Giả sử 2 bên thỏa thuận chậu cây cảnh không chỉ dùng làm tài sản đặt cọc mà cònđược dùng để trừ vào thanh toán tiền máy khi ký kết hợp đồng, hiệu lực pháp lý của hợpđồng mua bán máy nói
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2Danh sách thành viên nhóm
Trang 3Mục lụcBài tập 3: 1
1 Trường hợp chậu cây cảnh đặt cọc bị phát hiện là tang vật của một vụ ăn cắp và
buộc phải hoàn trả cho chủ sở hữu, giao dịch bảo đảm vô hiệu 1
2 Trường hợp 2 bên đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bán máy, hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm trong trường hợp: 3
Bài tập 4: 5
1 Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong trường hợp trên: 5
2 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Giả sử trên xe còn có Quý (26t), khi đó Nam ngồi trên yên và đạp pê đan, Quý ngồi trên gióng ngang điều chỉnh
tay lái, do mải cười đùa nên đã gây tai nạn cho ông Mạnh và thiệt hại cho cửa hàng,
trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào? 6
3 Xác định thiệt hại trong tình huống trên? Nếu không thỏa thuận được mức bồi
thường thiệt hại, ông Mạnh và chủ cửa hàng tạp hóa có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình? 8
4 Giả sử Nam đi dưới lòng đường, đúng tốc độ và phần đường quy định, ông Mạnh
do say rượu, lảo đảo chạy từ vỉa hè xuống lòng đường, quá bất ngờ nên Nam làm ông Mạnh bị thương, phải nằm liệt Trong trường hợp này Nam có phải bồi thường thiệt
hại cho ông Mạnh hay không? Vì sao? 10
Trang 4a Hãy xác định hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán máy nói trên?
b Giả sử 2 bên thỏa thuận chậu cây cảnh không chỉ dùng làm tài sản đặt cọc mà cònđược dùng để trừ vào thanh toán tiền máy khi ký kết hợp đồng, hiệu lực pháp lý của hợpđồng mua bán máy nói trên được xác định như thế nào?
c Giả sử chậu cây cảnh thuộc quyền sở hữu hợp pháp của anh Nhuận, xác định hậu quảpháp lý trong trường hợp anh Nhuận đổi ý không mua máy hoặc anh Quốc đổi ý khôngbán máy?
2 2 bên đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bán máy, theo đó hẹn giao máy vào20/6/2021, thanh toán vào 20/7/2021 Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, hai bên thốngnhất anh Nhuận sẽ dùng chậu cây cảnh (trị giá 75tr) làm vật bảo đảm thanh toán
Hãy xác định hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm trong 2 trường hợp sau:
a Ngày 19/6/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu
b Ngày 15/7/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu, lúc này 2 bên đã tiến hànhgiao nhận tài sản nhưng chưa làm thủ tục thanh toán
1 Trường hợp chậu cây cảnh đặt cọc bị phát hiện là tang vật của một vụ ăn cắp và buộc phải hoàn trả cho chủ sở hữu, giao dịch bảo đảm vô hiệu.
a Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán máy khi giao dịch đặt cọc vô hiệu
Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 402 BLDS 2015 và Điều 430 BLDS 2015
1
Trang 5Ta xác định được hợp đồng chính giữa anh Nhuận và anh Quốc là hợp đồng mua bán tài sản: 2 bên thoả thuận về việc mua bán 5 chiếc máy may công nghiệp với giá 125tr Anh Quốc là bên bán chuyển quyền sở hữu 5 chiếc máy may cho anh Nhuận là bên mua, và anh Nhuận có nghĩa vụ thanh toán 125tr cho anh Quốc.
Căn cứ Điều 407 BLDS 2015
Nội dung hợp đồng chính giữa anh Nhuận và anh Quốc không vi phạm quy định nào Ngoài ra, không có thoả thuận rằng chậu cây cảnh là phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán máy may
Tại thời điểm này hợp đồng mua bán máy chưa được kí kết, 2 bên đã có thỏa thuận với nhau về việc giao kết hợp đồng, tuy nhiên do sự vô hiệu của hợp đồng bảo đảm, việc giao kết hợp đồng chưa thể thực hiện Theo Khoản 2 Điều 401 BLDS
2015, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật khác liên quan có quy định
Kết luận: Trong thời điểm hiện tại, hợp đồng mua bán máy chưa có hiệu lực pháp
lý Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng mua bán máy trong tương lai không phụ thuộc hoàn toàn vào việc tài sản đặt cọc có hợp pháp hay không Giao dịch đặt cọc chỉ là biện pháp bảo đảm Do đó, hợp đồng mua bán máy vẫn có thể có thể được kí kết và có hiệu lực pháp lý trong trường hợp 2 bên có thỏa thuận với nhau.
b Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán máy khi chậu cây cảnh được dùng để trừ vào thanh toán
Trong trường hợp 2 bên thỏa thuận chậu cây cảnh không chỉ là vật đặt cọc mà còn dùng
để trừ vào thanh toán tiền máy khi kí hợp đồng thì chậu cây cảnh đã trở thành 1 phần củahợp đồng mua bán Tuy nhiên, chậu cây cảnh là tang vật của vụ trộm cắp và không còngiá trị pháp lý, phần giá trị này không thể trừ vào giá trị thanh toán
Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:
“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịchdân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không tráiđạo đức xã hội
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trườnghợp luật có quy định.”
Kết luận:
Vì chậu cây cảnh là tang vật của 1 vụ trộm cắp nên không thể trở thành 1 phần của hợpđồng mua bán máy và làm cho giao dịch dân sự giữa anh Nhuận và anh Quốc vô hiệu
Trang 6Tuy nhiên, tại thời điểm này, hợp đồng chưa được kí kết, tất cả chỉ là thỏa thuận miệnggiữa 2 bên, chưa có hiệu lực pháp lý Vì vậy, trong trường hợp 2 bên vẫn muốn tiến hànhgiao kết hợp đồng, cần có sự bàn bạc, thỏa thuận lại về biện pháp bảo đảm và phươngthức thanh toán.
c Hậu quả pháp lý khi một trong hai bên đổi ý
Căn cứ Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015: “ Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Ta xác định được tài sản đặt cọc là chậu cây cảnh trị giá 75tr của anh Nhuận Anh Nhuận là bên đặt cọc giao cho anh Quốc là bên đặt cọc chậu cây cảnh trong thời gian 1 tuần để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán máy may.
Căn cứ Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong trường hợp anh Nhuận đổi ý không mua máy: nếu bên đặt cọc là anh Nhuận đổi ý không mua máy, tức là từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, thì chậu cây cảnh (tài sản đặt cọc) sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc là anh Quốc.
Trong trường hợp anh Quốc đổi ý không bán máy: nếu bên nhận đặt cọc là anh Quốc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc là chậu cây cảnh
sẽ được trả về cho bên đặt cọc là anh Nhuận và phải trả một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (75tr).
2 Trường hợp 2 bên đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bán máy, hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm trong trường hợp:
a Ngày 19/6/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu.
Căn cứ Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015: “ Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
=> xác định chậu cây cảnh của anh Nhuận là tài sản đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán máy may.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
“2 Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau:
a) Các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm chấm dứt”
Kết luận:
Trang 7Ngày 19/06/2021, hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm - hợp đồng mua bán máy
bị tuyên vô hiệu, thì hợp đồng đảm bảo cũng bị vô hiệu vì hai bên chưa thực hiện hợp đồng mua bán máy may.
Căn cứ Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015: “2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.” Do đó, anh Quốc - bên nhận đặt cọc trả lại cho anh Nhuận - bên đặt cọc chậu cây cảnh trị giá 75tr.
b Ngày 15/7/2021, hợp đồng mua bán máy bị tuyên vô hiệu, lúc này 2 bên đã tiến hành giao nhận tài sản nhưng chưa làm thủ tục thanh toán.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 22 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
“Điều 22 Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
1 Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của
Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2 Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực
từ thời điểm hợp đồng được giao kết.”
=> Hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm là từ thời điểm hai bên thoả thuận xong hợp đồng mua bán máy may vì hai bên không làm hợp đồng bảo đảm.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
“Điều 29 Quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
1 Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
2 Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy
bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau:
a) Các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm chấm dứt;
b) Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt Bên nhận bảo đảm có quyền
xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình”
Kết luận:
Hợp đồng mua bán máy may bị tuyên vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt vì hai bên đã tiến hành giao nhận tài sản (ngày 20/6/2021) nhưng chưa làm thủ tục thanh toán -> đã thực hiện một phần hợp đồng mua bán máy may nên hai bên có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản đã nhận hoặc giá trị tương đương tài sản đã nhận.
=> Hợp đồng bảo đảm sẽ chấm dứt khi hai anh thực hiện xong việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
Trang 8
Bài tập 4:
Trên đường đi học về, Nam (16t) nghênh ngang phóng xe đạp trên vỉa hè, do khôngchú ý đã đâm vào ông Mạnh (80t) đang đứng trước cửa hàng tạp hóa cạnh nhà Kết quảông Mạnh bị gẫy cột sống, mặc dù đã được điều trị tích cực nhưng ông vẫn phải nằm liệt,không đi lại được Cửa kính của cửa hàng bị xe đâm vào nên vỡ nát, mảnh kính bắn vàobên trong làm hỏng một ít hàng hóa, cửa hàng phải dừng hoạt động 2 ngày để sửa chữa
1 Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trongtình huống trên?
2 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Giả sử trên xe còn có Quý(26t), khi đó Nam ngồi trên yên và đạp pê đan, Quý ngồi trên gióng ngang điều chỉnh taylái, do mải cười đùa nên đã gây tai nạn cho ông Mạnh và thiệt hại cho cửa hàng, trongtrường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
3 Xác định thiệt hại trong tình huống trên? Nếu không thỏa thuận được mức bồi thườngthiệt hại, ông Mạnh và chủ cửa hàng tạp hóa có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
4 Giả sử Nam đi dưới lòng đường, đúng tốc độ và phần đường quy định, ông Mạnh dosay rượu, lảo đảo chạy từ vỉa hè xuống lòng đường, quá bất ngờ nên Nam làm ông Mạnh
bị thương, phải nằm liệt Trong trường hợp này Nam có phải bồi thường thiệt hại cho ôngMạnh hay không? Vì sao?
1 Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp trên:
Một số yếu tố cần xem xét trước khi phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Sự cẩu thả dẫn đến vi phạm luật giao thông: Nam không chú ý khi điều khiển xe đạptrên vỉa hè và đã đâm vào ông Mạnh
- Thiệt hại cá nhân: Ông Mạnh bị gãy cột sống và không thể đi lại được sau tai nạn, gâyảnh hưởng sức khỏe và công việc
- Thiệt hại tài sản: Cửa kính của cửa hàng tạp hóa bị vỡ, một số hàng hóa bị hỏng, cửahàng phải đóng cửa 2 ngày để sửa chữa, gây ảnh hưởng việc làm ăn
Trang 9Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008 của nhà nước: “Những người tham gia giaothông phải đi theo chiều bên phải của mình, đồng thời điều khiển phương tiện đi đúng lànđường, phần đường đã quy định và phải chấp hành theo hệ thống biển báo đường bộ” Theo Thông tư số 04/2008/TT-BXD đã quy định: Khu vực vỉa hè là một bộ phận củađường đô thị, nhằm phục vụ nhu cầu chủ yếu cho người đi bộ và đồng thời nó còn là nơi
bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến
Cho dù là vì bất cứ lí do gì, hành vi đi xe đạp, ô tô hay xe máy lên vỉa hè đều khôngđúng với quy định của pháp luật
- Nếu người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định củanhà nước Theo Nghị định 100/2019 mức phạt đối với lỗi đi xe đạp trên vỉa hè tăng lên
- Lỗi của người gây thiệt hại (Lỗi vô ý do cẩu thả): Nam biết rằng hành vi đi trên vỉa hè
là trái pháp luật nhưng Nam không nghĩ rằng khả năng gây thiệt hại sẽ xảy ra hoặc có xảy
ra hoặc xảy ra nhưng có thể ngăn chặn được Do Nam đã 16 tuổi, có đầy đủ nhận thức, cónăng lực hành vi và có thể làm chủ được hành vi của mình cho nên Nam phải chịu tráchnhiệm bồi thường theo đúng pháp luật quy định
- Mối quan hệ nhân quả: Hành vi trên của Nam đã dẫn đến nguyên nhân gây thương tật,ảnh hưởng đến sức khỏe của ông Mạnh, gây ra những mất mát về tải sản và vật chất củacửa hàng
Từ những điều kiện phát sinh đã phân tích trên, căn cứ theo Khoản 1 Điều 584 Bộ LuậtDân sự năm 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Nam có trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng
2 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Giả sử trên xe còn có Quý (26t), khi đó Nam ngồi trên yên và đạp pê đan, Quý ngồi trên gióng ngang điều chỉnh tay lái, do mải cười đùa nên đã gây tai nạn cho ông Mạnh và thiệt hại cho cửa hàng, trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào? “Điều 586 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1 Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2 Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đ bn ó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Trang 10Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Nam (16 tuổi) nghênh ngang phóng xe đạp trên vỉa hè, do không chú ý đã đâm vàoông Mạnh Hành vi của Nam đã dẫn đến hậu quả pháp lý là phải chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại Căn cứ Khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp này,Nam, với tư cách là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, đã gây ra thiệt hại cho ôngMạnh Do đó, Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình Trường hợptài sản của Nam không đủ để bồi thường toàn bộ thiệt hại, cha mẹ của Nam phải bồithường phần còn thiếu để đảm bảo quyền lợi của ông Mạnh
Kết Luận: Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình, nếutài sản của Nam không đủ để bồi thường thiệt hại thì cha, mẹ của Nam phải bồi thườngphần còn thiếu
“Điều 587 Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo hai phần bằng nhau.”
Nam ngồi trên yên và đạp pê đan, Quý ngồi trên gióng ngang điều chỉnh tay lái, domải cười đùa nên đã gây tai nạn cho ông Mạnh và thiệt hại cho cửa hàng Căn cứ Điều
587 Bộ luật Dân sự 2015, do cả Nam và Quý cùng tham gia điều khiển phương tiện giaothông và có hành vi vi phạm quy định về giao thông, dẫn đến gây ra tai nạn, làm thiệt hạicho người và tài sản của người khác, nên cả hai đều phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại như nhau Cụ thể, Nam, với tư cách là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi,phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình Trường hợp tài sản của Namkhông đủ, cha mẹ của Nam phải bồi thường phần còn thiếu theo quy định tại Khoản 2