Ở nơi trời và nước gặp nhau này, sự bồi đắp phù sa của tự nhiên cùng với công khai phá của cư dân, đã và đang hình thành nên vùng đất trù phú mà người dân vẫn nói vui là “nơi đất biết nở
Trang 1BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓMBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
- -BÀI THU HOẠCH MÔN: KĨ NĂNG MỀM TRONG DU LỊCH
LHP: VI4600 – 01 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024
ĐỀ TÀI: MŨI CÀ MAU
HỌ VÀ TÊN: DU THÚY VY MSSV: 0023412412
Trang 2BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
- -BÀI THU HOẠCH MÔN: KĨ NĂNG MỀM TRONG DU LỊCH
LHP: VI4600 – 01 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024
ĐỀ TÀI: MŨI CÀ MAU
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Ths: Lê Văn Vũ
HỌ VÀ TÊN: DU THÚY VY MSSV: 0023412412
Trang 3Mục lục
1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ MŨI CÀ MAU 1
1.1: Vị trí của khu du lịch Mũi Cà Mau 1
1.2: Quy mô của khu du lịch Mũi Cà Mau 1
2 CÁC ĐIỂM THAM QUAN KHI ĐẾN KHU DU LỊCH MŨI CÀ MAU
2
2.1: Công viên văn hóa du lịch Cà Mau 2
2.2: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 6
2.3: Mô hình nuôi hàu lồng tại xã Đất Mũi 7
2.4: Tham quan nhà dân xóm Mũi 8
2.5: Hình thức du lịch cộng đồng 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 41 TỔNG QUAN CHUNG VỀ MŨI CÀ MAU:
“Tổ quốc ta như một con tàu Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau”
Xuân Diệu Mũi Cà Mau, nơi địa đầu cực Nam của tổ quốc, ai cũng muốn đến một lần trong đời Ở nơi trời và nước gặp nhau này, sự bồi đắp phù sa của tự nhiên cùng với công khai phá của cư dân, đã và đang hình thành nên vùng đất trù phú mà người dân vẫn nói vui là “nơi đất biết nở, nơi rừng biết đi”, “biển sinh sôi”
1.1 Vị trí:
Khu du lịch Mũi Cà Mau tọa lạc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách trung tâm thành phố khoảng 110km Mũi Cà Mau là vùng địa đầu cực Nam của tổ quốc, đây cũng là điểm bờ biển duy nhất trên cả nước có thể vừa ngắm bình minh ở biển đông vừa ngắm hoàng hôn ở biển tây bởi vì nó được bao bọc bởi biển Đông và vịnh Thái Lan
Trang 5Hình 1: Toàn cảnh Mũi Cà Mau từ trên không
1.2 Quy mô:
Tổng diện tích khu du lịch Mũi Cà Mau được ước tính khoảng 20.100 ha và khu trung tâm để đầu tư phát triển du lịch có diện tích là 2.100 ha
Trong đó, công viên Văn hóa Du lịch Cà Mau là nơi tập trung các công trình tiêu biểu phục vụ việc tham quan, du lịch như Cột mốc tọa độ GPS 0001, Đền thờ Lạc Long Quân, Cột mốc đường Hồ Chí Minh km 2436, Biểu tượng cột cờ Hà Nội, Biểu tượng con tàu, Điểm chóp Mũi Cà Mau… Ngoài ra còn có các khu du lịch sinh thái về rừng biển, làng rừng, làng nghề sản xuất và Khu du lịch Khai Long
2 Các điểm tham quan khi đến khu du lịch Mũi Cà Mau:
2.1 Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau:
Một trong những địa điểm thú vị khi đến với Đất Mũi là công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, tọa lạc ngay trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào tháng 5/2009
Đến đây du khách có thể tận tay chạm vào cột mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001, mốc tọa độ Quốc gia GPS0001 (cây số 0) là một trong bốn điểm cực đánh dấu lãnh thổ Việt Nam trên đất liền Cực Bắc là Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã
Trang 6Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa)
và cực Nam chính là Cột Mốc tọa độ Quốc gia GPS0001 (Đất Mũi, Cà Mau)
Hình 2: Cột mốc tọa độ quốc gia GPS 0001
Hình tượng con tàu tại Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau cũng là một trong những điểm nhấn thú vị, với hình tượng chiếc thuyền căng đầy gió luôn hướng ra biển khơi Trên cánh buồm với dòng chữ “Mũi Cà Mau”, toạ độ: 8°37'30'' vĩ độ bắc, 104°43' kinh độ đông Đây là địa điểm quen thuộc mà mỗi du khách đến với Đất Mũi đều không thể bỏ qua để chụp ảnh lưu niệm, ghi lại những khoảnh khắc đánh dấu chuyến hành trình đến với vùng cực Nam của Tổ quốc
Trang 7Hình 3: Hình tượng con tàu
Cột mốc Đường Hồ Chí Minh - điểm cuối Cà Mau km 2436 là điểm đến du lịch đánh dấu “điểm cuối cùng” trên chuyến hành trình trải dài từ Pắc Bó - Cao Bằng (điểm đầu) đến Đất Mũi - Cà Mau (điểm cuối), đi qua 28 tỉnh, thành phố với chiều dài 3.183km Với quy mô thích hợp và hình thức giản dị, du khách có thể ghé thăm cột mốc đường Hồ Chí Minh để ghi lại dấu ấn trên chuyến hành trình về thăm Đất Mũi
Trang 8Hình 4: Cột mốc Km 2436 Đường Hồ Chí Minh Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau (nằm trong khuôn viên Đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ) được mô phỏng theo kiến trúc Cột cờ tại Thủ đô Hà Nội, được xây dựng kiên cố, gồm 3 tầng đế và thân cột cờ Tổng chiều cao công trình tính cả cán
cờ là hơn 41m, được khánh thành vào cuối năm 2019 Trên đỉnh là lá cờ tổ quốc đỏ thắm mang ý nghĩa thiêng liêng trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ Đây cũng là biểu tượng vinh quang, và cũng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, tình cảm gắng bó Bắc – Nam “là cây một cội, là con một nhà” Chinh phục 248 bậc thang lên đỉnh cột cờ ta có thể phóng tầm mắt ngắm rừng đước bạc ngàn xanh mát
Trang 9Hình 5: Cột cờ Hà Nội tại Cà Mau
Vào chiều ngày 10/12/2019 tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức lễ khánh thành Đền
thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ Đền thờ Lạc Long Quân và tượng mẹ Âu Cơ
được đặt hướng ra biển đông Đây là một công trình mang ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, nhằm nhắc nhở thế hệ mai sau về quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc Từ nay, khi đến với Mũi Cà Mau, đồng bào cả nước và du khách bốn phương có điều kiện thắp hương, tưởng nhớ Quốc Tổ
Hình 6: Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ
Trang 102.2 Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau:
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên là 41.862 ha trong đó diện tích phần ven biển: 26.600 ha, diện tích đất liền: 15.262 ha, ở phần đất liền này có
3 phân khu:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: diện tích 12.203 ha
- Phân khu phục hồi sinh thái: diện tích 2.859 ha
- Phân khu hành chính dịch vụ: diện tích 200 ha
Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam giáp cả biển Đông và biển Tây tức vịnh Thái Lan, nơi đây chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ thủy triều tạo nên một vùng sinh thái cửa sông và trên biển có một không hai ở Việt Nam Nhờ vậy Mũi Cà Mau có các hệ sinh thái đặc trưng như rừng nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đặc trưng chuyển từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa Ngày 13/12/2012 được Ban thư ký công ước Ramsar công nhận là Khu Ramsar thứ
2088 của thế giới và thứ 05 của Việt Nam, giờ là một trong những rừng ngập mặn lớn thế giới chỉ sau rừng Amazon của Nam Mỹ
Hình 7: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Có 4 tuyến chính để du lịch xuyên rừng quốc gia Cà Mau: tuyến ngắn nhất là 20km, tuyến dài nhất với 55km kể cả lượt đi và về Gồm: Tham quan rừng ngập mặn Bãi Bồi; Tham quan khám phá Giếng Trời – Rừng nguyên sinh; Tham quan diễn thế rừng tự nhiên – Cồn Ông Trang và Tham quan Bãi Bồi ven hai bờ biển
Trang 11đông, tây – Rừng ngập mặn Du khách sẽ được di chuyển bằng võ lãi - đặc trưng của miền tây sông nước
Hình 8: Du khách trải nghiệm di chuyển bằng võ lãi
Đặc trưng ở đây là “cây mắm đi trước, cây đước theo sau”, ước tính hằng năm bãi bồi nơi đây lấn ra biển từ 80m đến 100m, đất lấn biển tới đâu thì cây mắm, cây đước cũng đi theo tới đó, vì vậy người dân vẫn thường gọi vui nơi này là “nơi đất biết nở, nơi rừng biết đi” Ngoài hệ thống thực vật đặc trưng nơi đây còn có các động vật quý nhất trong vườn là: Bồ Nông chân xám, khỉ đuôi dài và các loại chim nước, chim di cư,
Trong rừng quốc gia Mũi Cà Mau có 2 bãi bồi ven biển do phù sa lắng đọng lại sau mỗi vòng tuần hoàn của thủy triều, đó bà bãi bồi biển Đông và bãi bồi biển Tây Đây là điểm dừng chân lý tưởng để có thể ngắm nhìn những đàn chim di trú theo mùa Chiêm ngưỡng thế giới sinh học đa dạng, có loài được xem là đặc trưng của đất mũi như: ốc len, cá thòi lòi,
2.3 Mô hình nuôi hàu lồng tại xã Đất Mũi:
Xuôi dòng sông Rạch Tàu, ngắm nhìn những dãy hàu lồng được ngư dân thả nuôi nằm san sát nhau, trải dài ngút tầm nhìn là một cảm giác thú vị cho du khách
Trang 12Hình 9: Du khách tham quan mô hình nuôi hàu lồng
Những chiếc bè này là khu vực sản xuất của các xã viên khu hợp tác xã nuôi hàu lồng Đất Mũi, nghề nuôi hàu lồng nơi đây có gần 20 năm qua Ban đầu hàu giống được mang về từ những địa phương khác, dần già bà con xã viên hợp tác xã bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất hàu giống tại chỗ Nhờ vậy, nghề nuôi hàu hiện nay phát triển rất nhanh và cho năng xuất cao, cuộc sống người dân nơi đây cũng được cải thiện rất nhiều
Trong những năm gần đây, do đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phần lớn diện tích đất sản xuất và các dòng sông, con rạch trong tỉnh Cà Mau đều bị nhiễm mặn nên rất thuận lợi cho hàu sinh sôi, nẩy nở Nhờ được sống trong môi trường tự nhiên giàu phù sa và sinh vật phù du nên hàu Đất Mũi Cà Mau lớn con, thân đầy ruột, thịt thơm ngọt đến lạ thường và không chê vào đâu được Hàu là một loại hải sản, là một đặc sản ở vùng Đất Mũi Cà Mau Thịt hàu là một loại thực phẩm tươi sống, là món ăn bổ dưỡng cho cả người lớn và trẻ em
2.4 Tham quan nhà dân xóm Mũi:
Đi dọc hai bờ kênh Vàm Mũi là những ngôi nhà sàn nối nhau san sát, chìa những hàng cột ra mé nước Xóm Mũi ngày nay vẫn duy trì nét sinh hoạt lạ mà du khách không thấy ở nơi khác đó là hầu hết những ngôi nhà đều không có cửa, một vài căn nhà có cửa thì quanh năm chẳng đóng bao giờ Những ngôi nhà mở toang đón gió, khi đi đâu xa chủ nhà chỉ cần nhắn với hàng xóm một lời nhờ trông coi là đủ
Trang 13Nhà sàn xóm Mũi truyền thống thường được cất theo kiểu ba gian hoặc hai mái, vách nhà được lộp bằng lá dừa; cột, kèo, sàn bằng gỗ đước, cách mặt nước khoảng 1m đến 1m rưỡi giúp người dân thích ứng với những đợt nước triều lên Những ngôi nhà không cửa ở xóm Mũi bắt nguồn từ thời khai hoang mở coi, khi ấy giao thông không thuận tiện, xã này với xã kia không được liên kết, nhà dân cũng thưa thớt nên vấn đề trộm cướp không xảy ra, người dân cũng không để ý chuyện cắp trộm nên việc làm cửa cũng không còn quan trọng Nhà không cửa vừa gần gũi thể hiện sự yên bình, gắng bó của một làng quê vừa tạo cảm giác mới lạ cho những ai lần đầu đặt chân đến nơi cuối cùng của tổ quốc
Hình 10: Nhà không cửa xóm Mũi
Khi xã hội phát triển, vật tư xây dựng được đầu tư hơn, những ngôi khang trang hiện đại cũng mọc lên ngày một nhiều Nhà không cửa ở Đất Mũi vì vậy mà ít dần theo năm tháng, những ngôi nhà làm bằng cây đước đã thay bằng nhà tường cao ráo
2.5 Hình thức du lịch cộng đồng:
Du khách có thể trải nghiệm hình thức du lịch này tại các homestay, người dân làm dịch vụ nơi đây khai thác lợi thế thiên nhiên để làm du lịch Cùng với các hoạt động du lịch xuyên rừng, bắt nghêu ở bãi bồi du khách được trải nghiệm cuộc sống thực tế, tham gia các sinh hoạt đời thường đặc trưng của người dân bản địa vùng ngập mặn Mũi Cà Mau mang lại cảm giác mới lạ, thư giản cho du khách Cũng tạo nên công việc cho người lao động nơi đây và góp phần tránh được tình trạng người dân đi phá rừng làm than
Trang 14Du lịch dựa vào cộng đồng là một loại hình du lịch đặt trưng mới phát triển của vùng sông nước Cà Mau Giờ đây, khi về với vùng Đất Mũi, du khách có thể tự mình khám phá “rừng vàng, biển bạc” và cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân
Trang 15Tài liệu tham khảo
1 Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau
2 Kí sự truyền hình: Về đất mũi Cà Mau
3 Truyền hình nhân dân
4 Báo văn hóa
5 Báo nhân dân điện tử
Trang 16Nhận xét, đánh giá của Giảng viên hướng dẫn
………