1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập giữa khóa Đề tài hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả Lại Minh Hiếu, Trần Trịnh Thiên Tân, Đào Xuân Vũ, Lý Minh Tùng, Phan Văn Trường
Người hướng dẫn Mai Lan Hương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tập giữa khóa
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 375,25 KB

Nội dung

Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp...7 2.1.1.. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xem như một công cụ đắ

Trang 1

BÀI TẬP GIỮA KHÓA

Đề Tài: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Mai Lan Hương

Lớp: Tài chính doanh nghiệp CLC 65E

Sinh viên thực hiện: Lại Minh Hiếu - 11232197

Trần Trịnh Thiên Tân - 11232798

Đào Xuân Vũ - 11230921

Lý Minh Tùng - 11234535

Phan Văn Trường - 11234054

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG

CAO & POHE

BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Trang 2

-🙟🙟🙟 -Bảng đánh giá mức độ tham gia

Trang 3

MỤC LỤC

Bảng đánh giá mức độ tham gia 1

LỜI CẢM ƠN 3

A Mở Đầu 4

B Nội Dung 4

1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

1.1 Thể chế và thể chế kinh tế 4

1.2 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5

1.3 Lý do phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5

1.3.1 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng bộ 5

1.3.2 Hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ 5

1.3.3 Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, chưa đầy đủ các yếu tố thị trường và các loại thị trường 6

2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7

2.1 Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp 7

2.1.1 Hoàn thiện thể chế về sở hữu 7

2.1.2 Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp 8

2.2 Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường 8

2.3 Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế 9

2.4 Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị 14

Danh mục tài liệu tham khảo 16

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Mai Lan Hương đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học tập vừa qua Quãng thời gian tham gia lớp học Kinh tế chính trị Mác – Lênin của cô vừa qua tuy không quá dài nhưng thật sự ý nghĩa và khó quên Chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về cả lý luận và vận dụng thực tiễn trong những buổi thảo luận, cũng như tinh thần học hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này

Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin là môn học có nhiều điều thú vị, song có tính bao quát về lý thuyết và tính thực tiễn giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, cũng như nắm được các quy luật chi phối sự vận động và phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, bài tập của nhóm chúng em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp và lời phê bình từ phía cô để bài tập được hoàn thiện hơn cũng như có thêm kinh nghiệm cho các bài tập lớn sau này

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô !

Trang 5

A Mở Đầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tiếp tục khẳng định con đường phát triển kinh tế đặc thù của mình thông qua việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là mô hình kinh tế đã và đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là nền tảng chủ yếu cho sự phát triển bền vững của đất nước Trên con đường phát triển đó, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế nhằm không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn đảm bảo công bằng, hướng đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xem như một công cụ đắc lực, vừa khuyến khích sự phát triển của thị trường, vừa đảm bảo sự can thiệp của Nhà nước để giữ vững các giá trị xã hội, nhân văn

Từ những định hướng chiến lược trong các Văn kiện Đại hội Đảng và các nghị quyết quan trọng, chúng ta có thể thấy sự cam kết mạnh mẽ trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc hoàn thiện thể chế này không chỉ giúp Việt Nam đón nhận những cơ hội mới từ sự hội nhập quốc tế mà còn giúp tăng cường khả năng tự cường, bảo vệ lợi ích quốc gia, và giữ vững ổn định xã hội Tuy nhiên, việc hoàn thiện một thể chế kinh tế đặc thù như vậy đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự đồng lòng và sáng tạo trong cách tiếp cận

Dưới góc độ một môn học, bài tiểu luận sẽ phân tích tính cấp thiết phải hoàn thiện cũng như nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đồng thời vận dụng ý nghĩa nội dung của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay

B Nội Dung

1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1.1 Thể chế và thể chế kinh tế

Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội

Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế

Trang 6

Theo đó, các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế bao gồm: hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà nước và các quy tắc xã hội được nhà nước thừa nhận; hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế; các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế

1.2 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan

hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

1.3 Lý do phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa

1.3.1 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa

đồng bộ

Vấn đề về thiếu đồng bộ và xung đột giữa các luật pháp:

Thiếu nhất quán trong quy định pháp luật: Các bộ luật hiện nay vẫn có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn hoặc chưa được cụ thể hóa, dẫn đến những khó khăn trong quá trình thực thi Chẳng hạn, luật về đầu tư và luật đất đai có thể đưa ra những quy định khác nhau về quyền sở hữu và sử dụng đất, gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án

Xung đột pháp lý giữa các quy định: Một số quy định pháp luật ban hành sau thường không được đồng bộ với những quy định trước đó, gây ra xung đột pháp lý

Ví dụ, có những quy định mới về thuế hoặc lao động không khớp với các bộ luật đã

có, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng Điều này gây ra sự thiếu rõ ràng, làm cản trở quá trình ra quyết định và đầu tư của các doanh nghiệp

Ví dụ như ngay trong cùng một bộ chuyên ngành, chính sách do Cục, Vụ xây dựng cũng mâu thuẫn nhau Một thành viên của Hiệp hội Nhà thầu VN đã chỉ ra rằng theo luật Nhà ở 2014, một công trình chung cư bình thường phải bảo hành trên

60 tháng, trong khi đó theo ND/06/2021/NĐ-CP, các công trình cấp đặc biệt, cấp 1 lại chỉ bảo hành tối thiểu 24 tháng Điều này dễ xảy ra nhiều tranh chấp kéo dài giữa nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư và người mua nhà

1.3.2 Hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ

Trang 7

Hệ thống thể chế kinh tế ở Việt Nam, mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể qua nhiều năm cải cách, vẫn tồn tại những thiếu sót và bất cập Hệ thống này chưa thật sự đầy đủ, dẫn đến một số vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế và quản lý

xã hội Đây là một trở ngại trong việc vận hành nền kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế Dưới đây là một số phân tích và gợi ý cải thiện cho hệ thống thể chế kinh tế của Việt Nam

Những điểm chưa đầy đủ trong hệ thống thể chế ở Việt Nam:

Chưa đầy đủ trong các lĩnh vực mới nổi: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, fintech, và thương mại điện

tử, hệ thống thể chế hiện tại vẫn chưa theo kịp Các quy định về quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an ninh mạng và bảo mật thông tin trong các lĩnh vực này còn hạn chế, khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư gặp khó khăn khi thực hiện hoạt động kinh doanh

Thiếu tính minh bạch và đồng bộ: Hệ thống thể chế hiện nay vẫn còn những bất cập trong tính đồng bộ và minh bạch Một số quy định pháp lý còn chồng chéo, thậm chí xung đột nhau giữa các ngành và lĩnh vực Điều này gây khó khăn cho quá trình thực thi pháp luật, tạo ra cơ hội cho tham nhũng và làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước

Các quy định chưa thích ứng với thị trường: Trong một số lĩnh vực, quy định pháp lý còn nặng tính hành chính và can thiệp của Nhà nước, thiếu tính linh hoạt để phù hợp với nền kinh tế thị trường Điều này làm giảm động lực cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao và dịch vụ

Thiếu chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Các quy định về bảo vệ môi trường vẫn chưa hoàn thiện và đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt Điều này đòi hỏi sự hoàn thiện của các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và các biện pháp chế tài mạnh mẽ để xử lý các vi phạm

1.3.3 Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, chưa đầy đủ các yếu tố

thị trường và các loại thị trường

Các chính sách, cơ chế kém hiệu quả gây ra nhiều bất cập cho các chủ thể, tổ chức tham gia nền kinh tế Điều kiện của các chính sách quá nhiều, chưa rõ ràng khiến doanh nghiệp khó thụ hưởng Ví dụ như việc tiếp cận nguồn vốn rẻ với chính sách hỗ trợ lãi suất 2% khá khó khăn do doanh nghiệp khó đáp ứng được các điều kiện cho vay: Các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp Các chính sách đa số

Trang 8

được thực thi theo hướng bình quân hóa giữa các địa phương, ngành nghề, quy mô,

mà ít tính đến mức độ ảnh hưởng đến các ngành nghề cũng như các doanh nghiệp Các yếu tố thị trường, loại hình thị trường mới ở trình độ sơ khai, chưa được đầu tư phát triển chiều sâu

2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1 Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các

loại hình doanh nghiệp

2.1.1 Hoàn thiện thể chế về sở hữu

Một là thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản) của Nhà nước, tổ chức, cá nhân Bảo đảm công khai minh bạch trong thủ tục hành chính nhà nước, bảo đảm hiệu lực thực thu và bảo vệ quyền sở hữu tài sản Đặc biệt, tập trung vào các tài sản phi truyền thống, dữ liệu số, tài nguyên số của cơ quan nhà nước, tổ chức trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Hai là hoàn thiện pháp luật về đất đai để phân bổ và

sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên Ba là hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên Bốn là hoàn thiện pháp luật về vốn đầu tư nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công Năm là hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ, khuyến khích sáng tạo, đảm bảo minh bạch Sáu là hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, giải quyết tranh chấp dân sự Bảy là “xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nâng cao, chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia”

Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy

đủ hơn; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, có nhiều đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập Hệ thống pháp luật,

cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với luật pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam kết hội nhập quốc tế Chế độ

sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển đa dạng Các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hoá tương đối đầy đủ Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên Việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh; kinh tế tập thể được quan tâm đổi mới; kinh tế tư nhân ngày càng được coi trọng; đội ngũ doanh nhân không ngừng lớn mạnh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quả tích cực Các yếu

tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới Hầu hết các loại giá hàng hoá, dịch vụ được xác lập theo cơ chế thị trường Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện và thông thoáng hơn; quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh

Trang 9

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được bảo đảm hơn Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu Việc huy động, phân bổ và

sử dụng nguồn lực phù hợp hơn với cơ chế thị trường Các cơ chế, chính sách đã chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội cho người dân tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế Phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước từng bước được đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

2.1.2 Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, loại hình doanh

nghiệp

Một là hoàn thiện chế độ pháp lý kinh doanh cho doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh Hai là hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, bảo đảm

sự cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế Ba là hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh Bốn là rà soát, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu

tư công Năm là hoàn thiện thể chế về mô hình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp, các nông lâm trường, Sáu là hoàn thiện thể chế thúc đẩy các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế phát triển đồng bộ Bảy là hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài

Phát triển nền KTTT định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác

và cạnh tranh theo pháp luật Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, định hướng, cùng với các công cụ và chính sách khác để Nhà nước điều tiết nền kinh tế đảm bảo phát triển bền vững Kinh tế tư nhân là một động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp

2.2 Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các

loại thị trường

Một là hoàn thiện thể chế, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường; các yếu

tố thị trường như hàng hóa, giá cả … được vận hành theo nguyên tắc thể chế kinh

Trang 10

tế thị trường Hai là hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại trường : các loại thị trường cơ bản như thị trường vốn, thị trường công nghệ… cần phải được hoàn thiện

Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá hàng hoá, dịch vụ công thiết yếu Không lồng ghép các chính sách xã hội trong giá hàng hoá, dịch vụ Chuyển từ cơ chế cấp phát sang cơ chế đặt hàng; từ hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ sang

hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí theo hướng chuyển sang áp dụng giá dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát huy đúng đắn, đầy

đủ vai trò của người tiêu dùng, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cải cách mạnh mẽ chính sách tài chính về đất đai theo hướng đơn giản, ổn định, công khai, minh bạch và công bằng Nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thuế tài sản, nhất là về đất đai, bất động sản Bảo đảm minh bạch thông tin về thị trường quyền sử dụng đất Xác định giá trị quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường thông qua đấu giá, đấu thầu các dự án có sử dụng đất, thỏa thuận mua bán trên thị trường;

áp dụng phổ biến việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thông qua các tổ chức thẩm định giá độc lập, chuyên nghiệp Rà soát, điều chỉnh khung giá quyền sử dụng đất phù hợp với thị trường ở từng địa phương Tăng cường áp dụng phương thức cho thuê đất

Thực hiện bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực công, mua sắm và đầu tư công Tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước; kiểm soát, ngăn chặn, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp Hoàn thiện thể chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn đạt hiệu quả cao, có tác động lan tỏa Hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản; không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế và dân sự

2.3 Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát

triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế

Xây dựng hệ thống thể chế để có thể kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội tham gia bình đẳng và thụ hưởng

Ngày đăng: 18/11/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w