ được ghép từ nhiều mảnh gỗ nhỏ tạo thành các hoa văn độc đáo, kết hợp với kim loại hoặc các vật liệu khác Vừa là công cụ đo thời gian, vừa là vật trang trí nghệ thuật cho phòng khách, phòng làm việc hoặc phòng ngủ

Hình 2.6 Đồng hồ ghép hoa văn gỗ

- Hộp gỗ ghép hoa văn: Hộp gỗ với các mặt được ghép hoa văn tinh tế, có thể dùng để đựng trang sức, đồ lưu niệm hoặc các vật dụng nhỏ khác Làm tăng giá trị thẩm mỹ và sự sang trọng cho các món đồ được bảo quản, thích hợp làm quà tặng

- Khay gỗ ghép hoa văn: Khay được làm từ các mảnh gỗ ghép hoa văn, có thể dùng để phục vụ thức ăn, đồ uống hoặc làm khay trang trí Tạo sự sang trọng và độc đáo cho bữa tiệc hoặc không gian trưng bày, dễ dàng làm sạch và bảo quản

- Bàn ghép hoa văn gỗ đa năng: Bàn có thể điều chỉnh độ cao, tích hợp các ngăn kéo hoặc giá sách, với mặt bàn được ghép hoa văn đẹp mắt Phù hợp cho các không gian nhỏ hẹp, tiện lợi cho việc học tập và làm việc, đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian

Hình 2.7 Mặt bàn ghép hoa văn gỗ

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nguyên vật liệu trong sản xuất đồ mộc

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ những khu rừng tự nhiên được chính phủ cấp phép khai thác hay từ rừng trồng lấy gỗ, lấy nhựa, lấy tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc Gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành nguyên vật liệu khác Các sản phẩm nội thất nếu được làm từ gỗ tự nhiên thì sẽ rất bền và đẹp Vì vậy gỗ tự nhiên là vật liệu rất được yêu thích, ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất Tuy nhiên, giá thành gỗ tự nhiên so với ván công nghiệp thì đắt hơn rất nhiều

Nét đặc trưng riêng cho vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, chính là những hình thù độc đáo của vân gỗ, cùng những màu sắc khác nhau Chính bởi sự khác nhau về các loại dinh dưỡng và khoáng chất có trong đất cùng điều kiện khí hậu khác nhau, mà gỗ tự nhiên sẽ có sự khác biệt về vân gỗ và màu sắc Thậm chí trong cùng một khu vực sinh trưởng, vẫn có sự khác biệt về màu sắc và từng thớ gỗ Chính điều này, các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp rất riêng trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm tạo thành

Cấu tạo của gỗ tự nhiên:

- Thớ gỗ (Grain): Thớ gỗ là cấu trúc sợi dài của các tế bào gỗ xếp song song với thân cây Thớ gỗ ảnh hưởng đến độ bền, độ đàn hồi và vẻ đẹp tự nhiên của gỗ Các loại thớ phổ biến gồm thớ thẳng, thớ xiên và thớ cong

- Vân gỗ (Wood Grain Patterns):Vân gỗ là các đường nét tự nhiên trên bề mặt gỗ, được hình thành do sự phát triển không đồng đều của các tế bào gỗ Vân gỗ tạo ra vẻ đẹp tự nhiên và độc đáo cho mỗi loại gỗ Các loại vân phổ biến gồm vân thẳng, vân xoắn, vân lượn sóng

- Tâm gỗ (Heartwood): Phần gỗ bên trong thân cây, thường có màu sẫm hơn và cứng hơn phần gỗ ngoài Tâm gỗ là phần chắc chắn nhất của thân cây, thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chịu lực cao

- Dác gỗ (Sapwood): Lớp gỗ trẻ bên ngoài tâm gỗ, có màu sáng hơn và chứa nhiều nhựa sống Dác gỗ mềm hơn và ít bền hơn tâm gỗ, nhưng dễ dàng gia công và chế biến

- Tia gỗ (Medullary Rays): Các dải tế bào xếp ngang từ tâm ra vỏ, giúp vận chuyển nhựa và nước trong cây Tia gỗ có thể tạo ra các hoa văn đẹp mắt khi cắt gỗ ngang thớ Đặc điểm của gỗ tự nhiên:

- Độ bền (Durability): Gỗ tự nhiên thường có độ bền cao, chịu được mài mòn và va đập tốt Độ bền của gỗ phụ thuộc vào loại gỗ, điều kiện môi trường và cách bảo quản

- Độ cứng (Hardness): Độ cứng của gỗ tự nhiên biến đổi tùy theo loại gỗ Các loại gỗ cứng như gỗ sồi, gỗ lim thường khó gia công nhưng rất bền Các loại gỗ mềm như gỗ thông, gỗ bạch dương dễ dàng gia công hơn

- Khả năng chịu nước (Water Resistance): Gỗ tự nhiên có khả năng hút ẩm và thay đổi kích thước theo độ ẩm môi trường Một số loại gỗ như teak, sồi đỏ có khả năng chịu nước tốt hơn

- Khả năng chịu mối mọt (Pest Resistance): Một số loại gỗ tự nhiên như gỗ lim, gỗ teak có khả năng chống mối mọt tốt Tuy nhiên, phần lớn các loại gỗ khác cần được xử lý chống mối mọt

- Tính thẩm mỹ (Aesthetics):Gỗ tự nhiên có vẻ đẹp đặc trưng với các vân gỗ và màu sắc tự nhiên đa dạng Mỗi loại gỗ có đặc điểm vân và màu sắc riêng, mang lại vẻ đẹp độc đáo cho sản phẩm

- Khả năng gia công (Workability): Gỗ tự nhiên có thể được cưa, bào, khoan, và chạm khắc dễ dàng Tuy nhiên, khả năng gia công phụ thuộc vào độ cứng và cấu trúc của loại gỗ cụ thể

- Khả năng cách nhiệt, cách âm (Thermal and Acoustic Insulation): Gỗ tự nhiên có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng trong xây dựng và nội thất

- Mùi hương (Aroma): Một số loại gỗ tự nhiên có mùi hương đặc trưng, như gỗ thông, gỗ hương, mang lại cảm giác dễ chịu và thư giãn

Cấu tạo thân gỗ tự nhiên gồm: phần vỏ, phần gỗ Phần gỗ gồm gỗ lõi màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, nhiệm vụ là vận chuyển nước và muối khoáng Gỗ dác màu sáng, nằm phía bên ngoài gỗ lõi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng là chủ yếu Khi cây được đốn hạ, thì phần gỗ dác phía ngoài vẫn còn chất dinh dưỡng, là môi trường thuận lợi cho mối mọt phát triển Vì lý do đó, sử dụng dác gỗ trong sản xuất nội thất thường là điều cấm kỵ

Cơ sở thiết kế sản phẩm

3.2.1 Đặc điểm không gian thiết kế: Đối với ngành thiết kế nội thất, không có một quy chuẩn kích thước nào cho từng không gian thiết kế Do đó khi thiết kế chúng ta phải phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể cũng như yêu cầu của chủ đầu tư về không gian mà họ muốn thiết kế Có người sẽ thích không gian rộng rãi, có người chỉ cần một căn phòng nhỏ đủ để họ sinh hoạt

Với đề tài của nhóm chúng tôi sẽ được đạt trong không gian phòng ngủ Trước khi xác định diện tích phòng ngủ, chúng ta cần các định được kích thước của những đồ dùng nội thất sẽ được đặt trong phòng, điều này nhằm đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng, một số đồ dùng sẽ xuất hiện:

+ Phòng tắm kèm nhà vệ sinh

+ Và một số đồ dùng khác tùy sở thích của chủ căn phòng

Hình 3.1 Không gian đặt sản phẩm

Căn phòng sẽ dành cho một người, nên kích thước phòng ngủ sẽ từ 15 - 20 m 2 Với diện tích này sẽ đảm bảo đủ không gian để đặt giường ngủ, bố trí nội thất, lối đi thoải mái

Việc đặt vị trí bàn học như nào là điều quan trọng, bởi nếu đặt sai vị trí sẽ tạo cảm giác không thoải mái cho người dùng, cũng như sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng

+ Đặt bàn học bên cạnh cửa sổ: đặt vị trí này để có thể tận dụng được tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên Với cách bố trí này không chỉ tiết kiệm được chi phí tiền điện nhờ vào nguồn sáng tự nhiên mà còn giúp tinh thần học tập tốt hơn

+ Đặt bàn học ngay tại góc tường: đặt vị trí này để căn phòng trở nên gọn gàng, khoa học và ngăn nắp Việc này giúp tận dụng được diện tích góc chết của căn phòng vừa đảm bảo sự riêng tư khi học bài

+ Đặt bàn học kê sát tường: đặt vị trí này để giảm thiểu cảm giác lo lắng và bất an khi học tập, đặt bàn tại vị trí sát tường để tạo sự chắc chắn, vững chãi, sẵn sàng chủ động trong quá trình học tập của mình

+ Đặt bàn học bên cạnh tủ đầu giường: đặt bàn học ngay đầu giường sẽ giúp tích hợp thêm kệ sách mini giúp tiết kiệm chi phí thiết kế nội thất

+ Không nên đặt bàn học tại vị trí giữa cửa ra vào hoặc quay lưng lại với cửa Bởi điều này sẽ tạo sự bất an, khó chịu, cản ngăn năng lượng tích cực lan tỏa

3.2.2 Kích thước cơ thể con người:

Ergonomic (Công thái học) là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu mối liên hệ giữa con người với không gian sinh hoạt của chính họ Hay hiểu một cách dễ hiểu, Ergonomic giúp con người tạo ra một không gian sinh hoạt hiệu quả và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt

Ergonomic đặc biệt quan tâm đến môi trường sinh hoạt của con người Tuy nhiên mục đích cốt lõi mà Ergonomic hướng tới đó là hình dạng và kích thước của các sản phẩm nội thất trong không gian sinh hoạt

Trong thiết kế nội thất, Ergonomic đòi hỏi các sản phẩm nội thất được tạo ra phải thật sự phù hợp với người sử dụng chúng Điều này đồng nghĩa với việc các nhà thiết kế nội thất phải tạo ra các sản phẩm nội thất đảm bảo phù hợp với môi trường sinh hoạt cũng như phải chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng những sản phẩm nội thất đó Hiện nay, phần lớn các nhà thiết kế nội thất đều rất để tân đến Công thái học trong suốt quá trình thiết kế nên những tuyệt tác của mình

Chiều cao đứng của con người là một trong những kích thước được các nhà thiết kế nội thất sử dụng nhiều bởi vì đây là thông số phổ biến nhất trong hầu hết các thông số khi thiết kế không gian sinh hoạt cho một gia đình Theo như nghiên cứu thì

Chiều cao trung bình của cả nước ta thì nam giới cao 161,2 cm; nữ giới sẽ thấp hơn nam và chỉ cao 151,6cm; khoảng chênh lệch giữa hai giới nam nữ là 9,6 cm Tuy nhiên, nếu tính trung bình theo từng vùng miền lãnh thổ thì số chiều cao trung bình có một sự chênh lệch nhỏ như sau:

Chiều cao đứng Bắc Trung Nam

Bảng 3.1 Chiều cao đứng trung bình

Hình 3.2 Kích thước cơ bản của con người

Chiều cao ngồi con người là thông số phổ biến thứ hai sau chiều cao đứng Thông số này có ý nghĩa trong việc thiết kế chỗ làm việc dành cho tư thế ngồi Chiều cao ngồi còn dược dùng để thay thế cho chiều cao phần thân trên khi cần so sánh với chiều cao phần thân dưới

Đặc điểm, tính chất, những yêu cầu về nguyên liệu sản xuất đồ gỗ

Nguyên liệu là gỗ có đặc điểm tương đối khác so với những nguyên liệu khác như sắt, thép… ở chỗ là gỗ có nguồn gốc tự nhiên còn những nguyên liệu kia mặc dù có sẵn trong tự nhiên nhưngsau quá trình khai thác cũng sẽ cạn kiệt

Tiêu chí để chọn lựa nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ: trọng lượng phù hợp, màu sắc gỗ phải đẹp, vân và thớ min, đều, đẹp

Lựa chọn nguyên liệu có độ bền cơ học, vật lý cao Ta phải xem xét đến độ cứng, tính co rút, trương nở, cong vênh của gỗ Chọn loại gỗ có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao

Bề mặt gỗ cần có sự phản xạ ánh sáng tốt, khi đó chúng ta sẽ cảm nhận được nét đẹp của nguyên liệu gỗ tự nhiên Vân gỗ càng rõ, đều và mịn càng đẹp

Về yêu cầu: nguyên liệu gỗ ít biến dạng, nứt nẻ, cong vênh, chịu được hầu hết các điều kiện của môi trường, ít bị mối mọt Phải đảm bảo được độ bền cho sản phẩm, lựa chọn nguyên liệu sao cho có thể sử dụng lâu dài, liên kết giữa các chi tiết, bộ phận phải đảm bảo bền khi sử dụng

Phải đảm bảo các phần chịu lực và chịu tải trọng lớn luôn trong trạng thái chắc chắn và an toàn Do đó, khi sản xuất một sản phẩm bất kỳ cần chọn kỹ nguyên liệu, cần tránh các khuyết tật như bị nấm mốc, mối mọt, nhiều mắt hoặc qua tẩm sấy chưa đạt yêu cầu.

Vật liệu phụ trong sản xuất đồ mộc

Gỗ tự nhiên, ván công nghiệp trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể với sự phát triển của ngành công nghiệp Gỗ nói chung ngày càng có nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, bắt mắt, tính thẩm mỹ cao, sắc sảo được cho ra đời Vì vậy, việc lựa chọn keo kết dính, keo dán gỗ cũng cần được quan tâm hết sức, nhằm lựa chọn đúng và phù hợp chủng loại keo cho từng ứng dụng cụ thể

Ngày nay, có nhiều loại keo dán gỗ Chọn đúng sản phẩm là rất quan trọng để giữ cho chất lượng sản phẩm được ổn định, công việc được trơn tru và không gặp rắc rối Trước hết, cần xác định loại gỗ cần dùng và chọn chất kết dính phù hợp cho nó

Có một số loại chất kết dính thường được sử dụng trong đồ gỗ Việc sử dụng mỗi loại này khác nhau dựa trên các đặc tính như thời gian khô, cường độ, khả năng chịu lực, độ nhớt và khả năng chống nước

+ Keo dán gỗ Polyvinyl Acetate (Keo sữa, Keo PVA, PVAc) Đây là keo gốc nước, thường được sử dụng cho sản xuất đồ nội thất Việc làm sạch bề mặt là quan trọng, các chất bẩn bám trên bề mặt nên được làm sạch và đảm bảo bề mặt không có bụi bẩn Keo sữa PVA đòi hỏi phải dùng lực ghép hai thành phần cần dán với nhau trong thời gian đầu, khi keo chưa khô Vì keo sữa PVA có khả năng chống nước vừa phải, nên được sử dụng trong các ứng dụng có diện tích dán phủ lớn như dán trang trí trên các bề mặt sản xuất cửa sổ, cửa ra vào, giấy dán tường, cầu thang và đồ gỗ có khả năng chống hơi nước và chống ẩm nhẹ Ở Thổ Nhĩ Kỳ, keo sữa PVA thường được gọi là keo dán khung, keo tiếp xúc, keo dán đồ gỗ, keo dán gỗ nội thất và keo dán gỗ gốc nước Trên thế giới, nó được mọi người gọi là keo trắng, keo gỗ, keo lỏng, keo dán đồ gỗ, keo thợ mộc, keo PVA Ở Việt Nam, thường gọi keo gốc PVA là keo sữa, keo gốc nước…

+ Keo con chó là loại keo siêu dính có nhiều tên gọi như: Keo Super Dog, keo Bugjo, keo Y66, keo X66 Keo con chó có độ nhớt vừa phải, khả năng kết nối cực tốt và độ đàn hồi cao Ngay cả khi sử dụng ở bề mặt vật liệu, chúng đều chịu được sự xê dịch tự nhiên và co giãn tối ưu

Sở hữu những đặc tính nổi bật nên keo con chó được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất Điển hình như: Sản xuất bàn ghế sofa, túi xách, giày dép da… Ngoài ra, với khả năng kết dính linh hoạt nên keo con chó X66 còn được ứng dụng để dán các loại vật liệu kiến trúc, nỉ, cao su hay Formica.[4]

Sơn đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện sản phẩm Sơn giúp cho sản phẩm gỗ luôn bóng mịn, tăng tính thẩm mỹ Bên cạnh đó, sơn còn là lớp màng bảo vệ gỗ trước các tác nhân bất lợi bên ngoài

+ Sơn PU: PU viết tắt của từ Polyurethane là một loại polymer linh hoạt, hiện đại và an toàn Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau Các loại sơn PU cho gỗ thường là những sản phẩm cao cấp có độ bám tốt, không có mùi độc hại và đặc biệt là không bị bong tróc theo thời gian giúp cho các sản phẩm gỗ có độ bền, sang, sáng đẹp với tính thẩm mỹ cao

Một số sản phẩm gỗ sử dụng sơn PU mang lại tính thẩm mỹ cũng như sự bền đẹp như:

Tủ bếp gỗ tự nhiên sơn PU, sofa, bàn ghế sơn PU, tủ quần áo, kệ tivi sơn PU,…Sơn

PU có chi phí đắt hơn sơn Vecni

+ Sơn NC (Nitrocellulose Lacquer): Là loại sơn tổng hợp chất lượng cao, tiện dụng cho các cửa hàng gỗ trang trí nội thất Đây là một trong các loại sơn lau gỗ với màng sơn sáng, láng và khô rất nhanh sau khi sơn, đồng thời có độ bám trên mặt gỗ cao, những yếu điểm của sơn NC và giá thành sẽ cao hơn sơn NC Sơn Vinyl thường được sử dụng làm sơn lót và phủ trên bề mặt gỗ, kim loại

+ Sơn Vecni: Vecni là một hỗn hợp giữa “cánh kiến” ngâm trong cồn 90 0 Trong khoảng 24 giờ, hỗn hợp sẽ hòa tan thành dung dịch có màu nâu nhạt, nhìn nghiêng thấy vân óng ánh Sơn Vecni rất phổ biến trong việc phủ bề mặt trang trí nội thất khi chưa có công nghệ sơn PU, PE.[5]

3.4.3 Các loại vật liệu phụ kiện khác:

Ngoài những thành phần chính để tạo nên sản phẩm còn có những vật liệu phụ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm gỗ hoàn chỉnh

Giấy nhám là một loại giấy giúp mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó (cụ thể ở đây là bề mặt gỗ) Chúng được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô từ bề mặt gỗ Công đoạn này giúp cho bề mặt gỗ mịn màng hơn làm nền cho các công đoạn gia công tiếp theo trong 1 quá trình sản xuất

Giấy nhám được sử dụng cho nhiều công đoạn, qua đó ta phân loại giấy nhám gồm: giấy nhám thô, giấy nhám tinh…

Chốt gỗ được dùng để ghép mộng, liên kết các chi tiết lắp ráp lại với nhau Chốt gỗ được ứng dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất: bàn, ghế, giường, tủ… Chốt gỗ giúp kết nối các chi tiết gỗ với nhau, tăng độ chắc chắn và tính thẩm mỹ cho sản phẩm Chốt gỗ còn giúp giảm thiểu sự co ngót của gỗ do thời tiết, tăng tuổi thọ cho đồ nội thất

- Đinh: Đinh là vật liệu làm bằng thép, sử dụng súng bắn đinh hơi để liên kết các chi tiết lại với nhau

Vít là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến từ ngành công nghiệp xây dựng cho đến các hộ gia đình, không thể phủ nhận mức độ cần thiết của nó cho mọi đối tượng sử dụng

Vít gỗ được thiết kế nhằm sử dụng để buộc chặt gỗ với gỗ Để sử dụng vít bắn gỗ, phải yêu cầu lỗ khoan mồi trước hơi nhỏ hơn đường kính của vít để hoạt động chính xác

Sản phẩm mộc

3.5.1 Khái niệm chung về sản phẩm mộc:

Sản phẩm mộc là các sản phẩm được chế tạo từ gỗ hoặc các loại ván nhân tạo (như MDF, HDF, plywood, ván dăm) thông qua các quá trình cắt, gọt, gia công và lắp ráp Sản phẩm mộc được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ nội thất gia đình, văn phòng, công trình xây dựng cho đến các đồ thủ công mỹ nghệ Dưới đây là khái niệm chung và các đặc điểm cơ bản về sản phẩm mộc:

3.5.1.1 Đặc điểm của sản phẩm mộc:

- Tính thẩm mỹ: Sản phẩm mộc có vẻ đẹp tự nhiên với vân gỗ và màu sắc đa dạng, mang lại cảm giác ấm cúng và sang trọng Thích hợp cho các không gian nội thất yêu cầu tính thẩm mỹ cao

- Độ bền và độ ổn định: Gỗ tự nhiên và các loại ván nhân tạo chất lượng cao có độ bền tốt, chịu được tác động cơ học và môi trường Sản phẩm mộc được sử dụng lâu dài và giữ được vẻ đẹp qua thời gian

- Khả năng gia công: Gỗ và ván nhân tạo dễ dàng cắt, khoan, bào, chạm khắc và lắp ráp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất các sản phẩm phức tạp Tạo ra các sản phẩm đa dạng về hình dáng và chức năng

- Tính cách âm và cách nhiệt: Gỗ có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, giúp cải thiện môi trường sống và làm việc Sử dụng trong các công trình xây dựng và nội thất yêu cầu cách âm và cách nhiệt

3.5.1.2 Quá trình sản xuất sản phẩm mộc:

- Chuẩn bị nguyên liệu: Lựa chọn và xử lý gỗ tự nhiên hoặc ván nhân tạo để đảm bảo chất lượng sản phẩm Nguyên liệu phải được sấy khô, cắt và gia công ban đầu

- Gia công và lắp ráp: Thực hiện các công đoạn cắt, khoan, bào, chạm khắc và lắp ráp để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh Sử dụng các máy móc và công cụ chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác và chất lượng

- Hoàn thiện bề mặt: Sản phẩm được chà nhám, sơn phủ, hoặc phủ veneer, laminate để tạo vẻ đẹp và bảo vệ bề mặt Tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao và bền bỉ

3.5.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm mộc:

+ Tính thẩm mỹ cao: Sản phẩm mộc mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng cho không gian sử dụng

+ Độ bền: Gỗ tự nhiên và ván nhân tạo chất lượng cao có độ bền tốt

+ Dễ gia công: Gỗ và ván nhân tạo dễ dàng cắt, khoan, bào, chạm khắc và lắp ráp + Cách âm và cách nhiệt: Gỗ có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt

+ Giá thành cao: Gỗ tự nhiên và các loại ván nhân tạo chất lượng cao thường có giá thành đắt

+ Yêu cầu bảo dưỡng: Sản phẩm mộc cần được bảo dưỡng đúng cách để duy trì vẻ đẹp và độ bền

+ Ảnh hưởng của môi trường: Gỗ có thể bị cong vênh, nứt nẻ nếu không được xử lý và bảo quản đúng cách

Sản phẩm mộc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, từ các đồ nội thất gia đình đến các công trình xây dựng và đồ thủ công mỹ nghệ Với tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng gia công cao, sản phẩm mộc đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng đa dạng Tuy nhiên, để duy trì chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm, cần có quy trình sản xuất và bảo quản đúng cách

3.5.2 Phân loại sản phẩm mộc:

Phân loại theo chức năng sử dụng

+ Bàn ghế: Bàn ăn, bàn làm việc, bàn trà, ghế ngồi, ghế sofa

+ Giường tủ: Giường ngủ, tủ quần áo, tủ giày, tủ đầu giường

+ Kệ và tủ: Kệ sách, kệ tivi, tủ bếp, tủ trang trí

+ Bàn ghế văn phòng: Bàn làm việc, ghế văn phòng, bàn họp

+ Tủ và kệ văn phòng: Tủ hồ sơ, tủ tài liệu, kệ để sách và tài liệu

+ Đồ trang trí văn phòng: Khung tranh, giá sách nhỏ, hộp đựng đồ

+ Nội thất trường học: Bàn ghế học sinh, tủ đựng đồ, kệ sách

Phân loại theo vật liệu

+ Gỗ cứng: Gỗ sồi, gỗ teak, gỗ lim, gỗ gụ

+ Gỗ mềm: Gỗ thông, gỗ bạch dương, gỗ cao su

+ Ván ép (Plywood): Ván ép thông thường, ván ép chịu nước

+ Ván MDF (Medium Density Fiberboard): MDF thường, MDF chống ẩm

+ Ván HDF (High Density Fiberboard): HDF thường, HDF chống ẩm

+ Ván dăm (Particle Board): Ván dăm thông thường, ván dăm phủ melamine

+ Ván OSB (Oriented Strand Board): OSB thường, OSB chịu nước

Phân loại theo kỹ thuật chế tạo: Sản phẩm được chạm khắc tinh xảo bằng tay hoặc máy CNC, tạo ra các hoa văn, họa tiết phong phú Đồ nội thất cao cấp, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm trang trí

- Ghép nối: Sử dụng kỹ thuật ghép mộng, ghép đinh, hoặc ghép keo để kết nối các bộ phận gỗ Bàn ghế, giường tủ, kệ sách

- Uốn cong: Sử dụng nhiệt hoặc hơi nước để uốn cong gỗ theo hình dáng mong muốn Sản xuất ghế uốn cong, các chi tiết cong trong đồ nội thất

Phân loại theo tính thẩm mỹ

- Sản phẩm gỗ mộc: Giữ nguyên màu sắc và vân gỗ tự nhiên, chỉ xử lý bề mặt để bảo vệ gỗ Đồ nội thất cao cấp, đồ trang trí, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

- Sản phẩm gỗ sơn phủ: Bề mặt gỗ được sơn phủ bằng các loại sơn PU, sơn UV hoặc phủ laminate, melamine Đồ nội thất văn phòng, nhà ở, các sản phẩm yêu cầu độ bền và tính thẩm mỹ cao

- Sản phẩm gỗ kết hợp vật liệu khác: Kết hợp gỗ với kim loại, kính, nhựa hoặc vải để tạo ra sản phẩm đa dạng về mẫu mã và công năng Đồ nội thất hiện đại, các sản phẩm trang trí và tiện ích

Phân loại theo mức độ hoàn thiện

Yêu cầu đối với sản phẩm mộc

3.6.1 Yêu cầu về thẩm mỹ:

Một ngôi nhà thẩm mỹ thì luôn nhận được những đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế nội thất Do đó mà tiêu chí về thẩm mỹ giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiến thiết không gian ngôi nhà Mục tiêu của con người luôn luôn mong muốn hướng tới cái đẹp, đặc biệt là trong thời đại mà những quan điểm và chuẩn mực với cái đẹp đã vượt qua khỏi các tiêu chuẩn thông thường

Các yếu tố sau đây sẽ tạo nên hiệu ứng thị giác và xúc giác cho gia chủ, mà chúng được xem như là tiền đề để tạo ra một không gian đẹp, và sự cuốn hút không gian là nền tảng để tạo nên nét thẩm mỹ trong thiết kế nội thất Không gian có thể được chia thành hai loại: không gian đặt và không gian rỗng Không gian đặt là nơi để đặt nội thất của các thiết bị điện, không gian rỗng là khoảng trống ở trong nhà không có hoặc có rất ít đồ đạc Thiết kế nội thất khiến cho những không gian trống tưởng chừng như vô dụng mà trở thành nét nghệ thuật và tinh tế Yếu tố màu sắc thường dễ gây ấn tượng với người nhìn, lựa chọn và phối màu theo quy luật để tạo nên tính thẩm mỹ cũng như thể hiện cá tính của gia chủ, sự khéo léo trong việc lựa chọn màu, cách phối màu cũng là sự tác động lớn đến việc kiến tạo không gian Hình khối hiện hữu trong không gian giúp cho con người có thể sờ mó cầm nắm một cách dễ dàng, việc sử dụng nhiều đồ đạc có hình dạng giống như nhau sẽ tạo ra cảm giác hài hòa và cân bằng Tuy nhiên nếu như mà ta lạm dụng quá nhiều thì ngôi nhà sẽ trở nên nhạt nhẽo và nhàm chán Ngược lại nếu như mà sử dụng đồ đạc với nhiều hình dạng khác nhau và không biết cách kết hợp thì sẽ làm cho không gian bị lỗi và không có tính thẩm mỹ, một không gian bé thì hình thức chủ đạo nên được lặp lại xuyên suốt và luôn có điểm nhấn ở trong tính xuyên suốt đó Các đường nét cơ bản thì tạo nên chiều sâu, chiều dài, chiều rộng và chiều cao cho không gian sống Còn những đường nét động như đường chéo, đường zigzag, đường tâm thì tạo nên sự uyển chuyển cho không gian, cũng giống như hình dáng nếu như chỉ sử dụng một loại đường nét thì không gian trở nên nhàm chán, bởi vậy mà việc thường xuyên kết hợp các đường nét để tạo nên điểm nhấn trong ngôi nhà để thêm phần nổi bật hơn Họa tiết được sử dụng để tăng tính nghệ thuật của nội thất của không gian Những họa tiết được chọn thường theo các phong cách nội thất chủ đạo, các hoa văn họa tiết thể hiện cho sức sống sinh động của ngôi nhà nhưng chúng cũng chỉ lên sử dụng tối đa 3 hiệu họa tiết trên cùng một tông trong nhà Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn và giá thành thì không hề rẻ Bởi vậy những chất liệu nội thất công nghiệp ra đời đáp ứng được các nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng hơn, nội thất gỗ công nghiệp, ván nhựa, kính mang lại sự hiện đại thời thượng cho không gian sống trong quá trình thiết kế.[7]

3.6.2 Yêu cầu về công năng:

Mục đích sử dụng của không gian nơi dự định bố trí, bởi vì tùy theo mục đích sử dụng mà sẽ có phương án thiết kế thật hợp lí Nếu bố trí nội thất để ở thì cần phát huy công năng phù hợp để ở, sinh hoạt và nghỉ ngơi Còn nếu mục đích dùng để thương mại thì cần phát huy tối đa công năng đúng lĩnh vực kinh doanh của gia chủ

Dựa vào công dụng của sản phẩm nội thất và tính logic, khoa học để đánh giá Bên cạnh đó, cần phải dựa vào đối tượng sẽ sử dụng không gian

3.6.3 Yêu cầu về kinh tế:

Mức đầu tư kinh tế vào một sản phẩm nội thất sẽ cho các kết quả khác nhau Trong vài công trình nội thất, chi phí dành riêng cho nội thất còn cao hơn chi phí xây dựng công trình, đặc biệt là những căn biệt thự, penthouse được thiết kế theo phong cách cổ điển

3.6.4 Yêu cầu về môi trường:

Chất liệu: khi lựa chọn một sản phẩm nội thất, cần ưu tiên chọn những sản phẩm làm từ vật liệu thân thiện với môi trường Một trong những loại vật liệu có nguồn gốc tự

Tái chế và tái sử dụng: làm mới những đồ dùng cũ đáng lẽ đã bỏ đi để biến chúng thành những đồ vật trang trí độc đáo của riêng mình Hiện nay có rất nhiều quán cà phê, các quán ăn, nhà hàng, khách sạn đã thiết kế nội thất thân thiện nhiên và dễ sử dụng nhất chính là gỗ Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường thiên nhiên, có thể chọn sử dụng gỗ công nghiệp thay cho các loại gỗ tự nhiên Gỗ công nghiệp có nguồn gốc xuất phát từ gỗ tự nhiên nhưng được tận dụng, tái chế từ những phần bị bỏ đi, giá trị thấp của gỗ tự nhiên để tạo thành gỗ công nghiệp Việc sử dụng gỗ công nghiệp sẽ giảm đi đáng kể vấn nạn khai thác rừng tự nhiên và sẽ làm tăng diện tích trồng rừng và mật độ phủ rừng Gỗ công nghiệp có chất lượng tốt, có thể phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau.với môi trường bằng cách dùng lốp xe làm bàn, ghế, dùng vỏ chai nhựa làm lọ cắm hoa rất đẹp mắt và mới lạ.

Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc

Thiết kế nội thất phải đáp ứng được đồng thời yêu cầu về cả thẩm mỹ và công năng sử dụng Do vậy, “sáng tạo” ở đây không chỉ có nghĩa đơn thuần là một ý tưởng lóe lên trong đầu mà là cả một quy trình đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ về dự án nội thất cùng với ứng dụng các vốn sống và kinh nghiệm hành nghề của nhà thiết kế

Sự sáng tạo trong thiết kế nội thất là một khái niệm rất rộng, từ việc sử dụng các chất liệu khác nhau, kết hợp với các nền phong tục tập quán tại địa phương, điều quan trọng nhất vẫn là phù hợp với phong cách sống của chủ sỡ hữu

Một công trình thiết kế nội thất tốt được thực hiện khi gia chủ không chỉ cố gắng gây ấn tượng với hàng xóm và những người xung quanh, mà chuẩn hơn là họ muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân họ Thiết kế nội thất nói chung dù là thiết kế cho mục đích sử dụng nào cũng sẽ có hai yếu tố cơ bản là thẩm mỹ và công năng Mọi vấn đề sẽ phát sinh khi sự chú trọng thiết kế vào hai thành phần này không tương đồng với nhau Thẫm mỹ sẽ chịu trách nhiệm duy trì sự chú ý của con người Mặt khác, công năng sẽ giữ vai trò níu giữ mọi người lại Khi thiết kế, chúng ta không cần phải hy sinh sự thoải mái để thay bằng cái đẹp, sự vận hành cho vẻ ngoài hay sự yên tĩnh cho gu thẩm mỹ Trên thực tế, với các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp, các yếu tố của thiết kế nội thất sẽ được sử dụng để nâng cao cả về chức năng và tính thẩm mỹ trong từng dự án.[6]

Hiểu rõ về không gian trong thực tế: đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trước khi tiến hành thiết kế nội thất Bởi khi đã nắm được chính xác những ưu điểm, nhược điểm của không gian và đưa ra được phương án thiết kế phù hợp Hơn thế nữa, việc tìm hiểu kỹ về không gian thực tế sẽ giúp lựa chọn được những sản phẩm nội thất đúng nhất với không gian đó

Tỉ lệ và sự cân bằng: không gian phòng và bố trí công năng các đồ nội thất cần có sự hài hòa về tỷ lệ Điều này có nghĩa là khi thiết kế cần căn cứ vào chiều dài, chiều rộng, chiều cao và những thông số khác của không gian để thiết kế Hai yếu tố tỉ lệ và sự cân bằng mang tính tương đối với nhau nhưng nó luôn đi song hành với nhau Do đó cần lưu ý để tránh được sự thô kệch, lệch lạc trong bài trí không gian nội thất Khi đã áp dụng quy luật này vào thì không gian nội thất sẽ rất gọn gàng, khoa học và hợp phong thủy Ngược lại, nếu bỏ qua nguyên tắc thiết kế này dù có sử dụng các sản phẩm nội thất có cao cấp đến đâu thì không gian nội thất cũng rất lộn xộn, bí bách

Sự tương phản tạo điểm nhấn: một trong số những nguyên tắc khi thiết kế nội thất thì nguyên tắc tương phản tạo điểm nhấn cũng rất được chú trọng Tương phản được thể hiện qua các yếu tố như: màu sắc, chất liệu, hình dạng…Các yếu tố này sẽ có sự đối lập với nhau Quy luật thiết kế này nếu có sự áp dụng phù hợp sẽ tạo nên những điểm nhấn nổi bật, tránh sự nhàm chán, đơn điệu cho không gian nội thất gian nội thất cũng rất quan trọng Sự đồng nhất cùng với sự hài hòa nó chính là sự cân bằng giữa các nguyên tắc để tạo nên một tổng thể tiện nghi, thoải mái và dễ chịu cho chủ căn nhà

Sử dụng màu sắc: nguyên tắc về sử dụng màu sắc trong thiết kế không gian nội thất nhà ở hết sức quan trọng Không gian sống có hài hòa có đẹp hay không là dựa vào nguyên tắc này Sử dụng màu sắc phù hợp sẽ góp phần giúp cho không gian sống thêm rộng mở, điều tiết được không gian phù hợp với tính cách sở thích của gia chủ Những tone màu lạnh, trung tính được nhiều gia chủ chọn lựa trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại Phong cách hiện đại tạo nên không gian sang trọng, nhẹ nhàng và thanh lịch Đối với tone màu tươi sáng giúp mang đến nguồn năng lượng đặc biệt dồi dào và gây hiệu ứng thị giác mạnh Đây chính là cách sáng tạo trong thiết kế để tạo nên những sản phẩm nội thất độc đáo

Yếu tố ánh sáng: điều chỉnh ánh sáng cho không gian sống là điều cần được đưa vào nguyên tắc thiết kế Ánh sáng đạt chuẩn là kết hợp hài hòa đồng thời giữa ánh sáng tự nhiên với ánh sáng nhân tạo Nó không những tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn mang đến sinh khí, cảm giác ấm cúng cho không gian sống Đưa thiên nhiên trong thiết kế nội thất: lối sống hiện đại với bộn bề công việc khiến cho gia chủ luôn cảm thấy mệt mỏi Chính vì vậy, ngôi nhà chính là nơi giúp gia chủ tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống, nghỉ ngơi và thư giãn tốt nhất Chính vì thế nên yếu tố thiên nhiên cũng là một nguyên tắc thiết kế cần thiết để làm ngôi nhà thêm hoàn thiện.[8]

Hiện nay, trên thế giới, chúng ta đã chứng kiến một số lượng lớn bộ phận dân cư rời thành phố để có được những trải nghiệm gần gũi hơn với thiên nhiên Thay vì sự xa xỉ hay sang trọng trong phong cách sống, con người tìm kiếm nhiều hơn sự rộng mở, hài hòa với thiên nhiên đòi hỏi những cách tiếp cận mới trong thiết kế nội thất cũng như xử lý không gian ngoại cảnh khi thi công Những gam màu lấy cảm hứng từ thiên nhiên, có tác dụng làm giảm căng thẳng, mang đến sự thoải mái, vỗ về như xanh biển, xanh lá hay terra-cotta (màu cam đất nung)

Công nghệ nói chung đã được chứng minh là phương thức tiết kiệm thời gian nhất trong các lĩnh vực như: thời trang, thiết kế, nấu ăn và nghệ thuật; đồng thời chính nó đã tạo ra những sự cách mạng và đã đạt được hiệu quả đáng kinh ngạc trong lĩnh vực thiết kế nội thất Các phần mềm thiết kế trên máy tính (CAD) hiện cho phép các nhà thiết kế nội thất giới thiệu cho khách hàng một không gian sau khi đã thiết kế nội thất sẽ trông ra sao bằng cách số hóa hình ảnh các đồ đạc nội thất dưới dạng 3D models và sắp xếp chúng trong không gian

Nhờ có sự tiến bộ của nền công nghệ mà các chủ thể bao gồm: khách hàng, nhà thiết kế nội thất, đơn vị thi công nội thất có thể phối hợp công việc và giao tiếp liền mạch với nhau, tăng độ chính xác khi thi công, giảm thiểu sai sót, khách hàng có thể hình dung trước một bản thiết kế nội thất dễ dàng hơn và cuối cùng là tăng khả năng chi tiền của chủ đầu tư Trình bày ý tưởng thiết kế nội thất dưới dạng Moodboard, cho phép khách hàng và nhà thiết kế nội thất làm việc cùng nhau để phát triển nguồn cảm hứng sáng tạo cho một không gian nội thất hợp lý Các nhà thiết kế nội thất cũng càng ngày càng thích sử dụng Moodboard để lưu trữ không gian phác thảo và ý tưởng yêu thích của riêng bản thân họ.[9]

Việc sắp xếp và bố trí gọn gàng ngăn nắp mặt bằng, đơn giản để kết cấu sẽ dễ xử lý, tiết kiệm thời gian thi công và diện tích

Sử dụng các loại vật liệu, kết cấu xây dựng phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý nâng cao hiệu quả thi công

Việc tiết kiệm thời gian thi công nội thất, đảm bảo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo kỹ thuật thi công chính là giải pháp thiết kế có tính kinh tế cao.

Các dạng liên kết

+Liên kết đầu ghép nối: Đơn giản đây là hai phôi gỗ được liên kết vuông góc với nhau, thường dùng đinh hoặc ốc vít Liên kết này có thể là khớp hoàn toàn tốt Tuy nhiên sẽ không có bất kỳ sản phẩm thực chất nào được tạo ra từ chính hai phôi gỗ này

Hình 3.15 Liên kết đầu ghép nối + Liên kết ngàm:

Liên kết ngàm bao gồm một rãnh được vát góc nằm trên một phôi gỗ và một ngàm được tạo ra trên phôi gỗ còn lại Hai mảnh gỗ này khớp khít chăt và khóa chặt nhau, điều này có nghĩa là chúng chỉ có thể được tách riêng ra khi nâng một góc nào đó lên Việc áp dụng phổ biến nhất cho liên kết đặc biệt này là lắp đặt sàn gỗ

Hình 3.16 Liên kết mộng + Liên kết bằng mộng:

Liên kết mộng âm và mộng dương là một trong những khớp liên kết gỗ lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng trong ngành gỗ cho đến ngày nay Liên kết này bao gồm một mảnh gỗ được ghép khớp vào mảnh gỗ khác Lỗ mộng âm sẽ được khoét vuông vào bề mặt của một miếng gỗ và đầu mộng dương của mảnh gỗ khác nhô ra vừa khớp với lỗ mộng vừa được khoét Liên kết này đạt vẻ đẹp của sự thẩm mỹ Liên kết này có thể sẽ trông giống như khớp mộng được ghép nối từ bên ngoài vào, nhưng phần khuất bên trong là đầu mộng dương khớp với lỗ mộng âm của mảnh kia, liên kết này sẽ khóa chặt gỗ lại với nhau Phương pháp liên kết này tạo ra rất độ cứng cáp Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều loại liên kết mộng âm dương khác nhau, gồm mộng kết hợp nêm gỗ hoặc đinh ghim để khóa khớp tại chỗ liên kết

Hình 3.17 Liên kết mộng âm dương + Liên kết bằng đinh:

Liên kết bằng đinh dễ phá hủy bề mặt của gỗ, chỉ sử dụng trong trường hợp liên kết cường độ nhỏ, phù hợp liên kết bên trong sản phẩm nơi khuất tầm nhìn như ghế sofa và nơi ngoại hình yêu cầu không cao, ví dụ cố định rãnh trượt hộc kéo hoặc dùng để liên kết các chi tiết lại với nhau Liên kết đinh thường đi đôi với keo Lực bám của đinh liên quan đến kích thước của đinh và góc bắn của đinh, chiều dài của đinh càng dài, đường kính của đinh càng lớn, thì lực bám của đinh vào gỗ cũng sẽ tăng lên + Liên kết bằng vít:

Liên kết bằng vít dùng để liên kết các chi tiết không thường xuyên tháo lắp, bởi vì tháo lắp thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Liên kết đinh và vít sẽ để lộ khuyết điểm ở bề mặt, ảnh hưởng đến mặt tiền sản phẩm, vít thường dùng để cố định các chi tiết và dùng để lắp các phụ kiện như mặt bàn, ván hậu, ray hộc kéo Lực bám vít sẽ lớn hơn lực bám đinh, chiều dài cùng đường kính vít tăng thì lực bám cũng sẽ tăng lên

Liên kết bằng keo không chỉ được sử dụng để kết nối các thanh gỗ lại với nhau, mà còn có thể dùng để liên kết gỗ với các vật liệu, chất liệu khác như nhựa, vải và nhiều loại vật liệu chất liệu khác

Liên kết âm cho phép các nhà thiết kế nội thất và các chủ xưởng tạo ra các sản phẩm nội thất không chỉ bền mà còn đẹp mắt, cùng với đó sẽ tăng tính linh hoạt trong việc thay đổi và tái sử dụng các thành phần nội thất Liên kết âm được thiết kế để tháo lắp dễ dàng và linh hoạt, không gây ảnh hưởng đến sản phẩm nội thất đang dùng, liên kết này cung cấp một giải pháp liên kết chắc chắn mà không để lộ khuyết điểm trên bề mặt của sản phẩm, giúp tăng tính thẩm mỹ và thể hiện đẳng cấp của chủ sở hữu Liên kết âm bao gồm hai phần chính là chốt nhựa và pas sắt Chốt nhựa được thiết kế để lắp đặt vào các tấm ván hoặc kết cấu gỗ, đối với pas sắt có vai trò chính là phần chốt có rãnh âm vào tấm ván và lỗ khoan ngang sẽ được chốt nhựa lắp vào một cách chính xác

+Liên kết ghép đường rãnh:

Liên kết bằng đường rãnh (đường xoi) sẽ tạo một đường rãnh (đường xoi) ở cạnh của thanh gỗ Keo hoặc đinh sẽ được dùng để gắn chặt hai thanh gỗ lại với nhau Liên kết này được sử dụng phổ biến nhất khi hai cạnh của thanh gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau, ví dụ như cửa chính ra vào với cửa sổ

Hình 3.18 Liên kết ghép đường rãnh + Liên kết ghép nối vuông góc:

Khớp ghép liên kết vuông góc cơ bản là liên kết đấu ghép thanh gỗ tiêu chuẩn, với các cạnh được vát một góc 45 0 Liên kết này sẽ có nhiều bề mặt tiếp xúc keo hơn so với liên kết ghép nối thẳng, vì vậy đây là một điểm cộng của liên kết này Liên kết này

Hình 3.19 Liên kết ghép nối vuông góc

Cấu trúc cơ bản của sản phẩm gỗ

Sản phẩm gỗ có cấu tạo hết sức đa dạng cả về màu sắc và kết cấu sản phẩm Qua việc phân tích kết cấu của các sản phẩm gỗ nói chung ta sẽ thấy các chi tiết và các bộ phận riêng rẻ sẽ được liên kết với nhau bằng nhiều phương pháp để tạo nên một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh Mức độ cầu kỳ phức tạp tùy thuộc kết cấu sẽ bao gồm số lượng các bộ phận chi tiết, cách thức tạo nên các chi tiết đó, phương pháp để liên kết các chi tiết

Chi tiết sẽ là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất tạo nên sản phẩm gỗ Mỗi chi tiết sẽ được gia công theo một trình tự riêng biệt Một chi tiết thường sẽ đi từ những bước ban đầu trong quy trình tạo nên một sản phẩm gỗ Với những khúc gỗ vuông hoặc gỗ tấm hoặc cũng có thể từ những tấm ván được ghép lại với nhau, ta sẽ bắt đầu gia công trên chúng và sẽ cho ra các chi tiết thô, sau đó sẽ được chế biến tinh lại để phù hợp với các công đoạn gia công tiếp theo Chi tiết sẽ gồm những loại cơ bản: thẳng, cong ,tròn Từ những chi tiết này, ta sẽ gia công để thành các bộ phận của sản phẩm gỗ

Bộ phận sẽ gồm nhiều chi tiết liên kết lại với nhau, có thể là liên kết cứng không thể tách rời, cũng có thể là liên kết tạm thời mà ta có thể tách chúng ra bất kỳ lúc nào Các bộ phận sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng trong kết cấu sản phẩm gỗ Ví dụ: hộc kéo sẽ bao gồm luôn cả ray, cánh sẽ bao gồm luôn bản lề… Việc phân chia nhiệm vụ cho các bộ phận sẽ đảm bảo quá trình lắp ráp sản phẩm sẽ mượt mà, không bị lấn cấn trong quá trình lắp

Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh là tập hợp của các bộ phận và các chi tiết riêng rẻ sau khi được lắp ráp lại với nhau.

Màu sắc và ánh sáng

Màu sắc sẽ giúp điều chỉnh không gian

Màu sắc tác động đến thị giác của chúng ta giúp điều chỉnh không gian nội thất Chính vì thế, đối với các không gian nội thất có diện tích nhỏ nên sử dụng các màu có cường độ sáng, nhẹ nhàng, trang nhã giúp tạo cảm giác rộng rãi, thông thoáng hơn cho không gian Đối với các không gian nội thất có diện tích lớn, việc sử dụng màu sắc sẽ thoải mái hơn, không gò bó về khuôn khổ màu sắc và hoàn toàn có thể trang trí thêm những điểm nhấn độc lạ cho ngôi nhà

Chọn màu sắc trong thiết kế nội thất giúp phân chia không gian

Không gian sinh hoạt trong ngôi nhà hoàn toàn có thể được phân chia thông qua việc sử dụng màu sắc một cách tinh tế Thực hiện điều này đơn giản bằng cách tạo nên các khoảng màu sắc đậm nhạt khác nhau

Màu sắc sẽ tạo điểm nhấn cho căn nhà Đừng để không gian căn nhà trở nên nhàm chán, hãy thử dùng màu sắc để tạo điểm nhấn độc lạ cho ngôi nhà theo cá tính riêng của từng người Bên cạnh các màu sắc trung tính, chúng ta có thể sử dụng các tone màu mạnh làm nổi bật các sản phẩm nội thất hoặc các chi tiết decor trong nhà Điều này giúp cho không gian sẽ trở nên bắt mắt và cá tính hơn

Màu sắc giúp hoàn thiện vẻ đẹp của sản phẩm nội thất

Màu sắc được sử dụng trong thiết kế nội thất là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thiện vẻ đẹp của sản phẩm nội thất Nếu không có sự hợp lý về màu sắc, không gian căn nhà chắc chắn sẽ trở nên phi hợp lý Màu sắc được sử dụng trong thiết kế nội thất giúp thể hiện cảm xúc của không gian mang lại, bộc lộ cá tính và gu thẩm mỹ của riêng từng chủ sở hữu [10]

Nguồn sáng tự nhiên được xuất phát từ những thực thể có trong tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, vì sao, Nguồn sáng này được truyền vào nhà thông qua hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, giếng trời, Với những dụng cụ hỗ trợ như gương, kính màu, chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh được cường độ màu sắc cùng sắc độ của ánh sáng tự nhiên phù hợp với màu sắc và vật liệu của sản phẩm gỗ

Hiện nay, các căn biệt thự, các căn chung cư, nhà mặt phố đều có diện tích xây dựng nhỏ hẹp càng đặt sự ưu tiên mang ánh sáng tự nhiên vào nhà Điều này sẽ làm giảm đi sự ngột ngạt, khó chịu, tù túng khi sống trong không gian khép kín, đồng thời cũng giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn

Sự đòi hỏi về yếu tố thẩm mỹ và kiến tạo không gian sống ngày càng được chú trọng nhiều hơn Vào những lúc không có nguồn sáng tự nhiên, nguồn sáng nhân tạo sẽ đảm nhiệm sự chi phối toàn bộ màu sắc cùng độ sáng của không gian nhà từ trần, tường, sàn đến các đồ dùng nội thất Sự tương phản giữa vật liệu và ánh sáng sẽ có tác động nhất định đến thị giác và sự cảm nhận của con người trong không gian nội thất Chính vì thế, phải chú trọng nhiều hơn và nghiên cứu thật kỹ trong việc bài trí hệ thống đèn chiếu sáng theo tính chất và mục đích chiếu sáng.[11]

Trình tự thiết kế sản phẩm nội thất

Công việc thiết kế một sản phẩm nội thất sẽ được thực hiện theo nhiều cách, nhiều công đoạn và tốn không ít thời gian để hoàn thành tùy thuộc từng điều kiện khác nhau của mỗi người Người thiết kế một sản phẩm nội thất có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào, chỉ cần phương pháp đó hợp lý và khả thi với khả năng của họ Các bước thiết kế nên một sản phẩm nội thất như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Khi bắt đầu thiết kế một sản phẩm bất kỳ, chúng ta đều cần thu thập thông tin xem sản phẩm đó hiện nay trên thị trường sẽ được sản xuất, mua bán như thế nào Ngoài ra, đối với từng khách hàng sẽ có các nhu cầu, sở thích riêng Việc thu thập thông tin từ họ là việc rất quan trọng Bởi nếu thu thập thiếu bất kỳ thông tin nào từ khách hàng, thị trường thì sản phẩm mà chúng ta thiết kế sẽ không được sử dụng rộng rãi

Bước 2: Phác thảo ý tưởng sản phẩm

Sau khi có thông tin từ khách hàng, thị trường, chúng ta sẽ phác thảo trước ý tưởng để cho khách hàng xem qua trước nhằm điều chỉnh, sẽ mất vài phương án chúng ta mới có thể chốt sản phẩm mà chúng ta sẽ làm Trong quá trình này, nhà thiết kế sẽ phải vận dụng tối đa tất cả kỹ năng mà bản thân có để làm hài lòng khách hàng, và đồng thời sẽ tư vấn cho khách hàng ý tưởng nào đẹp và khả thi để sản xuất, và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong phương án đó Đây là một quá trình lặp đi lặp lại với nhà thiết kế: phác thảo - phân tích - tổng hợp - đánh giá

Bước 3: Chọn phương án liên kết sản phẩm, tính toán nguyên liệu

Sau khi đã chốt phương án với khách hàn, chúng ta đã có mẫu sản phẩm cần làm Kế tiếp chúng ta sẽ chọn công nghệ gia công và lập kế hoạch gia công

Bước này đòi hỏi nhà thiết kế phải có một trình độ nhất định về công nghệ chế biến gỗ Dựa theo nhu cầu của khách hàng, chúng ta sẽ chọn loại gỗ hoặc ván công nghiệp phù hợp với phương án đã chốt Đồng thời chúng ta cũng sẽ chọn các loại liên kết sẽ dùng để hoàn thiện sản phẩm Các liên kết phải đảm bảo về mặt công năng cho sản phẩm Dù chọn bất kỳ loại công nghệ gia công nào, loại liên kết nào, nguyên vật liệu nào, chúng ta tuyệt đối không được quên nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm nội thất: đảm bảo công năng, thẩm mỹ, kinh tế, môi trường và phù hợp với công nghệ sản xuất tại khu vực

Bước 4: Lập kế hoạch thi công và thi công sản phẩm

Lập phiếu công nghệ là bước quan trọng Các chi tiết, bộ phận của sản phẩm nội thất sẽ được bóc tách thành từng bản vẽ và từng bản vẽ phải đảm bảo đủ số liệu để bất kỳ ai đọc vào cũng sẽ hiểu Sau khi đã có phiếu công nghệ, chúng ta sẽ tùy theo chi tiết trên bản vẽ như nào mà chọn máy công cụ phù hợp để gia công chi tiết, bộ phận đó

Bước 5 : Chế thử - kiểm tra, đánh giá – nghiệm thu Đối với các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không có công đoạn chế thử vì nó sẽ tiêu tốn một phần kinh tế, và thường sẽ xuất hiện ở các công ty, tập đoàn lớn với quy mô sản xuất hàng loạt Bước này nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra sẽ đảm bảo chất lượng tới tay khách hàng và sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường.

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO SẢN PHẨM

Khảo sát và lựa chọn mô hình thiết kế

4.1.1 Khảo sát mô hình thiết kế:

Bàn học là đồ vật thông dụng trong mọi gia đình, không chỉ phù hợp cho các bé mà còn các ông các bà Việc chọn lựa bàn học có kích thước phù hợp với từng độ tuổi là việc hết sức quan trọng Việc chọn kích thước bàn quá cao, quá lớn mà dành cho các bé sẽ gây không ít khó khăn cũng như gây hại cho các bé Hiện nay trên thị trường có vô số các sản phẩm bàn học từ đơn giản nhất cho đến cầu kỳ nhất Để thiết kế nên chiếc bàn học, chúng tôi đã tham khảo qua vài mẫu trên thị trường

Hình 4.1 Bàn học gỗ tần bì

Nguyên liệu: gỗ tần bì Ưu điểm: thiết kế đẹp, màu sắc phù hợp với đa phần độ tuổi

Nhược điểm: to, cồng kềnh, bố trí ngăn kéo chính giữa không hợp lý, trong lúc học mà muốn mở ngăn kéo chính giữa phải đi ra khỏi ghế gây bất tiện

Hình 4.2 Bàn học gỗ me tây

Nguyên liệu: gỗ me tây Ưu điểm: vân gỗ đẹp, màu sắc bắt mắt, có tủ để đồ dùng

Nhược điểm: ngăn kéo để chính giữa gây khó khăn nếu muốn sử dụng

Hình 4.3 Bàn học gỗ thông ghép

Nguyên liệu: gỗ thông ghép Ưu điểm: gọn, nhẹ, phù hợp không gian nhỏ, ngăn kéo bố trí phù hợp

Nhược điểm: ngoại hình không được bắt mắt, màu sắc bình thường

Hình 4.4 Bàn học ván ghép thanh

Nguyên liệu: ván ghép thanh Ưu điểm: sản phẩm nhỏ, gọn, thiết kế độc lạ, màu sắc ổn

Nhược điểm: chịu lực không được tốt, kích thước nhỏ nên không gian học tập hơi tù túng

Với phương án này, yêu cầu độ khó khá cao cả về kỹ năng người thực hiện và độ chính xác của máy móc trang thiết bị Với phương án làm hoa văn phần mặt như này yêu cầu phải có 3 loại gỗ là: gỗ bạch đàn tượng trưng cho phần màu cam, gỗ hinoki tượng trưng cho phần gỗ vàng nhạt, gỗ dầu tượng trưng cho phần gỗ nâu

4.1.2 Lựa chọn mô hình thiết kế:

Sau khi đã khảo sát qua các phương án đã trình bày ở trên, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn thiết kế sản phẩm bàn học kết hợp ghép hoa văn gỗ

Nguyên liệu được sử dụng cho sản phẩm bàn học kết hợp ghép hoa văn gỗ là gỗ bạch đàn và gỗ thông Hai loại gỗ này sẽ cho ra màu sắc mà khi kết hợp chúng với nhau sẽ cho ra các hoa văn đặc sắc, phù hợp với sở thích của những người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên với thông số 1200x568x740 (mm)

Hình 4.6 Tổng thể sản phẩm

Tính toán độ bền sản phẩm

Để đảm bảo cho sản phẩm có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt trong quá trình sử dụng thì ta cần tính toán và kiểm tra bền cho các chi tiết chịu lực lớn nhất trong điều kiện chịu tải trọng cao nhất Nếu như chi tiết đó đủ bền thì các chi tiết còn lại đã đảm bảo khả năng chịu lực tốt

Qua phân tích khả năng chịu lực của bàn, ta thấy sản phẩm chủ yếu chịu uốn

Do đó để đảm bảo cho sản phẩm có kết cấu vững, chịu lực tốt, ta cần phải tính toán và kiểm tra bền những chi tiết chịu lực tác dụng lớn nhất Sau đó so sánh các thông số tính toán được với các thông số chịu uốn của nguyên liệu, nếu chúng đủ bền thì các chi tiết khác cũng đủ bền

Kiểm tra độ bền uốn:

+ Tính toán khả năng chịu uốn của mặt bàn

Giả sử tổng khối lượng mà ta đặt trên mặt bàn là 50kg, lúc này mặt bàn sẽ chịu

Mặt bàn có kích thước 1200 x 568 x 30 (mm)

Theo phương trình cân bằng tĩnh ta có:

∑ Y = 𝑌 𝐵 + 𝑌 𝐴 − 𝑃 = 0 → 𝑌 𝐴 = 250 𝑁 Mặt cắt ngang nguy hiểm là mặt cắt ở giữa bàn

85.2 = 176.1 (𝑁/𝑐𝑚 2 ) Chọn hệ số an toàn 𝐾 = 4 → 𝜎 𝑈 = 704 (𝑁/𝑐𝑚 2 ) < [ 𝜎 𝑢 ] = 7 000 (𝑁/𝑐𝑚 2 )

Suy ra chi tiết mặt bàn dư bền Vậy sản phẩm đảm bảo độ bền

+ Tính toán khả năng chịu uốn của khung đỡ mặt bàn

Giả sử tổng khối lượng mà ta đặt trên mặt bàn là 50kg nên khung sẽ chịu 1 lực tác dụng P = 500N, mặt bàn nặng 20kg phân bố đều

Khung đỡ mặt bàn có kích thước 670 x 487 x 60 (mm)

H = 60mm = 6cm Ứng suất chịu uốn của gỗ bạch đàn [ 𝜎 𝑈 ] = 8 700 (𝑁/𝑐𝑚 2 )

Theo phương trình cân bằng tĩnh ta có:

∑ Y = 𝑌 𝐵 + 𝑌 𝐴 − 𝑃 − 200 × 0,67 = 0 → 𝑌 𝐴 = 317 𝑁 Mặt cắt ngang nguy hiểm là mặt cắt ở khung bàn

Chọn hệ số an toàn 𝐾 = 4 → 𝜎 𝑈 = 145,36 (𝑁/𝑐𝑚 2 ) < [ 𝜎 𝑈 ] = 8 700 (𝑁/𝑐𝑚 2 ) Suy ra chi tiết khung bàn dư bền Vậy sản phẩm đảm bảo độ bền

+ Tính toán khả năng chịu uốn của tủ

Giả sử tổng khối lượng mà ta đặt trên mặt bàn là 50kg nên tủ sẽ chịu 1 lực tác dụng P = 500N, mặt bàn nặng 20kg phân bố đều

Tủ có kích thước 355 x 510 x 705 (mm)

H = 705mm = 70,5cm Ứng suất chịu uốn của gỗ thông [𝜎 𝑢 ] = 7 000 (𝑁/𝑐𝑚 2 )

Theo phương trình cân bằng tĩnh ta có:

Mặt cắt ngang nguy hiểm là mặt cắt ở tủ

Chọn hệ số an toàn 𝐾 = 4 → 𝜎 𝑈 = 0.48 (𝑁/𝑐𝑚 2 ) < [𝜎 𝑢 ] = 7 000 (𝑁/𝑐𝑚 2 )

Suy ra chi tiết tủ dư bền Vậy sản phẩm đảm bảo độ bền.

Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật

4.3.1 Cấp chính xác gia công:

Trong sản xuất hàng nội thất, chúng ta được quy định 3 cấp chính xác:

+ Cấp chính xác 1: được áp dụng với các trường hợp lắp ghép sản phẩm đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, do đó nên được ưu tiên xếp vào cấp 1

+ Cấp chính xác 2: được áp dụng trong sản xuất hàng nội thất dân dụng

+ Cấp chính xác 3: được áp dụng đối với các chi tiết không yêu cầu độ chính xác cao Đây là sản phẩm bàn học, thuộc phân lớp hàng nội thất dân dụng và không yêu cầu độ chính xác quá cao nên sẽ được xếp vào độ chính xác cấp 2

4.3.2 Độ chính xác và sai số gia công:

4.3.2.1 Độ chính xác gia công: Độ chính xác gia công nói lên mức độ phù hợp của các tham số về hình dáng kích thước, độ nhẵn bề mặt của các bộ phận, chi tiết sau khi gia công so với các yêu cầu mà nhà thiết kế đề ra trên bản vẽ kỹ thuật Chỉ số mức độ phù hợp càng cao, có nghĩa là sự khác nhau giữa bản vẽ thiết kế và sản phẩm thực tế càng nhỏ, điều đó nói lên rằng độ chính xác trong gia công càng cao; ngược lại, với sai số trong lúc gia công so với bản vẽ kỹ thuật càng lớn, độ chính xác trong gia công thấp Do đó, việc tìm tòi nghiên cứu để đảm bảo, hoặc thậm chí là tìm cách nâng cao được độ chính xác trong gia công, cũng chính là việc tìm tòi nghiên cứu về giảm đi sai số trong gia công

Trên lý thuyết, trong quá trình gia công các bộ phận, chi tiết, do có rất nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan, mà dẫn đến kích thước cũng như hình dạng của chi tiết không thể giống hoàn toàn so với trong bản vẽ thiết kế, nghĩa là nó tồn tại những sai số Trên thực tế, sau khi xem xét đến công dụng của sản phẩm, chúng ta sẽ cho phép chúng có một sai số nhất định trong gia công, nhưng bắt buộc phải điều chỉnh những sai số đó sao cho luôn nằm trong một phạm vi cho phép

Sự sai số giữa kích thước sản phẩm thực tế khi gia công của các bộ phận chi tiết và kích thước được trình bày trên bản vẽ thiết kế được gọi là sai số về kích thước Chỉ số mức độ phù hợp về kích thước được gọi là độ chính xác của kích thước

Các bộ phận chi tiết sau khi được gia công, hình dáng của chúng không thể hoàn toàn giống nhau được với hình dáng được trình bày trên bản vẽ thiết kế, sự khác nhau giữa chúng về hình dáng được gọi là sai số về hình dáng Chỉ số mức độ phù hợp giữa hình dáng của sản phẩm thực tế và hình dáng được trình bày trên bản vẽ thiết kế được gọi là độ chính xác về hình dáng

Trong quá trình gia công cắt gọt, chúng ta cần phải đảm bảo được độ chính xác về kích thước đồng thời cả độ chính xác về hình dáng của các bộ phận, chi tiết Độ chính xác gia công cắt gọt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Chất lượng nguyên liệu đầu vào: nguyên liệu đầu vào tốt, ít khuyết tật sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất, dễ gia công, tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào

Nếu nguyên liệu đầu vào gặp nhiều khuyết tật thì tỉ lệ phế phẩm sẽ cao, gây tốn thêm nguyên liệu và cần thêm tương đối nhiều thời gian để xử lý

+ Máy móc, trang thiết bị tại xưởng: máy móc, trang thiết bị tại xưởng trong trạng thái tốt sẽ đảm bảo độ chính xác khi gia công, sai số gia công sẽ tương đối nhỏ, đảm bảo được chất lượng bề mặt của chi tiết sau khi gia công, hạn chế tỉ lệ phế phẩm nguyên liệu và sẽ tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào Nếu như máy móc, trang thiết bị tại xưởng gặp trục trặc, vấn đề thì khi gia công sẽ không đảm bảo được độ chính xác, sẽ gây ra sai lệch về hình dáng, kích thước của các chi tiết, khi đó dung sai lắp ghép sẽ tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu suất lắp ghép, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

+ Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm: hình dáng, kết cấu của sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao, điều này đòi hỏi trong quá trình sản xuất phải có người đứng ra kiểm tra xuyên suốt quá trình thực hiện để đảm bảo sẽ không xuất hiện sai lệch trên sản phẩm + Tay nghề của thợ: tay nghề thợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc và hiệu quả sản xuất của công ty, tay nghề thợ càng cao, càng có tâm với nghề, sản phẩm đầu ra sẽ càng chính xác và càng đẹp

+ Sai số do thiết lập thông số máy: khi thiết lập thông số của máy, vị trí tương đối giữa dao, lưỡi cưa với chi tiết không được chính xác sẽ gây ra sai lệch Việc điều chỉnh máy đòi hỏi phải có vốn hiểu biết nhất định về máy đó, cần phải áp dụng đúng phương pháp điều chỉnh, công cụ dùng để kiểm tra kích thước, khoảng cách

Việc điều chỉnh sai thông số máy sẽ gây ra những tổn thất nhất định và ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện

+ Chọn mặt chuẩn để thực hiện gia công chi tiết: đối với bào chi tiết, chúng ta sẽ chọn một mặt làm chuẩn trước để bào mặt kia cho phẳng, cũng như ta sẽ rong bỏ đi một bên cạnh của chi tiết, sau đó ta mới bắt đầu gia công

Mặt chuẩn sẽ là mặt phẳng, nhẵn, bề mặt rộng, dài Đối với các chi tiết cong, mặt lõm sẽ là mặt chuẩn Khi gia công, ta ưu tiên mặt chuẩn là mặt đã trải qua công đoạn gia công tinh, những mặt mới chỉ qua công đoạn pha phôi chỉ được dùng làm mặt chuẩn

Sai số gia công chỉ mức độ chênh lệch giữa các thông số của sản phẩm sau khi gia công (kích thước, hình dáng, độ nhẵn, độ bóng và vị trí tương hỗ giữa các mặt của chi tiết) so với các thông số được trình bày trong bản vẽ kỹ thuật Sai số gia công phản gia công càng nhỏ độ chính xác càng cao

Chế tạo sản phẩm

4.4.1 Sơ đồ gia công chung:

Trong quá trình gia công sản phẩm, các nhà thiết kế nội thất phải chú trọng vào quy trình công nghệ sản xuất, việc lập quy trình công nghệ sản xuất có khảo học sẽ tăng hiệu quản năng suất làm việc Vì thế việc lập quy trinhg công nghệ sản xuất đòi hỏi không chỉ là sự kết hợp của lý thuyết mà còn của thực tế Lập quy trình công nghệ sản xuất đúng sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất và còn dễ dàng kiểm tra từng công đoạn xem có lỗi gì xuất hiện hay không, tránh lãng phí nguyên vật liệu cũng như sử dụng tối đa máy móc hiện có

Sơ đồ quy trình công nghệ: Ván → Cắt ngắn → Cắt chính xác → Xử lý thô →

Xử lý tinh → Lắp ráp từng modul → Xử lý khuyết tật → Sơn → Lắp ráp thành phẩm

→ Sơn → Làm sạch → Đóng gói

Sơn lần 1 sẽ là sơn những mặt khuất Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh chúng ta không thể nào sơn chúng được mà chỉ sơn bên ngoài tổng thể của sản phẩm

4.4.2 Quy trình gia công cụ thể:

15 Mặt hộc Gỗ bạch đàn 3 17 208 355 0 ± 0.1 – 0.5

20 Đáy hộc kéo Gỗ thông 3 17 294 450 0 ± 0.1 – 0.5

STT HẠNG MỤC KÍCH THƯỚC (mm) ĐVT SL

Bảng 4.2 Khối lượng vật tư

Sử dụng máy rong cạnh và cưa bàn trượt để đưa ván về kích thước chuẩn Công đoạn này nhằm đảo bảo gia đoạn gia công tinh được thuận lợi

Kích thước phôi sau gia công thô:

KÍCH THƯỚC TINH CHẾ (mm)

1 Mặt bàn Gỗ bạch đàn và gỗ thông 1 17 540 1170 5 5

2 Khung bao Gỗ bạch đàn 1 15 568 1200 5 5

3 Tấm lót Gỗ cao su 1 13 540 1170 5 5

5 Khung ngắn Gỗ bạch đàn 2 15 60 487 5 5

6 Khung dài Gỗ bạch đàn 3 15 60 636.

7 Thanh dằn ngắn Gỗ bạch đàn 2 15 50 507 5 5

Bảng 4.3 Kích thước gia công thô

8 Thanh dằn dài Gỗ bạch đàn 1 15 60 507 5 5

15 Mặt hộc Gỗ bạch đàn 3 17 208 355 5 5

20 Đáy hộc kéo Gỗ thông 3 17 294 450 5 5

Hình 4.7 Công đoạn chạy máy CNC

Hình 4.8 Công đoạn rong cạnh ván

Hình 4.9 Công đoạn cắt ván theo chiều ngang

Sử dụng máy cnc để cắt phôi về kích thước tinh chế như sau:

Bảng 4.4 Kích thước gia công tinh Phần mặt hộc và mặt bàn là những bộ phận khó gia công nhất, đòi hỏi máy cnc phải hoạt đổng chuẩn, không có sai sót

Sau khi các bộ phận, chi tiết của sản phẩm được gia công hoàn thành từ khâu gia công tinh thì sẽ được chuyển qua khâu lắp ráp sản phẩm Ở khâu này, các bộ phận chi tiết sẽ được liên kết lại với nhau thành các modul, từ những modul đó sẽ liên kết lại thành sản phẩm hoàn chỉnh Các công cụ sẽ sử dụng ở khâu này gồm: cảo, súng bắn đinh, máy khoan, máy bắt vít

TT TÊN CHI TIẾT NGUYÊN LIỆU SL KÍCH THƯỚC TINH CHẾ (mm) a b c

1 Mặt bàn Gỗ bạch đàn và gỗ thông 1 17 540 1170

2 Khung bao Gỗ bạch đàn 1 15 568 1200

3 Tấm lót Gỗ cao su ghép 1 13 540 1170

5 Khung ngắn Gỗ bạch đàn 2 15 60 487

6 Khung dài Gỗ bạch đàn 3 15 60 636.4

7 Thanh dằn ngắn Gỗ bạch đàn 2 15 50 507

8 Thanh dằn dài Gỗ bạch đàn 1 15 60 507

15 Mặt hộc Gỗ bạch đàn 3 17 208 355

20 Đáy hộc kéo Gỗ thông 3 17 294 450 thước trên bản vẽ kỹ thuật Ở những chỗ bắt vít, phải đảm bảo vít ăn sâu để đảm bảo độ bền chặt giữa hai chi tiết lắp ghép, tránh gây nứt chi tiết

Quá trình lắp ráp phải đảm bảo sản phẩm chắc chắn và tính thẫm mỹ của sản phẩm phải được đảm bảo Trong quá trình lắp ráp, nếu có bất kỳ chi tiết nào lắp đặt không khớp phải làm lại chi tiết đó để lắp ráp và bàn giao đúng thời hạn

Trước khi trang sức bề mặt sản phẩm, chúng ta cần phải xử lý bề mặt trước Khâu xử lý nguội chính là chà nhám và xử lý các khuyết tật xuất hiện trên sản phẩm nhằm tạo cho bề mặt của sản phẩm nhẵn theo yêu cầu nhằm tạo điều kiện cho quá trình trang sức bề mặt được thuận lợi Đầu tiên, chúng ta sẽ dùng bột trét nhằm trám đi các khuyết tật trên sản phẩm, có thể kết hợp đồng thời keo 502 và bột gỗ để trám nếu khuyết tật quá lớn Sau đó chúng ta sẽ chà nhám tổng thể của sản phẩm bằng nhám thô và sau đó sẽ dùng nhám tinh để kết thúc khâu cử lý nguội

4.4.2.6 Trang sức bề mặt sản phẩm:

Khâu cuối của quá trình chế tạo sản phẩm là trang sức bề mặt sản phẩm Khâu này sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm

Mục đích của trang sức bề mặt là nâng cao giá trị của sản phẩm, và đồng thời là để bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, vừa làm đẹp vừa tăng độ bền cho sản phẩm trước mọi thách thức từ thời tiết

Chúng ta sẽ sử dụng sơn PU để trang sức bề mặt Quy trình sơn sẽ như sau:

Sơn lót là lớp sơn đầu tiên nhằm tăng khả năng liên kết giữa bề mặt gỗ và lớp sơn phủ, đồng thời lớp sơn lót cũng sẽ lắp đầy đi các mạch gỗ nhằm tạo một mặt phẳng để tạo điều kiện thuận lợi cho những công đoạn sơn sau Sơn lót được pha theo tỷ lệ như sau:

1 cứng : 2 lót : 3 xăng Tỷ lệ này có thể lệch nhau một tý cũng không thành vấn đề

Hình 4.10 Công đoạn sơn lót Sau khi sơn lót sẽ đến công đoạn xả nhám Đầu tiên chúng ta sẽ dùng nhám thô để phá đi những giọt sơn lớn còn đọng lai, sau đó sẽ dùng nhám tinh để làm láng mịn bề mặt sản phẩm

Hình 4.11 Công đoạn xả nhám Công đoạn xả nhám để đảm bảo bề mặt được phẳng để đến công đoạn sơn bóng

Lớp sơn này làm cho bề mặt sản phẩm sẽ trở nên căng bóng, giúp tăng giá trị của sản phẩm Quá trình này bắt buộc phải được thực hiện ở một không gian kín, ở đây là phòng sơn Sơn bóng được pha theo tỷ lệ như sơn lót: 1 cứng : 2 bóng : 3 xăng Tỷ lệ này có thể lệch nhau một tý cũng không thành vấn đề

Hình 4.12 Công đoạn sơn bóng

4.4.2.7 Đóng gói sản phẩm: Đây là công đoạn cuối cùng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Sau khi sản phẩm đã trải qua đầy đủ các công đoạn sẽ được đóng gói lại nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân phá hoại từ môi trường cũng như trong quá trình vận chuyển

Sản phẩm trước khi cho vào thừng carton cần được thổi sạch bụi và dùng màng

PE kết hợp giấy xốp quấn lại Sản phẩm được đặt vào thùng và sẽ dặt mút xốp quanh các góc để tránh va chạm trong quá trình vận chuyển.

Dự toán kinh phí

Bảng 4.5 Dự toán kinh phí

STT HẠNG MỤC KÍCH THƯỚC (mm) ĐVT SL GIÁ

Ngày đăng: 18/11/2024, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w