1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Vấn đề "tòan cầu hóa"-một "mê cung" pptx

4 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 154,92 KB

Nội dung

Vấn đề "tòan cầu hóa"-một "mê cung" (*) Nguyên Hưng Phía trước có thể không có “mê cung”, nhưng với người không chịu mở mắt, mọi miền đất lạ đều là một “mê cung” ! “Toàn cầu hóa” ở góc độ kinh tế, chính trị là một xu hướng đang trở thành thực tế. Nó được ý thức trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ ngày càng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền văn minh … Tuy nhiên, xu hướng này, tự nó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Được nói đến nhiều nhất là nguy cơ bị “hòa tan”, bị xóa nhòa các bản sắc văn hóa … Có lẽ chưa bao giờ, các vấn đề trụ cột của một nền văn hóa, về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại v.v… được đề cập nhiều với ý thức “sinh mệnh” (chữ của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu) như hiện tại, ở khắp mọi nơi. Sự quan tâm đến nghệ thuật cũng không nằm ngoài các vấn đề như vậy … Ở Việt Nam, riêng lãnh vực mỹ thuật, sau hơn 10 năm “mở cửa” – “giao lưu” với “hội nhập” – đã mang một diện mạo khác trước rất nhiều. Nhiều người hân hoan với sự thay đổi này, xem đó là vận hội cho các cá tính sáng tạo tự do phát triển, cho sự quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa – thẩm mỹ Việt Nam ra thế giới v.v… Nhiều người khác, ngược lại, tỏ ra lo âu cho rằng, một bộ phận lớn các họa sĩ Việt Nam đang tự huyễn hoặc trong “mê cung” của những ảo tưởng phát sinh từ khuynh hướng “toàn cầu hóa” – cứ nhăm nhe “hội nhập”, “hiện đại hóa” bằng mọi giá mà xa lìa “bản thế”, thoát ly “truyền thống” v.v… Trong cả hai thái độ phản ứng nói trên đều có phần đúng. Phía “hân hoan” có lý của mình. Đúng là từ thời “mở cửa”, nền mỹ thuật Việt Nam trở nên “đa sắc, đa hình, đa tình, đa ý” hơn. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà các khuynh hướng nghệ thuật tạo hình phương Tây hiện đại từ Ấn tượng, Dã thú, Biểu hiện, Trừu tượng, Siêu thực … thậm chí cả Pop, đến một số hình thức nghệ thuật mới như nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật hành vi và một số hình thức khác của nghệ thuật Ý niệm v.v… đều đã có mặt tại Việt Nam … Phía “âu lo” cũng có lý của mình khi phản biện. Đúng là không khí mỹ thuật bao lâu nay có “vui” hơn. Họa sĩ ta đi ra nước ngoài, họa sĩ nước ngoài vào ta nhộn nhịp. Hoạt động triển lãm với mua bán tranh rộn ràng. Nhiều họa sĩ mới xuất hiện vào báo chí cũng dành “đất” nhiều hơn cho mỹ thuật … Tuy nhiên, nếu tiếp cận từng họa sĩ một cách hệ thống thông qua tác phẩm của họ thì có thể nhận thấy, phần lớn đang ở trong tình trạng đứt đoạn, đứt khúc tư duy nghệ thuật. Đa số, dường như chỉ mới loay hoay trên bình diện tìm cách tồn tại như một họa sĩ trong mắt người khác, chứ không sáng tác như là thực hiện bản tính nghệ sĩ nơi mình, như một nhu cầu giãi bày nội tâm – chưa nói : như một thân chứng cho “cõi nhân sinh” Việt Nam hiện tại. Do đó, đa số cũng chỉ mới lẩn quẩn trong những ước đoán nghệ thuật bị chi phối bởi các định kiến đồng đại hay mang tính chất bày đặt. Nhiều họa sĩ đọc nhiều, xem nhiều nhưng sự sáng tác chỉ hời hợt trên bề mặt. Có người tìm sự độc đáo Á – Đông bằng cách dịch chuyển các ý niệm, hình tượng, biểu tượng, ký hiệu trong kinh sách (Phật hay Dịch) thành tranh “tù mù” như đánh đố người xem … Có người muốn nhập vào dòng mỹ thuật thế giới (thực ra là mỹ thuật phương Tây), xem lịch sử mỹ thuật là một quá trình riêng biệt và có tính liên tục, rồi sáng tác ra những tác phẩm “hiện đại” chẳng ra Tây chẳng ra Ta … Có người cắm cúi vào các di sản văn hóa, rồi cách điệu, biến đổi trên tranh dẫn đến sự ra đời của những tác phẩm có tính “dân tộc” chẳng ra xưa, chẳng ra nay … Ngược lại, nhiều họa sĩ dường như chẳng thèm đọc và cũng chẳng thèm suy nghĩ gì cho sâu xa, cứ chọn con đường thực tế hay thực nghiệm lang thang vẽ đình, vẽ chùa, vẽ đồng, vẽ xóm, vẽ “Chăm”, vẽ “Khơme”, vẽ “Tây Nguyên”, vẽ cá, vẽ mèo … vẫn vơ với những tác phẩm Ấn tượng, Tượng trưng phi tư tưởng hay ở nhà xoay trở tìm hình, tìm màu, chỉ mượn hình hài đối tượng để chơi trò cách điệu – phối hình, hòa sắc, vô nghĩa … Nhìn chung, đó không phải là những hành trình tự do sáng tạo một cách tự tại mà là sự lạc lối trong “mê cung” của tâm thế “bị nhìn” từ đâu đó ! Cuộc “tranh luận” giữa hai phía “hân hoan” và “âu lo” cho đến nay, thực tế chỉ là những ý kiến rải rác khác nhau ở những diễn đàn khác nhau. Tuy nhiên, cải hai đều có thế lực riêng – một bên dựa vào thị trường, vào công chúng nghệ thuật “quốc tế”, một bên dựa vào cơ chế – nên đã tạo ra những luồng ảnh hưởng khác nhau, trái ngược. Ở đây, cần phải ghi chú, bất cứ sự thắng thế của phía nào trong thực tế, nếu không đặt nền trên một cơ sở lý luận vững chắc, đều trở thành nguy hiểm. Tiếp thu cái được gọi là “hiện đại” của người ta, cụ thể là của Âu – Mỹ, một cách thiếu ý thức chỉ dẫn đến sự cùng đường; còn bảo thủ với cái được gọi là “truyền thống” của mình bằng cách “đắp đê” ngăn chặn mọi cái mới lạ thì cũng chẳng hơn. Trong bối cảnh “toàn cầu hóa”, yêu cầu vừa “hiện đại hóa” vừa bảo vệ “bản sắc” là bức thiết. Nhưng bức thiết hơn vẫn là sự thông hiểu – để “hiện đại hóa” cần biết rõ thế nào là “hiện đại” ngay từ nền tảng, để bảo vệ “bản sắc” cần biết rõ thế nào là “bản sắc” ngay từ nền tảng – điều này, ở Việt Nam trong lãnh vực mỹ thuật, dường như chỉ mới là sự khởi đầu. Phía trước có thể không có “mê cung”, nhưng với người không chịu mở mắt mọi miền đất lạ đều là một “mê cung” ! . Vấn đề "tòan cầu hóa"-một "mê cung" (*) Nguyên Hưng Phía trước có thể không có “mê cung”, nhưng với người không chịu mở mắt, mọi miền đất lạ đều là một “mê. các bản sắc văn hóa … Có lẽ chưa bao giờ, các vấn đề trụ cột của một nền văn hóa, về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại v.v… được đề cập nhiều với ý thức “sinh mệnh” (chữ của cựu. Quang Diệu) như hiện tại, ở khắp mọi nơi. Sự quan tâm đến nghệ thuật cũng không nằm ngoài các vấn đề như vậy … Ở Việt Nam, riêng lãnh vực mỹ thuật, sau hơn 10 năm “mở cửa” – “giao lưu” với

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w