1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Huyện Trảng Bom giai đoạn 2021-2023

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Huyện Trảng Bom giai đoạn 2021-2023
Tác giả Nguyễn Hoàng Phi
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp – Phân Hiệu Đồng Nai
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 673 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (6)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (6)
      • 1.1.1. Đặc điểm đất đai của Việt Nam (6)
      • 1.1.2. Quan hệ pháp luật về đất đai Việt Nam qua các thời kỳ (6)
      • 1.1.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai (7)
        • 1.1.3.1. Tranh chấp về đất đai (7)
        • 1.1.3.2. Khiếu nại về đất đai (8)
        • 1.1.3.3. Tố cáo về đất đai (11)
      • 1.1.4. Nguồn gốc của khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai (14)
    • 1.2. Thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn cả nước (14)
    • 1.3. Thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai huyện Trảng (15)
    • 1.4. Cơ sở pháp lý (16)
  • CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (18)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (18)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp (18)
      • 2.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích (19)
      • 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (19)
  • CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (21)
    • 3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội (21)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (21)
        • 3.1.1.1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên (21)
        • 3.1.1.2. Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên (23)
        • 3.1.1.3. Đánh giá chung (24)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu (25)
        • 3.1.2.1. Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (25)
        • 3.1.2.2. Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất (25)
        • 3.1.2.3. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn (26)
        • 3.1.2.4. Đánh giá chung (28)
    • 3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương (30)
      • 3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai từ năm 2021-2023 (30)
        • 3.2.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất tại địa bàn (30)
    • 3.3. Tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai (36)
      • 3.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư (36)
      • 3.3.2. Công tác tiếp công dân (Biểu số 01/TCD, 02/TCD) (38)
        • 3.3.2.1. Kết quả tiếp công dân (38)
        • 3.3.2.2 Phân loại đơn, vụ việc qua tiếp công dân (39)
      • 3.3.3. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn (Biểu số 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD) (40)
        • 3.3.3.1 Cấp huyện (40)
        • 3.3.3.2 Cấp xã (41)
      • 3.3.4. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền (Biểu số 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ) (42)
        • 3.3.4.1 Cấp huyện (42)
        • 3.3.4.2 Cấp xã (46)
    • 3.4. Công tác quản lí nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo (47)
    • 3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai (48)
      • 3.5.1. Những mặt làm được (48)
      • 3.5.2. Những hạn chế, tồn tại, vướng mắc (49)
    • 3.6. Các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai (50)
    • 3.7. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai (50)
    • 3.8. Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết (51)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (53)

Nội dung

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Bộ Nông Nghiệp và PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI NGUYỄN HOÀNG PHI Tên đề tài Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Huyện Trảng Bom giai đoạn 2021-2023 Ngành: Quản lý đất đai Chuyên ngành: Quản lý đất đai ĐỒNG NAI – 2024 Mục Lục ĐẶT VẤN ĐỀ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1.Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Đặc điểm đất đai của Việt Nam 4 1.1.2. Quan hệ pháp luật về đất đai Việt Nam qua các thời kỳ 4 1.1.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 5 1.1.3.1. Tranh chấp về đất đai 5 1.1.3.2. Khiếu nại về đất đai 6 1.1.3.3. Tố cáo về đất đai 9 1.1.4. Nguồn gốc của khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 12 1.2. Thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn cả nước 12 1.3. Thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai huyện Trảng Bom và tại địa bàn nghiên cứu 13 1.4. Cơ sở pháp lý 14 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 16 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16 2.3. Nội dung nghiên cứu 16 2.4. Phương pháp nghiên cứu 16 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 16 *Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: 16 2.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích 17 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 17 CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 3.1.Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 19 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 19 3.1.1.1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên 19 3.1.1.1.1. Vị trí địa lí 19 3.1.1.1.2. Địa hình, địa mạo 19 3.1.1.1.3. Khí hậu 20 3.1.1.1.4. Thuỷ văn 21 3.1.1.2. Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên 21 3.1.1.2.1.Tài nguyên đất 21 3.1.1.2.2. Tài nguyên nước 22 3.1.1.2.3. Tài nguyên rừng 22 3.1.1.3. Đánh giá chung 22 3.1.1.3.1. Thuận lợi 22 3.1.1.3.2. Khó khăn 23 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu: 23 3.1.2.1. Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 23 3.1.2.2. Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất 23 3.1.2.3. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn 24 3.1.2.3.1. Thực trạng phát triển đô thị 24 3.1.2.3.2. Thực trạng phát triển nông thôn 25 3.1.2.4. Đánh giá chung 26 3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương 28 3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai từ năm 2021-2023 28 3.2.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất tại địa bàn 28 3.2.3.1.1. Công tác tuyên truyền phổ biến, xây dựng văn bản pháp luật 28 3.2.3.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính 29 3.2.3.1.3. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính 29 3.2.3.1.4. Công tác kiểm kê, thống kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 29 3.2.3.1.5. Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 30 3.2.3.1.6. Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân 30 3.2.3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2023 huyện Trảng Bom 33 3.3. Tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 35 3.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư 35 3.3.2. Công tác tiếp công dân (Biểu số 01/TCD, 02/TCD) 37 3.3.2.1. Kết quả tiếp công dân 37 3.3.2.2 Phân loại đơn, vụ việc qua tiếp công dân: 38 3.3.3.Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn (Biểu số 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD) 39 3.3.3.1 Cấp huyện: 39 3.3.3.2 Cấp xã: 40 3.3.4. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền (Biểu số 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ) 40 3.3.4.1 Cấp huyện: 40 3.3.4.2 Cấp xã: 44 3.4. Công tác quản lí nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo 45 3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 47 3.5.1. Những mặt làm được 47 3.5.2. Những hạn chế, tồn tại, vướng mắc 48 3.6. Các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 48 3.7. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai 49 3.8. Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại và tố cáo trên địa bàn Huyện Trảng Bom trong thời gian tới 49 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 4.1. Kết luận 52 4.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật nói chung, của con người nói riêng. Nó là điều kiện cần và cơ bản nhất cho quá trình tồn tại và phát triển. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng của mỗi Quốc gia. Đất đai là sản phẩm tự nhiên, lao động con người không thể tạo ra đất đai và đất đai có giới hạn về không gian và số lượng, cố định về vị trí. Chính vì các đặc tính đặc biệt đó mà đất đai trở thành đối tượng của các cuộc tranh chấp, khiếu kiện. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của đất đai, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương chính sách pháp luật để quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả quỹ đất đai. Việc ban hành các quy định pháp luật về đất đai cũng là cơ sở để thực hiện quyền lực và ý chí của Nhà nước, là căn cứ đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất. Từ khi quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trở thành một đối tượng của giao lưu dân sự, người dân không chỉ có quyền sử dụng đất mà còn có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất, thì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu nhà ở, và đặc biệt là quyền sử dụng đất cũng hết sức đa dạng và phong phú. Ở nước ta hiện nay khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo không được nhiều hoặc có giải quyết nhưng chưa dứt điểm, còn chậm, chưa đủ mạnh, số vụ phát sinh nhiều, số vụ được giải quyết hiệu quả chưa cao dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp ngày càng tăng và ngày càng gay gắt. Do đó việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được nhiều ngành nhiều cấp quan tâm. Trên địa bàn Huyện Trảng Bom, việc các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày càng nhiều. Đây là những nguyên nhân tiềm ẩn của các nguy cơ gây bất ổn an ninh chính trị, trật tự xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Huyện Trảng Bom giai đoạn 2021-2023” CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Đặc điểm đất đai của Việt Nam Việt Nam là nước thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế hiện nay đất đai hết sức manh mún, nhỏ lẻ, nhiều đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai kém màu mỡ, với nền sản xuất lạc hậu làm cho năng suất, sản lượng nông nghiệp thấp. Trong một thời gian dài Nhà nước ta sản xuất theo kế hoạch, xây dựng một nền kinh tế bao cấp đã làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này. Chính vì vậy để việc phân bố đất đai phù hợp với điều kiện, tập quán sinh hoạt và đảm bảo nhu cầu của cuộc sống là việc cấp thiết. Sau khi miền Bắc giải phóng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật cải cách ruộng đất năm 1953 và các văn bản luật đất đai nhằm đảm bảo cho nhân dân lao động có chỗ ở và có đất để sản xuất. Đến Luật đất đai năm 1988 ra đời đã làm thay đổi rất nhiều trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên trong thời gian này việc quy định và đảm bảo các quyền cho người sử dụng đất còn rất hạn chế. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 ra đời từ đó công tác quản lý đất đai trong cả nước dần dần đi vào quy củ, quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng được mở rộng, việc khai thác các tiềm năng từ đất ngày càng được người dân chú trọng nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất một cách tối đa. 1.1.2. Quan hệ pháp luật về đất đai Việt Nam qua các thời kỳ Quan hệ đất đai ở đây thực chất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sử dụng đất. Tuy nhiên mối quan hệ này phải dựa trên các quy định của pháp luật về đất đai do Nhà nước ta ban hành gọi là quan hệ pháp luật về đất đai. Ngay từ ngày dành độc lập năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ngay tới việc quản lý và sử dụng các loại đất. Với sự ra đời của Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 cùng với sự thay đổi liên tục nhằm hoàn thiện đời sống về đất đai cũng như các đời sống khác để phát triển, đổi mới đất nước và để phù hợp với tình hình thực tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị nên đã phát sinh ra nhiều môi trường trong quan hệ đất đai. Các mâu thuẫn đó thể hiện thông qua các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Tính phức tạp của tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách pháp luật đất đai mà còn do nhiều nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ. Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan có xu hướng gia tăng, nội dung đơn tập trung nhiều vào các nội dung về lấn chiếm đất, đòi lại đất, ranh giới đất, về quyền sử dụng đất… Tình hình trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia. 1.1.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 1.1.3.1. Tranh chấp về đất đai * Khái niệm Theo Điều 3 Luật Đất đai sửa đổi và bổ sung năm 2003 Và Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. [.1] * Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 (Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: + Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; + Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; - Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: + Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; + Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; - Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. ( Luật đất đai 2013 ) * Trình tự giải quyết tranh chấp Quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ của các bên có tranh chấp; Bước 2: Tổ chức điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan; Bước 3: Tổ chức Hội nghị giải quyết tranh chấp đất đai; Bước 4: Ban hành Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; Bước 5: Tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết tranh chấp. 1.1.3.2. Khiếu nại về đất đai * Khái niệm Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do Luật do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. * Chủ thể của khiếu nại Là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân * Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND phường, thị trấn Khoản 2, Điều 117, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định UBND xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn: “tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền”. Theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại thì giải quyết khiếu nại được giải thích là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại có thể được thực hiện qua nhiều lần ở các cấp khác nhau và với trách nhiệm là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước ở cấp cơ sở, Chủ tịch UBND phường, thị trấn là người có thẩm quyền giải quyết lần đầu đối với vụ việc khiếu nại. Điều 17 của Luật Khiếu nại quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp”.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

1.1.1 Đặc điểm đất đai của Việt Nam

Việt Nam là nước thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Trên thực tế hiện nay đất đai hết sức manh mún, nhỏ lẻ, nhiều đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai kém màu mỡ, với nền sản xuất lạc hậu làm cho năng suất, sản lượng nông nghiệp thấp Trong một thời gian dài Nhà nước ta sản xuất theo kế hoạch, xây dựng một nền kinh tế bao cấp đã làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này Chính vì vậy để việc phân bố đất đai phù hợp với điều kiện, tập quán sinh hoạt và đảm bảo nhu cầu của cuộc sống là việc cấp thiết Sau khi miền Bắc giải phóng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật cải cách ruộng đất năm

1953 và các văn bản luật đất đai nhằm đảm bảo cho nhân dân lao động có chỗ ở và có đất để sản xuất Đến Luật đất đai năm 1988 ra đời đã làm thay đổi rất nhiều trong công tác quản lý đất đai Tuy nhiên trong thời gian này việc quy định và đảm bảo các quyền cho người sử dụng đất còn rất hạn chế Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 ra đời từ đó công tác quản lý đất đai trong cả nước dần dần đi vào quy củ, quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng được mở rộng, việc khai thác các tiềm năng từ đất ngày càng được người dân chú trọng nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất một cách tối đa.

1.1.2 Quan hệ pháp luật về đất đai Việt Nam qua các thời kỳ

Quan hệ đất đai ở đây thực chất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sử dụng đất Tuy nhiên mối quan hệ này phải dựa trên các quy định của pháp luật về đất đai do Nhà nước ta ban hành gọi là quan hệ pháp luật về đất đai.

Ngay từ ngày dành độc lập năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ngay tới việc quản lý và sử dụng các loại đất Với sự ra đời của Luật đất đai

1988, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 cùng với sự thay đổi liên tục nhằm hoàn thiện đời sống về đất đai cũng như các đời sống khác để phát triển, đổi mới đất nước và để phù hợp với tình hình thực tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị nên đã phát sinh ra nhiều môi trường trong quan hệ đất đai Các mâu thuẫn đó thể hiện thông qua các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Tính phức tạp của tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách pháp luật đất đai mà còn do nhiều nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan có xu hướng gia tăng, nội dung đơn tập trung nhiều vào các nội dung về lấn chiếm đất, đòi lại đất, ranh giới đất, về quyền sử dụng đất… Tình hình trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia.

1.1.3 Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

1.1.3.1 Tranh chấp về đất đai

Theo Điều 3 Luật Đất đai sửa đổi và bổ sung năm 2003 Và Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” [.1]

* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 (Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

- Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành ( Luật đất đai 2013 )

* Trình tự giải quyết tranh chấp

Quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ của các bên có tranh chấp;

Bước 2: Tổ chức điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan;

Bước 3: Tổ chức Hội nghị giải quyết tranh chấp đất đai;

Bước 4: Ban hành Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai;

Bước 5: Tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết tranh chấp.

1.1.3.2 Khiếu nại về đất đai

Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do Luật do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

* Chủ thể của khiếu nại

Là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân

* Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND phường, thị trấn

Thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn cả nước

Thống kê của Chính phủ, tình hình khiếu nại, tố cáo giảm ở nhiều chỉ tiêu.

Số lượt công dân đến các cơ quan hành chính Nhà nước để khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh giảm 11%, tổng số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước cũng giảm 25,6% Tuy nhiên, số đoàn đông người tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2016 và thực tế khiếu nại, tố cáo vẫn còn diễn biến phức tạp, gay gắt Các vụ việc phức tạp, đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó có những vụ việc đã được nhiều cơ quan giải quyết những công dân không đồng ý, tiếp tục khiếu nại với thái độ bức xúc. Chỉ riêng về khiếu nại, cả nước phát sinh 56.762 đơn khiếu nại, thì số đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai chiếm 61,7%, về nhà ở chiếm 11,7% Trong tố cáo, cả nước phát sinh 15.148 đơn tố cáo, trong lĩnh vực hành chính chiếm 62,7%, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội; tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng chiếm 5,1% Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo còn phức tạp là do công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực ở một số địa phương còn nhiều tồn tại, yếu kém, nhất là trong công tác quản lý, sử dụng đất đai Đáng chú ý, có những vụ việc xuất phát từ trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức còn hạn chế Thậm chí có hành vi vi phạm pháp luật, vụ lợi cá nhân, thiếu khách quan, công tâm trong thực thi công vụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức… Ngoài ra còn do cơ chế, chính sách pháp luật chưa được hoàn thiện hoặc thiếu đồng bộ Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chậm, còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn, nhưng chậm được bổ sung, sửa đổi.

Thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai huyện Trảng

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tốt công tác tiếp công dân được duy trì nề nếp theo quy định Luật Tiếp công dân năm 2013; Quyết định số 134/QĐ-STNMT ngày 01/7/2014 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về nội quy tiếp công dân Tại trụ sở tiếp dân của cơ quan Đã cùng với đoàn kiểm tra liên ngành huyện về công tác giao đất trái thẩm quyền tại huyện Tr đến nay đã có kết luận kiểm tra Qua kiểm tra đã đề xuất xử lý làm rỏ và xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức giao đất trái thẩm quyền, đồng thời hướng dẫn phường thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân; Phối hợp với thanh tra huyện thanh tra, kiểm tra, kiểm tra đột xuất việc quản lý sử dụng đất các phường xã.

Việc giải quyết kiến nghị, tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai

Nội dung đơn: Các đơn thuộc thẩm quyền giải quyết có nội dung chủ yếu: Khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; kiến nghị liên quan việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Việc tiếp nhận, thụ lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo cơ bản đúng quy trình, thời gian theo quy định; Thực hiện thẩm tra, xác minh hồ sơ bảo đảm công khai,minh bạch; Trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đã thực hiện đối thoại với người dân, tạo điều kiện để người dân được trình bày tâm tư,nguyện vọng với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, qua đó giúp cho việc giải quyết khiếu nại được khách quan, đúng quy định pháp luật

Cơ sở pháp lý

a Theo Luật đất đai năm 2003

- Nghị định số 75/2012/NĐ- CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại;

- Thông tư liên tịch số 10/2011/TTLT-BTP-TTCP của Bộ Tư pháp và Thanh tra chính phủ ngày 6/6/2011 về hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính hành vi hành chính;

- Thông tư số 07/2011/TT- TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra chính phủ về hướng dẫn quy trình tiếp công dân; b Theo Luật đất Đai năm 2013

- Luật tiếp công dân năm 2013 ngày 25/11/2013

- Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/09/2013 Quy định quy trình giải quyết tố cáo;

- Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 Quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;

- Nghị định 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai 2013 của Chính phủ;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định về giá đất

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Người quản lý đất đai và các đối tượng sử dụng đất đai có liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai giai đoạn 2021-2023

- Các văn bản liên quan công tác tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai b Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Địa bàn Huyện Trảng Bom , Tỉnh Đồng Nai

- Phạm vi về thời gian : Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai giai đoạn: 2021-2023

- Phạm vi thu thập số liệu: tại các xã thuộc Huyện Trảng Bom

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của

- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương

- Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

- Trình tự, nội dung, quy trình công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

*Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp:

- Thu thập nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

- Thu thập số liệu về điều kiện TN-KT-XH của huyện Trảng Bom

- Thu thập số liệu thống kê các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại các xã, phường, phòng Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra huyện Trảng Bom

Tổng hợp đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai qua sổ theo dõi đơn tại Ban tiếp công dân huyện Trảng Bom

*Thu thập số liệu sơ cấp. Được thực hiện trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các nguồn tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp thu thập trong quá trình thực hiện thực tế cụ thể như sau:

- Các tài liệu thứ cấp có liên quan đến công tác Quản lý nhà nước về đất đai, công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai thu thập tại phòng thanh tra huyện Trảng Bom , thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Các tài liệu sơ cấp cần được bổ sung có liên quan đến công tác Quản lý nhà nước về đất đai, công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo và tranh chấp về đất đai Việc tổ chức triển khai, tổ chức cần thực hiện, kết quả thực hiện ở Các nội dung này tập trung chủ yếu vào những vấn đề: nhận thức, thái độ và hành vi Đối tượng cụ thể là những người có liên quan.

- Số lượng phiếu điều tra là 50 phiếu đối tượng điều tra phỏng vấn gồm cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để nắm được tình hình cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn phường (20 phiếu) Người dân có đơn thư khiếu nại tố cáo và tranh chấp về đất đai được thụ lý và giải quyết (30 phiếu) Đối tượng này chọn ngẫu nhiên.

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả (tài liệu đã thu thập): theo phương pháp thông dụng (nêu vấn đề, so sánh và đưa ra các nhận định, kết luận cho từng nội dung cụ thể) trên cơ sở đối soát với các quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước.

2.4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Các khó khăn giải pháp đề xuất được thực hiện trên cơ sở các kết quả đã được phân tích và đánh giá, kết hợp thực trạng những thuận lợi khó khăn thực tế của địa phương

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu thu thập được tại địa bàn nghiên cứu tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu, và sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu đã thu thập được sau đó xử lý trên bảng Excel;

- Phương pháp so sánh và phân tích số liệu: Để rút ra nhưng nhận xét, kết luận mang tính lý luận và thực tiễn;

- Phương pháp đánh giá và phân tích thông qua ý kiến của các ban ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội

3.1.1.1 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2022, huyện Trảng Bom có tổng diện tích tự nhiên là 32.724 ha, chiếm 5,58% diện tích tự nhiên của tỉnh, với 17 đơn vị hành chính gồm: 16 xã và 01 thị trấn Có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Cửu, Định Quán;

- Phía Nam giáp với huyện Long Thành;

- Phía Tây giáp với thành phố Biên Hòa;

- Phía Đông giáp với huyện Thống Nhất.

Trảng Bom có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm gần các đô thị lớn, có các tuyến đường giao thông đường bộ thuận lợi (Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn với chiều dài 21,8 km, có 4 tuyến đường tỉnh bao gồm ĐT.762, ĐT.767, đường Chất thải rắn (ĐT.777) và đường Bắc Sơn - Long Thành chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 32,3 km), góp phần thúc đẩy phát triển thông thương, giao lưu kinh tế giữa các huyện của tỉnh và với các tỉnh khác; đường sắt Bắc - Nam, tương lai là tuyến vành đai 4 Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối vào cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường Võ Nguyên Giáp đoạn tránh thành phố Biên Hòa, đường Trảng Bom - Xuân Lộc, đường Vành đai thành phố Biên Hòa nên có điều kiện thuận lợi để gắn kết, giao lưu nhằm phát triển kinh tế - xã hội và trở thành đô thị vệ tinh trong vùng.

Trảng Bom nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải và thấp dần từ Bắc xuống Nam Có thể chia địa hình của huyện thành 3 khu vực:

- Khu vực có địa hình thấp: nằm ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A;

- Khu vực địa hình cao: nằm ở phía Bắc của huyện;

- Khu vực có địa hình trung bình: nằm ở phía Bắc của Quốc lộ 1A.

Nhìn chung địa hình của huyện khá liên tục không bị chia cắt thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị cũng như các công trình công nghiệp.

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những biến động lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.

- Nhiệt độ: có nền nhiệt độ cao đều quanh năm và khá ổn định, số giờ nắng trung bình khoảng 2.600-2.700 giờ/năm, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 - 260C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 21ºC, tháng có nhiệt độ cao nhất từ 34-35ºC Biên độ nhiệt trong mùa mưa 5,5 - 80C; trong mùa khô đạt 5 - 120C.

- Lượng mưa: trung bình khoảng 1.800 - 2.000 mm/năm Lượng mưa phân bố không đều tạo nên hai mùa là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm, trong đó các tháng 8, 9, 10 có lượng mưa cao nhất; có tháng lượng mưa lên đến 500 mm. Các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lượng mưa trong năm Có một số tháng hầu như không có mưa như tháng 1 và tháng.

- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78 - 82% Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85 - 93% Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72 - 82% Độ ẩm cao nhất 95%, thấp nhất 50%.

- Chế độ gió: Hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam và Tây Nam Đi kèm theo hai mùa khô và mưa Gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam có tần suất 30 - 40% Gió thịnh hành trong mùa mưa là gió Tây Nam tần suất66%, tốc độ gió trung bình là 10 - 15m/s mạnh nhất 22,6m/s Khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng thường xảy ra các hiện tượng giông giật và lũ quét.Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu này tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt Trong đó, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng Tuy nhiên, với diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng phức tạp cũng là một thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ quy hoạch.

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện ngắn và dốc, ít nước trong mùa khô: module dòng chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30 - 35 l/s/km 2 nhưng vào mùa khô chỉ còn khoảng 10 - 12 l/s/km 2

3.1.1.2 Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên

Trên địa bàn huyện Trảng Bom có 5 nhóm đất chính, phân thành 10 đơn vị chú giải bản đồ đất như sau:

- Nhóm đất phù sa: có diện tích 387 ha (chiếm 1,2% DTTN), phân thành

1 đơn vị chú giải bản đồ là Đất phù sa có tầng loang lổ (Pf) Đất phù sa có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, hàm lượng sét vật lý từ 32 - 52%, giàu mùn (2 - 2,5%), đạm trung bình (0,15 - 0,3%), nghèo lân (0,04 - 0,08%. Đất phù sa phân bố ở các xã: Bình Minh (82 ha), Bắc Sơn (55 ha), Hố Nai (250 ha) Hiện tại, nhóm đất phù sa đang được trồng lúa, lúa màu Trong tương lai, có thể chuyển một phần đất lúa, lúa màu để phát triển các loại rau, hoa, cây cảnh…

- Nhóm đất xám: có tổng diện tích 2.622 ha (8,1% DTTN) với 2 đơn vị chú giải bản đồ là: Đất xám trên phù sa cổ (X) 2.332 ha, chiếm 88,9% diện tích nhóm đất xám; Đất xám đọng mùn glây (Xg) 290 ha, chiếm 11,1% Đất xám ở Trảng Bom nói chung là nghèo dưỡng chất (mùn tầng mặt

Ngày đăng: 11/11/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w