Ngoài ra, tác giả cũng chưa dé cập dén khía canh vợ chồng bình đằng thể hiện qua quyên ly hôn mat trong những quyền nhân thân của vơ và chồng vả quyền daiđiện Điều này khién cho luận văn
Trang 1BÔ TƯPHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Hà Nội - 2023
Trang 2BÔ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHAM ĐÌNH HAI
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: PGS.TS Ngô Thị Hường
Hà Nội — 2023
Trang 3LỠI CẢM ON
Nhân đây, sinh viên xin được gin lời cảm ơn sâu sắc nhất dén tập thé các thay cỏ
giáo trường Dai học Luật Hà Nội, đặc biệt là sự hưởng dẫn tận tinh của PGSTS Ngõ
Thị Hường cing với sự gi đố, động viễn của gia đình ban bè đã giúp đỡ sinh viễn
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp nay
Hoc viên
Pham Đình Hải
Trang 4LOI CAMDOAN
Tôi xin cam doan day là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi divéi
sự hướng dẫn của PGS TS Ngé Thị Hường Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được
công bé trong bất l' công trình nào khác Các tài liệu số liễu trong Khóa luận hoàn
toàn trung thực, có nguồn gốc rố ràng được trích dẫn theo ding quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm: về tính chính xác và trưng thực của Khoa luận nay
Xác nhận của Tác giả của khóa luận
Giảng viên hướng dan
Phạm Đình Hải
Trang 5CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT we N€UE' CÁC VỢ CHÒNG BÌNH pine si u—g 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng 6
1.1.1 Khái tiệm ugnyén tắc vợ chồng bình đăng - -c-e-+-Ổ1.1.2 Đặc điểm của ugnyén tắc vợ chồng bìuh đăng ”
CHƯƠNG 2 2: NOI DUNG NGUYEN TÁC VỢ CHÒNG BÌNH ĐĂNG THEO
LUAT HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 +16
2.1 Vợ chong bình dang trong quyền, nghĩa vụ nhân thân LỐ2.1.1 Vợ chong bìuh đăng về phương điệu tình ughia
2.1.2 Vợ chồng bình đăng trong việc hea chon noi cư trú
hoạt động chính trị, kink tế, vim hóa, xã hội -22
2.1.6 Vợ chong bìuh đăng về quyều yêu can giải quyết ly hôn 23
2.2.1 Vợ chồng bình đăng trong cău cứ xác lập đại điệu 28
2.2.2 Vợ chồng bình đăng về đại điệu troug quan hệ kảuh äoanh 31
Trang 62.2.3 Vợ chồng bình đăng về đại điệu trong trường hợp giấy chứng nhận quyén
sở hitn, giấy chứng nhậu quyền six đụng đố: di sản chung nhưng chỉ ghỉ têu
2.2.4 Vợ chong bình đăng về trách uhiệm liêu đới SS
°34
234
2.3.2 Vo chồng bìuh đăng về quyều sở hitn tài san trong trường hop áp dung chế
độ tài san theo quy dinh của pháp Int nT
2.3 Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ về tài sản.
2.3.1 Vợ chồng bình đăng trong việc hea chon chế độ tài san
2.3.3 Vợ chồng bình đăng troug quau hệ cấp äưỡng
2.3.4 Vợ chồng bình đăng trong quan hệ thừa kế
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: THỰC TIEN THỰC HIEN NGUYÊN TAC VO CHONG BÌNHDANG VA MOT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA THỰC HIENNGUYÊN TÁC
3.1.1 Những kết quả ma nguyêu tắc vợ chồug bình đăng đạt được
3.12 Một số han chế, vướng mắc kki thực hiệu, áp dung nguyêu tắc vợ chồng
bình dang
3.2 Mật số giải pháp hoàn thiện pháp luit
3.3 Một sô giảip háp nang cao hiệ
3.3.1 Tăng cường nhâu hee và uguồu kre
3.3.2 Nâng cao ý thức và kiến tức pháp luật -i c-e.-c Š9Kết luận chương 3 con
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ©©iieceeeeevvevvveVỔ2
EHU HUẾ sa gi166cczcbbbsgutgg duy Boggisog8fraioicgidgiaiaxaosaaeusasjểf
Trang 8DANH MỤC TỪ VIET TAT
: Bô luật tô tung dân sự
: Công hoà Xã hội Chủ nghiia Viét Nam
: Công hòa nhân dan
: Hôn nhân và gia định
: Năng lực hành vi dân sự
Trang 9MỞ ĐÀU
1 Lý do lựa chon đề tai
Binh đẳng là dich đến cũng nlur là khát khao của moi dân tộc, moi con người trênthé giới Điều nay được thé hiện ở trong rat nhiéu bản tuyên ngôn nôi tiếng của thé giớinhư trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ có viết “moi người sinh ra đầu có quyên bìnhdang”, dén Tuyên ngôn Nhân quyên và Dân quyên của Pháp quy định “người ta sinhra
tu do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền
loi.” và ở Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà (nước
CHXHCN Việt Nam hiện nay), Hồ Chủ tích đã viết “Tat cả moi người đều sinh ra cóquyên bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm pham được; trongnhững quyên ấy, có quyên được sông quyền tự đo và quyên mưu câu hanh phic".
Qua những bản Tuyên ngôn trên có thé thay moi dân tộc, moi quốc gia và moi conngười đều hưởng tới sự bình ding và đó là xu thé chung của toan cầu Pháp luật ViệtNam khi xây dung và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cũng hướng đến sự
bình ding Điều này được thể hiện rất rõ trong Hiền pháp của nước ta Khoản 1 Điêu 16
Hiện Pháp 2013 quy định: “Moi người đều bình đăng trước pháp luật ”, Khoản 1 Điều
26 quy định: “Cổng dân nam, nữ bình đăng về moi mặt” Õ trong những Bộ luật, vănbản quy pham pháp luật hiện hành cũng có những quy đính riêng dé thé hién sự bình.đẳng giữa các chủ thé mà quan hệ pháp luật đó điều chỉnh Voi Luật HN&GD sự bình
đẳng sẽ hướng dén chủ thé là những thành viên trong củng mét gia đính.
Gia đình là tế bảo của xã hội, sự Gn định và phát triển lành mạnh của gia đính gopphân vào sự phát triển chung của toàn xã hôi Mỗi gia dinh được xây dung trên cơ sởcủa hôn nhân, huyệt thông và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nlnân co thé xem là quan
hệ nên tảng, 1a chat keo két đính cho sự bên vững của mỗi ngôi nhà, mỗi tổ am Vì vậy,Dang và Nhà nước luôn quan tâm, chú trong đền việc xây đựng một gia định hanh phúc,hòa thuận và bình đẳng Điều này được thé hiện ở việc Nhà nước đã xây dụng và banhành Luật HN&GD năm 2014 dựa trên những nguyên tắc tư nguyên, tiên bô và đặc biệt
là nguyên tắc vo chong bình dang, phù hợp với đời song xã hội của Việt Nam cũng như
là xu thê chung của toàn câu
Dau vay, với sự vận động, biến đôi không ngừng của các quan hệ xã hôi, những
1 The United States Declaration of Independence ,“* allmen are created equal ”
Trang 10quy định của Luật HN&GD năm 2014 nói chung, và những quy định thể hiện nguyên tắc vợ chong binh đẳng noi riêng đã xuất luận một số mat han ché, taora mot số vướng mắc đời hỏi cần có sư sửa đổi, bô sung kịp thời để đáp ứng được với sư thay đổi của đời
sống hôn nhân cũng như là đời sông xã hội Nhên thức được tâm quan trong của van dé
nay, cá nhân em xin chọn đề tài “Nguyêu tắc vợ chồng binh đăng theo Luật Hou nhân
và gia đình năm 2014” đề tiên hành phân tích, nêu ra được những kết quả dat được
trong thực tế, dong thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế cân khắc phục, sửa đổi và đưa
ra giải pháp, kiên nghĩ hoàn thiện
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã co nhiều công trình nghiên cứu về nguyên tắc vợ chồngbinh đẳng ở nhiều cập độ khác nhau, đề cập trực tiệp hoặc gián tiệp dén van đề này, điển
vợ chồng bình đẳng trong thực tê, từ đó đã xuất mét số giải pháp nhằm hoàn thuận pháp
luật Dấu vậy, những giải pháp được đưa ra này vẫn cờn có sự chung chung, chưa thực
sự cụ thể Ngoài ra, tác giả cũng chưa dé cập dén khía canh vợ chồng bình đằng thể hiện
qua quyên ly hôn (mat trong những quyền nhân thân của vơ và chồng) vả quyền daiđiện Điều này khién cho luận văn vẫn chu thực sự thể hiện được hết các khía cạnh củanguyên tắc vợ chông bình đẳng theo Luật HN&GD năm 2014 Do đó, nguyên tắc vợ
chong bình đẳng vấn cân được nghiên cứu một cách cụ thể và toàn điện hơn nữa
- Nguyễn Thi Anh Thư (2021), Nguyễn tắc vợ chồng bình đăng trong Luật Hồnnhân và gia đình và thục tiễn thực hiện; Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Dai học Luật
Hà Nội So với luận văn của tác giả Bùi Thị Dam việt về cùng chủ dé, luận văn này cũngkhá: quát về mặt lý luận và thực tiễn của nguyên tắc vợ chong bình đẳng tương đối day
đủ, cũng nêu được một so hạn chê dé đề xuất giải pháp, dong thời, luận văn của tác giảAnh Thư đã có điểm tiền bộ hơn khi b6 sung thêm khía cạnh về quên đại diện trongnguyên tắc vợ chồng bình ding Dấu vậy, những giải pháp được nêu ra trong luận van
van còn chung chung Ngoài ra, luận văn chưa đề cập dén nguyên tắc vơ chong bình.
dang thé hién qua quyền cap dưỡng và thừa kế giữa vợ và chong Do đó, van cân có sw
3
Trang 11nghiên cứu dé làm 16 thêm vệ những quyền nay.
- Vũ Thu Thảo (2022), Quyển bình đẳng về tài sản giữa vo và chéng theo Luật
Hôn nhân và gia đinh năm 2014 và thực tiễn thực hiện, Luận văn thạc sỹ luật học,
Trường Dai học Luật Hà Nội Tác giã đã khái quát được những van đề lý luận, phân tích
tương đối chi tiết về quyền bình đẳng về tài sản giữa vo và chẳng theo Luật HN&GD
năm 2014 Ngoài ra, luận văn cũng nêu được những số liệu thực tổ, đưa ra được những
hạn chế, bat cập va có ví du minh họa là những bản án đã có luậu lực pháp luật trong
thực tê, từ đó đưa ra được những giải pháp, kiên nghị chất lượng và sát với thực tiễn
- Trân Huệ Trinh (2022), Nguyên tắc chung về ché độ tài sản của vợ chông theo
Luật Hôn nhân và gia dinh năm 2014, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Dai học Luật
Hà Nội Luận văn đã thê liên một khía cạnh của nguyên tắc vơ chông bình đẳng đó lànguyên tắc bình đẳng về quyền, nghifa vu trong việc tao lập, chiêm hữu, sử dụng đínhdoat tai sin chung của ve chong Tác giả đã phân tích chi tiết nguyên tắc này đồng thờicũng đưa ra được ví du minh họa là Án lệ số 04/2016/AL dé làm 16 được những luậnđiểm của minh, giúp cho luận văn vừa đáp ung về mat luật học và vừa sát với thực tiễn
- Nguyễn Thi Lan Hương (2022), Báo về quyén làm mẹ của phụ nữ khi vợ chồng
ly hôn theo Luật Hồn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiển thực hiện, Luận văn thạc
sỹ luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội Luận văn có đề cập đến mét khía canh nhỏliên quan đân nguyên tắc vợ chong bình đẳng đó là việc han chế quyên yêu câu ly hôn.đối với người chong được quy định tei Khoản 3 Điều 51 của Luật HN&GD năm 2014.Quyên yêu cầu ly hôn là một trong những quyên nhân thân của vợ và chông Tác giả đã
ly giải được ý nghĩa về mat khoa học cũng như là về mat thực tiễn của việc hạn chê
quyên yêu câu ly hôn đối với người chẳng Dau vậy, Luận văn lại chưa dé cập đền một
trường hợp đó là nêu người vợ đang mang thai hoặc nuôi cơn nhỏ (đưới 12 tháng tuổi)
nhưng đứa con đó chắc chắn không phải của người chẳng thì lúc này người chẳng có
còn bị hạn chế quyền yêu cau ly hôn hay không ? Do đó, chúng ta vẫn cần phải nghiêncửu, tìm hiểu thêm để có thể làm zõ hơn van đề nay
Dưới góc đô xã hồi, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và những báo cáo
liên quan dén nguyên tắc vợ chong bình đẳng nói riêng và bình đẳng giới nói chung như
thống kê của Tổng cục thông kê, báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về
bình đẳng giới năm 2022 của Chính Phủ, báo cáo Tổng quan về Binh đẳng giới ở Việt
Nam năm 2021 của Liên Hợp Quốc, Những con số nay đã phan nào giúp ta hình dung
Trang 12được thực trạng thực hiện nguyên tắc vơ chong bình đẳng hiện nay Dau vay, van chưa
có sự phân tích chuyén sâu về những số liêu nay ma moi chỉ đừng lei ở mức nêu ra
Thông qua việc liệt kê một số công trình nghiên cứu liên quan đến nguyên tắc vochồng bình dang, có thé thay các công trình con khá hạn chế về mặt sô lượng, cùng với
đó việc nghiên cứu vẫn chưa thực sự toàn diện, hau hết những công trình chỉ phân tích
dựa trên một số khía cạnh của van đề Bên canh đó, những van đề được dua ra trong
nghiên cứu chưa thực su chem đến tất cả những bat cập từ việc áp dụng quy đính pháp
luật trong thực tiễn Dau vậy, đây vẫn là một nguôn tải liệu tham khảo hữu ích, 1am tiên
đề cho những nghiên cứu tiệp theo nói chung và cho bài khóa luận tốt nghiệp của em
nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
TỶ mục dich: việc nghiên cửu dé tài góp phân lam sáng tỏ những van đề liên quan.nhu sau: Thứ nhật, tim hiểu, nghiên cứu những van đề lý luận của nguyên tắc vợ chong
bình ding theo quy định của Luật HN@&GĐ nẻm 2014 Thứ hai, phân tích những nội
dung thể hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng theo Luật HN&GD năm 2014 Thứ ba,
đánh giá thực tiễn áp dung nguyên tắc vợ chông bình đẳng, nêu ra những thành tựu, hen
chế dé từ đó đưa ra những kiên nghị hoàn thién pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật.
Tả nhiệm vụ nghiên cứu: đề có thé đạt được mục đích đề ra khi nghiên cứu đề tàiđời hỏi luận văn phê: giải quyết các van dé sau: Thứ nhật, nghiên cửu những van đề ly
luận cơ bản về HN&GĐ đặc biệt là nguyên tắc vo chẳng bình đẳng theo quy định của
luật hôn nhân và gia dinh năm 2014 Thứ hai, nêu va phân tích thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về nguyên tắc vợ chông bình dang trong lính vực HN&GD
ở Việt Nam Thứ ba, kiên nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tê
4 Doi tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Vé đối tương nghiên cin: Khóa luận tập trung nghiên cứu về nguyên tắc bình đẳnggiữa vợ và chong trong các quy dinh của Luật HN@&GĐÐ năm 2014 và thực tiền áp dung
TỶ phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung phân tích các quy đính của pháp luật,định hướng tiép tục hoàn thiện pháp luật HN&GD ở Việt Nam, đặc biệt là kiến nghi đề
xuất trong việc hoàn thiện pháp luật về vợ chong bình đẳng va một sô giải pháp nhằm
bảo dam thi hành pháp luật về vợ chong bình đẳng
4
Trang 135 Phương pháp luận va phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dung các phương pháp luận duy vật biện
chúng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quanđiểm, Đường lôi của Đảng Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây đựng pháp luật
Khoa luận được thực luận thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tícl> được sử dụng để lam rõ những van đề thuộc pham vi
nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: được sử dung dé khái quát nổi dung cân nghiên cứu, đưa
ra hướng nghiên cứu mét cách logic dé làm sáng té van dé cân nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: được sử dung dé nghiên cửu xem xét pháp luật Việt Nemvới pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thé giới về việc thực hiện quyền.bình đẳng vợ chẳng.
- Phương pháp thong kê: để thông kê các sô liệu có liên quan dén vân dé cân nghiêncửa, từ đó phân tích và téng hop số liệu dé rút ra các nhận dinh phù hop làm cơ sở thực
tin cho việc đưa ra các kiên nghị về việc hoàn thiện phép luật
6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết qua dat được của khóa luận góp phân lâm sáng tỏ, bd sung và phát triển những
van dé lý luận về nguyên tac vợ chông bình dang theo Luật HN&GD nam 2014, tạo cơ
sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiép tục hoàn thiện nâng cao vận đề bình đẳng
gới trong quan hệ hôn nhân và gia đính tại Việt Nam.
7 Kết cau khóa luận
Ngoài phan mở đầu, phân kết luận, tai liệu tham khảo, phụ lục, mục lục thì nộidung chính của khóa luận bao gém 3 chương sau
Chương 1: Khái quát về nguyên tắc vợ chéng bình đẳng
Chương 2: Nội dung nguyên tắc vợ chông bình đẳng theo Luật HN&GD năm
2014.
Chương 3: Thực tiẫn thực hién nguyên tắc vợ chong bình đẳng và mat sô giải pháp
nâng cao liệu quả thực hiện.
Trang 14CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VE NGUYÊN TAC VO CHONG BÌNH DANG
1.1 Khái niệm, đặc diem và ý nghia của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng.
1.1.1 Khái wigm ugnyén tắc vợ cuồng bình dang
Theo Từ dién Tiéng Việt, nguyên tắc là điều cơ bản dinh ra, nhất thiết phải tuân
theo trong mét loạt việc làm}.
Luật HN&GĐ là một ngành luật trong hệ thông pháp luật của Nhà nước ta Việcxây dung thực hiện và áp dụng những quy pham pháp luật về HN&GD phải đồng thờituân theo những nguyên tắc chung của pháp luật và những nguyên tắc riêng, chuyên.ngành phù hợp với tinh chất, đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đôi tượng điều
chỉnh của nó Như vay, nguyên tắc của Luật HN&GĐÐ là những nguyên li, he tưởng chỉ
đạo nên tảng mang tính đình hướng xuyên suốt chỉ đạo trong toàn bộ quả trình nhận
thức, xây đựng thực hiện và áp dụng những quy phạm pháp luật về HN&GĐ, được các
cả nhân và tô chức liên quan tuân th kử thực hiển những hoạt động chậu sư điều chỉnh
trong lĩnh vực này:
Nội dung về vợ chông bình đẳng đã được thé hiện thông qua Hiên pháp năm 2013
va các văn bản pháp luật chuyên ngành Khoản 1 Điều 16 Hién pháp quy định: “Moicông dân déu bình đẳng trước pháp luật” và Điều 26 quy định: “Công din nam, nitbình đẳng về moi mặt Nhà nước có chỉnh sách bảo đâm quyên và cơ hội bình dinggiới”; “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện dé phụ nữ phát triển toàn điện phátlung vai trò của mình trong xã hội ”, “Nghiêm cắm phân biệt đối xữ về giới” Trongpháp luật chuyên ngành ma cụ thé 1a Luật Binh dang giới năm 2006 quy định tại Khoản
3 Điều 5 như sau: “Binh đẳng giới là việc nam, nữ có vi tri, vai trò ngang nha được
tao điều kiện và cơ hội phát lay: năng lực của minh cho sự phát triển của cộng đồng
của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”
Thông qua các quy đính của đạo luật cơ bản (Hiền pháp) và luật chuyên ngành
(Luật Bình đẳng giớ) nêu trên, có thé thay Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận.
va khang định quyền bình dang của công dân, quyên bình dang giữa nam và nữ Những,
quyền này là tiền đề để tạo dựng nên nguyên tắc vợ chéng bình ding
Pháp luật nước ta hiện chưa giải thích thuật ngữ “nguyên tắc vợ chong tình đẳng”,
nhưng đã có những quy định về quyên, nghĩa vụ giữa vợ và chồng để đảm bảo cho
? Viên Ngôn ngữ học ,2003, Từ điển Tiếng Viet, NXB Đà Ning, tr 694
6
Trang 15nguyên tắc bình đẳng nay Điều 17 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Vo, chồng bình
đăng với nhan, có quyên, ngÌữa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việcthực hiện các quyền ngÌấa vụ của công din được guy đình trong Hiên pháp, Luật nay
và các luật khác có liên quan” Quy định này đã thé biện nội dung chính của nguyên tắc
vơ chẳng bình đẳng đó chính là vợ, chong có quyên va nghĩa vụ ngang nhau về moi mat
trong gia đính “Moi mat” ở đây có thể biểu la quan hệ vợ chong được xác lập trên cơ
sở bình đẳng trên cả ba phương diện: nhân thân, dei diện và tài sản kể từ khi kết hôn đến
khi châm đút hôn nhân Từ sư bình đẳng giữa vợ và chong sẽ giúp sư phân chia, sắp xếp
công việc gia đính một cách hợp lý khi cả hai cùng có ng†ấa vụ, cùng phảt chung tay
1.12 Đặc diém cña nguyên tắc vợ chồng binh đăng
Nguyên tắc vo chông bình đẳng được xây dung trên cơ sở của quyền con người,
quyền công dân, nguyên tắc bình đẳng giữa nam với nữ nên nó cũng mang đặc điểm
chung của những nguyên tắc, quyền nay, cụ thé là:
Nguyên tắc vợ chẳng bình đẳng được thực hién trên cơ sở nguyên tắc công bằng,
dân chủ, không phân biệt đôi xử, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thong
tốt đẹp của dân tộc Quyên bình dang giữa vo và chồng đã trở thanh một trong các quyền.
cơ bản nhật được pháp luật ghi nhân trực tiếp và gián tiếp trong Hiên pháp, BLDS, Luật
HN&GĐ năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được đặt trong lơi ích chung của gia định và xãhội Gia đính 1a té bao của xã hội, tế bao có khoẻ mạnh, phát triển thi xã hội mới đi lên,đất nước mới có sự đôi thay Việc đặt su bình ding giữa vợ và chong vào lợi ích chungcủa xã hội thể hiện sự coi trong của Đăng, Nhà nước đối với van đề nay Vo, chong bìnhđẳng với nhau thì năng lực của ho mới được phát huy một cách toàn điện nhất, gia đính,
xã hội mai phát triển và góp phân giúp nem với nữ bình đẳng với nhau hon
Nguyên tắc vơ chồng bình dang có môi liên hệ mật thiệt với pháp luật Điều nay
thể hiện rất rõ trong việc nguồn gốc của nguyên tắc này xuất phát từ quyền con người,
quyền công dân, nguyên tắc bình đẳng giữa nem với nữ được quy định trong Hiền pháp
Trang 16năm 2013, đông thời nguyên tắc vo chông bình đẳng còn là một trong những nguyên tắcchủ đao, xuyên suốt trong quá trình xây dung và ban hành Luật HN&GD năm 2014.
Ngoài ra, với việc nguyên tắc nay có môi liên hệ mật thiết với pháp luật sẽ ggúp cho nó
trở thành những quy tắc xử sự chung trong đời sông hôn nhân, gop phân giúp gia đính
phát triển, âm âm.
Bên cạnh những đặc điểm chung của quyền con người, quyên công dân, nguyên
tắc vợ chong bình đẳng còn mang những đặc điểm riêng, cụ thé la:
Nguyên tắc vo chồng bình đẳng thể hiện rõ nét trong các quyên và nghĩa vụ vềnhân thân và tai sản Vo, chong lả một mới quan hệ đặc biệt khi cả hai có sự gắn bỏ chấtchế về trách nhiệm, tình cảm Những quy định về quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tảisản giúp điều chỉnh, đáp ứng và thoả mãn những nhu câu về vật chất và tinh thân trongđời sóng hôn nhân của vợ và chẳng Đối với những yêu câu về quyên và ngliia vu về tàisẵn nó sẽ bao gồm quyền sở hữu tai sản, quyên và nghia vụ cấp dudng, quyền thừa kếtải sản và các quyền khác) Thông qua, quyền và nghĩa vụ về nhén thân, về tai sẵn, vo,
chông không chi có trách nhiệm với nhau, với gia đính ma còn với cả xã hội (thể hiện
qua những quy dink về quyền và nglifa vụ tai sản giữa vợ và chéng với bên thứ ba)
Nguyên tắc vợ chẳng bình dang phát sinh khi có sự kiện kết hôn, gắn liền với hoxuyên suốt thời kỳ hôn nhân và châm đút khi có sự kiện làm quan hệ hôn nhén cham
đút, cụ thé trong các trường hợp như sau:
Đôi với quyền và nghiia vụ về nhân thân, trong trường hợp vợ hoặc chong chết, lyhôn và có quyết định của Tòa án tuyên bồ vợ, chong chất thi các quyền và ngiữa vụ nhân.thân giữa vợ chông sẽ châm đút Ngiấa là những quyên và nghĩa vụ nhân thân giữa vợchồng niur nghĩa vụ chung thuỷ, thương yêu, chăm sóc, sẽ chỉ phát sinh từ khi kếthôn, trong thời ky hôn nhân và sẽ mắc nhiên châm đút nêu thuộc một trong các trườnghợp nêu trên Điều này không ảnh hưởng đến những quyền nhân thân khác của vợ, chongvới tư cách là công dân nh quyên về họ tên, tôn giáo, nghệ nghiệp, Vì lúc này nghĩa
vụ chung thuỷ (một trong những nghifa vụ của quyền nhân thén) đã châm dứt nên người
vợ, chồng sau khi chêm đút hôn nhân có quyên kết hôn với người khác theo nguyên tắc
tư do hôn nhân, điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kếthôn và cam kết hôn Tuy nhién, trong thực tê có trường hợp người vợ, chồng bị tuyên
` Trưởng Đại học Luật HÀ Nội, Giáo tinh Luật Hiển nhân và gia dink, NXB Công m nhân dân, tr 136.
8
Trang 17bổ là đã chất nlưưng sau một thời gian, vi lý đo nao đó mà ho lai trở về thì việc hủy bỏquyết định của Toa án hoặc giây báo tử sẽ là cơ sở dé phục hỏi quan hệ hôn nhân, trừtrường hợp người chông vợ cũ của ho lúc này đã di kết hôn với người khác
Đôi với quyên và nghĩa vụ về tài sản: cũng giông như quyền và ng†ĩa vụ về nhân.thân thi hầu hết quyên và nghia vu về tài sản giữa vơ và chong sẽ kết thúc khi châm đứthôn nhân, ngoại trừ một sô trường hợp như quyền cập dưỡng giữa vợ va chong khi ly
hôn, trường hợp vơ, chồng chết hoặc co quyết định của Tòa án tuyên bồ vợ, chồng đã
chết, tai sản chung của vo chong sẽ được chia theo quy định của pháp luật, vo, chồng
có quyền thừa kê tài sản của nhau Tuy nhién, trong trường hep người vợ hoặc chông bituyên bổ là đã chết vì một ly nào đó mà con sông có quyền yêu cầu những người đã
nhận tài sản thừa kê trả lại tai sản hiện có hoặc được nhân lại tài sản của minh do người
quấn lý tai sản chuyên giao
1.1.3 Ý nghĩa của nguyêu tắc vợ chong bìuh dang
Nguyên tắc vợ chong bình dang có ý nghia to lớn về mat pháp luật trong giai đoạn
hién nay.
Trước hết, nó sẽ là cơ sở dé cơ quan Nhà nước có thâm quyên giải quyết các van
đề liên quan dén quan hệ ve chong như tranh chap về tài sản, bao lực gia đính, giảiquyết van dé ly hén, Một trong những nguyên tắc hoạt động của TAND 18 độc lap xét
xử và chỉ tuân theo pháp luật, nên khi giải quyết các vụ kiện về HN&GD thi Toa án phảixét xử trên quy định của pháp luật, cụ thé là Luật HN&GD và các luật khác có liên quan
Hơn nữa, đây còn là cơ sở dé cơ quan Nhà nước có thẩm quyên ban hành các văn bản
hướng dẫn cụ thể giúp cho việc giải quyết các tranh chấp về HN&GD được khách quan,thong nhất, đúng pháp luật và đâm bão quyên lợi cho các bên"
Ngoài ra, nguyên tắc vơ chồng bình đẳng con là cơ sở pháp lý dé thực hiện quyên
và nghĩa vụ của vợ, chong đôi với các van dé liên quan đền nhiên thân va tải sản của banthân vo, chông cũng như là các thành viên trong gia đính Họ được hưởng các quyền
ngang nhau và thực hiện nghia vu ngang nhau về nhan thân và tai sản Đó là các quyên
ma Nhà nước trao cho họ và đăm bao thực biện.
Cuối cùng, nguyên tắc vợ chồng bình đẳng gớp phân cụ thể hoá sự bình đẳng giữa
nam và nữ trong khía canh hôn nhân gia đính khi người vợ có quyền được đưa ra ý kiến,
* Nguyễn Vin Cừ và Ngỏ Thị Hường (2002), Mot số vớn để lý tudo và thực nến về Luật Hôn nhấn và gia dink
năm 2000, NXB Chứnhtrị quốc gia trl2
Trang 18cùng bản bạc và quyét định các van dé lớn nhỏ trong gia định với người chéng Valamột trong những cơ sở dé ban hành các văn bản pháp luật liên quan dén quyền lợi của
người phụ nữ trong tương lai
Tat cả những ý ngiía trên đều góp phan thúc day quá trình xã hội hóa theo xu
hướng bình đẳng thực sự từ trong gia đính đến ngoài xã hội.
1.2 Nguyên tắc vợ chồng bình dang theo pháp luật của một so quốc gia trênthế giới
Quy định về nguyên tắc vo chông bình ding của nước ngoài luôn là van đề đượcquan tâm của cả giới luật học và những nhà hoat động thuc tiẫn như Thâm phán, Luật
sự Bởi 1é trong quá trình nghiên cứu, áp dung pháp luật thì những nguyên tắc luôn là
cơ sở, nên tang lý luận cho những nha làm luật Trên cơ sở những kinh nghiêm thuc tiến
ở nước ngoài, các nhà làm luật có thể vân dung linh hoạt, sáng tạo đề xây dung nên LuậtHN&GĐ nói chung và nguyên tắc vợ chong bình đẳng nói riêng sao cho phi hợp vớithực tiễn của nước ta Tham khảo kinh nghiệm của mét số nước trên thê giới sau đây cóthé sẽ là những tai liệu quan trong cho chúng ta trong quả trình nghiên cứu, xây dụng,sửa đôi những khiêm khuyết của Luật HN&GD năm 2014 cũng như dé cải tiên nguyên
tắc vợ chong bình đẳng sao cho phù hợp hơn với bồi cảnh xã hội nước ta và xu thé chung
của nhân loại.
1.2.1 Nguyêu tắc vợ chồng binh đăng theo quy định cia wee Cộng Hòa uhâu
dan Truug Hoa
Quy tắc vợ chồng bình ding của nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa dựa trên cơ
sở quyên cổng dân (Điêu 33), nguyên tắc bình ding nam nữ (Điều 48) và chế độ hônnhân và gia đính (Điêu 49) được quy định tại Hiên pháp năm 1982 (sửa đổi, bd sungnăm 2018) và được quy dinh tại Bồ luật dân sxCHND Trung Hoa: Quyền V Hôn nhân
và Gia đính (2020), cụ thé như sau:
6 phan quy tắc chung.
Điều 1041 của Bộ luật nay quy định: “Hén nhấn và gia đình được Nhà nước bảo
hộ Thực hiển chế độ hôn nhấn trên cơ sở he do kết hỗn, một vơ một chồng bình đẳng
Điều 1043 quy định: “Các gia đình phải thiết lập các giá trị gia đình tốt đẹp, pháthuy các đức tính của gia đình và nâng cao tinh lịch sự của gia đình Vo chồng mingthành với nhau, tôn trọng nhan và quan tâm đến nhau Các thành viên trong gia đình
10
Trang 19phải kính trọng người cao tuổi, chăm sóc trẻ nhỏ, giúp đỡ lẫn nhau, dug trì quan hệ hôn
nhân và gia đình bình đẳng hòa thuận lich su“
G phân mỗi quan hệ vợ chồng (trong phân Quan hệ trong nước):
Điều 1055 quy định: “Vợ chồng bình dang trong hôn nhẫn và gia đình”
Điều 1058 quy định: “Ca hai vợ chồng đều có quyên bình đẳng và có trách nhiệm
chung trong việc midi dưỡng, giáo duc và bdo vệ con chưa thành niên ˆ
Có thể thay, quy đính về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng của nước CHND Trung
Hoa cũng tương đôi giéng nước ta Trước hệt là nguyên tắc vợ chong bình đẳng của hainước đều bắt nguồn và được xây dung lên từ quyên công dân, nguyên tắc bình đẳnggiữa nam và nữ Hai quốc gia đều thực hiện chế đô hôn nhên một vợ một chồng, hônnhân và gia dinh đều được Nhà nước bão hộ và hệ thông pháp luật của hai quốc gia đềuquy định ve, chồng bình đẳng trong hôn nhân gia đính Tuy nhiên, hệ thông pháp luậtcủa hai quốc gia vẫn có sự khác biệt nhất định, ở nước ta thi vợ chông bình đẳng đã trựctiếp trở thành một trong năm nguyên tắc cơ ban của ché độ hôn nhén và gia đính đượcquy đính tat Điều 2 của Luật HN&GD năm 2014; con theo Bộ Luật din sựCHND TrungHoa, Quyên V: Hôn nhân và Gia dinh (2020), vợ chồng bình đẳng là một điều luật đượcquy dink trực tiếp tại Phân quan hệ vợ chong trong Chương quan hệ trong nước; còn ởChương quy tắc chung, các nhà làm luật của Trung Quốc đã không đề cập dén quyên
bình đẳng vợ chồng nÏưưng ta van có thể hiểu gián tiếp thông qua hai quy tắc về bình
dang nam nữ (Điều 1041) và quy tắc gia dinh binh đẳng (Điêu 1043) Nhìn chung, phápluật hai quốc gia có sự tương đồng khi quy định về quyền bình đẳng giữa vợ và chẳng,điều này xuất phát từ việc hai nước có vi trí địa lý sát nlhau nên có sự giao thoa lẫn nhau
vệ mặt văn hoa, dan dén nên văn hóa có sự tương đồng nhất đính, nên những quy định.
về quyền bình đẳng giữa vợ và chong cũng khá giống nhau
1.2.2 Nguyêu tắc vợ chồng bình đăng theo quy định của nước A rập xé tít (Sandi
Arabia)
Quy đính về hôn nhân va gia đính của A Rap Xé Út được thể hiện trong The
Personal Status Law (tam dich là Luật dia vị cá nhân) ban hành ngày 8/3/2022 Theo
phát ngôn của Hoàng tử A Rập Mohammad bin Salman được đăng trên tờ báo Arap
News (tam dich là Nhật báo A Rập), sư ra đời của luật nay thể hiện cam kết cai cách của
lãnh dao, đặc biệt luật này tao ra một bước nhảy vot vệ chất trong nỗ lực bão vệ nhân
Trang 20quyền, giữ gin su Gn định của gia đính và trao quyên cho người phụ ni’ Dấu vậy, theođánh giá của cá nhân, những quy định trong Luật dia vi cá nhiên van thé hiện sự bắt bình.
đẳng giữa vợ và chong trong đời sông hôn nhân Điêu nay được thé hiện rõ thông qua
một số Điều luật sau:
Theo quy đính của Điều 26 hôn nhân sẽ bị tạm thời cam trong trường hợp “có
nhiều hơn bồn người phụ nữ, ngay cả khi một trong số họ đang trong thời gian chờ đợi
dé có thể được hủy bö, không thé hủy bỏ hoặc hủy bỏ việc ly hén®” Điều 42 của Luật
này quy đính: “người chông phải chu cap những gi hợp lý và đổi xử công bằng giữa
nihững người vo và bat bude phải cấp dưỡng cho họ Người vơ phải tuân theo những gì
hợp lý và phãi cho con bú nêu không có trở ngại”" Điều 55 quy định “người vợ sẽ khôngđược hưởng quyên cấp dưỡng nêu cô ay từ chối chẳng, không chiu chuyển đến nhàchồng, qua đêm ở đó hoặc không di du lich với chông mà không có lý do chính đáng®”,
Thông qua những quy định của Luật này, có thé thay rưiững sự bất bình đẳng sau:người phụ nữ cân có sự đông ý của người giám hô hợp pháp là nam giới dé kết hôn Hệ
thống pháp luật của A Rap Xê Út từ trước dén nay đều quy đính người con gái, phụ nữ
(bất kế tuôi tác) bắt buộc phê: có người giám hô và người giám hộ của ho bắt buộc phải
là nam giới trưởng thành Hệ thống này được gọi là hệ thông giám hộ bởi đàn ông (Themale guardianship system) Những nhà hoạt động nữ quyên của A Rap Xê Ut đã có gắng
dau tranh để từng bước phá bö hệ thông giám hộ nay, dau vay với sự ban hành của Luật
địa vị cá nhân có thé thay hành trình đầu tranh của họ van clrưa thé kết thuc, bởi hệ thong
giám hô nay vẫn được tiếp nói và thé hiệnzõ nét trong Luật này Ngoài ra, theo quy định.
của Luật trong thời gian kết hôn, người phụ nữ phải “vâng lời” chông minh; người phụ
nữ có quyên được chéng cấp dưỡng, hỗ trợ về mặt tài chính, hỗ trợ thức ăn và chỗ ở,đôi lại người vợ phải “phục ting” người chéng Chỉ nam giới mới có quyên ly hôn ma
1 Arap News, New personal stane law reforms marriage rides according to Liamic principles, “ The croym prince stressed that the atrocuction of the personal status law reflects the leaderstup’s commitment to refonn, especially sce this law constibites a qualitative leap in efforts to protect hmman rights, preserve family stabilty
and expovrer women ”” eqps:/inmie aralnveirs comunode/2038 796 /swudi-arabin truy cập ngày 9/11/2023.
© Article 26, Mariage is temporwrily prohibited m the following cases: Bringing together more than four women,
even # one of them is in a waitmg period for a revocable, bzevocablt, or ammment of divorce, https Jaws bot gov sa/BoeELais/Laixs/LawDetails/#d72đ329-947b-‡345-bfb5-ae S800dSbac 2/1, truy cập ngày 9/11/2023.
‘Article 42, spouse is required to have rights for the other spouse , which are: The Insband nmst provide for bat
is reasonable , and be fair bettreen the wives in oaths and obligatory maitenance The vrife aust obey according
‘to what is reasonable and breastfeed thei children unless there is an mpediment
* Article 55, The wife ’sright to maintenance is forfeited # she withholds herse if from the husband, or refrains from moving to the marital home , spending the night there , or traveling with the husband, without a legitimate excuse
12
Trang 21không cân bat ky điều kiện nào, trong khi người phụ nữ nêu muôn kết thúc cuộc hôn.nhân của ho phải đối mat với các rao cân pháp lý, tài chính và thực tê được quy định.trong Luật dia vị cá nhân Trong trường hợp ly thân, người mẹ không có quyền bình.đẳng đối với các van đề liên quan đền cơn cái của mình vì người cha thường có quyêngiám hộ con cái Cudi cùng, Luật này hệ thong hóa sự phân biệt đối xử giữa nam và nữtrong quyên thừa kế, mang lại cho nam giới phân tai sản lớn hơn nhiéu so với nữ giới.
Có những quy định thé hiện sự bắt binh đẳng giữa vợ và chong trong đời sóng hôn
nhân và bat binh dang giữa nam và nữ trong đời sông xã hôi này bởi 1¢ ở A Rap Xê Utnói riêng và ở các nước Hồi giáo nói chung, các quy định về địa vi cá nhân bị ảnh hưởng
từ Luật Shari'a, hay còn gọi là Luật Hai giáo Mat số phân của Luật Shari'a được bắt
nguén từ kinh Koran va Hadith, hoặc từ các hành động và lời của Thanh Mohammad.
6 A Rập Xé Út, Luật Shari’e được tuân thủ nghiêm ngặt, phụ nữ không được chủ động
và tự quyết các van dé quan trong trong cuộc sống hoặc có quyên tự do tham gia cáchoạt động xã hội Thay vào đó, họ buôc phải có một người giám hộ nam là người chongcủa họ (nêu đã kết hôn), người cha của họ hoặc một người thân khác là nam giới (nêuchưa kết hén) Quy định về vai trỏ của người giám hô cũng rất chặt chế, anlata có quyêncan thiệp vào hôn nhén của người được giám hộ, nhưng thực tệ hiện nay một người giám
hộ van có thé ngăn chặn hôn nhân của người được giám hô, không cho phép người con
gai đang được giám hộ được lây chéng® Có thé nói, dưới sự tác động của Luật Shari'a,
người phụ nữ nói chung và người vợ nói riêng van phải chiu sự bất binh đẳng trong đờisông hôn nhén và trong đời sông xã hội
1.2.3 Nguyêu tắc vợ chồng bình đăng theo quy dinh của Vương quốc Thuy ĐiềuQuy đính về hôn nhân và gia dinh của V ương quốc Thuy Điển được thể hiện trongLuật Gia đính (Family Law) ban hanh ngày 26/8/2013 (sửa đổi bô sung ngày17/5/2015) Luật Gia đình của Thuy Điễn không quy định trực tiếp về nguyên tắc vợchồng bình đẳng, hay vợ chong có nghia vụ bình dang ngang nhau về moi mất như LuậtHN&GĐ nam 2014 của nước ta, thay vào đó ho đã lông ghép sự bình đẳng giữa vợ vàchong trong quy định của Luật, ví dụ nlưư
Điều 2.6 quy định về chế độ cap dưỡng giữa vợ và chong
"Vi Thi Thanh 2014), Những qo dinhvé đa vỉ cá nhấn ctiaphuinit rong xã hội hổi giáo, Viền Nghiễn cứu Châu Phiva Trung Déng, hitp James govaviame sitap-chinghien- cưnh:chưu-phi-va-tryete-dong#vim: 20 120mg: quy-
dinh-ve-dia-vi-ca-nlun-cua-plnt-mme trong xà-hoi-hoi-giao- 512 imal, truy cập ngày 9/11/2023.
Trang 22“2.6.1 Trong thời ig hôn nhân
Vo, chồng phải chịu trách nhiệm về tài sản của minh và cắp dưỡng cho người banđời trong thời lì hôn nhân Dao luật giả đình rằng cả hai vợ chồng đều thừa nhântrách nhiệm về tài chính cing như công việc nha Nếu một trong hai người hoàn toàn
không thé tự nuối sống bản thân thì người còn lại có trách nhiệm cung cấp cho như cầu
cả nhân của ho Nếu vợ chồng sống riêng vi du trong thời gian xem xét lại việc ly hôn,
chờ ly hôn thi họ vẫn có trách nhiệm đóng góp tài chính cho nhau, cấp đưỡng như được
mô ta ở day.
2.6.2 Sau kh ly hồn
nếu một trong hai vợ chồng edn tiền dé chu cấp cho minh trong thời gian chuyêntiếp, ho có thé được hưởng trợ cắp từ người vo/chéng còn lại 9°
Có thé thay, thông qua quy đính này thi vợ, chồng có trách nhiệm cấp dưỡng cho
nhau trong thời kỳ hôn nhân và sau khi đã ly hôn Ngoài ra, Luật Gia dinh của Thuy
Điển còn dành riêng một phân quy đính về quyên và nghĩa vụ của Cohabitees (Theo
Điều 3.2.1 thì Cohabitess nghia là hai người ma: chung sống với nhau vĩnh viễn, chung
sống với nhau như vợ chồng, có với nhau gia đính chung, tuy nhiên không bao gồmnhững trường hợp như một trong hai người sống chung đã có vợ hoặc chong, anh, chi,
em trong gia định sông cùng với nhau) Điêu này xuất phát từ việc tỷ 1£ sóng chung nh
vợ chéng ở Thuy Điền là 18%, một trong những quốc gia có tỷ lê cao nhật ở Châu Au!
Việc quy định về Cohabitees gop phan bao vê quyền và lợi ich hợp pháp của các bênkhi cả hai không kết hôn chính thức nhung lai sóng chung, có tai sản chung, thậm chí làcon cái chung và được hưởng những quyền và lợi ích chính đáng khi châm đứt môi quan
hệ Như vậy, Luật Gia dinh của Vuong quốc Thuy Điền thể biện sự bình đẳng giữa vo
và chồng khá toàn diện, tréi dai xuyên suốt trong thời ky hôn nhân, trong thời gian xemxét lại việc ly hôn, chờ ly hôn va thậm chí là sau khi ly hôn, đối tượng điều chỉnh củaLuật nay cũng không chỉ gói gon là vợ chéng truyền thông ma con bao gồm cả nhữngngười chung sống với nhau như vợ chéng Đây là một nét đặc trưng của pháp luật vềhôn nhén và gia đính của Thụy Điền mà pháp luật nước ta có thé xem xét tham khảo
"° Pima hxc số 01
Ht Te Sustemable Demographic = Dividend, Giỏồai #amnh men,
https J/sustaindemographic dividend org
farticles/mtemutional-family-mdicators/giobal-fanily-structure#:~ text= Cohabzatzan% 20is % 200bvioushy % 20c onmon% 202% 20the % 20 Americ as 2C% 20but Jeader
%20mY% 20cohabitation% 20% 20Durope % 20at% 2018% JOpercent.,truy cập ngày 9/11/2023.
14
Trang 23KET LUAN CHƯƠNG 1
Thông qua việc nghién cứu các khát quát chung về nguyên tắc vợ chong bình đẳng
theo quy định cla Luật HN&GĐ năm 2014 nói riêng và các Bộ Luật, luật khác nói
chung, đông thời tham khảo một số nước về quy dinh thê hiện sự bình đẳng, bất bình.đẳng giữa vợ và chong, có thé thay những quy định liên quan đến nguyên tắc vơ chongbình đẳng của nước ta đã có một sô nét tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực
và trên thé giới Cụ thé như: nguyên tắc vo chồng bình đẳng giữa Việt Nam và TrungQuốc đều được bat nguôn từ quyên công dân, nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữđược quy định trong Hiến pháp của hai nước, đông thời nguyên tắc nay con được quyđính trực tiếp trong luật (thay vì la thé biện gián tiệp qua điệu luật nlxư của Thuy Điển),hay như quy định về ngliia vụ trợ cập giữa vợ và chéng sau khi ly hôn, cả pháp luật ViệtNam và Thuy Điền đều quy định vo, chông có nghifa vụ cấp dưỡng với người còn lại saukhi ly hôn nêu họ cần sự giúp đỡ (dau vậy, ở trong Luật Gia đính của Thuy Điễn còn đặt
ra và quy định trường hợp cap dưỡng trong thời ky hôn nhân, Luật HN&GD năm 2014
của nước ta biện không quy định về van dé này) Không những vậy, néu so với quy định
của các nước Hồi giáo nói chung và của nước A Rap Xé Ut nói riêng quy định về quyền
và nghĩa vụ giữa vợ và chong của nước ta thé hiện sự bình đẳng rõ rệt Thông qua sự sosánh này, có thé nói quy định về nguyên tắc vợ chồng bình dang của nước ta phan nao
đã bat kip với xu thê bình đẳng giới của toàn câu, đấu vậy, chúng ta vẫn cân nghiên cứu,học héi những quy đính của các nước khác, nhật la với những điều luật điều chỉnh những,
mi quan hé ma pháp luật nước ta hiện chưa có quy định nlx Cohabitees đề ngay cảng,hoàn thiên hơn những quy định về nguyên tắc vợ chong bình đẳng nói riêng và những
quy đính về Luật HN&GD năm 2014, cũng như các Bộ Luật, Luật khác nói chung,
Trang 24CHƯƠNG 2: NOI DUNG NGUYÊN TAC VO CHONG BÌNH DANG
THEO LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH NĂM 20142.1 Vợ chong bình đẳng trong quyền, nghĩa vu nhân thân
3.1.1 Vợ chồng bình dang về phương điệu tinh nghĩa.
Theo Khoản 1 Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “T’o, chồng có ngiữa
vu thương yêu, ching thig, tôn trọng quan tâm chăm sóc gitty đố nhan cing nhan chia
sẽ, thực hiện các công viễc trong gia dinh “
Theo Từ điển Tiéng Việt “chung thủy” trong mối quan hệ vợ chong là “tinh cảm.trước sau như một không thay dai” Việc quy định “chung thủy” là một trong nhữngngiữa vụ của vợ và chéng bởi lế trong thời kỳ phong kiên, xã hội Việt Nam chịu anhhưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, nghiia vu chung thủy trong quan hệ ve chong chỉ
áp dung đối với người vợ, còn đối với người chong thì có quyên da thê: “trai năm thébảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” Điều này đã thé hiện rõ sự phân biệt đối xử với
người phụ nữ cũng như cho ta thay r6 sự bất bình đẳng sâu sắc giữa người vợ và chong
trong quan hệ hồn nhân gia đình Còn trong x4 hội hiện đại ngày nay, tình yêu là nên.tảng xây đụng nên quan hệ hôn nhân, là “sợi đây vô hành” gan kết người nam và người
nữ trở thành vợ chồng Sự chung thủy, tên trong quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau
chính lá những biểu hiện của tình yêu, đông thời tao nên sự bình đẳng trong môi quan
hệ vợ chẳng Do đó, pháp luật hiện nay đã loai bỏ tư tưởng lac hậu của Nho giáo và quy.dinh về nghĩa vụ chung thủy giữa vo và chéng
Ngoài ra, Luật HN&GD năm 2014 còn có sự tiên bô hơn so với Luật HN&GĐnăm 2000 khi đã quy định về việc vợ chồng phải “cùng nhau chiasé, thực liện các côngviệc trong gia đình” Việc quy định như vậy bởi hiện nay, vẫn có thực trạng là hau hết
những công việc trong gia dinh sẽ do người vợ đảm nhận Co thực trang này bởi 1é chúng
ta vấn phân nào bi ảnh hưởng bởi tư tưởng “dan ông xây nhà, dan bà xây tô âm” Dauvậy, tư tưởng này đã không còn phù hợp trong đời sông xã hội ngày nay, thâm chí trởthành một định kién khiến toàn bộ gánh năng của "việc trong nhà" bị dat lân vai củangười vợ, gây ảnh hưởng lớn tới cơ hội về việc làm, thu nhập, tham gia hoat động xãhội, vui chơi, giải trí của phụ nữ, đông thời tạo ra sự bat bình ding giữa vợ và chồng
Do đó, với sự ra đời của quy định “Vo, chéng cing nhau chia sé, thực hiện các công
12 Tử điễn Tiếng Việt (1992), NXB Da Nẵng
16
Trang 25việc trong gia đình ” đã góp phân cụ thé hóa nguyên tắc vợ chéng bình đẳng trong đời
sống hôn nhân, giúp hen chế những tư tưởng lạc hau, dồn hết công việc nhà cho một
trong hai người Ngoài ra, quy định này cũng thể hiện sự tiễn bộ về mat tư tưởng của
các nha lam luật nói riêng và của Dang Nha nước nói chung khi đã luôn quan tâm sát
sao đên những vận dé trong đời sông hôn nhân gia đính nói riêng và những thực trangcủa đời sông xã hôi nói chung dé ban hành những quy định thiết thực
2.12 Vợ chồng bình đẳng trơng việc hra chon not cir trú.
Diéu20 Luật HN&GD năm 2014 quy đính: “Tiệc lưa chọn nơi cư trú củavơ chéng
do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong túc, tập quản dia giới, hànhchính ” Đề nhiều 16 được sự bình dang của quy định nay, ta phải hiéu rõ tại sao lai có
sự quy đính như vay.
Trước hết, Điều luật nay quy đính "việc lựa chọn nơi cư tri của vợ chồng do vơchông thỏa thuận” Việc đặt “vo chéng thỏa thuận ” lên trên đầu của Điều luật đã gópphân thé hiện ý chi của nhà làm luật, uu tiên sự thöa thuận, ban bac của vợ và chong đềlựa chon nơi cư trú, lựa chọn nhà ở Có quy đính này bởi lễ, khi hai cá nhân kết hôn thikhông chỉ đơn giản là sự gan kết của người nam độc thân và người nữ độc thân mà nócờn là sự gắn kết của hai bên ga ảnh Nhiều khi việc lựa chọn nơi cư trú lại không do
sự quyết định của vo và chong mà lại do sự sắp xếp của bó, me hai bên Và Việc ngay
từ lựa chon nơi ở đã không do hai bên cùng thỏa thuận mà lại chiu sự tác động, phụ
thuộc bởi gia dinh một bên đã là dâu hiệu của một cuộc hôn nhân bat binh dang khi màmét bên có tiếng nói yêu thê hơn trong gia dinh V ới việc đặt yêu tô “do vo chồng thỏathuận” lên trên đầu quy định, các nhà làm luật đã thé luận sự khuyên khích vợ, chong
từ bản bạc, tự nêu lên ý kiên và tiếng nói của minh ma không chịu sự tác động, anhhưởng của những người xung quanh dé lựa chọn nơi cư trú nơi ở
Không những vậy, Điều luật nay còn quy định: “Tiệc lựa chọn nơi cư túi không
bị ràng bude bởi phong tục, tập quán” Có quy đính này béi lễ trước ta bị ảnh hưởng
bởi văn hóa Nho giáo, đưới thời phong kiên có thé thay rõ người phu nữ hoàn toàn không.được phép chon nơi cư tra, bất buộc phải về và sông với gia đính chong Ca dao xưa đã
có câu "Xuât giá tong phu” tức là “lây chông thi phải theo chông” Cái “theo” ở đây
không chỉ có nghia là phải theo ý kiên, quyết dinh của chồng ma là còn “theo” vệ nhachong, phải sông với gia đính chồng và phụ giúp gia đình chẳng, Nó là những hủ tụccân phải loại bỏ trong cuộc sông hiện đại, hướng dén sự bình dang như hiện nay Dấu
Trang 26vậy, cũng không khó dé bat gắp thực trang nay trong cuộc sông hiên đại, nó không chidiễn ra ở nồng thôn ma ngay cả ở thành thị thi việc phụ nữ lây chong 1a phải về sông ở
gia đính nha chồng cũng khá là phổ biên Hay gan đây, cũng có xu hướng những người
dan ông đi “ở rể”
chong hoặc vợ ma không do hai bên tự thỏa thuận thi đều có thé trở thành một trong
những nguyên nhân đẫn đến sự chia ly về sau của các cắp đôi đó khi có sự mâu thuần
ở gia đình nhà vợ Dù lả nam hay nữ thì việc sông chung với gia dinh
giữa các thành viên trong gia đính chông với cơn dâu hoặc các thành viên trong gia định
vợ với con rễ khi sông chung
Ở cuối Điều luật này dé cập đến “viếc lựa chon nơi cư trú không bi rằng bude
bởi dia giới hành chính” Địa giới hanh chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị
hành chính, được đánh dau bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lý phn định phạm vitrách nhiệm của bộ máy hanh chinh nha nước các cập trong việc quan lý dân cu, dat đai,
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở dia phương? Hay có thể hiểu việc lựa chon nơi cư
trú không bi rang buộc bởi vị trí địa lý Quy đính nay là sự cu thé hóa quyên công dâncủa Hién pháp 2013 Khoản 1 Điều 22 Hiền pháp 2013 quy dinky “Cổng dan có quyển
có nơi ở hợp pháp ” và Điệu 23 quy định: “Công dân có quyền tự do di lại và cư trú
trong nước ”.
Thông qua những phân tích trên, có thé thay sự bình đẳng giữa vợ và chồng trongviệc lua chon nơi cư trú được các nha làm luật thé hiện thông qua việc khuyến khích sựthöa thuận giữa vợ và chong, không phụ thuộc và bi tác đông bởi các yêu tô xưng quanh.như gia đính hai bên, không chiu sự rang buộc của các phong tục, tap quán, nhất lànhững hủ tục tan chr từ thời phong kiên, hay những tập quán dia phương di ngược lạivới chinh sách pháp luật; không bi rang buộc bởi địa giới hành chính Quy định về việclựa chon nơi cư trú của vợ chồng đã thé hién sự tiền bộ của pháp luật nước ta trong việcthé hiện sự bình đẳng giữa nam va nữ, giữa vợ và chong trong việc được tự quyết nơi ở
Trang 27Quy dinh nay là sự cụ thé hóa về quyên công dân của Hiên pháp năm 2013 Khoản
1 Điều 20 Hiền pháp năm 2013 quy định: “Moi người có quyền bắt khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hỗ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ” Khoản 1 Điều
21 quy định: “Moi người có quyền bắt khả xâm phạm về đời sông riêng te bi mất cá
nhân và bi mật gia đình; có quyền bdo vệ danh dur uy tin của minh.“
Sư bình đẳng của quy định này được thê hiện ở việc cả vợ và chong đều có ngiĩa
vụ phải tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau và đều được hưởngquyền bảo vệ danh du, nhân phẩm Nghia vụ của người này sẽ là quyền của người kia
và ngược lại Quy định này của Luật HN&GĐ năm 2014 đã có sự sửa đổi so với LuậtHN&GD năm 2000 Theo đó, ở Điều 21 Luật HN&GD năm 2000 quy định:
“1 Vo, chẳng tôn trong và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín cho nhan
2 Cẩm vợ chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ xúc phạm đến danh dir nhânphẩm, uy tin của nhat”
Co thể thay ở Luật HN&GD nam 2014 đã nâng viéc tên trong danh dự, nhân pham
uy tin của vợ, chồng lên thành “nghiia vụ” của hai bên Ngoài ra, Khoản 2 Điêu 21 LuậtHN&GD năm 2000 đã được các nhà làm luật sửa đôi thành nghĩa vụ “bảo vệ” danh dự,
nhân phẩm, uy tin va được gép chung lại với nghĩa vụ tồn trọng va giữ gìn trong môt
Điều luật duy nhất (không chia ra làm hei khoản như ở Luật HN&GD năm 2000) Việc
sửa đổi này là đụng ý của nha làm luật dé thé hiện su chủ động hơn của vợ và chồng
trong đời sông hôn nhân Thay vì cam thực hiện những hành vi ngược dai, hanh hạ, xúc
pham dén danh dự nhân phẩm, uy tin của nhau, tức là đổi tương điều chỉnh là vợ, chồng
trong trường hợp này sé bị động, sẽ không được phép thực hiện những hành vi do thi
nha làm luật đã sửa thành “vo, chồng có ngiữa vu bảo vệ danh dix nhân phẩm, uy tin
cho nhens’, tức là đôi tương điều chỉnh là vợ, chồng sẽ chủ động thuc hiện nghiia vụ bảo
vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín V š cơ bản, Điều luật về tôn trọng danh dự, nhân phẩm,
uy tin của vợ, chồng của Luật HN&GĐ năm 2014 là sự tiép nổi về mặt nội dung củaĐiều 21 Luật HN&GD năm 2000 tuy nhiên đã có sự sửa đổi, bd sung theo hướng chủ
động, tích cực hon
Việc tôn trong danh dự, nhân phẩm, uy tin của nhau không chỉ thé hiện ở việc vo
hoặc chồng không được có những lời nói mang tinh lang mạ, xúc phạm đến nhau và đến
gia đính của nhau, mà còn thể hiện ở việc hai bên không được làm những hành động
gây tôn hại đến danh dự, niên phâm của nhau Những hành động do có thé là: bạo lực
Trang 28gia đính; vo hoặc chong van đang trong thời kỳ hôn nhân nhưng lại chung sông nhu vợchồng với người khác hay như tiệt 16 bi mat công việc của vơ, chồng gây anh hưởng đền
uy tin của nhau, đặc biệt là đối với vo, chồng là nghệ sỹ hoặc là người có sức ảnh hưởngđối với công chúng thi phát ngôn của bản thân đôi khi cũng ảnh hưởng đến danh dự,
nhân phẩm và uy tín của người bạn doi
Hành vị bạo lực gia đính của một bộ phận đàn ông có tư tưởng gia trưởng gây anh
hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm của người vo, đồng thời cũng di ngược lại so với
nglfa vụ tôn trong, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tin cho nhau Việc có hành:
vi bao lực lên thân thé người vơ với một tân suất thường xuyên “năm ngày một tran
nặng, ba ngày một trận nhẹ”, đặc biệt là trước mat cơn cai là một hành vi trái pháp luật,
vi phạm nghiêm trọng nghia vụ này Bởi lễ hình ảnh người mẹ trong mat các con, ngườiphụ nữ bị chéng bạo hành trong mắt hang xóm láng giéng sẽ bi ảnh hường nặng nề,
thậm chi bị hủy hoại hoàn toàn Chính vi vậy cho nên hành vi bao lực gia đính đã trở
thành hành vi bị cam vì nó xâm phạm đến sư bảo vệ của pháp luật đối với chê độ hôn
nhân và gia định.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ra đời của hàng loạt các
trang mang xã hội, ngiĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tin cho
nhau của vợ và chồng đang bi ảnh hưởng nhất dinh Néu như trong xã hội thời xưa, việc
giữ gìn danh dự, nhân phẩm cho người ban đời của mình thường chỉ xuất hiện ở phái nữ
bởi tâm lý cũng như quan niêm của thời đó là “xau chàng thì ho ai” Thì người phụ nữhiện đại ngày nay đã và đang dám đứng lên đầu tranh cho những bat công ma mình phảichịu dung trong cuộc sống hén nhân Ho không ngai vach trân và lên tiếng với những
hành vi bắt binh đẳng trong gia đính như bac lực gia đính, người chồng vi pham chế đô
một vợ, một chồng Khi lướt những trang mạng x4 hội như Facebook, Zalo, khôngkhó dé chúng ta bắt gặp những bài việt tô cáo chong có hành vi ngoại tinh Xét về mặt
từ tưởng thi đây là mét điều tích cực khi người phu nữ không còn phải nhẫn nhiu, chiuđựng mà có thé công khai những bat công mà mình phải chiu, tuy nhiên xét riêng vềnghĩa vụ tôn trong, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau của Điều luật
nay thì những hành vi do lại trái với quy định của pháp luật.
Co thé thay, qua phân tích bên trên, quy định về sự bình dang giữa vợ va chong thể
hiện qua ngiấa vụ tên trọng danh dự, nhân phẩm, uy tin của nhau đã có sự sửa đôi, bd
sung cho phù hợp hơn với đời sông xã hội hiện nay Dấu vậy, những hành vi xâm phạm
20
Trang 29đến nghia vu nay đã và đang tiếp dién, thậm chí trở thành bình thường hóa, tức là người
vi phạm cũng không biết minh vi phạm hoặc moi người xung quanh cũng cảm thay binh
thường đối với hành vi vi pham do Do đó, mai cá nhân (dang trong thời ky hôn nhân)
cân chú ý những hành vi, phát ngôn để tránh vi phạm ngliia vụ tôn trong, giữ gìn và bảo
vệ danh dự, nhân phẩm, uy tin cho nhau.
2.1.4, Vợ chồng bìuh đăng trong việc tôn trong quyén tt do tít ugnéug, tou giáo
cia uhan.
Điều 22 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Vo chồng có nghita vu tôn trongquyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhan”.
Quy định này là sự cụ thể hóa về quyền công dan của Hiền pháp năm 2013 Điều
24 Hién pháp năm 2013 quy định: “Moi người có quyền tư do tin ngưỡng tôn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào ” và “không ai được xâm phạm tư do tín ngưỡng tồn
giáo”,
Sư bình đẳng của Điều luật này thé hién ở việc quy định cả vợ và chong đều phải
có ngÏĩa vụ tôn trong tín ngưỡng, tôn giáo của nửa kia Việc tôn trong quyên tư do tinngưỡng tôn giáo không chỉ thé hién ở việc không được có hành vi xúc pham, cam đoántham gia, tử bỏ một tôn giáo ma còn thể hiện ở việc không được ép buộc người bạn đờiphải theo tôn giáo của minh Dén năm 2021, nha nước ta đã công nhận 43 tô chức tôngiáo, khoảng 27 triệu tín đô chiếm 27% dan số cả nước!t, Túc là, khoảng 73% dân sốnước ta hiện nay không theo môt tôn giáo nào, nên việc một người theo tôn giáo yêu câu
vo hoặc chéng của mình (không theo tôn giáo) phải theo tôn giáo của minh là trái vớiquy đính phép luật, cũng như là trái với nghĩa vụ tôn trọng quyên tự do, tín ngưỡng, tên
giáo của nhau.
Không những vay, việc tôn trong tôn giáo, tín ngưỡng cũng phải phù hợp với quy
dinh của pháp luật Hiện nay, Nhà nước có 16 tôn giáo; 36 tổ chức tôn giáo, 04 tô chức
và 01 pháp môn được cập chứng nhận đăng ký hoạt động tên giáo” Mai công dân đều
có quyên tự do, tín ngưỡng tôn giáo, tuy nhiên cũng cân phải có sự lưa chọn tham gia
'* Nguyễn Văn Long, NỔ hœ đãm bảo quyyển tự do tôn giáo, pivin bác luận điệu xuyên tac tink hinh ne do tôn giáo
ở Bật Nam, Bạn Tôn giáo Chính phũi, litps:/fotgep
govmutin-bainghien.cum-va-trao-doiy-kien-cur-tloc-giaho-ac-cam-bao-quyen-tu-do-ton-gizo-phan-bac - han:
dieu-saryen-tac-tinh-hinh-tu-do-ton-giao-o-viet-nam-poste >\NIQYeBlesi, truy cập ngày 6/11/2023.
"Le Dam, Cứ tổ chức tôn giáo, tô clute được cấp chưng nhện đăng ki hoạt động tôn giáo ở Việt Nem đính đến
thing 12/2020), Sở nội vụ tĩnh Kon Tim, Bạn Ton giáo, http ://Gartongiao sw kkgrfvta gov tiha-Tmoc-ve-ti.nguơng -ton-giao/Cac-to-chuc-ton- g2ao -to-chuc- chor -cap-chamg-nhan-dang-ky-hoat-dong-ton- Eiao-o- Viat-Num.-tinh den thang: 122020-1430,truy cặp ngày 6/11/2023.
Trang 30vavcong-tac-quan-ly-vào những tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận, tránh tình trang bị một số thé lực xâulôi kéo, du đỗ vào con đường “ta dao” gây ảnh hưởng dén gia định, xã hội Điền hình
cho thực trạng này là hội thánh đức chúa trời Day không phải là một tổ chức tôn giáo
được Nhà nước ta công nhân, tuy nhiên, tô chức này đã lôi kéo, dụ đỗ được rat nhiều
thành viên tham gia Không it gia đính có người thân tham gia tổ chức này đã tan nát
hạnh phúc khi bỗng nhiên vợ hoặc chẳng minh đập phá bát hương thờ cúng tô tiên, haychối bé bô mẹ người thân!“ Những việc làm của hội viên hội thánh đức chúa trời với
gia dinh đã di ngược lại so với ngiấa vụ tôn trong quyên tự do tín ngưỡng tôn giáo của
nhau và đồng thời cũng vi pham pháp luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thông đều hướng,cơn người đến “cai đẹp”, đến sự “chân, thiện, mỹ”, còn những tổ chức tôn giáo tự phong,không được Nhà nước cấp chứng nhận đăng ký hoạt động chưa chắc hướng chúng tađến những điều đúng din Do đó, mỗ: công dén nói chung và mỗi cép vo chong nóiriêng tuy đều có quyên tự do tin ngưỡng, tên giáo, song cân có sự cân thận trong việc
chon lựa tôn giáo, tránh trở thành những cơn thiêu thân gieo mình vào ngọn lửa mù
quảng để rồi làm lui tan bản thân, gia dinh
2.1.5 Vợ chồng bình đăng trong quyén, ughia vụ về hoc tập, làm việc, tham gia
hoạt động chính tri, kink tế, vim hóa, xã hội.
Điều 23 Luật HN&GD năm 2014 quy dink “Vo, chồng có quyên, nghiia vu taođiều kiện giúp đỡ nhau chon nghề nghiệp; hoc tập, nâng cao trình dé văn hóa, chuyênmôn, nghiệp vụ; tham gia hoạt đông chính tị lính tế văn hóa xã hội ””
Quy đính nay đã thé hiên sự bình đẳng giữa vơ và chéng khi cả hai đầu có quyền
và đồng thời có nghĩa vu giúp đỡ nhau học tập, làm việc và tham gia các hoạt động kinh
tá, văn hỏa, xã hội
VỆ phương diện học tập, ở thời phong kiến quyền học tập chỉ chủ yêu đến vớinhũng người đàn ông, người phụ nữ ít được tiép xúc với con chữ Hiện nay, cả nam va
nữ đều có quyên học tập Lenin đã có câu “học, hoc nữa, học mãi”, cho nên “học tập”theo quy đính của Điều luật không chỉ gai gon trong việc học tập ở các cap bậc tiêu học,trung học và đại hoc, ma còn có thé cao hơn nly học lên thạc sỹ, tiên sỹ, Việc quy
định nghĩa vụ giúp dé nhau hoc tập xuất phát từ thực tế, về đô tuổi kết hôn là nam từ đủ
'* Báo điện tt VTV News, Tan nát gia Ginh vi Hội tính Đức Chúa Trời, )fps:/Sev v2 oitarczut-ga-debcvk hoi thanby-chc-cTpba-oi-20330515 1043509 15 tưnn, truy cập ngày 6/11/2023.
»
Trang 3120 tuổi trở lên, nữ từ đũ 18 tuổi trở lên”, tức là sẽ có nhiéu trường hợp người ve hoặcngười chong kết hôn khi van đang trong quá trình học tập tại các cap bậc trung học vàđại học Vi vay, quy định về nghĩa vụ giúp đỡ nhau học tập trong trường hợp này sẽ gopphân tạo điêu kiện cho người vo hoặc chồng có thể hoàn thành not va tốt khóa học củaminh Ngoài ra, vì sự học là mai mai, nên trong trưởng hợp người vợ hoặc chồng co nhucau học tập lên những vị trí, những bậc hoc cao hon, thì nghĩa vụ giúp dé nhau học tập
cũng là một điều tất yêu dé đời sông gia định phát triển.
Ngoài ra, Điều luật còn quy định cả vợ và chẳng đều có quyên và ngiấa vu lam
việc, tham gia các hoạt động kinh tê, văn hóa, xã hội Có sự quy định như vây bởi trong
thực tê có tinh trang người chẳng không muốn vợ danh quá nhiêu thời gian dé tham giacác hoạt động kinh tí, văn hóa, xã hội ma thay vào đó dành phan nhiều thời gian déchăm 1o cho gia dinh Thực trạng nay bat nguồn từ những quan niêm ngày xưa “đàn ôngxây nhà, đàn bà xây tổ âm” và nó van còn tôn tại trong tiềm thức của một bộ phân không
nihö người dân hiện nay Nhàn vào số liệu, theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2022, tỷ lệ
UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ (đầu nhiém ky 2021-2025) là 37,7% ở captinh; 31,77% ở cap huyện và 24,94% ở cap x8!Š Không những vậy, hiện nay cũng có
quan điểm cho rằng việc ngăn câm thành viên gia đính thực biên các quyền, lợi ích hợp
pháp (quyền học tập, làm việc tham gia hoat động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội)cũng là một hành vi bao lực gia dinh!®, gây ảnh hưởng dén quyên và loi ích chính đángcủa một trong hai người, gây bất binh ding giữa vợ và chong Như vậy, Điều luật này là
rat can thiệt trong tinh hình thực té hién nay, tuy nhién để có thể thực sự thực hiện được
nó thì can phải có lộ trinh và mất nhiều thời gian, bởi nó liên quan đến nhận thức của
mi cá nhân nói riêng và của các cắp vợ chong nói chung, và việc thay đôi nhận thc thikhông thé nao diễn ra trong “một sớm mét chiêu” được
2.1.6 Vợ chồng bình đăng về quyéu yêu cầm giải quyết ly hon
Quyền yêu câu giải quyết ly hôn được quy đính tại Điêu 51 Luật HN&GD năm
2014 như sau:
“1 Vo, chồng hoặc cả hai người có quyên yêu cẩu Tòa an giải quyết ly hôn
2 Cha me, người thân thích khác có quyền yêu cẩu Tòa án giải quyết ly hôn lửa
© Điều § Luật Hên nhân ví gia đà năm 2014.
'* Chính Phh, Báo cáo hit quá tieec hiện các mux tiểu quốc gia về binh đẳng giới wien 2022,.10.
'* Bùi Minh Hồng, Kỷ yêu hội thio khoa học cap khoa (2022), C?utên để 1- Kixit quát chang về bao lực gia din
và phòng ngừa bao lực gia đồn", tr 3.
Trang 32một bên vo chồng do bị bệnh tâm thân hoặc mắc bệnh khác ma khổng thé nhận thức,làm chit được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bao lực gia đình do chồng
vợ của ho gây ra làm ảnh hưởng nghiém trọng đền tinh mạng sức khóa, tinh than của
họ.
3 Chồng không cỏ quyền yêu cẩu ly hồn trong trường hợp vợ dang có thai, sinhcon hoặc dang nuôi con đưới 12 tháng tuổi ”
Xét quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 của Điều luật này, Khoản 1 quy định là cả
vợ và chẳng đều co quyên yêu câu ly hôn, tuy nhiên người chẳng lại không có quyềnyêu câu ly hôn trong trường hợp quy định tai Khoản 3 Như vay, hai Điều khoản nay có
sự mâu thuẫn hay không và việc quy định như thé này có phải là bất binh đẳng giữa vo
và chồng hay không? Theo quan điểm của em, hai Điều khoăn này không hề mâu thuần
và việc quy định như thé này cũng không hệ tao ra sư bat bình dang giữa vợ và chồng
trong trường hợp nay, 61 lễ:
Hanh trình sinh con của người phụ nữ là một hành trình dài, vat và, đời hỏi nhiều
né lực của người phụ nữ cũng nhw sự hỗ trợ từ phía gia đính, xã hội để đảm bảo an toàn
tính mang cho me va bé Dé bảo vệ quyên làm me của người phụ nữ, trong thời gian
mang thai và nuôi con nh6 được chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách toàn điện, luật
HN&GĐ quy định hạn chê quyên yêu cầu ly hôn của người chồng là hoàn toàn phù hợp
Xét về mat khoa học, theo những nghiên cứu xã hội về sự phát triển của trẻ trong mat
năm đầu đời, vai trò của người bó hay những người thân khác trong gia định là vô cùng
quan trong Sau 10 tháng tuổi là giai đoạn trẻ thiết lap quan hé gắn bó với nhiều người,
đến một tuổi trẻ đã có thé điều khiển hành vi của minh và chủ đông hơn trong méi quan
hệ cảm xúc với bd me” Việc hạn chế quyền ly hôn này của người chồng trong trường
hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được áp dungtrong trường hợp người ve sinh con tự nhiên, sử dung kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hay nhận.nuôi con nuôi Trong trường hợp ve chong nhận nuôi cơn mudi mà con nuôi dưới 12tháng tuổi thi theo nguyên tắc bình dang giữa con nuôi và con dé: “không có sư phânbiệt về quyên ngiĩa vụ của cha mẹ với con nuôi hay cơn dé” và theo quy định tại Khoản
1 Điều 24 Luật nuôi cơn nuôi: “kể từ ngày giao nhận con nuôi giữa cha me nuôi và con
nuôi có đây đủ các quyên nghiia vụ của cha me va con” Do đó, người chong cũng bị han
© Trương Thị Khánh Hà (2013), Giáo trinh tâm tÝ học phát triển, NXB Đại hoc quốc gia HÀ Nội, tr107
24
Trang 33chế quyên yêu câu xin ly hôn trong trường hợp này?! Dấu vậy, đối với trường hợp vợ
chồng sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp mang thai hộ vì mục dich
nhân đạo thì pháp luật hiện chưa quy đính trong trường hợp này thi người chồng của
người mang thai hộ có được quyên yêu câu xin ly hôn hay không
Về việc han chê quyên yêu câu ly hôn của chong, nhw đã phân tích bên trên là mộtquy định hợp lý và mang tinh nhân đạo, dau vậy, trên thực tê lại xây ra trường hợp đó làngười chong biết rõ người vợ đang mang thai ma thai nhi đó lại không phải là con củaminh hoặc người vợ đang nuôi con đưới 12 tháng tuổi ma con không phải là con củaminh thì người chong có được quyên yêu câu ly hôn không? Đối với trường hợp nảy,hiện nay đang có hai luông quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhật cho rắng trong trường hợp này người chồng cũng không được
quyền yêu cầu ly hôn Bởi dưới góc độ pháp luật va đao đức thì cân quy định dé bảo vệ
người phụ nữ trong thời ky có thai và nuôi con nhỏ Tuy trong trường hợp này đứa con
không phải là của hai vo chong nhung khi người vo meng thai thi người chồng cũng nên
có sự quan tâm, chấm sóc vì nghiia vu của vợ chong la yêu thương, chăm sóc nhau Nêuchap nhận yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp nay thi có thé gây ảnhhưởng đến sức khỏe, tâm lý của người vo
Quan điểm thứ hai cho rang người chéng có quyên yêu câu Tòa án giải quyét lyhôn Vì người vợ đã vị pham nghiia vụ “chung thủy" của vợ chong được quy đính tạiKhoản 1 Điều 19 Luật HN&GD năm 2014 Va điều này khiên cho quan hệ vợ chong
trầm trọng, không thể sống cùng với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được Khi gũi
đơn đến Tòa thi người chẳng phải có day đủ chứng cứ về việc người vợ không chung
thủy, người con không phải cơn của minh”?
Y kiên của em đổi với van dé này là chúng ta sẽ tùy theo tùng trường hop dé cóđược cách xử lý hợp lý nhật Quyên yêu câu ly hôn có thé chia ra lam hai trường hợp là
ly hôn thuận tình va ly hôn theo yêu câu của một bên Đối với trường hop ly hôn thuận
tinh thì ý kiên của em là chấp nhận yêu cau ly hôn của người chồng trong trường hợp
nay, bởi 1é khi thuận tình ly hồn tức là hai vợ chong đã cùng ban bac, thảo luận và thông
* Nguyễn Thị Lan Hương (2022), 30 về quyển làm me cña plac rit Ki vợ ching ly hon theo Tuất Hiên nhân và sia dnhindon 2014 và tac nến tive liển, win vẫn thạc sỹ Luit hog (ưường Đại học Luật Bà Nội
° Lê Viết Thãh- Dinh Thị Thủy (2033), Quyển yên cẩu giải quyết ly hôn theo Tuật Hon nhấn và gia dink nấm
2014, vướng mắc và kiên nghủ, Tạp chi Tòa án nhân din điện tir]ftos /tapchitoxan waveqayen-vou
ca-gini-curvet-Iy-hon-theo-hut-hon-nhan-va-gia-dinhawm- 2014-vnong-mac-va-kien-nghi0614 3e], truy cập ngày 7/11/2033.
Trang 34nhat về viée chia tai sản, trông nom, nuôi đưỡng, cham sóc cơn cái, Tòa án lúc này sé
xét xem thỏa thuên đó co đảm bảo quyên lợi chính đáng cho vợ va con hay không, néu
có thi Tòa án giải quyết theo quy định tai chương XXVIII của BLTTDS Còn đối với
trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương) mà ở đây là ly hôn
theo yêu câu của người chéng thi em có cùng ý kiên với quan điểm thử nhất do là vẫn
niên hạn ché quyền yêu câu ly hôn của người chong trong trường hợp này vì: qué trình
mang thai đến khi sinh nở của người phu nữ rất khó khăn, “gai chửa, cửa ma”, va trong
thời gian này người phụ nữ thực sự cần sự hỗ trợ của người đàn ông người chồngKhông những vậy, người chong và người vợ tuy trong trường hợp này có thé đã “hếttinh” nhưng vẫn “còn ngiữa”, người chồng nên bao dung và giúp dé người vợ trongkhoảng thời gian này và có thê yêu cầu ly hôn sau khi con từ đủ 12 tháng tuổi trở lậnCòn trong trường hợp, người chông cam thay quá khó chịu khi nhìn thay người plu nữ,nhìn thay cái bụng bau ma người vo minh đang mang thi có thé sông ly thân cho déncon từ đủ 12 théng tuổi trở lân dé tránh ảnh hưởng tâm lý ma lam nên những chuyệngây ảnh hưởng đền sức khỏe, tính mang của me va bé
Sư bình đẳng giữa vo và chẳng không chỉ được thé hiện ở quy định tại Khoản 1 và
Khoản 3 của Điều luật này mà nó còn được thể biện ở Khoản 2 Thay vì quy định chi
vợ, chông hoặc ca hai người mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn như ởLuật HN&GD năm 2000 thì ở Luật HN&GD năm 2014 đã mỡ rộng đối tương được yêucầu Tòa án giải quyết ly hôn đó là cha, me, người thân thích khác khi một bên vo, chong
do bị bệnh tâm than hoặc mac bệnh khác mà không thé nhận thức, làm chủ hành vi của
mình Đồng thời ho là nạn nhân của bao lực gia đính do chồng vợ của ho gây ra lam
ảnh hưởng nghiêm trong đền tinh mạng, sức khỏe, tinh thân của ho Theo quy định, để
Tòa án giải quyết cho ly hôn theo yêu câu của cha, me, người thân thích khác một bên
vợ hoặc chông, phải thỏa mãn hai điều kiên sau:
Điều kiện thứ nhật la: cha, me, người thân thích khác có quyền yêu cau Tòa án giải
quyết ly hôn khi một bén vo, chồng do bi bệnh tâm thân hoặc mac bệnh khác ma không
thé nhận thức, lam chủ được hành vi của minh Vé cn cứ pháp ly dé xác định mét người
bị bệnh tâm thân hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vị
của minh, hiện có hai quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhật: dé chứng minh mét người bị bệnh tâm thân hoặc bệnh khác
ma không thể nhận thức được, không làm chủ được hành vi của minh, phải có các loại
26
Trang 35giấy tờ sau: Hô sơ bệnh án có xác nhên của bệnh viên nơi điều trị, Bản kết luận giámđịnh của Tô chức giám định tư pháp có thâm quyền Toa án sé căn cứ vào các chúng cứ
này để xem xét.
Quan điểm thử hai: để chứng minh một người bị bệnh tâm thân hoặc bệnh khác
ma không thể nhận thức, không lam chủ được hành vi của minh, phải là quyết định của
Toa án đã tuyên bó người ve hoặc người chéng bi mất NLHVDS và quyết dinh này đã
có hiệu lực pháp luật Vi hô sơ bệnh án có xác nhận của bệnh viện nơi điều trị và Bảnkết luân giảm đính của Tô chức giám định tư pháp có thêm quyên, thật sư chưa đủ cơ
sở chứng minh cho một người bi bệnh tâm thần hoặc bênh khác ma không thé nhân trưức,lam chủ được hành vi của minh, do không phai bat cứ bệnh viên nào cũng có thé chan
đoán chính xác.
Cá nhân em đồng tinh với quan điểm thứ hai bởi vì nêu chỉ cần nộp hồ sơ bệnh án
có xác nhận của bệnh viện nơi điều tri và bản kết luận giám định của Tổ chức giám định
từ pháp có thâm quyên 1a đủ căn cứ dé chúng minh mét người bị bệnh tâm than hoặc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của minh là qua dễ dang chưa
đủ căn cứ pháp lý vũng chắc Hồ sơ bệnh án có xác nhận của bệnh viện nơi điều trị, nêu
không phải là bệnh viên chuyên khoa (Bệnh viện Tâm thân Trung ương, II; Bệnh viện
Tam thân Da Nẵng ) thi chưa đủ độ tin cậy dé xác định bệnh nhân đó có phải: that sự
đang bi mắc bệnh tâm thân hoặc bệnh khác ma không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của họ hay không Ngoài ra, Bản kết luận giám đính pháp y tâm thân cũng chi là tai
liệu dé Tòa án tham khảo, đối chiếu so sánh với những tai liệu chúng cứ khác, vì thực
té không phai moi trường hợp người bi bệnh tâm thân hoặc mắc bệnh khác đều dẫn tới
hậu qua hoàn toàn mat khả năng nhận thúc, làm chủ được hénh vi của minh, do vậy,
cũng không phải moi trường hop người bị bênh tâm thân hoặc mắc bệnh khác đều bi
Toa án tuyên bô người đó mật năng lực hành wi dân sư
Theo Khoan 1 Điều 22 BLDS năm 2015: “Ki một người đo bị bệnh tâm thân hoặcmắc bệnh khác mà không thé nhân thức, làm chit được hành vi thi theo yêu cẩu củangười có quyên, loi ích liên quan hoặc của cơ quan, tô chức hữit quan Tòa đn ra quyết
định huyên bề người này là người mat năng lực hành vi dân sư trên cơ sở kết luân giám
định pháp y tâm than’ Do vậy, các tải liệu nlx Số điều trị, bệnh án của bệnh viện nơiđiều tri, kết luân giám đính của cơ quan chuyên môn do đương sự xuất trình chưa đủ cơ
sở pháp ly để khẳng định một người bị mat năng lực hành vi dân sự
Trang 36Điều kiên thứ hai là, người vợ hoặc chồng phải là nạn nhân của hành vi bao lựcgia định do chong, vợ của ho gây ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sứckhỏe, tinh thân của ho Hành vi bao lực gia đính được quy định tại Điêu 3 Luật Phòng,chống bao lực gia đính năm 2022” Dấu vậy, hiện nay van chưa có văn bản giải thích,
hướng dẫn thé nào thì bị coi là hành vi bao lực gia dinh do chéng hoặc vợ của ho gây
ảnh lưởng nghiêm trong đền tính mang, sức khỏe, tinh than của họ Như vậy sẽ rat kho
khan cho Toa án khi áp dung quy định này trong thực tiễn giải quyết án ly hồn theo yêu
câu của mét bên
2.2 Vợ chong bình đẳng về quyền đại điện
2.2.1 Vợ chồng bình đăng trong căn cit xác lập đại điệu
Căn cứ xác lập đại diện của vợ và chẳng được quy định tại Điêu 24 Luật HN&GD
năm 201412 Đề thay 16 được sư bình đẳng giữa vợ và chẳng trong căn cứ xác lập đại
điện thì phải xét riêng và phân tích về việc ủy quyên (Khoản 2) và đại diện trong trườnghợp một bên mat NLHVDS (Khoản 3) giữa vơ và chẳng
3.2.1.1 Đại điện theo ty quyên giữa vợ và chồng
Trước hết, “vo, chồng có thé iy quyên cho nhan” đặt ra khi cả hei có d NLHVDS tham gia vào các giao dich dân sự ma pháp luật doi hỏi phải co su đông ý của cả hai vợchồng việc ủy quyên phải trên cơ sở tư nguyên thật sự phù hợp với ý chí của người ủy
quyên
Theo quy dinh của Luật HN&GD năm 2014 các “giao dich mà theo gry đình của
Luật này, Bồ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý: của cả hai vo
chồng” bao gồm các giao dịch liên quan dén tài sản riêng của vợ hoặc chẳng ma hoa
lợi, loi tức từ tải sản này 1a nguồn sông đuy nhật của gia đính (Điều 44); các giao dichliên quan đền nha là nơi ở duy nhật của vợ và chẳng (Điều 31) Trường hợp nhà ở thuộc
sở hữu riêng của vơ hoặc chẳng thi chủ sở hữu có quyền tư minh thực hiên các giao dich
có liên quan đền tai sản đó, không cân có sự đông ý của vợ hoặc chong nhưng phải bảodam có chỗ ở cho vợ chồng'” Các giao dich liên quan dén một số tải sản chung của vợ
>! Phu hục số 02
* Phm Inc số 03
?* Hoàng Thị Bich (2019), Các giao dich din sự phải có sự đồng ¥ của vợ và chẳng, Công thông tin điện tirtinh
Lạng Son, https J/sotp langson gov vive
ac-giao-dich-dan-su-phai-co-su-dong-y-cm-chongH - text=C% C3% Alc% 20glao% 20% E1% BBY SBch% 20VHE1N BBS 1% 20v1%E 1% BBMS 7 th$%,
BBY SFa% 0tim% E1% BAN ADn% 20: %E1% BBW A78% 00 E1%BEY AI% JUAWEIEBWOINE., truy cập ngày 24/11/2023.
28
Trang 37chong là các bat động sản nlxz nhà cửa, dat; các động sản mà theo quy định của phápluật phổ: đăng ký quyền sở hữu nlur tau biển, phương tiện giao thông cơ giới, di vật, cô
vật, các tài sản dang tao ra thu nhập chủ yêu của gia đính
Quan hệ vợ chong là một quan hệ đắc biệt nên đối với các giao dich dân sự có giátrị không lớn, giao dich phục vụ cho nhu câu cơ bản của cuộc sông gia đính như mua
đô ăn, đô uống thuốc men, thi giao dich đó được coi như đã co sự đồng ý của bên
còn lại do hai bên đã thống nhất ý chi kể từ khi kết hôn V ới những giao dich có giá trị
lớn, những giao dich bắt buộc phải có su thông nhật ý chi của hai vợ chồng thi cả haiphải tham gia Tuy nhiên, không phải ai cũng có thé tham gia hoặc muốn tham gia nên
ho có thể ủy quyền cho người còn lại bằng văn ban để xác lập, thực luận, chấm đút giaodich đó thay cho họ Sự bình đẳng của dai diện theo ủy quyền giữa vo và chẳng thể hiệntrên sự tự nguyện về ý chí của hei bên vo chong trong việc đại điện theo ủy quyền: tựnguyện ủy quyên và tự nguyên nhận sự Ủy quyền Khi cả hai bên đều tự nguyên, tư do
ý chí, không có sư ép buôc hay lừa đối tức là có sự bình đẳng thật sự
32.212 Po, chồng dai điện cho nhan khi một bền mất năng lực hành vi dé sự màbên kia có dit điều: kiện làm người giảm hồ hoặc khi một bên bị han chế năng lực hành
vi dan sự mà bên kia được Tòa án chi dinh làm người đại điển theo pháp luật cho người
đó.
Khác với trường hợp nêu ở mục 2.2.2.1 bên trên là cả hai vợ chéng đều có day đủ
NLHVDS, thi ở trường hợp này, vợ hoặc chồng mat NLHVDS nên người còn lại (có đủđiều kiên lam người giám hộ) sẽ trở thành người dai diện, hoặc một trong hai vo, chéng
bị hạn chê NLHVDS mà người còn lại được Toa án chỉ đính làm người đại điện cho
người đó.
Đi với trường hop vo, chồng đại điện cho nhan khủ một bên mắt năng lực hành
vi dan sư mà bên kia có dit đều liện làm người giám hộ
Trước hết, thi ta phải hiêu mất NLHVDS là gì? Điêu 19 BLDS năm 2015 quy dink:
“Năng lực hành vi dẫn sự của cá nhân là khả năng cña cá nhân bằng hành vi của minhxác lập, thực hiển quyên, ngÌữa vụ dan sự ” Như vay, mat NLHVDS tức là người đó
không còn khả năng dé xác lập, thực hiện những quyền, ngÌữa vụ dân su của minh.
Điều kiện của người giám hộ được quy dinh tai Điều 49 BLDS năm 2015 như sau:
“có năng lực hành vi dân sự day dit; có tư cách dao đức tốt và các điều kiện cẩn thiết
để thực hiện các quyền nghĩa vụ của người giám hộ; không phải là người dang bị truy
Trang 38cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bi kết án nhưng chưa ditoc xóa án tích về một trongcác tội cô ý xâm phạm tính mang sức khỏe, danh dự: nhân phẩm, tài sản của người
khác; không phải là người bị Tòa cin tuyén bố hạn chỗ quyền đối với con chưa thành
niên “
Như vậy, nêu người chông hoặc vo của người bi mat NLHV D đáp ứng được đủnhững điều kiện trên thi có thé trở thành người đại điện cho họ Việc quy dinh vợ hoặcchong của người bị mật NLHV D8 trở thành người đại diện của người kia là một quyđịnh thé hiện nguyên tắc bình đẳng trong Luật HN&GD bối lễ: theo quy đính tại Khoản
1 Điều 19 Luật HN&GD năm 2014: “Vo chồng có nghĩa vụ thương yêu clung thủy: tốntrong quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau” đồng thời khi quy định người vợ hoặc chồngcủa người bi mat NLHVDS trở thành người gam hô cho họ sẽ phải thực luận nhữngngbiia vu được quy định tại Khoản 1 Điều 57 BLDS năm 2015, trong do có nghia vu
“chăm sóc, bảo đảm việc đều trị bệnh cho người được giám hộ ” Vo, chông là người
gân giti và hiểu nhau nhật, có "nghĩa vu" với nhau trong đời sông hôn nhân nên người
vợ hoặc chong sé là người trước tiên có quyên, nghĩa vụ giám hộ cho nửa kia của minh
dé đảm bảo quyên lợi cho người bi mất NLHVDS, đồng thời tao điều kiện giúp họ có
thé nhanh chóng phục héi NLHVDS
Nhìn chung, đây là một quy dink rất nhân văn và hợp lý, dau vậy, vẫn có trường
hop vo, chồng của người bị mat NLHVDS đã lợi dung quy đính nay dé tiền hành những,
hành vi trục lợi cho bản thân, gây bat bình ding giữa vợ và chồng Như đã phén tích bêntrên, vợ hoặc chẳng của người bị mat NLHVDS khi trở thành người giám hộ của nữakia phải thực hiện những ngiữa vụ của người giám hô được quy định tại Khoản 1 Điều
57 BLDS năm 2015, trong đó có ng†ấa vụ “quan If tài san của người được giảm hd”
Tức là, vợ hoặc chồng có thé sử dung tai sản của người bi mất NLHVDS dé chăm sóc,tiêu ding cho những nhu câu thiệt yêu của họ như: mua đô ăn, quân áo, thuốc men Tuy nhiên, trong trường hợp một bên lạm quyền tiên hành tâu tan hoặc chiêm đoạt taisẵn thi sé rất khó phát hién ké cả khi có người giám sát giám hộ
Do đó, Tòa án khi quyết định người đại điện cho người bị mat NLHVDS, can phải
có sựxem xét một cách thân trong vệ điều kiên của người giám hô là vo hoặc chong củangười bị mat NLHVDS nhật là điều kiện “tư cách dao đức tốt” Ngoài ra, cũng theoquy đính tại Khoản 3 Điêu 24 Luật HN&GD nam 2014 thi “rong rường hợp một bản
vo, chồng mắt năng lực hành vi đân sự mà bên kia có yêu cau Tòa án giải quyết ly hồn
30
Trang 39thì căn cứ vào guy đình về giám hỗ trong Bộ luật dân sự Tòa án chỉ định người khácđại điện cho người bị mắt năng lực hành vi dân sự đề giải quyết việc ly hôn” Quy định
nay là hợp lý và đúng với nguyên tắc vo chẳng bình đẳng vì nêu như người giám hô
đương nhiên là vợ, chong thì khi ho có yêu câu ly hôn sẽ làm ảnh hưởng trực tiệp tới
quyên lợi của người vo, chẳng bị mat NLHVDS Không những thé quyền va loi ich hợp
pháp của hai bên trong trường hợp này là mâu thuần và đối lập nhau, do đỏ ho không
thê vừa bảo vệ quyền lợi của minh vừa bảo vệ quyên loi cho người còn lại được Chính
vi thé khi ly hôn thì can một người khác lam người đại điện cho người bi mất NLHV D5
Đối với trường hợp một bên bị han chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được
Tòa an chỉ dinh làm người dai điện theo pháp luật cho người đó
Người bị hạn ché NLHV DS sẽ là những đối tương được quy định tại Khoan 1 Điều
24 BLDS năm 2015: “người nghiện ma tụ; nghiên các chất kích thích khác dẫn đếnphá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyên loi ích liên quan hoặccủa co quan, tổ chức hữm quam Tòa án có thé ra quyết định huyền bé người này là người
bị hạn chế năng lực hành vi đẩn sư Việc Luật HN&GD năm 2014 quy định vợ hoặcchong của người bị han chế NLHVDS nêu được Tòa án chỉ đính thi sẽ trở thành người
đại điện của nữa kia là hợp lý và đồng thời cũng thé biện sự bình đẳng giữa vợ và chong
Trong tlưực tê có không ít trường hợp người chong bi nghiện ma túy hoặc các chất kích
thích khác và đã có hành vi bán những tai sản chung của vợ, chông dé có tiên di mua
“thuốc” mỗi khi “lên cơn” Việc quy định cho vợ hoặc chong của người bị han chếNLHVDS trở thành người dai điện của người kia (nêu được Toa án chỉ định) sẽ phânnao hạn chế được tình trang nay khi người bi hạn chế NLHVDS sẽ không thé nào ban
những tai sản chung có giá trị lớn của vo chẳng như nhà ở, đất, Điều này sẽ đảm bảo
quyên va lợi ích chính đáng cho người bạn đời của người bi hạn chê NLHVDS
2.2.2 Vợ chồng bình đăng về đại điệu trong quan hệ kink doanh
Dai diện giữa vo và chong trong quan hệ kinh doanh được quy định tại Điều 25
Luật HN&GD năm 2014 như sau:
“1 Trong trường hop vo, chồng kinh doanh chung thì vo, chồng trực tiếp tham gia
quan hé lạnh doanh la người dai điện hợp pháp của nhau trong quan hệ lạnh doanh đó,
trừ trường hợp trước ki them gia quan hệ kính doanh, vợ chồng có thôa thuận khác
hoặc Luật này và các luật liền quan có guy định khác.
2 Trong trường hop vo, chồng đưa tài sản chương vào kinh doanh thì áp ding quy
Trang 40định tại Điều 36 cha Luật này: ”
Đôi với trường hợp vợ, chẳng đưa tài sản chung vào kinh doanh:
Điều 36 Luật HN&GĐ năm 2014 quy dink: “Trong trường hợp vơ chẳng có thõa
thuận về iéc một bên diva tài sản chưng vào kinh doanh thì người này có quyền tự mìnhthực hiện giao dich liên quan đền tài sản chang đó Thỏa thuận này phải lập thành văn
bẩm”
Vo chồng có thé thỏa thuận ủy quyên cho một bên đưa tài sản chung của vợ chồng
vào kinh doanh Trong trường hợp này chỉ có một bên là người vơ hoặc người chồngđúng ra kinh doanh bang tải sản chung nhung van là kinh doanh chung Vi du: vợ chongthöa thuận mua một chiệc tau bién cho chéng di ra khơi đánh cá Trong trường hợp nay
việc đầu tư kinh đoanh bằng tai sản chung nlumg chỉ co một bên là người chồng trực
tiếp tham gia các hoạt đông kinh doanh Théa thuận này phảt được lập thành văn banViệc lập thành văn bản để thé hién sự thông nhat của cả hai ve chong và dong thời cũng,
là căn cứ phép ly dé xem xét khi có tranh chấp xảy ra Khi vợ chong đã có thỏa thuận
về việc một bên kinh doanh bằng tai sản chung thi người đó có quyền đại diện cho vợchong trong moi hành vị liên quan đến hoạt động kinh doanh đó và moi hành vi kinhdoanh do người do thực hiện đều phát sinh nghia vụ chung của vợ chồng về tải sẵn
Quy định về việc đưa tai sản chung vào kinh doanh của vợ chong thé hiện sự bình
đẳng ở việc kinh doanh chi do mét bên tiên hanh thực hién nhưng nó vẫn được coi là
kinh doanh chung, Việc kinh doanh chung của vo chong là dé tạo ra lợi ích về mat kinh:
tê cho gia đính, giúp cải thiên đời sông và thỏa mãn các nhu cầu vật chat cũng như làtinh thân cho các thành viên trong gia đính Vo chồng có nghiia vụ “giúp dé nlaau”, việcđưa tài sẵn chung vào kinh doanh cũng là mét cách đề thé hiện nghĩa vụ giúp đỡ này vàcũng là cách dé thê luận sư bình đẳng giữa vơ và chồng
2.2.3 Vợ chong bình đăng về đại điệu trong trường hop giấy chứug hậu quyều
sở hữm, giấy chứng nhận quyều sic dung đối với tài san chung nhưng chỉ ghỉ têu mot
trong hai nrgirời.
Điều 26 Luật HN&GD năm 2014 quy định về van đề này như sau:
“1 Tiệc đại điện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và châm đứt giaodich liên quan đền tài sản ching có giấy chứng nhận quyển sở hin, giấy chứng nhân
quyển sử dung tài sản chỉ ght tên vơ hoặc chồng được thue hiện theo quy đình tại Điều
24 và Điều 25 của Luất nà:
3