1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận thiết kế và sử dụng môi trường giáo dục trong trường mầm non

19 84 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế và sử dụng môi trường giáo dục trong trường mầm non
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn ThS. NCS. Đỗ Chiêu Hạnh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 86,75 KB

Nội dung

Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày việc “Căn cứ vào các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TIỂU LUẬN

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Giảng viên hướng dẫn : ThS NCS Đỗ Chiêu Hạnh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Tâm

Mã số sinh viên : 47.06.902.039

Lớp : Q9K16

Hồ Chí Minh - Tháng 10/2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đặc biệt tới cô ThS NCS.

Đỗ Chiêu Hạnh, trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Thiết kế và sử dụng môi trường giáo dục trong trường mầm non, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tâm huyết của cô Cô là người đã hướng dẫn và giúp em tích lũy được thêm nhiều kiến thức để làm hành trang cho con đường trồng người sau này của mình Thông qua

bài tiểu luận này, em xin trình bày việc “Căn cứ vào các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non, để phân tích và đánh giá thực trạng của môi trường giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non nơi em đang công tác”

Trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận, không tránh khỏi những khó khăn, hay thiếu sót, bản thân em rất mong nhận được những đóng góp của cô hơn nữa, để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Và để bản thân em lấy kinh nghiệm cho những bài tiểu luận hoặc khóa luận sau này.

Kính chúc cô sức khỏe và hạnh phúc trên con đường giảng dạy của mình.

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng nghiên cứu 7

5 Giới hạn phạm vi của đề tài 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Đóng góp của đề tài 7

a Về mặt lý luận 7

b Về mặt thực tiễn 7

8 Cấu trức của đề tài……… 7

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

1 Cơ sở lí luận của đề tài 8

1.1 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 8

1.1.1 Trên thế giới 8

1.2.2 Trong nước 9

2.2 Vai trò của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 9

2 Hình thức tổ chức thực hiện việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông 11

2.1 Phối hợp chuẩn bị giữa gia đình và trường mầm non (suốt quá trình phát triển của Tuổi MN và đặc biệt ở tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi), trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo……… 11

2.2 Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa giáo dục của trường MN với giáo dục của trường tiểu học………

12 2.3 Mở thêm các lớp Mẫu giáo ngắn hạn theo định hướng chuẩn bị cho trẻ vào lớp một……… 13

2.4 Tổ chức hoạt động vui chơi và hoạt động sáng tạo ……… 13

2.5 Nâng cao hiệu quả “hoạt động chung có mục đích học tập” nhằm cung cấp các kĩ năng sơ đẳng của quá trình học tập………14

3 Biện pháp để hạn chế các khó khăn về tâm lý của trẻ khi vào lớp 1……… 14

Trang 4

3.1 Tạo hứng thú để trẻ thích đến trường………

14 3.2 Nên khích lệ và tạo động lực cho con……… 14

3.3 Cần rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1….15 3.4 Rèn cho trẻ các kỹ năng học tập……… 16

3.5 Rèn các kỹ năng an toàn cho trẻ………

16 3.6 Chuẩn bị thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1……… 17

3.7 Chuẩn bị ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1……… 17

3.8 Chuẩn bị kiến thức cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1………18

3.9 Chuẩn bị tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1………19

3.10 Chuẩn bị thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1………… 19

3.11 Phối hợp cùng cha mẹ trẻ trong công tác kiểm tra đánh giá chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1………

20 4 Nguyên nhân dẫn đến việc dạy cho trẻ mầm non học trước chương trình lớp 1………20

4.1 Áp lực từ phụ huynh……… 21

4.2 Áp lực từ xã hội……… 21

4.3 Tác động từ hệ thống giáo dục………21

4.4 Sự phát triển của công nghệ và tài liệu học tập……… .21

4.5 Mong muốn phát triển toàn diện cho trẻ……… 22

4.6 Ảnh hưởng từ các chuyên gia và phương pháp giáo dục mới……….22

5 Đánh giá năng lực học đường của trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 …………22

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………30

1 Kết luận……… 30

2 Kiến nghị - 30

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chủ đề "Phân tích và đánh giá môi trường giáo dục mầm non dựa trên tiêu chí thực hành giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" được lựa chọn không chỉ vì tầm quan trọng của quan điểm giáo dục hiện đại mà còn vì đây là phương pháp tiếp cận mang lại hiệu quả sâu rộng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ Giai đoạn mầm non là bước khởi đầu cho sự hình thành nhân cách, kỹ năng xã hội,

và năng lực tư duy của mỗi trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho các bậc học tiếp theo Do đó, một môi trường học tập được thiết kế theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập mà còn hỗ trợ trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng sống một cách hài hòa, tự nhiên

Việc phân tích và đánh giá môi trường giáo dục tại cơ sở thực hành không chỉ cung cấp một cái nhìn chi tiết về mức độ phù hợp và tính thực tiễn của môi trường đó với tiêu chí giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mà còn giúp phát hiện ra các hạn chế trong cách thức tổ chức, triển khai Từ đó, các biện pháp cải thiện sẽ được đề xuất để xây dựng một môi trường học tập tích cực hơn, khuyến khích sự phát triển tối ưu cho trẻ Hơn nữa, quá trình đánh giá này cũng giúp giáo viên rèn luyện kỹ năng quan sát, phản biện, và khả năng cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung

Chủ đề này cũng giúp đào sâu vào lý thuyết và thực hành của phương pháp giáo dục hiện đại, từ đó đóng góp tích cực vào việc phát triển bản thân và làm giàu kỹ năng sư phạm của em Việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là xu hướng giáo dục toàn cầu mà còn là mục tiêu chính của

Trang 6

nhiều hệ thống giáo dục tiên tiến Với đề tài này, không chỉ môi trường giáo dục tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca 5 được cải thiện mà còn góp phần xây dựng nền tảng tốt cho những nhà giáo dục tương lai, giúp họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc đặt nhu cầu, sở thích, và tiềm năng của trẻ lên hàng đầu trong quá trình giảng dạy

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca 5

3 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Có 2 nhiệm vụ:

- Nghiên cứu lý thuyết để xác lập cơ sở lý luận của đề tài

- Quan sát và đánh giá thực trạng áp dụng các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường Mẫu Giáo Sơn Ca 5, từ đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện môi trường học tập, giúp trường thực hiện tốt hơn quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

5 Giới hạn phạm vi của đề tài:

Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào các tiêu chí liên quan đến giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, như tính phù hợp của môi trường học tập, cách tổ chức hoạt động, và vai trò của giáo viên trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ

6 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát các hoạt động hàng ngày tại

trường mẫu giáo Sơn Ca 5, cách giáo viên tổ chức các hoạt động, cách trẻ tương tác với môi trường, và cách giáo viên hỗ trợ từng cá nhân trẻ Quan sát cách bố trí lớp học, mức độ sử dụng các khu vực học tập, và sự phản hồi của trẻ

Trang 7

Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan như kế

hoạch giảng dạy, giáo án, và các báo cáo liên quan để đánh giá cách thiết kế hoạt động và kế hoạch tổ chức lớp học

7 Đóng góp của đề tài:

a, Về mặt lý luận: Làm rõ các tiêu chí và cơ sở lý luận của phương pháp giáo

dục lấy trẻ làm trung tâm trong bối cảnh môi trường, bao gồm cách thiết kế, quản lý và sử dụng môi trường để tối ưu hóa sự phát triển của trẻ, nâng cao nhận thức và hiểu biết cho giáo viên, phụ huynh và những nhà quản lý giáo dục mầm non về tầm quan trọng của phương pháp này đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

b, Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ xác định được các điểm mạnh và hạn chế trong

việc triển khai phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện môi trường học tập cho trẻ Kết quả nghiên cứu sẽ giúp giáo viên tự đánh giá khả năng áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm của mình, từ đó nâng cao năng lực giảng dạy, định hướng rõ hơn trong việc phát triển nghề nghiệp và cải tiến các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm

8 Cấu trúc của đề tài: Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung ngiên cứu

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Phần 4: Tài liệu tham khảo

Trang 8

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non

1 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Có thể hiểu phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chính là tạo cơ hội giúp trẻ chủ động học tập và phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, trí tuệ, các mối quan hệ, trí thông minh nội tâm, trí thông minh không gian, giáo dục tính cách của bé,… bằng nhiều cách thức khác nhau Qua đó, giáo viên sẽ có những

kế hoạch xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ và thế mạnh riêng của trẻ

1.1 Mục tiêu của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Cơ sở khoa học của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non là luôn xoay quanh các mục tiêu nhằm đảm bảo đem lại những cơ hội tốt nhất, tất cả vì quyền lợi trẻ, vì sự phát triển toàn diện của trẻ Và phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm luôn theo đuổi những mục tiêu thiết thực, đó là:

 Tạo cho trẻ cảm giác hứng thú trong học tập: Phát huy thế mạnh, khả năng của từng trẻ, phát triển trí thông minh cho trẻ

Trang 9

 Tạo cho bé có cơ hội hiểu nhiều, biết nhiều: Từ đó, giúp bé được đánh giá đúng, có thêm kỹ năng giải quyết vấn đề và tạo cho bé cảm giác được tôn trọng

 Luôn hướng tới cơ hội tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ: Giúp

bé phát triển về tính cách, suy nghĩ và cách ứng xử của trẻ thông qua việc xây dựng những kỹ năng mềm và kỹ năng sống thiết yếu

1.2 Nguyên tắc thực hiện việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Khi áp dụng phương pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, ngoài hiểu được bản chất đúng của phương pháp này, các trường học, các tổ chức giáo dục cũng cần hiểu và đảm bảo được các nguyên tắc sau:

 Xây dựng các kế hoạch giáo dục phù hợp với từng trẻ: Để làm đươc điều này, phương pháp giáo dục phải dựa trên những khả năng, nhu cầu, hứng thú

và thế mạnh của trẻ

 Giáo viên và phụ huynh cần đặt niềm tin vào con trẻ: Niềm tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ và phát triển theo cách riêng

 Kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau: Nhà trường cần kết hợp với phụ huynh để giúp bé được tiếp cận nhiều phương pháp học thông qua chơi Thông qua vui chơi, trẻ sẽ có nhiều cơ hội khám phá thế giới, phát triển tư duy sáng tạo, trí thông minh logic và tương tác với bạn bè

 Xây dựng các kế hoạch học tập phù hợp với bé: Chương trình và môi trường học tập cần được dựa trên những gì mà trẻ đã được biết và nằm trong khả năng của bé

 Môi trường giáo dục mầm non là sự kết hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động vui chơi của trẻ Do đó, khi xây dựng môi trường giáo dục mầm non, để giúp trẻ phát triển toàn diện cần tôn trọng các yếu tố sau:

o Môi trường giáo dục phải được thiết kế tập trung vào việc phát triển của trẻ: Phương pháp giảng dạy cần hướng tới các mục tiêu giáo dục, các mục tiêu tổ chức hoạt động chăm sóc và dục trẻ nhỏ Đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương và được tôn trọng

o Xây dựng môi trường học tập đầy đủ tiện ích: Bố trí, sắp xếp khu vực học tập, khu vực vui chơi năng động, sáng tạo và thuận tiện phù hợp với chủ đề và nội dung học tập

o Cung cấp trang thiết bị cho trẻ đầy đủ: Đảm bảo trang bị, cung cấp đầy các dụng cụ, giáo cụ, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề và vận dụng được các kiến thức kỹ năng đã học vào đời sống

Trang 10

o Luôn tạo cơ hội và mở rộng quan hệ giao tiếp xã hội cho trẻ: Khuyến khích sự tự tin và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, các cuộc thi, lễ hội,

o Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ và cộng đồng: Ý nghĩa của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần được lan rộng, bằng cách tạo cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia các hoạt động trong của trường Qua đó phối hợp chặt chẽ với gia đình, với cộng đồng để chăm sóc trẻ bằng nhiều hình thức phù hợp với sự phát triển của trẻ

o Môi trường trong lớp học

Để trẻ tập trung hứng thú trong học tập, môi trường lớp học cần được thiết kế một cách sinh động, đẹp mắt và tạo được sự hứng thú cho trẻ Cụ thể, nên sắp xếp không gian gọn gàng, bố trí các khu vực hợp lý thuận tiện cho từng hoạt động, gần gũi và quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của các bé Từ đó, giúp bé phát triển nhiều kỹ năng và nhiều loại trí thông minh khác nhau như: Kỹ năng

giao tiếp ứng xử, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh vận động, khả năng tự

vệ,…

Một vài lưu ý khi thiết kế môi trường trong lớp học như sau:

 Bố trí các góc hoạt động phải sáng sủa, thoáng mát

 Các góc học động phải có ranh giới rõ ràng, giúp di chuyển dễ dàng, có

sự liên kết giữa các góc hoạt động và thuận tiện cho hoạt động quan sát, hướng dẫn của giáo viên

 Tên hoặc ký hiệu các góc hoạt động cần được thiết kế dễ nhìn, dễ nhận dạng, đơn giản với trẻ

 Bố trí đầy đủ và phù hợp các dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng cho trẻ ở từng góc học tập Các vật dụng này thường xuyên tiếp xúc hằng ngày với các bé, chính vì vậy, khi bố trí các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi cần đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc an toàn Các loại hình dụng cụ và đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi và cần được sắp xếp cất trữ gọn gàng, ngăn nắp

Cách xây dựng môi trường ngoài trời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kinh nghiệm của trẻ

Khi thiết kế môi trường ngoài trời cần chú ý như sau:

Vị trí các khu vực hoạt động cần được xác định rõ ràng: Bố trí nhiều

loại học liệu, đồ chơi và phương tiện đặc trưng, phù hợp cho từng góc Khu vực sân chơi cần thoáng đãng, sạch sẽ không, có chướng ngại vật, đảm bảo kiểm tra tu chỉnh thường xuyên

Trang 11

Các môi trường xung quanh cần đảm bảo tính thẩm mỹ: Từ đó, môi

trường học tập sẽ đem lại ấn tượng cho người nhìn và thu hút trẻ em hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động ngoài trời

2 Áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và

sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non trong chương trình giáo dục mầm non.

Đối với môi trường giáo dục mầm non, phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là yếu tố cần phải có Quan niệm giáo dục này sẽ dựa trên nhu cầu, sở thích của trẻ

để đảm bảo trẻ được tôn trọng và có khả năng phát huy mọi sở trường của mình

Để thực hiện tốt được phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường giáo dục phù hợp là điều không thể thiếu Môi trường giáo dục có thể hiểu là bao gồm điều kiện vật chất và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục trẻ

Mục đích của việc xây dựng môi trường này là cung cấp cho trẻ môi trường năng động để trẻ có cơ hội phát huy khả năng của bản thân Mỗi trẻ đều được đối xử công bằng và được cung cấp môi trường giáo dục phù hợp Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần có sự liên kết giữa gia đình và nhà trường để đảm bảo sự xuyên suốt giúp trẻ có được tâm lý lành mạnh, tạo cảm giác an toàn

và thoải mái nhất

2.1 Thiết kế môi trường học tập đa dạng và phong phú

- Không gian học tập linh hoạt: Tạo ra các khu vực khác nhau (góc chơi, góc học tập, góc sáng tạo) để trẻ có thể lựa chọn hoạt động phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình

- Sử dụng tài liệu gần gũi: Lựa chọn đồ dùng, tài liệu từ thiên nhiên và cuộc sống xung quanh để trẻ dễ dàng liên hệ và khám phá

2.2 Khuyến khích sự tham gia của trẻ

- Lắng nghe ý kiến trẻ: Tạo cơ hội để trẻ có thể bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về những hoạt động, chủ đề mà chúng thích, từ đó điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho phù hợp

- Hoạt động nhóm: Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm để phát triển kỹ năng

xã hội và khả năng hợp tác

2.3 Xây dựng mối quan hệ tích cực

- Tương tác giữa giáo viên và trẻ: Giáo viên nên tạo ra môi trường thân thiện, gần gũi, sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập

- Giao tiếp với phụ huynh: Tích cực phối hợp với gia đình để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, cùng hỗ trợ trẻ phát triển

2.4 Phát triển hoạt động học tập theo sở thích của trẻ

Ngày đăng: 11/11/2024, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w