1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn luật tố tụng dân sự Đề tài về quyền quyết Định và tự Định Đoạt của Đương sự

12 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Quyết Định và Tự Định Doạt của Đương Sự
Tác giả Trần Báo Gia Hân, Phan Thị Hồng Uyên, Huỳnh Quốc Đạt, Trịnh Minh Thư
Người hướng dẫn Đào Thu Hà
Trường học Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Quyền quyết định và tự định của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải 2.3.. Có thê rút ra một kết luận từ những phân tích ở trên : “Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HÒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

CY HUTECH

Đại học Công nghệ Tp.HCM

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ

DE TAI: VE QUYEN QUYET ĐỊNH VÀ TỰ ĐỊNH DOAT CUA DUONG SU

Giảng viên: Đào Thu Hà

Sinh viên thực hiện:

1 Trần Báo Gia Hân - 2282700093

2 Phan Thị Hồng Uyên - 2282700383

3 Huỳnh Quốc Đạt - 2282700070

4 Trịnh Minh Thư - 2282700327

Thành phó Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2024

1

Trang 2

MỤC LỤC

IL QUI ĐỊNH CÚA PHÁP LUẬT VÉ NGUYÊN TÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ TỰ ĐINH DOAT CUA

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt 4

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự 4

II QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VẺ QUYÊN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG

2.1 Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết việc

2.2 Quyền quyết định và tự định của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải

2.3 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đối, bố sung, rút yêu cầu về việc giải quyết

2.4 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thóa thuận giải quyết vụ án dân sự 6 2.5 Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự về khởi kiện vụ án dân sự, đưa ra yêu cầu

2.6 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyềt định của Tòa án 8

Il HAN CHE VA GIAI PHAP BAO DAM QUYEN TU DINH DOAT CUA DUONG

3.1 Bồ sung quy định về việc người khới kiện được trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu khởi

3.2 Sửa đối quy định về trách nhiệm của tòa án trong việc đảm bảo nguyên tắc quyền tự định

đoạt của đương sự 9

3.3 Bồ sung quy định về quyền đưa ra yêu cầu độc lập của bị đơn được chấp nhận 10

3.4 Bồ sung quy định trong trường hợp các đương sự thay đối thỏa thuận 10

3.5 Bồ sung quy định trường hợp đương sự chỉ thóa thuận được một phần nội dung vụ án dân

sự 11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Quyền tự định đoạt của đương sự là một vấn đề quan trọng trong tế tụng dân sự, đã được Nhà nước ta

quy định từ khá sớm trong các văn bản pháp luật, và qua thời gian, các quy định này không ngừng được hoàn thiện Sự ra đời của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, đã đánh dau một bước tiến quan trọng trong việc phát triển pháp luật tố tụng dân sự nói chung và pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự nói riêng

Luật Tổ tụng dân sự 2015 đã có nhiều quy định chi tiết về quyền này, nhưng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn còn tồn tại một số vướng mắc và bắt cập Điều đó thể hiện rõ ở việc giải thích và áp dụng các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự chưa thông nhất, gây khó khăn cho cả cơ quan

to tụng và người dân khi tham gia tố tụng Một số quy định còn chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn và chưa bảo đám đầy đủ quyền lợi của đương sự

Vì vậy, chúng em chọn đề tài "Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự '

để làm bài tập Chúng em muốn đi sâu nghiên Cứu các vấn đề còn tồn tại và đề xuất những giải Thấp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thông pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

Trang 4

I QUI ĐỊNH CÚA PHÁP LUẬT VẺ NGUYÊN TÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ TỰ ĐINH ĐOẠT CUA

ĐƯƠNG SỰ

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tác quyền quyết định và tự định đoạt

1.1.1 Khái niệm

Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản

va quan trong dé ho tự báo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình trong quá trình tham gia tổ tụng Đây được xem là nguyên tắc có cội nguồn từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự Trong đó các

quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách

nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể

Xuất phát từ khái niệm quyền tự định đoạt của đương sự :“ Là mội quyên tÔ tụng được quy định trong pháp luật TTDS, theo đó đương sự có quyên tự quyết định về việc tham gia TT; DS, tue quyết định và sử dụng những biện pháp cần thiết mà pháp luật trao cho nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp tại Tòa án theo quy định của pháp luật” Từ đó cho thấy, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự

chính là sw ghi nhan về mặt nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS, đây được xem là

những quyền năng cơ bán của các đương sự khi tham gia vào hoạt động tổ tụng, chính vi vậy pháp luật quy định quyền tự định đoạt của đương sự là một trong nhưng nguyên tắc cơ bán và quan trọng đối với đương sự nói riêng và trong hoạt động TTDS nói chung

Có thê rút ra một kết luận từ những phân tích ở trên : “Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong TTDS la một trong những nguyên tac co ban cua luật tổ tụng dân sự Việt Nam, theo đó đương sự

có quyền tu do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vị tố tụng nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình, quyết định các quyển, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ

việc dân sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện được quyền tự định doat cua ho trong TIDS”

Mac du, nguyén tac quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là sự thể hiện ý chí tự do của đương

sự trong việc giải quyêt tranh chấp nhưng không có nghĩa là đương sự được phép sử dụng nó một cách

tùy tiện mà phải được thực hiện trong khuôn khô của pháp luật

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tác quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những trụ cột vững chắc của hệ thông pháp luật tô tụng Không chỉ đơn thuân là một quy định pháp lý, nó còn là sự khăng định sâu sac vé vai tro chu thé cua cá nhân trong việc bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp của

mình

Thứ nhất, việc nhà nước quy định va bao đảm quyền tự định đoạt của đương sự là một bước tiền quan trọng trong quá trình xây dựng một xã hội công bằng Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật đã trao cho công dân quyền chủ động tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, từ đó góp phần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động tư pháp Băng cách này, nhà nước không chỉ bảo vệ quyền lợi của cá nhân mà còn khuyến khích người dân tin tưởng vào pháp luật và tích cực tham gia vào quá trình xây dựng đất nước

Thứ hai, nguyên tắc này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định rõ giới hạn và trách nhiệm của

cơ quan nhà nước, đặc biệt là tòa án Tòa án chỉ đóng vai trò là người trung lập, giải quyết tranh chấp

dựa trên cơ sở pháp luật và băng chứng có liên quan Việc không thê tự ý khởi kiện hoặc can thiệp vào một vụ án dân sự đã giúp ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực, đảm bảo sự công bằng và khách

quan trong quá trình xét xử

Trang 5

Thứ ba, hoạt động xét xử có vai trò rất lớn trong việc ôn định trật tự pháp luật, giữ vững kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người, quyền tự định đoạt của đương sự còn góp phần thúc đây việc giải quyết hòa giải các vụ án Khi các đương sự được trao quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, họ có nhiều cơ hội hơn dé tim ra nhimg giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên, từ đó giảm tải áp lực cho hệ thống tư pháp và tiết kiệm thời gian, chỉ phi cho xã hội, đồng thời khẳng định quan điểm nhất quán của nhà nước ta đó là đương sự được quyền tự do thê hiện ý chí của mình bằng việc tự mình lựa chọn các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Nhờ đó mà

các hoạt động xét xử đảm bảo được tính đúng dắn, khách quan và phát huy được vai trò của hoạt động này đối với việc ổn định trật tự kỉ cương xã hội

Cuối cùng, việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự là một yêu tố quan trọng để xây dựng một

xã hội dân sự phát triển Khi người dân được pháp luật bảo vệ quyên lợi và có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, họ sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước

II QUI DINH CUA PHAP LUAT HIEN HANH VE QUYEN TU DINH DOAT CUA DUONG SU TRONG TO TUNG DAN SU

2.1 Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết

vụ việc dân sự

Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS đương sự có quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự Theo Điều 60 BLTTDS bị đơn có quyền, định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tô Và Điều 61 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyên tự định đoạt trong

việc đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn, bị đơn

2.2 Quyền quyết định và tự định của đương sự trong việc khới kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thứ nhất, với quy định tại Điều 161 và 162 BLTTDS 2015 Nhà nước chính thức ghỉ nhận quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

hoặc của người khác Thực hiện quyên khởi kiện chỉnh này là một biểu hiện của nguyên tắc quyền tự

định đoạt của dương sự trong khởi kiện VADS

Thứ hai, QTĐÐĐ đổi với yêu cầu giải quyết việc dân sự Trong các việc dân sự thì không có tranh chấp trực tiếp giữa các bên Nhưng người yêu cầu vụ việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong VADS Họ được quyền đưa ra yêu cầu cho TA giải quyết để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên yêu câu của họ chỉ giới hạn trong phạm vì yêu cầu TA công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hoặc công nhận các quyên, nghĩa vụ của họ Việc BLTTDA ghi nhận quyền này của đương sự đã góp phần thực thi nguyên tắc QTDĐ của

đương sự

2.3 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bố sung, rút yêu cầu về việc giải quyết vụ án dân sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015 quy định: “Hội dong xét xử chấp nhận việc

thay đổi, bồ sung yeu cầu của đương sự néu việc thay đổi, bồ sung yêu câu của họ không vượt quá

phạm vị yêu câu khởi kiện, yêu cẩu phản tô hoặc yêu cẩu độc lập ban dau” Nhự vậy, tại phiên tòa sơ

thâm, các đương sự vẫn có quyền thay đổi, bố sung yêu cầu nhưng việc thay đổi, bố sung đó không

được vượt quá phạm vi yêu câu ban đầu Quy định này hiện nay đang có điểm bắt cập, gây khó khăn

trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đó là hiểu thế nào là vượt quá phạm vi yêu câu ban dau

Trang 6

Theo quy định của pháp luật, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải tuân thủ nguyên tắc không được vượt quá phạm vi yêu câu ban đầu Tuy nhiên, việc xác định phạm vĩ yêu cầu ban đầu như thé nao van con nhiều ý ý kiến khác nhau Một số quan điểm cho rằng, bất kỳ sự thay đổi nào làm mở rộng phạm vi yêu cầu so với ban đầu, dù không làm phát sinh quan hệ pháp, luật mới, cũng đều được coi là vượt quá phạm vi cho phép Quan điểm khác lại cho rằng, chỉ khi yêu cầu mới làm phát sinh một quan hệ pháp luật hoàn toàn mới, chưa từng được xem xét trước đó, thì mới được coi là vượt quá phạm

VI,

Mỗi quan điểm trên đều có những lý lẽ riêng và đều có những điểm hợp lý Tuy nhiên, việc áp dụng cứng nhắc một trong hai quan điểm này trong mọi trường hợp đều có thể dẫn đến những bat cập Ví

dụ, nêu áp dụng quá chặt chế quan điểm thứ nhất, các đương sự có thể bị hạn chế trong việc điều chỉnh yêu cầu của mình, dẫn đến việc bán án có thê không phản ánh đầy đủ và chính xác các quyền và nghĩa

vụ của các bên Ngược lại, nếu áp dụng quá lỏng léo quan điểm thứ hai, có thé dan dén tình trạng các đương sự lợi dụng để bố sung những yêu cầu mới, trái với nguyên tắc tổ tụng

Để giải quyết vấn đề hay, can phai có một cách tiếp cận linh hoạt hơn, dựa trên việc xem xét cụ thé tung vu an Toa an can phai can Cứ vào các yếu tố như: nội dung của yêu cầu ban đầu và yêu cầu bố sung, mối quan hệ giữa các yêu cầu này, cũng như các chứng cứ có liên quan để đánh giá xem việc thay đổi, bổ sung đó có vượt quá phạm vi cho phép hay không Ngoài ra, cân phải có sự tham gia tích

cực của các đương sự và luật sư trong việc làm rõ các yêu cầu của mình, từ đó giúp tòa án đưa ra phán

quyết chính xác và công bằng

2.4 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự Theo khoan 1 Diéu 212 BLTTDS 2015: “Hét thời hạn 07 ngày, kế từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi y kiến về sự thỏa thuận đó thì Thâm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thâm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm, Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiệp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự Trong phiên hòa giải, các đương sự sẽ thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết vụ án Nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án (bao gôm cả nội dung giải quyết vy an va an phi) thi Tòa án ghi nhan vao bién ban hoa giai va ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án thì sẽ lập biên bán hòa giải thành Sau 07 ngày kế từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Theo quy định hiện hành, nếu trong thời hạn 07 ngày kế từ ngày lập biên bán hòa giải thành mà không

có đương sự nào thay đối ý kiến, Tòa án sé ra quyết định công nhận sự thỏa thuận Điều này đặt ra câu

hỏi: Nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau và quyết định thay đổi nội dung thỏa thuận trước đó bằng một nội dung thỏa thuận mới, thì Tòa án có nên công nhận thỏa thuận mới này hay không hay vấn ra quyết định đưa vụ án ra xét xử? Trong trường hợp này có thé coi như các bên đã có sự thay đổi

ý kiến so với thỏa thuận ban đầu và Thâm phán sẽ đưa vụ án ra xét xử do không hòa giải được Tuy

nhiên, nếu hiểu theo cách này sẽ không đảm bảo được quyền tự định đoạt của đương sự, không tôn trọng được ý chí của đương sự, chưa tương thích với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Do vậy, nêu các đương sự thay đôi băng một thỏa thuận hoàn toàn mới thì Tòa an can tôn trọng ý chí

và øhi nhận thỏa thuận này của đương sự

2.5 Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự về khởi kiện vụ án dân sự, đưa ra yêu cầu phản tố, yêu câu độc lập

Trang 7

Trong các quy định về quyền khởi kiện, quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập vẫn tồn

tại một sô bât cập như sau:

Theo quy định tại khoản I điều 189 BLTTDS 2015 quy định Cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và theo quy định tại Điều 190 BLTTDS 2015 quy định các phương thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, đó là nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Công thông tin cua Toa án Theo các quy định này, các chủ thể nếu muốn thực hiện quyền khởi kiện thì bắt buộc phải làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự lại chưa quy định quyên trực tiếp đến Tòa án để trình bày yêu cầu khởi kiện, điều này dẫn đến việc hạn chế quyên khởi kiện của các chủ thé Bởi lẽ trên thực tế một bệ phân không nhỏ người dân ở những vùng sâu, vùng xa, nguoi dân có thê không biết chữ, không hiểu biết về thủ tục tố tụng, hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý Việc phải tự minh soạn thảo đơn khởi kiện hoặc nhờ người khác làm hộ là một rào cán lớn, khiến nhiều vụ việc không được đưa ra giải quyết tại Tòa án

Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành còn quy định chưa thống nhất giữa các quy định về quyền yêu cầu của bị đơn Cụ thể, tại khoản 5 điều 72 BLTTDS 2015 quy định về quyén cua bj don: “Dua ra yêu cầu độc lập đối với người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu câu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án ” Như vậy, theo quy định này, bị đơn có quyền đưa ra yêu câu độc lập đối VỚI Người

có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên, sự chưa thống nhất trong quy định về quyền yêu cầu của bị đơn đã tạo ra những khoảng trồng pháp lý, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiền Việc chỉ quy định bị đơn có quyên đưa ra yêu câu độc lập đôi với người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong một điều luật duy nhất, trong khi các quy định khác lại tập trung vào quyền phản tố, đã khiến cho phạm vĩ quyền của bị đơn trở nên mơ hồ Điều này không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan

tố tụng mà còn làm giảm quyền tự định đoạt của bị đơn trong việc báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cua minh

2.6 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

a) Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, ngươi bảo vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của mình

Theo quy định tại Điều 75 BLTTDS 2015, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đương sự có quyền nhờ luật sư hoặc người khác mà tòa án chấp nhận tham gia tổ tụng Người tham gia tố tụng này được gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Đây cũng là biểu hiện của nguyên tắc quyên quyết định và tự định đoạt của đương sự được pháp luật tố tụng tôn trọng Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 75 BLUFTDS 2015 Ngoài ra, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tổ tụng theo yêu cầu của đương sự nên việc thay đổi, chấm dứt việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp cho đương sự do hai bên quyết định Như vậy, một lần nữa quyền tự định đoạt của đương sự lại được thể hiện và nội

hàm của nó đều hướng tới lợi ích của đương sự

b) Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

Có thé thay, theo quy, định tại Điều 271 BLTTDS 2015 : “Duong SU, người đại điện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện có quyến kháng cáo bản án sơ thâm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vu dn dan su, quyét định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cap so tham

đề yêu cẩu Tòa án cấp phúc thấm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm Theo đó, những phan cua ban

Gn, quyét định bị kháng cáo thì chưa được thì hành mà cần phải được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét

và giải quyết theo trình tự phúc thẩm" Từ đỏ, quyền kháng cáo là phương tiện pháp lý quan trọng và là

Trang 8

một trong những nội dung của quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự Tuy nhiên, quyền này bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật về đối tượng có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 271

BLTTDS 2015 và thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 BLTTDS 2015 Mặt khác, đương sự

cũng có quyền thay đổi, bé sung, rit kháng cáo theo Khoản 2, Điều 284 BUTTDS 2015: “7Trước khi bắt dau phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thâm, người kháng cáo có quyên thay đôi, bô sung kháng cáo, Viện kiếm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bồ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm

vỉ kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết"

Đương sự, người đại diện của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền kháng cáo bản án, quyết định, hành vị tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc tại phiên tòa cap SƠ thâm khi có căn cứ cho răng ban an, quyết định, hành vi tố tụng đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của

mình

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong thể hiện thông qua việc kháng cáo là một trong những quyền tổ tụng quan trọng, bảo đảm cho đương sự có điều kiện báo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình, cũng nhự phát hiện, khắc phục, sửa chữa những sai sót của cơ quan tiền hành tổ tụng, người tiên hành tô tụng trong quá trình giải quyết vụ việc

Ill HAN CHE VA GIAI PHAP BAO DAM QUYEN TỰ ĐỊNH DOAT CUA DUONG SỰ

3.1 Bồ sung quy định về việc người khởi kiện được trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu khởi

kiện,

Quyên khởi kiện là một trong những quyền ‹ cơ bản của công dân, được bảo đảm bởi pháp luật

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện quyên này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với những người

yếu thé trong xã hội Các quy định hiện hành trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) và các văn bản hướng dẫn thi hành, mặc dù đã có những quy định vẻ thủ tục khởi kiện, nhưng vẫn chưa thực sự tạo

điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi NGƯỜI

Yêu cầu bắt buộc phải lập đơn khởi kiện đã tạo ra một rào cản nhất định đối với những người không có

điều kiện tiếp cận dịch vụ pháp lý, như người già, người khuyết tật, người dân tộc thiêu số, hoặc những người có trình độ học vấn thấp Việc soạn thảo đơn khởi kiện đòi hỏi người khởi kiện phải nắm vững những kiến thức pháp lý nhất định, biết cách trình bày rõ ràng, mạch lạc các yêu cầu của mình Điều này là rất khó khăn đối với những người không có kiến thức pháp luật hoặc không có khả năng diễn đạt bằng văn bản

Dé khắc phục tình trạng này, cần có những điều chỉnh phù hợp trong pháp luật tố tụng dân sự Cụ thé, can bé sung quy định cho phép người khởi kiện được trực tiếp đến Tòa án để trình bày yêu cầu khởi

kiện Khi đó, cán bộ Tòa án có trách nhiệm øhi nhận day đủ, chính xác nội dung trình bảy của người khởi kiện vào biển bản Biên bản này sẽ có giả trị như một đơn khởi kiện và được đưa vào hé so vu an Việc cho phép người khởi kiện được trình bay trực tiếp yêu cầu của mình tại Tòa án sẽ mang lại nhiều

lợi ích:

-Tăng cường quyền tiếp cận công lý: Người dân, đặc biệt là những người yếu thế, sẽ có cơ hội được bảo vệ quyền lợi của mình một cách công bằng và hiệu quả hơn

-Đơn giản hóa thủ tục: Thủ tục khởi kiện sẽ trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và chị phí cho

người dân

-Tăng cường tính minh bạch: Việc ghi nhận trực tiếp nội dung trinh bày của người khởi kiện vào biên bản sẽ giúp đảm bảo tính chính xác va minh bach của quá trình tô tụng

Trang 9

- Hỗ trợ người dân: Cán bộ Tòa án có thể trực tiếp giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn người dân hoàn thiện thủ tục khởi kiện

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của người khởi kiện, cần có những quy định cụ thé vé trách nhiệm của cán bộ Tòa án trong việc ghi nhan va xu ly các yêu cầu khởi kiện trực tiếp Cán bộ Tòa án phải được trang bị đầy đủ kiên thức và kỹ năng để có thể giao tiếp hiệu quả với người dân, đặc biệt là những người có khó khăn về ngôn ngữ hoặc trình độ học vắn

Việc bố sung quy định cho phép người khởi kiện được trình bảy trực tiếp yêu cầu của mình tại Tòa án

là một bước đi cân thiết để hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự, đảm bảo công băng xã hội và

bảo vệ quyền lợi của công dân

3.2 Sửa đối quy định về trách nhiệm của tòa án trong việc đảm bảo nguyên tắc quyền tự định

đoạt của đương sự

Nguyên tắc tự nguyện và tự do trong quan hệ dân sự là nền tảng của pháp luật dân sự Chính vì vậy, khi các tranh chấp phát sinh và được đưa ra Tòa án, nguyên tắc này cũng được thê hiện rõ nét qua

quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Theo đó, Tòa án chỉ giải quyết vụ việc trong

phạm vi yêu cầu của các đương sự Điều nay dam bao rằng quyền tự quyết của các chủ thể được tôn trọng và Tòa án không vượt quá thâm quyển của mình

Tuy nhiên, trong thực tiễn, có những trường hợp đặc biệt mà việc tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc trên

có thể dẫn đến những hậu quá không mong muốn, thậm chí trái ngược với mục tiêu bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các bên Chăng hạn, trong các vụ án liên quan đến hop, đồng vô hiệu, nêu đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quá của hợp đồng vô hiệu, mà lại cố tỉnh trốn tránh nghĩa vụ với

Nhà nước hoặc người thứ ba, thì việc Tòa án thụ động sẽ tạo điều kiện cho hành vi trốn tránh trách nhiệm này

Để giải quyết những vấn đề đặt ra, cần có sự điều chỉnh phù hợp đối với quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố

tụng Dân sự 2015 Cụ thể, có thể bổ sung thêm một đoạn văn nhự sau: “ Tòa án chỉ thụ lý giải quyết

vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu câu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vI đơn

khởi kiện, đơn yêu câu đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, hoặc để đảm bảo thực hiện án, hoặc để bảo vệ lợi ích công cộng, hoặc dé ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật” Điều này có nghĩa là, trong một số trường hợp đặc biệt, khi việc tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tự nguyện của các đương

sự có thể gây ra những, hậu quả tiêu cực, Tòa án có quyển chủ động xem xét và giải quyết vấn đề vượt

ra ngoài phạm vi yêu cầu của các đương sự, nhăm đảm bảo công lý, pháp luật được thực thi day đủ 3.3 Bồ sung quy định về quyền đưa ra yêu cầu độc lập của bị đơn được chấp nhận

Quyên yêu cầu độc lập của bị đơn được ghi nhận tại khoản 5 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự

2015 là một bước tiến quan trọng trong việc bảo đám quyền tự định đoạt của các đương sự trong to

tụng dân sự Tuy nhiên, quy định này còn mang tính khái quát, chưa đi sâu vào các điều kiện cụ thê để yêu cầu độc lập của bị đơn được Tòa án chấp nhận Điều này gây ra nhiều khó khăn cho cả bị đơn và

các cơ quan tổ tụng trong quá trình áp dụng pháp luật

Dé dam bao quyền lợi của bị đơn và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án, cần bổ sung quy định cụ thể hơn về điều kiện chấp nhận yêu cầu độc lập của bị đơn Theo đó, yêu câu độc lập của bị đơn sẽ được Tòa án chấp nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

“Wiệc giải quyết vụ đn có liên quan đến quyên lợi và nghĩa vụ của họ; yêu cau độc lập của bị ãơn có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cing mét vu

án làm cho việc giải quyết vụ án được chỉnh xác, dứt điểm hơn

Trang 10

Bị đơn có quyền đơn ra yêu câu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải `

3.4 Bồ sung quy định trong trường hợp các đương sự thay đối thỏa thuận

Theo quy định tai khoan 1 Diéu 212 BLTTDS 2015, Toa an sé ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu hết thời hạn 07 ngày, kế từ ngày lập biên bán hòa giải thành mà không có

đương sự nào thay đổi ý kiến về thỏa thuận đó Nếu có đương sự thay đối ý kiến trong thời hạn đó thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Quy định này có ưu điểm đó là khiến các đương sự có

trách nhiệm hơn đối với quyết định thỏa thuận của mình Tuy nhiên, nếu các đương sự cùng nhau thỏa thuận và quyết định thay đổi thỏa thuận đã được ghi nhận trong biên bản hòa giải thành bằng một thỏa thuận mới, trong tường hợp này vẫn thuộc trường hợp có đương sự thay đổi ý kiến và tòa án sẽ đưa vụ

án ra xét xử Điều này không đám bảo được quyền tự định đoạt của các đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự, khi các đương sự đã thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án dân sự nhưng tòa án vẫn đưa vụ án ra xét xử là không cân thiết Vì vậy, tác giả kiến nghị bố sung quy định về trường hợp trong thời hạn 07 ngày, kế từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự thay đổi thỏa

thuận trước đó băng một thỏa thuận mới theo hướng:

“Nếu trong thời hạn 07 ngày, kẻ từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự thay đổi thỏa

thuận trước đó bằng một thỏa thuận mới thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận mới đó mà không đưa vụ

an ra xét xu.”

3.5 Bồ sung quy định trường hợp đương sự chỉ thỏa thuận được một phần nội dung vụ án

dân sự

Theo khoản 2 Điều 212 BLTTDS 2015, thâm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận

nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án Việc quy định như vậy chưa thật sự hợp

lý, chưa báo đảm được quyên tự định đoạt của đương sự Có những trường hợp đương sự chỉ thỏa thuận được một phân nhưng độc lập với các nội dung khác, không ảnh hưởng đến VIỆC Biải quyết các nội dung khác, việc đưa ra xét xử những phần đã thỏa thuận được là không cần thiết Vì vậy, cần bổ sung quy định trong trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận được một phần nội dung vụ án theo hướng: “Nếu các đương sự chỉ thỏa thuận được một ' phần vụ án và phần thỏa thuận đó độc lập với những phần chưa thỏa thuận được thì tòa án ra quyết định cong nhận sự thỏa thuận đổi với phần đã

thỏa thuận được, nếu các đương sự chỉ thỏa thuận được một phần nhưng phan do liên quan mật thiết

đến những phần còn lại thì Tòa án ra quyết định đưa vụ đn ra xét xứ”

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự là một đòi hỏi tất yếu Việc sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về nguyên tắc này phái đảm bảo phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và đám bảo bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người dân

KET LUAN

Điều 5 Luật Tố tụng Dân sự 2015, với quy định về nguyên tac cơ bản trong tổ tụng dân sự, đó là quyền

tự chủ của đương sự trong việc quyết định và giải quyết tranh chấp của mình Điều này có nghĩa là mỗi

cá nhân hoặc tô chức tham gia vào một vụ án dân sự đều có quyền tự do lựa chọn các hành động pháp

lý của mình, trong phạm vi cho phép của pháp luật., đóng vai trò là một trong những trụ cột nên tảng của hệ thống tố tụng dân sự Việc phân tích sâu sắc điều luật này không chỉ mang lại giá trị ly thuyet

mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc đảm bảo công lý, nâng cao hiệu quá giải quyết tranh chấp

và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Ngày đăng: 08/11/2024, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN