PHẦN 1: MỞ ĐẦUCó thể nói Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội tại Việt Nam khôngcòn là vấn đề xa lạ đối với mỗi người bới nó đã nổi lên như cồn kể từ khi Việt Namthực hiện các chính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “ĐẠO ĐỨC KINH DOANH” VÀ “TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI”
NHÓM 09:
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH” VÀ “TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI”
Nhóm: 09 Giảng viên hướng dẫn:
Trưởng nhóm: Phan Bảo Quyên 2040224009 Ths Phạm Văn Luân
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của nhóm và được
sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Phạm Văn Luân Các nội dung nghiên cứu, kếtquả trong đề tài này là trung thực do chính các thành viên trong nhóm thực hiện vàkhông vi phạm đạo đức nghiên cứu nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụcho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính nhóm thu thập từ các nguồn khácnhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong bài luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệucủa các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày tháng năm 2024
( Sinh viên ký và ghi rõ họ tên )
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PhạmVăn Luân Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Đạo đức kinh doanh và Vănhóa doanh nghiệp, nhóm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫntâm huyết và tận tình từ thầy Thầy đã giúp nhóm tích lũy thêm nhiều kiến thức vềmôn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: “Sự khác biêt giữaĐạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội”
Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức cònhạn hẹp Do đó, nhóm kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài luậnvăn này ngày càng hoàn thiện hơn
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày tháng năm 2024
( Sinh viên ký và ghi rõ họ tên )
Trang 5BÁO CÁO QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
Nguyễn Thị Hải Như 2040223511 Soạn nội dung C2 100%
Đỗ Thị Xuân Quỳnh 2041230223 Thuyết trình 1.1;1.2 và
C2
100%Nguyễn Lê Minh Ngọc 2013205518 Thuyết trình 1.3 100%
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 8
PHẦN 2: NỘI DUNG 10
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 10
1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh 10
1.2 Khái niệm Trách nhiệm xã hội 12
1.3 Sự khác biệt giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 15
Chương 2 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VẠN THỊNH PHÁT 19
2.1 Sơ lược về Tập đoàn 19
2.2 Thực trạng hành vi vi phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng bà Trương Mỹ Lan 19
2.3 Những tác động tiêu cực 20
2.3.1 Tác động đến Đạo đức kinh doanh 20
2.3.2 Tác động đến Trách nhiệm xã hội 21
Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 22
3.1 Cơ sở của giải pháp 22
3.2 Giải pháp tổng quan cho Tập đoàn 22
3.2.1 Tái cấu trúc và minh bạch hóa: 22
3.2.2 Xây dựng lại văn hóa doanh nghiệp: 22
3.2.3 Bồi thường thiệt hại: 23
3.2.4 Tham gia các hoạt động xã hội: 23
Trang 73.2.5 Xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng 23
3.3 Giải pháp chung cho vấn đề 23
3.3.1 Đối với Nhà nước 23
3.3.2 Đối với Xã hội 24
3.3.3 Đối với Doanh nghiệp 25
PHẦN 3: KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 8PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Có thể nói Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội tại Việt Nam khôngcòn là vấn đề xa lạ đối với mỗi người bới nó đã nổi lên như cồn kể từ khi Việt Namthực hiện các chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầuhóa vào những năm cuối thế kỷ 20 Nhưng trước đó, khi vẫn ở trong thời kỳ kinh tế
kế hoạch một cách tập trung, những vấn đề như thế này chưa bao giờ được nhắc tới.Trong thời kỳ bao cấp, tất cả hoạt động kinh doanh của người dân đều do một taynhà nước chỉ đạo Những hành vi có trách nhiệm và đạo đức sẽ được coi là hành vituân thủ mệnh lệnh của cấp trên Thời kỳ đó hàng hóa tiêu dùng còn khan hiếm,việc mua bán trao đổi khó khăn nên không ai có thể phàn nàn chất lượng hàng hóa
Vì nhu cầu tiêu dùng vượt quá lượng cung cấp và chất lượng dịch vụ chưa được chútrọng Và cũng trong thời kỳ đó, các ngành công nghiệp của Việt Nam chưa có khảnăng phát triển như hiện nay Cũng rất ít nhà máy sản xuất và hầu như các nhà máysản xuất đều thuộc biên chế và quyền sở hữu của nhà nước Nơi mà khi nhắc đến, ta
sẽ nghĩ ngay đến kỷ luật, còn chế độ lương thưởng đều rất thấp và vô cùng đơngiản, vô vị Lúc bấy giờ, vấn đề làm việc trong cơ quan nhà nước rất khó khăn nên
sẽ không phát sinh vấn đề đình công hay mâu thuẫn lao động Tất cả các hoạt độngtrong xã hội đều phải tuân thủ theo các quy định mà nhà nước đưa ra nên vấn đề đạođức kinh doanh và trách nhiệm xã hội thật sự không được nhắc đến
Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mớiđược xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trườngchứng khoán,…Vì thế mà hai khái niệm về đạo đức và trách nhiệm được trở nênphổ biến hơn trong xã hội Dù có nhiều điểm tương đồng, hai khái niệm này khônghoàn toàn giống nhau Đạo đức kinh doanh chủ yếu liên quan đến các nguyên tắc vàtiêu chuẩn hành vi mà doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình hoạt động kinhdoanh của mình Đây là một khía cạnh quan trọng của việc xây dựng và duy trì lòngtin của khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác Ngược lại, trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức mà còn
mở rộng ra việc đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và môitrường
Trang 9Mở đầu cho tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng phân tích và làm rõ “sự khác biệtgiữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội”, từ đó hiểu sâu hơn về vai trò vàtầm quan trọng của chúng trong môi trường kinh doanh hiện đại Bằng cách nghiêncứu các yếu tố chính và các ví dụ thực tiễn, tiểu luận sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện
về cách mà đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có thể ảnh hưởng đến chiếnlược và hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tác động của chúng đối với xã hội vàmôi trường
Trang 10PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Trước tiên chúng ta cần biết đến khái niệm đạo đức là gì ? Thì đạo đức đượchiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điềuchỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội Đạo làcon đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên Khi nói một người có đạođức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sốngchuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn
Theo Phillip V.Lewis, Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ, trong khoảng thờigian từ năm 1961 đến 1985 trên các sách giáo khoa và tạp chí có khoảng 185 địnhnghĩa về đạo đức kinh doanh Sau khi tổng hợp các điểm chung của 185 định nghĩa,Phillip V.Lewis đã xác định đạo đức kinh doanh như là những quy tắc, tiêu chí,chuẩn mực để đánh giá hành vi của chủ thể kinh doanh Ông viết: “Đạo đức kinhdoanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cungcấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trongnhững trường hợp nhất định”Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụngvào trong hoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghềnghiệp
Mục tiêu của đạo đức kinh doanh đảm bảo rằng các hoạt động và các quyếtđịnh trong kinh doanh phải được thực hiện một cách minh bạch, có tính trách nhiệm
và không vì lợi ích cá nhân, công ty mà còn đối với các đối tác, các mối quan hệxung quanh Ngoài ra, đạo đức kinh doanh còn có các nguyên tắc và chuẩn mực baogồm: tuân thủ pháp luật, tính trung thực, biết tôn trọng con người, gắn lợi ích củadoanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, bí mật và trung thành…
- Về tuân thủ pháp luật trong đạo đức kinh doanh, mọi hoạt động trong kinhdoanh của doanh nghiệp phải tuân thủ theo luật pháp và các quy định của cơ quan
Trang 11- Đạo đức kinh doanh nằm ở vấn đề tôn trọng con người, mỗi con người đềucần được đối xử bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, các chủ thể kinh doanh phải tôntrọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng bao gồm chính sách lương thưởng, bảo hiểm,hưu trí, đảm bảo an toàn lao động, động viên, khuyến khích tính sáng tạo, đổi mớicủa nhân viên, cải tiến công nghệ, Đối với khách hàng cần tôn trọng nhu cầu và sởthích của họ, thấu hiểu tâm lý khách hàng Việc này giúp cho mối quan hệ giữacông ty với khách hàng được gắn kết, dễ dàng giải quyết các vấn đề xảy ra một cáchnhanh chóng và mang lại hiệu quả Đối với đối thủ cạnh tranh thì tôn trọng lợi íchcủa đối thủ, cạnh tranh một cách lành mạnh và công bằng, tạo bầu không khí vừacạnh tranh vừa hợp tác phát triển.
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội giúp chocác bên đạt được những lợi ích tích cực, khuyến khích và đổi mới sáng tạo, tạo đượcgiá trị lâu dài khi khách hàng nhận được sản phẩm phù hợp và chất lượng cao, từ đódoanh nghiệp ngày càng nâng cao uy tín, tạo được ấn tượng đẹp trong xã hội, thúcđẩy các chuẩn mực đạo đức cao hơn trong cộng đồng
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt để tạo ra động lực chodoanh nghiệp sáng tạo, duy trì và khuyến khích những chuẩn mực đạo đức và côngbằng trong kinh doanh
Trang 12Đối với đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh thì họ là chủ thể hoạtđộng kinh doanh bao gồm:
- Các tầng lớp doanh nhân, người làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanhđiều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanhnhư ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân viên chức Sự điềuchỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó Đạođức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ
- Khách hàng: Khi là người mua hàng thì hành động đó đều xuất phát từ lợiích kinh tế của họ, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo Do vậycũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng kháchhàng lợi dụng vị thế “Thượng đế” để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanhnhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức
Như vậy, đạo đức kinh doanh có phạm vi áp dụng rộng rãi bao gồm tất cảcác thể chế xã hội, tổ chức và cá nhân liên quan hay tác động đến hoạt động kinhdoanh như thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổđông, chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức kinhdoanh…
1.2 Khái niệm Trách nhiệm xã hội
Theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững, "CSR là sựcam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồngthời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng nhưcủa cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung” Nói một cách tổng quátthì trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp cần phải thực hiệnđối với xã hội Bên cạnh đó, có trách nhiệm đối với xã hội là làm tăng đến mức đối
đa các tác động tích cực và giảm tới mức tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xãhội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp cải thiệnhình ảnh, góp phần xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm, quan tâmđến cộng đồng, tăng cường uy tín thương hiệu, tạo được dấu ấn tốt trong lòng kháchhàng Khi đó sẽ thu hút được nhiều nhân tài và nhiều người sẽ muốn làm việc chonhững công ty có trách nhiệm xã hội
Trang 13Do đó, trong môi trường kinh doanh ngày nay, ở một doanh nghiệp có tráchnhiệm xã hội sẽ thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với xã hội thông qua cáckhía cạnh bao gồm: khía cạnh kinh tế, khía cạnh pháp lý, khía cạnh đạo đức và khíacạnh nhân văn
- Đầu tiên về khía cạnh kinh tế, đối với Nhà nước, doanh nghiệp cần thựchiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế, tuân thủ các quy định theo phápluật, sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần, Đối với người tiêu dùng, doanhnghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin, chất lượng an toàn về các sản phẩm, đảm bảosản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng tiêu chuẩn, đảm bảo về giá bán và cạnh tranh.Ngoài ra doanh nghiệp còn phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cung cấp cácdịch vụ hậu mãi tốt, chăm sóc khách hàng chu đáo và hỗ trợ về các vấn đề đổi trảhàng hóa, sản phẩm rõ ràng, tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt, các chương trìnhkhuyến mãi, Còn về người lao động, doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho họvới mức thù lao, lương thưởng xứng đáng, tạo cơ hội phát triển bản thân trong môitrường làm việc, thúc đẩy và phát triển công việc một cách tốt nhất, hưởng môitrường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư của mỗi cá nhân, Đốivới chủ sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo tồn và phát triển cácgiá trị và tài sản được ủy thác Đối với các bên liên đới khác thì doanh nghiệp cónghĩa vụ phải đem lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ Chẳng hạn như các doanhnghiệp có trách nhiệm xã hội tốt thường xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vữngvới nhà cung cấp, giúp đảm bảo nguồn cung ổn định, chất lượng và giảm thiểu rủi
ro gián đoạn sản xuất Hay các nhân viên sẽ được đảm bảo mức lương cạnh tranh,cung cấp các phúc lợi xã hội đầy đủ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉphép
- Về khía cạnh pháp lý đây là điều quan trọng đối với doanh nghiệp phải thựchiện và tuân thủ theo pháp luật, ngoài ra họ cũng phải tuân thủ theo các cơ quanquản lý đối với từng ngành nghề họ đang kinh doanh Chính vì thế mà nghĩa vụpháp lý được thể hiện trong các luật dân sự và hình sự Nghĩa vụ pháp lý còn baogồm năm khía cạnh như: điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môitrường, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
Về điều tiết cạnh tranh, doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
Trang 14mạnh, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự cạnh tranh trên thị trường, không tạo ralợi thế bất hợp so với các đối thủ cạnh tranh Còn về phía người tiêu dùng, cần bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo họ được cung cấp thông tin đầy đủ,chính xác về sản phẩm, dịch vụ Hỗ trợ các chính sách bảo hành, bảo trì, Đối vớimôi trường, doanh nghiệp nên ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệtài nguyên thiên nhiên, và đảm bảo sự cân bằng sinh thái.Khía cạnh tiếp theo là antoàn và bình đẳng, doanh nghiệp cần tạo môi trường làm việc chất lượng, an toàn,cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết, xây dựng các chính sáchnhân sự công bằng và minh bạch Cuối cùng là khuyến khích phát hiện và ngănchặn hành vi sai trái, xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch,đồng thời cần có các quy trình điều tra rõ ràng và xử lý nghiêm
- Tiếp đến là khía cạnh đạo đức là một trong những yếu tố của trách nhiệm
xã hội, yếu tố đạo đức này như giá trị cốt lõi của cả doanh nghiệp Nó còn được thểhiện qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức, được trình bày trong bản sứ mệnh vàchiến lược của doanh nghiệp Khía cạnh đạo đức được thể hiện qua như tôn trọnggiữa người với người, đối xử công bằng, tôn trọng với các bên liên quan như kháchhàng, đối tác, nhân viên, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử Doanh nghiệp cóđạo đức sẽ được xã hội tôn trọng và tin tưởng hơn từ đó sẽ tạo ra được giá trị lâu dàicho doanh nghiệp và xã hội, góp phần trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
- Cuối cùng là khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanhnghiệp, nó thể qua các hành động quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ và mong muốn đóng gópcho cộng đồng, xã hội Chẳng hạn như doanh nghiệp tham gia vào các hoạt độngtình nguyện, từ thiện và ủng hộ các dự án mang tính cộng đồng, hỗ trợ cho cộngđồng, xã hội trên tinh thần tự nguyện của doanh nghiệp đó Doanh nghiệp hỗ trợcộng đồng, tài trợ, đóng góp các quỹ từ thiện, xây dựng trường học, bệnh viện, hỗtrợ các dự án kinh tế phát triển ở các vùng khó khăn, Những đóng góp có thể dựatrên bốn phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng chochính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên, phát triển nhân cách đạo đứccủa người lao động Lòng nhân văn, nhân ái mang tính chiến lược kết nối khả năngcủa doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và xã hội Và trách nhiệm này xuấtphát từ lương tâm, chẳng ai bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ công, bỏ sức, bỏ tiền