1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tình trạng dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em 5 – 10 tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình trạng dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em 5 – 10 tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương
Tác giả Hoàng Tuấn Thành
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng
Trường học Trường Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành Nhi khoa
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3 MB

Nội dung

Nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em 5 – 10 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 5 – 10 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023 – 2024. 2. Nhận xét tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ 5 – 10 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua nghiên cứu 231 trẻ đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024, chúng tôi đua ra một số kết luận sau: 1. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ 5 - 10 tuổi đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung ương. - Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu 7,3 ± 1,5 tuổi, tỷ lệ trẻ trai cao hơn gái. - Tỷ lệ các thể SDD khá tương đồng, tuy nhiên SDD thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao nhất (9.1%), sau đó đến thể thấp còi (7.4%), gầy còm (7.8%). Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 6,1%. - Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SDD theo giới, tuổi, địa dư. - Trẻ là con đầu lòng hoặc trong gia đình có số lượng từ 1 – 2 con có tỷ lệ SDD ở các thể đều thấp hơn gia đình > 2 con. - Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa tỷ lệ SDD ở các thể với trình độ học vấn người mẹ hoặc người chăm sóc. - Nhóm trẻ tiền sử mắc các bệnh lý tiêu hóa có tỷ lệ SDD ở các thể cao hơn nhóm trẻ không có tiền sử bệnh lý này. 2. Tình trạng thiếu vi chất của trẻ 5 - 10 tuổi đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung ương - Các triệu chứng biểu hiện thiếu vi chất thường gặp: đau mỏi xương (36,4%), viêm miệng (32,9%) và da xanh, niêm mạc nhợt (36,8%). - Tỷ lệ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng: Thiếu kẽm chiếm tỷ lệ cao nhất (55%), tiếp sau đó là thiếu sắt (22.1%) và thiếu canxi ion (16%). Tình trạng thiếu vitamin D và một số vi chất khác như magie, phospho ít gặp hơn. - Không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thiếu vi chất dinh dưỡng với các yếu tố: tuổi, giới, địa điểm cư trú, số lượng con và thu nhập bình quân đầu người trong gia đình. - Nhóm trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý về đường hô hấp có tỷ lệ thiếu kẽm (86.4%) và vitamin D (13.6%) cao hơn nhóm không có tiền sử mắc bệnh lý này.

Trang 1

HOÀNG TUẤN THÀNH

Tình trạng dinh dưỡng và Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

ở trẻ em 5 – 10 tuổi tại bệnh viện

Nhi trung ương

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG TUẤN THÀNH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ

THIẾU HỤT VI CHẤT DINH DƯỠNG

Ở TRẺ EM 5 – 10 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN

NHI TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành : Nhi khoa

Mã số : 8720106

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Trang 3

HÀ NỘI – 2024LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, đã giúp đỡ tôi tận tình trong việcnghiên cứu và hoàn thành luận văn

Với lòng biết ơn chân thành và tình cảm sâu sắc, tôi xin chân thành

cám ơn Cô hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng đã hết lòng hướng

dẫn những kiến thức, phương pháp luận quý báu, giúp đỡ và tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn cácThầy/Cô trong hội đồng thông qua đề cương và chấm luận văn tốt nghiệp.Các thầy cô đã cho tôi những đóng góp quý báu giúp luận văn hoàn thiện hơn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu

Cảm ơn các bệnh nhi và gia đình những người đã tình nguyện tham gianghiên cứu – góp phần vô cùng quan trọng trong luận văn này

Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tớicha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng Xin cám ơn những người thân trong

Trang 4

nghiên cứu.

Tôi xin ghi nhận những tình cảm và công ơn ấy

Hà Nội, ngày tháng năm

2024 Học viên

Hoàng Tuấn Thành

Trang 5

Tôi là Hoàng Tuấn Thành, học viên cao học khoá 31 Trường Đại học Y

Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:

1 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng

2 Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã đượccông bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trungthực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơinghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kếtnày

Hà Nội, ngày tháng năm

2024

Người viết cam đoanHọc viên

Hoàng Tuấn Thành

Trang 6

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt

CC/T Height -for-age Chiều cao/tuổi

CN/CC Weight-for- height Cân nặng/chiều cao

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Tình trạng dinh dưỡng và một số phương pháp đánh giá .3

1.1.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 5 - 10 tuổi .3

1.1.2 Một số phương pháp xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 9

1.2 Thiếu hụt vi chất trẻ 5 – 10 tuổi .13

1.2.1 Định nghĩa vi chất dinh dưỡng .13

1.2.2 Thực trạng thiếu hụt vi chất ở trẻ 5 – 10 tuổi .14

1.3 Hậu quả của suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng .20

1.4 Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng ở trẻ 5 – 10 tuổi .22

1.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới .22

1.4.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam .23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26

2.1 Đối tượng nghiên cứu .26

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu .26

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ .26

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .26

2.2.1 Địa điểm 26

2.2.2 Thời gian .26

2.3 phương pháp nghiên cứu .26

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: .26

2.3.2 Cỡ mẫu .26

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu .26

2.3.4 Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu .26

Trang 8

2.5 Các biện pháp khống chế sai số .32

2.6 Đạo đức nghiên cứu .32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 34

3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu .34

3.1.1 Đăc điểm tuổi, giới, nơi cư trú .34

3.1.2 Một số đặc điểm về gia đình và người chăm sóc .35

3.1.3 Một số đặc điểm về tiền sử sản khoa và bệnh lý mạn tính hiện mắc và thói quen bổ sung vi chất dinh dưỡng .37

3.2 Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng đối tượng nghiên cứu .39

3.3 Đặc điểm về tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu .44

3.3.1 Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng .44

3.3.2 Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trên đối tượng nghiên cứu .46

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .52

4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .52

4.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới và nơi cư trú .52

4.2.2 Tình trạng suy dinh dưỡng theo giới, tuổi và địa điểm cư trú 55

4.2 Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ 5 – 10 tuổi đến khám tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện nhi trung ương .55

4.2.1 Tình trạng suy dinh dưỡng chung .55

4.2.2 Tình trạng suy dinh dưỡng theo giới, tuổi và địa điểm cư trú 57

4.2.3 Tình trạng suy dinh dưỡng theo thứ tự, số lượng con và một số đặc điểm liên quan tới người mẹ .59

Trang 9

4.3.1 Triệu chứng trẻ đến khám .61

4.3.2 Tình trạng thiếu máu của trẻ 5 – 10 tuổi .61

4.3.3 Tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trẻ 5 – 10 tuổi .63

4.3.4 Tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan65 KẾT LUẬN .69

KIẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ .3

1.1.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 5 - 10 tuổi .3

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng trên trẻ 5 – 10 tuổi .5

1.1.3 Một số phương pháp xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 5

1.2 THIẾU HỤT VI CHẤT TRẺ 5 – 10 TUỔI .5

1.2.1 Định nghĩa vi chất dinh dưỡng .5

1.2.2 Thực trạng thiếu hụt vi chất ở trẻ 5 – 10 tuổi .6

1.3 HẬU QUẢ CỦA SUY DINH DƯỠNG VÀ THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG 7

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, VI CHẤT DINH DƯỠNG Ở TRẺ 5 – 10 TUỔI 7

1.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 7

Trang 10

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .8

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu 8

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 8

2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .8

2.2.1 Địa điểm: Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương 8

2.2.2 Thời gian: Từ tháng 6/2023 đến tháng 6/2024 8

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .8

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang .8

2.3.2 Cỡ mẫu .8

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu 8

2.3.4 Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu 8

2.3.5 Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá .9

2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU 12

2.5 CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 12

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 13

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13

3.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới .13

3.1.2 Đặc điểm nuôi dưỡng của trẻ .13

3.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13

3.3 TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT VI CHẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THIẾU HỤT VI CHẤT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13

3.3.1 Tình trạng thiếu hụt vi chất 13

Trang 11

4.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA ĐỐI TƯỢNG

NGHIÊN CỨU 15

4.1.1 Đặc điểm về tuổi giới .15

4.1.2 Một số đặc điểm về gia đình và bố mẹ, người chăm sóc trẻ .15

4.1.3 Tình trạng dinh dưỡng đối tượng nghiên cứu 15

4.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT VI CHẤT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 15

4.2.1 Tình trạng thiếu hụt vi chất trên đối tượng nghiên cứu 15

4.2.2 Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thiếu hụt vi chất 15

DỰ KIẾN KẾT LUẬN .16

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 12

Bảng 1.1 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình (%) ở trẻ em trong độ tuổi đi

học theo khu vực của WHO .3

Bảng 1.2 Thống kê tỷ lệ SDD thấp còi trẻ em tại Hà Nội có độ tuổi từ 6 -11 tuổi 6

Bảng 1.3 Thống kê về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em từ 6 - 11 tuổi theo vùng sinh thái .8

Bảng 1.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi .11

Bảng 1.5 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ trên 5 tuổi .12

Bảng 1.6 Tỷ lệ trẻ nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và một số chất dinh dưỡng theo giới và khu vực sống .16

Bảng 1.7 Tỷ lệ thiếu máu và thiếu sắt, thiếu vitamin A, D theo nhóm tuổi, giới tính và vùng sinh thái .18

Bảng 2.1 Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ 5 – 10 tuổi21 29

Bảng 2.2 Chỉ số hóa sinh và ngưỡng đánh giá .31

Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu .31

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .34

Bảng 3.2 Thứ tự và số con trong gia đình đối tượng nghiên cứu .35

Bảng 3.3 Trình độ học vấn của người mẹ hoặc người chăm sóc .36

Bảng 3.4 Nghề nghiệp của người mẹ hoặc người chăm sóc .36

Bảng 3.5 Tình trạng kinh tế theo mức thu nhập bình quân đầu người 37

Bảng 3.6 Một số đặc điểm tuổi thai, tiền sử sản khoa .37

Bảng 3.7 Cân nặng sau sinh của đối tượng nghiên cứu .38

Bảng 3.8 Thói quen bổ sung vi chất dinh dưỡng hàng ngày .39

Bảng 3.9 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới, tuổi và địa điểm cư trú .40

Bảng 3.10 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo thứ tự và số con trong gia đình .41

Trang 13

Bảng 3.12 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo tuổi thai và cân nặng sau sinh 43

Bảng 3.13 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo tiền sử mắc một số bệnh lý đường hô hấp và tiêu hóa .43

Bảng 3.14 Tình trạng thiếu máu đối tượng nghiên cứu .44

Bảng 3.15 Nồng độ sắt và kẽm huyết thanh của đối tượng nghiên cứu 45

Bảng 3.16 Nồng độ canxi huyết thanh và vitamin D .45

Bảng 3.17 Nồng độ magie, phospho của đối tượng nghiên cứu .46

Bảng 3.19 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo các thể suy dinh dưỡng 46 Bảng 3.20 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ thừa cân, béo phì .47

Bảng 3.21 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo giới .47

Bảng 3.22 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo nhóm tuổi .48

Bảng 3.23 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo địa điểm cư trú .49

Bảng 3.24 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo số lượng con trong gia đình .49

Bảng 3.25 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo thu nhập bình quân đầu người trong gia đình .50

Bảng 3.26 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo tiền sử mắc một số bệnh lý cấp tính và mạn tính đường tiêu hóa .50

Bảng 3.27 Tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo tiền sử mắc một số bệnh lý cấp tính và mạn tính đường hô hấp .51

Trang 14

Biểu đồ 1.1 Điều tra mức đáp ứng nhu cầu năng lượng và vi chất dinh

dưỡng khẩu phẩn ăn của trẻ 6 - 11 tuổi tại 6 tỉnh, thành phố16

Biểu đồ 1.2 Thiếu vi chất dinh dưỡng lứa tuổi 6 -11 tuổi tại 6 tỉnh 18

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới .34

Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư .35

Biểu đồ 3.3 Tiền sử từng mắc các bệnh lý cấp tính và mạn tính .38

Biểu đồ 3.4 Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu .39

Biểu đồ 3.5 Biểu hiện lâm sàng của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng 44 Bảng 1.1 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình (%) ở trẻ em trong độ tuổi đi học theo khu vực của WHO .3

Bảng 2.2 Tóm tắt các biến số/ chỉ số nghiên cứu .9

Trang 15

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diệncủa trẻ em Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng vững chắc cho quátrình phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ Nếu coi 2 năm đầu đời (tronggiai đoạn 1000 ngày vàng) là giai đoạn đặt viên gạch đầu tiên, viên gạch nềntảng cho một sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc đời của trẻ, thì đến giai đoạn tiềnhọc đường và học đường sẽ là giai đoạn đặt tiếp viên gạch nền tảng thứ 2 giúpcho trẻ có một sự phát triển toàn diện Nhiều nghiên cứu cho thấy trong giaiđoạn này tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng còn cao, đặcbiệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia năm 2022 về tìnhtrạng dinh dưỡng ở trẻ em từ 5-10 tuổi tại Việt Nam cho thấy có 12,2% trẻ emsuy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, 14,8% trẻ em SDD thể thấp còi và 19,0%trẻ thừa cân béo phì Mặc dù tìnhhực trạng dinh dưỡng suy dinh dưỡng đã cócải thiện trong các năm gần đây, sự chênh lệch các chỉ số dinh dưỡng giữavùng miền vẫn còn cách biệt đáng kể, đặc biệt ở các khu vực miền núi, vùngsâu vùng xa và nhóm dân tộc thiểu số.1

Các vi chất dinh dưỡng (VCDD) có vai trò hết sức quan trọng đối vớiphát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ của trẻ tuổi lứa tuổi học đường, đặcbiệt trẻ vị thành niên Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng năm 2014 - 2015,

tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5từ 5 - 10 tuổi ở Việt Nam là 2717,8%, tỷ lệ nàycao hơn ở miền núi 3128,2%, nông thôn (2827,42%) và thấp hơn ở thành thị

(2215,62%) Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là1310,6% trong đó tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em dưới 55 -10 tuổi cũng caohơn ở miền núi (16,81%), nông thôn (123,81%) và thấp hơn ở thành thị(87,62%) Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất caolên tới 569,24%, đặc

Trang 16

biệt rất cao ở miền núi (8075,8%), nông thôn (701,16%) và ở thành thị cóthấp hơn nhưng vẫn khá cao (4946,67%).2

Như vậy, thực trạng dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đều lànhững vấn đề trọng tâm, còn tồn tại đối với sự phát triển toàn diện của trẻ emViệt Nam, đã và đang thu hút được nhiều nghiên cứu Tuy nhiên, cũng nhưcác báo cáo dinh dưỡng trên thế giới, các dữ liệu chủ yếu tập trung trẻ nhómtuổi < 5 tuổi, các số liệu trên đối tượng trẻ 5 - 10 tuổi còn rất hạn chế.3,4 Vậytình trạng dinh dưỡng cũng như thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở nhóm tuổi này

như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em 5 – 10 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu:

1 Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 5 – 10 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023 – 2024.

2 Nhận xét tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ 5 – 10 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tình trạng dinh dưỡng và một số phương pháp đánh giá

1.1.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 5 - - 10 tuổi

1.1.1.1 Thực trạng dinh dưỡng trẻ em 5 - – 10 tuổi trên thế giới

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 5 - 10 tuổi ảnh hưởng đến sức khỏe,nhận thức và sau đó là thành tích học tập của các em Tuy nhiên, trẻ em trong

độ tuổi đi học thường không được đưa vào các cuộc điều tra về sức khỏe vàdinh dưỡng, do vậy thường ít có thông tin tổng quan cập nhật về tình trạngdinh dưỡng của trẻ em độ tuổi này trên toàn thế giới Trong một báo cáo, phântích tổng quan của tác giả Cora Best và cộng sự, dựa trên 369 nghiên cứu từ

79 quốc gia khác nhau, đã khái quát tình trạng dinh dưỡng trẻ từ 5 - – 12 tuổitrên các quốc gia, khu vực trên toàn thể giới.5

Bảng 1.1 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình (%) ở trẻ em trong độ tuổi

đi học theo khu vực của WHO

Khu vực Châu phi Đông Nam

Á

Châu Mỹ Latinh

Địa Trung Hải

Tây Thái Bình Dương

Thấp còi 22 ± 16 29 ± 18 16 ± 14 24 ± 15 28 ± 22

Gày còm 36 ± 21 34 ± 26 6 ± 8 13 ± 15 14 ± 10

* Nguồn: Best Cora (2010) 5

Tình trạng thấp còi ở trẻ em trong độ tuổi đi học được đánh giá trong

105 nghiên cứu ở các nước đã và đang phát triển Suy dinh dưỡng thấp còichiếm tỷ lệ cao từ 20 – 30%, thấp nhất ghi nhận ở các nước Mỹ Latinh Đặcbiệt, một số nước báo cáo tỷ lệ SDD thấp còi rất cao từ 30 – 74%, ghi nhận tạicác quốc gia như Guatemala, Bắc Triều Tiên, Madagascar, Malawi Bên cạnh

Trang 18

đó, tỷ lệ này cũng thay đổi theo từng khu vực trong các quốc gia, tỷ lệ caocũng được quan sát thấy tại một số vùng nông thôn khu vực Châu Á như: Ấn

Độ, Nepal và Lào.5

Về tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân, tỷ lệ trung bình trên toàn thếgiới 17%, với khoảng tứ phân vị dao động từ 7 – 34% Các quốc gia có tỷ lệsuy dinh dưỡng nhẹ cân cao nhất là Đông Nam Á (39%), thấp nhất là khu vực

Mỹ Latinh (8%) Các nghiên cứu khảo sát mang tính chất toàn quốc gia nhưBrazil, Colombia, Nicaragua và Cộng hòa Dominica, tỷ lệ SDD nhẹ cân lưuhành dưới 9% Tại các khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương vàChâu phi, tỷ lệ dao động theo từng quốc gia trong khu vực; từ dưới 10% tạiSri Lanka, Lào, Trung Quốc, Nam Phi và Kenya đến 40- 50% theo các nghiêncứu tại Madagascar, trẻ em từ nông thôn nghèo trên khắp Ấn Độ và miền BắcViệt Nam Tại khu vực phía Đông Địa Trung Hải, tỷ lệ nhẹ cân theo báo cáo

ở Parkistan là 25% và Yemennem là 49%.5

Tỷ lệ SDD gầy còm được ghi nhận trong 62 nghiên cứu, tỷ lệ trungbình 35% ở các nước Châu Phi và Đông Nam Á và dưới 15% ở các khu vựckhác Đặc biệt, nghiên cứu báo cáo từ Brazil và Chile, tỷ lệ SDD gàầy còm ởmức dưới 4%; ngoại lệ trong khu vực Châu Mỹ Latinh, tại Cộng hòaDominica, tỷ lệ ghi nhận được 14% Tại Khu vực Đông Nam Á, Châu Phi vàTây Thái Bình Dương, tỷ lệ khác nhau giữa các quốc gia, dao động từ 35 –50% bao gồm các quốc gia Sri Lanka, Madagascar và Uganda Đối với khuvực Địa Trung Hải, chỉ có hai nghiên cứu được báo cáo với tỷ lệ ghi nhậnđược 1% ở Cô oét và 14% ở Iran Một số nghiên cứu có tỷ lệ trẻ em độ tuổi 6-– 12 tuổi có tình trạng SDD gầy còm đặc biệt cao, lên tới 77 – 90% đượcquan sát thấy miền đông Ấn Độ, Bangladesh và vùng nông thôn Nam Phi 5

Như vậy, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em trong độ tuổi 5 -10 tuổi tùytừng các nghiên cứu tại các quốc gia, khu vực khác nhau sẽ ghi nhận tỷ lệ

Trang 19

khác nhau Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á nơi có tỷ lệsuy dinh dưỡng luôn ở mức cao so với toàn thế giới

Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng, tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ

em 5 - 10 tuổi cũng đã và đang trở thành trở thành vấn đề sức khỏe ưu tiênthứ hai trong việc phòng chống bệnh tật trên toàn thế giới và được xem như là

một trong những thách thức hàng đầu đối với ngành dinh dưỡng và y tế Năm

2012, theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và kiểm soát bệnh tật (CDC)của Mỹ thì tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ 2 - 5 tuổi là 8,4%, trẻ 6 - 11 tuổi là17,7%, trẻ 12 - 19 tuổi là 20,5%.6 Theo điều tra khảo sát về sức khỏe của Anhnăm 2016, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em 2 - 15 tuổi là 27,9%.7 Ở Úc,trong năm 2017 – 2018, 1/4 (25%) trẻ em và thanh thiếu niên Úc ở độ tuổi 2 –

17 bị thừa cân hoặc béo phì và 1/12 (8,2%) bị béo phì Trong khi tỷ lệ thừacân và béo phì tăng đối với trẻ 5 – 17 tuổi từ năm 1995 (20%) đến 2007 –

2008 (25%), thì tỷ lệ này tương đối ổn định kể từ đó.8 Ở Nhật, tỷ lệ thừa cân,béo phì của trẻ em 6 - 14 tuổi trong vòng 25 năm (1976 - 2000) đã tăng từ6,1% lên 11,1% ở trẻ trai và 7,1% lên 10,2% ở trẻ gái.9 Tại Trung Quốc, sau

20 năm (1985 - 2005) tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em 8 - 18 tuổi đã tăng từ2% lên 14% ở trẻ trai và từ 1% lên 9% ở trẻ gái.10 Ở Thái Lan, theo Tổng điềutra dinh dưỡng toàn quốc năm 2004 thì tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ 6 - 14tuổi là 5,4%, trẻ 15-18 tuổi là 12,9%, đặc biệt tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ 6

- 14 tuổi của thủ đô Bangkok là 15%.11

1.1.1.2 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam

* Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam

Hiện nay ở nước ta và đa số các nước đang phát triển trên thế giới, cácchương trình nghiên cứu, điều tra can thiệp về dinh dưỡng thường ưu tậptrung ưu tiên cho trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai và các chương trìnhgiám sát đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi được thực hiện

Trang 20

hàng năm Đối với trẻ em lứa tuổi 5-10 tuổi rất ít có số liệu thống kê,nghiên cứu, tuy vậy những năm gần đây đã có một số công trình nghiêncứu trên diện nhỏ về tình trạng dinh dưỡng và thừa cân béo phì (TCBP) ởhọc sinh tiểu học (HSTH) Có thể khái quát thực trạng tình hình dinhdưỡng của trẻ em trong độ tuổi 5 - 10 tuổi qua một số những công trìnhnghiên cứu và điều tra, khảo sát sau:

Năm 1999, kết quả nghiên cứu luận án tiến sỹ của Lê Thị Hợp đã điềutra về tình trạng phát triển thể lực và SDD ở Hà Nội cho thấy, tỷ lệ trẻ emSDD thể thấp còi ở Hà Nội khá cao Thống kê cho thấy ở Hà Nội tỷ lệ trẻ emSDD thấp còi vào năm 1999 trong độ tuổi từ 6 -11 tuổi là 13,3%, trong đó sốtrẻ trai là 12,5% và số trẻ gái là 14,2%.Thống kê cũng cho thấy rằng, trong độtuổi này, trẻ em có tỷ lệ SDD cao nhất là 6 tuổi, với tỷ lệ là 17.4%; trẻ em có

độ tuổi SDD thấp nhất trong nhóm này là 11 tuổi, với tỷ lệ là 9,85%

Bảng 1.2 Thống kê tỷ lệ SDD thấp còi trẻ em tại Hà Nội

có độ tuổi từ 6 - 11 tuổi năm 1999

*Nguồn: Dinh dưỡng và tăng trưởng của người Việt Nam

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ SDD thấp còi ở học sinh tiểu học HSTHtại 6 tỉnh, thành phố 2011 cho thấy có 13,7% học sinh ở lứa tuổi từ 6 - 9 và18,2% học sinh ở lứa tuổi tiểu học (9 - 11 tuổi).12Điều tra về tình trạng dinhdưỡng của học sinh tại 6 trường tiểu học của huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An)năm 2013 cho thấy tỷ lệ học sinh bị SDD thể nhẹ cân là 21,5 % và tỷ lệ họcsinh bị SDD thấp còi là 17,8%.13Số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc

Trang 21

gia và UNICEF về Tổng điều tra dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 - 2010 cũngcho thấy, trong giai đoạn này, tỷ lệ trẻ em có độ tuổi từ 5 - 10 tuổi bị SDD ởViệt Nam trên 4 chỉ số SDD nhẹ cân, SDD thấp còi, SDD gầy còm và béophì,cụ thể: 12:

- SDD thể nhẹ cân là 24,2%; trẻ trai là 25,9%, trẻ gái là 22,6%.;

- SDD thể thấp còi là 23,4%; trong đó trẻ trai là 27,5%; trẻ gái là19,5%

- SDD ở thể gầy còm là 16,8%; trong đó trẻ trai là 14,9%; trẻ gái là18,6%.;

- Tình trạng thừa cân là ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 10 tuổi là 8,5%; ởtrẻ em nam là 10,2%; trẻ em nữ là 6,8%.14

Đến năm 2014, theo kết quả giám sát dinh dưỡng quốc gia cho thấy, tỷ

lệ trẻ em bị SDD ở 3 thể đã giảm mạnh, cụ thể: SDD thấp còi là 7,1%; SDDgầy còm là 6,0% và SDD thấp còi là 11,9%.15 Kết quả giám sát dinh dưỡngtheo vùng sinh thái cũng cho thấy, vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ học sinh ở lứatuổi tiểu học bị SDD thấp nhất Trong khi đó, Vùng núi phía Bắc và khu vựcTây Nguyên là những khu vực có tỷ lệ học sinh ở lứa tuổi tiểu học bị SDDcao nhất trên phạm vi cả nước Trong 3 chỉ số dinh dưỡng giám sát cho thấy,chỉ số SDD thể thấp còi có tỷ lệ cao nhất so với SDD nhẹ cân và thể gầy còm,điều này được thể hiện ở bảng thống kê tình trạng SDD ở trẻ em từ 6 - 11 tuổitheo vùng sinh thái.15Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng cũng chothấy, ở khu vực thành thị có số lượng học sinh SDD thấp hơn ở khu vực nôngthôn; vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi học sinhtiểu học HSTH có tỷ lệ Ssuy dinh dưỡng cao hơn nhiều so với trẻ em dân tộcKinh

Bảng 1.3 Thống kê về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em từ 6 - 11 tuổi theo

vùng sinh thái

Trang 22

Vùng sinh thái Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nhẹ cân

Gầy còm

Thấp còi

Nhẹ cân

Gầy còm

Thấp còi

Nhẹ cân

Gầy còm

Thấp còi

Đồng bằng sông hồng 6,5 5,3 9,2 6,3 5,3 10,3 6,1 5,2 9,1 Vùng núi phía Bắc 13,6 8,2 23,0 12,3 8,8 18,5 12,2 8,3 17,2 Bắc, Nam Trung bộ 7,2 5,7 11,0 7,0 6,5 11,9 6,8 6,3 11,6 Tây Nguyên 12,0 6,6 16,5 11,3 5,0 17,8 11,0 6,3 16,4

Đồng bằng sông cửu long 7,8 6,6 12,5 7,0 7,2 12,8 6,9 6,7 12,6

*Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia 15

* Tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ em 5 - 10 tuổi

Ở nước ta, thừa cân, béo phì cũng đang tăng nhanh và trở thành vấn đềsức khỏe cộng đồng

Năm 1998, theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hải, ở 3.434 học sinh có

độ tuổi từ 6 -11 tuổi tại 2 trường tiểu học nội thành Hà Nội cho thấy, tỷ lệthừa cân chung của trẻ là 4,1%; trong đó béo phì ở trẻ trai là 5,8%, ở trẻ gái là2,2% Tỷ lệ thừa cân tăng dần theo tuổi 6 - 7 tuổi là 3,4%; 8 - 11 tuổi là4,4%.16Năm 1998, theo điều tra, nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng Loan,trên 911 học sinh 6 - 11 tuổi tại 19 trường tiểu học quận 1, TP Hồ Chí Minhcho thấy, thì tỷ lệ thừa cân là 12,2% ở trẻ trai 17,6%, và ở trẻ em gái 6,8%, tỷ

lệ thừa cân cao nhất ở độ tuổi 7 và 9 tuổi.17

Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại các thành phố lớn như HàNội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang các nghiên cứu đều cho thấy khuynhhướng gia tăng tỷ lệ TCBP ở học sinh tiểu học HSTH Theo điều tra y tế quốcgia năm 2001-2002 tỷ lệ trẻ thừa cân 5 - 10 tuổi ở Đông Nam Bộ là 2,2%, ởTây Bắc là 1,6% Như vậy từ năm 1995 đến nay, TCBP ở trẻ em Việt Namlứa tuổi học đường đã là một hiện tượng dịch tễ đáng báo động tăng nhanhtheo thời gian và đã trở nên vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở cácthành phố lớn.18

Trang 23

Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 – - 2010, tỷ lệTCBP của trẻ 5 - 19 tuổi trên toàn quốc là 11,7%, trong đó tỷ lệ TCBP của trẻ

em thành phố là 19,8%, trẻ em nông thôn là 9,3% và của trẻ em ở các thànhphố trực thuộc trung ương là 31,9%.14 Trong giai đoạn này, tình trạng TCBPtiếp tục tăng nhanh ở học sinh tiểu học HSTH Năm 2011, kết quả điều tra 15trường tiểu học của các quận nội thành Hà Nội cho thấy, tỷ lệ TCBP của trẻ 6

- 11 tuổi là 40,7% Năm 2012, kết quả điều tra tại 2 trường tiểu học của TP

Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ TCBP của trường tiểu học Hồ Thị Kỷ là 54,4% vàtrường tiểu học Phú Hòa Đông là 31,2% Kết quả điều tra về tình hình béo phì

và rối loạn chuyển hóa lipid máu của trẻ 4 - 9 tuổi tại quận Hoàn Kiếm năm

2014 cho thấy tỷ lệ TCBP là 39,9%.19

1.1.2 Một số phương pháp xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ em

Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm cấu trúc, chứcphận và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Tìnhtrạng dinh dưỡng có thể được đánh giá thông qua các số đo nhân trắc dinhdưỡng, các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa, đặc điểm khẩuphần và tập quán ăn uống, các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinhdưỡng và sức khoẻ

Cho đến nay, số đo nhân trắc dinh dưỡng được xem là dễ thực hiện,khách quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạngdinh dưỡng của một cá thể hay cộng đồng Đánh giá tình trạng dinh dưỡngthường sử dụng số đo cân nặng và chiều cao và sau đó xác định tuổi/thángtuổi của đối tượng để so với quần thể tham khảo và theo phân loại của Tổchức Y tế Thế giới.20

1.1.2.1 Cách tính tuổi

Xác định tháng tuổi của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới như sau: 20:

Trang 24

- Tính tuổi theo tháng: Từ khi sinh đến 29 ngày là 0 tháng; từ 30-59ngày là 1 tháng.

- Tính tuổi theo năm: Từ khi sinh 11 tháng 29 ngày là 0 tuổi; từ 12tháng đến 23 tháng 29 ngày là 1 tuổi

1.1.2.2 Đo cân nặng và chiều cao

Đo cân nặng: Sử dụng cân điện tử hoặc cân đồng hồ sai số 100g Nêncân vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi đã đi đại tiểu tiện và chưa ăn uống gì.Hoặc có thể cân vào những giờ thống nhất trong điều kiện tương tự (trước bữa

ăn, trước giờ làm việc) Trước khi cân, cần kiểm tra cân ở vị trí 0 (hiện số 0nếu là cân điện tử) Kiểm tra cân hàng ngày để đảm bảo tính chính xác củacân bằng cách dùng quả cân chuẩn (hoặc vật tương đương, ví dụ một lítnước) Sai số cho phép giữa các lần cân là 0,1 kg

Đo chiều dài nằm: Dùng để đo cho trẻ dưới 2 tuổi Trẻ được đo khôngđội nón, không mang giày dép, vớ dày Khi đo, cần hai người: 1 người đovà& 1 người phụ đo (bà mẹ) Dùng các loại thước đo chiều dài, thường làthước gỗ Đặt thước cố định trên nền đất phẳng hoặc trên mặt bàn chắc chắn,

an toàn cho trẻ Đặt trẻ nằm ngửa, thẳng, sát với mặt thước Người phụ đodùng hai tay đỡ hai bên mang tai để giữ đầu trẻ thẳng và sát vào phần chặnđầu Người đo dùng tay trái giữ chắc hai gối, tay phải đưa cái chặn chân ápsát hai bàn chân trẻ Mắt của người đo nhìn trực diện vào vạch của thước nơitiếp xúc giữa cái chặn chân và hai bàn chân trẻ và ghi kết quả số đo chính xácđến 0,1cm

Đo chiều dài đứng: Dùng các loại thước đo chiều cao đóng cố định vàotường hoặc thước gỗ rời Khi cố định, thước phải thẳng và& vuông góc vớisàn nhà với vạch số 0 sát sàn nhà Đối tượng được đo không đội nón, khôngmang giày dép, tháo buộc tóc nếu có Đứng thẳng sát tường sao cho 5 điểmchạm tường: 1) phía sau gáy, 2) bờ sau vai, 3) mông, 4) bắp chân, & 5) gót

Trang 25

chân Hai gót chân chụm lại hình chữ V, mắt nhìn thẳng, hai tay thả lỏng Kéothước áp sát đỉnh đầu vuông góc với thước đo Mắt của người đo nhìn trựcdiện vào vạch của thước nơi tiếp xúc giữa thước và đỉnh đầu và ghi kết quả số

1.1.2.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ tiêu nhân trắc

*Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi

Sử dụng quần thể tham khảo và phân loại tình trạng dinh dưỡng(TTDD) theo khuyến nghị của WHO 2006 Các chỉ tiêu để đánh giá TTDD làZ-score của cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HAZ) và cânnặng theo chiều cao (WHZ)

Bảng 1.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi

Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-score

< -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nặng

< -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Từ -2 SD ≤ Z-score ≤đến

+ 2 SD

Trẻ bình thường

Chỉ số chiều cao theo tuổi với Z-score

< -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi nặng

< -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi

Từ -2 SD đến + 2 SD-2

SD ≤ Z-score ≤ + 2 SD

Trẻ bình thường

Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-score

< -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm nặng

< -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm

Trang 26

*Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ trên 5 tuổi

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ từ 5 - 19 tuổi thông qua chỉ số score (đơn vị độ lệch chuẩn) về các chỉ số chiều cao theo tuổi và chỉ số khối

Z-cơ thể (BMI) theo tuổi Sử dụng chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giớinăm 2007

Bảng 1.5 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ trên 5 tuổi

Chỉ số cân nặng theo tuổi

với Z-score

< -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nặng

< -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi

< -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi nặng

< -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi

Từ -2 SD đến + 2 SD-2 SD ≤

Z-score ≤ + 2 SD

Trẻ bình thường

Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi

< -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm nặng

< - 2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm

Trang 27

1.2 Thiếu hụt vi chất trẻ 5 – 10 tuổi

1.2.1 Định nghĩa vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng: Là các chất mà cơ thể con người không thể tự tổng

hợp được, do đó nó cần được cung cấp qua thức ăn Trong cơ thể các vi chấtdinh dưỡng chỉ chiếm một hàm lượng rất nhỏ nhưng có một vai trò quan trọngvới quá trình chuyển hoá và phát triển của cơ thể.22, 23

Hiện nay, có đến 90 vi chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết đối với

cơ thể, các đa vi chất này có trong hầu hết các thực phẩm có nguồn gốc từđộng thực vật, được phân thành các nhóm như sau:23, 24

- Nhóm các vitamin gồm các vitamin tan trong nước: nhóm B, C,… vàcác vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K,…

- Nhóm nguyên tố và các khoáng chất vi lượng: chất sắt, kẽm, đồng,mangan, magie, selen, canxi, phốt pho, i-ốt,…

Trong cơ thể chúng ta, vai trò của vi chất dinh dưỡng rất quan trọng bởichúng tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong Vìvậy, việc thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gây ra một số bệnh như còi xương(thiếu vitamin D, canxi), suy dinh dưỡng (thiếu kẽm), thiếu máu (thiếu sắt),bệnh về mắt (thiếu vitamin A), bướu cổ (thiếu i ốt), ……

1.2.2 Thực trạng thiếu hụt vi chất ở trẻ 5 – 10 tuổi

Các vi chất dinh dưỡng (VCDD) có vai trò hết sức quan trọng đối vớiphát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ của trẻ tuổi lứa tuổi học đường, đặcbiệt trẻ vị thành niên Các thiếu hụt VCDD phổ biến nhất và gây ảnh hưởng rõrệt lên năng lực và thành tích học tập của trẻ lứa tuổi học đường bao gồm:thiếu sắt, kẽm, vitamin A và vitamin D

* Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em trên thế giới

Theo cách ước tính của Tổ chức Y tế Tthế giới (WHO) năm 2000, ở bất

cứ nơi nào, khi tỷ lệ SDD thể thấp còi > 20%, nơi đó được coi là thiếu kẽm có

Trang 28

ý nghĩa sức khỏe cộng đồng Khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm và một

tỷ lệ lớn trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu kẽm.25 Mộtđiều tra ở Mexico ở trẻ 1 - 11 tuổi năm 2006, kết quả cho thấy, thiếu kẽm vẫn

là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở đất nước này với tỷ lệ thiếukẽm ở trẻ 1 - 4 tuổi là 28,1% và trẻ 5 - 11 tuổi là 25,8%.26 Nghiên cứu cắtngang được thực hiện trên 1.375 trẻ em ở Trung Quốc cho thấy rằng: mặc dù

tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) đã giảm, nhưng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫncòn tồn tại cao ở trẻ em Tỷ lệ chung thiếu kẽm trong huyết thanh (38,2%) vàsắt (24,3%) Trẻ em ở trường mầm non khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu kẽmcao nhất, trong khi những ở khu vực thành thị có mức độ thiếu sắt cao hơn.Trẻ em sống trong các gia đình (≤ 3 người) có tỷ lệ thiếu kẽm trong huyếtthanh cao hơn so với trẻ em ở các gia đình có số người lớn hơn (41,8% so với34,1%).27 Những phát hiện của các nhà nghiên cứu cho thấy trong việc pháttriển kinh tế - xã hội gần đây của Trung Quốc cần có sự giám sát liên tục cácyếu tố dinh dưỡng và làm nổi bật tầm quan trọng của ý nghĩa sức khỏe cộngđồng ở trẻ em ngay cả trong khu vực phát triển

Năm 2010, một cuộc điều tra về tình hình thiếu kẽm ở 1.655 đối tượngtrẻ em từ 6 - 60 tháng tuổi (836 trai và 819 gái) tại một số bang ở Miền Bắc

và Miền Nam Ấn Độ cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm chung của quốc gia là 43,8%.Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có khoảng một tỷ người thiếu vitamin

D hoặc hàm lượng vitamin D thấp,28 thiếu vitamin D ở trẻ em có thể gây chậmphát triển và có các dấu hiệu và triệu chứng kinh điển của còi xương Ở ngườilớn, thiếu vitamin D sẽ làm giảm quá trình tạo xương, làm trầm trọng bệnhloãng xương và làm tăng nguy cơ gẫy xương Các nghiên cứu trên trẻ emĐông Nam Á và thanh thiếu niên ở châu Phi, châu Mỹ cho thấy hậu quả củachế độ ăn nghèo canxi sẽ làm tăng dị hóa viatamin D, thiếu vitamin D và còixương 28 Nghiên cứu về vitamin D ở các nước trên thế giới và trong báo cáo

Trang 29

kết quả nghiên cứu ở châu Á cho thấy, tình trạng thiếu vitamin D và vitamin

D thấp vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm

Kết quả điều tra về tình hình thiếu máu, thiếu sắt ở một số nước chothấy, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em vẫn còn rất cao ở các nước phát triển: 53%; ở

Ấn Độ;; 45%; ở Indonesia; 37,9% ở Trung Quốc; và 31,8% ở Philippines Ởcác nước phát triển, tỷ lệ thiếu máu tương đối thấp, ở Mỹ khoảng từ 3 - 20%;Hàn Quốc là 15%.29 Tại Iran, nơi bổ sung sắt là một chính sách bắt buộc đốivới phụ nữ có thai và trẻ em dưới hai tuổi, thì tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em > 5 tuổivẫn là 19,7%, cao hơn so với các nước phát triển.30 Nghiên cứu ở Mexico,thấy rằng, tỷ lệ thiếu máu 14 đến 22% ở trẻ em 6-11 tuổi, liên quan chặt chẽtới tình trạng dinh dưỡng của trẻ và mức độ kinh tế xã hội.31

* Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam

Điều tra năm 2011 trên khẩu phần ăn của trẻ từ 6 - 11 tuổi tại 6 tỉnh,thành phố cho thấy khẩu phần ăn hiện chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượngcũng như một số vi chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ như canxi, sắt,vitamin (A, C, D) vitamin C, vitamin D.12

Biểu đồ 1.1 Điều tra mức đáp ứng nhu cầu năng lượng và vi chất dinh

Trang 30

dưỡng khẩu phẩn ăn của trẻ 6 - 11 tuổi tại 6 tỉnh, thành phố (2011)

*Nguồn: SEANUT 12

Như vậy, khẩu phần ăn của trẻ lứa tuổi học đường chưa cân bằng vềcác chất cũng như chưa đa dạng và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng theo lứatuổi, đặc biệt là vitamin và khoáng chất

Bảng 1.6 Tỷ lệ trẻ nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và một số

chất dinh dưỡng theo giới và khu vực sống

Tuổi 6 tháng – < 2 tuổi 2 – < 5 tuổi 5 – 11 tuổi

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của SEANUTSvề tình hình thiếu vichất dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam thì tỷ lệ thiếu máu trẻ em 6 tháng đến

59 tháng tuổi là 23% trong đó ở nông thôn là 25% và thành thị là 20% Tỷ lệthiếu máu của trẻ thay đổi theo tuổi của trẻ, với độ tuổi nhỏ nhất (6 - 24tháng) có nguy cơ thiếu máu cao nhất so với các nhóm khác (25,9% ở thànhthị và 54,3% ở nông thôn) Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tiểu học là 11,8% Tỷ lệtrẻ có dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin <15ug/L) là 6% Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt thấp

Trang 31

(Ferritin <30ug/L) là 28,8% Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt (Hb<11,5g/dl, Ferritin

<30ug/L) là 23,9% Tỷ lệ thiếu vitamin A là 7,7% trong khi gần 1 nửa(48,9%) trẻ em có tình trạng thiếu vitamin A giới hạn (retinol huyết thanh ≥0,7 và <1,05 umol/L) Có sự tương quan thuận chiều có ý nghĩa nồng độ Hbcủa trẻ em và retinol huyết thanh Tỷ lệ thiếu vitamin D của trẻ em tiểu họcdao động từ 46,6% - 58,3%.12

Biểu đồ 1.2 Thiếu vi chất dinh dưỡng lứa tuổi 6 -11 tuổi tại 6 tỉnh (2011)

(XEM LẠI HÌNH NÀY SAO LẠI CÓ SỐ 46-58 Ở NGOẠI BẢNG)

*Nguồn: SEANUT 12

Kết quả của nghiên cứu SEANUTS ở trẻ từ 0.5 - 11 tuổi về tình hìnhdinh dưỡng ở trẻ em cho thấy hiện nước ta đang rơi vào tình trạng gánh nặngkép dinh dưỡng Nghiên cứu được tiến hành ở 2.622 trẻ em theo 3 vùng sinhthái cả nước cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em ở lứa tuổi từ 6 - 11.9 là 12,5%;thiếu sắt là 6,1%; thiếu vitamin A là 7,75%, đặc biệt là thiếu vitamin D là50,4% Nghiên cứu cho thấy trẻ em học sinh nữ có tỷ lệ thiếu máu và các loại

Trang 32

vitamin cao hơn các học sinh nam Nghiên cứu cho thấy học sinh thiếu máu ởkhu vực nông thôn có tỷ lệ thấp hơn khu vực thành thị.

Bảng 1.7 Tỷ lệ thiếu máu và thiếu sắt, thiếu vitamin A, D theo nhóm tuổi,

giới tính và vùng sinh thái

Tuổi 6 tháng – < 2 tuổi 2 – < 5 tuổi 5 – 11 tuổi

Kết quả điều tra tình hình thiếu VCDD của Viện Dinh dưỡng năm 2014

- 2015 trên đối tượng trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ thiếu máu của trẻ em cònkhá cao: Có 22,0% trẻ trai và 22,5% trẻ gái ở khu vực thành thị bị thiếu máu;27,8% trẻ trai và 29,0% trẻ gái ở khu vực nông thôn bị thiếu máu; 32,5% trẻtrai và 29,6% trẻ gái ở khu vực miền núi bị thiếu máu.32 Thiếu máu không chỉgây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể lực, tới quá trình dậy thì của trẻ, màcòn làm giảm khả năng học tập Trẻ bị thiếu máu thường có biểu hiện kémhoạt bát, giảm sự chú ý trong giờ học, kết quả học tập kém và làm giảm sútnghiêm trọng hiệu quả của giáo dục toàn diện.33,34

Cùng với sắt, thiếu kẽm cũng đang là vấn đề sức khỏe có ý nghĩa cộngđồng ảnh hưởng tới một tỷ lệ không nhỏ trẻ em tại Việt Nam Theo ước tínhcủa tổ chức tư vấn quốc tế về kẽm, khoảng 27,8% dân số Việt Nam bị thiếukẽm Điều tra về tình hình thiếu vi chất năm 2010 trên 586 trẻ 6 - 75 thángtuổi tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm là 51,9% Kết quả điều tra năm

Trang 33

2006 tại 3 trường tiểu học ở Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm dao động từ35,3 - 58,7% 35 Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2014 - 2015trên đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em rất cao:; 50,9% trẻ trai

và 48,4% trẻ gái ở khu vực thành thị bị thiếu kẽm; 73,6% trẻ trai và 69,3% trẻgái ở khu vực nông thôn bị thiếu kẽm; 84,1% trẻ trai và 77,1% trẻ gái ở khuvực miền núi bị thiếu kẽm.32

Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2014 - 2015 trên đốitượng trẻ dưới 5 tuổi: 7,7% trẻ trai và 8,5% trẻ gái ở khu vực thành thị thiếuvitamin A tiền lâm sàng; 12,6% trẻ trai và 13,7% trẻ gái ở khu vực nông thônthiếu vitamin A tiền lâm sàng; 14,8% trẻ trai và 17,6% trẻ gái ở khu vực miềnnúi thiếu vitamin A tiền lâm sàng Nghiên cứu của tác giả Nguyễn PhươngLinh Hoàng năm 2017 cũng đã ghi nhận thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâmsàng (VAD-TLS) là 4,7%, ở mức nhẹ có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, nhưng

tỷ lệ trẻ có tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng VAD-TLS và nguy cơ tỷ lệthiếu vitamin A tiền lâm sàng VAD-TLS là 39,2% Nồng độ vitamin A huyếtthanh trung bình là 1,15 ± 0,45 mmol/L Phân tích hồi qui logistic cho thấythiếu kẽm và suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân có liên quan tới tỷ lệ tỷ lệ thiếuvitamin A tiền lâm sàng VAD-TLS và nguy cơ tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâmsàng VAD – TLS (p<0,01) Trẻ SDD nhẹ cân có nguy cơ tỷ lệ thiếu vitamin

A tiền lâm sàng VAD-TLS cao hơn 1,6 lần nhóm không SDD (p<0,01) Trẻthiếu kẽm có nguy cơ tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng VAD-TLS cao hơn1,5 lần nhóm bình thường (p<0,05).36

1.3 Hậu quả của suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng

SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi khả năng học hànhcủa trẻ, khả năng lao động đến tuổi trưởng thành Suy dinh dưỡng trẻ em vàthiếu hụt vi chất thường để lại những hậu quả rất nặng nề

* Ảnh hưởng đến vóc dáng/chiều cao khi trưởng thành

Trang 34

Chiều cao có thể bị ảnh hưởng bời yếu tố gene và môi trường trong đó

có dinh dưỡng thông qua các giai đoạn tăng trưởng Một số nghiên cứu triểnkhai ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cho thấy chiều cao của ngườitrưởng thành có mối liên quan thuận chiều với cân nặng và chiều dài sơ sinh.Mỗi cm chiều dài sơ sinh có liên quan với sự tăng 0,7 - 1cm chiều cao khitrưởng thành

Theo Cesar G Victoria và CS (2008), ở tất cả các nước triển khainghiên cứu, sự khác biệt chiều cao là rất lớn khi trưởng thành giữa nhữngngười khi dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi và không bị SDD thấp còi Nhữngtrẻ em bị SDD thấp còi đến khi trưởng thành sẽ trở thành người có chiềucao thấp .37

* Ảnh hưởng của SDD đến nhận thức, phát triển trí tuệ và khả năng lao động khi trưởng thành

Mặc dù còn ít các nghiên cứu dọc theo dõi từ trẻ nhỏ đến khi trưởngthành, tuy nhiên bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa SDD thấp còi vớikhả năng nhận thức hiện tại và trong tương lai hoặc khả năng học tập ở trẻ emthuộc những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình Nhiều nghiên cứu triểnkhai ở các nước khác (Alderman H và CS (2000), Lawrence Haddad vàSmith Lisa (2000) cũng cho thấy có mối liên quan giữa SDD thấp còi vớichậm đi học, thi lại nhiều hơn và tỷ lệ bỏ học cao, giảm tỷ lệ tốt nghiệp giữacấp 1 và cấp 2, và chậm chạp trong học tập, nhận thức, học kém hơn lúc ấuthơ.38,39

Dinh dưỡng và vóc dáng lúc nhỏ có tác động đến thu nhập khi trưởngthành do cơ thể thấp bé, giảm khả năng lao động trong những công việc đòihỏi thểl ực Nghiên cứu thử nghiệm ở Guatemala của Peter Svedberg(2006) đã chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa Z-Score chiều cao theo tuổi vàthu nhập Robert E Balck và CS (2008) nếu tính cả đến giảm sút về tri thức

Trang 35

do thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ thơ ấu hoặc do chi phí cho chăm sócnuôi nấng thì riêng SDD thấp còi đã làm giảm 5% GDP hàng năm Nhữngthiệt hại về kinh tế do SDD chủ yếu là vì năng sức lao động kém ở ngườitrưởng thành do đã bị SDD.

Trang 36

* Tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong

Theo Lisa C Smith, Lawrence Haddad (2001), SDD thể vừa và nhẹhay gặp và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất vì ngay cả SDDnhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong so với trẻ không bịSDD.40 Ước lượng gánh nặng bệnh tật cho thấy gia tăng gánh nặng bệnh đốivới nhóm trẻ dưới 5 tuổi vừa bị SDD thấp còi, vừa bị còm còi TheoMercedes de Onis, Edward A Frongillo & Monika Bloassner (2000), nguy cơmắc bệnh và tử vong tăng trong nhóm có Z-Score thấp hơn; đặc biệt là nhómtrẻ có Z-Score nhỏ hơn - 3 SD.41 Theo Laura E Caufield và cộng sự ,Mercedes de Onis, Juan Rivera (2008), SDD làm tăng tỷ lệ tử vong và làmtăng gánh nặng cho xã hội, ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1triệu cái chết và 21% DALYs (91 triệu DALYs) ở trẻ dưới 5 tuổi vì lý doSDD; đồng thời SDD cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở trẻ dưới 5 tuổi.42

Trong những năm qua, có nhiều nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu củaBarker, Hale và cộng sự đã chỉ ra mối liên quan giữa kích thước nhân trắc họclúc mới sinh và lúc 1 tuổi (đặc biệt nhấn mạnh vai trò của dinh dưỡng trongthời kỳ sớm) với bệnh tim và đó là một yếu tố nguy cơ Theo Barker (1993),cân nặng thấp, chu vi vòng đầu lúc sinh và cân nặng thấp lúc 1 tuổi có mốiliên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành.43

1.4 Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng ở trẻ 5 – 10 tuổi

1.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của tác giả Fiorentino B.G và cộng sự năm 2013, ở Dakarthuộc Tây Phi cho thấy, tỷ lệ trẻ từ 5-17 tuổi bị SDD thể thấp còi là 4,9%, thểnhẹ cân là 18,4% và 5,6% bị SDD nặng (BMI theo tuổi, Z-Score <-3) Tỷ lệthiếu máu, thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt lần lượt là 14,4%, 39,1% và 10,6%

Tỷ lệ thiếu vitamin A là 3,0%, tỷ lệ thiếu vitamin A cận lâm sàng là 35,9%, tỷ

lệ thiếu kẽm là 25,9%, 7,3% trẻ em có nồng độ iốt niệu là <50 mg/L và 22,3%

Trang 37

trẻ em có nồng độ iốt niệu ≥ 200 mg/L Tỷ lệ thiếu hụt vitamin A cận lâmsàng, thiếu kẽm ở trẻ trai cao hơn so với trẻ gái Ở những trẻ trên 10 tuổi cóchiều cao theo tuổi thấp hơn so với trẻ ở dưới 10 tuổi Ngược lại, ở những trẻdưới 10 tuổi lại có nồng độ retinol thấp hơn so với trẻ trên 10 tuổi.44

Nghiên cứu cứu cắt ngang của tác giả López-Sobaler và cộng sựCS(2017) trên trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi (6 tháng - 17 tuổi) ở TâyBan Nha cho thấy, 100% đối tượng tham gia nghiên cứu đều bị thiếu hụtvitamin D Tỷ lệ thiếu hụt vitamin E, folate và canxi xảy ra phổ biến ở tất cảcác đối tượng, đặc biệt ở trẻ 9 tuổi Thiếu hụt magie và iốt xảy ra chủ yếu ởtrẻ từ 14 tuổi trở lên Tỷ lệ trẻ được bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ ởtrẻ gái cao hơn so với trẻ trai Tỷ lệ thừa natri tăng lên theo tuổi và xảy ra chủyếu ở nam giới Hơn một nửa số trẻ em dưới 4 tuổi bị thừa kẽm Việc canthiệp dinh dưỡng và chiến lược giáo dục là cần thiết để thúc đẩy thói quen ănuống lành mạnh và cải thiện sự bất cập về tình trạng VCDD ở trẻ em và thanhthiếu niên Tây Ban Nha.45

Tại Campuchia, tình trạng SDD, tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm,thiếu iốt và vitamin A là những yếu tố nguy cơ làm giảm khả năng nhận thức

ở trẻ em 6-11 tuổi ở quốc gia này Việc xây dựng và thực hiện các chươngtrình cải thiện dinh dưỡng ở giai đoạn đầu đời và trong độ tuổi đi học của trẻ

em có thể là giải pháp tối ưu để nâng cao khả năng nhận thức của trẻ.46

Nghiên cứu của Rahman và cộng sự (2017) đã cho thấy, tỷ lệ thiếu hụtvitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em Bangladesh là rất cao (20,5% ở trẻ 6-59tháng tuổi; 20,8% ở trẻ em trong độ tuổi đi học 6-14 tuổi) Chế độ ăn các thựcphẩm có nguồn gốc động vật hay các loại rau lá là yếu tố có liên quan tới việclàm tăng hoặc giảm nồng độ retinol trong huyết thanh ở trẻ em nước này.47

1.4.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hiệp và cộng sự (2020), trên 487 họcsinh tiểu học từ 6-10 tuổi tại tỉnh Điện Biên, Hà Nam, Thái Nguyên năm

Trang 38

2020 Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm, thấp còi và thừa cân, béophì (TCBP) ở 3 tỉnh lần lượt là 5,5%, 15,6% và 24,2% Học sinh nam có tỷ lệ

bị TCBP cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ (p<0,01) So với họcsinh nam, học sinh nữ có gia tăng cân nặng và chiều cao vượt trội ở thời điểm

8 tuổi Học sinh nữ từ thời điểm 8 tuổi cần được chăm sóc và nuôi dưỡng hợp

lý để phát triển được tối đa tiềm năng về tầm vóc cũng như hạn chế các nguy

cơ của SDD và TCBP ở giai đoạn phát triển tiếp theo.48

Nghiên cứu tác giả Phạm Công Danh và cộng sự Phạm Văn Phú năm

2019, trên 711 trẻ em độ tuổi 6 -10 tuổi tại huyện Bình Chánh, thành phố HồChí Minh, Tỉ lệ suy dinh dưỡng gầy còm ở đối tượng nghiên cứu là 3,5% Tỉ

lệ thừa cân 48,1% trong đó 25,9% là béo phì Tình trạng thừa cân béo phìtăng nhanh ở học sinh tiểu học, là vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách cầnđược can thiệp sớm.49

Nghiên cứu tình trạng thiếu hụt vitamin A và kẽm huyết thanh của tácgiả Đỗ Thúy Lê và cộng sựCS năm 2018, trên 290 đối tượng nghiên cứu, , tỷ

lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng TLS) là 9,7%; tỷ lệ nguy cơ tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng VAD-TLS là37,2%; nồng độ retinol trung bình (TB) là 1,11±0,3 µmol/L Có sự khác biệt

(VAD-có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nguy cơ tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàngVAD-TLS, nồng độ retinol trung bìnhTB giữa các nhóm tuổi (p<0,001) Tỷ lệthiếu kẽm là 73,4%; nồng độ kẽm huyết thanh trung bìnhTB là 9,21±1,65µmol/L Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu kẽm, nồng độhuyết thanh trung bìnhTB giữa các nhóm tuổi (p<0,05).50

Nghiên cứu Lê Thị Hương và cộng sựCS trên đối tượng trẻ 6 -8 tuổi,

565 trẻ tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân là12,2% và thừa cân béo phì là 14,7% đều xếp ở mức cao về ý nghĩa sức khỏecộng đồng theo phân loại của WHO năm 2018 Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi

là 5,3% Tỉ lệ suy dinh dưỡng gầy còm là 9,6% Tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân

Trang 39

và suy dinh dưỡng gầy còm ở nữ cao gấp hơn 3 lần nam, sự khác biệt có ýnghĩa thống kê với p<0,001 Do đó, cần có những chương trình can thiệp dinhdưỡng đặc thù và trọng tâm trên các nhóm đối tượng giúp cải thiện tình trạngdinh dưỡng và tạo tiền đề cho sự phát triển các cơ hội học tập và cuộc sốngtrong tương lai.51

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Vinh trên đối tượng trẻ em mẫugiáo và trẻ em tiểu học tại Huyện Nghĩa Đàn – Tỉnh Nghệ An; tỷ lệ SDD củatrẻ em từ 6 -10 tuổi: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất: 21,5%, tỷ lệ SDD thểthấp còi là 17,8% và tỷ lệ SDD thể gầy còm 10,1 %; tỷ lệ học sinh tiểu học bịthừa cân béo phì cao hơn học sinh mẫu giáo (tỷ lệ thừa cân là 3,4 % và béophì là 1,7%) Tăng cường sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất có ý nghĩa rấtlớn đối với sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu, thiếukẽm, thiếu vitamin A trên các đối tượng trẻ em mẫu giáo và tiểu học trongnghiên cứu.52

Nghiên cứu Cáp Minh Đức năm 2021, trên 424 học sinh Trường Tiểuhọc Hồng Thái, An Dương độ tuổi 6 -11 tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ

lệ thừa cân, béo phì của học sinh là 24,52%, thừa cân là 15,09%, béo phì là9,43%; tỷ lệ học sinh nam, nữ thừa cân, béo phì lần lượt là 33,49% và15,81% Tỷ lệ thừa cân, béo phì của nhóm 9 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất32,05%; tiếp đến là nhóm 8 tuổi 27,27%; nhóm 6 tuổi 25,97%; nhóm 10 tuổi21,92% và thấp nhất là nhóm học sinh 7 tuổi 15,12%.53

Nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Thủy và Nguyễn Thị Thúy Hồng(2022), trên 50 đối tượng trẻ em 50 trẻ mắc hội chứng ruột ngắn điều trị tạiBệnh viện Nhi Trung ương, độ tuổi trung bình 10 ngày đến 64 tháng Kết quả:

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (72,0%).Các vi chất dinh dưỡng được khảo sát: vitamin D, canlxci, phospho, magieđều ghi nhận tình trạng thiếu hụt, trong đó vitamin D có tỷ lệ thiếu nhiều nhất,lên tới 74%.54

Trang 40

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các trẻ đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện NhiTrung ương từ tháng 1/7/2023 đến tháng 30/6/2024

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu

- - Tuổi: Trẻ từ 5 - 10 tuổi tính theo tiêu chuẩn của WHO

- Gia đình của trẻ không đủ năng lực hành vi, rối loạn trí nhớ

hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm: Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương.

2.2.2 Thời gian: Từ 1/7/2023 đến tháng 30/6/2024.

2.3 phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mmô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu

Ngày đăng: 10/11/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w