Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP – một số vấn đề quan tâm potx

6 522 2
Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP – một số vấn đề quan tâm potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP một số vấn đề quan tâm Khái niệm về GAP GAP (Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tốt ở đây còn có nghĩa là an toàn, sạch và có chất lượng cao theo một tiêu chuẩn thống nhất chung trên toàn cầu mà lần đầu tiên vào năm 1997, một tổ chức bán lẻ ở Châu Âu có tên là Euro-Retailer Produce Working Group, đưa ra khái niệm sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practics, viết tắt là GAP) nên gọi là EurepGAP và sau đó trở thành GlobalGAP áp dụng chung cho toàn cầu. Căn cứ vào GlobalGap, nước ta đã có ViệtGAP trên cây ăn trái, ViệtGAP trên rau. Những khái niệm tương tự như sản xuất lúa sạch, sản xuất lúa an toàn nếu chỉ áp dụng một số tiêu chuẩn nhất định mà không hoàn toàn căn cứ vào GlobalGAP thì không được công nhận mà chỉ mang tính tương đối. GAP quy định những tiêu chuẩn và thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Qua đó, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao động, an toàn cho môi trường và có những căn cứ có thể truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm được sản xuất ra. Những kết quả đạt được về sản xuất GAP ở ĐBSCL Những năm qua nói riêng về mặt sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, ở ĐBSCL tuy còn gặp nhiều khó khăn và đang còn mới mẻ đối với nông dân, nhưng đã có một số vùng sản xuất có kết quả và đạt tiêu chuẩn được công nhận. Áp dụng tiêu chuẩn GlobalGP trong sản xuất lúa còn kết hợp các biện pháp về giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất gạo ngon, kháng sâu bệnh chính và áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ như 3 giảm 3 tăng, 5 giảm 1 phải…nhằm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Một số vùng sau đây đã sản xuất có kết quả tốt đẹp: - Ở Tiền Giang, theo báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 12/2/2009, HTX Mỹ Thành (Mỹ Thành Nam, Cai Lậy, Tiền Giang) đã chính thức đón nhận giấy chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP, đánh dấu một bước tiến mới rất quan trọng trong sản xuất lúa ở nước ta. Từ đó, xu hướng sản xuất lúa theo tiêu chẩn GAP đang được nhân rộng, không chỉ ở Cai Lậy mà còn ở nhiều địa phương khác thuộc ĐBSCL Cũng theo bài báo trên thì để làm được lúa GAP như hiện nay, là một quá trình dài để nông dân làm quen dần với sản xuất theo cộng đồng, chất lượng, an toàn… Cụ thể, từ năm 1995, nông dân Mỹ Thành Nam đã bắt đầu áp dụng chương trình IPM trong sản xuất lúa. 3 năm sau, là chương trình “Sức khoẻ hạt giống”. Tới năm 2002, Mỹ Thành Nam đã xây dựng mô hình “Cánh đồng lúa sạch”. Một năm sau đó, chương trình “3 giảm, 3 tăng” được đưa vào sản xuất. Từ năm 2004-2006, Mỹ Thành Nam đã xây dựng quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn… Sau đó, 16 hộ xã viên của HTX Mỹ Thành được chọn tham gia vào chương trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, và đã thành công. Trong khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP trong sản xuất lúa sẽ làm cho năng suất lúa tăng hơn và phẩm chất gạo tốt hơn nhờ áp dụng các giống lúa có năng suất và chất lượng cao cho xuất khẩu và kỹ thuật canh tác hướng vào giảm chi phí đầu tư nhằm hạ giá thành và tăng thu nhập cho nông dân. Điều quan trọng khi tổ chức việc sản xuất lúa theo GlobalGAP, có sự liên kết “4 nhà”, quan tâm việc bao tiêu sản phẩm. Nhờ thế, nông dân không phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm, không bị thương lái ép giá vì toàn bộ số lúa làm ra đã được Công ty ADC bao tiêu với giá cao hơn thị trường 20%. Đây là thành công bước đầu rất phấn khởi của nông dân Tiền Giang. - Ở Sóc Trăng: Theo báo Hậu Giang ngày 30/07/2010, giữa tháng 7-2010, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng và Công ty Cổ phần Gentraco đã phối hợp tổ chức lễ trao chứng nhận Global GAP cho HTX lúa - tôm Hòa Lời và công bố sản phẩm gạo sạch Ngọc Đồng. Nông dân HTX Hòa Lời (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đã bán lúa với giá 7.800 đ/kg, cao gần gấp 2 lần so với lúa thường. Điều quan trọng là sản phẩm của họ đã được Công ty Gentraco hỗ trợ tạo ra sản phẩm gạo sạch có thương hiệu. Trong khi đó giá bán cho những ruộng chưa có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP chỉ có 6.500 đ/kg, giá trị tăng thêm bình quân 6.760.000 đ/ha. Từ đó, HTX Hòa Lời đã tạo ra sản phẩm gạo sạch, chất lượng cao và an toàn có thương hiệu mang tên Ngọc Đồng. Có được kết quả này là nhơ sự liên kết “4 nhà” giữa Công ty Gentraco; các nhà khoa học tạo giống lúa thơm ST của Sóc Trăng; nông dân HTX Hòa Lời, huyện Mỹ Xuyên, lãnh đạo Sở NN&PTNT Sóc Trăng. Kế hoạch của tỉnh trong vụ kế tiếp năm 2010, diện tích tham gia HTX lúa - tôm sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 50 ha, tăng 100% so với vụ mùa năm 2009. Gentraco và Hòa Lời sẽ cùng hợp tác thành lập liên minh sản xuất gạo chất lượng cao, liên minh này được sự hỗ trợ tích cực của Sở NN&PTNT Sóc Trăng. - Ở An Giang, theo website www.angiang.gov.vn ngày 6/4/2010 trong vụ đông xuân này, tại 2 xã Bình Chánh (Châu Phú) và Vĩnh Khánh (Thoại Sơn), lần đầu tiên Sở NN&PTNT An Giang đưa vào sản xuất thử nghiệm trên 70,5 ha lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Vẫn còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của mô hình này nhưng có thể nói, đây là bước đầu quan trọng để tập huấn cho nông dân làm quen với phong cách sản xuất “quốc tế hóa”. Cũng theo bài báo này thì hiện nay chỉ mới có Công ty TNHH ADC (Cần Thơ) là chấp nhận đầu tư giống Jasmine 85 (loại giống xác nhận), phân bón, thuốc trừ sâu… cho nông dân An Giang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đối với những hộ dân được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn, Công ty TNHH ADC sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá lúa thị trường 20% (tăng khoảng 1.000 đồng/kg); còn chi phí mua giống, vật tư nông nghiệp của nông dân sẽ được trừ vào tiền mua lúa. Nhiều nơi khác còn có sản phẩm GlobalGAP trên một số loài cây ăn trái như thanh long, bưởi, chôm chôm…và trên rau. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô vẫn còn quá ít ỏi mà nguyên nhân chủ yếu là nông dân chưa được tổ chức, đào tạo tập huấn và nhất là chưa có đầu ra cho sản phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP này. Những vấn đề còn tồn tại Trong tình hình hiện nay, lúa gạo chưa phải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn được bán chạy tuy giá không cao và không ổn dịnh. Nhưng một khi đã sản xuất theo GAP thì điều tiên quyết là phải có đầu ra cho sản phẩm vì sản xuất lúa gạo theo hướng GAP không phải dễ dàng mà phải tuân theo những qui định rất khắc khe như phải thực hiện 238 điều kiện trong đó có 140 điều nông dân bắt buộc phải tự nguyện đáp ứng theo yêu cầu. Chẳng hạn việc sử dụng thuốc BVTV phải theo quy định không gây độc hại và tồn lưu chất độc hại trên sản phẩm, đất và nước của vùng sản xuất không bị ô nhiễm các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây bệnh Cho nên sản phẩm sau sản xuất sẽ được kiểm nghiệm trước khi công nhận. Vì vậy, sản phẩm GAP đầu tư cao nên việc tiêu thụ không thuận tiện sẽ làm cho sản xuất gặp khó khăn gấp nhiều lần: Sau đây là một số ví dụ: - Theo báo điện tử Đảng CSVN ngày 10/7/2008, việc tiêu thụ lúa sản xuất theo tiêu chuẩn GAP ở Tiền Giang vẫn còn khó khăn, khi cho rằng 90 tấn lúa GAP qua xay xát vẫn nằm yên trong kho. Dù rằng, lúa ngoài đồng đã đạt nhưng khi xay thành gạo, yêu cầu của các siêu thị đòi hỏi phải có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm của máy đóng gói. Đồng thời, phải duy trì số lượng cung cấp ổn định. Phía Công ty ADC đã đầu tư xong dây chuyền nhà máy đóng gói ở Cần Thơ, nhưng còn phải chờ trình thủ tục đến Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và nhanh lắm cũng mất thêm nửa tháng nữa. Trong khi đó, lúa GAP vụ hè thu sắp tới cận kề thêm 60 tấn lúa nữa. Thế mới biết đường đi của lúa GAP còn không ít trắc trở ! - Theo Việt Báo ngày 9/7/2010 với tựa đề: Sản xuất theo GAP - đầu tư nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Việc áp dụng quy trình GAP tốn nhiều chi phí và công sức hơn thị trường vẫn đánh đồng về chất lượng và "cào bằng" về giá giữa trái cây từ sản xuất thường và trái cây của GAP. Để sản xuất đúng quy trình GAP, nhà vườn phải đầu tư rất nhiều vốn, công sức và thời gian. Trong đó, quan trọng nhất là phải chấp nhận thiệt thòi khi phải cắt phân, thuốc 45 ngày trước khi thu hoạch. Đây là yếu tố làm cho trái khi thu hoạch nhỏ hơn so với cách trồng truyền thống nhưng bù lại kỳ vọng giá bán sẽ được cao hơn, nào ngờ đến khi thu hoạch, không có nơi tiêu thụ, thương lái áp giá ngang với giá sản xuất thông thường đã làm cho nông dân bức xúc. Những ví dụ khác theo Việt Báo: Để nâng cao giá trị của vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã thực hiện theo quy trình GAP từ 3 năm qua. Thế nhưng đến khi thu hoạch, người dân mang vú sữa đến HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim nhờ tiêu thụ thì nơi đây nêu lý do là chưa tìm được thị trường xuất khẩu nên không dám mua vào. Tương tự, nhà vườn trồng bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cũng không mặn mà với GAP. Nhiều người cho biết quy trình này tốn nhiều chi phí, công sức nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Thị trường vẫn đánh đồng bưởi thường với bưởi sản xuất theo quy trình GAP. - Theo Báo Hậu Giang ngày 19/08/2009 thì dù quy trình trồng lúa theo hướng ViệtGAP mới ở giai đoạn thử nghiệm, trong khi tình hình thị trường lúa gạo thời gian qua chưa thật sự ổn định. Nghịch lý giữa giá lúa chất lượng cao với lúa IR 50404 chênh lệch không nhiều, làm ảnh hưởng đến tâm lý chọn giống lúa để gieo sạ của nhiều nông dân. Theo các thành viên CLB khuyến nông ấp 7, giống lúa HG 2 có ưu điểm là ít đổ ngã, nở bụi nhiều, phẩm chất gạo tốt (mềm cơm, thơm nhẹ), thế nhưng thời gian sinh trưởng của giống lúa này kéo dài khoảng 100 ngày, chưa kể năng suất chỉ ở mức trung bình, khoảng 4 - 4,5 tấn/ha vào vụ Hè thu nên nhiều người còn e ngại. Cũng chính vì chuyện bất hợp lý về giá lúa, nhiều hộ dân chưa chịu bán lúa mà neo lại chờ giá. Họ còn cho biết giá lúa khô hiện nay chỉ ở mức 3.700 - 3.800 đ/kg, chưa thấy tăng so với mức giá lúa tươi vào thời điểm đầu vụ. Mặc dù trồng giống lúa dài HG 2 có phẩm chất gạo tốt, sản xuất theo ViệtGAP nhưng nếu bán ra có giá tương đương với lúa IR 50404, thì người trồng lúa rất khó chấp nhận. - Theo Sở NN&PTNT An Giang, do chưa tìm được đầu ra cho lúa trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP (các doanh nghiệp kinh doanh lúa, gạo trong và ngoài tỉnh không đồng ý hợp tác thu mua) nên thời gian tới rất khó mở rộng mô hình này (www.angiang.gov.vn, 6/4/2010). Những vấn đề cần quan tâm trong sản xuất lúa theo GlobalGAP Việc thực hiện xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP ở một số nơi nhìn chung nông dân phấn khởi vì làm lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho năng suất khá cao, chất lượng tốt, hạ giá thành, tăng thu nhập và lợi nhuận, và hầu hết có đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những khó khăn và chưa thực sự đi vào hệ thống nên cần phải thực hiện những vấn đề sau đây: - Cần khẩn trương xây dựng và ban hành quy trình sản xuất lúa ViệtGAP theo tiêu chuẩn GlobalGAP như đã ban hành quy trình ViệtGAP trên rau và cây ăn quả. Phân biệt rõ sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP với sản xuất lúa heo tiêu chuẩn sạch, an toàn hay chất lượng cao. - Hầu hết nông dân gặp khó khăn do trình độ còn thấp và không đồng đều nên việc ghi chép, cập nhật thông tin sản xuất theo các thủ tục quy định chưa được tốt nên cần tập huấn kỹ lưỡng, lựa chọn nông dân, nông hộ chu đáo. - Cán bộ nông nghiệp và khuyến nông còn thiếu, trong khi mô hình này đòi hỏi phải hướng dẫn rất nhiều chi tiết kỹ thuật và kiểm tra thường xuyên, nên trước mắt chỉ có thể làm quy mô nhỏ phù hợp và không nên mở quá rộng. - Điều kiện tiên quyết cho việc sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay ViệtGAP là phải có đầu ra cho sản phẩm vì không thể để người nông dân chịu thiệt khi đầu tư sản xuất cao hơn và kỹ thuật cao hơn và cho sản phẩm chất lượng tốt hơn, sạch và an toàn hơn mà bán bằng giá với lúa thường. Cho nên cần phải có sự liên kết “4 nhà” chặt chẽ. Trong đó nhà doanh nghiệp phải có kế hoạch bao tiêu sản phẩm cụ thể thông qua ký kết với nông dân và tiêu thụ sản phẩm một cách có lợi và dễ dàng cho nông dân. Tài liệu tham khảo: - Hồ Quang Cua: Hệ thống luân canh lúa-tôm ở Sóc Trăng - Thực trạng, giải pháp và đề xuất. Hội thảo Lúa-tôm ở Đồng Tháp ngày 2/10/2009. - N.Nguyễn. Hậu Giang: Làm lúa theo VIETGAP. Báo Hậu Giang ngày 19/08/2009 - Ngô Chuẩn. Tư duy mới khi sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP. www.angiang.gov.vn ngày 6/4/2010. - Thanh Sơn. Sôi động lúa GAP (Báo NNVN - Số ra ngày 02/03/2009) - Việt Báo ngày 9/7/2010. Sản xuất theo GAP - đầu tư nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu (Theo NLĐ). - Vĩnh Tường. Lợi ích của trồng lúa sạch (Báo Hậu Giang ngày 30/7/2010). - www.dangcongsan.vn, ngày 10/7/2008. Áp dụng tiêu chuẩn GAP trong sản xuất nông sản: Hướng đến sản xuất bền vững (theo Báo Cần Thơ . Những vấn đề cần quan tâm trong sản xuất lúa theo GlobalGAP Việc thực hiện xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP ở một số nơi nhìn chung nông dân phấn khởi vì làm lúa theo tiêu. Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP – một số vấn đề quan tâm Khái niệm về GAP GAP (Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tốt. nhất là chưa có đầu ra cho sản phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP này. Những vấn đề còn tồn tại Trong tình hình hiện nay, lúa gạo chưa phải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn được bán chạy tuy

Ngày đăng: 29/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan