Tuy nhiên, khi một “cái Tôi” bị thổi căng là một kiểu tính cách ‘nông cạn, dễ vỡ, thiếu chính kiến’, và sự quan tâm quá mức đến việc ‘mọi người nghĩ gì’ và mặc cảm tội lỗi SUPER EGO cái
Trang 1Các lý thuyết
1 Giới thiệu lý thuyết hệ thống trong Công tác xã hội;
Thuyết hệ thống là lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của ngành
CTXH, thể hiện sự liên hệ giữa các hệ thống (các tổ chức nhóm) và vai trò của cá nhântrong môi trường sống
Là hệ thống các quan điểm được sử dụng nhằm định hướng thực hành có sự gắnkết chặt chẽ với nhau, đồng thời có thể tạo các mô hình áp dụng lý giải các vấn đề, mô hình nghiên cứu, thực hành trong công tác xã hội
Hiểu được lý thuyết hệ thống sẽ tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề mà người bệnh đang gặp phải, thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề đó và đưa
ra được những giải pháp phù hợp, mang lại hiệu quả cao
Các quan điểm hệ thống trong CTXH có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quátcủa Bertalanffy Bertalanffy (1901-1972), một nhà sinh học nổi tiếng Theo ông, ba hình thức hệ thống tổng quát là: Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống
Hãy tưởng tượng bạn đang trong một cuộc họp ở cơ quan Bạn cảm thấy càng lúc càng đói Cái bản năng (ID) có thể bắt bạn nhảy khỏi ghế và ngay lập tức tìm món
gì để ăn, cái Tôi(Super Ego) bảo bạn ngồi yên và đợi đến cuối cuộc họp Thay vì hành động theo các ham muốn nguyên thủy của cái Nó, khi cuộc họp kết thúc, bạn có thể tìmkiếm thứ mà bạn đã tưởng tượng và thỏa mãn đòi hỏi của cái Nó theo cách phù hợp vàthực tế
ID (bản năng - “cái Nó”) theo học thuyết của Freud, giống với khái niệm THE
SHADOW - một trong những nguyên mẫu trong tâm lý học phân tích của Carl Jung The Shadow được Jung định nghĩa như là một yếu tố "bị ẩn giấu, bị đè nén, phần lớn liên hệ tới phần thấp kém và tội lỗi, có nguồn gốc với chung với nguồn gốc động vật của chúng ta"
Theo Freud, bản năng cố giải quyết căng thẳng hình thành bởi nguyên lý thỏa mãn tức thời qua quá trình đáp ứng nhu cầu sơ cấp như đói, khát Nếu những nhu cầu này không được ngay lập tức đáp ứng, chủ thể sẽ rơi vào trạng thái lo âu hoặc căng thẳng
EGO (bản ngã - “cái Tôi”) hay khái niệm PERSONA theo Carl Jung, là cái biểu
hiện ra bên ngoài nhằm gây ấn tượng tốt với mọi người, hoạt động như “một chiếc mặt nạ” bảo vệ và kiềm chế “cái bản ngã” tức những mong muốn bản năng vào sâu bên
Trang 2trong, chế ngự những xung động và cảm xúc nguyên thuỷ không được xã hội chấp nhận Cái Tôi tồn tại là điều quan trọng để xã hội được vận hành bình thường Mỗi nghề nghiệp đều có những thỏa thuận ngầm về cách hành xử nào mới là phù hợp và không phù hợp; xã hội mong đợi là mỗi cá nhân sẽ tự điều chỉnh để đáp ứng những yêu cầu đó mà không cần phải có người giải thích cho
Tuy nhiên, khi một “cái Tôi” bị thổi căng là một kiểu tính cách ‘nông cạn, dễ vỡ, thiếu chính kiến’, và sự quan tâm quá mức đến việc ‘mọi người nghĩ gì’ và mặc cảm tội lỗi
SUPER EGO (cái Siêu Tôi) là phần nhân cách lưu trữ tất cả các lý tưởng và tiêu
chuẩn đạo đức mà chúng ta có được từ cha mẹ lẫn xã hội – nhận thức của chúng ta vềđúng và sai, tùy thuộc vào nền tảng giáo dục của mỗi gia đình và tác động của môi trường xã hội
Có 2 phần trong cái Siêu tôi:
Cái Tôi lý tưởng: Gồm các luật lệ và chuẩn mực về hành vi tốt
Cái Tôi lương tri: Gồm thông tin về những gì được cha mẹ và xã hội xem là xấu xa
1 Lý thuyết về mô hình sống, tiếp cận xã hội sinh thái
Nhìn nhận dưới góc độ xã hội, thuyết hệ thống là một bộ phận không thể tách rời của quan điểm sinh thái Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái của mình Do đó, nguyên tắc tiếp cận là cuộc sống của mỗi con người phụ thuộc vào môi trường xã hội mà họ sinh sống
Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một người
sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh
Môi trường bao gồm 3 cấp độ:
Cấp độ vi mô: Các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân, nó cũng chính là cuộc sống của mỗi con người Ví dụ: Gia đình là nơi cá nhân sinh ra và lớn lên có ảnhhưởng trực tiếp
Cấp độ trung mô: bao gồm 2 loại: Cấp trung mô nội sinh (Ví dụ: Mối liên lạc giữa nhà trường và gia đình gây nên sự ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh) và cấp trung mô ngoại sinh (Ví dụ: Những sự kiện xảy ra ở nơi làm việc của người cha tác động đến thái độ của anh ta với con mình từ đó ảnh hưởng đến đứa trẻ)
Cấp độ vĩ mô: Là những yếu tố, bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó Như chính sách, văn hóa, tôn giáo, kinh
tế, chính trị, có tác động đến cuộc sống của thành viên
Trang 3Mô hình sinh thái
Lý thuyết hệ thống sinh thái
- Được Carel Bailey Germain đề xướng vào năm 1973
- Mục đích của Germain lúc đó là đưa lý thuyết này áp dụng vào công tác xã hội với cá nhân Nhưng theo thời gian, nhận thấy rằng quan điểm sinh thái không chỉ có thể áp dụng trong CTXH cá nhân mà còn thích hợp áp dụng cho CTXH nhóm, cộng đồng và Germain với Gitterman đã dựa trên thành quả nghiên cứu có được để phát triển mô hình đời sống ( Life model)
- Lý thuyết htst chú trọng dến việc kết nối quan hệ giữa con người và môi trường để giải quyết vấn đề con người đang đối diện Từ đó nhân viên xã hội có thể đánh giá môi trường sống của thân chủ như gia đình, bạn bè,…nhằm hiểu tình trạng, ví trị hiện tại của thân chủ trong môi trường họ sống
- Lý thuyết htst can thiệp theo 3 hướng: thân chủ - môi trường - sự tiếp xúc giữa thân chủ và môi trường + Can thiệp tới thân chủ: Nhân viên CTXH thực hiện hỗ trợ thân chủ giảm bớt sự lo lắng Đồng thời, cũng cần cung cấp các kỹ năng ứng phó với vấn đề; cung cấp cơ hội thực hành các kỹ năng về mặt không gian lẫn thời gian cho thân chủ
+ Can thiệp tới môi trường: Nhân viên CTXH cần tác động tới môi trường vật lý và môi trường xã hội của thân chủ, nhằm mở rộng mạng lưới và các nguồn tài nguyên Thông qua cách làm này, thân chủ nâng cao khả năng tự tạo được các mối quan hệ với môi trường, nâng cao năng lực đối phó, khả năng tự quản
lý và sự tự trọng của bản thân
+ Can thiệp vào sự tiếp xúc giữa thân chủ và môi trường: Nhằm nâng cao chất lượng và duy trì sự trao đổi qua lại theo hướng tích cực giữa thân chủ và môi trường
2 Mô hình đời sống về thực hành công tác xã hội của Germain và Gitterman (1980) – Mô hình chính
trong hệ thống sinh thái
- Mô hình này được dựa vào phép so sánh tương quan về sinh thái học, trong đó con người phụ thuộc vào nhau và phụ thuộc vào môi trường, là “ con người trong môi trường” Mqh giữa con người và môi trường
là mối quan hệ qua lại, cái này ảnh hưởng cái kia thông qua trao đổi theo thời gian
- Theo mô hình này cuộc sống của mỗi người sẽ đi theo một con đường gọi là đuờng đời Trên con đường
đó thì mỗi người sẽ gặp những áp lực cuộc sống, hoặc vấn đề khác có thể gây ra sự rối loạn đối với khả năng thích nghi với môi trường sống của họ khiến họ cảm thấy mình không thể giải quyết được Họ sẽ phải thực hiện hai bước đánh giá về những áp lực đó
+trước hết: họ đánh giá nghiêm trọng tới mức nào và có gây tổn hại gì không
Trang 4+ thứ hai: họ xem xét đến biện pháp đối phó và nguồn tài nguyên để giúp đỡ họ Họ cố gắng thay đổi nơi chính họ, môi trường hay trong quan hệ trao dổi giữa bản thân họ và môi trường
Những dấu hiệu từ môi trường và từ những phản ứng thể chất của bản thân giúp họ thành công trong việc giải quyết vấn đề
3 Ý nghĩa của lý thuyết hệ thống sinh thái
Giúp nhân viên xã hội phân tích được sự tương tác giữa các hệ thống xã hội và bên trong các hệ thống này, và có thể hình dung ra được những tương tác này ảnh hưởng ra sao đến hành vi của thân chủ.
Thuật ngữ “vai trò” có nguồn gốc từ lĩnh vực sân khấu, trong đó, người diễn viên giữ những vai diễn nhất định, được thể hiện trong kịch bản (Biddle and Thomas, 1986) Từ những năm 1930, các nhà khoa học nhận thấy vai trò xã hội có mối liên hệ với những vai diễn được dự đoán trước trong lĩnh vực sân khấu, khi đó, thuật ngữ “vai trò” được sử dụng với ý nghĩa kỹ thuật Một số tác giả đã phân tích lý thuyết vai trò ở những góc độ liên quan đến hành vi của mỗi cá nhân Khi đó, vai trò được hiểu như quyền, nghĩa vụ và cách hành xử mong đợi liên quan đến vị thế xã hội cụ thể
Thuyết vai trò được ra đời với sự đóng góp lớn của khoa học xã hội học và tâm lý học, cómối quan hệ chặt chẽ đến thuyết “chức năng cấu trúc” của Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, …
Cấu trúc được hiểu là “kiểu quan hệ giữa con người và xã hội được định
hình một cách bền vững và ổn định”
Chức năng là “nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng
mà một thành phần hay một bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồntại, vận động của cả hệ thống”
Thuyết cấu trúc chức năng nhấn mạnh đến tính liên kết chặt chẽ của các
bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc ổn định, bền vững tương đối
Thuyết vai trò được đánh giá là phương pháp tiếp cận hiệu quả với việc hiểu biết con người và xã hội
II KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị
của con người trong xã hội đó Lý thuyết vai trò cho rằng hành vi của con người được chỉ đạo bởi những mong muốn của cá nhân con người và của những người khác Trên thực tế, mỗi người có thể đóng nhiều vai trò cùng một lúc (CTXH lý thuyết
& thực hành, Trần Đình Tuấn, 2010)
Trang 5VD: bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc…
Có 2 loại vai trò khác nhau: vai trò hiện và vai trò ẩn
Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được
VD: Vai trò của gia đình là nơi nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách mỗi người
Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng
vai trò đó cũng không biết
VD: Trong những gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường bất hoà nhiều khi đứa con nhỏ được huấn luyện để đóng vai người trung gian hoà giải mà chính nó và cha mẹ không biết
Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn
- Thực hành CTXH xem xét vai trò ở các khía cạnh khác nhau đó là:
Mong đợi vai trò: đây là cách xã hội quy định về vai trò, về mong đợi vai trò đó
Thể hiện vai trò: cách con người thể hiện vai trò của mình như thế nào
Ý thức vai trò: đó là những suy nghĩ của bản thân về những gì mà người khác mong đợi ở
họ
Áp lực vai trò: khi cá nhân phải thực hiện nhiều vai trò cùng một lúc sẽ gặp áp lực
Vai trò thể hiện những mong đợi xã hội với những vị thế cụ thể và phân tích thực hiện những mong đợi Mỗi cá nhân có một vai trò được đem lại từ những hình mẫu xã hội khác nhau mà chủ thể đó tạo giữ Trong cuộc đời của mỗi con người, cá nhân nào đó thựchiện một số vai trò khác nhau, lần lượt hoặc đồng thời, và tổng hợp tất cả các vai trò trong xã hội của chủ thể đó thực hiện trong suốt cuộc đời tạo thành nhân cách xã hội của chủ thể đó (Linton, 1995)
Mơ hồ trong vai trò: là hoàn cảnh một cá nhân gặp phải khó khăn quyết định vai
trò nào nên làm
VD: Vai trò của người thân trong gia đình là yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, người dân có vai trò giúp xã hội phát hiện, ngăn chặn và trừng phạt điều ác.Vậy nếu có thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật thì sẽ giải quyết ra sao?
Xung đột vai trò: xảy ra khi một cá nhân đối phó với sự căng thẳng vì cá nhân
đó chưa đủ khả năng để thực hiện hoặc đáp ứng các đòi hỏi của vai trò đó
VD: Ví dụ một người phụ nữ đang có công việc trên đà phát triển và dành nhiều thời gian cho công việc thì cô ấy cảm thấy khó khăn trong việc đáp
Trang 6ứng, thỏa mãn vai trò làm vợ hay mẹ của một gia đình vì không đủ thời gian để chăm sóc, hoàn thành vai trò đó dù gia đình và bạn bè cố gắng khuyên nhủ, đốc thúc.
Sợ hãi vai trò: những khó khăn có thể cảm nhận thấy trong việc hoàn
thành bổn phận của vai trò
VD: Nghề giáo yêu cầu phải có khả năng nói trước đám đông, một bạn trẻ
có mơ ước làm giáo viên nhưng lại thiếu tự tin, nói chuyện không trôi chảy thì sẽ cảm thấy khó khăn, lo lắng và sợ hãi khi nghĩ đến việc bản thân phải nói trước học sinh trong lớp học Từ đó bạn cũng e dè khi nghĩ đến việc thực hiện ước mơ của mình
III ỨNG DỤNG THUYẾT VAI TRÒ VÀO HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
Helen Harris Perlman (1906 - 2004) có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển thuyết vai trò trong Công tác xã hội Bà nhấn mạnh vào lợi ích của vai trò xã hội trong việc tìm hiểu các mối quan hệ và nhân cách Bà cho rằng thuyết đã đưa ra những lời giải thích để bổ sung cho những hiểu biết tâm lý nhân cách Theo bà, công việc, gia đình và vai trò cha mẹ là những yếu tố quyết định giúp hình thành nhân cách và hành vi Với
quan điểm này, mỗi cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội, tương
ứng với các vị trí đó là các vai trò.
Vai trò bao gồm một chuỗi các luật lệ hoặc các chuẩn mực như là một bản kế hoạch hoặc
đề án để chỉ đạo hành vi Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu
và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong một bối cảnh hoặc một tình huống cho sẵn Một phần các hành vi hàng ngày quan sát được chỉ đơn giản là những việc mà con người thực hiện trong vai trò của
họ như các diễn viên đóng vai trên sân khấu
Lý thuyết vai trò còn cho rằng để thay đổi hành vi cần thiết phải thay đổi vai trò; vai trò tương ứng với hành vi và ngược lại Ngoài ảnh hưởng lớn đến hành vi, vai trò còn ảnh hưởng đến niềm tin và thái độ; mỗi cá nhân sẽ thay đổi niềm tin, thái độ và hành vi cho tương ứng với vai trò của họ (Deacon and Firebaugh, 1988)
Hành vi con người chịu sự chỉ đạo của những mong muốn cá nhân hoặc mong muốn của những người khác Với cùng một hành vi, có thể chấp nhận ở vai trò này nhưng không thể chấp nhận ở vai trò khác Hành vi cá nhân là các hoạt động để thực hiện vai trò, vị trí của một cá nhân Khi vai trò phù hợp với khả năng của một cá nhân thì người đó sẽ đảm trách tốt vai trò được phân công Muốn thay đổi hành vi của cá nhân thì cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò Người ta có thể thay đổi không tiếp tục đóng một vai nào đó không lành mạnh, hoặc tập đóng một vai mới tốt đẹp hơn cho cuộc sống
Trang 7VD: Một người người vợ đau khổ vì bị chồng ngược đãi, con cái xem thường, nhà chồng khinh rẻ… có thể từ chối không đóng vai trò của cái thảm chùi chân để ai cũng chà đạp lên được Vai trò của nhân viên CTXH ở đây là giúp thân chủ thấy được những vai trò khác nhau họ có thể đóng tùy theo hoàn cảnh cá nhân và tài nguyên có thể huy động được.
Thuyết học tập xã hội
Albert Bandura (1925) là một nhà tâm lý học người Canada Trong suốt sáu thập kỷ qua, ông
đã có nhiều đóng góp nền tảng trong nhiều lĩnh vực của tâm lý học, bao gồm lý thuyết về nhậnthức, trị liệu, tâm lý học nhân cách và là người có ảnh hưởng trong sự chuyển đổi từ chủ nghĩahành vi tới tâm lý học nhận thức Ông được biết đến là người sáng tạo ra lý thuyết học tập xã hội
và lý thuyết về sự tự tin vào năng lực bản thân (self-efficacy) và là người đã thực hiện thí nghiệmbúp bê Bobo nổi tiếng năm 1961
Mô hình học tập xã hội (Social Learning Theories), đây là tập hợp nhiều lý thuyết của nhiều tácgiả khác nhau trong đó nổi bật nhất là Albert Bandura Các lý thuyết này giải thích hành vi củacon người như là kết quả của một quá trình học tập của các cá nhân thông qua bắt chước, tự tiếpnhận, chọn lọc thông tin và thực hiện theo nhu cầu, khả năng riêng của mỗi người
Để xây dựng mô hình này, quá trình học tập cần diễn ra theo bốn bước:
1 Quá trình chú ý - quan sát mô hình mẫu
2 Quá trình tái hiện - nhớ lại những gì mình đã quan sát được
3 Quá trình thực tập - làm lại những gì mình đã quan sát và nhớ được
4 Quá trình củng cố - động viên để hành vi này thường xuyên lặp lại
Khi vận dụng thuyết học tập vào thực tế cần phải chú trọng một số nguyên tắc như sau:
Một là, hiệu quả sẽ đạt được ở mức cao nhất của học tập quan sát là thông qua việc tái tổ
chức và tập diễn lại hành vi được làm mẫu một cách trừu tượng, sau đó thực hiện lại nómột cách tượng trưng, sau đó thực hiện một cách cụ thể
Hai là, mã hóa hành vi được làm mẫu đó bằng lời nói, đặt tên hoặc hình tượng hóa kết
quả, và cách này còn tốt hơn việc chỉ quan sát Các cá nhân có thể sẽ bắt chước hành viđược làm mẫu đó nếu như mô hình đó thích hợp với và họ thấy ngưỡng mộ, và nếu như
nó mang lại kết quả mà họ coi là có giá trị
Bandura cho rằng, trẻ bắt chước hành động của người khác dựa trên lĩnh hội sự quan sát Trongcuộc sống người lớn cung cấp cho trẻ em những mô hình hoạt động và sự học tập thông qua bắtchước là điều vô cùng bình thường trong tất cả các lĩnh vực xã hội và phát triển nhận thức Khácvới các nhà hành vi trước đó, Bandura đã cho thấy sự hiện diện thô sơ của môi trường xã hộitrong lý thuyết học tập xã hội của ông Lý thuyết học tập xã hội là nền tảng cơ bản cho hình thứctrị liệu gia đình
Ví dụ : Một đứa trẻ sống trong gia đình có bố mẹ hay cãi nhau và có hành động bạo hành.Dần dần đứa tính cách đứa bé thay đổi và có xu hướng bạo lực Cách giải quyết là hòa giải
bố mẹ tránh cho bé thấy lại những hình ảnh đó, điều trị tâm lý cho bé hoặc thay đổi môitrường sống khác cho bé
Trang 8a Học tập thông qua quan sát
Từ những kinh nghiệm, nghiên cứu Bandura thiết lập một hệ thống thao tác thực nghiệm bao gồm các bước cho toàn bộ quá trình rập khuôn như sau:
Chú ý: Nếu chúng ta muốn học một điều gì đó, chúng ta sẽ tập trung tư tưởng.
Tương tự, tất cả những cản trở trong quá trình tập trung sẽ làm giảm khả năng học tập qua cáchquan sát Nếu bạn buồn ngủ, mệt mỏi, phân tâm, say thuốc, lúng túng, đau ốm, sợ hãi, hay trongtrạng thái quá khích, bạn sẽ không thể tiếp thu tốt được Tương tự như chúng ta bị chia trí khi cónhững kích thích khác khiến chúng ta phân tâm
Ví dụ: Khi cố gắng bắt chước mô hình mẫu, nếu mô hình mẫu hấp dẫn, đầy màu sắc và cónhững hứa hẹn khả thi, chúng ta sẽ chú ý tập trung nhiều hơn Một mô hình mẫu gần gũivới cá nhân ở khía cạnh nào đó sẽ khiến cá nhân tập trung nhiều hơn Những yếu tố nêutrên đã hướng Bandura trong việc khảo sát ảnh hưởng của tivi đối với trẻ em
Giữ lại: Là khả năng lưu giữ trí nhớ về những gì chúng ta đã tập trung chú ý vào Đây là
giai đoạn những chuỗi hình ảnh hay ngôn ngữ có những đóng góp vào quá trình lưu trữ.Chúng ta nhớ những gì đã được nhìn thấy từ mô hình mẫu qua hình thái của những chuỗihình ảnh trong tâm thức hay qua những mô tả ngôn từ Sau này khi cần truy cập những
dữ kiện đã được lưu trữ, chúng sẽ chỉ cần đến những hình ảnh trong hệ tâm thức vànhững mô tả Từ đó chúng ta có thể diễn lại mô hình mẫu bằng chính những hành vi củachúng ta
Lặp lại: Vào lúc này, cá nhân sẽ chuyển tải những hình ảnh trong hệ tâm thức hay những
mô tả ngôn ngữ trở thành hành vi thật sự Khả năng bắt chước của chúng ta sẽ tiến bộ nếuchúng ta lặp lại những gì đã quan sát bằng hành động thực, nếu không thực hành mọingười không thể học được gì Điều này xảy ra cho phép mỗi chúng ta có khả năng lập lại
và tái diễn hành vi ban đầu Tất nhiên sẽ có một số thao tác không hoàn toàn diễn biếntheo quá trình này
Ví dụ: Khi ta quan sát một diễn viên xiếc cả ngày nhưng chúng ta sẽ không thể bắt chướccách biểu diễn được Tuy nhiên nếu ta có một chút kiến thức cơ bản về nhào lộn, rất có khảnăng ta sẽ tập được những thao tác mới mẻ
Một điểm quan trọng khác về quá trình lập lại là khả năng bắt chước của chúng ta sẽ tiến bộ quanhiều lần thực tập những hành vi cần được tái diễn Một điều bất ngờ khác nữa là khả năng táidiễn của chúng ta sẽ tốt hơn nếu chúng ta liên tục tưởng tượng mình đang thao tác hành vi ấy
Ví dụ: Rất nhiều vận động viên đã tưởng tượng về những thao tác thi đấu trước khi họchính thức thi đấu
Động cơ: Là một bộ phận quan trọng trong quá trình học tập một thao tác mới.Chúng ta
có mô hình mẫu hấp dẫn, có trí nhớ, và khả năng bắt chước, nhưng nếu không có động cơbắt chước, ít nhất là một lý do tại sao ta phải bắt chước hành vi này, ta sẽ không thể họctập hiệu quả được
Trang 9Củng cố:
Củng cố tích cực: khen hành vi tốt ( đi học đúng giờ, )
Củng cố tiêu cực: là hành động hoặc sự kiện gây ra sự khó chịu hoặc đau đớn cho ngườikhác Khiến họ không muốn tiếp tục hành động đó ( cô giáo đánh học sinh vì khôngmang vở khiến học sinh cảm thấy bị sỉ nhục và không muốn tiếp tục học tập,…)
Ví dụ: Giảng viên gọi trả lời câu hỏi nhưng sinh viên không có câu trả lời, họ sẽ cúi mặtxuống để trốn tránh tầm nhìn giảng viên Nếu giảng viên lướt qua và để tình trạng đó tiếptục thì hành vi này sẽ tiếp diễn nhiều lần nữa
Đây là những tác nhân dẫn đến quá trình học tập, theo cách nhìn truyền thống Bandura nóirằng những sự củng cố này không kích thích chúng ta học nhưng kích thích chúng ta thể hiệnnhững gì chúng ta đã học được Đấy là cách ông nhìn vào động cơ của chúng ta
Ngoài ra theo Bandura có những động cơ tiêu cực đã cản chúng ta trong việc bắt chước người
khác, hay cổ động chúng ta tránh né một số hành vi nhất định
Dưới đây là những động cơ tiêu cực:
-Hình phạt trong quá khứ
-Hình phạt hứa sẽ xảy ra
-Hình phạt: răn đe, cảnh cáo, phê phán những hành vi tiêu cực
Giống như hầu hết các nhà học thuyết hành vi truyền thống, Bandura nói rằng hình phạt dưới bất cứ hình thức nào sẽ không bao giờ làm việc có hiệu quả như một tác nhân củng cố trong quá trình thiết lập một hành vi Và thường thì những hình phạt sẽ có tác hại phản lại khi điều kiện môi trường thuận lợi cho phép
b) Trạng thái tinh thần đóng vai trò quan trọng
Bandura lưu ý rằng các củng cố bên ngoài từ môi trường không phải là yếu tố duy nhất ảnhhưởng lên hành vi và quá trình học tập Ông mô tả củng cố từ bên trong là một dạng ảnh hưởngtưởng thưởng xuất phát từ nội tâm bên trong con người, như lòng tự hào, sự thỏa mãn và cảmnhận mang tính nội tại
c) Vấn đề thứ hai trong quá trình học tập xã hội là tự kiểm soát.
Tự kiểm soát là quá trình kiểm soát hành vi của chính chúng ta Theo A Bandura, tự kiểm soát
bao gồm những bước sau:
Tự quan sát mình: Khi chúng ta nhìn vào bản thân mình và những hành vi của chúng ta, chúng
ta thường kiểm soát những hành vi này trong một chừng mực nhất định
Đánh giá cân nhắc: Chúng ta so sánh những gì chúng ta nhìn thấy với một hệ tiêu chuẩn nào đó
( tiêu chuẩn của xã hội quy định hoặc của bản thân chúng ta)
Cơ năng tự phản hồi: Nếu ta bằng lòng với việc so sánh với tiêu chuẩn của mình, ta sẽ tự
thưởng mình qua cơ năng tự phản hồi Khi chúng ta hài lòng với hành vi của mình chúng ta thấymình thoải mái, tự tin hơn Ngược lại, nếu không hài lòng chúng ta sẽ kém tự tin
Theo thuyết học tập xã hội, nhiều hành vi được các tiến trình tiếp thu, tự củng cố quy định Sự
tự đánh giá là một tiến trình tiếp diễn, trong đó cá nhân tự quan sát hành vi của chính mình, ấnđịnh các tiêu chuẩn riêng biệt và tham dự vào sự tự trừng phạt hay tự thưởng tùy thuộc vào nó cóphù hợp với yêu cầu người đó đặt ra hay không
Trang 10d) Học tập không phải nhất thiết lúc nào cũng đưa đến sự thay đổi trong hành vi
Trong nhiều trường hợp, học tập có thể được quan sát thấy ngay khi hành vi mới được thể hiện
Ví dụ: Khi bạn dạy đứa trẻ học bài, bạn có thể nhanh chóng xác định được việc học tập,tiếp thu kiến thức của đứa bé như thế nào
Thuyết được sử dụng để giải thích hành vi phạm tội liên quan đến việc đột nhập và phá hoại hệthống máy tính tại các trường đại học Thuyết học tập còn có thể sử dụng để điều chỉnh hành vi
Ví dụ: Khi bố trí một học sinh có hành vi lệch chuẩn một học sinh tốt Như vậy cách cư xửcủa một học sinh tốt sẽ giúp học sinh kia nhận ra hành vi chưa đúng của mình để chỉnhsửa
Tuy nhiên, học sinh có hành vi tốt có thể nhiễm hành vi lệch chuẩn của học sinh kia, đây là kếtquả không mong đợi
Các tuyên bố sau đây là tóm tắt tốt về quan điểm này:
"Quan sát một mô hình thực hiện hành vi mà bạn muốn tìm hiểu, một cá nhân hình thành ý tưởng
về cách các thành phần phản ứng phải được kết hợp và giải trình tự để tạo ra hành vi mới Nói cách khác, mọi người để cho hành động của họ được hướng dẫn bởi các khái niệm mà họ đã học trước đó thay vì dựa vào kết quả của hành vi của chính họ.”
Liên hệ trong công tác xã hội:
Thuyết học tập xã hội có những đóng góp nhất định trong hoạt động Công tác xã hộinhóm Thuyết đã nghiên cứu và phân tích để đưa ra những giải thích về hành vi của các thànhviên trong nhóm Đồng thời để giúp thành viên nhóm học tập hành vi mới thì cần tạo ra môitrường có điều kiện cho hành vi Người điều phối khi vận dụng cần lưu ý tới các kỹ thuật khuyếnkhích những hành vi được coi là chuẩn mực như việc khen thưởng, khích lệ đúng lúc hoặc cóhình phạt để nhắc nhở tránh lặp lại hành vi không phù hợp chuẩn mực nhóm Ngoài ra nhân viên
xã hội cần tạo ra cơ hội để các khuôn mẫu hành vi tích cực trong nhóm xuất hiện và lặp lại, giúpcác thành viên nhận ra khuôn mẫu và có thời gian thực hành
Trong công tác xã hội nhóm, thuyết được nghiên cứu và phân tích để đưa ra những giảithích hành vi của các thành viên trong nhóm Theo cách tiếp cận cổ điển của thuyết học tập, hành
vi của thành viên nhóm có thể xuất hiện khi nó được kích thích
Theo thuyết này một phương pháp học tập khá phổ biến ứng dụng trong công tác xã hội
là tạo ra môi trường có điều kiện Thuyết học tập xã hội giúp nhân viên xã hội tìm ra những cáchthức trợ giúp phù hợp trong việc hỗ trợ cho các đối tượng thông qua việc hiểu về nguyên nhândẫn đến vấn đề của đối tượng, đặc biệt trong lĩnh vực làm việc can thiệp với trẻ bị tự kỷ Thuyếthọc tập xã hội cũng là nền tảng cơ bản cho hình thức trị liệu gia đình, áp dụng được thuyết này sẽgiúp nhân viên xã hội đạt được hiệu quả tốt trong lĩnh vực làm việc với nhóm đối tượng là giađình
Ví dụ: Em X năm nay 10 tuổi, hiện đang học tại trường tiểu học tại Hà Nội Bốmẹ emthường xuyên mâu thuẫn, đánh cãi nhau ngay cả khi có mặt em ở đó Những lúc như thế
em rất lo sợ, nhưng sau một thời gian dài em dần quen với cảnh đó Từ đó, tính cách của
em thay đổi rất nhiều, em trở nên lầm lì, ít nói không giống với tính cách vốn có của em.Trong thời gian này em cũng hay thường xuyên được chứng kiến cảnh đứa trẻ lớp lớn bắt
Trang 11nạt đứa trẻ bé hơn, em nhận thấy đó như một điều bình thường vì bố mẹ em bận quá không
có thời gian chú ý đến em.Khi đến trường bạn nào trêu chọc em, em sẵn sàng đánh trả.Thậm chí em hay cãi nhau và bắt nạt các bạn cùng lớp, khi cô giáo nhắc nhở thì em thườngxuyên tỏ thái độ chống đối và cãi lại cô giáo Giáo viên của em rất buồn và lo lắng vớinhững gì đang diễn ra với em, cô đã liên lạc với bố mẹ em và đồng thời cũng tìm đến nhânviên xã hội đến để giúp tâm lý em trở lại như ngày trước, đồng thời thay đổi môi trườngsống xung quanh em
Kết luận
Học tập là một quá trình mang lại những thay đổi liên tục trong hành vi hoặc nhận thức
của mỗi cá nhân Quá trình này bao gồm nhiều yếu tố như động lực (bao gồm động lực bên trong
và động lực bên ngoài), đối chiếu và điều chỉnh (dựa trên các phản hồi) và học thông qua hànhđộng (dựa trên việc tương tác với đồng nghiệp và các thành viên trong cộng đồng học tập)
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong giảng dạy và học tập tuỳ theo những mụcđích khác nhau, việc đảm bảo sự gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy,môi trường học tập và quy trình đánh giá Điều này đảm bảo để giúp cho các cá nhân thành côngtrong hoạt động học cũng như hỗ trợ các cơ sở giáo dục đạt được các mục tiêu đào tạo
Có thể thấy rằng, sinh viên cần có khả năng đưa ra những quyết định có sự cân nhắc kỹlưỡng, hành động một cách hiệu quả, phù hợp, có trách nhiệm và xây dựng kiến thức cho riêngmình thay vì chỉ ghi nhớ và học thuộc lòng những gì được truyền tải từ giáo viên Vì vậy, dựatrên những lý thuyết học tập được thảo luận ở trên, cách tiếp cận kiến tạo và học theo ngữ cảnhđược xem là những cách tiếp cận phù hợp để phát triển tư duy của người học,
thúc đẩy việc học tập tích cực Những quan điểm này đặt người học vào trung tâm của quá trìnhhọc tập và nhấn mạnh vào việc xây dựng kiến thức thông qua tương tác tích cực với môi trường,cộng đồng và những cá nhân khác để giải quyết những vấn đề có thực thay vì chỉ đơn thuần trởthành người tiếp nhận kiến thức một cách thụ động
THUYẾT XUNG ĐỘT
I KHÁI NIỆM: Xung đột là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích
Xung đột xã hội là tình huống hoặc quá trình xã hội mà trong
đó tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân trong mỗi nhóm xã hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói chung, thể hiện bằng sự đối lập, sự bất công, sự tranh chấp do khác nhau
về nhận thức, thái độ, cảm xúc, nhu cầu, giá trị, mối quan tâm
về nguồn lực tài nguyên - xã hội và đôi lúc được thể hiện bằng
cả hành vi đụng độ, vũ trang.
Trang 12II NỘI DUNG THUYẾT XUNG ĐỘT
Thuyết xung đột bắt nguồn từ thuyết xung đột của nhà triết học nổi tiếng đồng thời là một nhà xã hội học người Đức Karl Marx (1818- 1883) Sau đó những người theo quan điểm xung đột hiện đại như Gluckman, Gumplovicz, Pareto, Simmel, Dahrendorf và Collins… đã phát triển thuyết này theo hướng sâu hơn.
Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần không tránh được trong mối quan hệ giữa con người với con người Đồng thời thuyết cũng cho rằng xung đột và mâu thuẫn đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã hội
Thuyết này chủ yếu dùng để giải thích mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội, giữa người giàu và người nghèo, hoặc giữa nhóm xã hội với nhau.
Giai cấp, quyền lực chính trị và địa vị chính trị là những yếu tố được đề cập trong thuyết xung đột Đối với thuyết này, tất cả các thể chế chính trị, luật pháp và truyền thống trong xã hội được tạo ra để hỗ trợ và bảo
vệ người có quyền lực, hoặc nhóm người mà được xem như là người có địa vị cao hơn trong xã hội.
III ĐẶC ĐIỂM CỦA THUYẾT XUNG ĐỘT
Là một tình huống hoặc quá trình của xã hội.
Xung đột là biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể khi giải quyết quan hệ lợi ích mâu thuẫn nhau.
Xung đột là hiện tượng xã hội khách quan, giải quyết quan hệ xã hội trung tâm là lợi ích, hợp thành bản chất của mọi xã hội, chứ không phải
là một hiện tượng “lệch chuẩn xã hội” hay “hiện tượng bệnh lý” như quan điểm của thuyết chức năng - cấu trúc.
Xung đột được xác định là giai đoạn phát triển cao nhất của các mâu thuẫn trong hệ thống các quan hệ giữa con người với con người, các tập đoàn xã hội, các thiết chế xã hội và xã hội nói chung, được đặc trưng bằng sự đối lập các lợi ích và quan điểm, được biểu hiện bằng các hành
vi đụng độ, xô xát hữu hình trên thực tế.
Trang 133 Tổ chức
Do cơ cấu thứ bậc khác nhau, do mức độ tham gia của các thành viên không giống nhau, do hệ thống khen thưởng không bình đẳng, do vấn
đề quyền lực, do môi trường làm việc
Do sự bất đồng về quan điểm giữa các bên: mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội đều có những bản sắc, ý kiến riêng và họ muốn “áp đặt” ý kiến của mình lên trên và luôn cho ý kiến của mình là đúng dẫn tới các cuộc tranh cãi, mâu thuẫn và xung đột.
Tranh giành quyền lực và sự ảnh hưởng như xung đột giai cấp, xung đột sắc tộc, xung đột giữa các tập đoàn, nhóm.
Xung đột liên quan đến vai trò trách nhiệm của các bên Có thể do nhầm lẫn vai trò của nhau vì không hiểu đúng vai trò trách nhiệm dẫn đến xung đột.
1 Ưu điểm:
Tạo cơ hội để cân bằng quyền lực trong một mối quan hệ hoặc trong xã hội rộng lớn hơn và hòa giải các lợi ích hợp pháp của mọi người.
Trang 14 Dẫn đến sự tự nhận thức và hiểu biết nhiều hơn, và nhận thức về sự đa dạng và khác biệt giữa con người, tổ chức và xã hội.
Dẫn đến tăng trưởng và phát triển cá nhân, tổ chức và thậm chí cả hệ thống.
Cho phép các lợi ích khác nhau được điều hòa và thúc đẩy sự đoàn kết trong các nhóm.
Giải quyết xung đột giúp cho mọi người hiểu nhau hơn về những giá trị, nhận thức, nhu cầu của mỗi người trong nhóm sẽ thúc đẩy quá trình tương tác giữa các thành viên và đem lại hiệu quả cao trong nhóm.
Mâu thuẫn xung đột xảy ra mà không giải quyết được do sự chống đối
và ngăn cản học hỏi trong quá trình xảy ra mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, từ đó làm cản trở các vị trí và lúc này các quyết định được đưa ra không sáng suốt và kém chất lượng.
5 giải pháp giải quyết xung đột mà Kenneth Thomas và Ralph Kilmann đã phát
triển mà chúng ta có thể sử dụng để xử lý các tình huống xung đột, bao gồm:
Lẩn tránh (Avoiding)
Cạnh tranh (Competing)
Nhượng bộ (Accommodating)
Cộng tác (Collaborating)
Thỏa hiệp (Compromising)
Điều này dựa trên giả định rằng mọi người chọn cách hợp tác và cách quyết đoán khi xung đột Nó gợi ý rằng mọi người đều có những cách thích ứng để đối phó với xung đột, nhưng hầu hết người ta sử dụng tất cả các phương pháp trong những trường hợp khác nhau:
Giải pháp thứ nhất: LẨN TRÁNH (AVOIDING): Lảng tránh là khi mọi
người chỉ phớt lờ hoặc rút lui khỏi cuộc xung đột Họ chọn phương pháp này
Trang 15khi sự khó chịu của cuộc đối đầu vượt quá phần thưởng tiềm năng của việc giải quyết xung đột Mặc dù điều này có vẻ dễ thực hiện đối với thông hoạt viên, nhưng mọi người không thực sự đóng góp bất cứ điều gì có giá trị cho cuộc trò chuyện và có thể đang giữ lại những ý tưởng đáng giá Khi tránh được xung đột, không có gì được giải quyết.
Lưu ý: Áp dụng khi vấn đề không quá nghiêm trọng, vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình, hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại
và người thứ ba có thể giải quyết tốt hơn.
Giải pháp thứ hai: CẠNH TRANH (COMPETING): Cạnh tranh được sử
dụng bởi những người đi vào một cuộc xung đột lập ra để giành chiến thắng.
Họ quyết đoán và không hợp tác Phương pháp này được đặc trưng bởi giải định rằng một bên thắng và những người khác thua Nó không cho phép có nhiều góc nhìn đa dạng vào một bức tranh tổng thể đầy đủ thông tin Cạnh tranh có thể hiệu quả trong thể thao hoặc trong chiến tranh nhưng hiếm khi
là một chiến lược tốt để giải quyết vấn đề nhóm.
Lưu ý: Áp dụng khi bạn biết chắc chắn là mình đúng, không có thời gian cho việc chờ đợi và thống nhất ý kiến để giải quyết tình huống khẩn cấp.
Giải pháp thứ ba: NHƯỢNG BỘ (ACCOMMODATING): Điều chỉnh là
một chiến lược trong đó một bên nhượng bộ mong muốn hoặc yêu cầu của bên khác Họ đang hợp tác nhưng không quyết đoán Đây có thể là một cách nhẹ nhàng để nhượng bộ khi một người nhận ra rằng họ đã sai về một điều
gì đó Sẽ hữu ích hơn khi một bên hỗ trợ bên kia chỉ để duy trì sự hòa hợp hoặc để tránh gián đoạn Giống như việc né tránh, nó có thể dẫn đến các vấn
đề chưa được giải quyết Quá nhiều chỗ ở có thể dẫn đến các nhóm mà các bên quyết đoán nhất chỉ huy quá trình và kiểm soát hầu hết các cuộc trò chuyện.
Lưu ý: Áp dụng khi mối quan hệ hòa bình là ưu tiên hàng đầu.
Giải pháp thứ tư: CỘNG TÁC (COLLABORATING): Hợp tác là
phương pháp được sử dụng khi mọi người vừa quyết đoán vừa hợp tác Một nhóm có thể học cách cho phép mỗi người tham gia đóng góp với khả năng cùng tạo ra một giải pháp chung mà mọi người có thể hỗ trợ.