1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
Tác giả Pham Do Phuong Thao
Người hướng dẫn TS. Vuong Thanh Thuy
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 14,36 MB

Nội dung

Với mục tiêuphân tích, bình luận các bản án, vụ việc từ đó đưa ra yêu câu hoản thiện pháp luậtViệt Nam, cuốn sách tập trung vào các quy định về SHTT, bảo hộ quyên SHTTvà đôi chiêu với cá

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HO VÀ TÊN TÁC GIẢ: PHAM DO PHƯƠNG THẢO

MÃ SINH VIÊN: 452545

TÊN DE TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: BẢO HỘ

QUYEN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN

THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HO VÀ TÊN: PHẠM ĐỒ PHƯƠNG THẢO

MÃ SÓ SINH VIÊN: 452545

DE TÀI KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP: BẢO HO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP DOI VỚI TÊN

THƯƠNG MẠI

Chuyên ngành: Luật Kinh r

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:

TS Vương Thanh Thúy

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đền TS Vương Thanh Thúy đã hết lòng gúp đỡ, hướng dan, chỉ bảo va tao mọi điều kiện cho

em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình, giúp em có

những đính hướng, phương pháp và kỹ năng nghiên cứu dung din trong quá trình thực

hiện dé tai.

Đông thời, em cũng xin gửi lời cém on chân thành và sâu sắc tới các thay, cô Tổ

bô môn Luật Sở hữu trí tuệ (Trường Dai học Luật Hà Noi) đã trang bị cho em những

kiến thức nên tảng trong suốt bồn năm hoc cùng với Ban giám hiệu, toàn thé quý thay

cô, cán bộ Phòng Đào tạo, Khoa Pháp luật Kinh tê đã tạo moi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình hoc tap, nghién cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Voi kiến thức cũng như kinh nghiệm còn nhiều hen chế nên khoá luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiêu sót Em rat mong nhận được sự đóng góp ý kiên của các thay cô

để bỏ sung nâng cao kiến thức của mình.

Mặc dù đã nỗ lực dé nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận một cách tốt nhất, song khoá luận vẫn khó có thé tránh khối những thiêu sót Em rất mong nhận được những nhận xét, ý kiên đóng gop từ các Thây/Cô dé có thé tiép tục hoàn thiên nghiên cứu về dé

tài này.

Em xin châm thành cam on!

Trang 4

LOI CAM DOAN

đôi xin cam đoan Gay là công trinh nghiên cửa của

riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khóa luận tết

nghiép là trung thực, da bdo độ tin cay./.

Xác nhận của Tác gid khỏa luận tốt nghiệp

giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CDĐL Chỉ dẫn địa lýCHXNCN Công hòa Xã hội Chủ nghĩa

eZ Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyên sở hữu

Công ước Paris 1883 a „ "5 ~~.

công nghiệp được sửa đôi gan nhât vào năm 1979

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

TMĐT Thương mại điện tử

TTM Tên thương mại

WTO TO chức Thương mại Thê giới

XHCN Xã hội Chủ nghĩa

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Các phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tien của đtài 5 Cầm triết cũ kho nhận Ến 6

CHƯƠNG 1 MỘT S6 VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BAO HO QUYEN SỞ HỮU

CÔNG NGHIEP DOI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI 7

11 Motso van đề lý luậnvề quyền sở hữu cong nhịp _ 7 1.1.1 Quan điểm về quyền SHCN theo các điều ước quốc te 7 1.1.2 Mat số van đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam 12

12 Khái quátchungvề quyền sờ hữu công nghiệp đốivới ten thương mại 13 1.2.1 Khái quát về tên thương mại - -S 18 1.2.2 Điều kiện bảo hộ tên thương mại 19 1.2.3 Khái quátvề quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại 22

13 Bảo hệ quyền sở hữu công nghiệp đốivớitên thươngmại 23

Trang 7

14 Yêu cầuvèviệc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp doivei tên thương mai

trong bối cảnh phát triển của kinh tế xã hội hiện đại 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIỆT NAM VE

BAO HO QUYEN SỞ HỮU CÔNG NGHIẸP DOI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI

27

2.1 Sự phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với TTM ở Việt

dò be Nội dung quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương

23 Nội dung quy địnhvề khai thác quyền sở hữu công nghiệp doivéi tên thương

` `.ẤÑ ID 7h 1<.

24 Quy dinhve bao vệ quyền sở hữu công nghiệp đôi với tên thương mại 39 KẾT LUẬN CHUNG a 4T CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TIEN THỰC THI PHÁP LUAT VÀ GIẢI

PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA THỰC THI QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VE

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIEP DOI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI 43 3.1 Thue tiễn thực thipháp luậtvề bao hộ quyền sở hữu công nghiệp doivei ten

3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thipháp luậtvề bảo hộ quyền sở hứu công

nghiệp đốivới tên thương mại 55

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ial Rea oan DUS aa nrc

in ỀỀỀỀ -.yaiHA

Trang 8

PHAN MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong một thé giới với nên kinh tế ngày cảng hôi nhập va gắn kết giữa các quoc

gia, các khôi thương mại trên khắp địa câu, thì nhu câu bảo hộ các tài sản phi vatchat như quyên SHTT ngày cảng trở nên cấp thiết Bao vê SHTT không chỉ là van

dé của một quốc gia mà còn lả trách nhiệm của toản câu Đặc biệt, trong hệ thông

đa quốc gia của Tô chức Thương mại Thể giới (WTO) }, việc thực thi quyên SHTT

la điêu bat buộc dé tham gia vào các hiệp định thương mại va hội nhập kinh tế

quốc tế.

Việt Nam, trong quá trình phát triển và hội nhập của minh, đã gia nhập WTO

và tham gia các hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP và EVFTA Trong

quá trình nay, bảo vệ quyên SHTT ngày cảng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt la

trong việc cải cách pháp luật và tăng cường hiệu quả của hệ thông pháp luật, đặc

biệt là về quyền SHCN

Quyên SHCN đổi với TTM là một phân quan trong của quyên SHTT và đóngvai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vả ảnh hưởng

đến sự phát triển kinh tế tông thể TTM không chỉ là biểu tượng của doanh nghiệp

ma còn là một phân quan trọng của việc xác định danh tính và xây dựng uy tín của

họ Trong một nên lanh té thi trường cạnh tranh, việc phân biệt các chủ thể linhdoanh, vả xây dung giá trị riêng biệt cho doanh nghiệp trở thành một yêu tô quyết

định.

Từ các nguyên nhân trên, cap thiết dé ra yêu câu cân phải nghiên cứu sâu về

pháp luật bão hộ quyên SHTT đôi với TTM, đối chiêu với việc áp dung pháp luật

về bảo hô quyên SHTT đối với TTM trong môi trường kinh doanh, cùng vớinghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm từ các tô chức quốc té va các quốc gia khác

' Bộ Công thương (2010) Van để báo về quyển sé lữểu trí tuệ trong hoat động kinh doanh Đaương mai, Nxb Công

Thương, Hi Nội,tr.116.

Trang 9

để đưa ra hướng giải quyết, cải cách và thực thi pháp luật phủ hợp hướng dén pháttriển chung

2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài

Nhân thức được tâm quan trong của dé tải, người viết đã tim hiểu về các nghiêncửu liên quan tới lĩnh vực bảo hộ quyền SHCN nói chung, bảo hộ quyên SHCNđôi với TTM nói riêng, có thé kể tới những nghiên cứu nổi bật sau:

Dé tài nghiên cứu khoa hoc:

Trường Đại học Luật Hà Nội, (2018), “đoàn thiện pháp luật Việt Nam vé bdo

hộ quyên sở hiểu công nghiệp “, PGS.TS Vũ Thị Hai Yến (chủ nhiệm) Tác phẩm

đã trình bay những van dé lí luận vê quyên SHCN, bảo hộ quyên SHCN, phân tíchthực trang quy định va thực tiến thi hành pháp luật về bảo hộ quyền SHCN tại Việt

Nam, từ đó nêu ra yêu cau hoàn thiện pháp luật SHCN tại Việt Nam và đê xuất

giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Nhìn chung công trình đã nghiên

cửu rat sâu sắc các vân dé lý luận vê quyên SHCN và bảo hộ quyên SHCN dưới

góc đô của pháp luật SHTT Việt Nam Thêm vào đó trong các nội dung lý luận

nhóm tác giả cũng nghiên cứu các quy định tương ứng của Công ước Paris, Hiệp

định TRIPS, các F TA làm cơ sở dé đôi chiêu, so sánh va rút ra bai hoc kinh nghiém

cho Việt Nam,

Sach tham khảo, sach chuyén khảo:

-PGS.TS Phùng Trung Tap, “Quyên Sở hữu tri tué, Báo vệ va chuyén giao”,

Nxb Công an Nhân dân, (2021) Cuốn sách là góc nhìn từ bao quát đến chi tiếtcủa tác giả đôi với các van dé về quyên SHTT, bảo hộ quyền SHTT vả chuyển

giao quyên SHTT Cuôn sách có giá trị tham khảo cao cả về lí luận va thực tiến

khi bình xét nhiêu góc đô khác nhau về quyên SHTT nói chung vả quyền SHCN

nói riêng

- Lê Thi Nam Giang (chủ biên), “Cam nang về sở hữu trí tuệ: Bình luận cácbẩn an, vụ việc về sở hữu tri tuệ ”, Nxb Hong Đức (2020) Cuốn sách là tông hop

Trang 10

bình luận của nhiêu tác giả về các bản an, vụ việc về sở hữu trí tuệ Với mục tiêuphân tích, bình luận các bản án, vụ việc từ đó đưa ra yêu câu hoản thiện pháp luậtViệt Nam, cuốn sách tập trung vào các quy định về SHTT, bảo hộ quyên SHTT

và đôi chiêu với các quy dinh của các hiệp ước quôc tế va pháp luật trên toàn thé

giới

Luan văn, luận an:

- Đỗ Việt Hà, 2018, “Báo hộ quyền sở hitu công nghiệp đôi với tên thương mai”

Người hướng dẫn: TS Trần Lê Hong, Trường Dai hoc Luật Hà Nội Tác giả đã hệ

thống hóa, phân tích va hoàn thiên thêm cơ sỡ lý luận liên quan đến khái niệm

TTM, bảo hộ TTM, trong đó tập trung vào cơ sé lý luận để định nghĩa TTM Đẳng

thời, tác giả đưa ra được những phương hướng và giải pháp tăng cường bảo hô

TTM tại Việt Nam va chỉ ra ý nghĩa pháp ly của các phương thức được áp dung.

Thông qua đó, rút ra được bai học kinh nghiêm từ thực tiễn giải quyết các van dé

liên quan tới bảo hô quyên SHCN đôi với TTM có thể áp dụng đổi với Việt Nam

- Bùi Thi Huyền, 2010, “Báo hộ quyên sở hitu công nghiệp đối với tên thương

mai theo qg<uy đïnh của pháp luật Piệt Nan”, Trường Đại hoc Quốc Gia Hà Nôi.

Tác giả đã trình bảy cơ sở lý luân về bảo hộ TTM Phân tích, đánh giá thực trang

bảo hô TTM hiện nay ở Việt Nam Dé xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật và nâng cao hiệu quả bão hộ TTM ở Việt Nam

Kết quả của các công trình nghiên cứu đã khái quát cho người viết một cách

đây đủ về thực trạng pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật bão hô quyên SHCN

đôi với TTM, từ đó giúp người viết có cơ sỡ dé tiếp tục triển khai và mỡ rôngnghiên cứu một số vân dé như sau:

Nghiên cứu một sô lý luân vê TTM: Khóa luận đi sâu nghiên cứu vê các van

dé liên quan đến TTM, tên doanh nghiệp, tên thương nhân ma hiện nay đang còntổn tại điểm bat cập

Trang 11

Nghiên cứu về thực trang thực thi pháp luật: Khóa luân tiếp tục nghiên cứu,

đánh gia các quy định của pháp luật, thực trạng thực thi pháp luật về bảo hô quyênSHCN đổi với TTM, từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế của pháp luật cankhắc phục

Đề xuất kiên nghị, giải pháp liên quan đến pháp luật về bảo hô quyên SHCNđôi với TTM phù hợp với tình hình phát triển kinh té xã hôi và dam bảo lợi íchcủa các chủ thể

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ van dé lý luận về TTM, bao hộ quyên SHCN đổi với TTMtheo pháp luật Việt Nam và môt sô quy định trong khu vực va trên thê giới, đánh

giá thực trạng về bao hộ TTM ở Việt Nam, Khoa luận tập trung vào các nhiệm vụ

sau: Phân tích tính cập thiết của việc bảo hộ quyên SHCN đổi với TTM; Dé xuât

kiến nghị, giải pháp liên quan đến pháp luật về tên TTM phủ hợp với bôi cảnh

kinh tế - xã hội hiện tại của doanh nghiệp Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trong nghiên cứu

Khóa luận tap trung nghiên cứu mét số ly luận về quyền SHTT, quyên

SHCN, TTM, Bão hộ quyên SHCN đối với TTM, các quy định của pháp luật hiện

hảnh, công ước, hiệp ước quy đình về van dé xác lập, sử dung va bảo vệ Quyên

SHCN đối với TTM; từ đó đưa ra góc nhìn danh giá thực trạng pháp luật, thực tiếnthực thi pháp luật va cùng một số kiến nghị, giải pháp nhằm hướng đền hoàn thiện

4.2.1 Phạm vi thời gian

- Khoá luận tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành,

- Các số liệu được tập trung nghiên cứu tử năm 2018 đến năm 2023;

4.2.2 Phạm vi không gian

Trang 12

Khóa luận nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về khai thác, bao vệ

quyên SHCN đôi với TTM tại Việt Nam

4.2.3 Pham vi nội dung

Khoa luân tập trung nghiên cứu các quy định kế từ khi Luật SHTT được ban

hanh vả sửa đổi bé sung qua các năm 2005, 2009, 2019 và 2022, Luật Doanh

nghiệp 2005, 2014, 2020, Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn; Côngước Paris, Hiệp định TRIPS và một số công ước, hiệp ước, cam kết có liên quan

5 Các phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Khoá luận được thực hiện bằng

phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Các vân đề được xem xét,giải quyết trên cơ sở quan điểm, lập trường của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chi Minh Ngoài ra, khoá luân còn sử dụng các phương pháp phân tích, thông

kê, so sánh, chứng minh, quy nap.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp

thu thâp nghiên cứu thông tin, tài liêu.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cửu của dé tải có giá trị sử dung dé tham khảo tình hình thi

hảnh pháp luật về quyên SHCN đổi với TTM

- Là cơ sở dé có thé đưa ra dé xuất về định hướng các giải pháp xây dựng chínhsách và hoan thiện pháp luật về xác lập, khai thác và bảo vệ quyên SHTT nói

chung, quyên SHCN đối với TTM nói riêng

- Khoá luận là cơ hội để người viết đưa ra nghiên cứu sâu về quan hé pháp luậtSHTT nói chung và quan hệ SHCN đôi với TTM nói riêng

- Đóng góp ý kiên nhằm hướng tới hoản thiện cơ sở lý luận chung về pháp luậtSHTT nói chung và quy định về bảo hô quyên SHCN đôi với TTM nói riêng

Trang 13

- Dé xuất các giải pháp nhằm hướng đến việc gia tăng tính hiệu quả trong quản

ly, khai thác và bảo hô quyền SHCN đồi với TTM

- Để xuất các giải pháp hướng tới hoàn thiện pháp luật về quyên SHCN đôi với

TTM nhằm dap ứng yêu câu thực tiễn

1 Cầu trúc của khóa luận

Khoa luận được trình bay trong 03 chương:

Chương 1: Môt sé van đê ly luận về bảo hô quyên sở hữu công nghiệp đôi với tên

thương mai.

Chương 2: Thực trạng quy đính của pháp luật Việt Nam về bao hộ quyển sở hữu

công nghiệp đôi với tên thương mại

Chương 3: Đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật va giải pháp nâng cao hiệu quả

thực thi quy định pháp luật về quyên sở hữu công nghiệp đối với tên

thương mại tại Việt Nam.

Trang 14

PHÀN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SÓ VAN DE LÝ LUẬN VE BAO HỘ QUYỀN SỞ HỮU

CÔNG NGHIỆP ĐÓI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI

1.1 Một số vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp

111 Quan điểm về quyền SHCN theo các điều ước quốc tế

1.11.1 Công ước Paris về bao hộ sở hữu công nghiệp nam 1883 được sửa đôi

và thông qua lần cuối vào năm 1979

Công ước Paris là Công ước quốc tế đa phương được ký kết và áp dụng

nhằm bảo hộ các sản phẩm sáng tạo trí tuệ áp dung trong sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ Theo nguyên tắc đôi xử quốc gia, các nước tham gia Công ước phải bảo

hộ tai sản trí tuệ của công dân các nước tham gia khác tương tự như đôi với công

dân của nước mình ? Công ước Paris áp dung cho “Sở hữu công nghiệp”

(Industrial property) theo nghĩa bao gôm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dang công

nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mai, chi dan dia ly (chi dẫn nguồn géc va tên gợixuất xứ) và chông cạnh tranh không lành mạnh 3

Cũng theo Điêu 1 Công ước Paris 1883, thuật ngữ “sở hữu công nghiệp”

cần phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dung cho côngnghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng ma cho các ngành sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp khai thác va tat cả các sản phẩm công nghiệp va sản phẩm tựnhiên như rươu, ngũ céc, lá thuốc 1a, hoa qua, gia súc, khoảng sản, nước khoáng,bia, hoa va bột Quy định nay đưa ra cách hiểu chung về thuật ngữ “sở hữu công

` Điêu 2, Công woe Paris,nguyên văn: “Nationals of caw cotpp+' of the Union shail, as regeads the protection of

Dxdusnial property, enjoy in all the other cototrte: of the Union the advantages that their respective laws now grant, or may hereafter gram, to nationals; ail without prejudice to the rights specially provided for by this

Comention Consequently, they shall have the same protection as the latter, cad the sae legal remedy ageanst

ay infringement of their rights, provided that the conditions cad formalities imposed upon nationals are complied

with ” lứtps-/Ayvrvr wipo atAvipole x/envte xt/2875 Số „truy cập ngay 24/1/2024

` Nguyên văn: “7e protection of industrial property has as its object patents, utility models, industrial designs,

trademarks, service marks, trade names, indications of sot8ve or appelations of origin, cad the repression of

toffair competition.” tttps:(kmvrnw wo inthripolexientexa/287556 tray cập ngày 24/1/2024.

“Neuyén van: “bxdustial property shall be taxderstood in the broadest sense aoxd shall apply not only to industry ad

Trang 15

nghiệp” dong thời cũng đưa ra lựa chon để các nước thành viên của Công ước xâydựng pháp luật quốc gia về việc bao hộ hay không bảo hô các đôi tương SHCN cụ

thé, bao hộ toàn bộ hay bảo hộ timg phân va có thời hạn các doi tượng SHCN

Một sô nguyên tắc của Công ước Paris được thé hiện như:

Đổi với bằng phát minh sáng chễ: Công ước Paris quy định việc cap bằngđôi với phát minh, sáng chế cho cùng một phát minh ở là độc lập các nước tham

gia công ước Nguyên tắc nay có thể hiểu là việc cấp bằng ở một nước tham giaCông ước không bắt buộc các nước tham gia khác phải cap bang phát minh sang

chế Nguyên tắc độc lập trong cấp bằng nảy được quy định cụ thể tại Điêu 4 Côngước Paris: các patent do công dân của các nước thảnh viên của Liên minh xin cấp

tại các nước thanh viên khác nhau của Liên minh sẽ độc lập với những patent cập

cho củng môt sáng chê ở những nước khác bat kế nước đó có hay không là thành

viên của Liên minh 5

Đối với nhấn hiệu: Công ước Paris không điêu chỉnh điều kiên nộp đơn zin

đăng ký nhãn hiệu, mả thủ tục này thuộc luật của mỗi quốc gia tham gia công ướcđiều chỉnh Nhưng trong trường hop một nhãn hiệu đã đăng ky hợp lệ ở nước xuât

xử, thì nhãn hiệu nay được chap nhân néu co đơn xin bảo hộ do chủ thể yêu câu.Khi đơn xin bao hộ nay được chap nhận thì nhãn hiêu nay được bảo hộ dưới hìnhthức nguyên bản như tại quốc gia thành viên khác khi có yêu câu

Đối với kiêu đứng công nghiệp: Kiểu dang công nghiệp được bảo hộ tại

từng quéc gia tham gia công ước Việc bảo hộ có thé bị từ chối, néu các bô phancâu thành kiểu dáng công nghiệp không được tạo ra tại quốc gia tham gia công

tước.

commerce proper; but likewise to đgrtcrlnal and extractive industries and to all maufactaed or nanaal

products, for excanple, wines, grain tobacco leaf, frat, cattle, minerals, mineral waters, beer, flowers, and

(flowTM ựtps-Ihaynx vripo antivolex/enitext/287556 , tray cập ngày 24/1/2024.

> Nguyên vin: “Patents applied for mn the various cotowie: of the Union by nationals of counties of the Usion shail be independent of patents obtained for the same invention in other cotoitries, whether members of the Union

or not.” \tps:(Avvrvr vipo BwtAripok x/evtext/28 7556 ,truy cap ngày 20/2/2024.

Trang 16

Đối với TTM: Việc bảo hộ TTM được thực hiện ở từng quốc gia thành viêncông ước mà không phải nộp đơn hay đăng ký Theo nguyên tắc nảy, việc đăng

ký TTM có thé mang ý nghĩa lam phát sinh quyên nhưng cúng có thé chỉ mang ý

nghĩa chứng thực quyên Ví dụ, tại Việt Nam, quyên đối với TTM xác lập trên cơ

sử sử dụng hợp pháp TTM, và được bảo hộ khi đáp ung kha năng phân biệt quy

định tại Điêu 76 Luật SHTTỆ, theo pháp luật Tây Ban Nha, nêu TTM là tên củachủ công ty thi quyên đổi với TTM xuất hiện không phụ thuộc vao việc đăng ký,

còn nếu TTM là tên hư cau’ thi quyên đối với TTM đó chỉ được công nhận sau

khi no đã được đăng ky với tư cách là nhấn hiệu hàng hóa.

1.1.1.2 Hiệp định TRIPs năm 1994 về các khía cạnh liên quan đến throng mại của quyền sở hữu trí tuệ

Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương hiện hành toản dién nhật vê quyên

SHTT nói chung và các van dé về quyên SHCN nói riêng Hiệp định TRIPS là kết

quả của sự kết hợp những điều ước quốc tê quan trong nhất trong lĩnh vực sở hữu

trí tuệ Những điều ước quốc té nảy là Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước

Rome, Công ước Washington.Š

Các quyên SHCN đối với các lĩnh vực như cap bằng phát minh, sáng chê,

thương hiệu, bí mật thương mai tại Hiệp định TRIPs cụ thé:

Trong lĩnh vực cấp bằng phát minh, sáng chế: Nghĩa vụ của các nước thành

viên là bao hô bằng phát minh, sản phẩm cho sẵn phẩm và quy trình phương phápsản xuất, bao gôm cả lĩnh vực được phẩm va hóa chất nông nghiệp Các quốc gia

thành viên có nghĩa vụ quy định thời hạn bão hộ đối với sáng chế trong thời han

20 năm, ké từ ngày có đơn xin cấp bằng sáng chế

* Điều T6 Luật SHTT quy dah: “Tên thương mại được bảo hộ nếi có kiểng phẩm biệt chi thể lình doanh mang Tên thueong mai AHA chat the hit docovh thác pong cing linh vực và kiwt tực ket doanh”.

` Nguyễn Thi Qué Anh (2002), “Mot so yấn đ về bảo hộ quyền sở hữu cổng nghiép doi với tin thương mài trần.

thé gi”, Top chế Khoahoc Đại học Quốc gia Ha Nổi, (sò 3/2002)” 31.

* Tổng quan về Hiệp dinh TRIPS, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ: https://tunbtra most gov wuthanhwra iin.

tuc/$/22S/tong-quan-ve -hizp-dinh-trips aspx, truy cập ngày 20/2/2024

Trang 17

Về thương hiệu: Theo quy định của Hiệp định TRIPs, quy định các quốc gia

thành viên phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu dich vụ va các thương hiệu.

Ngoài ra, các quốc gia có nghĩa vu bảo hô các nhấn hiệu nôi tiếng thé giới, đồng

thời cam việc ép buộc liên hệt các nhãn hiệu

Các nguyên tắc bão hộ các đôi tượng như bí mật thương mai, vi mạch, kiểu

dáng công nghiệp, chủ dẫn địa lý cũng được thê hiện trong Hiệp định TRIPs.Những quy định cơ ban về bi mật thương mai, chủ sở hữu của bí mật thương mai

có quyên thực hiện các hành vi ngăn chan việc sử dụng hoặc tiết 16 bat hợp pháp

các thông tin bao mật ma mình sỡ hữu Có nghĩa là, các thông tin bao mật được

coi là bí mật thương mại mà chủ thé năm giữ được không ai có quyên xâm phạm,

lam bộc lô các thông tin bi mật thương mại ngoài ý chi của chủ sở hữu các thông

tin bí mật thương mại nay.

Về các dau hiệu chỉ dẫn địa lý được chi tiết hóa nhằm bảo vệ các loại rượu

vang và rượu mạnh.

Đối với TTM, quy định tai Điêu 8 Công ước Paris (1967)° đã được chuyêntải vào Điều 2 Hiệp định TRIPS”, vi vậy, việc bao hô TTM cũng là van dé mà

pháp luật các quốc gia thành viên của Hiệp định TRIPS can trực tiếp giải quyết

Vi vậy, pháp luật bão hộ TTM trở thành một phân quan trọng trong việc tạo điều

kiện cạnh tranh công bằng trong thi trường và tao động lực cho sự phát triển kinh

tế Tuy nhiên, nếu các quy định không đủ mạnh, sẽ là rào cản dé các thương hiệu

quốc gia phát triển vi yêu tô cạnh tranh nội sinh của mỗi quốc gia va vi thé của

các doanh nghiệp nội địa chưa đủ thực sự lớn mạnh.

° Điền 8, Công ước Pars: “Tên Đương mai đợc bảo hồ tắt cả các nước thành viền cia Lién minh mà hông bị

We buộc phat nip ăn hots đăng li bất kế tên thương mại đó có hay không là một phẩn của một nian liệu: hàng

Bóng ci những ive 9 ee Se a an pha tuân theo các Điểu từ Điều 1 đến Điều 12

Ta Ha T tà sạn là ng pub aie IV cũa Hiập định này làm anh hướng đến các ngiữa

vi dang tổn tại mà các Thor viền có thé có đốt với nlvat eo Công tóc Paris, Công ước Beme, Công tóc Rome

và Hiép ước về sỡ hia trí tệ đốt với mach tích hop.~

Trang 18

11.13 Một số điều ước quốc tế khác

Những công ước và hiệp định trong lĩnh vực sé hữu công nghiệp phải ké

đến như: Hiệp định Madrid về chông sử dung dau hiệu sai hoặc lừa dôi về nguôn

gốc của hàng hóa (1982); Hiệp định Hague về đăng ký quốc té về kiểu dang côngnghiệp (1025); Hiệp định Nice vê phân loại quốc tê đối với hang hóa và dich vụ

vi mục đích đăng ký nhãn hiệu (1057)

Quyển SHCN là một dạng quyên tai sản, điều đặc biệt ở đây là quyên đôi

với loại tài sản vô hình, có giả trị thương mại và được pháp luật bảo hộ Tuy có sự

khác biệt trong pháp luật của các nước về quyên SHCN, nhưng đều có mét mục

tiêu chung là nhằm khai thác tính chất thương mại hoặc khai thác tính chat hữu

ích về mặt kỹ thuật Căn cứ vảo tính chất, mục đích của kết quả hoạt động sángtạo nay, đôi tượng SHCN được pháp luật bảo hô có thể phân chia thanh hai nhóm:

- Nhóm các sản phẩm mang tính sáng tạo kỹ thuật, bao gồm: sáng chế, giải

pháp hữu ích, kiểu đáng công nghiệp, thiết kế bô trí mạch tích hợp Day là nhóm

các đối tượng SHCN mang tinh sang tao về kĩ thuật, thường phải đáp ứng các yêu

câu về tinh mới, kha năng áp dụng công nghiệp, chủ yéu được khai thác trong hoạtđộng sản xuất công nghiệp va khi áp dung sé mang lại hiệu quả to lớn, làm thay

đôi chat lượng san phẩm, nâng cao năng svat, giảm chỉ phí mang lại lợi ích kinh

tế lớn cho nhà sản xuất va x4 hôi Quyên SHCN đổi với các đôi tương nảy chỉ phátsinh trên cơ sở văn bằng bao hộ được cấp thông qua thủ tục đăng ký, nêu đáp ứng

được các điều kiên do pháp luật quy định

- Nhóm các sản phẩm sang tao gắn với thương mai, bao gồm: nhãn hiệu hàng

hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh,

bảo hộ quyên chồng cạnh tranh không lành mạnh Nhóm đôi tượng này thườngphải đáp ứng điều kiện có khả năng phân việt, không gây nham lẫn cho người tiêudùng về nguôn gốc của hảng hóa, dịch vụ chủ yêu nhằm tăng khả năng cạnh tranhtrong kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các thông tin cho khách hàng của

Trang 19

nha sản xuất, cung cấp dịch vu Quyên SHCN cho các đối tượng nay có thé xáclập thông qua thủ tục đăng ký hoặc trên cơ sở thực tiễn sử dụng trong hoạt động

thương mại

11.2 Một số van dé lý luận về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

1.1.2.1 Khái niệm quyền SHCN tại Việt Nam

'Việt Nam là thành viên của cả Công ước Paris và Hiệp định TRIPs thể hiện

ở nhiều nội dung tương ứng trong Luật SHTT Việt Nam

Khoản 4 Điêu 4 Luật SHTT định nghĩa: “Quyền SHCN id quyền của tô

chức, cá nhân đối với sảng chễ, kiểu dang công nghiêp, thiết kê bd tri mạch tích

hợp bán dẫn, nhãn hiệu, TIM, chi dẫn dia ij, bí mật linh doanh do minh sang tao

ra hoặc sở hitu và quyền chong canh tranh không lành manh”

Co thé thay rằng quyên SHCN là su tông hợp các quy phạm pháp luật điêu

chỉnh các quan hệ x4 hội phat sinh sau khi tô chức, cá nhân sáng tạo ra sản phẩm

trí tuệ và được pháp luật coi là đôi tương SHCN

1.1.2.2 Nội dung của quyền SHCN theo pháp luật Việt Nam

Nhiễm bảo vệ, khuyên khích các tài sản lao động sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh và thương mại, quyền SHCN từ lâu đã được nhiều quốc gia công nhén và sử đụng, Dưới góc độ chủ quan, quyên SHCN là quyền dân sự của chủ thé được pháp luật ghi nhận và bão hộ đối với các đối tương quyền SHCN

Các văn bản pháp luật hiện hành của Viét Nam không dé cập trực tiếp tới các khía

cạnh “chiếm hữu”, “sử dung” và “định đoạt” như đổi với quyền tai sản]! mà liệt kê cụ

thể nội dung của quyền SHCN đối với tùng đôi tượng SHCN Do sự khác biệt của đối tượng SHCN - tài sản phi vật chat nên các quyền đối với loại tai sản này cũng có sự đặc thu Quyên SHCN đôi với các đối tượng bao gồm quyên sử dung (thông qua các độc quyền hoặc không độc quyền sử dung) và quyền định đoạt được thể hiện thông qua các

nội dung chính sau đây:

`! Điều 158 của Bộ Init Dân sự 2015 quy dh -” Quyển sở Hữu bao gom qoển chiếm hia, quyền sử ng và quyên

Ẩm): đoạt tài sen ta chit số lún theo guy đmjt của luật”.

Trang 20

Tả quyển sử ding Đối với các đôi tượng SHCN mà chủ sở hữu được độc quyên

sử dung bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiêu đáng công nghiệp, nhãn liệu, trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu độc quyên sử dung các đôi tượng SHCN nay Chủ sở hữu

có quyên cho pháp người khác sử dụng (thực hiên dưới bình thức kí kết hop đồng bằng van bản theo quy dink) và ngắn câm người khác thực hién các hành vi xâm pham đối với đôi tượng SHCN Đôi với các đối tượng SHCN không độc quyền (ví dụ: chỉ dan địa lý)

quyền đối với các đối tương nay có thể nay sinh và tên tại một cách độc lâp, song song

cho nhiéu chủ thể khác nhau l2

Về quyền đình đoạt quyền SHCN là quyền đối với tài sản trí tuệ, do vậy có thé thực hiện các giao dịch đối với các quyền SHCN Chủ sở hữu quyên SHCN có thé chuyển nhwong hoặc chuyên giao quyền SHCN cho người khác sử dung và thu lại khoản phi tương ứng Đây là hoạt đông ma chủ sở hữu quyền SHCN cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyên sử dung của minh

1.2 Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với tên throng mại

121 Khái quát về tên throng mại

1.2.1.1 Định nghĩa tên thương mại trên thế giới

Tên thương mại la tên gợi dùng dé xác định chủ thể kinh doanh và phân biệt

hoạt đông kinh doanh của chủ thé nay với hoạt động kinh doanh của chủ thể khác

Khai niêm TTM được dé cập dén trong các Công ước, Hiệp ước quốc tế Việt Namtham gia vả trong đạo luật của một sO quôc gia Cu thé:

TTM được dé cập đến như một đôi tương SHTT trong Điêu 2 của Công ước

thành lập Tô chức sở hữu trí tuệ thé giới ('WIPO”): “Sở hữm trí tué bao gom các

quyền liên quan dén các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa hoc; các cuộc biêu

diễn của nghỉ sĩ bien điển, các bản ghi âm và các chương trình phát sang; cácsảng chế trong tat cả các lĩnh vực sáng tao của con người; các khám pha khoa

`? Dương Tim Hương (2002), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp — Thục trang vi xu hướng hoàn thiện pháp Mật:

hiện văn thác sĩ hút học trường Daihoc Luật Hà Noi,tr.15.

Trang 21

học; các kiểu đáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hỏa nhấn hiện dich vụ vàcác tên thương mai; bdo hộ chỗng lại sự canh tranh không lành manh “12

Điệu 8, Công ước Paris 1883 v bao hộ SHCN quy định về việc bảo hô TTM:

“Tền thương mại duoc bdo hộ ở tat cả các nước thành viên của Liên minh mà

không bi bắt buộc phải nộp don hoặc đăng ki, bat ké tên thương mai ãó có hay

không là một phần của nhãn hiên hang hoa’ 14

Theo nguyên tắc “chế độ quốc gia” được quy định tại Điêu 2 Công ướcParis 1976 thi TTM của doanh nghiệp nước ngoải hoạt động tại quốc gia thành

viên sẽ được bảo hô tương tự như TTM ở nước sở tại.

Có thé thay, TTM được nhìn nhận là một đối tượng được bao hộ của quyềnSHCN Và TTM được bảo hô mà không bắt buộc phải qua đăng ký Cũng như

được xem xét TTM 1a một phan hoặc không nhất định là một phan của nhãn hiệu

hàng hóa.

Pháp luật Anh quy định tên thương mại - “commercial name” - được doanh

nghiệp - chủ thé kinh doanh sử dụng dé phân biệt với các chủ thé khác trong hoạtđộng thương mại Doanh nghiệp có thé sử dung tên hop pháp hoặc tên sử dung

trong kinh doanh là tên thương mại !6 Bat cứ dau hiệu nảo cũng có thé được nha

kinh doanh lựa chọn lam tên thương mai cho mình Nhà kinh doanh có thé dùng

© Nguyên vin: “intelectual property” shall pviul the rights relating to: literary, catistic and sciennific works performances of performing artists, phonograms, and broadcasts, imentions m all fields of Iuman endeavor, scientific discoveries,indusnial designs,trademaris, service marks, and commercial names cand designations, protection against afar competition (oxi all other rights resulting from intelectual activity in the bxausnial, scientific, tereay or artistic

JSields”, bitps:/hnny wipo #>etripolexfen/tez#/283933,truy cập ngày 19/12024.

“ Nguyễn văn “A made name shall be protected in all the cotpwnte: of the Union without the obligation of filing

or registration whether or not it forms part of a trademark,” kdtos:Jhvvrx vipo athvipole wevtext/287556 tray

cập ngày 19/1/2024, 7 tuc

'* Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN năm 1883, được sửa đổi gần nhất nim 1979.

!*® Nguyên văn: “Also known as a The name that a business or compen’ tses to identify itself m1 commerce A

dusiness may use tts legal name or a fictitious brsmess mane (also known as a DBA (short for domg business as)

or am assumed me) as is made name”,

Iittps //content next westlav.com/Glossary/Practicall aw/T1c63SfSaef2$ 1 le 285 78f7ecc3Sdebee MransitionType= DefaukdscontextData=(sc Defauk), truy cập ngày 18/1/2024.

Trang 22

tên riêng của chính minh, nhưng cũng có thé tự lựa chon một cái tên bat kỳ nao đó(không trai với pháp luật của nước minh) để làm TTM

Như vậy, từ các phân tích trên có thé thay TTM được xác định dựa trên hai

tiêu chí:

Môt là TTM được chủ thé kinh doanh sử dung trong hoạt động thương mại

Nguyên tắc xác lập quyên dua vao việc sử dụng TTM được áp dụng ở da sô cácquốc gia trên thé giới Đây cũng là quy định được khuyến khích sử dụng theo Công

ước Paris 1883 Tuy nhiên cũng có ngoại lệ đối với cơ sở zác lập quyên đối với

TTM tại một sô quốc gia Ở một số nước XHCN cũ như Liên bang Nga hoặc khu

vực Trung Mỹ, xác lập quyên SHCN đối với TTM thực hiện trên cơ sở đăng kýbắt buộc hay khuyên khích việc đăng ky quyền SHCN theo pháp luật ở một sô

nước như Thuy Điễn, Srilanca, Tây Ban Nha.”

Hai id, TTM có kha năng phân biệt chủ thé kinh doanh nay với chủ thể kinh

doanh khác Phân lớn các quốc gia quy định TTM có thé được tạo thanh từ những

yêu tô: những ký tư có thé đọc được, thường lả tử ngữ, có thé kèm theo chữ sd.TTM còn bao gồm các thành phân mô tả và các thành phan phân biết Theo đó

TTM bao ham các thành phân phân biệt có chứa dung thông tin có chức năng mô

tả loại hình tô chức hac hình thức tôn tại của chủ thé kinh doanh, mô ta lĩnh vực

kinh doanh, mô ta xuất xứ dia lý của sản phẩm Tuy theo hình thức sử dung trong

thực tiễn ma TTM có thé là tên doanh nghiệp hoặc tên goi khác như: tên gọi tắt,

tên riêng của doanh nghiệp Đây là đặc điểm đề phân biệt các chủ thể kinh doanh

trong hoạt động thương mại.

1.2.1.2 Định nghĩa tên thương mại theo pháp luật Việt Nam

Đối với pháp luật Việt Nam, TTM được định ngiĩa tại khoản 21 Điều 4 LuậtSHTT như sau: “Tên fiiương mai là tên goi của tô chức, cá nhân đìmg trong hoạt

` Nguyễn Thi Qué Anh (2002), ‘Mat số vẫn dé về bio hộ quyền sở hữu công nghiệp doi với tên thương mai trần

thé giới”, Tap clá Khoa học Đại học Quốc gia Ha Nột, (số 2/2002) pr 31.

Trang 23

động kinh doanh đề phân biệt chủ thé kinh doanh mang tên gọi đó với chit thé kinh

doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh được đình ngiữa là khu vực địa ij nơi cui thé kinh doanh

có bạn hàng khách hàng hoặc có danh iễng”

Theo quy định này, TTM là tên của tô chức, cá nhân được sử dụng trong hoạt

động kinh doanh nhằm phân biệt các chủ thể kinh doanh, phân biệt TTM trong

phạm vi cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Khu vực kinh doanh theo quy định

trên được xác định trên căn cứ dia lý, xác đình la nơi chủ thé kinh doanh có bạn

hang hoặc có danh tiếng hay co thé hiểu la nơi chủ thể kinh doanh có sự hiện điệnthương mại Khác với quy định về tên doanh nghiệp 1a mặc nhiên thừa nhân phạm

vi bảo hộ toàn quốc, TTM xác định một chủ thé kinh doanh va phân biệt chủ thé

kinh doanh mang TTM đó với chủ thé kinh doanh khác trong mét phạm vi hoạtđộng nhất định

Moi chủ thể kinh doanh du tổn tại dưới bat kì hình thức nao đều cân có tên

gọi riêng dé nhận biết và phân biệt trong hoạt đông kinh doanh Dưới góc độ pháp

li va thực tiễn, có nhiêu thuật ngữ dé chỉ tên goi của chủ thé kinh doanh Xét trong

pháp luật doanh nghiệp và thương mại, tên gọi của chủ thể kinh doanh được zác

định như sau:

Tên doanh nghiệp là yêu tô phân biệt các chủ thé kinh doanh bên cạnh loạihình của doanh nghiệp, được ghi nhận trong Giây chứng nhận đăng ký doanh

nghiệp và phải đăng ký dé được sử dụng trong các hoạt đông như: gắn tại tru sở

chính, chỉ nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; sử

dụng trên các giầy tờ giao dịch, hô sơ tai liệu và ân phẩm do doanh nghiệp phát

hảnh }8 Tên doanh nghiệp 1a tên goi có tính chat pháp lí được ghi nhận trong hô

sơ pháp lí đã được đăng kí với cơ quan nha nước có thâm quyên của doanh nghiệp

'* Điều 37 Luật Doanh nghiệp số 29/2020/QH14 được Quốc hội rước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày

17/06/2020.

Trang 24

Tên doanh nghiệp là điều kiện dé phân biệt doanh nghiệp trong quá trình kinh

doanh Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp có thé 1a tên tiếng Việt,tên viết tắt hoặc tên nước ngoải Tên doanh nghiệp bao gôm hai thành tô (i) loại

hinh doanh nghiệp và (ii) tên riêng Trong kinh doanh, tùy từng hoạt động của

minh, doanh nghiệp có thé sử dụng tên tiếng Việt, tên viết tắt hay tên nước ngoai,

khi đó những tên này déu có thé được xem là TTM '?

Khoan 1, Điêu 6 Luật Thương mại 2005 quy định: “Thuong nhân bao gồm

16 chức kinh té được thành lập hop pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách

độc lập, thường xuyên, có đăng kí kinh doanh” Đôi với hoạt động của thương

nhân, tên gọi của chủ thể kinh doanh là yếu tô tiên quyết dé phân biệt các tô chứckinh tế, các cá nhân hoạt đông thương mại độc lập, thường xuyên, có đăng kí kinh

doanh vả là một trong các căn cứ đề thừa nhận chủ thể pháp lí Theo quy định nảy,

“TTM” gắn liên với “thương nhân” vả thương nhân phải được đăng ki với cơ quan

nha nước có thầm quyên mới được sử dụng hợp pháp TTM do Ngoài ra, TTM làmột trong những thông tin bắt buôc của thương nhân được ghi nhận vào đăng ki

kinh doanh.

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp là

tên gọi dùng cho chủ thé kinh doanh tôn tai đưới hình thức doanh nghiệp thông

qua đăng kí với cơ quan đăng kí doanh nghiệp Còn theo quy định của Luật

Thương mại 2005, tên TTM gan liên với thương nhân và được đăng ký với cơ

quan nha nước có thâm quyên Co thé thay rằng, chủ thé sử dung TTM theo quy

định của pháp luật thương mại bao trùm lên nôi hàm quy định về tên doanh nghiệp

Do đó, TTM được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại có phạm vi réng hon,

không chỉ giới hạn đôi với hình thức tô chức 1a doanh nghiệp

‘Lip hận nảy dựa theo phân tích về yêu tổ xác đph: TTMtainaục 1.2.1.1 của Khóa hiận này,

Trang 25

Với định nghĩa nay, có thé thay, đang tôn tại sự khác biệt trong định nghĩa

TTM và tên doanh nghiệp khí áp dung quy định pháp luật chuyên ngành lên một

doanh nghiệp cụ thé trong một phạm vi, lĩnh vực vả khu vực dia lý nhất định

Việc TTM được bảo hộ trên cơ sở thực tiễn sử dung giúp xác lap quyên sở

hữu TTM một cách tư nhiên và dé dang Tuy nhiên, điêu này cũng tạo ra một ranh

giới bảo vệ không đủ sâu sắc khi bảo hộ quyên doi với TTM trong hoạt đông đăng

ký doanh nghiệp Do đặc thu cau thanh tên doanh nghiệp bao gôm hai thành tô (i)

loại hình doanh nghiệp và (ii) tên riêng vì vay, TTM đang dé bi lợi dung dé thực

hiện những thay đổi nhỏ trong cau thanh tên doanh nghiệp, từ đó tiêm an nguy cơ

xâm phạm quyên Trong bồi cảnh thương mại ngày càng năng nỗ và lan tea nhanhchóng, việc bảo hộ TTM không chỉ là một yêu tố quan trọng ma còn là một yêu

câu cấp thiết dé dam bảo tính công bằng va bảo vệ quyên lợi của các doanh nghiệp

1.2.1.3 Đặc điềm của tên tương mại

Thu nhất TTM là một loại tên goi của chủ thé kinh doanh Một chủ thé kinh

doanh có thé có nhiêu loại tên gọi: tên theo đăng kí kinh doanh, tên viết tắt, tên

nước ngoài, tên tiếng Việt Tên gọi la “danh xưng” của chủ thé kinh doanh trênthương trường cũng là yêu to dé phân biệt chủ thé kinh doanh nảy với chủ thé kinh

doanh khác trong hoạt đông thương mai Tuy thuộc vào hoạt động của chủ thé

kinh doanh mà TTM có thể là tên của các cá nhân kinh doanh hoặc tên đây đủ của

doanh nghiệp Thông thường TTM là tên riêng của chủ thé kinh doanh TTM được

sử dụng trong giao dịch giữa các chủ thé kinh doanh, được pháp luật bảo hộ đếnkhi chủ thể kinh doanh châm dứt hoạt động

Thứ hai, TTM là một loại tai sản trí tuê của doanh nghiệp Với mục đích

dùng trong hoạt đông kinh doanh, TTM được hiểu là biểu trưng cho uy tin củadoanh nghiệp”? TTM là đôi tượng bao hộ của Luật SHTT, lả một loại tài sản vô

2° Phững Trung Tập CHD Rant tit Met a ace Hiện Công am Nhân din, tr 154.

Trang 26

hinh của doanh nghiệp, không thé xác định bằng các đặc điểm vật chat của chính

nó những có gia trị lớn vì có khả năng sinh ra loi nhuận trong tương lai.

Thứ ba mục dich của TTM để phân biệt các chủ thể kinh doanh Sự phân

biệt nay được dat ra trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh

với các yêu tô phân biệt chủ yêu như: Phân biệt về hang hoa, dich vụ, hoạt đồng,

cơ sở kinh doanh, khu vực địa lý, bạn hảng Thông qua những yếu tô này để cá

biệt hoá chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác

Thứ: TTM được bảo hé tự đông khi chủ thé kinh doanh sử dung Một phân

ly do bởi TTM thường được dong nhất với phan cơ bản câu thành nên tên doanh

nghiệp hoặc được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủthể kinh doanh, nên quyên sở hữu TTM được xac lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng

hợp pháp TTM đó tương ứng với khu vực vả lãnh thé kinh doanh, ma không can

thực hiện thủ tục đăng ký TTM đó tại Cục SHTT Điêu nảy khác với việc xác lập

quyên SHTT đối với các chi dẫn đâu tư khác như nhấn hiệu, chỉ dan địa ly, những

đối tượng này cân phải đăng ký mới được bão hô

12.2 Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Căn cử theo Điêu 76, 78 Luật SHTT, TTM muốn được bảo hộ cần đáp ứngcác điều kiện như sau:

Thứ nhất, TTM phai có kha năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang TIM

đó với chủ thé kinh doanh khác trong cùng lính vực và khu vực kinh doanh Trênthị trường hiện nay có nhiều chủ thé tiền hanh hoạt động kinh doanh trong cùng

Tĩnh vực, thâm chí là cùng khu vực kinh doanh, do vây, TTM phải là yếu tô để cá

biệt hóa chủ thé kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm,

dịch vụ gắn liên với chủ thé kinh doanh đó Khác với nhãn hiệu có chức năng phânbiệt các sản phẩm, dich vụ của các chủ thé sản xuất, kinh doanh khác nhau, TTMdùng dé phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực va khu

vực.

Trang 27

Tint hai, TTM phải co chứa thành phan tên riêng, trừ trường hop được biết

đến rộng rãi sử dung Như đã phân tich ở trên, TTM cỏ thé trùng với “tên doanhnghiệp” Vì vậy gidng như tên doanh nghiệp, TTM cũng chứa hai thành phân: (i)

Thanh phân mô tả xác định thông tin về loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh

doanh, lãnh thé kinh doanh của doanh nghiệp va (ii) Thành phân tên riêng được

viết bằng các chữ cái trong bang chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ sô và

ký hiệu Thanh phân mô ta trong TTM có thé trùng nhau nên phân phân biệt các

chủ thé kinh doanh là thành phân tên riêng va là thành phân bat buôc trong TTM

Thứ ba, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhâm lẫn với TTM ma

người khác đã sử dung trước trong cùng lính vực và khu vực kinh doanh Theoquy định nay, khả năng phân biệt của TTM được xac định dựa trên ba yêu tô: TTM,Tỉnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh 1a những khía

cạnh hoặc ngành nghé được mang ra kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh của TTM

được xac định theo đôi tương kinh doanh thực tế, cụ thé là các sản phẩm, hàng

hóa, dich vu ma doanh nghiệp kinh doanh dưới TTM tương ứng?! Khu vực kinh

doanh được định nghĩa theo Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT là khu vực địa lý nơichủ thé kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc cỏ danh tiếng Như vậy, các chủ

thể cùng lĩnh vực kinh doanh không thê sử đụng TTM trùng hoặc tương tự vì sẽ

gây ra sự nhâm lẫn về chủ thé mang tên goi, do đó T TM không đáp ứng được chức

nang phân biệt.

Đề xác định có yêu tô trùng hoặc tương tự đến mức gây nhâm lẫn đối với

TTM được bảo hộ hay không can phải so sánh dâu hiệu đó với TTM được bảo hô

Do TTM tôn tại dưới dang từ ngữ nên khi xem xét đến yếu tô xâm phạm quyên

đôi với TTM can xem xét đến các đặc tính về câu tao từ ngữ, phát âm, phiên âmđôi với chữ cái “M6t đấu hiệu bị coi là trimg với tên thương mai được bdo hộ nếugiống với tên thương mại về cau tao từ ngữ: ké cả cách phát âm, phiên âm đối với

`! Trường Daihoc Luật Ha Nội, Giáo trăn Luật Sở hitutri tuệ (2021), Nxd Công an Nhân dân,tr.192

Trang 28

chit cdi; một dẫu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mai được bao hộ nếu tương

tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhằm lẫn cho ngườitiêu ding về chni thé kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động Kinh doanh đưới tên

thương mại được bdo hộ ” ??

Thứ tư, khơng trùng hoặc tương tự gây nhâm lẫn với nhãn hiệu, CDĐL được

bảo hộ trước ngày TTM được sử dụng Nhãn hiệu, TTM, CDĐL là các đơi tương SHCN mang đặc tính thương mại Với chức năng là các chỉ dẫn thương mai, các

đơi tượng nảy được sử dụng trên hang hĩa, bao bì hang hĩa, biển hiệu dịch vụ

phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vu, giây tờ giao dịch, trong quảng cáo,

tiếp thụ nhằm mục đích cung cấp thơng tin cho người tiêu dùng về nguơn gơccủa hàng hĩa, dich vụ Do cĩ những tính chat tương đơng nên một dâu hiệu cĩ thé

được sử dụng như nhãn hiệu, TTM hoặc CDĐL Nhãn hiệu và CDĐL được xác

lập quyên trên cơ sở văn bằng bão hộ, vì vậy nêu nhấn hiệu và CDĐL đã được bảo

hộ trước ngày TTM được sử dụng thì chủ thể kinh doanh sẽ khơng được sử dụng

TTM đĩ nữa Điều nay vừa là yêu tố xâm phạm quyên SHCN vừa lam mat di đặc

tính phân biệt của TTM.

Bên cạnh việc quy định những điều kiện bao hộ TTM, pháp luật SHTT cịnquy định những tên gọi khơng được bảo hộ TTM theo quy định tại Điều 77 LuậtSHTT quy định: “Tên ctia co quan nha nước, tơ chức chính tri, 6 chức chính tri

xã hơi, tơ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tễ chức xã hội, tổ chức xã hội

-nghề nghiệp hộc chủ thé khác khơng liên quan dén hoạt động kinh doanh thi

khơng được bdo hơ với danh nghia tên thong mai”

Bên cạnh đĩ, theo nguyên tắc giới hạn quyên SHTT được quy định tại Điều

7 Luật SHTT, TTM sẽ khơng được bảo hộ néu zâm phạm lợi ích của Nhà nước,

lợi ich cơng cơng, quyền va loi ích hop pháp của tơ chức, cá nhân khác hoặc vi

*? Khoản 3, Điều 13 Nghi địh 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy dinh chỉ tiết và hướng din thi hành

một số điều của Luật Sở hita trí mệ về bảo vệ quyên sở hữu trí tui và quân ly nhà made về sở bite trí tuệ

Trang 29

phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan Trong trường hợp nhằm bãođâm mục tiêu quéc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã

hội quy định tại Luật SHTT, Nhà nước có quyên cam hoặc hạn chế chủ sở hữu đối

tượng SHCN thực hiện quyên của mình hoặc buộc chủ sở hữu phải cho phép tôchức, cá nhân khác sử đụng một hoặc một sô quyên của minh với những điều kiện

phủ hợp.

123 Khái quátvề quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

1.2.3.1 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên throng mại

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyên sở hữu công

nghiệp là quyên của tô chức, cá nhân đôi với sáng ché, kiểu dang công nghiệp,

thiết kế bô trí mach tích hợp ban dẫn, nhấn hiệu, tên thương mai, chi dan địa lý, bímật kinh doanh do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyên chóng cạnh tranh không

lành mạnh.

Về ban chất, quyên sử hữu công nghiệp cũng gidng như các quyên sở hữu

trí tuệ khác la quyên đối với các đối tương sở hữu công nghiệp chứ không phảiquyền đối với sản phẩm/vật mang các đôi tượng sở hữu công nghiệp đó

Như vậy, có thể hiểu quyên SHCN đôi với TTM lả quyên của tô chức, cánhân đổi với TTM trên cơ sở sử dụng hợp pháp TTM do trong hoạt đông kinh

doanh

1.2.3.2 Nội dung cửa quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Nội dung quyên SHCN đôi với TTM bao gồm tông hợp các quyên của chủ

sở hữu TTM được pháp luật ghi nhân và bao hộ Pháp luật thừa nhận quyền đôi

với TTM là quyên tải sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu TTM TTM là đối tương

SHCN được xác lập dựa trên thực tế khai thác va sử đụng của chủ sở hữu TTM.Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu TTM có các quyên cơ bản như sau:

Quyên sử dụng TTM: Quyên sử dụng TTM của chủ sở hữu được thực hiệnbằng việc dùng TTM trong hoạt đông kinh doanh, cu thé: chủ sở hữu TTM có

Trang 30

quyên dùng TTM dé định danh doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,thể hiện TTM trong các giây từ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hang hóa, bao bi

hảng hóa và phương tiên cung cấp dịch vụ, quảng cáo

Quyên định đoạt: TTM gắn liên với toàn bộ cơ sở kinh doanh vi vậy quyền

định đoạt của chủ sở hữu TTM cũng có điểm khác biệt so với những đối tượng

SHCN khác M6t id, việc chuyén giao TTM thực hiện theo hợp đồng hoặc theo

thừa ké cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiên hanh củng

với toàn bộ cơ sở kinh doanh vả hoạt đông kinh doanh với TTM đó Hai ià chủ

sở hữu TTM có quyên để lại thừa ké cho những người khác sau khi chết Thừa kê

trong trường hợp nảy gắn với chuyển giao toan bộ cơ sở kinh doanh kèm theo

TTM.

13 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Bảo vệ quyên đôi với TTM là một trong những nội dung quan trọng của bao

hô quyền SHCN đối với TTM Việc bao hộ TTM cũng giông như bảo vệ các quyên

SHTT khác là bảo vệ quyên tài sản của các chủ thé và có thé được hiểu dưới hai

phương điện sau đây:

Thứ nhất, theo phương diện khách quan: Bảo vệ quyên SHCN đôi với TTM

la tong hợp các quy định của pháp luật công nhận chủ sở hữu TTM được bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp và các biện pháp xử lý hanh vi xâm phạm quyền SHCNđôi với TTM được pháp luật thừa nhận

Thứ hai, theo phương diện chủ quan: Bảo vệ quyên SHCN đôi với TTM là

những biên pháp cụ thé được áp dụng để xử lý hanh vi xâm phạm quyên của chủ

sở hữu TTM tuỷ theo tinh chất, mức đô xâm phạm

Bảo vệ quyền SHCN đổi với TTM gồm việc xác định hảnh vi, tinh chất vamức độ xâm phạm quyên đối với TTM, xác định thiệt hai, yêu câu và giải quyétyêu cau xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính, kiểm soáthang hoá xuat khẩu, nhập khâu liên quan đến SHTT, giám định SHTT

Trang 31

14 Yêu cầu vềviệc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên throng mại

trong bối cảnh phát triển của kinh tế xã hội hiện đại

Trong bồi cảnh phát triển của kinh tê x4 hội hiện đại, yêu câu về việc bao hộ

quyên sở hữu công nghiệp đổi với tên thương mai trở nên ngày cảng quan trong

và cân thiết Việc bão hộ quyên SHCN nhằm dam bảo cho chủ sở hữu có vị trí độcquyên về sử dụng đôi tượng SHCN, để bôi hoan công sức của họ va thu lợi nhuận

Trong hoạt động thương mại, bảo hộ quyên SHCN đối với TTM không chỉ là mộtyêu câu pháp lý mả còn là một yêu tô quan trọng đôi với sự phát triển bên vững

của doanh nghiệp và nên kinh tế:

Thứ nhất việc bao hộ quyền SHCN đôi với TTM đóng vai trò quan trọng

trong việc tạo điều kiên cho sự cạnh tranh công bằng trên thị trường Bang cách

nay, việc dam bao rằng các doanh nghiệp và ca nhân đều có cơ hội cạnh tranh trên

cùng một phương dién giúp tăng tính công bang và khuyến khích sự đôi mới va

sáng tạo Khi môi trường kinh doanh được bảo vệ va dam bảo tinh công bằng, các

doanh nghiệp sé có khả năng phát triển dựa trên năng lực và su sáng tạo của minh,không bi ảnh hưỡng bởi các hành vi không công bang hoặc vi phạm quyền sở hữu

trí tuệ của người khác.

Tiut hai, việc bão hô quyền SHCN đôi với TTM đóng vai trò quan trong trongviệc bảo vệ người tiêu ding Khi người tiêu dùng dé dàng nhân biết và định danh

san phẩm hoặc dịch vụ một cách chính xác, ho sé tránh được việc bị lừa dao hoặcnham lẫn về nguôn géc và chat lượng của sản phẩm hoặc dich vu Điều nay giúp

tăng cường niềm tin va lòng tin của người tiêu dùng vào thị trường va sẵn phẩm

Tint ba, việc có hệ thông bao hộ quyền SHCN đôi với TTM tạo ra một môi

trường kinh doanh ôn định và dự đoán Điều nay thúc day sư tin tưởng của cácnhả đầu tư vả doanh nghiệp, từ đó khuyến khích đâu tư và phát triển kinh doanh.Một môi trường kinh doanh ôn định cũng giúp tăng cường sự hợp tác và liên kết

Trang 32

giữa các doanh nghiệp, từ do tạo ra những cơ hội mới dé phát triển và mỡ rông

kinh doanh.

Thứ he hỗ trợ xuat khâu và phát triển thị trường quốc té la một lợi ích khác

mà việc bảo hô quyền sỡ hữu công nghiệp đôi với tên thương mại mang lại Bảo

hô quyền sở hữu trí tuệ giúp các doanh nghiệp xy dung vả bảo vệ hình ảnh thươnghiệu của ho trên thi trường quóc té thông qua việc đăng ký và bảo hộ tên thươngmại Điều nảy tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường quốc tế vả phát

triển xuất khẩu, đông thời thúc đây phát triển kinh tế của quốc gia

Cuối cùng việc bảo hô quyên sở hữu công nghiệp đối với tên thương mai

cũng thúc đây sự đôi mới và sáng tạo trong kinh doanh Bảo vệ quyên lợi của cácnha đầu tư và nha phát triển sáng tạo giúp tao ra một môi trường kinh doanh

khuyên khích sự dau tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Điều nay

không chỉ giúp các doanh nghiệp tiếp tục phát triển mà còn đóng góp vảo sư phát

triển bên vững của nên kinh tế và xã hội

Với những ý nghĩa này, quyên SHCN đói với TTM là quyên, nghĩa vụ của

các chủ thé liên quan đền việc xác lập quyên đổi với TTM, dua trên hành vi sử

dụng TTM của các chủ thể Các quyền chủ thé này phải phù hợp với pháp luật

quyên SHCN nói chung và pháp luật về TTM nói riêng

Hiện nay, trước yêu câu quá trình hội nhập quốc tế ngày cảng sâu rộng va

toản điện, hệ thông pháp luật về SHTT cân tiếp tục được hoàn thiện dé bảo damthực thi hiệu quả các cam kết quốc tê, thúc đây việc ứng dụng các kết quả nghiên

cửu khoa hoc công nghệ vảo sẵn xuat, kinh doanh, góp phan phát triển kinh tế

-xã hội của dat nước

Trang 33

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Quyên SHCN đôi với TTM là một nguôn tai san trí tuệ vô cùng quý giá,

giúp phân biệt chủ thể kinh doanh nảy với chủ thể kinh doanh khác trong cùng

khu vực địa ly và lĩnh vực kinh doanh, qua đó tạo thé độc quyên cho chủ thé mangTTM Việc bảo hộ TTM của các nước trên thé giới và tại Việt Nam đều dựa trênnhững cơ sỡ lý luận va thực tiễn trong hoạt đông kinh doanh của các chủ thé kinh

doanh độc lập TTM của chủ thé kinh doanh lả yêu tô xưng danh va được coi nhưmột quyên tai sản của chủ thê do TTM con lả một nguôn thông tin hữu ích cho

người tiêu dùng, không chỉ cung cập thông tin vả chỉ dẫn thương mại mà còn gián

tiếp cung cap thông tin về chat lượng, uy tín đối với đối tượng SHCN là TTM Do

đó, TTM cân thiết được bảo hộ theo quy định của pháp luật về bao hô quyên SHCN

đôi với đối tượng SHCN dé ngăn chặn kịp thời những hanh vi xâm phạm đến lợi

ích của chủ thể sử dụng hợp pháp và lợi ích của khách hàng

Pháp luật về bão hộ quyền SHCN đối với TTM là hệ thong quy phạm pháp

luật đo các cơ quan nha nước có thấm quyên ban hành, điều chỉnh các môi quan

hệ xã hi phat sinh giữa các chủ thé tham gia trong quá trình quản lý, khai thác,

bảo hộ TTM nhằm ngăn chăn các hành vi xâm pham quyên SHCN đối với TTM,dam bảo quyên va loi ích chính dang của các chủ sở hữu TTM, đông thời gop phantao thé cân bang lợi ích và bão vệ sự phát triển bên vững đối với các chủ thé cùng

hoạt động trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh Chương 1 đã khải quát chung

một sô lý luân về quyên SHCN, TTM và pháp luật về bảo hô quyền SHCN đôi vớiTTM Đây là nên tảng cho việc phát triển nội dung về các thực trạng quy địnhpháp luật Việt Nam hiên hành về bảo hộ quyền SHCN đối với TTM trong chương

tiếp theo.

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VE BAO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP DOI VỚI TÊN THƯƠNG

¢ Giai đoạn trước năm 2000

Cho đến trước khi Nghị định sô 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 có hiệulực thi TTM được bao hộ bằng hệ thong pháp luật: Bộ Luật Dân sự (1995) quyđịnh về bảo hộ TTM gián tiếp thông qua những quy định về quan lí TTM, tên gợicủa pháp nhân, nội dung đăng ký kinh doanh của thương nhân Tiếp đến, Luật

Thương mại năm 1997 quy định về bảo hô TTM tại các Điệu 8, Điều 20, Điều 24

Điều 32, Pháp lệnh bão vệ quyền lợi của người tiêu dùng (1000) quy định về TTMtại Điều 7, Điều 6 Nghị đính số 63/CP về quyền SHCN (1996) hay tại Điều 24

Luật Doanh nghiệp (1999) Trong giai đoạn nay, TTM chi được bao hộ gián tiếp

thông qua những quy định về quan li TTM, tên gọi của pháp nhân, nội dung đăng

ký kinh doanh của thương nhân Cũng theo đó, các văn bản pháp luật nêu trên

chưa đề cap một cách đây đủ toàn diện việc bảo hộ TTM Cụ thé: Không có quyđịnh về nguyên tắc xác lập quyên đổi với TTM (TTM chưa đăng ký hoàn toàn

chưa được bao hộ), không có quy định về nội dung quyên đôi với TTM; pham vi

bảo hộ TTM còn rat hạn hẹp, chưa dam bảo việc ngăn cam sử dung bat kỷ chỉ dẫn

thương mại nao xung đột với TTM, kể cả việc sử dung TTM không đăng ký, nhấn

: Hiên bs galas 26 ole Nam: hận văn thạc sĩ Luật học / Đố Việt Hi ;

*t Quyền Sở hữu trí tuệ ,bảo vi vi chuyền giao, PGS.TS Pluimg Trưng Tip, Nxb Công m Nhân din,tr.155.

Trang 35

hiệu hang hóa không đăng ký (mới chi bao dam được các TTM đăng ky sau không

bị trùng với các TTM đăng ký trước và nhãn hiệu hàng hóa đăng ký bảo hộ không

được nhằm lẫn với TTM đang được bảo hộ)

e Giai đoạn từ năm 2000 - 2005

Đề khắc phục những bat cập còn tôn tại trong quy phạm pháp luật về bảo

hộ TTM và đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực va thé giới, ngày 3/10/2000 Chínhphủ đã ban hành Nghị định sô 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền SHCN đôi với bímật linh doanh, CDĐL, TTM và bảo hé quyền chông canh tranh không lành mạnh

Co thé nói, đây 1a văn bản pháp luật dau tiên dé cập một cách khá day đủ về bảo

hộ TTM So với giai đoạn trước năm 2000 thì sự ra đời của Nghị định số54/2000/NĐ-CP là cơ sở pháp lí cho việc bảo hộ TTM với tu cách lả đối tượng

của SHCN Có thé nói, đây là văn ban pháp luật đâu tiên dé cập một cách kha đây

đủ việc bão hộ TTM Cu thé, nghị định nay quy định về điều kiện bảo hộ TTM,chủ sé hữu TTM, nôi dung quyền SHCN đôi với TTM, quyển yêu câu xử lí việcxâm phạm, trình tự vả thủ tục xử lí các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với

TTM.

So với giai đoạn trước năm 2000 thì sự ra đời của Nghị định số

54/2000/NĐ-CP là cơ sở pháp lí cho việc bảo hô TTM với tư cách là doi tượng của SHCN Tuynhiên, những quy định của pháp luật vê TTM trong giai đoạn này van con chung

chung, chưa cụ thé và toàn điện, ví dụ như: Nghị định nay vẫn chưa đưa ra được

một định nghĩa cụ thé về TTM, không có quy định về nguyên tắc xác lập quyên

đôi với TTM, quy định về việc xử lí hành vi xâm phạm quyên SHCN đổi với TTMkhông rõ rang, cụ thé

¢ Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Có thể nói, đây là giai đoạn đánh dâu bước phát triển của pháp luật Việt

Nam về SHTT nói chung và về lĩnh vực SHCN nói riêng, với sự ra đời của Luật

SHTT năm 2005 va sửa đổi, bô sung qua các năm 2009, 2019 và 2022 đã tạo cơ

Trang 36

sở pháp lí cho việc bảo hộ TTM tai Việt Nam Luật SHTT quy định về việc bao

hộ TTM phủ hợp với các điêu ước quốc tê mà Việt Nam tham gia va tương đôiphù hợp với thông lệ của nhiêu nước trong lĩnh vực nảy

Luật SHTT 2005 ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn đàm

phán gia nhap WTO Do đó, Luật đã được xây dung với mục tiêu dam bao sự

tương thích giữa các quy định về SHTT của Việt Nam với các công ước quốc tế

ma Việt Nam là thành viên và dư định trở thành thành viên vào lúc do Luật SHTT

2005 theo đó, đã tập hợp, kế thức, bỗ sung, hệ thong hóa và nâng cao tính pháp lí

của những quy định vé SHTT trong nước, dé đáp ứng những yêu câu của Hiệpđịnh TRIPS và phủ hợp với thông lê quốc tế Luật SHTT 2005 ra đời còn đồng

thời khắc phục những thiêu sót và giảm tối đa những mâu thuẫn, chông chéo của

các quy định về SHTT trong các văn bản pháp luật khác nhau trước đây giúp việc

thực hiện các quy định của SHTT 2005 thuận lợi hơn.

Tóm lai, qua các giai đoạn trên, pháp luật về bảo hộ quyên SHCN đối với

TTM ở Việt Nam đã trai qua sự phát triển va hoản thiện, điều nay phan anh cam

kết của Viét Nam trong việc đâm bảo một môi trường lành mạnh và bảo vệ quyênlợi của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong bôi cảnh hôi nhập kinh tếquốc tế

Những quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật nói trên cho thay,

việc bảo hộ TTM của Việt Nam được tiền hành tương đôi phù hợp với thông lệ

của nhiều nước trong lĩnh vực này Theo đó, TTM ở Việt Nam được hình thành

theo nguyên tắc “tự do lựa chọn” Các cá nhân, tô chức hoàn toan tự do trong

việc lựa chon chi dẫn thương mại?6 là TTM ma đưới nó họ sé tiền hành hoạt động

kinh doanh của mình Quyên SHCN đối với TTM tự động được xác lập khi có đủ

SE đối với tần thương maitai Việt Nam : kin văn thác sĩ Luật học IDS Việt Hà ;

* Khoản 3, Điều 130 Luật SHTT nàn: 2005 quy định: “Chi ain tiaơng mai ay inh tea khoản 1 Điều sàn là các đấu liễu, thông tin non lướng aon thương mai hing hoá địch vu bao som nian liệt, tên tương maa, Điển

tương kinh doa, khâu hiệu kinh doanh chi đến địa ki, *iêu đứng bao bì ctux hàng hoá, nhin hàng hod”.

Trang 37

các điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cân phải đăng ký tại cơ quan

nha nước có thâm quyên Điều đó có nghĩa là, quyên đôi với TTM xuất hiện từ sự

kiện sử dung TTM, không phụ thuôc TTM đó co được đăng ky hay không TTM

tại Việt Nam được bảo hộ theo nguyên tắc “sự thật” ?” TTM phải thể hiện đúng

loại hình tô chức kinh doanh, phạm vi trách nhi êm pháp lí của các chủ thé sử dụng

TTM đó Pháp luật thừa nhận quyên đôi với TTM là quyên tài sẵn thuộc sở hữucủa chủ nhân TTM đó Những văn bản pháp luật nảy quy định cụ thé về cácquyền của chủ sở hữu TTM, các hảnh vi vi phạm, các phương thức và biên phápbảo vệ quyền SHCN đổi với TTM

Khi xem xét đến các hanh vi xâm phạm quyên SHCN đôi với TTM, về van

đê xử lí xâm phạm, không phải bat ky hành vi nao xâm pham chỉ dẫn thương mai

đều bị coi la cạnh tranh không lành manh Chi bị coi là hanh vi cạnh tranh không

lảnh mạnh khi bên cạnh thöa mãn các yếu tô về chủ thé, hanh vi đó phải vì mục

địch cạnh tranh, xâm pham đến đôi thủ cạnh tranh cụ thé va trong củng một thi

trường hang hoa, dich vụ hay thị trường liên quan ?° Như vậy, sẽ có những hành

vị về mặt khách quan là xâm phạm chi dẫn thương mai, nhưng không xuất phát từ

chủ thể cạnh tranh, không vì mục đích cạnh tranh, không nhằm và xâm phạm dénđôi thủ cạnh tranh thì không bi coi là hành vi cạnh tranh vả trong trường hợp nayhanh vi đó sé bị xử lí cả về mặt nội dung lẫn hình thức theo pháp luật về sở hữu

trí tuệ.

2.2 Nội dung quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên

thương mại

*' Bo hộ truyền sở Hữu cảng nghập đổi với tần thương maitai Việt ‘Nam - hin vẫn thác sĩ Luật học IDS ‘Viet Hà ;

TS Trân Li Hong hướng dantr.23.

*Bio hộ tên thương mai ở Việt Nam và một số kiến nghĩ hoàn thiện pháp hit về Dio hé tên thương nui, Nguyễn

Tu Qué Anh, Tap chi Khoa hoc DHOGNN Chagén san Kinh tế - Luật TXVIL, Số 4,2002,tr 22.

°° Nhân đình nảy đưa trên quy dinh tai Khoản 1, Điều 130 Luật SHTT năm 2005 quy đạnh về các hành vị bị coi 34 anh vi canh tranh không lãnh mạnh.

Trang 38

Việc xác lập quyền SHCN đôi với TTM có ý nghĩa trong việc thiết lập đôcquyên cho người sử dụng TTM đó Xác lập quyên SHCN là công cụ pháp li dé

biển tai sản vô hình thành quyên tai sản mang tính độc quyên có giá trị, được pháp

luật thừa nhận và bảo vệ, giúp cho chru sở hữu các đối tượng SHCN có thể khaithác tôi đa những quyên này, cũng như bảo vệ quyên của mình trước hành vi xâmphạm của chủ thể khác Do tinh chat đặc thu so với các déit ượng SHCN khác,

quyên SHCN đôi với TTM được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng

2.2.1 Điều kiện đối về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương

mại

Theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, “Quyên sở hitu công

nghiệp đối với tên thương mai được xác lâp trên cơ sở sử dung hop pháp tênthương mại dé” Với quy đình nay, có thé hiểu rằng, quyên SHCN đổi với TTM

hình thành trong quá trình chủ thé sử dung hop pháp tên đó trong các hoạt động

kinh doanh của mình Việc đăng kí tên gọi của tô chức, cá nhân kinh doanh trong

thủ tục kinh doanh không được coi là căn cứ xác lập quyên đôi với TTM mà chỉ

la một điều kiện dé xác định việc sử dụng TTM là hợp pháp 30 Thuật ngữ “sử dụng

hợp pháp” được quy định tai khoản 6 Điều 124 Luật SHTT “Str dung tên thương

mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục dich thương mại bằng cách dimg tên

thương mại đề xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thé hiện tôn thương

mại trong các giấy tờ giao dich, bién hiệu, sản phẩm hàng hoá, bao bì hàng hoa

và phương tiên cưng cấp dich vụ, quảng cdo’ Theo đó, việc sử dụng TTM đượcxác định dựa theo các điều kiện:

Một ia sử dụng TTM nhằm mục đích thương mại Đây la điều kiện cân dé

xác định việc sử dụng TTM Bởi TTM là tên goi của doanh nghiệp có chức năng

dé phân biệt các chủ thể kinh doanh trong hoạt động trong cùng khu vực lãnh thô

© Trường Daihoc Luật Ha Nội (2021), Giáo trìh Luật Sở hữu trí tuệ , Nxb Công an Nhân đân,tr 227

Trang 39

và lĩnh vực kinh doanh, vì vậy, mục đích thương mai la yêu tô cần để xác định

một hành vi có phải sử dung TTM hay không.

Hai ia, sử dung TTM để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh thé hiện

tên thương mại trong các giây tờ giao dịch, biến hiệu, sản phẩm, hang hoá, bao bi

hang hoa va phương tiện cung cấp dich vụ, quảng cáo Đây là điều kiện đủ dé xác

định việc sử dụng TTM trong hoạt đông kinh doanh thực tê Xuất phát từ chức

năng của TTM la dé phân biệt các chủ thé kinh doanh trong cùng khu vực là lĩnhvực kinh doanh, hành vi sử dụng TTM trên thực tế được xác định thông qua các

hanh vi cu thể Điều này đã cụ thé hóa các hoạt đông thương mai góp phân giúp

các chủ thé kinh doanh có thé xác định, chứng minh hảnh vi sử dụng TTM trên

thực tê của mình

Bên canh đó, việc sử dụng TTM cũng can đáp ứng điều kiện không đượcxâm phạm lợi ich của Nhà nước, lợi ích công công, các quyên SHCN và lợi íchhợp pháp đối với TTM của chủ sở hữu TTM khác,3! cũng như dam bao quyênchồng cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật SHTT về hanh vi cạnh

tranh không lành mạnh va quy đính của Luật Cạnh tranh.

Quyên SHCN đổi với TTM được zác lập tự đông dựa trên thực tiễn sử dụng

mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký Vì vậy, việc đăng kí tên gợi của chủ thể

kinh doanh, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, không được coi là căn cứ

xác lập quyên đói với TTM ma chỉ là một điều kiện dé xác định việc sử dụng TTM

la hợp pháp Pham vi quyên SHCN đôi với TTM được xác lập tương ứng với khu

vực (lãnh thô) và lĩnh vực kinh doanh 32 Do đó, đối với doanh nghi ệp nước ngoài,

3Ì Khoản 2 Điều 7 Luật SHTT quy danh: “Việc thuc Điện quyển sở Hữm tí mé không được xâm phem lợi ich cũa

Tà móc, lời ích công cộng qugén và lợi ich hop pháp của to chức, cá nhấn và không được vi pho any dv khác của kuật có hiển aL Tô chức, cá nian tực tan gen sỡ hiểu trí trê liên quan đến Quốc a Quoc

Jug, „„ Quốc cai ước Công hòa xã hội chủ ngiễa Việt Nem không được ngữn chữn, cẩn tro việc pho bien sử ang

Quốc Lò Đuốc luọ, Quốc ca

`? Khoản 3 Du 10 gu dah 65/2023/ND- CP quy dh: “Qinénsé nu công nghiệp đốt với tên thương mại được xác lập trên cơ sở Thực tiễn sït dog hop pháp tên thương mại đó tương img với kbu vực (nh thd) và inh vue kan doamh trà khổng cần thực hiện tht tre đăng Ký “

Trang 40

quyên SHCN đôi với TTM tại Việt Nam chỉ được xác lập nêu chủ thé kinh doanhtiền hành hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam dưới TTM đó, như có giấyphép dau tư hay có văn phòng đại diện, chỉ nhánh tại Việt Nam.

2.2.2 Chủ thê quyền SHCN đối với TTM

Pháp luật SHTT hiện hành không có có quy định cu thé nao xác định chủ

thể quyên SHCN đôi với TTM Tuy nhiên, chủ thể quyền SHCN đổi với TTM cóthể xác định theo quy định tại khoản 6, Điều 4 Luật SHTT, chủ thé quyên SHTT

la chủ sở hữu quyên SHTT hoặc tô chức, cá nhân được chuyển giao quyên SHTT

Thêm vao đó, quyền SHCN đối với TTM được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử

dung hợp pháp TTM đó Vì vậy, chủ thé quyên SHCN đôi với TTM có thể xácđịnh bao gôm:

- Chủ sở hữu TTM đang thực tế sử dụng, khai thác hợp pháp TTM đó Khi

sử dụng quyên va giải quyết tranh chap quyên SHCN đối với TTM, chủ thé có

TTM phải chứng minh quyên hợp pháp của mình bằng các bằng chứng theo quy

định tại điểm b khoăn 5 Điều 91 Nghị định 65/2023/NĐ-CP bao gôm tài liệu chứng

minh việc sử dung hợp pháp tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh

doanh sử đụng tên thương mại và quá trình sử dụng tên thương mại.

- Chủ thể sở hữu quyên SHCN đối với TTM còn là tô chức, cá nhân đượcchuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đông chuyển nhượng TTM hoặc thôngqua nhận di sản thừa kế Trường hợp nay, việc chuyển giao quyên SHCN đồi vớiTTM được thực hiên cùng với việc chuyển nhương toàn bộ cơ sở kinh doanh va

hoạt đông kinh doanh dưới TTM đó theo quy định tại khoăn 3 Điều 139 Luật

Ngày đăng: 08/11/2024, 04:22

w