Tiếp đến, chúng em xin chân thành cám ơn khoa xã hội – truyền thông đã tạo điều kiện cho chúng em có một môn học bổ ích, mang đến cho chúng em những bài giảng phong phú để giúp chúng em
Trang 11
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN 4
PHẦN I: MỞ ĐẦU 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6
I Lịch sử và người tiên phong 6
1.1 Lịch sử hình thành 6
1.2 Người tiên phong 7
II Quan điểm về sức khỏe 8
2.1 Sức khỏe của một nhóm liệu pháp 8
2.2 Một nhóm liệu pháp mang tới sức khỏe cho thân chủ, các cá nhân trong nhóm 8
2.2.1 Thân chủ 8
2.2.2 Các cá nhân trong nhóm 9
2.3 Các cá nhân trong nhóm được coi là khỏe mạnh 9
III Cách thức tiếp cận .10
3.1 Khái niệm tiếp cận .10
3.2 Khái niệm trọng tâm .10
3.2.1 Khái niệm về trị liệu nhóm .11
3.2.2 Khái niệm về thành lập liệu pháp nhóm .11
3.2.3 Khái niệm về vai trò và trách nhiệm của trưởng nhóm .13
3.2.3.1 Khái niệm tính sinh động nhóm .13
3.2.3.2 Vai trò và trách nhiệm của trưởng nhóm .13
Trang 22
3.2.3.3 Khái niệm về phụ tá nhóm .13
3.2.4 Tính cách lãnh đạo của người nhóm trưởng .14
3.2.5 Khái niệm về vấn đề tin tưởng trong liệu pháp nhóm .15
3.2.6 Khái niệm về lợi ích của nhóm liệu pháp .15
3.2.6.1 Khái niệm về tính thân mật .16
3.2.6.2 Khái niệm về tính tẩy xả .16
IV Các công cụ, kỹ thuật và tiến trình làm việc .16
4.1 Các công cụ, kỹ thuật .16
4.1.1 Kỹ năng giao tiếp .16
4.1.2 Kỹ năng duy trì hợp tác và giải quyết vấn đề .17
4.1.3 Kỹ năng quản lý cảm xúc .18
4.1.4 Các hoạt động nhóm 18
4.1.5 Phân tích giao tiếp .19
4.2 Tiến trình .20
4.3 Các yếu tố khác .21
V Giới hạn, các chỉ định và chống chỉ định .22
5.1 Giới hạn .22
5.2 Các chỉ định .23
5.3 Chống chỉ định .24
VI Minh họa ca lâm sàng .24
VII Áp dụng trị liệu nhóm trong các trường phái trị liệu khác .25
7.1 Liệu pháp hành vi (cognitive behavioral therapy – CBT) 25
Trang 33
7.2 Liệu pháp tâm động lực .26
7.3 Liệu pháp nhân văn .26
7.4 Liệu pháp hệ thống gia đình .27
7.5 Các trường phái khác .27
CÂU HỎI 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 44
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô T.S Phan Thị Kim Ngân, cô cũng là giảng viên đã giúp đỡ cho chúng em rất nhiều, dạy cho chúng em nhiều điều để chúng em có thể làm được bài tiểu luận Cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn chúng
em mỗi khi đến tiết học Tạo điều kiện để cho chúng em có thể học hỏi, tham khảo các bài học liên quan đến các liệu pháp trị liệu Cô thường xuyên cho chúng em những bài tập và những ví dụ thực tế để từ đó giúp chúng em có thể hiểu bài một cách tốt nhất Cô cũng đã tận tâm và đóng góp ý kiến để nội dung thuyết trình của chúng em có thể trở nên hoàn chỉnh hơn Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm
ơn cô
Tiếp đến, chúng em xin chân thành cám ơn khoa xã hội – truyền thông đã tạo điều kiện cho chúng em có một môn học bổ ích, mang đến cho chúng em những bài giảng phong phú để giúp chúng em có thể hiểu hơn về môn Các liệu pháp trị liệu Tâm lý, từ đó hiểu thêm về giá trị của môn học này
Nhóm 8 – Các liệu pháp trị liệu Tâm lý– Sáng thứ 3
Trang 55
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Liệu pháp nhóm (Group therapy) là một liệu pháp tâm lý mà trong đó bao gồm: ít nhất một chuyên gia sức khỏe tinh thần và nhiều hơn hai người trong một buổi gặp gỡ Liệu pháp này được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm trị liệu cá nhân, các bệnh viện, các phòng khám thần kinh và các tổ chức cộng đồng Phương pháp này không chỉ giúp đỡ cá nhân mà còn tạo ra một cộng đồng hỗ trợ, nơi mọi người cùng nhau chia sẻ và vượt qua khó khăn
Liệu pháp này xuất phát từ việc động lực nhóm sẽ giúp con người có động lực hơn, cảm thấy được cổ vũ khi họ có mong muốn cải thiện sức khỏe tinh thần Trị liệu theo nhóm có thể được thực hiện đơn lẻ nhưng thường được coi là một phần của phác đồ điều trị lâu dài bao gồm nhiều lần trị liệu tinh thần và các biện pháp điều trị
y khoa khác với thuốc
Trang 66
PHẦN II: NỘI DUNG
I Lịch sử và người tiên phong
1.1 Lịch sử hình thành
Ở giai đoạn đầu, những cái tên như Joseph H Pratt, Trigant Burrow, và Paul Schilder được xem là những người tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp nhóm vào đầu thế kỷ 20 Năm 1905, Joseph Hersey Pratt bắt đầu công việc của mình với một nhóm gồm 8 bệnh nhân mắc bệnh lao phổi ở Greater Boston
Vào thời điểm ấy, ông tham gia tổ chức các lớp hướng dẫn chăm sóc tổng quát cho bệnh nhân lao mới xuất viện Ông nhận thấy những trải nghiệm nhóm có tác động đến trạng thái cảm xúc của từng người tham gia và cho phép họ thảo luận về những vấn đề chung của mình Pratt đã báo cáo những kết quả rất khả quan từ phương pháp điều trị mới này (Joseph Pratt, 1955) Đây được biết đến là nhóm trị liệu được tổ chức chính thức đầu tiên trong y văn
Năm 1936, liệu pháp nhóm được áp dụng giữa các tù nhân và bệnh nhân xuất viện trong các bệnh viện tâm thần Mô hình này được tiên phong bởi Paul Schilder
và Louis Wender Sau đó, nó được mở rộng thực hành cho những người mắc rối loạn thần kinh, nghiện rượu và trẻ rối nhiễu tâm lý Trong Thế chiến II, trị liệu nhóm được áp dụng cho những nạn nhân chiến tranh mắc rối loạn cảm xúc
Liệu pháp nhóm phát triển sau chiến tranh: Jacob L Moreno đóng góp quan trọng với công trình nghiên cứu về liệu pháp tâm lý nhóm Irvin Yalom có ảnh hưởng lớn với cách tiếp cận trị liệu nhóm của mình, được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới Kurt Lewin và Carl Rogers tiên phong trong phương pháp nhóm T, tập trung vào sự tương tác và tự khám phá của các thành viên Moreno phát triển liệu pháp tâm lý kịch, một hình thức trị liệu nhóm có cấu trúc cao Yvonne Agazarian giới thiệu liệu pháp tập trung vào hệ thống, nhấn mạnh đến động lực nhóm và các giai đoạn phát triển của nhóm
Trang 77
1.2 Người tiên phong
Joseph Hersey Pratt (1872-1956) là thành viên của lớp thứ hai của Trường Y khoa Johns Hopkins, nơi ông trở thành học trò tận tụy của William Osler và là môn
đồ suốt đời Pratt nhận bằng y khoa vào năm 1898 và dành sự nghiệp chuyên môn của mình ở Boston
Ba ông là Martin Van Buren Pratt, một người bán sách và nhân viên bán hàng cho người anh họ của mình, nổi tiếng khắp Cape Cod Mẹ của ông, Rebecca Adams Dyer, là một người phụ nữ đáng kính, đầy trí tuệ và kinh nghiệm sống Bà đã dạy cho hai con trai của mình những bài học đầu tiên và cung cấp cho họ nền tảng giáo dục tuyệt vời
Ở tuổi 18, Joseph Hersey Pratt vào Trường Khoa học Sheffield của Yale và gặp Tiến sĩ Russell H Chittenden, người đã giới thiệu cho ông niềm vui và sự hài lòng trong việc học tập và nghiên cứu Năm 1894, ông vào Trường Y Harvard Sau năm đầu tiên, ông rời Harvard và chuyển sang Johns Hopkins, điều này thể hiện sự độc lập trong suy nghĩ và hành động của ông Ông đã nhận ra rằng việc nghiên cứu bệnh học là chìa khóa để hiểu về bệnh tật Ngoài ra, ông đã đọc và nghe rất nhiều về Tiến sĩ Osler và Tiến sĩ Welch, hai nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực bệnh học, và muốn học hỏi từ họ
Từ năm 1900 đến năm 1917, Tiến sĩ Pratt là thành viên của Khoa Y Harvard Ông dạy về y học tại Bệnh viện Massachusetts General vào năm 1910
Năm 1930, liệu pháp nhóm được áp dụng cho những bệnh nhân có các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân tâm lý chứ không phải là nguyên nhân vật lý, và
"Thought Control Class" của Tiến sĩ Pratt trở nên nổi tiếng
Vào tháng 12, Tiến sĩ Pratt, 83 tuổi, cho thấy dấu hiệu của xơ vữa động mạch vành và ông qua đời vào thứ bảy, ngày 3 tháng 3 năm 1956
Trang 88
II Quan điểm về sức khỏe
2.1 Sức khỏe của một nhóm liệu pháp
Sức khỏe của một nhóm liệu pháp không chỉ thông qua việc trị liệu cho từng
cá nhân mà còn là sự tương tác, gắn bó giữa các thành viên trong nhóm Một nhóm liệu pháp không chỉ giúp từng thân chủ hoặc cá nhân trong nhóm giải quyết các vấn
đề tâm lý mà còn tạo ra một môi trường tương tác lành mạnh, nơi mà sức khỏe tinh thần và cảm xúc của tất cả các thành viên trong nhóm được cải thiện
2.2 Một nhóm liệu pháp mang tới sức khỏe cho thân chủ, các cá nhân trong nhóm
2.2.1 Thân chủ
Khi thân chủ tham gia một nhóm liệu pháp, họ có thể đạt được:
o Sự chữa lành: Thân chủ có cơ hội nhìn nhận sâu sắc về vấn đề bản thân đang gặp phải, qua đó tìm cách chữa lành hoặc cải thiện sức khỏe tinh thần
o Cảm giác gắn bó: Việc tham gia vào một nhóm giúp thân chủ cảm nhận được sự gắn bó, chia sẽ lẫn nhau và điều này tạo ra sự đồng cảm
và hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm
o Phát triển kỹ năng xã hội: Thân chủ có thể học hỏi và phát triển các kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn, và tạo dựng mối quan hệ lành mạnh
o Giảm căng thẳng và lo âu: Việc chia sẻ vấn đề với những người có hoàn cảnh tương tự có thể giúp giảm bớt cảm giác căng thẳng, lo âu
và cảm giác bị áp lực
Trang 9 Cảm giác giúp đỡ: Việc hỗ trợ người khác, đặc biệt là trong một môi trường nhóm, có thể mang lại cảm giác thỏa mãn, giúp họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và có thêm động lực để phát triển
2.3 Các cá nhân trong nhóm được coi là khỏe mạnh
Các cá nhân trong nhóm được coi là khỏe mạnh khi:
Khả năng tự nhận thức cao: Nhận biết và hiểu rõ cảm xúc, hành vi, và suy nghĩ của bản thân, đồng thời biết cách điều chỉnh để duy trì trạng thái tinh thần ổn định
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Những người trong nhóm có thể giao tiếp một cách chân thành, trực tiếp, và tôn trọng ý kiến của nhau, giúp thúc đẩy sự kết nối và đồng cảm trong nhóm
Trang 10III Cách thức tiếp cận
3.1 Khái niệm tiếp cận
Liệu pháp nhóm là tập hợp những cá thể có những vấn đề khó khăn, tâm sự giống nhau Dùng đối thoại có tính giáo dục để giúp mọi cá nhân cảm thông vấn đề khó khăn của nhau và từ đó phát triển, cho mọi cá nhân cơ hội được bày tỏ, được bộc lộ, được tin tưởng và giữ kín những tâm tư thầm kín nhất
Sự khác biệt giữa liệu pháp nhóm và liệu pháp hệ thống gia đình
Liệu pháp nhóm có những yếu tố khác biệt với liệu pháp hệ thống gia đình đứng về mặt tổ chức nhân sự, khuôn mẫu sinh hoạt và kiểu cách trong quan hệ tương tác
3.2 Khái niệm trọng tâm
Group therapy cho phép mọi người đồng thời nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích của các thành viên có liên quan (thuộc chung một nhóm) Từng người một sẽ nhận thấy là các thành viên khác cũng đang gặp vấn đề tương tự như mình, do vậy sẽ bớt cảm thấy đơn độc hơn
Một số thành viên sẽ trở thành hình mẫu cho các thành viên còn lại Bằng việc được chứng kiến người khác đối phó và vượt qua trở ngại tâm lý, các thành viên còn lại sẽ có được hy vọng lớn lao rằng bản thân mình cũng sẽ vượt qua được Và sau đó, khi mỗi thành viên đều trở nên tốt hơn mỗi ngày,
họ ngược lại cũng sẽ trở thành hình mẫu cho toàn bộ các thành viên trong
Trang 113.2.1 Khái niệm về trị liệu nhóm
Trị liệu nhóm là một hình thức trị liệu tâm lý mà một hoặc nhiều nhà trị liệu làm việc với một nhóm nhỏ người cùng nhau Thay vì làm việc một đối một như trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm cho phép mọi người chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc và quan điểm của mình với những người đang trải qua những khó khăn tương tự
3.2.2 Khái niệm về thành lập liệu pháp nhóm
Tuổi tác: Một nhóm trị liệu lý tưởng nhất thông thường là bao gồm
những cá nhân ngang nhau về mức độ phát triển Chẳng hạn, các thành viên trong một nhóm trị liệu trẻ em không nên cách nhau quá 2 tuổi vì sẽ có sự khác biệt rõ rệt về mặt phát triển thể chất lẫn tâm lý Nhưng đối với nhóm liệu pháp có các thành viên ở tuổi thành niên thì thường không có trở ngại Tuy nhiên, nếu tổ chức liệu pháp nhóm cho một nhóm nhân tố đặc biệt nào đó, ví
dụ như nhóm liệu pháp cho những người cao niên thì các thành viên trong nhóm bắt buộc phải gồm toàn những người đã ở tuổi cao niên
Giới tính: Đây là vấn đề mà các chuyên viên liệu pháp nhóm cần lưu ý
khi thiết dụng nhóm trị liệu , nhất là đối với trẻ em và trẻ vị thành niên Một nhóm trai gái lẫn lộn có thể tạo ra những tác động tiêu cực nếu như trọng tâm của nhóm là thảo luận về những vấn đề riêng tư, cấm kỵ hay những vấn đề nhạy cảm chỉ đặc biệt dành riêng để thảo luận cho nam giới hoặc nữ giới
Trang 1212
Trình độ học vấn: Để cho công việc trị liệu dễ mang lại thành công,
các thành viên trong một nhóm liệu pháp phải có trình độ nhận thức tương đối ngang nhau Trình độ học vấn ở đây không hẳn chỉ là học vị và bằng cấp mà còn bao hàm cả ý nghĩa về trí thông minh
Số lượng tham gia: Về kích cỡ của nhóm thì thông thường có hai loại
+ Một loại không cần có sự giới số lượng thành viên tham gia, như những nhóm tập luyện hay các nhóm liệu pháp tự cứu, điển hình như nhóm cao niên hưu trí, nhóm cá nhân nhiễm HIV, v.v
+ Loại thứ hai là các nhóm liệu pháp mang tính chất đồng dạng như các chuyên gia gợi ý là chỉ nên có từ 7 đến 10 thành viên Tóm lại, tùy theo nội dung và mục đích của nhóm liệu pháp mà nhà trị liệu cần cân nhắc để ấn định
số lượng người tham gia cho thích hợp, tránh những trường hợp dẫn đến rối loạn, thiếu vắng sự thân thiện và đồng cảm
Sự ổn định: Một nhóm liệu pháp có sự ổn định về nhân sự, thời khóa
biểu, nội dung và mục đích sẽ giúp gia tăng tính gắn bó, hiểu biết và cảm thông, đồng thời tránh sự hoài nghi và tranh chấp giữa các thành viên
+ Nhóm liệu pháp được thiết lập theo dạng định kỳ (closed ended)
thường có sự ổn định hơn khi số lượng tham gia từ ngày mở đầu cho đến chấm dứt được quy định rõ ràng ngay từ phiên gặp đầu tiên và đặc biệt chương trình cũng như mục tiêu của nhóm cũng đã được ẩn định rõ ràng
+ Ngược lại, các nhóm liệu pháp có dạng thường kỳ (open ended) lại
không có sự ấn định ngày khai mạc hay chấm dứt và các thành viên không cần có sự cam kết nào khi tham gia, do đó nhóm thường không tạo được không khí ổn định Hơn nữa, lối sinh hoạt và chương trình không có ngày giờ chắc chắn và các thành viên muốn vào và rời nhóm bất cứ lúc nào sẽ không có sự gắn bó và cảm thông giữa các thành viên
Trang 1313
3.2.3 Khái niệm về vai trò và trách nhiệm của trưởng nhóm
3.2.3.1 Khái niệm tính sinh động nhóm
Tính sinh động nhóm (group dynamics) là những tính chất đối kháng, mâu thuẫn nhau trên nhiều mặt thuộc về cá tính, quyền lợi, trình độ, khả năng tiếp thu, khác biệt văn hóa, phong tục, ảnh hưởng, đối thoại, tương tác Để
có thể giải quyết thỏa đáng được những tranh chấp giữa các thành viên
3.2.3.2 Vai trò và trách nhiệm của trưởng nhóm
- Trưởng nhóm phải là người có kiến thức về tính sinh động nhóm
(group dynamics)
- Trưởng nhóm phải có khả năng gìn giữ trật tự và an toàn cho nhóm, khích lệ và củng cố sự hợp tác, tham gia của mọi thành viên trong nhóm Trưởng nhóm cần có khả năng điều khiển và hướng dẫn để mọi thảo luận giữa các thành viên phải có ý nghĩa và lợi ích cho nhóm và rốt cuộc phải đi đến mục tiêu mà nhóm để ra
- Trưởng nhóm cũng cần quan tâm đến các trường hợp xảy ra những
hiện tượng chuyển tâm (transference) và chuyển tâm ngược
(countertransference) thường rất phổ biến, rất khó tránh khỏi trong
các nhóm trị liệu Hiện tượng này nếu phổ biến giữa các thành viên
và không giải quyết được thì mục tiêu chung khó lòng đạt được
3.2.3.3 Khái niệm về phụ tá nhóm
Trong nhiều trường hợp liệu pháp cũng cần có người phụ tá trưởng nhóm Chẳng hạn hai nhà trị liệu, một người đóng vai là trưởng và người kia là phó để giúp nhau cáng đáng nhiều công việc phức tạp của
Trang 1414
nhóm Cái lợi là hai người vừa hỗ trợ nhau vừa có được tầm quan sát
mở rộng về mọi thứ Cái bất lợi là đôi khi trưởng và phó nhóm có những bất đồng về quan điểm và điều này có thể tạo ra sự bối rối và phân tán trong các thành viên nhóm Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất
là hai bên nên giải quyết vấn đề ở những nơi không có sự chứng kiến của các thành viên
3.2.4 Tính cách lãnh đạo của người nhóm trưởng
Một nhóm liệu pháp phần lớn tùy thuộc vào tính cách lãnh đạo của người trưởng nhóm Tuy nhiên, tính cách lãnh đạo của người trưởng nhóm không phải lúc nào cũng cố định mà phải uyển chuyển thay đổi, phải tùy theo vai trò của mình là gì trong bối cảnh và mục tiêu của nhóm Đây là một số ý kiến về những cách hành xử và khả năng cần thiết để cho một trưởng nhóm có thể đem lại nhiều thành quả tốt đẹp cho một nhóm liệu pháp:
1 Trưởng nhóm cần nêu ra ý kiến, sự kiện và quan điểm của mình liên quan đến vấn đề đang thảo luận, khuyến khích mọi thành viên tham gia
và đóng góp ý kiến
2 Trường nhóm luôn quan tâm đến mọi ý kiến và những tình cảm, cảm xúc của các thành viên Cố gắng thuyết phục các thành viên phân tích những sự khác biệt hay chống đối nhau trong quan điểm và tình cảm của họ về một vấn đề và tìm ra yếu tố chung để hòa giải
3 Trưởng nhóm là người vạch ra những công việc, kế hoạch và mục tiêu
để nhóm hoạt động; chứng tỏ khả năng quan hệ và giao tiếp; luôn cố gắng duy trì không khí vui vẻ thoải mái, giải quyết những sự cố căng thẳng