1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thủy Điện có vai trò như thế nào trong hệ thống cung cấp năng lượng Điện tại việt nam Ảnh hưởng của thủy Điện tới các vấn Đề kinh tế xã hội, môi trường… theo bạn có nên mở rộng phát triển thủy Điện hơn nữa hay không và vì sao

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủy điện có vai trò như thế nào trong hệ thống cung cấp năng lượng điện tại Việt Nam? Ảnh hưởng của thủy điện tới các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường…? Theo bạn có nên mở rộng phát triển thủy điện hơn nữa hay không và vì sao?
Tác giả Nguyễn Thanh Tùng
Trường học Trường Đại Học Điện Lực
Chuyên ngành Công Nghệ Năng Lượng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Tại Việt Nam phát triển thủy điện trong hơn hai thập kỷ qua đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, nhưng việc đầu tư xây dựng thủy điện cũng là nguyên nhân

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG

_

TIỂU LUẬN MÔN NĂNG LƯỢNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Tên đề tài : THỦY ĐIỆN CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM? ẢNH HƯỞNG CỦA THỦY ĐIỆN TỚI CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG…? THEO BẠN CÓ NÊN MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN HƠN NỮA HAY KHÔNG VÀ VÌ SAO?

Hà Nội, 15/5/2023

Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng

Mã sinh viên: 22810710126 Lớp: D17QTDN2

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

1 Thủy điện và vai trò của thủy điện trong hệ thống cung cấp năng lượng điện tại Việt Nam 4

1.1 Thủy điện 4

1.2 Vai trò 6

2 Ảnh hưởng của thủy điện tới các vấn đề kinh tế xã hộ và môi trường 7

2.1 Ảnh hưởng về kinh tế xã hội 8

2.2 Ảnh hưởng về môi trường 10

3 Có nên mở rộng phát triển thủy điện hơn nữa hay không? 13

C KẾT LUẬN 15

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh của thế giới hiện nay, sự thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng và ngày càng lan rộng trên khắp thế giới, con người ta càng ý thức hơn tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên hữu hạn Các nguồn năng lượng truyền thống đang dần trở nên cạn kiệt bởi nhu cầu sử dụng quá mức của con người (than đá, dầu mỏ,… ) điều đó đòi hỏi con người phải tìm ra các nguồn năng lượng mới và thủy điện đã và đang trở thành nguồn năng lượng tái tạo phổ biến của các nước trên thế giới Tại Việt Nam phát triển thủy điện trong hơn hai thập kỷ qua đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, nhưng việc đầu tư xây dựng thủy điện cũng là nguyên nhân chính gây ra các tác động ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh kế của hàng triệu người dân do vấn đề di dân tái định cư, gây biến đổi cảnh quan nguồn nước, tác động tiêu cực tới tài nguyên rừng, thủy sản, hệ sinh thái và đa dạng sinh học thượng lưu và hạ lưu các con đập Do vậy em

đã chọn đề tài “ Thủy điện có vai trò như thế nào trong hệ thống cung cấp năng lượng điện tại Việt Nam? Ảnh hưởng của thuỷ điện tới các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường…? Theo bạn có nên mở rộng phát triển thủy điện hơn nữa hay không

và vì sao? ” cho bài tiểu luận của mình

Do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế cho nên bài viết của em sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót, em kính mong sự góp ý của thầy giáo cùng toàn thể bạn đọc để bài tiểu luận của mình được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn

Trang 4

B NỘI DUNG

1 Thủy điện và vai trò của thủy điện trong hệ thống cung cấp năng lượng điện tại Việt Nam

1.1 Thủy điện

1.1.1 Khái niệm

Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tua bin nước và máy phát điện Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thủy triều Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo

Hình 1.1.1: Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Việt Nam)

1.1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thủy điện

Thủy điện có cấu tạo (hình 1.1.2) gồm:

Trang 5

 Đập (Dam): Hầu hết các nhà máy thủy điện dựa vào một con đập chứa nước lại hoặc sông để tạo ra một hồ chứa nước lớn Thông thường hồ này sẽ được

sử dụng như một hồ giải trí

 Ống dẫn nước (Penstock): Cửa trên đập mở và lực hấp dẫn đẩy nước chảy qua các đường ống chịu áp Đường ống dẫn nước đến tua bin Nước làm tăng dần áp lực khi nó chảy qua đường ống này

 Tua bin (Turbine): Nước hướng về và làm quay các cánh lớn của tua bin, tua bin này gắn liền với máy phát điện ở phía trên nó nhờ một trục Loại phổ biến nhất của tua bin dùng cho nhà máy thủy điện là Turbine Francis, trông

nó giống như một đĩa lớn có những cánh cong Một tua bin có thể cân nặng khoảng 172 tấn và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút

 Máy phát điện (generator): Khi các cánh tua bin quay, một loạt các nam châm trong các máy phát điện cũng quay theo Những nam châm khổng lồ này quay quanh cuộn dây đồng, sản sinh ra dòng điện xoay chiều (AC)

 Biến áp (Transformer): Máy biến áp được đặt bên trong nhà máy điện tạo ra dòng điện xoay chiều AC và chuyển đổi nó thành dòng điện có điện áp cao hơn

 Đường dây điện (Power lines): Trong mỗi nhà máy điện có đến bốn dây: ba dây pha của năng lượng điện được sản xuất đồng thời với một dây trung tính

 Cống xả (Outflow): Đưa nước chảy qua các đường ống gọi là kênh, và chảy vào hạ lưu sông

Trang 6

Hình 1.1.2: Cấu tạo nhà máy thủy điện

Nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện gồm 4 giai đoạn chính:

 Giai đoạn 1: Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống dẫn nước có áp tạo ra các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy

 Giai đoạn 2: Nước chảy mạnh làm quay tua bin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng

 Giai đoạn 3: Điện tạo ra đi qua máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế

 Giai đoạn 4: Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền về các thành phố

1.2 Vai trò

Vai trò của thủy điện tại Việt Nam là rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội Thủy điện không chỉ cung cấp điện năng cho phần thân và phủ đỉnh của biểu đồ phụ tải, mà còn có khả năng

Trang 7

điều tần và điều tiết dòng chảy sông ngòi Theo các số liệu thống kê, tổng công suất thủy điện của Việt Nam trên lý thuyết vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam Đến năm 2013, tổng số dự án thủy điện đã đưa vào vận hành là 268, với tổng công suất 14.240,5 MW Năm 2014, thủy điện chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện Theo báo cáo của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tính đến cuối năm 2019, tổng công suất của thủy điện đạt 21.000 MW, chiếm tỷ lệ 37,7% so với cơ cấu nguồn điện toàn hệ thống (hình 1.2)

Hình 1.2: Biểu đồ sản lượng điện tại Việt Nam năm 2019

Thủy điện không chỉ cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn có những lợi ích khác như chống lũ, cấp nước cho hạ du, bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế Thủy điện là một nguồn năng lượng tái tạo, sạch và bền vững, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng tại Việt Nam

2 Ảnh hưởng của thủy điện tới các vấn đề kinh tế xã hộ và môi trường

Trang 8

2.1 Ảnh hưởng về kinh tế xã hội

2.1.1 Thuận lợi

 Thủy điện góp phần phát triển kinh tế địa phương: các dự án thủy điện không chỉ tạo thu nhập cho người dân mà còn góp phần bổ sung nguồn năng lượng hao hụt cho Nhà nước, điều hòa cho nông nghiệp thủy lợi, giao thông vận tải, sinh hoạt của người dân nhất là vào mùa khô Đồng thời các dự án thủy điện cũng góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những vùng khó khăn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi Các dự án thủy điện cũng đóng góp hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách địa phương Theo báo cáo của EVN, thủy điện Hòa Bình đã nộp ngân sách đạt 900 - 1.200 tỷ đồng/năm, xấp xỉ 50% tổng thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình; Thủy điện Sơn La đóng góp trên 1.000 tỷ đồng

Hình 2.1.1 : Mô hình nuôi cá tại lòng hồ thủy điện

 Cải thiện công bằng xã hội: Thủy điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và

Trang 9

toàn xã hội nói chung Khi thực hiện những chương trình di dân và tái định

cư được quản lý tốt dẫn đến một sự chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm rằng những người bị thiệt hại sẽ có cuộc sống tốt hơn sau khi dự án hoàn thành so với trước kia

 Thúc đẩy du lịch: Tại khu vực các nhà máy thủy điện, có rất nhiều cơ hội để phát triển các sinh hoạt giải trí ngoài trời Các hồ trữ tạo nên các khu vực cho các hoạt động như chèo thuyền, câu cá, trượt nước và bơi Khu vực hạ lưu có thể tạo điều kiện cho các hoạt động giải trí liên quan đến dòng chảy như câu

cá, chèo thuyền, trượt nước (water rafting) Khu vực đất đai xung quanh nhà máy thủy điện có thể tạo ra rất nhiều nguồn lợi, ví dụ như các hoạt động cắm trại, picnic, leo đồi, cũng như các hoạt động văn hóa và giáo dục khác

2.1.2 Khó khăn

 Mất đất sản xuất nông nghiệp, tái định cư cho người dân: Việc thực hiện thu hồi đất để làm thủy điện diễn ra trên khắp các tỉnh thành có đầu tư xây dựng các dự án thủy điện Các dự án thủy điện không những chiếm dụng đất lớn

mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân Việc xây dựng khu tái định

cư thường chậm trễ, bỏ qua các yếu tố văn hóa, tập quán sản xuất của đồng bào nên đã nảy sinh nhiều hệ lụy dẫn đến tình trạng người dân bỏ nhà tái định cư do không có đất để sản xuất, thiếu đói triền miên dẫn đến phá rừng phòng hộ và bỏ luôn khu tái định cư để trở về nơi ở cũ sống với nhiều khó khăn chồng chất bởi thiếu đất sinh hoạt, thiếu nước

 Ảnh hưởng cuộc sống của người dân vùng hạ lưu: Việc xây dựng các công trình thủy điện đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế của hàng triệu người dân sống ở hạ lưu trong đó tác động lớn nhất đến hoạt động đánh bắt

và canh tác Cụ thể nghề cá bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thay đổi dòng chảy và chặn đường di cư của cá tới bãi đẻ trứng và môi trường sống vùng

Trang 10

thượng nguồn dẫn đến nhiều người mất nguồn thực phẩm và nguồn thu nhập hàng ngày từ đó lối sống của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra việc thay đổi dòng chảy gây xói lở bờ sông vùng hạ lưu, diện tích đất canh tác theo mùa bị ngập, thậm chí bị cuốn trôi khi mở cửa xả Mặt khác, đập chặn dòng chảy của sông lại, đồng thời cũng chặn luôn phù sa xuống vùng hạ lưu làm năng suất mùa vụ giảm, nông dân sẽ phải mua phân hóa học để chăm bón để tăng năng suất và nếu chi phí đầu vào ngày càng tăng cao thì nông dân thậm chí không còn muốn canh tác nữa

2.2 Ảnh hưởng về môi trường

2.2.1 Thuận lợi

 Thủy điện là nguồn năng lượng sạch, quan trọng và sử dụng phổ biến: Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay tua bin nước và máy phát điện Việc sản xuất điện dựa trên năng lượng nước được mô tả là một dạng của năng lượng sạch Quá trình sản xuất điện không thải ra các chất độc hại, hoặc các khí độc hại vào bầu khí quyển của trái đất giống như các nhà máy điện đốt hóa thạch và than để sản xuất điện Ngoài ra cần kể đến mức độ tin cậy cao, giá thành phải chăng và

dễ dàng đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng về tiêu thụ điện

 Thủy điện bảo vệ môi trường và giảm phát thải: Do thủy điện là nguồn năng lượng có được từ nước nên thủy điện giúp giảm bớt ô nhiễm môi trường, thải

ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các nguồn năng lượng khác góp phần làm chậm sự nóng lên toàn cầu Lượng khí nhà kính mà thủy điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tua bin và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than

 Cắt, giảm lũ và điều tiết nguồn nước hiệu quả: Vào mùa mưa, các đập thủy điện có thể tiến hành các đợt xả lũ nhằm giảm áp lực cho đập thủy điện, đồng

Trang 11

thời phân tán một phần lượng nước do mưa triền miên và lượng mưa lớn Tương tự, vào mùa khô, khi lượng mưa giảm đáng kể và có khả năng gây hạn hán, các đập thủy điện cũng có vai trò điều tiết cung cấp nước tưới tiêu, sản xuất, nuôi trồng thủy sản, vận tải thủy, du lịch, chống hạn, đẩy mặn cho khu vực hạ lưu

 Bảo tồn hệ sinh thái: Thủy điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện nên việc xây dựng các công trình thủy điện sẽ không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như không làm thay đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tua bin

2.2.2 Khó khăn

 Mất rừng: Mất rừng do rất nhiều nguyên nhân từ công tác quản lý bảo vệ rừng chưa chặt chẽ, tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất kinh doanh, chặt phá khai thác gỗ lậu, từ việc xây dựng các đại dự án làm diện tích rừng giảm đáng kể

 Thay đổi dòng chảy: Việc xây dựng các dự án thủy điện trước hết ta phải tiến hành chặn dòng chảy của sông Tiếp đến là những khối bê tông khổng lồ và

đồ sộ có tuổi thọ có thể lên đến 100 năm được chôn sâu xuống lòng đất Có thể nói rằng việc xây dựng các đập thủy điện không chỉ nhấn chìm cả một thung lũng để tạo nên hồ chứa nước mà còn làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của dòng sông Việc thay đổi dòng chảy tự nhiên sang phục vụ hoạt động sản xuất điện làm giảm đáng kể dòng chảy các dòng sông, suối mà nó hoạt động

ở trên đồng thời cũng gây nên nhiều tác động tiêu cực, làm suy thoái nghiêm trọng vẻ đẹp tự nhiên của các dòng sông suối chảy tự do

 Ô nhiễm môi trường (không khí, chất lượng nguồn nước): Xây dựng thủy điện không chỉ ảnh hưởng tích cực đến môi trường mà mặt khác một số hoạt động của thủy điện cũng gây tác hại xấu tới môi trường Mất rừng khiến cho môi trường mất đi lớp cây xanh để sản xuất Oxy giảm thiểu Cacbondioxi,

Trang 12

việc rừng bị mất đi cũng làm cho môi trường mất đi lớp bảo vệ trước bụi, đất

li ti trong không khí khiến không khí ngày càng trở nên ô nhiễm và gây hại cho sức khỏe con người Việc chặt bỏ và dọn dẹp thảm thực vật tại khu vực

dự án cũng làm tăng lượng chất rửa trôi bề mặt, tăng độ đục, các chất hữu cơ trong nước gây nhiễm bẩn nguồn nước

Hình 2.2.2.1: Ô nhiễm lòng hồ thủy điện tại Nghệ An

 Sạt lở, xói mòn bồi lắng sông: Việc xây dựng các hạng mục công trình đầu mối như đập tràn, đập dâng, đường ống áp lực, nhà máy, trạm biến áp.cần tiến hành đào đất đá và do địa hình dự án có độ dốc tương đối lớn nên dễ gây sạt trượt; khi ngăn đập, tích nước tại những vùng đất yếu sẽ gia tăng thêm quá trình sạt lở đặc biệt nếu thực hiện ngăn đập, tích nước khi trời mưa kéo dài, nước dâng cao

 Nguyên nhân làm lũ lụt gia tăng: Xây dựng các dự án thủy điện không phải

là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt mà là do quy hoạch sai, vận hành sai các công trình thủy điện mới là nguyên nhân gây ra lũ lụt Việc rừng bị mất đi quá nhiều cũng là nguyên nhân làm cho lũ lụt ngày càng gia tăng Mưa lớn ở thượng nguồn, nước chảy nhanh xuống không có lớp rừng để giảm tốc tạo ra

lũ gây thiệt hại nặng nề Lũ lụt xảy ra thường xuyên và tàn khốc hơn còn do các nhà máy thủy điện xả lũ vì nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão

Trang 13

Hình 2.2.2.2: Lũ quét sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, Thừa Thiên – Huế

3 Có nên mở rộng phát triển thủy điện hơn nữa hay không?

Việc mở rộng phát triển thủy điện hơn nữa là một vấn đề hết sức hóc búa và

có nhiều ý kiến trái chiều Vì thủy điện là một nguồn năng lượng tái tạo, sạch và bền vững, có nhiều lợi ích cho đất nước như cung cấp điện, điều tiết lũ lụt, tưới tiêu, du lịch sinh thái….Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng thủy năng lớn với

11 hệ sông lớn và khoảng 2.360 dòng sông có chiều dài trên 10 km Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến thời điểm cuối năm 2022, tổng công suất nguồn điện từ thủy điện (bao gồm cả thủy điện nhỏ) là 22.544 MW, chiếm tỷ trọng 29% công suất toàn hệ thống Sản lượng điện năng từ thủy điện đạt 95,054 tỷ kWh, chiếm 35,4% sản lượng toàn hệ thống

Tuy nhiên, phát triển thủy điện cũng gặp nhiều thách thức và hạn chế như ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, an ninh nước, di dân tái định cư, xung đột lợi ích giữa các vùng Nhiều nhà máy thủy điện đã gây ra thiệt hại cho người dân và tài nguyên thiên nhiên do thiếu quản lý và giám sát Ngoài ra, phát triển thủy điện

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w