KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT I/ Thuế và cáckhoản phải trả Nhà nước: 1) Tàikhoản sử dụng: - Tàikhoản 333 – Thuế và cáckhoản phải trả Nhà nước. - Tàikhoảnnàydùngđểphảnánh quan hệgiữadoanhnghiệpvớiNhànước về cáckhoản thuế, phí, lệ phí và cáckhoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhànước trong kỳ kế toán năm. 2) Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán Tàikhoản 333: 1. Doanhnghiệp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và cáckhoản phải nộp cho Nhànước theo luật định và kịp thời phảnánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của doanh nghiệp. 2. Doanhnghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời cáckhoản thuế, phí và lệ phí cho Nhà nước. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế hay về số thuế phải nộp theo thông báo thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ một lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế. 3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và cáckhoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp cho Nhà nước. 4. Doanhnghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán (nếu ghi sổ bằng Đồng Việt Nam). 3) Kết cấu và nội dungphảnánh của Tàikhoản 333: Bên Nợ: - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ; - Số thuế, phí, lệ phí và cáckhoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước; - Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp; - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. Bên Có: - Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp; - Số thuế, phí, lệ phí và cáckhoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 1 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn Số dư bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và cáckhoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp cá biệt, Tàikhoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) của TK 333 phảnánh số thuế và cáckhoản đã nộp lớn hơn số thuế và cáckhoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phảnánh số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. Tàikhoản 333 có 9 tàikhoản cấp 2: Tàikhoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phảnánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tàikhoản 3331 có 2 tàikhoản cấp 3: Tàikhoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùngđểphảnánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Tàikhoản 33312 - Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu: Dùngđểphảnánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tàikhoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phảnánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tàikhoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: Phảnánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tàikhoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phảnánh số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tàikhoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phảnánh số thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tàikhoản 3336 - Thuế tài nguyên: Phảnánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tàikhoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phảnánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 2 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn Tàikhoản 3338 - Cáckhoản thuế khác: Phảnánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vềcác loại thuế khác không ghi vào cáctàikhoản trên, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanhtại Việt Nam, … Tàikhoảnnày được mở chi tiết cho từng loại thuế. Tàikhoản 3339 - Phí, lệ phí và cáckhoản phải nộp khác: Phảnánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vềcáckhoản phí, lệ phí, cáckhoản phải nộp khác cho Nhà nước, ngoài cáckhoản đã ghi vào cáctàikhoản từ 3331 đến 3338. Tàikhoảnnày còn phảnánhcáckhoảnNhànước trợ cấp cho doanhnghiệp (nếu có) như cáckhoản trợ cấp, trợ giá. II/ Thuế thu nhập cá nhân: 1) Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân): - Doanhnghiệp chi trả thu nhập hoặc doanhnghiệp được uỷ quyền chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Doanhnghiệp chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. - Doanhnghiệp chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính thuế thu nhập cá nhân và thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân, và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, doanhnghiệp phải cấp “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập” cho cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế, quản lý sử dụng và quyết toán biên lai thuế theo chế độ qui định. 2) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Sơ đồ hạch toán: Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 3 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn TK 3335 TK 334 (1) TK 711 (3) TK 623, 627, 641, 642, 635, 161, 3531 (2a) TK 111, 112 TK 111, 112 (4) TK 331 (2b) (1) Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động Có TK 333 (3335) – Thuế thu nhập cá nhân. (2) Khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanhnghiệp phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập (>= 1 triệu đồng/lần), ghi: (2a) Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ bên ngoài, … ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642, 635 (Tổng số phải thanh toán); hoặc Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp (Tổng số tiền phải thanh toán); hoặc Nợ TK 353 (3531) – Quỹ khen thưởng (Tổng tiền phải thanh toán) Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 4 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn Có TK 333 (3335) – Thuế thu nhập cá nhân (Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ) Có TK 111, 112 (Số tiền thực trả). (2b) Khi chi trả cáckhoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi: Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng số tiền phải trả) Có TK 333 (3335) – Thuế thu nhập cá nhân. (3) Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân được hưởng khoản tiền thù lao tính theo tỷ lệ (%) trên số tiền thuế đối với thu nhập thường xuyên và trên số tiền thuế đối với thu nhập không thường xuyên trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước. Khi xác định số tiền thù lao được hưởng từ việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định, ghi: Nợ TK 333 (3335) – Thuế thu nhập cá nhân Có TK 711 – Thu nhập khác. (4) Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhànước thay cho người có thu nhập cao, ghi: Nợ TK 333 (3335) – Thuế thu nhập cá nhân Có TK 111, 112, … 3) Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết: 3.1. Những vấn đề tồn tại: Sự ra đời và phát triển thuế thu nhập cá nhân là một tất yếu khách quan xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập và tạo nguồn thu cho Nhànướcđể trang trải nhu cầu chi tiêu khi một số loại thuế khác có xu hướng giảm do sự hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết cắt giảm thuế của các tổ chức liên minh thương mại quốc tế (AFTA, WTO). Ở nước ta, thuế thu nhập cá nhân được Quốc Hội ban hành lần đầu tiên vào ngày 27- 12-1990, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-4-1991 với tên gọi “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao” dưới hình thức pháp lệnh. Từ đó đến nay đã qua rất nhiều lần bổ sung sửa đổi. Ngày 21-11-2007 QH khóa 12 đã thông qua luật “Thuế thu nhập cá nhân”, áp dụng chính thức từ 01- 01-2009. Đối với phương pháp kế toán thuế thu nhập cá nhân như trên đã xem như là khá ổn vì cho đến nay vẫn chưa thấy trong thực tiễn có phát sinh những vấn đề khác mà lý thuyết chưa đề cập đến nên hiện giờ vẫn chưa cần thiết có sự bổ sung hay Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 5 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn điều chỉnh gì về phương pháp kế toán thuế cả. Tuy nhiên, trên thực tế kể từ khi bắt đầu áp dụng đến nay đã xuất hiện một số vấn đề tồn tại trong những khía cạnh sau: Thứ nhất: Về cách xác định thu nhập chịu thuế của thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công có chỗ chưa thỏa đáng. Thu nhập tính thuế từ kinh doanh được xác định bởi hiệu số giữadoanh thu tính thuế và chi phí hợp lý; trong đó, chi phí hợp lý bao gồm cả tiền lương trả cho người lao động tức là người đứng ra kinh doanh và không giới hạn mức tối đa, trong khi chi phí được khấu trừ cho một cá nhân đóng thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công chỉ giới hạn tối đa là 4 triệu đồng/ tháng. Cần nói thêm là để tránh sự tùy tiện trong việc định ra mức lương cho chính mình, luật “Thuế thu nhập doanh nghiệp” đã loại trừ “tiền lương, tiền công của chủ doanhnghiệp tư nhân” ra khỏi chi phí được khấu trừ, trong khi đó thuế thu nhập cá nhân thì không tính tới yếu tố này. Chắc chắn điều này sẽ dễ bị lạm dụng, nâng mức lương của người trực tiếp kinh doanh, giảm thu nhập chịu thuế. Mặt khác, thu nhập từ kinh doanh còn được khấu trừ chi trả lãi tiền vay, chi khấu hao TSCĐ, … trong khi thu nhập từ tiền lương, tiền công không đề cập đến các yếu tố này. Giả sử một người làm công ăn lương, có thu nhập bình quân tháng là 10 triệu đồng, độc thân, không người phụ thuộc, thì thu nhập tính thuế của người đó là: 10 - 4 = 6 (triệu đồng) số thuế người đó nộp sẽ là 5tr x 5% + 1tr x 10% = 0,6 triệu đồng/ tháng hay 7,2 triệu đồng/ năm. Nếu người đó đang thuê nhàđể ở với mức 1tr đồng/ tháng, đang vay nợ ngân hàng để mua xe môtô đi làm, trả lãi và gốc định kỳ 1,2 triệu/ tháng (vay 24 triệu, thời hạn 2 năm, lãi 11%/ năm), thì thực chất thu nhập khấu trừ chỉ 2,8 triệu/ tháng (chứ không phải 4 triệu/ tháng) . Nếu người đó kinh doanh thì cả hai khoản trên đều được khấu trừ trước khi tính thuế. Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức ra khỏi danh sách cácnước nghèo, bước chân vào nhóm cácnước có thu nhập trung bình trên thế giới (sớm hơn 1 năm so với dự báo của Ngân hàng thế giới) cùng với việc giá cả, chi phí sinh hoạt trong những năm gần đây tăng mạnh kéo theo Đồng Việt Nam mất giá trong khi lương không tăng theo kịp biến động của giá cả hàng hóa đã khiến cho mức ngưỡng khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân và mức chiết trừ gia cảnh nhanh chóng trở nên lạc hậu và quá thấp, tạo tâm lý không thoải mái đối với một bộ phận người nộp thuế. Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 6 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn Cũng giống như mức khởi điểm chịu thuế, mức giảm trừ cá nhân và giảm trừ cho người phụ thuộc cũng được quy định trong Luật bằng con số “chết”: GTGC là 4 triệu đồng/người/tháng đối với cá nhân người nộp thuế và 1,6 triệu đồng/người/tháng đối với người phụ thuộc. Một điểm chưa hợp lý nữa là mức GTGC hiện nay không tính đến khu vực, có nghĩa là ở nông thôn, thành thị, đồng bằng hay miền núi đều áp dụng như nhau. Thứ hai: Về thu nhập chịu thuế khi chuyển nhượng bất động sản. Có sự phân biệt thuế suất rất lớn khi xác định được giá vốn và không xác định được giá vốn. Chính điều này dẫn tới sự kê khai giá không thực tế khi giao dịch mua bán nhà đất. Ví dụ, một người đã mua 1 BĐS với giá 200 triệu đồng, nay bán lại với giá 250 triệu đồng, thuế TNCN phải nộp: (250-200) x 25% = 12,5 triệu đồng, nếu người đó khi mua không đăng ký chuyển quyền sử dụng thì số thuế phải nộp chỉ là: 250 x 2% = 5 triệu đồng. Tương tự như thế cho khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Điều này rất dễ gây ra tình trạng lách luật gây khó khăn cho công tác quản lý và thất thu thuế. Thứ ba: Vềcáckhoản thu nhập được miễn thuế. Nhìn chung cáckhoản thu nhập được miễn thuế là hợp lý, tuy nhiên nếu so vớicáckhoản thu nhập phải chịu thuế khác thì có điều bất hợp lý. Như thu nhập từ kiều hối (được hiểu là một khoản quà tặng từ nước ngoài gửi về) thì được miễn thuế toàn bộ, kể cả trong trường hợp số thu rất lớn, trong khi thu nhập từ quà tặng chỉ cần trên 10 triệu đồng/lần là đánh thuế. Thu nhập về chuyển nhượng đất ở cùng vớinhà của người có một nhà đất duy nhất được miễn thuế. Đó là điều hợp lý, nhưng trong thực tế người ta thường thế chấp nhà đất cũ để vay mượn tiền mua nhà đất mới trước khi bán nhà đất cũ để trả nợ. Như vậy tại thời điểm bán nhà đất cũ người đó đã sở hữu hai phầnnhà đất và không được miễn thuế. Thực chất họ chỉ có một nhà đất thông qua chuyển đổi mà thôi. Thứ tư: Vềcáckhoản đóng góp từ thiện được giảm trừ. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng trong thực tế, rất nhiều trường hợp cáckhoản đóng góp này không có hóa đơn, chứng từ, hơn nữa người làm từ thiện không phải vì họ có quá nhiều tiền để không cần khấu trừ mà họ chỉ thực hiện phương châm: Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 7 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Nếu đòi hỏi hóa đơn để khấu trừ thuế thì quả là điều đặng chẳng đừng. Thứ năm: Về vấn đề hoàn thuế. Quả thật đây là một ma trận mà chưa một người làm công ăn lương nào dám đối đầu. Thủ tục hoàn thuế quá phức tạp, thời gian đợi hoàn thuế phải đến cuối năm. Đối với người có thu nhập thường xuyên đủ mức chịu thuế thì còn chấp nhận được nhưng đối với những người chưa đủ mức thu nhập nộp thuế hàng năm mà bất kỳ một khoản thu nhập phát sinh nào trên 500.000đ/ lần phải khấu trừ thuế thì quả là điều khó hiểu. Thứ sáu: Về vấn đềquản lý, thu thuế. Thuế thu nhập cá nhân chủ yếu dựa trên thu nhập chịu thuế do cơ quan đơn vị sử dụng lao động chi trả và những khoản thu nhập có hợp đồng, có hóa đơn chứng từ. Trên thực tế, đó là những công dân có thu nhập thấp, chính đáng. Những khoản thu nhập khác nhiều lần lớn hơn chi trả bằng tiền mặt, trao tay, rõ ràng đã nằm ngoài sự điều tiết này. Điều này gây nên tâm lý thiếu công bằng, ảnh hưởng đến tính tự giác trong kê khai và nộp thuế. Đối với việc kê khai người phụ thuộc hiện nay vẫn chưa có cơ chế kiểm tra nên việc một đối tượng được kê trùng nhiều lần như cácanh chị em đều kê nuôi dưỡng cha mẹ, vợ chồng cùng kê khai giảm trừ cho các con, là điều khó tránh khỏi. 3.2. Hướng giải quyết: Một là, đối với thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân nên loại trừ phần tiền lương, tiền công trả cho người lao động trực tiếp đứng ra kinh doanh như trong thuế thu nhập doanh nghiệp. Hai là, mức giảm trừ đối với cá nhân nộp thuế phải tính tới yếu tố khấu hao tài sản cố định, như đối với giáo viên là máy vi tính dùng cho hoạt động giảng dạy, lãi vay ngân hàng cho những nhu cầu tiêu dùng như mua nhà, mua phương tiện đi lại. Tất nhiên không thể xác định cụ thể mức đầu tư, mức vay cũng như đối tượng đi vay hay đầu tư TSCĐ nên cần phải tăng mức khấu trừ cho cá nhân trên cơ sở tính toán những nhu cầu đó đảm bảo sự công bằng giữa cách tính thu nhập đối với cá nhân kinh doanh hay hành nghề độc lập với người làm công ăn lương. Ba là, soát xét lại qui định về miễn thuế, tránh sự thiên lệch giữacác đối tượng chịu thuế. Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 8 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn Đối với miễn thuế cho chuyển nhượng bất động sản của người chỉ có một nhà đất duy nhất phải qui định cụ thể hơn tránh gây khó khăn cho người dân. Bốn là, nên bãi bỏ qui định khấu trừ 10% thuế khi có thu nhập khác ngoài đơn vị chi trả chính mà nên theo dõi để khấu trừ (nếu có) khi quyết toán thuế cuối năm. Trường hợp người nhận thu nhập có tàikhoản chính thì chuyển khoản qua tàikhoảnnàyđể tính thu tổng thu nhập chịu thuế trong năm. Năm là, cải tiến thủ tục hoàn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân khi làm thủ tục quyết toán thuế và hoàn thuế cuối năm. Sáu là, tăng cường công tác quản lý thu thuế. Qui định chặt chẽ hơn nữa các chế tài liên quan đến kê khai người phụ thuộc, áp dụng công cụ tin học trong quản lý, tránh sự trùng lắp nhưng đồng thời không gây khó dễ cho người dân. Bảy là, phối hợp vớihệ thống ngân hàng, các cơ quan khác của chính phủ, triển khai rộng rãi việc chi trả mọi khoản thu nhập qua tàikhoản không chỉ của người làm công ăn lương mà với mọi thành phần dân cư trong xã hội. Tám là, để cơ chế tự khai, tự nộp thuế TNCN phát huy hiệu quả, cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ kế toán, kê khai và tính thuế. Đồng thời cần có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, chia theo từng nhóm đểquản lý; nên có cơ chế khuyến khích các đối tượng nộp thuế tự nguyện áp dụng phương pháp tự khai tự nộp thuế, chẳng hạn như cho phép được hưởng cáckhoản khấu trừ đặc biệt hoặc các chế độ ưu đãi khác. Chín là, cùng với việc hoàn thiện cơ chế tự khai tự nộp thuế, thì công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN cần được đẩy mạnh, đòi hỏi cơ quan thuế phải tập trung lực lượng lớn vào việc tuyên truyền và thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật thuế. Cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ vớicác cơ quan chức năng như cơ quan công an, cơ quan ngoại vụ, cơ quanquản lý lao động, … để nắm bắt kịp thời thông tin về đối tượng nộp thuế, nguồn phát sinh thu nhập, có biện pháp phân loại đối tượng nộp thuế thành các nhóm khác nhau để thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả. Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 9 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn Có như thế thì Nhànước mới có thể quản lý được mọi khoản thu nhập như trong đối tượng chịu thuế đã qui định, tránh bỏ sót đối tượng chịu thuế, thu nhập chịu thuế, hạn chế thất thu, bảo đảm sự bình đẳng và tạo niềm tin cho công chúng. Mười là, để khắc phục tình trạng văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đã lạc hậu do sự thay đổi của giá trị đồng tiền, cần thống nhất lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ để định lượng giá trị vật chất trong các văn bản pháp luật. Làm như vậy rất khoa học vì mức lương tối thiểu luôn được nhànước điều chỉnh sát với diễn biến của lạm phát, trượt giá và sự tăng trưởng của nền kinh tế, thể hiện giá trị thực của đồng tiền đối với đời sống người dân. Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một công cụ cơ bản trong điều hành và quản lý nền kinh tế, là một công cụ tạo dựng nguồn thu đồng thời là một chính sách lớn của nhà nước. Cácnước đều trải qua một quá trình rất lâu dài mới có thể có một chính sách thuế hoàn thiện như ngày nay. Đối vớinước ta, chỉ sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống thuế đã có những bước tiến vượt bậc. Từ một nước mà nguồn thu ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào nguồn viện trợ nước ngoài trong những năm 80, đến nay nguồn thu thuế đã chiếm hơn 80% tổng thu ngân sách. Đó là một minh chứng rõ nét nhất cho những thành công trong cải cách kinh tế và cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Một chuyên gia kinh tế của Nhật bản đã thừa nhận Nhật phải mất 50 năm mới hoàn thiện hệ thống thuế như ngày nay. Vì vậy những vướng mắc trong quá trình xây dựng và thực hiện một sắc thuế là tất nhiên nhưng quan trọng là cần phải đưa ra những giải pháp phù hợp và kịp thời để khắc phục những tồn tại đó. Đề tài: 11 Dư Anh Nguyệt 10 . - Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải trả Nhà nước. - Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp,. nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước, ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp. vào Ngân sách Nhà nước. Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tài khoản 3335 - Thuế