Tính cấp thiết của đề tài “Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề trong nền kinh tế nước ta đang phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hó
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
MÃ SỐ: DTHV.11/2023
CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ: TS NGUYỄN BÍCH NGỌC
HÀ NỘI – 2024
Trang 2NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NHIỆM VỤ KH&CN
STT Học hàm, học vị
1 TS Nguyễn Bích Ngọc Chủ nhiệm Giảng viên - Khoa Kế toán
- Kiểm toán
2 TS Phạm Thị Minh Tuệ Thư ký Phó chủ nhiệm Bộ môn Kế
toán quản trị - Khoa Kế toán - Kiểm toán
3 TS Ngô Thị Thu Hương Thành viên Chủ nhiệm Bộ môn Kế
toán quản trị - Khoa Kế toán- Kiểm toán
4 ThS Nguyễn Thị Mai
Hương
Thành viên Giảng viên - Khoa Kế toán
- Kiểm toán
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 41.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan 41.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC 41.1.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC 81.2 Khoảng trống nghiên cứu: 9Kết luận chương 1 10CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ THEO HOẠT ĐỘNG ABC VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP 112.1 Tổng quan về phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC 112.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp ABC 112.1.2 Khái niệm và đặc điểm của phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC 172.1.3 Trình tự thực hiện phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC 212.1.4 So sánh phương pháp ABC với phương pháp tập hợp chi phí truyền thống 252.2 Việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 272.2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 272.2.2 Thực trạng áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 282.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 292.2.4 Những lợi ích và khó khăn trong việc áp dụng phương pháp ABC 30
Trang 52.3 Kinh nghiệm về việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC
tại các quốc gia trên thế giới 32
2.4 Lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu 34
2.4.1 Lý thuyết hệ thống thông tin 34
2.4.2 Lý thuyết lợi ích và chi phí 34
2.4.3 Lý thuyết tâm lý 35
Kết luận chương 2 36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1 Quy trình nghiên cứu 37
3.2 “Giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, và thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu” 38
3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu 38
3.2.2 Mô hình nghiên cứu 40
3.2.3 Xây dựng thang đo trong mô hình đo lường 41
3.3 Nghiên cứu định lượng 43
3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 43
3.3.2 Mẫu nghiên cứu 43
3.3.3 Quy trình xử lý dữ liệu 44
3.4 Các bước đo lường và xử lý dữ liệu được sử dụng 44
Kết luận Chương 3 46
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Mô tả mẫu 47
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu và tỷ lệ hồi đáp 47
4.1.2 Mô tả cấu trúc mẫu 47
4.2 Kiểm định và đánh giá thang đo 49
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy cho các biến độc lập và biến phụ thuộc 49
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 53
4.2.3 Phân tích tương quan 57
4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến 58
4.3 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 63
Kết luận chương 4 65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 66
Trang 65.1 Kết luận 66
5.2 Kiến nghị 67
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 73
Kết luận chương 5 73
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 78
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
“Bảng 1.1 Tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC ở một số nước trên thế giới 5
Bảng 4.1: Mô tả mẫu theo Giới tính 47
Bảng 4.2: Mô tả mẫu theo Độ tuổi 48
Bảng 4.3: Mô tả mẫu theo Chức vụ 48
Bảng 4.4: Mô tả mẫu theo Trình độ chuyên môn 48
Bảng 4.5: Mô tả mẫu theo Lĩnh vực 49
Bảng 4.6: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố QM 50
Bảng 4.7: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố TTCP 50
Bảng 4.8: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố DTNV 50
Bảng 4.9: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CNTT lần 1 51
Bảng 4.10: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CNTT lần 2 51
Bảng 4.11: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố HTBGD 52
Bảng 4.12: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CT 52
Bảng 4.13: Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố AD 53
Bảng 4.14: Kiểm định KMO 54
Bảng 4.15: Kết quả EFA cho các biến độc lập 55
Bảng 4.16: Kiểm định KMO 56
Bảng 4.17: Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc 56
Bảng 4.18: Hệ số tương quan 58
Bảng 4.19: Phân tích hồi quy 59
Bảng 4.20: Kiểm định tự tương quan 59
Bảng 4.21: Kiểm định đa cộng tuyến 60
Bảng 4.22: Hệ số R bình phương 60
Bảng 4.23: Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập theo tỷ lệ % 62
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định các giả thuyết 63
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Mô hình ABM của CAM-I 14
Sơ đồ 2.2 Dòng thông tin ABB 15
Sơ đồ 2.3 Mối quan hệ giữa ABC, ABB và ABM 15
Sơ đồ 2.4 Phân bổ chi phí theo TDABC 16
Sơ đồ 2.5 Tóm tắt về phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động 18
Sơ đồ 2.6: Hệ thống ABC – Dòng di chuyển của chi phí từ nguồn lực đến sản phẩm/dịch vụ/khách hang 24
Sơ đồ 3.1: Khoảng trống nghiên cứu 37
Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài 41
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
ABB Phương pháp lập dự toán theo hoạt động
ABC Phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động
ABM Phương pháp quản trị chi phí theo hoạt động
CMS Hệ thống quản trị chi phí
JIT Sản xuất tức thời (Just-in-time)
TDABC Phương pháp tập hợp chi phí dựa trên hoạt động theo thời gian TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TQM Quản lý chất lượng toàn diện (Total quality management)
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề trong nền kinh tế nước ta đang phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hóa, dịch vụ cũng như các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc sử dụng và lựa chọn một hệ thống kế toán chi phí thích hợp đang là một đòi hỏi vô cùng cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp Theo Kaplan và Cooper (1998), định mức và tiêu chuẩn của chi phí lũy tiến thay đổi theo sự phát triển của công nghệ, phương pháp quản lý và phương pháp kinh doanh mới, theo đó các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các xu hướng mới để quản lý hiệu quả chi phí, từ đó đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị Như vậy, một trong những vấn đề thiết yếu đặt ra cho các nhà quản
lý doanh nghiệp là kiểm soát chi phí Trong đó, phương pháp chi phí ABC là phương pháp ưu việt giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh Dựa trên thông tin mà phương pháp này cung cấp, quản trị viên sẽ biết được hoạt động nào tạo ra giá trị gia tăng, hoạt động nào có thể được loại bỏ với mục đích tiết kiệm chi phí cho công ty Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp người quản lý xác định giá thành sản phẩm chính xác hơn, từ đó định giá sản phẩm chính xác hơn Đồng thời, phương pháp chi phí ABC (Chouhan và cộng sự, 2017; Amiri & Khmidi, 2019;
Lê & Nguyễn, 2019) cung cấp thông tin cho doanh nghiệp tập trung vào nhóm khách hàng nào và thị trường nào có lợi nhất để tăng khả năng cạnh tranh Phương pháp này cũng cung cấp một bức tranh rõ ràng về các nguồn lực được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, theo số liệu của Trung tâm thông tin thống kê thành phố, tính đến hết tháng 4 năm 2023, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn khoảng 360,000 doanh nghiệp Đặc biệt do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa phá sản tăng hơn nhiều so với các năm trước Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp quản lý và phân bổ chi phí gián tiếp theo phương pháp kế toán chi phí truyền thống Do đó, hệ thống kế toán chi phí hiện tại không đáp ứng được đòi hỏi phản ánh chính xác tất cả các loại hình chi phí phát sinh đang ngày càng đa dạng, phức tạp trong các hoạt động SXKD của đơn vị Chính vì vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra cho các
Trang 11doanh nghiệp phải thay đổi hệ thống kế toán của mình bằng một hệ thống kế toán tốt hơn nhằm phân bổ được chi phí chung đến từng đối tượng chịu chi phí của mình một cách chính xác, từ đó giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định phát triển đúng đắn, góp phần tạo ra lợi nhuận cho đơn vị.”
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu thực trạng áp dụng và điều kiện áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC – Activity based costing) là rất quan trọng, giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát
và lựa chọn phù hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ABC, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống này trong việc xác định chi phí từ các hoạt động của doanh
nghiệp Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu việc áp dụng
phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu tổng quát là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động- ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số khuyến nghị, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng ABC giúp phân bổ chi phí một cách chính xác hơn, đưa ra các quyết định quản trị hiệu quả hơn, nhằm cải thiện kết quả hoạt động của mình
Từ mục tiêu tổng quát trên, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết chung về phương pháp tập hợp chi phí dựa trên hoạt động (Mục tiêu 1)
- Tìm hiểu thực trạng áp dụng ABC và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Mục tiêu 2)
- Đề xuất giải pháp tăng cường việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Mục tiêu 3)
Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung
Trang 123 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống kế toán tập hợp chi phí theo hoạt động (ABC)
và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống kế toán tập hợp chi phí theo hoạt động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Thời gian: từ tháng 4/2023 đến tháng 12/2023
4 Phương pháp nghiên cứu
“Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
và”phương pháp nghiên cứu định lượng
“Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm nghiên cứu tài liệu, lý thuyết, các
đề tài thực hiện trước đó, quan sát thực tế, phỏng vấn các cá nhân để giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động” Kết quả nghiên cứu giúp: (1) Thu thập thông tin cơ bản để định hướng nghiên cứu, (2) Thu thập thông tin để thiết kế bảng câu hỏi phục vụ nghiên cứu, (3) Xác định phương hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện
“Phương pháp nghiên cứu định lượng: nhóm tác giả tiến hành khảo sát để thu thập thông tin và phân tích kết quả thu thập được bằng k thuật phân tích hồi quy đa biến trên phần mềm SPSS để xác định mức độ tác động của từng nhân tố trên đến áp dụng hệ thống ABC tại các” doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được kết cấu thành năm chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan về phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC và việc áp dụng tại doanh nghiệp
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC
Thực trạng áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt đông ABC Based Costing) đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới
(Activity-Có thể kể đến một số nghiên cứu nổi bật dưới đây
Nghiên cứu của Cooper và Kaplan (1992) tại M đã cho thấy rằng ABC đang được sử dụng rộng rãi ở M và được đánh giá là hữu ích trong việc cải thiện quản lý chi phí Innes và Mitchell (1991) cũng chỉ ra rằng ABC được áp dụng ở nhiều công ty tại Úc, tuy nhiên, các công ty vừa và nhỏ vẫn chưa sử dụng phương pháp này vì chi phí cao và khó khăn trong việc triển khai
“Công trình của tác giả Innes và cộng sự (2000) đã khảo sát 1000 tổ chức khác nhau về sự đồng tình vận dụng hệ thống ABC và xây dựng mô hình để các tổ chức này
áp dụng trong thực tế Kết quả nghiên cứu cho thấy có rất ít các công ty muốn áp dụng ABC thay hệ thống cũ Phần lớn các công ty chấp nhận hệ thống ABC là các công ty
có quy mô lớn và hoạt động chủ yếu trong các ngành thuộc lĩnh vực tài chính Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số lượng các doanh nghiệp áp dụng không thành công ABC cũng như không chấp nhận hay không quan tâm đến áp dụng
hệ thống ABC ngày càng tăng Các kết quả khảo sát trên người dùng ABC cung cấp một số bằng chứng cho thấy mặc dù 17,5% số người được hỏi nói rằng đã sử dụng ABC vào năm 1999, nhưng gần một nửa trong số họ chỉ sử dụng ABC trong một vài
bộ phận trong tổ chức của họ hay trong các nghiên cứu thí điểm, chỉ 7,9% còn lại là những người thực sự sử dụng hệ thống ABC Trong một số trường hợp, có những doanh nghiệp áp dụng song song cả hai hệ thống kế toán chi phí truyền thống và hệ thống ABC Trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến 1999, mặc dù có xuất hiện xu hướng vận dụng hệ thống ABC nhưng tỷ lệ chấp nhận sử dụng hệ thống ABC còn rất hạn chế Nguyên nhân theo tác giả là vì vấn đề phức tạp trong k thuật triển khai vận dụng hệ thống ABC cũng như chi phí đầu tư quá cao dẫn đến nhiều công ty đã từ chối chấp nhận triển khai vận dụng hệ thống mới Hạn chế của nghiên cứu là vẫn chưa đi sâu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến vận
Trang 14dụng hệ thống ABC Ngoài ra, các tác giả cũng đề xuất các nghiên cứu tiếp theo nên
mở rộng thêm tỷ lệ vận dụng hệ thống ABC ở các tổ chức khác ngoài phạm vi bài nghiên cứu này.”
Azzouz (2012) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm tại Morocco, bao gồm
62 doanh nghiệp đặt trụ sở tại quốc gia này, nhằm khảo sát mức độ áp dụng phương pháp ABC Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC ở Morocco Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC ở Morocco có sự biến đổi giữa các doanh nghiệp, và nhìn chung, tỷ lệ này vẫn còn hạn chế Tác giả cũng đưa ra thông tin về các tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC ở một số quốc gia khác nhau, nhấn mạnh rằng mức độ chấp nhận sử dụng ABC cũng khác nhau tùy thuộc vào quốc gia mà doanh nghiệp đó hoạt động Cụ thể, “tỷ lệ áp dụng ABC ở một số nước được thể hiện” qua bảng sau:
“Bảng 1.1 Tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC ở một số nước trên thế giới Năm nghiên
cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu
Tỷ lệ chấp nhận
2007 Sartorious, Eitzen et
Nguồn: Azzouz, 2012”
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ áp dụng phương pháp kế toán quản trị ABC ở Morocco là tương đối cao, đạt khoảng 12,9% trong tổng số 62 doanh nghiệp nghiên cứu Trong đó, tỷ lệ áp dụng ABC ở các doanh nghiệp lớn là 21,87%, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 3,33% Các doanh nghiệp công nghiệp đạt tỷ lệ 14,58% và các doanh nghiệp khác đạt tỷ lệ 7,14%
Dựa trên kết quả này, tác giả đề xuất các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung sử dụng một số biến tổ chức, như quy mô công ty, chiến lược kinh doanh, mức độ không
Trang 15chắc chắn của môi trường kinh doanh… để giải thích tại sao các doanh nghiệp lại chọn
áp dụng hoặc không áp dụng phương pháp ABC Những biến tổ chức này có thể cung cấp thông tin quan trọng và đa chiều giúp hiểu rõ hơn về lý do và yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp
Rundora và cộng sự (2013) đã thực hiện một cuộc điều tra “thực nghiệm bằng phương pháp khảo sát kinh nghiệm và nhận thức về phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) như một phương án thay thế cho phương pháp chi phí truyền thống trong các công ty sản xuất nhỏ ở khu vực Nam Gauteng, Nam Phi Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) các công ty áp dụng ABC có thời gian hoạt động lâu hơn nhiều so với các công ty không áp dụng; (ii) các công ty sử dụng phương pháp ABC
có quy mô (về số lượng nhân viên) lớn hơn đáng kể so với các công ty không sử dụng phương pháp này; (iii) có một số khác biệt đáng kể trong nhận thức giữa những người
sử dụng và những người không sử dụng phương pháp ABC, cụ thể:
(a) Người sử dụng ABC đánh giá 3/11 lợi ích của ABC cao hơn đáng kể so với người không sử dụng, đó là ABC cung cấp: Hỗ trợ quản lý và kiểm soát ngân sách; Một cơ sở để ra quyết định và kiểm soát tốt hơn; Và tăng khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường
(b) Người không sử dụng ABC đưa ra 4/11 rào cản của việc triển khai ABC, cụ thể là: Thiếu kiến thức về ABC; Gặp vấn đề trong việc xác định trình điều khiển chi phí; Khó khăn trong việc xác định các hoạt động; Và có mức độ ưu tiên cao hơn đối với các dự án khác”
Tại Trung Quốc, Wu và cộng sự (2020) “đã nghiên cứu việc áp dụng ABC trong sản xuất, với mục đích tìm hiểu tác động của ABC đến khả năng kiểm soát chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Sau khi thu thập mẫu gồm 163 doanh nghiệp, các tác giả chỉ ra rằng việc áp dụng ABC đã giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng kiểm soát chi phí, nâng cao độ chính xác trong tính toán giá thành sản phẩm
và đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý hơn Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, việc áp dụng ABC còn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thông qua việc tối ưu hóa các quá trình sản xuất” và quản lý chi phí
Mowery và “cộng sự (2021) cũng thực hiện việc nghiên cứu áp dụng ABC tại các
tổ chức y tế tại M Sau khi thu thập thông tin từ 231 tổ chức, các tác giả khẳng định việc áp dụng ABC có thể giúp cải thiện quản lý chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và cải
Trang 16thiện chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân Tuy nhiên, việc triển khai phương pháp này cũng đòi hỏi nhiều tài nguyên và sự cam kết từ các tổ chức để đạt được kết quả tốt nhất Một nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2020 của nhóm tác giả Kim và cộng sự cũng cho kết quả tương tự.” Thông qua mẫu dữ liệu gồm 174 doanh nghiệp sản xuất tại Hàn Quốc, các tác giả cũng chỉ ra việc áp dụng phương pháp ABC giúp tăng khả năng quản
lý chi phí, cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng quản lý chi phí chính là yếu tố trung gian tác động đến việc áp dụng phương pháp ABC
“Gần đây, tại các nước đang phát triển, ví dụ ở Malaysia, Rosli và Shamsuddin (2009) đã chỉ ra rằng ABC được áp dụng trong một số lĩnh vực nhưng việc triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên Tương tự ở Thái Lan: ABC cũng được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp, tuy nhiên việc triển khai gặp nhiều thách thức do thiếu nguồn lực và kinh nghiệm (Tantaloongankul
và Vongtanaboon, 2012) Tại Indonesia, ABC giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng dự đoán chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh (Wijayanti et al 2020).”
Ở Việt Nam, nhiều học giả cũng tiến hành nghiên cứu về phương pháp ABC ở những ngành nghề khác nhau Tác giả Nguyễn Đức Thịnh và Đỗ Xuân Đạt (2016) đã
“mô tả chi tiết về quá trình áp dụng phương pháp ABC tại Công ty TNHH một thành viên May mặc TNG, bao gồm việc xác định các hoạt động sản xuất, phân bổ chi phí cho các hoạt động đó, tính toán chi phí sản xuất cho từng sản phẩm, và so sánh với phương pháp truyền thống để đánh giá tác động của phương pháp ABC Kết quả cho thấy việc áp dụng phương pháp ABC đã giúp công ty cải thiện khả năng quản lý chi phí, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả sản xuất Nghiên cứu cũng đề cập đến những thách thức và hạn chế trong việc áp dụng phương pháp ABC tại công ty sản xuất may mặc này, cùng với những giải pháp để vượt qua những khó khăn đó.”
Nghiên cứu của Phan Thị Quỳnh Anh (2020) nhằm tìm ra “mục đích áp dụng phương pháp ABC để quản lý chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hóa chất X” Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng ABC giúp công ty tăng khả năng kiểm soát chi phí, tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Như vậy, có thể thấy rằng những nghiên cứu ở trên đều cho thấy ABC vẫn là một phương pháp quản lý chi phí hiệu quả và có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực
Trang 17kinh doanh khác nhau để cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc áp dụng ABC cũng đòi hỏi một nỗ lực đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống chi phí theo hoạt động và đào tạo nhân viên trong việc sử dụng phương pháp này
1.1.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC
Việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến khả năng áp dụng ABC cũng được thực hiện rộng rãi tại các quốc gia và ngành nghề những năm gần đây Tại các quốc gia đang phát triển như Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam, nhiều học giả đã rất quan tâm đến việc áp dụng ABC thông qua việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng
“Sudhashini Nair và Xin Tan (2018) đã nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Malaysia Các tác giả sau khi thu thập thông tin từ 200 đối tượng tham gia, đã đi đến kết luận rằng cả bốn nhóm nhân tố, môi trường bên ngoài, cơ chế tiết kiệm chi phí, thái độ của người sử dụng và quy mô công ty đều có ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp SME tại Malaysia
Tại Thái Lan, nghiên cứu của Paweena Kongchan (2013) đã chỉ ra sáu yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình triển khai ABC tại các công ty Cạnh tranh cao do những thay đổi trong chính sách của chính phủ và sự phát triển của sản xuất, công nghệ dịch vụ định hình chiến lược tổ chức đều có liên quan đến việc thực hiện ABC ở giai đoạn bắt đầu và áp dụng
Sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp sản xuất tại Indonesia là kết quả mà nghiên cứu của Widiastuti et al (2020) đã chỉ ra
Nghiên cứu của Shahzad và công sự (2020) tại Pakistan chỉ ra rằng những yếu tố như quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên, và sự hỗ trợ từ lãnh đạo tác động đến việc áp dụng phương pháp ABC trong các công ty sản xuất
Tại Anh, Brierley và Cowton (2017) đã khẳng định rằng đào tạo nhân lực, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao và khả năng tiếp cận với phần mềm ABC là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng ABC
Trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu tổng quan của Roosta và cộng sự (2020) tập trung vào những khó khăn trong việc áp dụng ABC tại các tổ chức y tế trên toàn cầu
Trang 18Các tác giả nhận ra rằng, thiếu kiến thức và k năng của nhân viên, sự phản đối của các bên liên quan, sự phức tạp của các quy trình và quản lý, và sự thiếu hụt tài chính là những cản trở chính cho việc áp dụng ABC Tuy nhiên, bài báo cũng cho thấy có những yếu tố hỗ trợ cho quá trình thực hiện này, bao gồm sự ủng hộ của các nhà quản
lý và nhân viên, sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các tổ chức và các chuyên gia, sự ưu tiên đặt ra bởi các tổ chức chăm sóc sức khỏe về việc tăng cường chất lượng
và hiệu quả của dịch vụ
Tại Việt Nam, Tam Nguyen và Tuan Le (2020), sau khi nhận được câu trả lời từ khoảng 90 đối tượng tham gia, các tác giả nhận thấy hầu hết các nhân tố không có ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng ABC, ngoại trừ yếu tố quy mô doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho rằng công ty càng lớn thì càng quan tâm đến việc áp dụng ABC hơn các công ty nhỏ Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Ngoc Hoang (2020) lại chỉ ra rằng việc áp dụng ABC chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố đào tạo, mức độ cạnh tranh, sự
hỗ trợ của ban giám đốc và quy mô khi nghiên cứu về ABC tại các trường đại học công lập.”
Tương tự, nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2019) cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên, sự hỗ trợ từ lãnh đạo sẽ tác động đến việc áp dụng phương pháp ABC trong các công ty sản xuất ở Việt Nam
1.2 Khoảng trống nghiên cứu:
“Mặc dù phương pháp tập hợp chi phí ABC đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, nhưng vẫn còn tồn tại một số khoảng trống trong nghiên cứu
- Hiệu quả chi phí của phương pháp ABC so với các phương pháp khác: Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả chi phí của phương pháp ABC với các phương pháp tính giá thành khác, ví dụ như phương pháp tập hợp chi phí truyền thống dựa trên hóa đơn
- Áp dụng phương pháp ABC cho các ngành công nghiệp khác nhau: Mặc dù phương pháp ABC đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành công nghiệp, nhưng cần nghiên cứu sâu hơn về việc áp dụng phương pháp này cho các ngành công nghiệp khác nhau, như ngành nông nghiệp, vận tải, và du lịch
- Ứng dụng phương pháp ABC trong các hệ thống sản xuất linh hoạt: Các hệ thống sản xuất linh hoạt (flexible manufacturing system) đang trở nên phổ biến trong
Trang 19sản xuất Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp ABC cho các hệ thống sản xuất linh hoạt còn khó khăn và cần nghiên cứu sâu hơn
- Cách thức triển khai phương pháp ABC: Các nghiên cứu về cách triển khai phương pháp ABC tại các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở Việt Nam Cần
có nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về những khó khăn, thách thức, và các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai cũng như áp dụng phương pháp này
Ngoài ra, mỗi một nghiên cứu sẽ có ý nghĩa tại từng thời điểm, với cụ thể số lượng mẫu, ngành nghề hoặc địa điểm mà nghiên cứu đó diễn ra Vì vậy, vẫn luôn cần
bổ sung những nghiên cứu mới, cập nhật thêm thông tin, thay đổi quy mô, kích thước mẫu để cung cấp cái nhìn đa chiều hơn về việc áp dụng phương pháp ABC này
Với đề tài “Nghiên cứu việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả sẽ làm rõ
hơn thực trạng áp dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng ABC tại các doanh nghiệp hoạt động tại Hà Nội.”
Kết luận chương 1
“Chương 1 đã trình bày tóm tắt các nghiên cứu về xu hướng áp dụng ABC và các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống ABC trong nước và trên thế giới, đồng thời đưa ra những nhận xét chung về các nghiên cứu này Có thể thấy,
hệ thống ABC đã phát triển khá lâu đời trên thế giới với nhiều công trình nghiên cứu liên quan Mặc dù vậy, ABC vẫn còn là một hệ thống khá mới để có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả vẫn chưa tìm thấy có nghiên cứu nào đề cập về đến việc áp dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung, đây cũng chính là khe hổng nghiên cứu mà đề tài sẽ khai thác và làm định hướng cho bài nghiên cứu này Trong chương kế tiếp, tác giả sẽ trình bày các lý thuyết
cơ bản về ABC để trên cơ sở kết hợp với kết quả nghiên cứu của chương này, tác giả
sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu của đề tài.”
Trang 20CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ THEO HOẠT ĐỘNG ABC VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI DOANH
NGHIỆP 2.1 Tổng quan về phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp ABC
2.1.1.1 Lịch sử hình thành phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC
Vào đầu những năm 1980, các học giả Harvard quan tâm đến việc gia tăng tính cạnh tranh quốc tế đối với các sản phẩm sản xuất tại M và những thay đổi trong thị trường tiêu dùng Kết quả là, những phương pháp quản trị hiệu quả hơn như Just-in-time (JIT), Total quality management (TQM) và những công nghệ sản xuất hiện đại hơn đã được thực hiện bởi một số nhà sản xuất M Chi phí của những công nghệ này dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất và chi phí chung Các nhà sản xuất gặp khó khăn khi đánh giá khoản đầu tư mới này vì phương pháp tính chi phí truyền thống không cung cấp đủ thông tin cho việc ra quyết định Một số nhà quản lý và người ra quyết định cho rằng thông tin chi phí từ hệ thống tính chi phí hiện tại của họ không phản ánh được thực tế kinh doanh
Năm 1984, Robert Kaplan Giáo sư Kế toán Đại học Harvard đã phê phán hệ thống chi phí truyền thống trong môi trường sản xuất Ông khẳng định rằng các hệ thống chi phí truyền thống là không đủ cho nhu cầu kinh doanh, không phù hợp để đo lường hiệu quả hoạt động ROI và bị chi phối bởi kế toán tài chính (Kaplan, 1984) Hơn nữa, Kaplan cho rằng các công ty đi đầu trong việc phát triển JIT hay TQM, có lẽ đang phát triển và thực hiện các hệ thống kế toán sáng tạo hơn Ông đã chứng minh giả định của mình thông qua trường hợp của Công ty John Deere Component Works Công ty nhận thấy rằng khi đấu thầu các hợp đồng, chi phí sản phẩm hiện có của công
ty không chính xác (Jeans & Morrow, 1989) Vào thời điểm đó, công ty sử dụng hệ thống giá thành định mức để phân bổ chi phí chung dựa trên số giờ máy, số giờ lao động trực tiếp, hay giá trị nguyên vật liệu (Jeans & Morrow, 1989) Năm 1985, công ty
đã phân tích quy trình sản xuất của mình và xác định các hoạt động hỗ trợ cho quá trình sản xuất Chi phí chung được phân bổ cho các hoạt động dựa trên tỷ lệ phần trăm
Trang 21ước tính của từng tác nhân phát sinh chi phí chung (Jeans &Morrow, 1989) Từ đó hệ thống đổi mới này được biết đến là ABC
Năm 1985, Robin Cooper, Phó Giáo sư Quản trị Kinh doanh tại Harvard, đã phát hiện ra phương pháp tính chi phí sáng tạo hơn khi nghiên cứu điển hình tại Schrader Bellows Group (Jones & Dugdale, 2002) Thông qua việc phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận của sản phẩm, công ty thấy rằng hệ thống giá thành định mức truyền thống không chỉ ra được các chi phí do sản phẩm thất thoát gây ra Chi phí của những bộ phận hỗ trợ như chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung được phân bổ cho bộ phận sản xuất dựa trên số giờ lao động trực tiếp và như vậy không sát với thực tế Sau đó, công ty tìm cách phân bổ chi phí một cách hợp lý hơn, theo đó chi phí hỗ trợ được phân bổ dựa trên tỷ lệ các hoạt động mà mỗi sản phẩm yêu cầu
Hơn nữa, vào năm 1987, Thomas Johnson, Giáo sư về Quản trị chi phí tại Đại học Portland State đã sử dụng trường hợp của Weyerhaeuser Corporation để mô tả các vấn đề của hệ thống chi phí truyền thống Hệ thống chi phí truyền thống tập trung vào lượng chi phí hơn là các hoạt động gây ra chi phí Kaplan (1994) đã chỉ ra rằng hệ thống chi phí của Tập đoàn Weyerhaeuser tương tự như của John Deere Component Works và Schrader Bellows Group
Trong một nỗ lực để giải quyết các vấn đề của hệ thống chi phí truyền thống mà nền sản xuất M phải đối mặt vào năm 1986, Consortium for Advanced Manufacturing, International (CAM-I) đã khởi xướng Dự án Hệ thống quản trị chi phí (CMS) Mục tiêu của CMS là thiết kế một phương pháp phân bổ chi phí hợp lý và hỗ trợ các công ty phát triển hệ thống tính chi phí chính xác hơn (Miller, 1996)
Kết quả của dự án CMS là các sản phẩm, dịch vụ không tiêu thụ chi phí một cách trực tiếp, mà chính là các hoạt động Từ đó, một phương pháp tính chi phí mới ra đời, được gọi là ABC, lần đầu tiên được công bố trên tạp chí Harvard Business Review- với mục tiêu đo lường chi phí và đưa ra quyết định một cách đúng đắn ABC đã được
mô tả như là một hệ thống phân bổ chi phí hiệu quả cung cấp nhiều thông tin chi phí chính xác hơn so với hệ thống chi phí truyền thống
2.1.1.2 Sự phát triển của phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC
“ABC ban đầu được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất, nơi mà sự
đa dạng của sản phẩm và quy trình sản xuất phức tạp khiến cho việc phân bổ chi phí
Trang 22gián tiếp trở nên khó khăn và không chính xác Phương pháp này sau đó cũng được
mở rộng sang các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả ngân hàng và bảo hiểm, nơi chi phí gián tiếp chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí
ABC giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động chiếm dụng nguồn lực và phân
bổ chi phí dựa trên nguyên tắc "gây ra chi phí" thay vì "khả năng chịu chi phí" Nhờ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định về giá sản phẩm, dịch vụ, đầu tư và cắt giảm chi phí dựa trên thông tin chi phí chính xác hơn
ABC cũng được phát triển lên thành phương pháp quản trị dựa trên hoạt động (ABM) cho mục đích quản lý và phương pháp lập dự toán dựa trên hoạt động (ABB) cho mục đích lập kế hoạch cũng như kiểm soát chi phí.”
a Phương pháp quản trị dựa trên hoạt động ABM
Trong những năm 1990, sau khi hệ thống ABC được giới thiệu, các công ty ít sử dụng thông tin hoạt động để hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh và điều này dẫn đến sự phát triển của ABM (Miller, 1996) ABCM hoặc ABM là quá trình phát triển dựa trên hoạt động từ một phương pháp tính chi phí đến một nguyên tắc quản lý (Jones & Dugdale, 2002) Trong khi ABC cung cấp thông tin chi phí chính xác, ABM sử dụng ABC làm nguồn thông tin chính để thực hiện các cải tiến một cách liên tục bao gồm hoạt động, tác nhân phát sinh chi phí và phân tích hiệu suất (Miller, 1996) Do đó, ABM ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh
Như thể hiện trong Sơ đồ 2.1, ABM tập trung vào việc quản lý các hoạt động để cải thiện giá trị khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp (Miller, 1996)
Trang 23Sơ đồ 2.1 Mô hình ABM của CAM-I
b Phương pháp lập dự toán dựa trên hoạt động ABB
ABC được triển khai vào những năm 1990 và việc sử dụng nó như một công cụ lập dự toán ngày càng tăng lên do những hạn chế của các phương pháp lập dự toán truyền thống (Gosselin, 2006) “Nhìn chung, quy trình lập dự toán truyền thống tập trung vào nguồn lực và thông tin tài chính dẫn đến sự mất kết nối giữa phản ứng chiến lược của một doanh nghiệp với nhu cầu của khách hàng và những hành động của nhân viên Kết quả là, nó cung cấp các giải pháp không phù hợp để đạt được mục tiêu tài chính và kết quả gia tăng hàng năm
Trong những năm 2000, dự án CMS thuộc tổ chức CAM-I đã phát triển cách tiếp cận dựa trên hoạt động để lập dự toán Mục tiêu của cách tiếp cận này là để giảm các vấn đề của dự toán truyền thống mà các công ty phải đối mặt (Sandison và cộng sự, 2003) Do đó, ABB đã được sử dụng để tạo ra dự toán thực tế và chính xác hơn, xác định nhu cầu nguồn lực và mối liên kết tốt hơn giữa chi phí với đầu ra so với lập dự toán truyền thống ABB ước tính khối lượng công việc và yêu cầu nguồn lực để đáp ứng trong tương lai nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thông qua việc tính toán dựa trên hoạt động ABB tạo ra các kế hoạch tài chính và dự toán bắt đầu với dự toán về doanh
số bán hàng cho từng sản phẩm.”
Như thể hiện trong Sơ đồ 2.2, Cokins (2012) tuyên bố rằng dữ liệu lịch sử từ hệ thống ABC được sử dụng để ước tính các hoạt động cần thiết nhằm tạo ra một số lượng sản phẩm cụ thể (phân tích yêu cầu), đánh giá các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ
Quy trình cải tiến liên tục
Nguồn lực
Đo lường kq hoạt động Hoạt động
Tác nhân phát
sinh CP
Đối tượng CP
Phân tích hoạt động Phân tích tác nhân gây CP Phân tích kq hoạt động Qđiểm về quy trình
Quan điểm phân bổ CP
Trang 24các hoạt động đó (phân tích năng lực), và xác định chi phí của các nguồn lực đó (phân tích chi phí)
Sơ đồ 2.2 Dòng thông tin ABB
c Mối quan hệ giữa ABC, ABM và ABB
Như đã mô tả ở trên, ABM và ABB được phát triển để thúc đẩy việc sử dụng thông tin ABC như một công cụ quản lý ABC là cơ sở để tạo ra những thông tin chi phí chính xác cho ABM và ABB Phương pháp ABM phân tích thông tin ABC để ra quyết định tốt hơn và cải thiện hoạt động kinh doanh trong khi ABB sử dụng thông tin ABC để lập kế hoạch và kiểm soát trong tương lai
Sơ đồ 2.3 Mối quan hệ giữa ABC, ABB và ABM
2 Phân tích khả năng
1 Phân tích
Khả năng nguồn lực
Yêu cầu hoạt
Phân tích kết quả
Phân tích hoạt động Phân tích tác nhân phát sinh
CP
Tác nhân phát sinh CP ng/luc
Tác nhân phát sinh CP hđ
Trang 25d Phương pháp tập hợp chi phí dựa trên hoạt động theo thời gian
Nhiều công ty gặp khó khăn khi triển khai “ABC dẫn đến hậu quả là bỏ rơi nó Những lý do thất bại trong quá trình áp dụng và thực hiện ABC bao gồm thời gian và chi phí của việc thu thập dữ liệu Năm 2004, Kaplan và Anderson đã tạo ra một phiên bản tiếp theo của ABC, được gọi là TDABC (Time-driven Activity-based costing) nhằm giải quyết những thiếu sót của hệ thống trước đó TDABC đã loại bỏ các nhóm hoạt động và sử dụng phương trình thời gian để ấn định một cách trực tiếp chi phí nguồn lực đến các đối tượng chi phí thay vì các tác nhân phát sinh chi phí.” Phương trình thời gian được tính từ các định mức giờ việc và các hệ số tương đương, bao gồm chi phí công suất nhàn rỗi (xem Sơ đồ 2.4)
Sơ đồ 2.4 Phân bổ chi phí theo TDABC
“Kaplan và Anderson (2004) khẳng định rằng TDABC cung cấp thông tin chính xác như hệ thống ABC thông thường nhưng chi phí và thời gian cần thiết để phát triển cũng như duy trì mô hình sẽ ít hơn Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn về việc phương pháp này đánh giá quá cao thời gian sử dụng cũng như các lỗi trong phương trình thời gian Bên cạnh đó, TDABC tạo ra thông tin chi phí không chính xác và do
đó giống như phương pháp chi phí truyền thống
Mặc dù Kaplan và Anderson (2007) cho rằng đã có hơn 200 công ty sử dụng TDABC, nhưng chỉ có một vài bài báo và các nghiên cứu tìm hiểu về tính hiệu quả của TDABC.” Vì vậy, cần thêm nhiều những nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp
Thời gian quy trình = tổng thời gian từng hoạt động
Trang 26TDABC nhằm góp phần làm rõ nhưng ưu điểm cũng như khuyết điểm của phương pháp này
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC
2.1.2.1 Khái niệm
“Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động lần đầu tiên được Thomas Johnson, Robin Cooper và Robert Kaplan đề cập đến trong cuốn “Relevance Lost: The Rise and Fall of Management Accounting” (1987) như một phương pháp cải thiện việc tính toán chi phí Từ đó, có khá nhiều khái niệm về phương pháp ABC
Theo Krumwiede và Roth (1997): “Phương pháp kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) là một hệ thống kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách hàng và các đối tượng chi phí Phương pháp này phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó”
Đến năm 1998, Kaplan đưa ra định nghĩa khác về phương pháp kế toán ABC:
“Phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung cấp một cách thức phân bổ chính xác chi phí gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt động, quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ Mục tiêu của phương pháp ABC không phải là phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của phương pháp này là đo lường và tính giá tất cả các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng”
Còn theo Horngren (2000): “Phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính giá truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng chi phí cơ bản Hệ thống tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là tập hợp chi phí cho từng hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động được tiêu dùng bởi sản phẩm hay dịch vụ đó”.”
Theo Nguyễn Việt Hưng (2017): “Phương pháp ABC có thể được hiểu là một phương pháp phân bổ chi phí ước tính sử dụng đa tiêu thức để phân bổ chi phí đến đối tượng cuối cùng là sản phẩm, khách hàng, kênh phân phối… Nguyên tắc chính của phương pháp này là tính chi phí cho từng hoạt động, sau đó tổng hợp các chi phí đến
Trang 27đối tượng cuối cùng bằng cách đo lường bao nhiêu hoạt động phục vụ cho đối tượng này”
“Có thể thấy ABC được rất nhiều tác giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Đây là phương pháp đo lường chi phí và hiệu quả của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở các nguồn lực sử dụng bởi các hoạt động khác nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ trong doanh nghiệp.”
Sơ đồ 2.5 Tóm tắt về phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
2.1.2.2 Đặc điểm
“Dưới đây là một số đặc điểm chính của phương pháp ABC:
* Hoạt động được coi là trung tâm: hệ thống ABC tập trung vào hoạt động
(activity) như là trung tâm để tập hợp chi phí Thay vì phân bổ chi phí dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ, ABC phân tích các hoạt động thành các đơn vị cơ bản nhất, nhằm hiểu rõ hơn các yếu tố gây ra chi phí và tạo ra giá trị Các hoạt động này có thể bao gồm thiết kế sản phẩm, thiết lập dây chuyền sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý đơn hàng, và còn nhiều hoạt động khác liên quan đến quá trình sản xuất và cung cấp dịch
vụ
*Phân bổ chi phí dựa trên nguyên nhân dẫn đến độ chính xác cao hơn:
Sau khi xác định các hoạt động, ABC tiến hành gán các chi phí liên quan đến mỗi hoạt động đó Điều này có thể bao gồm chi phí lao động, chi phí máy móc, vật tư,
Đối tượng chi phí
Chúng ta làm gì?
Phân bổ cho hoạt động
Cho ai?
Chi phí cho các trung tâm
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Bao nhiêu công
việc chúng ta làm
Sản phẩm
Dòng kinh doanh
Khách hàng
Trang 28và chi phí khác được sử dụng trong từng hoạt động Việc gán chi phí này giúp xác định chi phí thực sự mà mỗi hoạt động tạo ra, từ đó giúp phân bổ chi phí chính xác hơn cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên mức độ sử dụng hoạt động đó Như vậy, với ABC, doanh nghiệp có thể xem xét chi tiết từng hoạt động và tìm hiểu chính xác nguồn gốc của chi phí Điều này giúp quản lý hiểu rõ hơn về cơ chế chi phí trong doanh nghiệp Nó cũng giúp xác định lợi ích mà từng hoạt động mang lại, cho phép công ty tập trung tối ưu hóa các hoạt động quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả và cạnh tranh
*Nhận định được các hoạt động không gia tăng thêm giá trị:
Phân tích ABC giúp doanh nghiệp nhận ra các hoạt động không gia tăng thêm giá trị (non-value-added activities) trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ Các hoạt động này không đóng góp vào sự tạo ra giá trị cho khách hàng hoặc không có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng lại tạo ra chi phí không cần thiết Khi triển khai phương pháp ABC, doanh nghiệp xác định và phân loại các hoạt động thành các hoạt động gia tăng giá trị (value-added activities) và các hoạt động không gia tăng giá trị Các hoạt động gia tăng giá trị là những hoạt động góp phần vào việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẵn lòng trả tiền Trong khi đó, các hoạt động không gia tăng giá trị không có đóng góp quan trọng vào giá trị cuối cùng
mà khách hàng nhận được
Sau khi xác định các hoạt động không gia tăng giá trị, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về việc tối ưu hóa hoặc loại bỏ chúng Tối ưu hóa hoạt động có thể bao gồm cải tiến quy trình để giảm thiểu thời gian và chi phí, tăng cường hiệu quả và giảm lãng phí Đồng thời, doanh nghiệp có thể loại bỏ các hoạt động không cần thiết để giảm bớt chi phí và tập trung nguồn lực vào các hoạt động tạo ra giá trị cho khách hàng Việc giảm lãng phí và tối ưu hóa hoạt động giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp họ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn
*Khả năng áp dụng rộng rãi: mặc dù ABC ban đầu được phát triển để áp dụng
trong ngành sản xuất, nhưng phương pháp này đã chứng tỏ tính hiệu quả và đáng tin cậy trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau, bao gồm dịch vụ, y tế và bán lẻ
Trang 29- Dịch vụ: ABC đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp dịch vụ, chẳng hạn như các công ty tư vấn, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, quảng cáo và hậu cần Trong các doanh nghiệp dịch vụ, hoạt động thường là yếu tố quan trọng trong việc tạo
ra giá trị cho khách hàng Bằng cách sử dụng ABC, các doanh nghiệp có thể xác định các hoạt động cụ thể và chi phí tương ứng cho từng hoạt động Điều này giúp họ hiểu
rõ hơn về nguồn gốc của chi phí và đưa ra quyết định phân bổ tài nguyên hiệu quả hơn,
từ đó cải thiện hiệu suất và chất lượng dịch vụ
- Y tế: Trong lĩnh vực y tế, ABC đã được áp dụng để phân tích chi phí dịch vụ và quản lý tài nguyên trong các bệnh viện, phòng khám, và các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác Bằng cách xác định chi tiết các hoạt động như chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân, và dịch vụ hỗ trợ, các cơ sở y tế có thể đưa ra những quyết định hiệu quả hơn về cách tối ưu hóa tài nguyên, nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc, đồng thời giảm thiểu lãng phí chi phí
- Bán lẻ: Trong lĩnh vực bán lẻ, ABC đã được áp dụng để phân tích chi phí cho từng hoạt động trong chuỗi cung ứng và quản lý kho Các hoạt động như nhập hàng, lưu trữ, đóng gói, giao hàng, và chăm sóc khách hàng đều được đánh giá chi tiết để hiểu rõ hơn về chi phí và lợi ích của từng hoạt động Điều này giúp các doanh nghiệp bán lẻ đưa ra quyết định về cách tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu tồn kho, tăng cường phục vụ khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động
*Yêu cầu về dữ liệu và công nghệ: Để triển khai ABC một cách hiệu quả,
doanh nghiệp thường cần có dữ liệu chi tiết và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ
- Dữ liệu chi tiết: ABC yêu cầu dữ liệu chi tiết về các hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí Doanh nghiệp cần thu thập thông tin chi tiết về các hoạt động trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm các bước công việc, tài nguyên sử dụng (nhân công, máy móc, vật tư), và thời gian thực hiện mỗi hoạt động
Dữ liệu này cần được thu thập chính xác và đáng tin cậy từ các nguồn khác nhau trong doanh nghiệp, chẳng hạn như hệ thống quản lý sản xuất, hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), hệ thống kế toán, hệ thống quản lý nhân sự và các hệ thống khác
- Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ: Để xử lý và phân tích lượng lớn dữ liệu chi tiết, doanh nghiệp cần sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ Các hệ thống ERP hoặc các phần mềm quản lý chi phí có thể được tích hợp với ABC để thu thập và
xử lý dữ liệu chi tiết Hệ thống này giúp tự động hóa quá trình thu thập dữ liệu và tính
Trang 30toán chi phí, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng hỗ trợ quản lý cơ sở dữ liệu hoạt động và cung cấp các công cụ phân tích để hiển thị và đánh giá kết quả ABC một cách trực quan
- Phân tích và ứng dụng dữ liệu: Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu chi tiết, doanh nghiệp cần phân tích kết quả để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và cơ chế chi phí của từng hoạt động Kết quả của phân tích ABC giúp quản lý nhận ra những hoạt động quan trọng và không quan trọng, từ đó đưa ra quyết định tối ưu hóa tài nguyên và cải thiện hiệu quả hoạt động Công ty có thể tập trung đầu tư vào các hoạt động quan trọng và giảm thiểu lãng phí chi phí cho các hoạt động không quan trọng
- Cải tiến và duy trì hệ thống ABC: Triển khai ABC là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự cải tiến và duy trì liên tục của hệ thống Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật
dữ liệu, cải thiện quy trình thu thập thông tin, và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của ABC Các công ty cũng cần đào tạo nhân viên để sử dụng hiệu quả hệ thống ABC và hiểu rõ về quá trình phân tích và ứng dụng kết quả ABC vào hoạt động kinh doanh
*Tăng chi phí quản lý: Việc triển khai ABC có thể tăng chi phí quản lý do việc
phân tích chi tiết đòi hỏi sự tham gia chặt chẽ của các bộ phận trong doanh nghiệp, hệ thống công nghệ thông tin phức tạp đòi hỏi đầu tư vào các phần mềm quản lý chi phí, công nghệ máy tính và hạ tầng mạng Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp”
2.1.3 Trình tự thực hiện phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC
Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu đã xây dựng các bước giúp doanh nghiệp triển khai thành công phương pháp ABC Trong đó, theo nghiên cứu của Kaplan và Atkinson (1998) đã chia ra năm bước k thuật cơ bản để doanh nghiệp tiến hành phương pháp ABC, đó là:
“Bước 1: Xác định các hoạt động, nguồn lực liên quan đến hoạt động và đo
lường chi phí sử dụng nguồn lực
- Xác định hoạt động (Define Activities):
Hoạt động được hiểu là tác nhân, nguyên nhân gây nên chi phí (cost driver) Trong thiết kế ABC, xác định hoạt động là bước rất quan trọng Xác định hoạt động có thể khó khăn, tốn thời gian Một thủ tục phổ biến trong xác định hoạt động là phỏng
Trang 31vấn những người làm việc và tổng kết các hoạt động chính của họ Điều này thường dẫn đến một danh sách rất dài các hoạt động Để đơn giản, tiết kiệm, có thể rút gọn danh sách các hoạt động bằng cách kết hợp một số hoạt động tương đồng thành một hoạt động chung đặc trưng tương thích Khi kết hợp các hoạt động cần chú ý đến tính tương thích – tương thích về mục tiêu, cấp độ, phạm vi
- Xác định nguồn lực, chi phí hoạt động (Activity Cost Pools)
Trong thiết kế ABC, xác định nguồn lực sử dụng liên quan đến hoạt động cũng là công việc rất quan trọng vì nó quyết định đến các loại thước đo nguồn lực, đo lường chi phí sử dụng nguồn lực
Xác định nguồn lực và chi chi phí liên quan đến sử dụng nguồn lực của hoạt động thường được tiến hành trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực với hoạt động hay nhóm hoạt động Về cơ bản, nguồn lực sử dụng và chi phí sử dụng nguồn lực được xác định, tập hợp theo từng hoạt động hoặc nhóm hoạt động và phạm
vi chi phí có thể là chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, hay chi phí bên trong và bên ngoài hoạt động doanh nghiệp tùy theo mục tiêu thiết kế ABC
Nguồn lực và hoạt động gây nên chi phí có thể chia theo các phạm vi phổ biến như : (i) Nguồn lực liên quan đến thực hiện sản xuất, kinh doanh ở từng sản phẩm; (ii) Nguồn lực liên quan đến thực hiện sản xuất, kinh doanh ở từng lô sản phẩm; (iii) Nguồn lực liên quan đến thực hiện sản xuất, kinh doanh ở từng dòng sản phẩm; (iv) Nguồn lực liên quan đến hỗ trợ, phục vụ sản xuất sản xuất, bán hàng, quản lý ; (v) Nguồn lực liên quan đến duy trì cơ sở vật chất ở từng bộ phận sản xuất, bán hàng, quản lý,…
- Đo lường chi phí hoạt động (Activity Measures)
Trên nền tảng hoạt động đã được xác lập, các nguồn lực đã định hình và thước đo
sử dụng thích hợp, chi phí nguồn lực sử dụng cho từng hoạt động hay nhóm hoạt động liên quan sẽ được xác định
Tùy theo mục tiêu của ABC, chi phí nguồn lực sử dụng của từng hoạt động hay nhóm hoạt động sẽ được đo lường ở phạm vi thích hợp khác nhau Cụ thể, nếu mục tiêu của ABC là cung cấp thông tin cho việc dự báo, xác lập chiến thuật, chiến lược hoạt động kinh doanh, chi phí được đo lường theo chi phí kế hoạch; mục tiêu của ABC
là cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh, chi phí được
đo lường theo chi phí thực tế; hoặc mục tiêu của ABC là cung cấp thông tin cho việc
Trang 32kiểm tra, đánh giá hoạt động sản xuất, chi phí được đo lường theo chi phí sản xuất thực tế, …
Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng hoạt động gây nên chi phí
Trên nền tảng hoạt động đã được xác lập, nguồn lực sử dụng, phạm vi chi phí đã được xác định, chi phí được tập hợp theo từng hoạt động hay nhóm hoạt động Về cơ bản, nếu xét theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, dịch vụ hay khách hàng, các hoạt động phát sinh chi phí chia ra thành hai nhóm là nhóm những hoạt động có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và nhóm hoạt động liên quan gián tiếp đến đối tượng chịu chi phí Vì vậy, chi phí được tập hợp theo hai nhóm hoạt động
Tập hợp chi phí cho những hoạt động có mối quan hệ trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí như tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp của hoạt động sản xuất
Tập hợp chi phí cho những đối tượng có mối quan hệ gián tiếp đến đối tượng chịu chi phí như tập hợp chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý chung,…Với nhóm này, chi phí được tập hợp cho những hoạt động, nhóm ở những phạm vi quản lý khác nhau như phạm vi từng lô sản phẩm, phạm vi từng phân xưởng và phạm vi toàn doanh nghiệp
Bước 3: Tính hệ số phân bổ chi phí theo từng hoạt động
Hệ số phân bổ được xác định riêng theo từng hoạt động, nhóm hoạt động và cơ
sở phân bổ tương ứng Vì vậy, nếu bảng liệt kê có n hoạt động, nhóm hoạt động thì sẽ
có n hệ số phân bổ tương ứng, cụ thể:
Hệ số phân bổ = Tổng chi phí / Tổng cơ sở phân bổ
Bước 4: Phân bổ chi phí, đặc biệt là chi phí chung (chi phí sản xuất chung) cho
từng đối tượng chịu chi phí dựa trên cơ sở hệ số phân bổ và mức sử dụng kết quả từ các hoạt động của đối tượng chịu chi phí
Đối tương chịu chi phí (Cost Objects): là những đối tượng gánh chịu chi phí, những đối tượng dẫn đến các hoạt động diễn ra Các đối tượng chịu chi phí thông thường gồm: sản phẩm, đơn hàng, dịch vụ, khách hàng
Việc ghi nhận chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí dựa trên cơ sở mối liên quan giữa hoạt động với đối tượng chịu chi phí, hệ số phân bổ của hoạt động và mức
sử dụng các hoạt động
Trang 33Chi phí được ghi nhận cho một đối tượng chịu chi phí được thể hiện theo công thức sau:
Chi phí phân bổ cho đối tượng (i) =∑(Hệ số phân bổ x Mức sử dụng)
Nghiên cứu của Kaplan và Atkinson (1998) đã đưa ra sơ đồ về hệ thống ABC (Sơ đồ 2.6) như sau:
Sơ đồ 2.6: Hệ thống ABC – Dòng di chuyển của chi phí từ nguồn lực đến sản phẩm/dịch vụ/khách hang
Bước 5: Lập báo cáo chi phí của từng đối tượng theo nguyên nhân phát sinh chi
phí
Báo cáo chi phí theo ABC được thể hiện chi phí theo từng nguyên nhân Tùy thuộc vào mục tiêu quản trị, báo cáo chi phí theo ABC sẽ được trình bày ở những phạm vi, thước đo chi phí khác nhau.”
Tiêu thức phân bổ chi
phí nguồn lực
Các hoạt động
Kiểm tra nguyên vật liệu
Vận chuyển NVL
Bảo trì máy móc
Chuẩn
bị máy móc
Vận chuyển NVL
Số giờ bảo trì Số lần chuẩn
bị máy móc
Số lần chuẩn
bị dụng cụ
$/1 lần nhận NVL
$/ 1 lần vận chuyển NVL
$/ 1 giờ bảo trì $/ 1 lần chuẩn
bị máy móc
$/ 1 lần chuẩn
bị dụng cụ
Trang 342.1.4 So sánh phương pháp ABC với phương pháp tập hợp chi phí truyền thống
“Về mục tiêu cơ bản, cả hai phương pháp này giống nhau đó là đều hướng tới mục tiêu xác định chi phí giá thành của sản phẩm dịch vụ, và cung cấp thông tin chi phí giá thành cho các cấp quản trị ra quyết định Xét về giai đoạn thì cả hai phương pháp đều bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 xác định chi phí liên quan đến hoạt động chịu chi phí hay trung tâm chi phí, giai đoạn 2 là tính toán giá thành sản phẩm dịch vụ thông qua k thuật tính toán của từng phương pháp
Tuy nhiên, hoàn cảnh ra đời, góc độ tiếp cận, lý luận giữa hai phương pháp này khác nhau dẫn đến kết quả giá thành được tính toán theo hai phương pháp này khác nhau, do vậy các quyết định được đưa ra dựa trên kết quả cũng khác nhau
*Về hoàn cảnh ra đời:
Phương pháp truyền thống ra đời vào những năm 1870 – 1920, lúc đó khoa học
k thuật chưa phát triển, quy trình sản xuất còn đơn giản, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng cao và chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp Phương pháp truyền thống lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp thường là số giờ công lao động hay số giờ máy hoạt động và việc phân bổ chi phí gián tiếp vào sản phẩm dịch vụ có sai lệch cũng không ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm, dịch vụ Ngày nay, khoa học k thuật đã phát triển rất mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi to lớn trong quá trình sản xuất Nếu trước đây, nền sản xuất dựa vào lao động là chủ yếu thì ngày nay nền sản xuất chủ yếu dựa vào máy móc thiết bị và công nghệ Vì vậy, chi phí nhân công trực tiếp giảm dần và chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng ngày càng cao Thêm vào đó, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dần, nguồn lực doanh nghiệp có hạn và sự cạnh tranh gay gắt ngày càng gia tăng ngay cả trong thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới
Trong bối cảnh này nhà quản trị cần có những thông tin chính xác, thích hợp, kịp thời và chi tiết cho quá trình ra quyết định Phương pháp truyền thống không thể đáp ứng được những yêu cầu này
Vào những năm 1980, Robin Cooper and Rober S Kaplan giới thiệu phương pháp ABC nhằm khắc phục những nhược điểm vốn có của phương pháp truyền thống Các công ty M bắt đầu nghiên cứu áp dụng phương pháp ABC và đã đem lại những thay đổi to lớn trong việc lựa chọn cơ cấu sản phẩm sản xuất, quyết định về giá, chính
Trang 35sách hậu mãi… đã dẫn đến cải thiện đáng kể lợi nhuận và gia tăng sự cạnh tranh của các công ty M
*Về lý luận cơ bản:
Phương pháp truyền thống đề cập chủ yếu đến việc tính toán giá thành sản phẩm dịch vụ phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, còn ABC ngoài hướng đến tính toán chính xác giá thành còn đặt ra mục tiêu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị ra quyết định Chính sự khác nhau này dẫn đến phạm vi tập hợp chi phí khác nhau và k thuật tính toán cũng khác nhau
Đối với phương pháp truyền thống việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thông thường theo nhà xưởng, quy trình sản xuất, còn ABC xác định đối tương tập hợp chi phí là những hoạt động làm phát sinh chi phí Phương pháp truyền thống sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp thường là số giờ lao động hay số giờ hoạt động của máy móc thiết bị, ABC sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp dựa trên mối quan
hệ nhân quả với chi phí Vì vậy tiêu thức phân bổ nhiều hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống
Một điểm khác biệt nữa là lý luận của phương pháp ABC bao gồm cả những hoạt động làm phát sinh chi phí sau khi sản phẩm, dịch vụ được cung cấp tới khách hàng như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí phát sinh sau bán hàng,… Chính vì vậy, phương pháp ABC cung cấp thông tin chi phí giá thành đầy đủ và đáng tin cậy cho nhà quản trị ra quyết định, tránh được sai lầm mà các nhà quản trị hay mắc phải khi sử dụng thông tin được cung cấp từ phương pháp truyền thống
*Về phạm vi áp dụng:
Phương pháp truyền thống và ABC có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, cho mọi quy trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, từ đơn giản hay phức tạp đều áp dụng được Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả và chi phí thì phương pháp ABC áp dụng có hiệu quả hơn trong các tổ chức có đặc điểm sau:
- Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn
- Sản phẩm, dịch vụ gồm nhiều chủng loại
- Các loại sản phẩm yêu cầu mức độ kĩ thuật và mức độ phục vụ khác nhau
- Quy trình sản xuất phức tạp và có sự thay đổi thường xuyên giữa các loại sản phẩm.”
Trang 362.2 Việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê trên Cổng thông tin điện tử của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30/4/2023, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên đến gần 360.000 doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội có những đặc điểm chung đáng chú ý
- Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và trung tâm kinh tế lớn, thu hút đa dạng loại hình doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, từ công ty đa quốc gia đến doanh nghiệp tư nhân
Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn và quốc tế Với vị trí chiến lược
là trung tâm hành chính, văn hóa và chính trị của quốc gia, thành phố này thu hút nhiều tập đoàn và công ty nổi tiếng từ khắp nơi
- Sự đa dạng trong kinh doanh tại Hà Nội rất phong phú Các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp như công nghệ thông tin, tài chính, bất động sản,
du lịch và sản xuất Đặc biệt, Hà Nội đã trở thành trung tâm công nghệ của Việt Nam, nổi bật với nhiều lĩnh vực như phần mềm, hay- trí tuệ nhân tạo
- Môi trường kinh doanh tại Hà Nội luôn thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt và thích nghi để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu mới và thay đổi thị trường Các công ty tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiên tiến Ngoài ra,
Hà Nội cũng đang trở thành trung tâm khởi nghiệp sôi động với sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ và các cộng đồng doanh nghiệp địa phương Sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, giáo dục và thương mại đang thay đổi cách thức kinh doanh và làm việc của cả thành phố
- Hà Nội cũng đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và xã hội Các doanh nghiệp tại đây ngày càng nhận thức cao về trách nhiệm xã hội và cần phải đảm bảo các hoạt động kinh doanh của họ không gây hại cho môi trường và xã hội, đồng thời đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng địa phương
- Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp tại Hà Nội cũng đa dạng Thành phố là nơi gặp gỡ và hội tụ của nhiều người từ các vùng miền, dân tộc và quốc gia khác nhau Do
Trang 37đó, văn hóa doanh nghiệp tại đây đa dạng và đa chiều Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và phong cách quản lý hiện đại đang tạo ra sự đa dạng và độc đáo trong cách doanh nghiệp hoạt động và phát triển
Trong tương lai, doanh nghiệp tại Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam Đặc biệt, việc sử dụng công nghệ thông tin và đổi mới sẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất
2.2.2 Thực trạng áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trong bối cảnh kinh tế và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội đã bắt đầu tìm kiếm các phương pháp quản lý chi phí hiệu quả hơn Phương pháp tập hợp chi phí theo hoạt động (Activity-Based Costing - ABC) đã trở thành một trong những lựa chọn được các doanh nghiệp quan tâm và áp dụng
Theo một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kết hợp với Viện Kế toán Quản trị Công chứng Anh quốc (CIMA), khoảng 40% các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội đã triển khai hoặc đang trong quá trình triển khai phương pháp ABC Đây chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nơi mà việc quản lý chi phí hiệu quả là yếu tố sống còn
Các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn và quy trình sản xuất phức tạp, đã nhận thấy rõ ràng lợi ích của phương pháp ABC trong việc cải thiện độ chính xác của thông tin chi phí Việc áp dụng ABC để phân bổ chi phí sản xuất, giúp giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quá trình sản xuất có thể dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí sản xuất nhờ việc phát hiện và loại bỏ các hoạt động không hiệu quả
Trong lĩnh vực dịch vụ, các công ty cũng đã bắt đầu áp dụng ABC để hiểu rõ hơn về chi phí của từng hoạt động trong chuỗi cung ứng và sản xuất Việc áp dụng ABC đã giúp nhiều công ty trong lĩnh vực này tăng cường độ chính xác trong việc xác định giá thành sản phẩm, từ đó cải thiện biên lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Hà Nội vẫn còn khá e ngại trong việc áp dụng phương pháp ABC Nguyên nhân chính là do những hạn chế về
Trang 38nguồn lực tài chính, nhân lực và sự thiếu hụt về kiến thức chuyên môn Nhiều doanh nghiệp SMEs vẫn dựa vào các phương pháp quản lý chi phí truyền thống do sự đơn giản và chi phí thấp hơn, mặc dù những phương pháp này có thể không cung cấp thông tin chi phí chính xác và chi tiết như phương pháp ABC
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng ABC tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
“Việc vận dụng ABC tại các doanh nghiệp ở Hà Nội có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, có những nhân tố ảnh hưởng thuộc nội tại bên trong doanh nghiệp, nhưng cũng có nhiều nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp
- Nhận thức của lãnh đạo: Sự hiểu biết và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp
đối với phương pháp ABC có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định và hiệu quả của việc triển khai phương pháp này Nếu lãnh đạo nhận thức rõ ràng về lợi ích của ABC, họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc triển khai và hỗ trợ cho quá trình này
- Năng lực của nhân viên: Việc đào tạo và phát triển k năng cho nhân viên, đặc
biệt là những người làm trong lĩnh vực kế toán và tài chính, là rất quan trọng để thực hiện thành công phương pháp ABC Năng lực và sẵn lòng học hỏi của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai phương pháp
- Độ tin cậy của dữ liệu và hệ thống thông tin: Áp dụng ABC yêu cầu dữ liệu
chi tiết và chính xác về các hoạt động và chi phí của doanh nghiệp Một số doanh nghiệp tại Hà Nội đã đầu tư vào hệ thống thông tin quản lý tiên tiến, cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có sẵn dữ liệu đáng tin cậy để thực hiện ABC Nếu dữ liệu không đủ hoặc không chính xác, việc triển khai ABC sẽ bị hạn chế và không đem lại hiệu quả như mong đợi
- Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa cởi mở, sẵn sàng thay đổi và cải tiến trong
doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp mới như ABC Ngược lại, một văn hóa cứng nhắc, sợ hãi thất bại có thể cản trở quá trình này
- Tính chất và quy mô doanh nghiệp: Thành phố Hà Nội có đa dạng quy mô và
loại hình doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các tập đoàn đa quốc gia Việc triển khai ABC có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và tính chất của doanh nghiệp Các doanh nghiệp lớn có quy mô hoạt động rộng lớn, nhiều bộ phận hoạt động
Trang 39độc lập, cần sử dụng ABC để xác định rõ ràng và chính xác các chi phí của từng hoạt động Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể không cần thiết sử dụng ABC nếu hoạt động của họ đơn giản và dễ dàng phân bổ chi phí
- Độ phức tạp và đa dạng của hoạt động kinh doanh: Thành phố Hà Nội có
môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp, với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau như công nghệ thông tin, tài chính, bất động sản, sản xuất
và dịch vụ Sự đa dạng này tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, mỗi hoạt động lại có chi phí ảnh hưởng một cách riêng biệt đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Do đó, việc xác định và phân bổ chi phí cho từng hoạt động trở nên phức tạp và quan trọng khi áp dụng phương pháp ABC
- Áp lực cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng: Áp lực cạnh tranh và yêu cầu
ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng là động lực quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng ABC để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và giá thành sản phẩm
- Nguyên tắc kế toán và quy định thuế: Việc áp dụng ABC có thể ảnh hưởng
đến cách tính toán chi phí và báo cáo tài chính Do đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo
sự tuân thủ và hợp pháp của phương pháp ABC với các quy định liên quan
Như vậy, việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp ở Hà Nội không chỉ phụ thuộc vào nội bộ của từng doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng công nghệ, chính sách của chính phủ và nhu cầu đào tạo.”
2.2.4 Những lợi ích và khó khăn trong việc áp dụng phương pháp ABC
“Việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí dựa trên hoạt động ABC sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, ta có thể phân tích các điểm đó như sau:
- Tăng khả năng quản lý chi phí: Phương pháp ABC tập trung vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ cụ thể thay vì các phương pháp truyền thống tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ Điều này giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các chi phí thực tế của từng hoạt động và đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn
- Cải thiện khả năng lập báo cáo tài chính: Phương pháp ABC giúp cung cấp thông tin chi tiết hơn về chi phí của từng sản phẩm hoặc dịch vụ Điều này giúp cải thiện chất lượng báo cáo tài chính
Trang 40- Tăng hiệu quả sản xuất và cung cấp dịch vụ: Khi hiểu rõ hơn về các hoạt động sản xuất và dịch vụ thì các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng hiệu suất sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng khả năng cung cấp dịch vụ đúng hạn
- Tăng tính minh bạch và động lực cho nhân viên: giúp nhân viên hiểu rõ hơn về công việc của mình và cách đóng góp của họ vào doanh thu của tổ chức
Mặc dù phương pháp ABC mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý chi phí và cải thiện hiệu quả sản xuất, nhưng nó cũng đối mặt với một số khó khăn:
- Độ phức tạp: Phương pháp ABC đòi hỏi các tổ chức phải phân tích chi tiết từng hoạt động và tính toán chi phí cho mỗi hoạt động đó Quá trình này có thể rất phức tạp, đặc biệt là khi có nhiều hoạt động và sản phẩm cũng như độ phức tạp của sản phẩm là khác nhau Việc thực hiện phân tích và tính toán yêu cầu sự cẩn trọng và k năng chuyên môn cao Ngoài ra, quá trình phân tích và tính toán yêu cầu sự hợp tác và sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức
- Chi phí đầu tư ban đầu: Các tổ chức cần phải đầu tư vào hệ thống phân tích chi phí mới để áp dụng phương pháp ABC Việc triển khai hệ thống này có thể tốn kém và đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực Các tổ chức nhỏ có thể không có đủ nguồn lực để triển khai phương pháp ABC
- Khó khăn trong việc thu thập dữ liệu: Để áp dụng phương pháp ABC, các tổ chức cần phải thu thập và lưu trữ dữ liệu chi tiết về các hoạt động sản xuất và dịch vụ Điều này có thể gây khó khăn nếu dữ liệu này không được lưu trữ hoặc phân loại đầy
đủ Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu cần được thực hiện một cách chính xác và đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác của kết quả phân tích
- Sự khó khăn trong việc phân loại chi phí: Việc phân loại chi phí theo hoạt động đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về hoạt động sản xuất và dịch vụ của các doanh nghiệp Điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp có nhiều hoạt động phức tạp và đa dạng Việc phân loại sai chi phí có thể dẫn đến việc tính toán sai và gây ra các vấn đề liên quan đến quản lý chi phí
Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng kết quả phân tích: Kết quả phân tích theo phương pháp ABC có thể rất phức tạp và khó hiểu đối với những người không có chuyên môn sâu về kế toán và quản trị.”