1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Andrey Pavlov: Chụp thế giới kiến thần tiên, mà kiến không chết! doc

10 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 623,93 KB

Nội dung

Andrey Pavlov: Chụp thế giới kiến thần tiên, kiến không chết! . Những bức ảnh trong series này trông như thể từng trải qua giai đoạn photoshop hoặc được sắp đặt bằng những con côn trùng đã chết; tuy nhiên các chú kiến đều còn sống nhăn, và mấy tấm hình thì không hề dính chút photoshop nào. Nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Pavlov đã dành nhiều giờ đồng hồ để chụp series ảnh về kiến này. Anh nghiên cứu kiến, nhận thấy rằng chúng di chuyển theo một đường nhất định khi làm việc. Thế là Pavlov đặt đạo cụ của mình trên đường chúng đi, và chụp lại cách chúng tương tác với những món đồ đó. “Tôi chọn kiến vì tôi khâm phục chúng cũng như cách sống của chúng. Kiến ‘thanh niên’ luôn quan tâm đến con cái và chăm sóc các cụ kiến già.” . Mỗi mùa hè Pavlov lại dọn đến một căn nhà nhỏ ở vùng nông thôn để chụp những con kiến rừng trong các khung cảnh đẹp và kỳ lạ như xứ thần tiên. Anh nói: “Khi tôi có con và bắt đầu đọc truyện cổ tích cho chúng nghe, tôi nhận ra rằng hồi bé mình chưa bao giờ đọc truyện cổ tích cả. Tôi quyết định ‘bù đắp’ cho bản thân, và bắt đầu chế ra những câu chuyện cổ tích của riêng mình.” Andrey nói thêm: “Trước đây tôi làm việc trong nhà hát, nên việc tự tay tạo ra vài món ‘đạo cụ’ tí hon cho mấy chú kiến tương tác không khó khăn lắm”. . Theo tờ International Business Times, Pavlov không dùng bất cứ hiệu ứng kĩ thuật số nào trong series ảnh của mình. Anh dùng một ống kính macro (kính vĩ mô) để chụp cận cảnh lũ kiến lúc chúng làm việc, từ khâu vá cho đến “nâng tạ”. Xu hướng nhiếp ảnh này có tên “Macrophotography”, dịch nôm na là nhiếp ảnh vĩ mô; dùng để chỉ các tấm hình chụp cận cảnh những vật thể bé xíu. Trước đây, nếu kích cỡ của vật thể trong cuộn phim âm bản lớn hơn kích cỡ thật của vật thể đó ngoài đời thì tấm ảnh đấy mới là ảnh macro. Tuy nhiên, hiện nay kích cỡ vật thể trong âm bản không cần lớn hơn kích cỡ thật, nếu kích cỡ vật thể trong dương bản lớn hơn kích cỡ thật thì đấy cũng là ảnh macro rồi. Những ống kính macro (ví dụ như ống Canon MP-E 65mm f/2.8 hay ống Minolta AF 3x-1x 1.7-2.8 Macro) có độ phóng đại cực lớn, cho phép người chụp ghi lại những cấu trúc nhỏ như mắt côn trùng, hoa tuyết, và các vật thể bé xíu khác. Mời mọi người xem series kiến của Pavlov: . . . . . . . . . . Andrey Pavlov: Chụp thế giới kiến thần tiên, mà kiến không chết! . Những bức ảnh trong series này trông như thể từng. nhiên các chú kiến đều còn sống nhăn, và mấy tấm hình thì không hề dính chút photoshop nào. Nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Pavlov đã dành nhiều giờ đồng hồ để chụp series ảnh về kiến này. Anh. về kiến này. Anh nghiên cứu kiến, nhận thấy rằng chúng di chuyển theo một đường nhất định khi làm việc. Thế là Pavlov đặt đạo cụ của mình trên đường chúng đi, và chụp lại cách chúng tương tác

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:20

w