41 3.1.5 Phân tích mối tương quan giữa mức độ thích ứng nghề nghiệp theo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức..
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức theo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thích nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức theo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức thích ứng nghề nghiệp như thế nào với các yêu cầu của công việc về kiến thức, kỹ năng, thái độ?
- Giải pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức với các yêu cầu công việc về kiến thức, kỹ năng, thái độ?
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp định lượng:
Sử dụng công cụ khảo sát google forms và triển khai trực tiếp đường link khảo sát đến từng đối tượng liên quan thông qua kênh tương tác như: Zalo, facebook, email…
Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS, excel
Các nhận định trong bảng hỏi được đánh giá theo thang đo likert 5 mức độ
Nghiên cứu sử dụng một số phép thống kê để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Thống kê mô tả, Phân tích yếu tố khám phá, phân tích ANOVA…
Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứụ phục vụ cho công tác điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và sự phù hợp của chương trình đào tạo với vị trí việc làm của người tốt nghiệp Theo tiêu chuẩn 7.2 trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo công văn 454/TCGDNN-KĐCL ngày 25/3/2019 của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở đào tạo phải điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông
11 tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và sự phù hợp của chương trình đào tạo với vị trí việc làm của người tốt nghiệp.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận Mục tiêu của chương này giải thích các khái niệm và thuật ngữ, tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài Xác định tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Tổng quan về chương trình đào tạo ngành kế toán tại Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức Mô tả quy trình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp từ kết quả nghiên cứu
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Nghiên cứu của Musyafa (2009): Stakeholder's satisfaction with civil engineering graduates (Sự hài lòng của các bên liên quan đối với SV tốt nghiệp kỹ sư xây dựng) với mục tiêu là phân tích chất lượng kỹ sư xây dựng tốt nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích giúp cải thiện chất lượng đào tạo kỹ sư xây dựng Nghiên cứu này quan tâm ở các mặt năng lực, hiệu quả của kỹ sư xây dựng và kỳ vọng, mức độ hài lòng của các bên liên quan đối với các kỹ sư dân dụng (chủ yếu là người sử dụng lao động) Đối tượng khảo sát là những quản lý của các kỹ sư xây dựng tại các khu công nghiệp, các nhà khoa học và các giáo sư Tác giả đã giới hạn nghiên cứu đối với kỹ sư dân dụng tốt nghiệp tại Úc những năm gần đây (năm 2009) Các dữ liệu thu thập được phân tích bằng phương pháp thống kê Các biến liên quan đến năng lực đã được xếp hạng đâu là các điểm yếu và đâu là các điểm mạnh của các năng lực Các biến liên quan đến sự mong đợi của các bên liên quan cũng được xếp hạng các năng lực cần được ưu tiên cung cấp thêm cho người học trong giáo dục Các đặc tính của sự hài lòng của các bên liên quan được xác định dựa trên hiệu quả của SV tốt nghiệp Tác giả đã sử dụng khung phân tích nghiên cứu và thực hiện các so sánh, phân tích tương quan để tìm các mối quan hệ giữa các nhân tố năng lực
Theo Musyafa (2009), năng lực SV tốt nghiệp bao gồm nhiều mặt khác nhau Tuy nhiên, dựa trên các kỹ năng được đưa ra bởi Hiệp hội kỹ sư Úc và trường Đại học công nghệ Curtin, Musyafa (2009) đã chia năng lực của SV tốt nghiệp thành 3 nhân tố: Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skills) và Thái độ (Attitude) Quan điểm của Musyafa (2009) tương đồng với nghiên cứu của (Hoffmann, 1999) Trong đó mỗi nhân tố được chia thành 9 biến, như vậy tổng cộng có 27 biến quan sát Với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, nghiên cứu khảo sát: 17 người sử dụng lao động, 39 kỹ sư xây dựng, 45 nhà khoa học và 14 giáo sư Nghiên cứu mô tả so sánh khoảng cách ba nhóm nhân tố năng lực là Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skills) và Thái độ (Attitude) giữa năng lực kỳ vọng (Expected Competence) của các bên liên quan và năng lực thực tế (Actual Competence) của SV tốt nghiệp
Nghiên cứu Alan J Brown (2015): “Developing career adaptability and Innovative Capabilities Through learning and working in Norway ang the United”:
Phát triển khả năng thích ứng nghề nghiệp thông qua học tập và làm việc ở Na Uy và Vương Quốc Anh Đề tài xem xét các quá trình làm việc, học tập, đổi mới và mức độ thích ứng nghề nghiệp từ góc độ cá nhân ở Na Uy và Vương Quốc Anh Với dữ liệu được thu thập thông qua 32 cuộc phỏng vấn với khung phân tích tập trung vào các nội dung: đặc điểm cá nhân; các yếu tố về khả năng thích ứng nghề nghiệp như: kinh nghiệm học tập, định hướng nghề nghiệp; năng lực về khả năng thích ứng nghề nghiệp Kết quả chứng minh rằng khả năng thích ứng nghề nghiệp có được bằng cách tạo ra một loạt chuyển đổi thành công trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng và năng lực một cách đa dạng trong bối cảnh việc làm
Nghiên cứu Omar, F binti, Rahim, A R bin A., & Hafit, N I A (2022) “ The Personal Resources influence on Malaysian Graduates’s Career Adaptability via Mentoring as a Mediator”: Nguồn lực cá nhân ảnh hưởng đến sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp Malaysia thông qua cố vấn như người hòa giải Đề tài thiết kế để khám phá các yếu tố quan trọng thuộc nguồn lực cá nhân ảnh hưởng đến sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp Đề tài cho thấy lực lượng lao động phải phát triển thế mạnh của bản thân về kiến thức, kỹ năng, năng lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp Hơn nữa sự cần thiết của khả năng thích ứng nghề nghiệp cho phép lực lượng lao động phát triển mạnh mẽ khi đối mặt với những thay đổi không thể đoán trước, thành công trong sự nghiệp và duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động đầy cạnh tranh
Nghiên cứu Hà Thị Trường (2013): “Đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường cao đẳng kinh tế tài chính Thái Nguyên” Đề tài thực hiện với hai mục tiêu nghiên cứu chính là xác định mức độ thích ứng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán với yêu cầu cơ bản của công việc về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp; những cải tiến theo hướng tăng cường nhiều khối lượng thực hành nhằm phát triển kỹ năng của sinh viên, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp
14 định lượng, tiến hành điều tra thông qua việc phát và thu bảng hỏi trên mẫu khảo sát là 320 cựu sinh viên ngành kế toán; thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS, Excel, Quest Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán của nhà trường làm đúng với chuyên ngành được đào tạo, trong quá trình làm việc khả năng hòa nhập công việc tương đối tốt và cảm nhận công việc hiện tại vừa sức, phù hợp năng lực bản thân Tuy nhiên, cần có thời gian tập sự khá dài mới có thể thích ứng được yêu cầu công việc và phần lớn đều phải qua các khóa đào tạo lại do doanh nghiệp tổ chức Qúa trình làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thích ứng ở mức độ trung bình với các yêu cầu công việc Hạn chế của đề tài là chỉ đánh giá mức độ thích ứng của cử nhân kế toán đối với yêu cầu công việc ở 4 khóa nên kết quả thu được chưa đạt được mong muốn tối ưu nhất trong khi hiện nay, số lượng cựu sinh viên kế toán nhà trường tốt nghiệp đang làm việc cho cơ quan, doanh nghiệp trong nước là rất lớn
Nghiên cứu Trần Thị Thùy Trang, Trần Thùy Linh, Trần Thị Hiền Lương (2018): “Đánh giá sự hài lòng về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp chuyên hành kế toán trường Đại học công nghiệp Hà Nội” Đề tài thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội theo các yêu cầu về kỹ năng, thái độ, kiến thức cần có Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 120 cựu sinh viên chuyên ngành kế toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và nhà quản trị doanh nghiệp (nơi các sinh viên hiện đang làm việc) Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả hồi quy cho thấy hai yếu tố Quản lý và Thái độ có tác động đến sự hài lòng của đối tượng khảo sát, trong đó yếu tố Quản lý có mức độ tác động lớn hơn yếu tố Thái độ Hạn chế của nghiên cứu là kết quả xử lý dữ liệu đã loại bỏ một số biến đo lường mà các nghiên cứu trước đây đã từng kết luận có ý nghĩa thống kê nhưng lại không phù hợp với mô hình trong nghiên cứu này Tác giả cho rằng nguyên nhân có thể do cách trả lời của các đối tượng khảo sát, có thể họ chưa đọc kỹ và hiểu rõ câu hỏi nên câu trả lời chưa thực sự xác đáng; cũng có thể do bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu với đối tượng là cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang làm việc tại 50
15 doanh nghiệp ở khu vực phía Bắc Việt Nam Vì vậy, đây có thể là những vấn đề cần được nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
Nghiên cứu Lê Anh Tuấn (2018): “Nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường đại học Duy Tân đối với yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp khi tuyển dụng” Đề tài thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành kế toán Trường Đại Học Duy Tân sau khi ra trường; đề xuất giải pháp hỗ trợ khả năng thích nghi công việc của sinh viên Dữ liệu nghiên cứu thu thập là các sinh viên các khóa kế toán tốt nghiệp từ năm 2006 đến năm 2016 Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng Nghiên cứu định tính được tiến hành trong giai đoạn đầu nhằm xác định mô hình và các biến số đo lường cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Nghiên cứu định lượng: được thực hiện dựa trên nguồn thông tin có được từ việc khảo sát bằng câu hỏi để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thang đo Likert năm mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số Mô hình nghiên cứu gồm 23 biến được xếp thành bốn nhóm: Kỹ năng, kiến thức, khả năng, thái độ Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thích ứng với công việc của sinh viên đóng vai trò chủ yếu trong việc giúp sinh viên hòa nhập tốt với môi trường công việc, nhanh chóng tiếp thu kiến thức thực tế và đáp ứng tốt yêu cầu công việc Bên cạnh đó, khả năng thích ứng còn là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá công tác “Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội” của các trường đại học, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực.
Các khái niệm
1.2.1 Đánh giá Đánh giá có nghĩa là nhận định giá trị (Viện ngôn ngữ học (1994) Từ điển tiếng Việt Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ISBN 1-881608-05-0) Có nhiều định nghĩa về đánh giá nhưng tất cả đều xem đánh giá là quá trình xem xét mức độ phù hợp giữa mục tiêu và thực trạng thực hiện mục tiêu đó Đánh giá quan tâm đến sự tương quan giữa các thông tin cụ thể về thực trạng giáo dục với mục tiêu giao dục, từ đó có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục đào tạo
Nghề nghiệp là danh từ ghép bởi “nghề” và “nghiệp” Nghề là chỉ một chức danh công việc do người nào đó đảm nhận trong một thời gian cụ thể Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa công việc và nghề Công việc là việc làm cụ thể, còn nghề là tên gọi chung của công việc Nghề là chức danh việc làm và được xã hội công nhận Nghiệp có nghĩa lĩnh vực Từ đó, khái niệm “nghề nghiệp” trong nghiên cứu này là công việc đã được xã hội công nhận, tạo ra thu nhập cho bản thân và đem lại những giá trị cho xã hội Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm (Điều 13- Bộ luật lao động VN)
Nghề nghiệp cũng chính là mục đích của mỗi người Do đó, nghề luôn được lựa chọn theo đam mê, sở thích Nếu như công việc là một nhiệm vụ hay nghĩa vụ được hoàn thành để nhận tiền lương hay tiền công thì nghề nghiệp chính là công việc được thực hiện trong suốt cuộc đời Con người thường đầu tư khả năng và thời gian vào công việc nhưng nghề nghiệp còn cần khả năng, thời gian và niềm đam mê của bản thân Công việc chỉ cần đòi hỏi về kỹ năng và giáo dục thì nghề nghiệp cần đòi hỏi về trình độ chuyên môn cũng như một số yếu tố khác
Thích ứng là ứng biến cho thích hợp: ứng biến là thay đổi (=biến) cách đối phó (=ứng) khi sự việc xảy ra, thích hợp là vừa khít (=thích), tương xứng, phù hợp (=hợp) với sự việc hay tình huống xảy ra Thích ứng là tùy theo từng tình huống cá biệt mà thay đổi cách ứng xử cho phù hợp từng tình huống một
Trong nghiên cứu này, thích ứng là quá trình con người chủ động, tích cực thay đổi kiến thức, thái độ và kỹ năng của bản thân để hình thành những cấu trúc tâm lý mới đáp đáp ứng được những yêu cầu mới của hoạt động Thích ứng nghề nghiệp là quá trình con người lao động chủ động, tích cực thay đổi kiến thức, thái độ, kỹ năng của bản thân đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của công việc.
Mô hình lý thuyết đề tài
Mô hình của Benjamin Bloom (1956) đã phân biệt ba khía cạnh của hoạt động giáo dục, bao gồm: cung cấp nhận thức (bao gồm các kỹ năng trí tuệ - Kiến thức); Tác
17 động thái độ: sự phát triển trong các lĩnh vực tình cảm hoặc cảm xúc (Thái độ); Hình thành kỹ năng: các kỹ năng thuộc về chân tay hay thể chất (Kỹ năng); các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ này cũng chính là mục tiêu của quá trình đào tạo, Có nghĩa là, sau một chương trình đào tạo các học viên cần thu được những kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ mới
Về nhận thức (Bloom, 1956): Khía cạnh nhận thức bao gồm kiến thức và sự phát triển các kỹ năng thuộc về trí tuệ Đó là các kỹ năng: hồi tưởng hoặc nhận biết các thực tế, các mô hình và các khái niệm cụ thể, góp phần vào sự phát triển các kỹ năng, khả năng trí tuệ Các kỹ năng này được phân chia thành sáu loại chính thức liệt kê theo trình độ nhận thức từ thấp đến cao (theo độ khó) như sau: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá
Về Kỹ năng (Bloom, 1956): bao gồm hành vi mà ở đó chúng ta giải quyết mọi chuyện trên cơ sở tình cảm, chẳng hạn như cảm xúc, các giá trị, sự trân trọng, lòng nhiệt tình, động lực và thái độ Năm lĩnh vực hoạt động chính được liệt kê bắt nguồn từ hành vi đơn giản nhất tới phức tạp nhất Tiếp thu các giá trị, tổ chức, đánh giá, phải hồi, đón nhận
Về Thái độ (Bloom, 1956): bao gồm cử động thể chất, sự hợp tác và sử dụng các lĩnh vực thuộc kỹ năng động cơ Sự phát triển các kỹ năng này đồi hỏi phải có sự thực hành và được đo lường trên khía cạnh tốc độ, sự chính xác, khoảng cách, quy trình hoặc các kỹ thuật thực hiện Năm hạng mục chính được liệt kê từ hành vi đơn giản nhất tới hành vi phức tạp nhất: Sự tự nhiên hóa, sự ăn khớp, sự chính xác, sự thao tác, sự bắt chước.
Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán
Tiêu chí đánh giá, Theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 23/3/2020) quy định tiêu chí đánh giá là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn
Khái niệm mức độ gắn liền phạm trù “độ”, “lượng” trong triết học Trong nghiên cứu này “mức độ” có nghĩa đo lường và đánh giá được sự khác nhau giữa các sinh viên trong việc thích ứng nghề nghiệp và nó được đo bằng thang Likert và thể hiện 5 mức độ:
Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt
Mức độ 1: Mức độ thích ứng rất kém dẫn đến việc sinh viên hoàn toàn không hoàn thành các công việc được giao
Mức độ 2: Mức độ thích ứng kém dẫn đến việc sinh viên hoàn thành với một phầncông việc được giao
Mức độ 3: Mức độ thích ứng trung bình dẫn đến việc sinh viên hầu như hoàn thành các công việc được giao
Mức độ 4: Mức độ thích ứng tốt là so với việc đào tạo khi còn học trong trường, khả năng thích ứng công việc của sinh viên ở mức độ này là hoàn thành tốt các công việc được giao
Mức độ 5: Mức độ thích ứng rất tốt là sinh viên không những hoàn thành tất cả các công việc được giao mà còn thể hiện được sự sáng tạo, nhanh nhẹn và năng động, hăng say trong quá trình làm việc
Về nội dung Kiến thức:
Trình bày được một số kiến thức cơ bản Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Quốc phòng An ninh
Nhận thức được tầm quan trọng của Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trình bày được kiến thức cơ bản về kinh tế học, tài chính tiền tệ, luật kế toán và toán học…
Trình bày được những kiến thức về thiết lập hệ thống thông tin quản lý kế toán và tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
Trình bày được một cách có hệ thống các phương pháp hạch toán kế toán để thực hiện việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người quản lý doanh nghiệp
Phân tích công tác hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính phù hợp với những quy định, thông tư, quyết định, chuẩn mực kế toán Việt Nam, luật thuế và luật quản lý hiện hành
Về nội dung Kỹ năng:
Sử dụng thành thạo một phần mềm kế toán và vận dụng được các phần mềm kế toán khác
Lập được các chứng từ kế toán: hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, séc, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho…
Tính toán và định khoản được các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế vào các sổ sách kế toán liên quan
Thiết lập được quy trình luân chuyển và lưu trữ chứng từ hiệu quả
Kiểm kê và đối chiếu được sổ quỹ, hàng tồn kho, công nợ
Lập được bảng lương, bảng trích các khoảng theo lương
Lập được bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định
Lập được phiếu tính giá thành
Lập báo cáo nhập xuất tồn, báo cáo bán hàng, báo cáo thuế định kỳ và báo cáo tài chính
Phân tích được tình hình tài chính và hoạt động kinh tế doanh nghiệp Xử lý các tình huống trong môi trường kinh doanh linh hoạt và hiệu quả; Đề xuất các giải pháp quản lý kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
Có khả năng làm việc độc lập, chuyên nghiệp trong công việc
Có khả năng làm việc tập thể: biết kết hợp giữa các phần hành kế toán để thực hiện hiệu quả các quy trình thu thập và luân chuyển chứng từ
Có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống về nghiệp vụ kế toán và kinh doanh liên quan trong vài doanh nghiệp
Thiết lập được quan hệ làm việc với các phòng ban để hỗ trợ công tác kế toán thực hiện tốt
Thích nghi và linh hoạt hội nhập môi trường làm việc với các lĩnh vực khác trong khối ngành kinh tế
Về nội dung mức tự chủ và trách nhiệm
Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, chủ động, trung thực và liêm khiết trong công việc được giao
Có tác phong làm việc cẩn thận, cụ thể, tỉ mỉ và chính xác, có ý thức hợp tác trong công việc với các bộ phận chức năng có liên quan
Tuân thủ các quy định về công tác kế toán và quy định pháp luật
Luôn thể hiện tinh thần kỷ luật và tác phong công nghiệp trong công việc Tinh thần cầu tiến luôn được thể hiện trong công việc
Về nội dung năng lực ngoại ngữ
Có chứng chỉ tiếng anh TOEIC 350 quốc tế hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc được đánh giá đạt trong kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh chuẩn đầu ra do Trường Cao đẳng Công nghệ Thú Đức tổ chức
Hoặc: Có chứng chỉ Tiếng Hàn Topik 1 cấp độ 2 do Viện Giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc cấp
Hoặc: Có chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT hoặc NAT-TEST cấp độ N5;
Lưu ý: Để được tham dự kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh chuẩn đầu ra do Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức tổ chức, SV phải tham gia và được đánh giá đạt học phần Anh văn trong chương trình đào tạo
Về nội dung năng lực sử dụng Công nghệ thông tin
Có chứng chỉ Công nghệ thông tin nâng cao do Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cấp hoặc có chứng chỉ kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao theo quy định tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng quan về chương trình đào tạo ngành kế toán tại Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
Chương trình đào tạo ngành kế toán được xây dựng dựa trên cơ sở khung trình độ quốc gia Việt Nam; thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo do BLĐTBXH ban hành và các quy định hiện hành về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình (Quyết định số 13/QĐ-CNTĐ-ĐT ban hành quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đao tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức) Từ đó chương trình đào tạo nghề kế toán thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định Trước khi ban hành chương trình đào tạo, khoa thành lập Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định chương trình theo quy định Trong đó, tất cả các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định chương trình đều có quyết định phân công cụ thể, các Ban chủ nhiệm, Hội đồng đều có thành viên là nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN, cán bộ KHKT của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của ngành, nghề đào tạo
Nhà trường đã xây dựng và ban hành Quy định tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức Theo đó các giáo trình đào tạo được đánh giá chất lượng với các tiêu chí sự tương ứng với chương trình, bảo đảm mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thời lượng của từng môn học, môđun Hội đồng thẩm định, nghiệm thu giáo trình đào tạo của các khoa được Hiệu trưởng ra quyết định thành lập thực hiện nhiệm vụ thẩm định giáo trình đào tạo cho từng ngành, nghề theo từng cấp trình độ đào tạo Việc các giáo trình đào tạo tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực, theo hướng tiếp cận thực tiễn là một trong các tiêu chí chất lượng cần đạt, được các thành viên Hội đồng xem xét, đánh giá Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng lựa chọn, thẩm định giáo trình đào,
22 kết quả lấy ý kiến nhận xét đánh giá của giảng viên về chất lượng giáo trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoá nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt ban hành và sử dụng giáo trình đào tạo dụng
Chương trình đào tạo, chương trình học phần nghề kế toán ban hành được Khoa, Nhà trường tổ chức lựa chọn, biên soạn, thẩm định giáo trình đào tạo Chương trình đào tạo kế toán đã ban hành danh mục giáo trình, tài liệu giảng dạy các môn học Chương trình đào tạo kế toán, giáo trình đào tạo được xây dựng/lựa chọn, thẩm định và ban hành theo đúng quy định của Thông tư số 03/2017/TT– BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của BLĐTB XH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu của trường Khoa tổ chức xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo cho ngành kế toán theo đúng nội dung, biểu mẫu quy định của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư số 03/2017/TT – BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
Chương trình đào tạo có tổ chức học phần thực tập doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp nhằm đáp ứng linh hoạt yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường luôn thay đổi Chương trình đào tạo được Hội đồng thẩm định trong đó có đại diện các đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp xem xét, phản biện và thông qua các tiêu chí, trong đó có tiêu chí chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn, hiện đại, cập nhật và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội
Khoa có tổ chức khảo sát lấy ý kiến của sinh viên đã tốt nghiệp về chương trình đào tạo của trường Kết quả khảo sát ý kiến của người học tốt nghiệp đã đi làm về nội dung “Chương trình đào tạo, nội dung môn học đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động, sát với thực tế, đáp ứng được yêu cầu công việc” đều có tỷ lệ hài lòng cao
Trong thời đại khoa học công nghệ thay đổi và phát triển liên tục thì xu hướng học liên tục, học suốt đời là xu thế tất yếu Vì vậy, đào tạo liên thông là một cơ hội để sinh viên tiếp tục học nâng cao trình độ Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các chương trình đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học theo
Quyết định 18/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học Trong các năm qua, nhà trường đã ký bản ghi nhớ về công nhận chương trình đào tạo để phối hợp đào tạo liên thông giữa các trình độ trung cấp, cao đẳng với trình độ đại học các trường ở nước ngoài và đưa học sinh sinh viên đi du học
Ba năm một lần, Khoa tổ chức đánh giá, cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm cập nhật sự thay đổi của KHCN, thị trường lao động đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương Ít nhất 3 năm một lần, Khoa sẽ tổ chức đánh giá, cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo Nội dung chỉnh sửa, bổ sung chương trình có cập nhật các thành tựu KHKT, công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành, nghề đào tạo, cũng như tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng trong và ngoài nước
Hiện Khoa TCKT đang tổ chức đào tạo liên thông trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng nghề: kế toán Chương trình đào tạo liên thông là chương trình cao đẳng chính quy sau khi xem xét các môn học mà người học đã học ở trình độ trung cấp đã được Hội đồng liên thông của nhà trường xét miễn trừ căn cứ vào kết quả học tập của từng người học
Khoa tổ chức xây dựng, lựa chọn giáo trình đào tạo để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức các môn học, môđun của ngành kế toán 100% giáo trình đào tạo được tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng theo quy định của Thông tư số 03/2017/TT–BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng
Hằng năm, trường thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh sinh viên tốt nghiệp, mời cán bộ KHKT của đơn vị sử dụng lao động tham gia các hội đồng nghiệm thu biên soạn giáo trình đào tạo nhận xét, đánh giá về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng
Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố, xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu Tác giả tìm
24 hiểu các khái niệm trong đề tài, phương pháp tiến hành nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu
Phương pháp định lượng: Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Xác định mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức theo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ”, tác giả xây dựng nội dung phiếu khảo sát, thực hiện khảo sát; sử dụng phần mềm SPSS, excel xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu
Cụ thể: các phép thống kê sử dụng trong phương pháp này bao gồm: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’ alpha và loại bỏ các biến số có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 (Nunnally & Bernstein 1994), thang đo sẽ được chấp nhận khi Cronbach’ alpha ≥ 0,6; Kiểm định sự hội tụ của thang đo và rút gọn biến bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA); Sử dụng thống kê mô tả; Kiểm định tương quan.
Quy trình nghiên cứu
- Khảo sát 200 sinh viên tốt nghiệp
- Mã hoá, làm sạch dữ liệu
- Nhận xét và đánh giá kết quả
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Xây dựng thang đo
Nghiên cứu này kế thừa khung thang đo của Benjamin Bloom (1956) và
Musyafa (2009) và Hà Thị Trường (2013) và Trần Thị Thùy Trang, Trần Thùy Linh,
Trần Thị Hiền Lương (2018) Căn cứ vào định nghĩa các khái niệm khía cạnh hoạt động giáo dục của Benjamin Bloom (1956) đồng thời hiệu chỉnh theo nội dung chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành kế toán đã được ban hành tại trường Cao đẳng
Công Nghệ Thủ Đức Tác giả xây dựng một số chỉ số quan trọng liên quan đến mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán
Bảng 2.1 Các khía cạnh thích ứng nghề nghiệp của SV ngành kế toán
2.4.1 Các chỉ số khía cạnh Kiến thức (Knowledge)
Bảng 2.2 Thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV theo yêu cầu về Kiến thức (Knowledge)
STT THANG ĐO THANG ĐO GỐC
1 Nắm được kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội - Hiểu các nguyên tắc và khái niệm liên quan đến ngành đào tạo (K1)
- Hiểu được các lĩnh vực cơ bản về khoa học và kỹ thuật liên quan đến ngành đào tạo (K2)
- Hiểu biết về luật pháp, các quy định và tiêu
Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế học, tài chính tiền tệ, luật kế toán và luật thuế
3 Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán liên quan chuẩn liên quan đến ngành nghề đào tạo (K7)
- Hiểu các ngành khác liên quan ngành đào tạo (K9)
Nắm vững kiến thức về thiết lập hệ thống thông tin quản lý kế toán doanh nghiệp -Hiểu kiến thức kỹ thuật chuyên sâu về ngành đào tạo (K3)
5 Nắm vững kiến thức về tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
Phân tích công tác hạch toán kế toán phù hợp với những quy định hiện hành
- Biết cách xác định và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến ngành đào tạo (K4)
- Hiểu cách sử dụng một hệ thống cách tiếp cận để thiết kế và vận hành hiệu quả liên quan ngành đào tạo (K5)
7 Lập báo cáo tài chính phù hợp với những quy định hiện hành
8 Thiết lập được quy trình luân chuyển và lưu trữ chứng từ hiệu quả Hiểu cách thiết kế và vận hành hiệu quả các hệ thống gắn liền với ngành nghề đào tạo (K6)
9 Thiết lập các quy trình kế toán cơ bản trong doanh nghiệp
Ham học hỏi và nỗ lực không ngừng, khao khát tìm hiểu cách thức, kỹ thuật mới và kiến thức nghiệp vụ mới
Hiểu các nguyên tắc tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh liên quan với ngành đào tạo (K8)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.4.2 Các biến của nhân tố Kỹ năng (Skills)
Bảng 2.3 Thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV theo yêu cầu về Kỹ năng (Skills)
STT THANG ĐO THANG ĐO GỐC
1 Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán -Biết cách áp dụng kiến thức chuyên sâu trong ít nhất một lĩnh vực của ngành đào tạo
2 Lập được chứng từ kế toán (S1)
- Biết sử dụng công nghệ phù hợp (S2)
3 Kiểm kê và đối chiếu sổ quỹ, hàng tồn kho, công nợ
4 Lập bảng lương, bảng tổng hợp trích các khoản theo lương
Lập bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định
6 Lập phiếu tính giá thành
7 Lập báo cáo nhập xuất tồn, báo cáo bán hàng, báo cáo thuế định kỳ
8 Phân tích được tình hình tài chính và hoạt động kinh tế doanh nghiệp
-Tiếp cận, đánh giá và tổng hợp thông tin (S3)
Xử lý được các tình huống trong môi trường kinh doanh linh hoạt và hiệu quả
10 Đề xuất các giải pháp quản lý kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
Thiết lập mối quan hệ làm việc với các phòng ban để hỗ trợ công tác kế toán
Giao tiếp hiệu quả không chỉ với người trong ngành mà còn với cộng đồng chung (S4)
12 Có khả năng làm việc độc lập, chuyên nghiệp trong công việc
Khả năng làm việc độc lập hiệu quả (S5)
Có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống về nghiệp vụ kế toán và kinh doanh liên quan trong doanh nghiệp Làm việc hiệu quả trong môi trường đa ngành nghề, đa văn hoá (S6)
Thích nghi và linh hoạt hội nhập môi trường làm việc với các lĩnh vực khác trong khối ngành kinh tế
15 Khả năng làm việc tập thể
Làm việc nhóm hiệu quả (S7) Quản lý nhóm hiệu quả (S8) Lãnh đạo nhóm hiệu quả (S9)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.4.3 Các biến của nhân tố Thái độ (Attitudes)
Bảng 2.4 Thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV theo yêu cầu về Thái độ (Attitudes)
1 Có tinh thần cầu tiến trong công việc
- Suy nghĩ chín chắn, sáng tạo, phản xạ trong công việc (A1)
- Cam kết thực hiện học tập bồi dưỡng trong công tác (A2)
- Cam kết phát triển các kỹ năng chuyên môn của mình (A6)
2 Có tinh thần học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp
3 Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và liêm khiết trong công việc Cam kết đáp ứng trách nhiệm đạo đức trong công việc (A3)
4 Có tinh thần yêu nghề
5 Có tác phong làm việc cẩn thận, cụ thể, tỉ mỉ và chính xác
- Cam kết đáp ứng trách nhiệm môi trường trong công việc (A4)
- Làm việc với quan điểm quốc tế và toàn cầu (A5)
- Cam kết làm việc hiệu quả với các nhóm văn hóa khác nhau (A7)
6 Có tinh thần kỷ luật và tác phong công nghiệp trong công việc Cam kết sử dụng hiệu quả các kỹ năng tại nơi làm việc của mình (A8)
7 Có ý thức hợp tác trong công việc với các bộ phận chức năng liên quan Cam kết không ngừng trao đổi các kỹ năng với nhau trong công việc (A9)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Đánh giá độ tin cậy thang của thang đo
2.5.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha
Trong một nghiên cứu, điều quan trọng hơn cả là độ tin cậy của công cụ đo lường mà nghiên cứu đó sử dụng để có được kết quả nghiên cứu Độ tin cậy trả lời cho câu hỏi phép đo đã đo được đúng cái nó được thiết kế để đo chưa và độ hiệu lực trả lời cho câu hỏi phép đo có phù hợp với mục đích khi thiết kế đo hay không Vì vậy việc đánh giá độ tin cậy của thang đo là vô cùng cần thiết trước khi mô tả kết quả nghiên cứu mà công cụ đã thu thập được
Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlaion) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Tiêu chuẩn để chọn thang đo là khi giá trị Cronbach’s alpha ≥ 0,6 Sau đó, toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để khám phá cấu trúc thang đo năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán
Kết quả phân tích Cronbach’s alpha được thể hiện với kết quả sau:
* Thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kiến thức
Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đo lường mức độ thích ứng nghề nghiệp theo yêu cầu về Kiến thức của SV tốt nghiệp là 0,931 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của năng lực thực tế về Kiến thức đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, cả 10 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 2.5)
Bảng 2.5 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kiến thức
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến này
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
* Thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kiến thức
Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của năng lực thực tế về Kỹ năng của SV tốt nghiệp là 0,950 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của năng lực thực tế về Kỹ năng đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, cả 15 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 2.6)
Bảng 2.6 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kỹ năng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến này
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
* Thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Thái độ
Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của năng lực thực tế về Thái độ của SV tốt nghiệp là 0,907 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của năng lực thực tế về Thái độ đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, cả 07 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 2.7)
Bảng 2.7 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Thái độ
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến này
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
Bảng 2.7 cho thấy nếu loại biến ACA7 thì hệ số Cronbach's Alpha sẽ tăng từ 0,907 0,910, tuy nhiên biến ACA7 “Có ý thức hợp tác trong công việc với các bộ
32 phận chức năng liên quan” theo phỏng vấn sâu thì đây là một yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm và mức tăng Cronbach's Alpha cũng không đáng kể (0,910 - 0,907 0,003), vì vậy tác giả quyết định giữ lại biến ACA7 Do vậy, cả 07 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 2.7)
2.5.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA là tập kỹ thuật phân tích thống kê có liên hệ với nhau dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Phân tích nhân tố được thực hiện theo phương pháp rút trích các thành phần chính (Principal Componets), và phép xoay nguyên góc Varimax của nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố nhằm tăng cường khả năng giải thích các nhân tố Sau mỗi lần phân tích nhân tố, phải xem xét hai chỉ tiêu là hệ số Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và các hệ số tải nhân tố (factor loading) có giá trị ≥ 0,5 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và điểm dừng khi trích nhân tố có hệ số Eigenvalue > 1 Ngoài ra, chênh lệch hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát giữa các nhân tố không nhỏ hơn 0,3 để tạo sự phân biệt giữa các nhân tố
* Đánh giá thang đo mức thích ứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ
Mức độ thích cứng nghề nghiệp của SV tốt nghiệp ngành kế toán được đo lường bằng 32 biến quan sát, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha tất cả 32 biến đo lường kỹ năng thực tế của SV tốt nghiệp ngành kế toán của Trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức đều đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố EFA
Trước tiên cần kiểm định điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá qua kiểm định Barlett
Bảng 2.8 Hệ số KMO và kiểm định Barlett
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,851
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
Kiểm định Barlett có giá trị sig = 0.000 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố là phù hợp (bảng 4.11)
Bảng 2.9 Phương sai trích và các nhân tố rút trích lần thứ nhất
Initial Eigenvalues Extraction Sums of
% tích luỹ Tổng % biến thiên
% tích luỹ Tổng % biến thiên
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS Bảng 2.10 Bảng ma trận nhân số sau khi xoay
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
Kết quả phương sai trích bảng 4.12 cho thấy, sau khi phân tích nhân tố thì có ba nhân tố có giá trị Eigenvalues > 1, tổng phương sai trích là 61,975%
Theo kết quả của ma trận xoay nhân tố thì có 03 nhân tố được hình thành (bảng 2.10), chênh lệch hệ số tải nhân tố của tất cả 32 biến quan sát đều đạt yêu cầu giá trị phân biệt (>0.3) Do đó, hệ số tải nhân tố của 32 biến quan sát đều đạt yêu cầu (bảng 2.10) Sau khi tiến hành phân tích nhân tố thì các biến quan sát được gom lại thành 03 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nhân tố Năng lực thực tế về Kiến thức của SV tốt nghiệp (ACK) gồm 10 biến: ACK1, ACK2, ACK3, ACK4, ACK5, ACK6, ACK7, ACK8, ACK9, ACK10
- Nhóm 2: Nhân tố Năng lực thực tế về Kỹ năng của SV tốt nghiệp (ACS) gồm
15 biến: ACS1, ACS2, ACS3, ACS4, ACS5, ACS6, ACS7, ACS8, ACS9, ACS10, ACS11, ACS12, ACS13, ACS14, ACS15
- Nhóm 3: Nhân tố Năng lực thực tế về Thái độ của SV tốt nghiệp (ACA) gồm
07 biến: ACA1, ACA2, ACA3, ACA4, ACA5, ACA6, ACA7.
Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Trên cơ sở dữ liệu sinh viên tốt nghiệp năm 2019, 2020, 2021 của Phòng Quản lý đào tạo công bố, tác giả tiến hành lấy mẫu rồi gửi bảng khảo sát google forms, triển khai trực tiếp đường link khảo sát đến từng đối tượng liên quan thông qua kênh tương tác như: Zalo, facebook, email…
Bảng 2.11 Thống kê SV đã tốt nghiệp ngành kế toán năm 2019, 2020, 2021
Năm tốt nghiêp Số lượng SV tốt nghiệp (SV)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Theo Gorsuch (1983) phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 50 quan sát; Hachter
(1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Bảng câu hỏi nghiên cứu này bao gồm 32 biến quan sát Do đó cỡ mẫu khảo sát phù hợp nằm trong khoảng 160 – 180
Với ngân sách thời gian cho phép, nghiên cứu này thực hiện khảo sát 210 bảng khảo sát
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu
3.1.1 Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
Theo thống kê phòng QLĐT thì số lượng sinh ngành kế toán năm 2019, 2020,
2021 lần lượt là 281, 154, 226 (số liệu do phòng QLĐT cung cấp, danh sách sinh viên tốt nghiệp năm 2019, 2020, 2021 đính kèm)
Bảng 3.1 Thống kê thời điểm SV ngành kế toán bắt đầu đi tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành học
Tần số Tỷ lệ % % hợp lệ % tích lũy
Sau khi tốt nghiệp/hoàn thành thực tập tốt nghiệp 52 26,0 26,0 76,0 Sau chi có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời 26 13,0 13,0 89,0 Sau khi nhận bằng tốt nghiệp 22 11,0 11,0 100,0
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
Kết quả nghiên cứu trình bày bảng 3.1 cho thấy: thời điểm SV bắt đầu tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành Kế toán vào học kỳ cuối chiếm tỷ lệ 34%, sau khi tốt nghiệp/hoàn thành học phần thực tập tốt nghiệp là 26%, thời điểm tìm việc làm vào năm nhất, năm hai là 16%
Bảng 3.2 Kênh thông tin sinh viên ngành kế toán tìm kiếm việc làm
Giới thiệu người thân bạn bè 70 35,0 35,0 35,0 Công ty đã từng thực tập/làm thêm 10 10,0 10,0 45,0 Báo chí, website tuyển dụng của doanh nghiệp 58 29,0 29,0 74,0
Trung tâm giới thiệu việc làm tp
Website giới thiệu việc làm: vieclam.tdc.edu.vn; Mywork.com;
Giới thiệu việc làm của nhà trường 36 18,0 18,0 99,0 Trung tâm giới thiệu việc làm của khoa 2 1,0 1,0 100,0
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
Bảng 3.2 cho thấy, kênh thông tin mà SV ngành kế toán thường sử dụng để tìm kiếm viêc làm là qua người thân và bạn bè giới thiệu, báo chí, website tuyển dụng của doanh nghiệp, kênh thông tin giới thiệu việc làm của nhà trường…
Bảng 3.3 Thống kê thời điểm sinh viên ngành kế toán tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp
Tần số Tỷ lệ % % hợp lệ % tích lũy
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
Bảng 3.3 cho thấy, thời điểm SV ngành kế toán tìm được việc làm sau tốt nghiệp dưới 3 tháng là 66%; từ 3 tháng đến 6 tháng là 11% Tỷ lệ sinh viên ngành kế toán tìm được việc làm đúng và liên quan chuyên ngành là 82% trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp
3.1.2 Phân tích mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức theo yêu cầu về kiến thức
Thống kê mô tả của 32 biến quan sát thuộc 03 nhân tố đo lường mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức theo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ với 200 mẫu hồi đáp hợp lệ từ SV tốt nghiệp ngành kế toán năm 2019, 2020, 2021 có kết quả như sau:
Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kiến thức, thống kê mô tả đối với 10 biến quan sát đo lường nhân tố Yêu cầu về Kiến thức cho thấy các yêu cầu ở mức trung bình (từ 3,43 đến 3,86 điểm trên thang đo 5) Cụ thể, mức độ thích ứng về Kiến thức về tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp (ACK5) cao nhất và mức độ thích ứng về Kiến thức về thiết lập hệ thống thông tin quản lý kế toán doanh nghiệp (ACK4) là thấp nhất
Bảng 3.4 Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên yêu cầu về Kiến thức
ACK1 - Kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội 200 2 5 3,66
ACK2 - Kiến thức cơ bản về kinh tế học, tài chính tiền tệ, luật kế toán và luật thuế 200 1 5 3,62
ACK3 - Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán liên quan 200 1 5 3,63
ACK4 - Kiến thức về thiết lập hệ thống thông tin quản lý kế toán doanh nghiệp 200 1 5 3,43
ACK5 - Kiến thức về tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp 200 2 5 3,86
ACK6 - Phân tích công tác hạch toán kế toán phù hợp với những quy định hiện hành 200 1 5 3,57
ACK7 - Lập báo cáo tài chính phù hợp với những quy định hiện hành 200 1 5 3,62
ACK8 - Thiết lập được quy trình luân chuyển và lưu trữ chứng từ hiệu quả 200 1 5 3,67
ACK9 - Thiết lập các quy trình kế toán cơ bản trong doanh nghiệp 200 1 5 3,56
ACK10 - Ham học hỏi và nỗ lực không ngừng, khao khát tìm hiểu cách thức, kỹ thuật mới và kiến thức nghiệp vụ mới
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS 3.1.3 Phân tích mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức theo yêu cầu về kỹ năng
Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kỹ năng, thống kê mô tả đối với 15 biến quan sát đo lường mức độ thích ứng nghề nghiệp theo yêu cầu về Kỹ năng cho thấy mức thích ứng trung bình (từ 3,77 đến 4,28 điểm trên thang đo 5) Cụ thể, mức thích ứng về Thiết lập mối quan hệ làm việc
40 với các phòng ban để hỗ trợ công tác kế toán (ACS11) là cao nhất và mức độ thích ứng về xử lý được các tình huống trong môi trường kinh doanh linh hoạt và hiệu quả (ACS9) có mức thích ứng thấp nhất
Bảng 3.5 Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên yêu cầu về Kỹ năng
ACS1 - Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán 200 2 5 4,15
ACS2 - Lập được chứng từ kế toán 200 2 5 4,22
ACS3 - Kiểm kê và đối chiếu sổ quỹ, hàng tồn kho, công nợ 200 2 5 4,07
ACS4 - Lập bảng lương, bảng tổng hợp trích các khoản theo lương 200 2 5 4,10
ACS5 - Lập bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định 200 2 5 4,12
ACS6 - Lập phiếu tính giá thành 200 2 5 4,06
ACS7 - Lập báo cáo nhập xuất tồn, báo cáo bán hàng, báo cáo thuế định kỳ 200 2 5 4,10
ACS8 - Phân tích được tình hình tài chính và hoạt động kinh tế doanh nghiệp 200 2 5 4,22
ACS9 - Xử lý được các tình huống trong môi trường kinh doanh linh hoạt và hiệu quả 200 2 5 3,77
ACS10 - Đề xuất các giải pháp quản lý kế toán phù hợp cho doanh nghiệp 200 2 5 4,09
ACS11 - Thiết lập mối quan hệ làm việc với các phòng ban để hỗ trợ công tác kế toán 200 2 5 4,28
ACS12 - Có khả năng làm việc độc lập, chuyên nghiệp trong công việc 200 2 5 4,13
ACS13 - Có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống về nghiệp vụ kế toán và kinh doanh liên quan trong doanh nghiệp
ACS14 - Thích nghi và linh hoạt hội nhập môi trường làm việc với các lĩnh vực khác trong khối ngành kinh tế
ACS15 - Khả năng làm việc tập thể 200 2 5 4,26
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
3.1.4 Phân tích mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức theo yêu cầu về thái độ
Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Thái độ, thống kê mô tả đối với 07 biến quan sát đo lường mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên theo yêu cầu về Thái độ cho thấy mức thích ứng trung bình (từ 3,39 đến 3,97 điểm trên thang đo 5) Cụ thể, mức thích ứng có tinh thần kỷ luật và tác phong công nghiệp trong công việc (ACA6) cao nhất và mức thích ứng có tinh thần học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp (ECA2) có mức thích ứng thấp nhất
Bảng 3.6 Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên yêu cầu về Thái độ
ACA1 - Có tinh thần cầu tiến trong công việc 200 1 5 3.93
ACA2 - Có tinh thần học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp 200 1 5 3.39
ACA3 - Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và liêm khiết trong công việc 200 2 5 3.85
ACA4 - Có tinh thần yêu nghề 200 2 5 3.91
ACA5 - Có tác phong làm việc cẩn thận, cụ thể, tỉ mỉ và chính xác 200 2 5 3.77
ACA6 - Có tinh thần kỷ luật và tác phong công nghiệp trong công việc 200 2 5 3.97
ACA7 - Có ý thức hợp tác trong công việc với các bộ phận chức năng liên quan 200 1 5 3.56
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS 3.1.5 Phân tích mối tương quan giữa mức độ thích ứng nghề nghiệp theo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên theo yêu cầu về Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ
ACK – Mức độ thích ứng nghề nghiệp cúa SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kiến thức 200 1,20 5,00 3,6265
ACS – Mức độ thích ứng nghề nghiệp cúa SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kỹ năng 200 2,40 4,87 4,1163
ACA – Mức độ thích ứng nghề nghiệp cúa SV tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Thái độ 200 1,57 5,00 3,7693
Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS
Từ kết quả phân tích của bảng 3.7 cho thấy mức độ thích ứng nghề nghiệp của
SV tốt nghiệp ngành kế toán về kỹ năng là cao nhất 4,1163, Thái độ và Kiến thức có mức độ thích ứng tương đương nhau (3,7693 và 3,6265)
Kết quả bảng 3.5 cho thấy mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kỹ năng ở các mặt như: Thiết lập mối quan hệ làm việc với các phòng ban; xử lý linh hoạt các tình huống nghiệp vụ kế toán và kinh doanh; thích nghi và linh hoạt hội nhập; lập được chứng từ kế tóa; phân tích được tình hình tài chính và hoạt động doanh nghiệp là nhiều nhất; Yêu cầu về xử lý được các tình huống trong môi trường kinh doanh linh hoạt và hiệu quả; khả năng làm việc tập thể chỉ ở mức trung bình
Kết quả bảng 3.6 cho thấy mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Thái độ cụ thể: có tinh thần kỷ luật và tác phong công nghiệp trong công việc; có tinh thần cầu tiến trong công việc; có tinh thần yêu nghề; có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và liêm khiết trong công việc là nhiều nhất; Yêu cầu tinh thần học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp chỉ ở mức trung bình
Kết quả bảng 3.4 cho thấy mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về Kiến thức cụ thể: Kiến thức về tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp; thiết lập được quy trình luân chuyển và lưu trữ chứng từ; kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội; ham học hỏi và nỗ lực không ngừng, khao khát tìm hiểu cách thức, kỹ thuật mới và kiến thức nghiệp vụ mới là nhiều nhất; Yêu cầu kiến thức về thiết lập hệ thống thông tin quản lý kế toán doanh nghiệp; thiết lập các quy trình kế toán cơ bản trong doanh nghiệp; phân tích công tác hạch toán kế toán phù hợp với những quy định hiện hành ở mức trung bình
Kết quả phân tích bảng 3.7 cho thấy mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức theo 03 yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ Cụ thể như sau:
Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán theo yêu cầu về kỹ năng là cao nhất (4,1163), thứ hai là Thái độ (3,7693) và cuối cùng là Kiến thức (3,6265) Kết quả phân tích bảng 3.5 cho thấy mức độ thích ứng nghề nghiệp theo yêu cầu về Kỹ năng cụ thể: Thiết lập mối quan hệ làm việc với các phòng ban (4,28);
Giải pháp nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
Nghiên cứu thực hiện khảo sát 210 bảng hỏi, thu về 202 bảng hỏi, trong đó 200 bảng hỏi được lọc lại và nhập liệu, 02 bảng hỏi không hợp lệ nên đã loại bỏ, còn lại
200 bảng khảo sát đưa vào phân tích Dữ liệu được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0 với một số công cụ chủ yếu như: Thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha, đánh giá độ hội tụ của thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm định các giả thuyết thống kê bằng phân tích T- test
Từ kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 3.1 thì sinh viên ngành kế toán chủ yếu bắt đầu tìm việc làm vào thời điểm học kỳ 5 (34%) và sau khi tốt nghiệp/hoàn thành thực tập tốt nghiệp (26%) Do đó, Khoa TCKT và Nhà trường xem xét tổ chức
“Ngày hội tuyển dụng việc làm” vào thời điểm này để phục vụ nhu cầu tìm kiếm việc làm của sinh viên năm cuối cũng như định hướng việc làm cho tân sinh viên
Từ kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 3.2 cho thấy các kênh tim việc làm của sinh viên ngành kế toán khá đa dạng, sinh viên đã chủ động liên hệ doanh nghiệp tìm kiểm việc làm và nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà trường Trong những năm tiếp theo Khoa và nhà trường nên tiếp tục mở rộng các mối quan hệ hợp tác doanh nghiệp Đây sẽ là kênh thông tin tìm việc làm chính thức và hiệu quả nhất dành cho sinh viên ngành kế toán của trường cao đẳng công nghệ Thủ Đức
Từ kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 3.3 thì tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm dưới 3 tháng khá cao (66%), những năm tiếp theo Khoa và nhà trường tiếp tục hỗ trợ thêm sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán trong việc tìm kiếm việc làm để giữ vững tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm dưới 3 tháng sau khi tốt nghiệp
Từ kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 3.4 thì mức độ thích ứng về “Thiết lập hệ thống thông tin quản lý kế toán doanh nghiệp” (trung bình 3,43); “Thiết lập các quy trình kế toán cơ bản trong doanh nghiệp” (trung bình 3,56); “Phân tích công tác hạch toán kế toán phù hợp với những quy định hiện hành” (trung bình 3,57) thì mức độ thích ứng còn tương đối thấp hơn các nội dung Kiến thức còn lại Để cải thiện các nội dung
45 này Khoa TCKT cũng như nhà trường cần tạo thêm nhiều sân chơi về chuyên ngành và khuyến khích SV tham dự Hiện nay, hàng năm Khoa TCKT có tổ chức cuộc thi học thuật “Kế toán viên giỏi”, tham gia cuộc thi này SV có cơ hội trao dồi nghiệp vụ kế toán, xử lý các tình huống và kỹ năng hoạt động nhóm… tuy nhiên, số lượng SV đăng ký chưa được nhiều Do đó, trong thời gian tới, khoa TCKT cần có những biện pháp nhằm thu hút SV tham dự nhiều hơn Ngoài cuộc thi “Kế toán viên giỏi”, Khoa cần tổ chức thêm các cuộc thi tương tự cũng như tổ chức nhiều buồi báo cáo chuyên đề để SV tiếp cận nghề nghiệp
Từ kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 3.5 thì mức độ thích ứng về “Lập phiếu tính giá thành” (trung bình 4,06); “Kiểm kê và đối chiếu sổ quỹ, hàng tồn kho, công nợ” (trung bình 4,07); “Đề xuất các giải pháp quản lý kế toán phù hợp cho doanh nghiệp” (trung bình 4,09) thì mức độ thích ứng còn tương đối thấp hơn các nội dung
Kỹ năng còn lại Khoa TCKT cần tạo điều kiện cho SV rèn luyện các kỹ năng này thông qua tăng cường việc tự tìm hiểu kiến thức, làm bài tập thực hành các học phần trong chương trình đào tạo nhằm nắm vững kiến thức hơn và dần hình thành các kỹ năng nhanh hơn so với phương pháp “thuyết giảng, thuộc lòng Ngoài ra, khuyến khích
SV tham gia nhiều hoạt động Đoàn Hội, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ kỹ năng của SV và khuyến khích SV tham gia nghiên cứu tại nhà trường
Từ kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 3.6 thì mức độ thích ứng về “Có tinh thần học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp” (trung bình 3,39); “Có ý thức hợp tác trong công việc với các bộ phận chức năng liên quan” (trung bình 3,56) thì mức độ thích ứng còn tương đối thấp hơn các nội dung Thái độ còn lại Hiện tại, trong tất cả các học phần của chương trình đào tạo ngành kế toán đều xây dựng nhằm rèn luyện SV tính cấn thận, tỉ mỉ, chính xác từ việc viết chứng từ, xử lý các nghiệp vụ vào sổ sách và lập báo cáo kế toán Từ kết quả nghiên cứu này, trong thời gian tới Khoa sẽ xem xét tăng cường các yêu cầu về tính chính xác, tỉ mỉ trong các bài kiểm tra giữa kỳ cũng như cuối kỳ đánh giá việc đạt học phần của SV Tăng cường hoạt động tham quan doanh nghiệp, mời doanh nghiệp, các cựu SV đã thành công gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm với SV… giúp cho các SV hiểu rõ về nghề nghiệp, yêu nghề và định hướng được nghề nghiệp tương lai của bản thân
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Thứ nhất là phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo đủ số mẫu để phân tích
Việc lấy mẫu được thực hiện thông qua các kênh thông tin cho SV tốt nghiệp cung cấp nên kích thước mẫu chưa đủ lớn và tính đại diện của mẫu trong tổng thể chưa cao nên những đánh giá chủ quan của nhóm đối tượng khảo sát có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo nên chọn kích thước mẫu lớn hơn, và phỏng vấn trực tiếp được các đối tượng đánh giá thì kết quả sẽ chính xác hơn
Thứ hai do hạn chế về kênh thông tin và số lượng SV tốt nghiệp trong một khóa phục vụ cho việc phân tích số liệu nên đối tượng nghiên cứu khảo sát trong nghiên cứu này là các SV tốt nghiệp ngành kế toán năm 2019 2020 2021 nên việc đánh giá về mức độ thích ứng có thể có chênh lệch nhau giữa các khóa (vì kinh nghiệm làm việc của SV khác nhau, có những SV đã có kinh nghiệp 2, 3 năm và có SV mới đi làm) Do đó, để có thể đánh giá chính xác về mức độ thích ứng của SV tốt nghiệp về mức độ đáp ứng so với yêu cẩu của công ty thì nên được tiến hành theo từng khóa học sẽ chính xác hơn
Thứ ba là kết quả nghiên cứu chỉ dừng ở mức thống kê mô tả nên chỉ mới phân tích riêng lẽ mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán theo yêu cầu riêng lẻ về Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ
[1] Thông tư 02 /2020/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2020 về quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm
[2] Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2014 về quy định chuẩn kỷ năng sử dụng công nghệ thông tin
[3] Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 về ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý
[4] Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 03 năm 2017 quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
[5] Quyết định số 13/QĐ-CNTĐ-ĐT ban hành quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đao tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
[6] Quyết định 18/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học
[7] Hà Thị Trường (2013): “Đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán Trường cao đẳng kinh tế tài chính Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội toán trường Đại học công nghiệp Hà Nội”, Tạp chí Khoa học & công nghệ số 46.2018
[8] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Thống kê
[9] Lê Anh Tuấn (2018): “Nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường đại học Duy Tân đối với yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp khi tuyển dụng”
[10] Trần Thị Thùy Trang, Trần Thùy Linh, Trần Thị Hiền Lương (2018): “Đánh giá sự hài lòng về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp chuyên hành kế
[11]Nguyễn Đình Thọ (2011) “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh”, NXB LĐXH
[12] Alan J Brown (2015), “Developing career adaptability and Innovative Capabilities Through learning and working in Norway ang the United”, Journal of the Knowledge Economy
[13]Bloom B.S (1956) Taxonomy of educational objectives, Handbook I: The cognitive domain New York: David Mc Kay Co Inc
[14] Gorsuch, R.L (1983), Factor analysis (2 nd ed.) Hillsdale, NJ: Erlbaum
[15] Musyafa, A (2009) Stakeholders satisfaction with civil engineering graduates
Thesis Ph.D of Curtin University of Technology, School of Engineering and Computing, Department of Civil Engineerin
[16] Omar, F binti, Rahim, A R bin A., & Hafit, N I A (2022), “ The Personal Resources influence on Malaysian Graduates’s Career Adaptability via Mentoring as a Mediator”, International
BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin chào các bạn, tôi đang tiến hành nghiên cứu về đề tài đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức thu nhận của sinh viên tại khoa Tôi rất mong các bạn dành chút ít thời gian để trả lời bản câu hỏi này và xin cam đoan rằng mọi thông tin cá nhân của các bạn sẽ được bảo mật
3 Bạn có đang làm kế toán:
4 Thời điểm bạn bắt đầu đi tìm việc làm là khi nào:
☐ Năm 01 - 02 ☐ Sau chi có GCN TN tạm thời ☐ Học kỳ 5 ☐ Sau khi nhận bằng tốt nghiệp ☐ Sau khi tốt nghiệp/hoàn thành thực tập tốt nghiệp
5 Các kênh thông tin bạn tìm việc làm:
☐ Giới thiệu người thân bạn bè
☐ Công ty đã từng thực tập/làm thêm
☐ Báo chí, website tuyển dụng của doanh nghiệp
☐ Trung tâm giới thiệu việc làm tp Thủ Đức, KCX, KCN
☐ Website giới thiệu việc làm: vieclam.tdc.edu.vn; Mywork.com; Vieclam24.com; timviecnhanh.com…
☐ Giới thiệu việc làm của nhà trường
☐Trung tâm giới thiệu việc làm của khoa
6 Thời điểm bạn bạn tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp:
Bạn hoàn toàn không đồng ý hay hoàn toàn đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau (đối với vị trí công việc các bạn đang làm):
Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt đồng ý
STT Câu phát biểu Ký hiệu Mức độ đồng ý KIẾN THỨC
1 Bạn nắm được kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội KT01 1 2 3 4 5
2 Bạn nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế học, tài chính tiền tệ, luật kế toán và luật thuế KT02 1 2 3 4 5
3 Bạn ghi chép được được các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán liên quan KT03 1 2 3 4 5
4 Bạn nắm vững kiến thức về thiết lập hệ thống thông tin quản lý kế toán doanh nghiệp KT04 1 2 3 4 5
5 Bạn nắm vững kiến thức về tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp KT05 1 2 3 4 5
6 Bạn phân tích được công tác hạch toán kế toán phù hợp với những quy định hiện hành KT06 1 2 3 4 5
7 Bạn lập được báo cáo tài chính phù hợp với những quy định hiện hành KT07 1 2 3 4 5
8 Bạn thiết lập được quy trình luân chuyển và lưu trữ chứng từ hiệu quả KT08 1 2 3 4 5
9 Bạn thiết lập được các quy trình kế toán cơ bản trong doanh nghiệp KT09 1 2 3 4 5
Bạn ham học hỏi và nỗ lực không ngừng, khao khát tìm hiểu cách thức, kỹ thuật mới và kiến thức nghiệp vụ mới
11 Bạn sử dụng thành thạo phần mềm kế toán KN01 1 2 3 4 5
12 Bạn lập được chứng từ kế toán KN02 1 2 3 4 5
13 Bạn kiểm kê và đối chiếu sổ quỹ, hàng tồn kho, công nợ KN03 1 2 3 4 5
14 Bạn lập bảng lương, bảng tổng hợp trích các khoản theo lương KN04 1 2 3 4 5
15 Bạn lập bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định KN05 1 2 3 4 5
16 Bạn lập được phiếu tính giá thành KN06 1 2 3 4 5
17 Bạn lập được báo cáo nhập xuất tồn, báo cáo bán hàng, báo cáo thuế định kỳ KN07 1 2 3 4 5
18 Bạn phân tích được tình hình tài chính và hoạt động kinh tế doanh nghiệp KN08 1 2 3 4 5
19 Bạn xử lý được các tình huống trong môi trường kinh doanh linh hoạt và hiệu quả KN09 1 2 3 4 5
20 Bạn đề xuất được các giải pháp quản lý kế toán phù hợp cho doanh nghiệp KN10 1 2 3 4 5
21 Bạn thiết lập được mối quan hệ làm việc với các phòng ban để hỗ trợ công tác kế toán KN11 1 2 3 4 5
22 Bạn có khả năng làm việc độc lập, chuyên nghiệp trong công việc KN12 1 2 3 4 5
Bạn có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống về nghiệp vụ kế toán và kinh doanh liên quan trong doanh nghiệp
24 Bạn thích nghi và linh hoạt hội nhập môi trường làm việc với các lĩnh vực khác trong khối ngành kinh tế KN14 1 2 3 4 5
25 Bạn có khả năng làm việc tập thể KN15 1 2 3 4 5
26 Bạn có tinh thần cầu tiến trong công việc TĐ01 1 2 3 4 5
27 Bạn có tinh thần học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp TĐ02 1 2 3 4 5
28 Bạn có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và liêm khiết trong công việc TĐ03 1 2 3 4 5
29 Bạn có tinh thần yêu nghề TĐ04 1 2 3 4 5
30 Bạn có tác phong làm việc cẩn thận, cụ thể, tỉ mỉ và chính xác TĐ05 1 2 3 4 5
31 Bạn có tinh thần kỷ luật và tác phong công nghiệp trong công việc TĐ06 1 2 3 4 5
32 Bạn có ý thức hợp tác trong công việc với các bộ phận chức năng liên quan TĐ07 1 2 3 4 5
DANH SÁCH SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGHỀ KẾ TOÁN TRẢ LỜI KHẢO SÁT
34 2019 15222KT0122 Hoa Phúc Dường Nam 06/16/91 Bình Định 157/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
35 2019 1451KT1285 Nguyễn ThịĐào Nữ 02/19/96 ĐấkLăk 271/QD-CNTD-DT 28122019
36 2019 16211KT1037 Trần Quốc Đạt Nam 07/16/98 Đồng Nai 156/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
37 2019 1451KT2319 TrầnVán Đức Nam 05/20/94 Bình Thuận 271/QĐ-CNTĐ-ĐT_28122019
38 2019 16211KT2540 Nguyễn Thị Hồng Gấm Nữ 04/14/98 Đồng Nai 271/QĐ-CNTĐ-ĐT_28122019
39 2019 15211KT2232 Nguyễn Thị Hồng Gấm Nữ 03/13/97 Đồng Nai 156/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
40 2019 1451KT2298 LêHương Giang Nữ 07/16/95 Thanh Hóa 271/QD-CNTD-DT 28122019
41 2019 15222KT0115 Vò Thị Giàu Nữ 03/09/91 Đồng Tháp 157/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
42 2019 1451KT1982 Nguyễn Thị Thu Hà Nữ 03/15/95 Tây Ninh 156/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
43 2019 1451KT2026 Nguyễn Thị Hà Nữ 12/11/96 HảiDương 156/QD-CNTD-DT 27082019
44 2019 1451KT2356 Đo Thị Thu Hà Nữ 11/27/95Ninh Thuận 271/QĐ-CNTĐ-ĐT_28122019
45 2019 1451KT1302 Đào Thị Xuân Hà Nữ 11/26/96Ninh Thuận 271/QĐ-CNTĐ-ĐT_28122019
46 2019 16211KT1651 Hoàng Thái Xuân Hà Nữ 01/12/98 ĐấkLăk 271/QĐ-CNTĐ-ĐT_28122019
47 2019 15211KT0488 Vương Thị MỹHạnlr Nữ 07/14/97 Bình Dương 52/QĐ-CNTĐ-ĐT_04042019
48 2019 15211KT0042 Nguyễn ThịHạnh Nữ 02/20/96Hà Tình 156/QĐ-CNTĐ-ĐT 27082019
49 2019 15222KT0124 Trần Thị Thúy Hằng Nữ 07/01/91 Binh Định 157/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
50 2019 15211KT2683 Nguyễn ThịThanh Hằn Nữ 02/16/97 Binh Phước 156/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
51 2019 16211KT0204 Huỳnh Thị Ngọc Hang Nữ 08/27/98Ninh Thuận 271/QD-CNTD-DT 28122019
52 2019 1451KT2470 Nguyễn Thị Bích Hậu Nữ 03/31/96 ĐákLăk 156/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
53 20191451KT0738 Le Thị Hết Nữ 05/25/96 Bình Định 156/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
54 2019 1451KT0122 Phù HuỳnhHiền Nữ 06/28/96 Quảng Nam 52/QĐ-CNTO-ĐT_04042019
55 2019 1451KT1438 Lê Thị Thu Hiền Nữ 08/19/96 Đồng Nai 156/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
56 2019 16211KT0252 Dương Thị Thúy Hiền Nữ 06/15/98 TP Hồ Chi Minh271/QD-CNTD-DT 28122019
57 2019 1451KT2172 Phạm Thị Hiền Nữ 12/31/96Thái Bình 271/QĐ-CNTĐ-ĐT_28122019
58 2019 15222KT0128 VÕ Thị Hiền Nữ 12/06/92Ha Tình 276/QĐ-CNTĐ-ĐT_28122019
59 2019 1451KT1452 Lè Thị Hiển Nữ 09/10/93 Quảng Trị 271/QD-CNTD-DT 28122019
60 2019 16211KT1548 Trương Thị Hiễu Nữ 10/18/98 Đồng Tháp 156/QĐ-CNTĐ-ĐT_27082019
61 2020 15211KT0635 Trần Thị Thúy Anh Nữ 07/08/97 Đồng Nai 175/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
62 2020 15211KT2669 Nguyễn Thị Hoàng AnlNữ 11/20/97Bình Thuận 175/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
63 2020 16211KT1710 Đào LoanAnli Nữ 12/26/97 TP Hồ Chi Minh 41/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
64 2020 17211KT3723 Ngô Thị Tuyết Anh Nữ 03/03/99 Nam Định 176/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
65 2020 17211KT3643 Bùi Kim Anh Nữ 01/11/99 Hưng Yên 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
66 2020 17211KT0399 Trần Thị Kim Ánh Nữ 11/17/99 Binh Định 176/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
67 2020 17211KT3670 Nguyễn Ngọc Ảnh Nữ 03/28/99 Tay Ninh 42/QD-CNTD-DT 20042020
68 2020 15211KT1606 Nguyễn ThịThanh Bin Nữ 03/08/97 ĐákLák 175/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
69 2020 15211KT1849 Trần Bảo Châu Nữ 10/23/97 TP Hồ Chi Minh 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
70 2020 17211KT0068 Hồ Thị Châu Nữ 09/19/89Nghệ An 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
71 2020 15211KT2654 Đoàn Thị cầm Diêu Nữ 03/20/97Quảng Nam 41/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
72 2020 15211KT1245 Đặng Thị Phương DunjNữ 05/11/97 TP Hồ Chí Minh 175/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
73 2020 16211KT0469 Đậu Thị Dung Nữ 02/12/98 Lâm Đồng 41/QD-CNTD-DT 20042020
74 2020 17211KT0444 Nguyễn Thị Mỹ DuyênNữ 10/15/99 Đồng Nai 42/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
75 2020 16211KT0223 Dương Thị Mỹ Duyên Nữ 02/27/98 Bà Rịa - Vũng Tài41/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
76 2020 17211KT2942 VÒ Thùy Dương Nữ 06/02/94Quáng Trị 42/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
77 2020 17211KT1708 Nguyễn Thị Định Nữ 12/06/97Quảng Ngài 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
78 2020 17211KT1475 Lẻ Thị Bích Giang Nữ 02/01/96Quảng Nam 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
79 2020 17211KT4052 Phan ThịThùy Giang Nữ 07/17/99Binh Định 42/QD-CNTD-DT 20042020
80 2020 16211KT0083 Bùi Thị Bảo Hà Nữ 08/17/97Phú Yên 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
81 2020 17211KT3244 PhanThị Hà Nữ 07/10/99Thanh Hóa 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
82 2020 17211KT2751 Nguyền Thị Hồng Hà Nữ 02/28/99Phú Yên 42/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
83 2020 1451KT0526 Cao Thị Hão Nữ 05/07/96 Thừa Thiên Huề 41/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
84 2020 17211KT4538 Đoàn Thị MỳHạnli Nữ 02/11/99Quảng Trị 176/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
85 2020 17211KT2549 Nguyễn Thị Hăng Nữ 07/04/99Hà Nam 176/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
86 2020 16211KT2090 Nguyễn Thu Hang Nữ 04/22/96Bà Rịa - Vũng Tải41/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
87 2020 15222KT0123 Lê Thị Thúy Hằng Nữ 12/20/93Binh Định 45/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
88 2020 15211KT2475 Hoàng ThịMỹ Hang Nữ 08/30/95BinhPhước 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
89 2020 16211KT0045 LượngGiaHân Nữ 11/10/97 TP Hồ Chi Minh 175/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
90 2020 15222KT0127 Nguyễn ThịNgọcHiềnNữ 01/27/84Vinh Long 45/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
91 2020 16211KT1326 Trần Thị Hiền Nữ 12/22/97Thanh Hóa 41/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
92 2020 16211KT1613 Trần PhạmThị Thu HiềNữ 02/16/98Đồng Nai 41/QD-CNTD-DT 20042020
93 2020 16211KT3053 Ngô Thị Thanh Hiền Nữ 08/15/98Quảng Bình 41/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
94 2020 17211KT4229 Phan Thị Thu Hiền Nữ 06/03/96 Đồng Nai 42/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
95 2020 1451KT2280 Nguyễn ThịHiểu Nữ 12/20/95 Thanh Hóa 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
96 2020 16211KT2965 Trần NgọcHiếu Nữ 04/16/98 TP Hồ Chi Minh 41/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
97 2020 17211KT0159 Hoàng ThịHiệp Nữ 04/12/98Quảng Trị 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
98 2020 17211KT1817 Nguyễn Huỳnh Như H(Nữ 04/29/99Phú Yên 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
99 2020 15211KT2689 Phạm Thị KiềuHoanh Nữ 11/20/96Quảng Ngài 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
100 2020 1451KT1413 Nguyễn ThịKim Huế Nữ 01/17/96NinhBinh 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
101 2020 16211KT1008 Mai Thị Ngọc Huyền Nữ 01/12/98 TP Hồ Chi Minh 41/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
102 2020 18222KT0007 Lẻ Thị Thu Huyền Nữ 07/12/92 Hà Tình 178/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
103 2020 17211KT0815 Ngô Thị Ngọc Huyền Nữ 01/01/99Long An 176/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
104 2020 17211KT4043 Phạm Thị Huyền Nữ 10/10/97Long An 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
105 2020 16211KT2032 VÕ Thị Bích Huỳnli Nữ 08/16/97Bình Thuận 175/QĐ-CNTĐ-ĐT-19102020
106 2020 1451KT2072 Nguyễn Thị Hương Nữ 03/19/94LâmĐồng 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
107 2020 17211KT2993 Phan Nguyễn Nhật LanNữ 11/08/99Tây Ninh 176/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
108 2020 17211KT3703 Nguyễn Thị Ngọc Lan Nữ 11/23/99 TP HỒ Chí Minh 176/QD-CNTD-DT 19102020
109 2020 17222KT0040 Lê Phương Lâm Nữ 05/29/93 Nghệ An 178/QD-CNTD-DT 19102020
110 2020 15222KT007Ổ Lê Thị Sau Len Nữ 10/18/87 Long An 45/QĐ-CNTO-ĐT 20042020
111 2020 17211KT1638 Đặng Thị Mỹ Lệ Nữ 09/21/99Bình Định 176/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
112 2020 15211KT0993 Nguyễn Thị Bích Liên Nữ 04/27/96 Bình Thuận 175/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
113 2020 15211KT0505 Dương Gia Linh Nữ 06/07/97BìnhDương 175/QĐ-CNTĐ-ĐT-19102020
114 2020 15211KT1507 Đặng Thị Lý Linli Nữ 07/31/97 Nghệ An 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
115 2020 17222KT0048 ĐỗNgọc Thùy Linh Nữ 12/10/93 TP Hồ Chí Minh 178/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
116 2020 16211KT1076 Đoàn NgọcLinh Nữ 07/28/98LâmĐồng 41/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
117 2020 1451KT0669 Nguyễn Thị Trúc Linli Nữ 10/14/96 Tiền Giang 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
118 2020 15211KT2017 Phan Thị Linh Nữ 01/20/97 Quảng Ngãi 41/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
119 2020 15211KT1314 Trượng Hoài Linh Nữ 09/20/95 Ninh Thuận 41/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
120 2020 17211KT4511 Bùi Thị Lịnh Nữ 03/26/98 Hà Tinh 42/QĐ-CNTĐ-ĐT 20042020
121 2020 17211KT4224 Nguyễn Thị Hồng LoanNữ 09/27/99TP.Hồ Chí Minh 176/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
122 2020 1451KT1495 Mạc Thị Quỳnh Long Nữ 06/07/96BìnhĐịnh 175/QD-CNTD-DT 19102020
123 2020 17211KT1424 Nguyễn Thị Thanh MaiNữ 08/07/99TP.Hồ Chí Minh 176/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
124 2020 15222KT0134 Trần Thị NgọcMai Nữ 08/10/88 TP Hồ Chi Minh 45/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
125 2020 16211KT0912 Hoàng Ngọc Mai Nữ 12/14/98 TP Hồ Chi Minh 175/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
126 2020 17211KT4010 PhùngHuệ Mần Nữ 03/21/99 Ben Tre 176/QD-CNTD-DT 19102020
127 2020 17211KT3733 Giang Huệ Man Nữ 05/13/99 Đồng Nai 42/QĐ-CNTĐ-ĐT_20042020
128 2020 17211KT4200 Nguyễn Thị Trà My Nữ 11/22/99Nghệ An 176/QĐ-CNTĐ-ĐT 19102020
129 2020 17211KT2595 Nguyễn Thị Trà My Nữ 09/10/99 Binh Định 176/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
130 2020 17211KT1640 VÒ Thị LệMy Nữ 11/20/99BìnhĐịnh 176/QĐ-CNTĐ-ĐT_19102020
131 2021 18222KT0043 Trần Thị Thúy An Nữ 08/16/88 Trà Vinh 12/QĐ-CNTĐ-ĐT 12012021
132 2021 16211KT2672 Đinli Hà An Nữ 09/28/95 TP Hồ Chi Minh 223/QĐ-CNTĐ-ĐT_21122021
133 2021 16211KT1376 Hồ Nguyễn Vân Anil Nữ 11/20/98ĐákLăk 14/QĐ-CNTĐ-ĐT_12012021
134 2021 18211KT0324 Bùi NgọcDuyên Anh Nữ 01/17/97 Đồng Nai 139/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
135 2021 18211KT0640 Trần Thị Lan Anh Nữ 12/22/00Bình Phước 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
136 2021 18211KT4780 Nguyễn Thị Kỳ Anh Nữ 07/26/00KiênGiang 139/QD-CNTD-DT 14062021
137 2021 18211KT4825 Trần Thị Mai Anh Nữ 09/02/00 Bến Tre 139/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
138 2021 18211KT5323 Nguyễn QuỷAnh Nữ 08/08/00 139/QD-CNTD-DT_14062021
139 2021 15211KT1161 Dương Thị Ngọc Ánh Nữ 06/20/97 Binh Phước 138/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
140 2021 17211KT3911 Nguyễn Thị Ngọc Ánh Nữ 06/07/97 TP Hồ Chí Minh 139/QD-CNTD-DT 14062021
141 2021 17211KT4084 Nguyễn Xuân Ben Nam 12/20/99Gia Lai 17/QD-CNTD-DT 12012021
142 2021 20222KT0005 Đỗ Thị Bìnli Nữ 03/08/92 Thanh Hóa 224/QĐ-CNTĐ-ĐT 21122021
143 2021 16222KT0020 Nguyễn Thị Bích Nữ 07/16/91 Thừa Thiên Huế 142/QD-CNTD-DT 14062021
144 2021 18211KT1885 Huỳnh Thị BộiBội Nữ 08/26/00 Trà Vinh 139/QD-CNTD-DT 14062021
145 2021 15211KT0396 Huỳnh Mỹ Ca Nữ 04/14/97 TP.HồChiMinli 14/QD-CNTD-DT 12012021
146 2021 18211KT0750 Nguyễn ThịKimChi Nữ 05/21/00Ninli Thuận 139/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
147 2021 18211KT4502 Lộ Thị MaiChi Nữ 11/07/99Ninli Thuận 139/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
148 2021 16211KT2153 Nguyễn ThịChièn Nữ 04/04/98 Thanh Hóa 14/QD-CNTD-DT 12012021
149 2021 18222KT003 7 Nguyễn Long Chiến Nam 12/08/92Khanh Hòa 12/QD-CNTD-DT 12012021
150 2021 15211KT1738 LươngThục Chinh Nữ 10/17/97Quảng Nam 223/QĐ-CNTĐ-ĐT_21122021
151 2021 18222KT0041 Nguyễn Lê QuốcCườn Nam 11/09/95 TP Ho Chi Minh 12/QĐ-CNTĐ-ĐT_12012021
152 2021 17211KT3805 Nguyễn Trương Mạnh (Nam 11/22/99Quảng Ngãi 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
153 2021 18211KT4764 Phạm Thị XuânDiem Nữ 05/16/00 Binh Dương 139/QD-CNTD-DTJ4062021
154 2021 18211KT5089 Nguyễn ThịMỳDiễm Nữ 09/29/99 Bình Định 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
155 2021 17211KT3187 Phan Nguyên Kim DimNữ 06/15/99Ninh Thuận 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
156 2021 16211KT1471 LỂ Thị Kiều Duyên Nữ 09/09/98 Quảng Ngãi 14/QĐ-CNTĐ-ĐT_12012021
157 2021 17211KT2543 Nguyễn ThịThúyDưỵéNữ 03/21/99 Bình Định 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
158 2021 17211KT3344 Phạm Thị Mỹ Duyên Nữ 01/22/99 Ben Tre 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
159 2021 18211KT4734 Nguyễn Ý Mỹ Duyên Nữ 02/11/00 TP.HồChiMinli 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
160 2021 18211KT1200 LươngThịMỹ Duyên Nữ 11/17/00TP.HồChiMinli 222/QĐ-CNTĐ-ĐT_21122021
161 2021 20222KT0006 Huỳnh Thị HồngĐào Nữ 11/30/86TP.HồChiMinli 224/QĐ-CNTĐ-ĐT_21122021
162 2021 18211KT4173 Nguyễn Anh Đào Nữ 09/25/00 TP Hồ Chi Minh 139/QD-CNTD-DT 14062021
163 2021 17211KT1595 HuỳnhTiếnĐạt Nam 07/31/99 Lâm Đồng 17/QD-CNTD-DT 12012021
164 2021 17211KT2950 Nguyễn Lê Linh Đơn Nữ 12/26/99Ninh Thuận 139/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
165 2021 20222KT0019 Nguyễn Vãn Đức Nam 09/06/90 Đồng Nai 224/QD-CNTD-DT 21122021
166 2021 17211KT2787 Ung Thị Lệ Giang Nữ 07/10/99 Quãng Nam 17/QD-CNTD-DT 12012021
167 2021 18211KT0718 Nguyễn Phạm Quỳnh (Nữ 11/05/00Kiên Giang 139/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
168 2021 17211KT4107 Le Thị Hà Nữ 07/19/99Ninh Thuận 17/QD-CNTD-DT 12012021
169 2021 15211KT2198 Trần Thị Thu Hà Nữ 07/13/97 Bình Thuận 13 8/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
170 2021 15211KT2422 Đoàn Thị Hà Nữ 08/25/97 Quảng Bình 13 8/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
171 2021 16211KT1510 Lè Đỗ Khánh Hà Nữ 01/16/98 Bình Thuận 13 8/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
172 2021 18211KT0909 Lê Thị Xuân Hà Nữ 05/04/00 Bình Phước 139/QĐ-CNTĐ-ĐT 14062021
173 2021 18211KT4633 Nguyễn Thị Thu Hà Nữ 10/17/00 Đồng Tháp 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
174 2021 18211KT0144 Phạm Thị Hồng Hạnli Nữ 11/10/99 TP Hồ Chi Minh 139/QĐ-CNTĐ-ĐT_14062021
175 2021 20222KT0Ũ08 Nguyễn Thị Tuyết Hạn! Nữ 02/22/92 Ben He 224/QD-CNTD