1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Đánh giá thế mạnh và hạn chế của thị trường sức lao Động Ở việt nam hiện nay từ Đó liên hệ ngành nghề Đang theo học tại trường Đại học kiến trúc tphcm

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thế mạnh và hạn chế của thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay. Từ đó liên hệ ngành nghề đang theo học tại Trường Đại học Kiến trúc TPHCM
Tác giả Phan Võ Tố Quyên
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Kiến trúc TPHCM
Chuyên ngành Kiến trúc Nội thất
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 426,64 KB

Nội dung

Khả năng đáp ứng của sinh viên đối với nhu cầu thị trường sức lao động ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam...9 C... LỜI MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động t

Trang 1

TIỂU LUẬN

Đề tài: Đánh giá thế mạnh và hạn chế của thị trường sức

lao động ở Việt Nam hiện nay Từ đó liên hệ ngành nghề đang theo học tại Trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phan Võ Tố Quyên MSSV: 21510801825

KHÓA-LỚP: NT21/A1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM KHOA KIẾN TRÚC NỘI THẤT

BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 2

I LÍ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG 2

1.Khái niệm sức lao động 2

2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 2

3 Các thuộc tính của hàng hóa sức lao động 3

II LIÊN HỆ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1 Đánh giá thế mạnh của thị trường sức lao động ở Việt Nam 4

2 Đánh giá hạn chế của thị trường sức lao động ở Việt Nam 5

III LIÊN HỆ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG NGÀNH THIẾT KẾ NỘI THẤT 6

1 Vai trò của ngành thiết kế nội thất 6

2 Nhu cầu của xã hội 7

3 Khả năng đáp ứng của sinh viên đối với nhu cầu thị trường sức lao động ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam 9

C KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; tạo ra những điều kiện và thách thức mới cho sự phát triển thị trường sức lao động Việt Nam

Việc nghiên cứu, phát triển lý luận “hàng hoá sức lao động” của Karl Marx là một nội dung quan trọng trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước, phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay

Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lê nin về hàng hóa sức lao động cùng với thực trạng thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện thị trường sức lao động không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, là một vấn đề cấp thiết Trong đó sức lao động luôn giữ vai trò trọng tâm Do đó việc tập trung phát triển sức lao động để tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao là vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay

Trong phạm vi bài tiểu luận, trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận vè hàng hóa sức lao động của Karl Marx, phân tích và đánh giá thế mạnh và hạn chế của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

B NỘI DUNG

I LÍ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG

1.Khái niệm sức lao động:

Lí luận và thực tiễn cho thấy, sự kết hợp giữa 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động là quá trình lao động sản xuất; trong đó sức lao động là yếu tố quyết định

Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, và được con người vận dụng vào quá trình sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó

2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện:

Thứ nhất, người lao động được tự do về thân thể, nghĩa là người có sức lao động có

quyền sở hữu khả năng lao động của mình và có thể mang ra thị trường bán như một hàng hóa đặc biệt

Thứ hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với

sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động

Sự tồn tại hai điều kiện chủ yếu trên dẫn đến sức lao động biến thành hàng hóa

3 Các thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

Khi trở thành hàng hóa, sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng

Giá trị của hàng hóa sức lao động:

Trang 5

Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động

Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người Để sản xuất ra và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt và các nhu cầu khác Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm:

+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống công nhân + Chi phí đào tạo công nhân

+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình công nhân

Là hàng hoá đặc biệt, giá trị sức lao động khác với giá trị hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử

Giá trị của hàng hóa sức lao động chịu sự tác động của hai xu hướng đối lập nhau: + Giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng tăng:

 Sản xuất càng phát triển nhu cầu về lao động phức tạp tăng

 Nhu cầu tư liệu sản xuất tăng theo đà tiến bộ của lực lượng sản xuất

+ Xu hướng giảm giá trị hàng hóa sức lao động: do năng suất lao động tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:

Giống hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động thoả mãn nhu cầu của người mua.Công dụng của nó biểu hiện qua tiêu dùng hàng hoá sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt:

Trang 6

1- Khi tiêu dùng hàng hoá sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của nó.

Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư Hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị Nó là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

2- Con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung ứng sức lao

động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động Do

đó trong thị trường sức lao động con người là yếu tố ảnh hưởng tới “cung”

II LIÊN HỆ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hiện nay ở Việt Nam, có nhiều quan niệm, cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu thị trường sức lao động Tựu chung, có thể quan niệm:

Thị trường sức lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao

động (người công nhân làm thuê - bên cung) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động - bên cầu) thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả và các điều kiện làm việc khác Thị trường sức lao động Việt Nam “là một hợp phần của kinh tế thị trường Cũng như bất kì hình thái thị trường nào, các yếu tố cấu thành thị trường sức lao động gồm: người mua, người bán và hàng hóa”

Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đang trong giai đoạn phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần Sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là khả năng phát huy vai trò tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của hàng hoá sức lao động Do đó, hàng hóa sức lao động đóng vai trò then chốt trong việc phát triển thị trường sức lao động, là cơ sở cho việc hoàn thành quan hệ lao động

Trang 7

1 Đánh giá thế mạnh của thị trường sức lao động ở Việt Nam:

Số lượng lao động:

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào trong hiện tại vầ tương lai

Bảng 1: Cơ cấu dân số Việt

Nam giai đoạn 1989 – 2019

(Nguồn: Tổng cục điều tra Dân Số

và Nhà Ở )

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì đến hết năm 2019 dân số Việt Nam

là 96,208,984 người Trong đó số lượng người lao động chiếm khoảng 69% dân số Với khoảng một nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề

Hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng hơn 1 triệu lao động mới Theo các nhà nhân khẩu học, cơ cấu "dân số vàng" thường kéo dài từ 30 - 35 năm, thậm chí

là 40 -50 năm Đây là thời kỳ mang lại cơ hội lớn để nâng cao chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước

Chất lượng lao động:

+ Trình độ lao động:

 Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp

0 - 14 tuổi 15 - 64 tuổi Trên 65 tuổi

Trang 8

 Nguồn lao động trẻ có khả năng ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa

học-kĩ thuật vào sản xuất

 Trình độ học vấn:

Chưa bao giờ đi học Chưa tốt nghiệp TH Tốt nghiệp TH Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT trở lên

4.6

13.7

25.6

21.5

25.8

39.1

Hình 1: Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ học vấn, 2009 - 2019

Năm 2009 Năm 2019

Sau 10 năm, trình độ học vấn của lực lượng lao động đã được nâng cao; phân bố lực lượng lao động theo trình độ học vấn cao nhất đạt được tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp: lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT trở lên tăng 13,5% so với năm 2009 (năm 2019 là 39,1%; năm 2009 là 25,6%); không thay đổi đối với nhóm THCS và giảm mạnh ở 3 nhóm trình độ thấp hơn (chưa bao giờ

đi học giảm 1,7%; chưa tốt nghiệp tiểu học giảm 5,7%; tốt nghiệp tiểu học giảm 6,1%)

Trình độ học vấn của người lao động đã được nâng cao: tạo tiền đề cho việc đào tạo

nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (được đào tạo có bằng, chứng chỉ từ

sơ cấp trở lên)

+ Ý thức lao động:

(Nguồn: Tổng cục điều tra Dân Số và Nhà Ở )

Trang 9

 Tính chất của lao động nước ta là chăm chỉ, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất gắn với truyền thống của dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ

 Có thức tiếp thu, học hỏi cái mới, sáng tạo

2 Đánh giá hạn chế của thị trường sức lao động ở Việt Nam:

Số lượng lao động:

+ Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính:

Phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động với tỷ lệ cao hơn mức trung bình của toàn cầu và khu vực

Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động ở nước ta hầu như tương đương với các nước trong khu vực thì tỉ lệ nữ giới lại lớn hơn hẳn Năm 2019, có 70,9% phụ

nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tương ứng ở cấp độ toàn cầu là 47,2%, và tỷ lệ ở Châu Á - Thái Bình Dương thậm chí còn thấp hơn, ở mức 43,9% Theo số liệu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ở Philippines, Indonesia, Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ trên dưới 50%

Chất lượng lao động:

+ Về thể lực, thể lực của các lao động Việt Nam còn ở mức trung bình kém cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai nên chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu về sử dụng các thiết bị máy móc theo chuẩn quốc tế

Cụ thể: Chiều cao của thanh niên 15 tuổi thấp hơn so với chuẩn quốc tế 8,34 cm đối

với nam, 9,13 cm đối với nữ; thấp hơn thanh niên Nhật Bản là 8 cm đối với nam, 4 cm đối với nữ; thấp hơn thanh niên các nước trong khu vực là Thái Lan, Singapore từ 2-6

cm ảnh hưởng đến việc sử dụng, vận hành máy móc, hiện đại, hạn chế năng suất lao

Trang 10

động, bắt buộc người lao động phải gắng sức nhiều và làm tăng nguy cơ mất an toàn lao động

+ Trình độ lao động (Trình độ chuyên môn kỹ thuật):

Theo số liệu điều tra, lực lượng lao động có trình độ tốt nghiệp THPT trở lên đang chiểm tỉ lệ cao (Hình 1)

Tuy nhiên, lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp nghề” trở lên trong quý I năm 2019 ước tính là 12,1 triệu người, chiếm 23,1% số lao động có việc làm của toàn quốc Tức là trong cả nước có 76,9% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Tỷ lệ lao động lao động đã qua đào tạo có chuyên môn của chúng ta hiện nay còn rất thấp, năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN

Hiện nay nước ta đang gặp phải tình trạng "vừa thừa, vừa thiếu", "thừa thầy thiếu thợ" Thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay đang xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề, trình độ cao, lao động dịch vụ và đặc biệt là lao động tại các ngành công nghệ số Người lao động đã qua đào tạo còn mỏng về số lượng, một số lượng lớn người lao động có trình độ lại đang có thiên hướng ra nước ngoài làm ăn,… + Ý thức lao động:

Kỷ luật lao động của lao động Việt Nam nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong quá trình sản xuất công nghiệp Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp Phần lớn những người lao động xuất thân từ nông thôn, vẫn còn mang nặng những tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, chưa được chuẩn chỉ về giờ giấc và hành vi

Trang 11

Đặc biệt, người lao động còn thiếu và yếu các kiến thức về ngoại ngữ và các kĩ năng mềm như kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro còn kém, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc, tác phong công nghiệp (trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp)

III LIÊN HỆ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG NGÀNH THIẾT KẾ NỘI THẤT

1 Vai trò của ngành thiết kế nội thất:

Thiết kế nội thất là một công tác tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ

thuật Để tạo ra một môi trường nội thất, các nhà thiết kế cần phải suy nghĩ về hình thức và chức năng của không gian Hình thức đề cập đến giao diện Chức năng đề cập đến cách chúng không gian sẽ được sử dụng trên thực tế Để kết hợp hiệu quả giữa hình thức và chức năng cần nguồn lực thiết kế có trình độ chuyên môn cao

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại, ngaành Thiết kế nội nất nước ta đã

và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn xã hội Cả nước hiện có hơn 10.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: thiết kế, sản xuất, thi công, kinh doanh nội thất và các dịch vụ khác liên quan đến sản phẩm nội thất, tạo ra việc làm cho khoảng 500.000 - 600.000 lao động

Ngày nay, ngành nội thất Việt Nam là một trong những ngành có những hoạt động năng động nhất trên thế giới Nó hiện là nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lớn thứ năm trên thế giới sau Trung Quốc, Đức, Ý

và Ba Lan Năm 2017, giá trị xuất khẩu đồ gỗ đạt khoảng 7,66 tỷ USD, năm 2018 đã tăng lên 8,66 tỷ USD

Trang 12

2 Nhu cầu của xã hội:

Do yêu cầu và quy mô của các công trình mà đòi hỏi về chất lượng nguồn lao động ngành thiết kế nội thất ngày càng cao Với tình trạng “khát” nhân lực như hiện này đối với ngành thiết kế nội thất cùng đòi hỏi cao về trình độ lao động Người thiết kế nội thất không ngừng đổi mới, sáng tạo, và nhạy bén trong xu thế thiết kế, tạo ra phong cách thiết kế cá nhân,…

Thị trường Việt Nam:

Nhu cầu nhân sự Nghề thiết kế nội thất ở Việt Nam đang tăng trưởng Cùng với sự

phát triển của ngành kiến trúc và xây dựng, nhu cầu về thiết kế nội thất đang ngày càng được chú trọng và đầu tư Bên cạnh đó, xu hướng nội thất thông minh và xanh cũng đang dần trở thành xu hướng phổ biến, tạo ra nhu cầu về các nhà thiết kế nội thất

có kiến thức về công nghệ và thiết kế bền vững

Các sáng kiến của chính phủ đối với cơ sở hạ tầng công cộng trong các dự án xây dựng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thị

Trang 13

trường Các khoản đầu tư vào việc xây dựng các thành phố thông minh, sân bay và các tòa nhà thương mại của các chính phủ trên toàn cầu đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch

vụ thiết kế nội thất tích hợp công nghệ và quy hoạch thông minh Sự phổ biến của các văn phòng làm việc chung dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu về thiết kế nội thất sáng tạo, bao gồm các thiết kế bền vững và tập trung vào sức khỏe, các khu vực hoạt động giải trí và cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến Do đó, nhu cầu về các giải pháp tích hợp từ không gian thương mại có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ thiết kế tích hợp

Thị trường quốc tế:

Hoạt động xây dựng trên toàn thế giới, mức sống được cải thiện và thu nhập của người dân tăng là những yếu tố thúc đẩy thị trường Xu hướng xây dựng ngày càng nhiều ở các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ chắc chắn sẽ làm tăng nhu cầu

về dịch vụ thiết kế nội thất

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

76670 81845

87369 93277

98267 103527

109067

Giá trị thị trường dịch vụ thiết kế nội thất toàn cầu

( triệu USD)

(Nguồn: Global Virtual Mirror Market Report and Forecast )

Ngày đăng: 18/11/2024, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w