Nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị sản xuất hiệu suất cao tại một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng Điểm việt nam
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị sản xuất hiệu suất cao tại một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc
lĩnh vực công nghiệp trọng điểm Việt Nam
Mã số đề tài: QG.16.53 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Phan Chí Anh
Hà Nội, …
Trang 2PHẦN I THÔNG TIN CHUNG
1.1 Tên đề tài:
Nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị sản xuất hiệu suất cao tại một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng điểm Việt Nam
1.2 Mã số: QG.16.53
1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
tế - ĐHQGHN
Chủ nhiệm đề tài/ Chịu trách nhiệm quản lý dự án và các vấn đề về chuyên môn
tế - ĐHQGHN
Thư ký đề tài/ Nghiên cứu cơ
sở lý luận, xây dựng mô hình, điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu và phân tích
3 PGS.TS Nhâm Phong Tuân Trường Đại học Kinh
tế - ĐHQGHN Nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng mô hình
Nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng mô hình, điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu và
phân tích
trị Kinh doanh- Chương trình NVCL – Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN
Điều tra khảo sát, thu thập
dữ liệu
Trang 31.4 Đơn vị chủ trì:
Tên đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Điện thoại: 3754 7506 Fax: 3754 6765
E-mail: ueb_news@vnu.edu.vn
Website: www.ueb.edu.vn
Địa chỉ: E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
1.5 Thời gian thực hiện:
1.5.1 Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 01 năm 2018
1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng 1 năm 2019
1.5.3 Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018
1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên
nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 450 triệu đồng
PHẦN II TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:
1 Đặt vấn đề
Công nghiệp sản xuất chế tạo (manufacturing) được xem như trụ cột giúp các quốc gia và nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững Tại Việt Nam, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp ngày càng nhiều trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp với mức tỷ trọng đạt 89,2% trong năm 2010 Sự phát triển của lĩnh vực sản xuất này sẽ kéo theo sự gia tăng xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, và phụ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác Tuy nhiên, trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém Bên cạnh sự hạn chế về đầu tư nâng cao phát triển trình độ công nghệ trong sản xuất, rất nhiều doanh nghiệp còn thiếu các kỹ năng tổ chức, quản trị trong toàn bộ các hoạt động cơ bản của chu trình sản xuất, kinh doanh Việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản trị tiên tiến tại các doanh nghiệp sản xuất đã trở thành một nhu cầu thiết yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua quản trị một cách hiệu quả các nguồn lực đầu vào bao gồm cả các nguồn vốn vật chất và thiết bị máy móc công nghệ Tại Việt Nam, mặc dù sự yếu kém về quản trị của lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã được chỉ ra và bàn bạc từ lâu, nhưng khoảng cách giữa hệ thống quản trị tại các công ty sản xuất chế tạo, đặc biệt là các công ty nội địa chưa được nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống, dựa trên các chuẩn mực thế giới Các câu hỏi đặt ra là:
Trang 4- Đánh giá một cách toàn diện theo các chuẩn mực quốc tế, hiện trạng hệ thống quản trị và thực hành quản trị của các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất chế tạo Việt Nam đang ở đâu?
- Các yếu tố quản trị nào đang tác động đến các kết quả sản xuất về chất lượng, thời gian,
và chi phí, tính linh hoạt tại các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam?
- Trong bối cảnh môi trường kinh doanh tại Việt Nam, với các đặc điểm về cơ sở vật chất còn hạn chế, sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc, Thái Lan và các đối thủ khác, mô hình quản trị nào với các cấu phần nào và cách thức triển khai nào là phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam?
Để trả lời cho các câu hỏi trên, việc vận dụng các mô hình tiên tiến của thế giới vào nghiên cứu và triển khai tại Việt Nam sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn, đồng thời làm cơ sở giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giảm chi phí, rút ngắn thời gian tác nghiệp, nâng cao sự linh hoạt trong sản xuất, gấp phần nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững Xuất phát từ các yêu cầu thực tế khách quan nêu trên, trước tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị sản xuất hiệu suất cao; đánh giá thực trạng hoạt động quản trị của một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng điểm cũng như đưa ra một số gợi ý cho việc ứng dụng mô hình quản trị sản xuất hiệu suất cao tại
Việt Nam
2 Mục tiêu
Mục đích tổng quát của đề tài là vận dụng một cách sáng tạo các tư tưởng, mô hình hệ thống và chỉ số vận hành của mô hình sản xuất hiệu suất cao - HPM vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam theo chỉ số HPM và xây dựng đề xuất mô hình quản trị sản xuất hiệu suất cao theo hướng HPM tại một
số doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, góp phần nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hướng tới phát triển bền vững Để hoàn thành được mục tiêu tổng quát này, đề tài hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tổng quát các lý luận nền tảng mô hình HPM và các nghiên cứu ứng dụng mô hình HPM tại các nước kể từ sau 2000 nhằm làm rõ cơ sở lý luận, các đặc điểm, tính khả thi, ứng dụng và hiệu quả áp dụng HPM trên phạm vi toàn thế giới
- Đánh giá hiện trạng hoạt động quản trị tác nghiệp, quản trị sản xuất tại một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam theo khung
Trang 5chỉ tiêu HPM nhằm nhận dạng các điểm mạnh, yếu trong hệ thống quản trị các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cũng như tác động của hệ thống quản trị tới kết quả hoạt động
- Xây dựng và đề xuất mô hình quản trị hiệu suất cao theo hướng tiếp cận HPM phù hợp với đặc thù và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng điểm Việt Nam Mô hình sẽ bao gồm các yếu tố chiến lược sản xuất
và kinh doanh; thiết kế sản phẩm, quản trị chuỗi cung ứng, sản xuất tinh gọn, chất lượng, bảo dưỡng tổng hợp, phát triển nhân lực, trách nhiệm xã hội và quản trị môi trường
- Áp dụng thí điểm mô hình vào một số doanh nghiệp điểm để đánh giá tính khả thi, ứng dụng và hoàn chỉnh mô hình, đồng thời chỉ ra lộ trình và phương pháp triển khai áp dụng
mô hình quản trị hiệu suất cao theo hướng tiếp cận HPM phù hợp với đặc thù doanh
nghiệp Việt Nam
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
a Tổng hợp tài liệu:
Những tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về hệ thống quản trị tác nghiệp, quản trị sản xuất, quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo được thu thập, dịch thuật và tổng hợp lại nhằm đưa ra một khung lý thuyết tương đối đầy đủ về mô hình quản trị theo hướng tiếp cận HPM
b Điều tra khảo sát:
Trong giai đoạn 2013-2014, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất thuộc các lĩnh vực trọng điểm tại Việt Nam như điện/điện tử, cơ khí chế tạo máy, lắp ráp ô tô Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cần đảm bảo có hệ thống quản lý được đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của 2 tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 Với sự giúp đỡ của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổng cộng 86 doanh nghiệp được lựa chọn và mời tham gia khảo sát Bảng hỏi theo chuẩn HPM đã được gửi tới 12 cán
bộ quản trị phụ trách các bộ phận chức năng (kế hoạch, kỹ thuật, sản xuất, chất lượng, nhân lực ) của từng doanh nghiệp Trong số 86 phản hồi từ các doanh nghiệp, có 25 bản trả lời thực sự đầy đủ hoàn chỉnh các hạng mục theo khung HPM được sử dụng nhập với dữ liệu khảo sát HPM từ 280 doanh nghiệp từ 10 quốc gia khác để phân tích so sánh Trong số 25 doanh nghiệp phản hồi đầy đủ, đa số nằm trong lĩnh vực điện tử, điện máy (40%) Vận tải
và chế tạo máy đóng góp phần nhỏ hơn, lần lượt là 32% và 24% Quy mô bình quân của các doanh nghiệp là 1.266 nhân viên, với doanh thu bình quân đạt 16 triệu USD
Trang 6c Phương pháp xử lý số liệu:
Thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, phương pháp phân tích SEM (Structural Equation Modelling) được sử
dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu
4 Tổng kết kết quả nghiên cứu
Đề tài đã đạt được các kết quả nghiên cứu như sau:
a Cung cấp luận cứ khoa học và tổng kết các kinh nghiệm quốc tế về mô hình sản xuất hiệu suất cao HPM
Trên cơ sở tổng kết hơn 200 nghiên cứu chủ yếu là ngoài nước trong giai đoạn
1980-2017, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận khoa học như sau :
Mô hình HPM bắt nguồn từ khái niệm sản xuất đẳng cấp thế giới (World Class Manufacturing - WCM) được đưa ra từ thập niên 1980 do Hayes và Wheelwright (1984) đề xuất và Schonberger (1986) phát triển sau khi quan sát các doanh nghiệp nổi bật tại Mỹ, Nhật Bản, Đức để tìm ra các điểm chung của những doanh nghiệp này Khác với các mô hình quản trị như Quản lý chất lượng toàn diện (TQM), Vừa đúng lúc (JIT), 6 Sigma…, cách tiếp cận của mô hình HPM là sự tích hợp các hệ thống quản trị đồng thời trong một mô hình bao gồm các lĩnh vực như xây dựng và triển khai chiến lược sản xuất và kinh doanh, thiết kế sản phẩm, quản trị chuỗi cung ứng, sản xuất tinh gọn, chất lượng, bảo dưỡng tổng hợp, phát triển nhân lực, trách nhiệm xã hội và quản trị môi trường…
Trên cơ sở phân tích hoạt động sản xuất hiệu suất cao tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa
Kỳ giai đoạn 2000 – 2010 và so sánh với nghiên cứu của Roger G Schroeder & Barbara B Flynn (2001) tổng kết các kinh nghiệm thành công trong quản trị doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức trong những năm 1980-1990, nhóm nghiên cứu rút ra các đặc trưng của hoạt động sản xuất hiệu suất cao như sau:
- Không có mô hình toàn cầu & hệ thống quản trị sản xuất nào đúng cho mọi tổ chức Các
tổ chức có cấu trúc và quá trình khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù thị trường và môi trường hoạt động (các biến ngẫu nhiên)
- Bên cạnh việc áp dụng các hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn như ISO 9000, 14000, để đảm bảo tính hệ thống, cần chú trọng đến việc áp dụng các hoạt động thực hành thường nhật (daily practices Nếu như việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn sẽ tạo ra nền tảng
Trang 7chung cho doanh nghiệp, việc lựa chọn đúng các hoạt động thực hành sẽ tạo ra các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Cùng một mô hình, hoạt động và kỹ thuật quản trị áp dụng tại các mô hình khác nhau sẽ tạo ra các kết quả khác nhau phụ thuộc vào điều kiện hoạt động Các nhà quản trị phải lựa chọn các hệ thống và hoạt động thực hành theo đặc thù của tổ chức Thứ tự áp dụng các hoạt động, trình tự, cách thức áp dụng các hoạt động sẽ tạo ra các kết quả khác nhau
về chất lượng sản phẩm, giá thành và tiến độ giao hàng
- Theo kinh nghiệm của Nhật Bản trong giai đoạn 1970-1990, các hoạt động thực hành thường áp dụng theo trình tự: đầu tiên áp dụng vào các yếu tố mềm (liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, quản trị chất lượng), rồi đến các yếu tố cứng (công nghệ sản phẩm quá trình)
Nếu như trong thập niên 1980-1990, Hoa Kỳ và Nhật Bản được xem là các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất chế tạo hàng đầu thế giới thì bước sang giai đoạn 2000-2010, Hàn Quốc đã dần dần bắt kịp và thậm chí vượt qua Hoa Kỳ và Nhật Bản ở một số sản phẩm công nghiệp như điện thoại, thiết bị gia dụng, xe hơi để xác lập vị trí dẫn đầu trên thế giới Một trong những nguyên nhân dẫn để sự phát triển của sản phẩm hàng hóa Hàn Quốc đó là trong giai đoạn 2000-2010, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tích cực tiếp thu các kinh nghiệm của Nhật Bản và Hoa Kỳ, thực sự tập trung vào thực hành hoạt động quản trị chất lượng (để tạo
ra nền tảng chất lượng) và chuỗi cung ứng (để tạo ra lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí và chuỗi cung ứng)
b Phát triển mô hình và phương pháp quản trị sản xuất hiệu suất cao
Trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, đề tài đã tổng hợp và đề xuất mô hình quản trị doanh nghiệp sản xuất theo định hướng HPM áp dụng vào hoàn cảnh thực tiễn các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam (Hình 1)
Trang 8Thông qua khảo sát điều tra các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam thuộc một số lĩnh vực sản phẩm chủ lực như điện tử, chế tạo máy, ô tô xe máy, công nghiệp phụ trợ, Mô hình sau đó đã được kiểm chứng và hoàn thiện gồm các nhóm hoạt động sau:
(1) Xây dựng và triển khai chiến lược sản xuất: HPM nhấn mạnh đến việc xây dựng
chiến lược sản xuất phù hợp với chiến lược kinh doanh và việc triển khai chiến lược nhất quán ở tất cả các cấp trong doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nhà máy sản xuất, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
(2) Phát triển sản phẩm mới: HPM nhấn mạnh đến việc xây dựng năng lực đổi mới sản
phẩm được phản ánh thông qua việc rút ngắn thời gian chu trình thiết kế sản phẩm mới, đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai của thị trường Các công ty sản xuất nếu có năng lực giới thiệu sản phẩm mới và chất lượng ra thị trường một cách nhanh chóng thì sẽ có được lợi thế của người tiên phong, có thể đặt mức giá cao hơn, chiếm được nhiều thị phần hơn và có được lòng trung thành của khách hàng nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh
(3) Phát triển các công nghệ quá trình: Cùng với thiết kế sản phẩm mới, phát triển các
công nghệ quá trình (process engineering) được HPM xem xét như một vấn đề có tính chiến lược trong quản trị sản xuất Phát triển công nghệ quá trình bao gồm các vấn đề liên quan đến thiết kế, khai thác điều khiển và tối ưu hóa các hệ thống kỹ
Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực
Chiến lược sản xuất Phát triển sản phẩm mới
Hình 1: Mô hình High Performance Manufacturing (HPM)
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Trang 9thuật (các hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ) Công nghệ quá trình thường bao gồm thiết kế quá trình, kiểm soát và quản trị quá trình, khai thác vận hành quy trình là quá trình khai thác, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhằm đảm bảo
sự hoạt động tốt của hệ thống trong suốt thời gian tuổi thọ định trước
(4) Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực: HPM chú trọng đến các hoạt động thực hành
chủ yếu bao gồm: tổ chức bộ máy “phẳng”, đào tạo, phát triển nhân viên đa năng, luân chuyển cán bộ, hoạt động nhóm giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả công việc, chính sách lương thưởng, cơ chế cải tiến, phát triển văn hóa doanh nghiệp
(5) Quản trị chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng được xem là tập hợp các quá trình xử lý
dòng vật chất tạo ra sản phẩm, dòng thông tin, và dòng tài chính giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường Chuỗi cung ứng được coi là bộ phận kéo dài bên ngoài của công ty; bao gồm các cấu phần liên quan đến nhà cung cấp - còn được gọi là khối ngược dòng (up stream), các cấu phần liên quan đến khách hàng - còn được gọi là khối xuôi dòng (down stream)
(6) Kiểm soát sản xuất theo các nguyên tắc JIT: Kiểm soát sản xuất (Production control)
là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch HPM nhấn mạnh đến việc ứng dụng các nguyên tắc JIT vào kiểm soát sản xuất
(7) Quản trị chất lượng: HPM nhấn mạnh đến việc xây dựng các hoạt động quản trị chất
lượng như là cốt lõi của sản xuất hiệu suất cao Năng lực chất lượng (quality capability) cho phép phát triển các năng lực chi phí thấp và năng lực giao hàng nhanh
và đúng hạn
Bộ công cụ đo lường năng lực các hoạt động trên được phát triển dựa trên sự kế thừa
Bộ chỉ số đo lường năng lực quản trị hoạt động của Dự án HPM vòng 4, đã được sử dụng để đánh giá các hoạt động quản trị tại 500 nhà máy thuộc 18 quốc gia
c Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động quản trị sản xuất hiệu suất cao tại một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam
Trên cơ sở tổng hợp dữ liệu từ 86 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong đó 25 doanh nghiệp được phân tích sâu theo toàn bộ khung HPM, một số kết quả đáng chú ý có thể được tóm tắt như sau:
Trang 10(1) Đánh giá khoảng cách về trình độ quản trị sản xuất tại Việt Nam và các quốc gia khác
Kết quả phân tích so sánh giữa các thực hành trong cùng một lĩnh vực với nhau và cùng một thực hành ở 6 nước khác nhau (bao gồm Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam) thể hiện sự khác biệt rõ rệt về mức độ triển khai giữa các thực hành
Cụ thể, kết quả điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất chế tạo cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam rất chú trọng triển khai các thực hành về Quản trị nhân lực Về mức
độ triển khai các thực hành Công nghệ quá trình, Việt đạt kết quả cao ở 4 trong tổng số 9 thực hành bao gồm: Dự báo công nghệ mới, Bảo trì phòng ngừa, Cấu hình lại và Thích ứng với công nghệ mới Trong lĩnh vực Kiểm soát sản xuất, các nhà sản xuất Việt Nam chưa quan tâm nhiều tới các thực hành như Quy mô đơn hàng nhỏ và Nhận diện và theo dõi sản phẩm Các nhà sản xuất Việt Nam đang thể hiện sự quan tâm triển khai các thực hành về Quản trị chất lượng Mức độ thực hiện 4 thực hành đều ở mức cao nhất trong toàn mẫu khảo sát Về Quản trị chuỗi cung ứng xuôi dòng, Việt Nam đạt kết quả cao ở 9 trong tổng số 12 thực hành, chủ yếu là về Sự tham gia hay hợp tác với khách hàng hoặc sự điều chỉnh phù hợp
Trong 6 nước tham gia khảo sát, sự khác biệt về mức độ triển khai các thực hành là rõ rệt và khá đa dạng Tuy nhiên, điểm chung giữa các nước là đều chú trọng tới Chiến lược sản xuất và Công nghệ quá trình Tất cả các thực hành thuộc 2 lĩnh vực này ở các nước đều được triển khai ở mức cao khá đồng đều, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp và sự đầu tư vào quá trình
Sự khác biệt lớn nhất là giữa Việt Nam và 5 nước có thể là do chênh lệch về trình độ công nghệ kỹ thuật do nền sản xuất Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ nhập khẩu, chuyển giao từ nước ngoài, quá trình sản xuất vẫn dựa trên nền nhân công giá rẻ Do
đó, có thể hiểu được khi trong hầu hết các thực hành, Việt Nam đều có điểm đánh giá cao hơn các nước còn lại, thể hiện những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc học tập và phát huy các thực hành tốt trên thế giới về quản trị
Các kết quả nổi bật dựa trên phân tích số liệu thu được từ việc điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp Việt Nam được trình bày theo 5 lĩnh vực chính: Chiến lược sản xuất và phát triển bền vững; Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; Quá trình phát triển sản phẩm mới; Quản trị chất lượng; Quản trị chuỗi cung ứng
Trang 11(2) Chiến lược sản xuất và phát triển bền vững
Phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện để đạt được kết luận rằng các hoạt động chiến lược sản xuất ở cấp quản lý có tác động đáng kể tới kết quả phát triển bền vững của các doanh nghiệp được khảo sát
(3) Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực
Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp kết quả thực chứng về mối quan hệ giữa thực hành quản trị nguồn nhân lực và độ linh hoạt sản xuất tại các nhà máy sản xuất Việt Nam Việc
sử dụng cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên và nhân viên đa có những tác động rõ ràng và tích cực đến độ linh hoạt trong sản xuất Đội ngũ nhân viên đa năng là yếu tố chính để tăng cường khả năng linh hoạt của hệ thống sản xuất thông qua việc tối ưu máy móc, thiết bị đáp ứng được các thay đổi bất thường trong quá trình sản xuất mà không đánh đổi thời gian và chi phí hoạt động
(4) Phát triển sản phẩm mới
Nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa việc tích hợp hoạt động hợp tác giữa các bộ phận chức năng trong thiết kế sản phẩm bao gồm sự tham gia của bộ phận sản xuất, sự tham gia của khách hàng, sự tham gia của nhà cung cấp sẽ nâng cao hiệu suất cũng như sự thành công của quá trình phát triển sản phẩm mới Hợp tác liên kết chặt chẽ bên trong và bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
(5) Quản trị chất lượng
Kết quả phân tích chỉ ra rằng các thực hành quản trị chất lượng có tác động cải thiện tới tất cả các khía cạnh của năng lực hoạt động Kiểm soát quá trình, thông tin chất lượng, cải tiến liên tục, sự tham gia của nhà cung cấp vào cải tiến chất lượng có tác động đáng kể, tích cực tới việc nâng cao chất lượng, giảm chi phí, giao hàng đúng hẹn, tốc độ giao hàng và tính linh hoạt
(6) Quản trị chuỗi cung ứng
Kết quả phân tích cho thấy rằng định hướng chuỗi cung ứng và các thực hành quản trị
có đóng góp tích cực tới năng lực sản xuất ở Việt Nam về các khía cạnh chất lượng, giảm chi phí, tốc độ giao hàng, giao hàng đúng giờ và tính linh hoạt Các thực hành quản trị chuỗi cung ứng xuôi dòng có tác động ý nghĩa hơn tới năng lực sản xuất so với các thực hành quản trị chuỗi cung ứng ngược dòng Đặc biệt là, sự giao tiếp với khách hàng không chỉ giảm chi phí mà còn tạo điều kiện cho công ty thực hiện giao hàng nhanh hơn, sản xuất linh
Trang 12hoạt hơn Về phía nhà cung ứng, việc định hướng chuỗi cung ứng có tác động lớn hơn tới chất lượng và năng lực giao hàng so với tác động đến chi phí Có lẽ là trong suy nghĩa của các nhà quản lý chuỗi cung ứng, chiến lược định hướng chuỗi cung ứng hướng tới cải tiến
chất lượng và hiệu quả giao hàng hơn là tới giảm chi phí
d Đề xuất giải pháp trong quản trị sản xuất hiệu suất cao
Các giải pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất dựa trên các kết quả phân tích chi tiết 5 lĩnh vực: Chiến lược sản xuất và phát triển bền vững; Phát huy yếu tố con người để nâng cao độ linh hoạt; Quá trình phát triển sản phẩm mới; Quản trị chất lượng; Quản trị chuỗi cung ứng
(1) Chiến lược sản xuất và phát triển bền vững
Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần nhìn nhận rõ ràng mối liên quan giữa chiến lược sản xuất và phát triển bền vững để cải thiện các hoạt động chiến lược và sau đó là kết quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của mình Cụ thể hơn, sau khi xây dựng hoàn chỉnh chiến lược sản xuất cho doanh nghiệp, các giám đốc và quản lý cần sâu sát hành động, đặc biệt trong giai đoạn ban đầu, để bảo đảm thành công trong việc triển khai Bằng cách cung cấp thông tin, thông báo, hướng dẫn tới cấp dưới để giám sát và đôn đốc các công việc cụ thể vận hành theo định hướng, cấp quản lý sẽ tác động tích cực tới kết quả phát triển bền vững của doanh nghiệp
(2) Phát huy yếu tố con người để nâng cao độ linh hoạt
Để cải thiện và nâng cao hiệu suất linh hoạt trong sản xuất, csác nhà quản lý nhân sự, các nhà quản lý nhà máy và các nhà quản lý cấp cao cần quan tâm hơn tới các nội dung như sau Thứ nhất, mức độ linh hoạt của sản xuất sẽ phụ thuộc vào một số kỹ năng của lực lượng lao động Chính xác hơn, đội ngũ các nhân viên đa chức năng đóng vai trò như một nguồn lực, công cụ điều khiển để đạt được mức độ linh hoạt cao hơn trong sản xuất cùng với công nghệ và hệ thống quản lý nhà máy Thứ hai, các nhà quản lý trong thực tế đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc đào tạo, huấn luyện nâng cao kỹ năng của các nhân viên mà còn động viên, kích thích thái độ làm việc tích cực của người lao động Thứ
ba, kết quả nghiên cứu hy vọng cung cấp một cái nhìn khác về hoạt động đào tạo nhân viên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, với mong muốn thay đổi cách nghĩ trước đây là hoạt động đào tạo là tốn kém chi phí và chỉ dành cho các tập đoàn lớn, doanh nghiệp lớn chứ không phải cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Do đó, điều quan trọng là các công ty sản xuất Việt Nam nên nhận thức rằng việc rèn rũa, cập nhật liên tục kỹ năng cho lực lượng
Trang 13lao động là rất quan trọng cải thiện các hoạt động quản trị chất lượng, nâng cao kết quả hoạt động và từ đó củng cố lợi thế cạnh tranh bền vững
(3) Phát triển sản phẩm mới
Để cải thiện và nâng cao hiệu suất cũng như thành công của quá trình phát triển sản phẩm mới, các nhà quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp sản xuất chế tạo cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của sự tham gia của bộ phận sản xuất, sự tham gia của khách hàng,
sự tham gia của nhà cung cấp trong quá trình này.Thứ nhất, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự tham gia của bộ phận sản xuất bằng cách phát triển đội ngũ đa chức năng để có thể chia sẻ kiến thức giữa các bộ phận trong việc phát triển sản phẩm ví dụ như thiết kế, sản xuất và marketing Bên cạnh đó, một phương pháp khác cũng có thể được đề cập là phát triển chuỗi sản xuất thiết kế Quá trình sản xuất có thể bắt đầu tạo mẫu và hiệu chỉnh từ khâu thiết kế chi tiết mà không cần đợi cho đến khi toàn bộ giai đoạn thiết kế được hoàn thành Thứ hai, các doanh nghiệp nên gắn kết với khách hàng nhiều hơn đặc biệt là trong giai đoạn thiết kế của bất kỳ sản phẩm mới nào để giảm việc thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
và những sai sót Tùy thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất cũng
có thể kết hợp với khách hàng với tư cách là người đồng phát triển để giảm được số lượng thử nghiệm trong quá trình phát triển sản phẩm mới và đồng thời giảm mức độ phức tạp của việc chia sẻ thông tin, hoặc công ty có thể tích hợp khách hàng trong quá trình ra quyết định.Thứ ba, để phát triển sự cộng tác với nhà cung cấp một cách hiệu quả, thì vai trò của
bộ phận thu mua cần được chú trọng để tạo điều kiện giao tiếp, chia sẻ thông tin và phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, vì bộ phận thu mua của công ty là bộ phận tương tác chủ yếu với nhà cung cấp
(4) Quản trị chất lượng
Từ những kết quả nghiên cứu về quản trị chất lượng, trước hết có thể thấy sự tương tác giữa quản trị chuỗi cung ứng và các thực hành quản trị chất lượng, mở ra hướng mới về quản trị chất lượng chuỗi cung ứng trong các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai cũng như trong cách tiếp cận và ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Bên cạnh đó, tầm quan trọng của quản lý, lãnh đạo trong các thực hành về quản trị chất lượng cũng cần được các doanh nghiệp quan tâm bởi sự lãnh đạo của quản lý được coi là thực hành nền tảng có tác động gián tiếp đáng kể tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các thực hành quan trọng như quản lý quy trình Tiếp theo, Việt Nam là một nước công nghiệp mới đang
nỗ lực cải tiến chất lượng để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Các công ty Việt Nam cần
Trang 14xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng của riêng họ để gặt hái được nhiều lợi ích từ việc này Các công ty Việt Nam ngày càng tận dụng được ưu thế của các công cụ quản lý quá trình để trở nên linh hoạt hơn trong thay đổi các dòng sản phẩm hoặc lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
(5) Quản trị chuỗi cung ứng
Kết quả này có thể thay đổi chiến lược SCM của nhiều công ty mà trước đây đang chú trọng nhiều hơn đến việc duy trì mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp mà lơ là việc giữ liên lạc chặt chẽ với khách hàng Kết quả này đưa ra hàm ý cho quản lý đó là các nhà quản lý chuỗi cung ứng nên chú trọng và đầu tư cân đối cho cả SCM xuôi dòng và SCM ngược dòng Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ đóng góp làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về SCM ở các nước đang phát triển và cung cấp những thông tin về cách mà các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang cải thiện năng lực sản xuất thông qua các thực hành SCM như thế nào
Các kết quả quan trọng này của đề tài đã được nhóm nghiên cứu công bố trong 5 bài báo trên các tạp chí quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus và 3 bài báo trên các tạp chí khoa học của Ngoài ra, nội dung nghiên cứu và các kết quả đạt được của đề tài cũng được trình bày trong sách chuyên khảo đã được xuất bản “Sản xuất hiệu suất cao kinh nghiệm quốc tế, thực
trạng và hàm ý cho Việt Nam”
5 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Các kết quả đạt được của đề tài đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và mặt thực tiễn như sau:
- Về mặt lý luận:
Đề tài đã đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết khoa học về hoạt động quản trị sản xuất hiệu suất cao thông qua việc tổng hợp cơ sở lý luận; áp dụng mô hình và phương pháp sản xuất hiệu suất cao vào các doanh nghiệp sản xuất chế tạo trong một số lĩnh vực trong điểm tại Việt Nam; xây dựng bộ công cụ đo lường năng lực các hoạt động phù hợp với bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở tham khảo Bộ chỉ số đo lường năng lực quản trị hoạt động của Dự án HPM
Các kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus thể hiện sự đóng góp của khoa học Việt Nam vào khoa học quản trị thế giới và 3 tạp chí khoa học trong nước có uy tín, góp phần nâng cao uy tín khoa học quản trị Việt
Trang 15Nam, nâng cao năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế của Nhóm nghiên cứu mạnh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu thực chứng thông qua phân tích kết quả khảo sát các doanh nghiệp sản xuất chế tạo trong một số lĩnh vực trong điểm tại Việt Nam cho phép nhận dạng mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị sản xuất hiệu suất cao và tác động của các hoạt động này đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Kết quả phân tích giúp các nhà khoa học và các doanh nghiệp đánh giá được thực trạng hoạt động quản trị sản xuất tại Việt Nam, từ đó xác định được các hoạt động chiến lược cần thiết để cải thiện và nâng cao hiệu suâ, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiêp sản xuất chế tạo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định Về mặt phương pháp, nghiên cứu này dựa trên dữ liệu nghiên cứu đa ngành, sử dụng nguồn dữ liệu từ các bảng hỏi thu thập ý kiến và đánh giá của cá nhân vì vậy không thể tránh khỏi chủ quan trong kết quả khảo sát Mặc dù đã giải quyết được vấn đề về chủ quan trong trả lời bảng hỏi bằng cách thu thập từ nhiều loại đối tượng người tham gia khảo sát, nghiên cứu này vẫn dựa trên các dữ liệu đánh giá từ nhận thức chủ quan là chính Một vấn đề khác là quy mô mẫu khảo sát Bởi vì hạn chế về nguồn lực và thời gian, mẫu khảo sát tại Việt Nam chỉ bao gồm 86 doanh nghiệp (trong đó có 25 doanh nghiệp có dữ liệu sâu) thuộc ba ngành công nghiệp Điều này làm hạn chế phạm vi nghiên cứu và hạn chế việc sử dụng một số kỹ thuật phân tích số liệu Mặt khác, các khái niệm về chiến lược và quản trị thường khó lượng hóa; vì vậy, các câu trả lời dựa trên thang đo số có thể không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối và còn mang tính chủ quan của người trả lời Trên cơ sở đó, các nghiên cứu trong tương lai nên được tiến hành với kích thước mẫu dữ liệu lớn hơn để khắc phục các hạn chế của nghiên cứu này cũng như cung cấp kết quả chính xác hơn khi so sánh giữa các quốc gia Các nhà nghiên cứu có thể khám phá cả cách đo lường khách quan và chủ quan đối với hiệu quả hoạt động trong nghiên cứu của họ đặc biệt khi nghiên cứu liên kết giữa các hoạt động cộng tác cụ thể và một yếu tố hiệu suất cụ thể trong một ngành công nghiệp cụ thể
- Kết luận
Nghiên cứu về các mô hình nâng cao hiệu suất và kết quả sản xuất kinh doanh trong ngành sản xuất chế tạo là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong quản trị sản xuất nói riêng và quản trị kinh doanh nói chung Dựa trên việc vận dụng một cách sáng tạo các tư
Trang 16tưởng, mô hình hệ thống và các chỉ số vận hành của mô hình sản xuất hiệu suất cao – HPM vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, đề tài đã đánh giá thực trạng doanh nghiệp sản xuất chế tạo trong một số lĩnh vực công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam, từ đó xác định các kết quả nổi bật cũng như các vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hướng tới phát triển bền vững Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy xu hướng chung trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, đó là các doanh nghiệp đã và đang chú trọng tới triển khai các thực hành quan trọng
về Quản trị nhân lực, Phát triển sản phẩm mới, Kỹ thuật quá trình và Kiểm soát sản xuất Hiện nay, các doanh nghiệp này đều đang phát huy được thế mạnh về con người, sử dụng trí tuệ và sự hợp tác của con người với nhau như một năng lực cốt lõi của doanh nghiệp Điều này phù hợp với bối cảnh công nghiệp sản xuất của Việt Nam, khi mà hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, còn nhiều hạn chế về vốn, công nghệ thì việc tận dụng và khai thác tối ưu nguồn lực con người là vô cùng quan trọng Để tăng cường hiệu quả, các doanh nghiệp này đặc biệt chú trọng tới đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho nhân viên cũng như áp dụng phương thức làm việc và khen thưởng theo đội nhóm, dựa trên kết quả hoàn thành mục tiêu đã đề ra Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam còn chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư công nghệ và quy trình Những thực hành tốt
từ mô hình HPM của các nước phát triển như nhân viên đa năng, hệ thống Kanban, quy mô đơn hàng nhỏ, tùy biến theo số đông nên được các doanh nghiệp xem xét, cân nhắc áp
dụng phù hợp với bối cảnh Việt Nam và thực trạng sản xuất của doanh nghiệp
6 Tóm tắt kết quả
6.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (tiếng Việt)
Đề tài đã đạt được các kết quả nghiên cứu như sau:
a Cung cấp luận cứ khoa học và tổng kết các kinh nghiệm quốc tế về mô hình sản xuất hiệu suất cao HPM
Trên cơ sở tổng kết hơn 200 nghiên cứu chủ yếu là ngoài nước trong giai đoạn
1980-2017, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được một cơ sở lý luận vững chắc về đặc trưng của hoạt động sản xuất hiệu suất cao cũng như tổng kết được các bài học kinh nghiệm trong việc thực hành quản trị theo mô hình HPM từ các quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…
b Phát triển mô hình và phương pháp quản trị sản xuất hiệu suất cao
Trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thông qua khảo sát điều tra 86 doanh nghiệp sản
Trang 17xuất chế tạo tại Việt Nam thuộc một số lĩnh vực sản phẩm chủ lực như điện tử, chế tạo máy,
ô tô xe máy, công nghiệp phụ trợ, mô hình đã được kiểm chứng và hoàn thiện gồm các nhóm hoạt động sau: (1) Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; (2) Quản trị chất lượng, Quản trị chuỗi cung ứng, JIT; (3) Chiến lược sản xuất, Phát triển sản phẩm mới và công nghệ quá trình; và (4) Năng lực cạnh tranh hướng tới phát triển bền vững Bộ công cụ đo lường năng lực các hoạt động trên được phát triển dựa trên sự kế thừa Bộ chỉ số đo lường năng lực quản trị hoạt động của Dự án HPM vòng 4, đã được sử dụng để đánh giá các hoạt động quản trị tại 500 nhà máy thuộc 18 quốc gia
c Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động quản trị sản xuất hiệu suất cao tại một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam
Trên cơ sở tổng hợp dữ liệu từ 86 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong đó 25 doanh nghiệp được phân tích sâu theo toàn bộ khung HPM, một số kết quả đáng chú ý có thể được tóm tắt như sau: Trong 6 nước tham gia khảo sát, sự khác biệt về mức độ triển khai các thực hành là rõ rệt và khá đa dạng Tuy nhiên, điểm chung giữa các nước là đều chú trọng tới Chiến lược sản xuất và Công nghệ quá trình Tất cả các thực hành thuộc 2 lĩnh vực này ở các nước đều được triển khai ở mức cao khá đồng đều, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp và sự đầu tư vào quá trình
Kết quả phân tích cho thấy: (1) Chiến lược sản xuất và phát triển bền vững: các hoạt động chiến lược sản xuất ở cấp quản lý có tác động đáng kể tới kết quả phát triển bền vững của các doanh nghiệp được khảo sát; (2) Quản trị nguồn nhân lực: quản trị nguồn nhân lực
có mối quan hệ đáng chú ý với độ linh hoạt sản xuất; (3) Phát triển sản phẩm mới: có mối liên hệ giữa việc tích hợp hoạt động hợp tác giữa các bộ phận chức năng trong thiết kế sản phẩm; (4) Quản trị chất lượng: các thực hành quản trị chất lượng có tác động cải thiện tới tất
cả các khía cạnh của năng lực hoạt động; (5) Quản trị chuỗi cung ứng: định hướng chuỗi cung ứng và các thực hành quản trị có đóng góp tích cực tới năng lực sản xuất
d Đề xuất giải pháp trong quản trị sản xuất hiệu suất cao
Các giải pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất dựa trên các kết quả phân tích chi tiết 5 lĩnh vực: (1) Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần nhìn nhận rõ ràng mối liên quan giữa chiến lược sản xuất và phát triển bền vững để cải thiện các hoạt động chiến lược và sau đó
là kết quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của mình; (2) Quản trị nhân lực: Để cải thiện và nâng cao hiệu suất linh hoạt trong sản xuất, các nhà quản lý nhân sự, các nhà quản lý nhà
Trang 18máy và các nhà quản lý cấp cao cần quan tâm hơn tới phát huy yếu tố con người để nâng cao độ linh hoạt:; (3) Phát triển sản phẩm mới: các nhà quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp sản xuất chế tạo cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của sự tham gia của bộ phận sản xuất, sự tham gia của khách hàng, sự tham gia của nhà cung cấp trong quá trình này; (4) Quản trị chất lượng: các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhân thức được hướng tiếp cận mới
và ra quyết định của về quản trị chất lượng chuỗi cung ứng; (5) Quản trị chuỗi cung ứng: các nhà quản lý chuỗi cung ứng nên chú trọng và đầu tư cân đối cho cả quản trị chuỗi cung
ứng xuôi dòng và ngược dòng
6.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (tiếng Anh)
Main findings of the research project are presented as follow:
a Reviewing scientific literature and summarizing international experiences on high performance manufacturing (HPM) model
Based on extensive literature review of more than international 200 researches in the 1980-2017 period, the research team has established a solid theoretical basis for the characteristics of High Performance Manufacturing as well as practical lessons learned from developed countries such as United States, Japan, China, Korea, etc
b Developing framework and method of management for high performance manufacturing
According to literature review, international experiences as well as surveys of 86 Vietnamese manufacturing enterprises that manufacture key products including electronics, machinery, automobiles, a framework has been completed and tested, consisting of 4 groups
of practices: (1) Human resources development and management; (2) Quality management, Supply chain management, JIT; (3) Production strategy, New product development and Process technology; (4) Sustainable competitive advantages Scale measurement for those capabilities above is adopted from indicator data in Round 4 of HPM project, which was used to measure management activities in 500 plants in 18 countries
c Analysis of current situation and HPM performance of some manufacturing firms operating in key industrial sectors in Vietnam
Data are collected from 86 manufacturing firms in Vietnam, 25 of which are analyzed
in depth based on HPM framework Some noticeable results can be summarized as follow: Among 6 countries participating in the survey, there are significant and diverse differences
in practices implementation On the other hand, those countries share a common
Trang 19concentration on Production strategy and Process technology All Production strategy and Process technology practices are implemented at a relatively high and equal level between countries, implying the strategic vision of organizational leaders and major investment in process
The results show that: (1) Relationship between Production strategy and Sustainable development: Strategic production activities at managerial level have a significant impact
on sustainable development of the enterprises participating in the survey; (2) Human resource management: Human resource management has significant linkage with flexibility performance; (3) New product development: The integration between functions in new product development has significant association with new product development performance; (4) Quality management: quality management practices have positive linkage with all dimensions of operational performance; (5) Supply chain management: Oriented supply chain and supply chain management practices have positive correlation with operational performance
d Proposing solutions for high performance manufacturing
The solutions proposed by the research team are based on detailed analysis in 5 categories: (1) Vietnamese manufacturing firms should be aware of relationship between Production strategy and Sustainable development to improve strategic activities leading to high operational performance and competitive advantage; (2) Human resource management:
To improve flexibility performance, plan managers and senior managers need to pay more attention on promoting human resource factors; (3) New product development: Senior managers in manufacturing firms should be more aware of the importance of manufacturing involvement, customer involvement and supplier involvement in new product development process; (4) Quality management: Managers should notice about the new approach of supply chain quality management in decision-making process; (5) Supply chain management: Supply chain managers should emphasize and invest harmoniously on both downstream and upstream supply chain management
Trang 20PHẦN III SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Kết quả nghiên cứu
TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
1 01 Bài báo với chủ đề về
“Nghiên cứu về các mô
hình quản trị sản xuất hiệu
Các thông tin mới, cập nhật, phản ánh các phương pháp tiếp cận hiện đại tiên
tiến
Bài báo “Đánh giá hoạt
động quản trị của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo từ mô hình sản xuất hiệu suất cao” đăng
trên Tạp chí Kinh tế và dự báo
2 01 Bài báo với chủ đề về
“Mô hình và phương pháp
quản trị sản xuất tiên tiến -
bài học kinh nghiệm các
quốc gia trong khu vực”
Phân tích các cách tiếp cận
và kinh nghiệm của Nhật bản, Hàn Quốc,vv trong các mô hình quản trị sản xuất
Các thông tin mới, cập nhật, phản ánh các phương pháp tiếp cận hiện đại tiên
tiến
Bài báo “Một số nghiên
cứu quốc tế và gợi ý cho Việt Nam về hệ thống sản xuất hiệu suất cao tại các doanh nghiệp sản xuất chế tạo” đăng trên Tạp chí
và sự hài lòng của khách hàng
Dữ liệu sử dụng thu được
từ điều tra thực địa tại các doanh nghiệp trong năm
2016
Bài báo “The relationship
between human resource management practices and manufacturing flexibility: Empirical evidence from manufacturing companies
in Vietnam” đăng trên tạp
chí International Journal Productivity and Quality Management
4 01 Bài báo về: “Quản trị
chuỗi cung ứng bền vững
trong doanh nghiệp sản
xuất Việt Nam”
Sử dụng mô hình thống kê để phân tích mối quan hệ giữa Quản trị chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh
Dữ liệu sử dụng thu được
từ điều tra thực địa tại các doanh nghiệp trong năm
2016
Bài báo “Contribution of
Quality Management Practices to Sustainability Performance of
Vietnamese Firms” đăng
trên tạp chí Sustainability
Trang 215 01 Bài báo về: “Nâng cao
hiệu quả công tác thiết kế
phát triển sản phẩm mới và
đổi mới sáng tạo trong các
doanh nghiệp Việt Nam”
Sử dụng mô hình thống kê để phân tích mối quan hệ giữa công tác thiết kế phát triển sản phẩm mới và đổi mới sáng tạo và kết quả kinh doanh
Dữ liệu sử dụng thu được
từ điều tra thực địa tại các doanh nghiệp trong năm
2016
Bài báo “Empirical study
on the role of collaboration in new product development in manufacturing
companies” đăng trên tạp
chí International Journal for Quality Research
6 01 Bài báo về: “Quản trị
công nghệ trong các doanh
nghiệp sản xuất Việt Nam”
Sử dụng mô hình thống kê để phân tích mối quan hệ giữa Quản trị công nghệ và kết quả kinh doanh
Dữ liệu sử dụng thu được
từ điều tra thực địa tại các doanh nghiệp trong năm
2016
Bài báo “Relationship
between manufacturing strategy and firm performance: the empirical study of Vietnamese manufacturing plants” đăng trên tạp chí
Economic Annals
7 01 Bài báo về “Mô hình
HPM tại các doanh nghiệp
evidence from Vietnamese manufacturing companies”
đăng trên tạp chí International Journal Productivity and Quality Management
8 01 Bản thảo sách chuyên
khảo “Mô hình sản xuất
hiệu suất cao tại các doanh
nghiệp sản xuất chế tạo Việt
Trang 22Đánh giá chung
(Đạt, không đạt)
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
ISI/Scopus
Bài báo ISI
1.1
Nguyen, H.M., Phan, C.A.,
Matsui, Y., Contribution of
Quality Management Practices
ơn sự tài trợ của
ĐHQGHN đúng quy định
Bài báo Scopus
1.2
Phan, C.A., Nham, P.T, Hoang,
T.H., Relationship between
manufacturing strategy and firm
performance: the empirical
ơn sự tài trợ của
ĐHQGHN đúng quy định
1.3
Nguyen, A.H., Nguyen, H.,
Nguyen, T.H., Phan, C.A.,
Matsui, Y., Empirical study on
the role of collaboration in new
ơn sự tài trợ của
ĐHQGHN đúng quy định
Trang 231.4
Nguyen, H.M., Phan, C.A.,
Matsui, Y., Supply chain
management in developing
countries: empirical evidence
from Vietnamese manufacturing
ơn sự tài trợ của
ĐHQGHN đúng quy định
1.5
Nguyen, N.A., Trieu, D.P.,
Phan, C.A., Matsui, Y., The
relationship between human
resource management practices
and manufacturing flexibility:
Empirical evidence from
manufacturing companies in
Vietnam, International Journal
of Productivity and Quality
Management, X (Y), 2018,
xxxx, Tạp chí Scopus
Đã được chấp nhận in
Đã ghi địa chỉ và cảm
ơn sự tài trợ của
ĐHQGHN đúng quy định
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
2.1
Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà,
Sản xuất hiệu suất cao – Kinh
ơn sự tài trợ của
ĐHQGHN đúng quy định
3
Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
3.1
Nguyễn Thu Hà, Phùng Thị
Xuân Hương, Phan Chí Anh,
Đánh giá hoạt động quản trị của
các doanh nghiệp chế biến, chế
tạo từ mô hình sản xuất hiệu
suất cao, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, 18(684), năm 2018, trang
45-48
Đã in
Đã ghi địa chỉ và cảm
ơn sự tài trợ của
ĐHQGHN đúng quy định
Trang 243.2
Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà,
Một số nghiên cứu quốc tế và
gợi ý cho Việt Nam về hệ thống
sản xuất hiệu suất cao tại các
doanh nghiệp sản xuất chế tạo,
Tạp chí Công Thương, Số 3,
năm 2018, trang 82-86
Đã in
Đã ghi địa chỉ và cảm
ơn sự tài trợ của
ĐHQGHN đúng quy định
3.3
Hoàng Trọng Hòa, Phan Chí
Anh, Quan hệ giữa chiến lược
sản xuất và kết quả hoạt động
tại một số nhà máy tại Việt
Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh
tế, Số 3 (446), năm 2018, trang
31-38
Đã in
Chưa ghi địa chỉ và cảm ơn sự tài trợ của ĐHQGHN
Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo
thứ tự <tên tác giả, tên công trình, tên tạp chí/nhà xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp
nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất bản
3.3 Kết quả đào tạo
TT Họ và tên Thời gian và kinh phí tham gia đề tài
Đã bảo vệ luận văn thạc sỹ
evidence from manufacturing plants in Japan, Korea, Taiwan and Vietnam”
Đã bảo vệ luận văn thạc sỹ
Trang 253 Lê Đình
Trường 3 tháng Luận văn thạc sỹ “Tác động của thực hành quản trị chất lượng và
JIT tới kết quả cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam”
Đã bảo vệ luận văn thạc sỹ
Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng
nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
- Cột công trình công bố ghi như mục III.1
PHẦN IV TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA
Số lượng
đã hoàn thành
1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của
ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia
hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc
tế
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt
hàng của đơn vị sử dụng
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch
định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
(triệu
đồng)
Kinh phí thực hiện
(triệu
đồng)
Ghi chú
A Chi phí trực tiếp
3 Hoạt động chuyên môn
(Chi phí cho đào tạo TS, ThS được tích
hợp vào hoạt động chuyên môn là 85 triệu