Mỹ thuậtViệtNam từ nhữngchuyện "vỉa hè" Nguyên Hưng Muốn biết rõ hơn thực chất đời sống mỹ thuậtViệt Nam, từchuyện họa sĩ này vẽ tranh như thế nào, họa sĩ kia bán tranh ra làm sao, họa sĩ nào vừa mới đi xem bói trước khi gởi tranh tham dự một cuộc thi mỹthuật để biết có "chắc thắng" không, và đủ thứ chuyện về họa sĩ khác v.v , ở TP Hồ Chí Minh, cứ la cà ở phòng chép tranh của họa sĩ Ngô Đồng-số 111 Pasteur, Quận 3- còn ra Hà Nội, cứ đến quán cà-phê vỉa hè trên đường Nguyễn Du, đối diện hồ Thiền Quang, nơi lúc nào cũng có vài "ông" họa sĩ ngồi gật gù Nhiều họa sĩ đã nói như thế Nếu như ở các diễn đàn công cộng hay ở các cuộc gặp gỡ trực tiếp, không khí thường trang trọng, thậm chí "nghiêm trọng", người ta hay "đâm ra" cẩn trọng", ngại nói hết ý, hết lòng v.v thì ở quán xá ở vỉa hè, bên ly cà-phê, tách trà, vại bia hay cốc rượu, nhất là với bạn bè, người ta bao giờ cũng thoải mái, cởi mở hơn. Ở đó, bao giờ cũng có rất nhiều chuyện sâu kín-đủ loại-được "bật mí", bao giờ cũng có rất nhiều giọng điệu-có khi rù rì thâm trầm, có khi bổ bã đốp chát, có khi khẳng khái chân thành, có khi bươi móc báng bổ v.v "Chuyện vĩa hè, cứ để nó ở lại vỉa hè"-nhiều người đã nói như thế. Đề nghị này, nói chung là chính đáng. Trong hàng trăm chuyện ở vỉa hè, có đến chín mươi chín chuyện là không nên nói to cho mọi người nghe. Nó rất dễ trở thành "lạm dụng dân chủ" v.v Nhưng một trong hàng trăm chuyện đó là có thể nói to lên bởi sự chân thực và cần thiết của nó. Thực tế cần ghi nhận là, ở Việt Nam, cho đến nay, có lẽ không chỉ riêng trong lãnh vực mỹ thuật, phê bình thực sự là ở "vỉa hè", giữa những người đồng nghiệp với nhau, thậm chí hơn nữa, sự "tạo thành" một họa sĩ, nhiều khi cũng ở "vỉa hè" (chữ "vỉa hè" đặt trong ngoặc kép có ý nghĩa mở rộng, chỉ cung cách không "chính thức", chỉ mối quan hệ mang tính chất thù tạc ) Trước hết, nói chuyện phê bình. Phê bình trên các diễn đàn công cộng là nói với số đông. Nhắm đến đối tượng này, trong đa số trường hợp và trong một chừng mực nhất định, phê bình đã giảm nhẹ "tác động đến" bản thân đối tượng được phê bình, chưa kể đến sự chi phối của suy nghĩ "cuộc sống vốn đã khó khăn, khe khắt với nhau mà làm gì", và cả thực tế "nói sao cho vừa tầm lổ tai mọi người" đã dẫn đến sự tương nhượng, thậm chí thỏa hiệp v.v Phê bình "vỉa hè" khác hẳn. Là cuộc đối thoại trực tiếp, tế nhị hay sổ sàng thì nó cũng cụ thể. Sự va chạm cụ thể đó, bất kể đúng hay sai, chân tình hay không, bao giờ cũng có tác dụng-nếu không là sự khai sáng thì cũng có ý nghĩa truyền nhiệt. Những "thuật ngữ" mà các họa sĩ vẫn nói với nhau ở "vỉa hè": "tranh ông thuộc trường phái tân gia", "tán gái", "hầm hố", "tủi thân", hay "à ơi ví dầu " v.v rõ ràng là rất khó nghe, không thể chấp nhận trên các diễn đàn chính thức, nhưng cũng rõ ràng là trong đời sống thực tế nó có tác động mạnh mẽ và cần thiết. Nó xóa sạch mọi dáng vẻ cao đạo giả tạo, làm tiêu tan mọi hình tượng giả nghệ thuật được thổi phồng bởi quảng cáo, nó khôi phục lại ở mỗi người ý thức tự biết-kể cả sự tự biết hổ thẹn v.v Còn chuyện "vỉa hè", nhiều khi, cũng "tạo thành" những họa sĩ không phải là không có cơ sở. Nhiều họa sĩ đã thừa nhận, năm mười năm học vẽ ở trường mỹthuật họ trở thành người biết vẽ. Nhưngtừ người biết vẽ, để trở thành họa sĩ, đối với họ là cả một quá trình loay hoay tìm lối. Trong quá trình đó, họ tiếp xúc, học hỏi nghệ thuật đông-Tây-kim- cổ, chủ yếu là ở "vỉa hè". Không phải ngẫu nhiên mà trong khi các trường mỹthuật tỏ ra dè dặt, thậm chí bất cập với các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại trên thế giới, thì các họa sĩ đi ra từ đó vẫn cứ "hiện đại" như thường (!), cho dù, sự "hiện đại hóa" đó, trong phần lớn trường hợp, hơi có phần loạng choạng Chuyện "vỉa hè", bao giờ cũng là chuyện thực tế, chuyện của đời sống thực, cụ thể. Nó là một "hệ thống tự điều chỉnh" (với phương thức "phê bình" và "tạo thành" như đã nói). Trong lãnh vực mỹ thuật, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình rất nên lắng nghe những câu chuyện "vỉa hè" này, để mà, cũng có ý thức tự biết. Và, ngay cả khi đặt vấn đề "định hướng" thì cũng nên lắng nghe từ đây . Mỹ thuật Việt Nam từ những chuyện "vỉa hè" Nguyên Hưng Muốn biết rõ hơn thực chất đời sống mỹ thuật Việt Nam, từ chuyện họa sĩ này vẽ tranh như. trong hàng trăm chuyện đó là có thể nói to lên bởi sự chân thực và cần thiết của nó. Thực tế cần ghi nhận là, ở Việt Nam, cho đến nay, có lẽ không chỉ riêng trong lãnh vực mỹ thuật, phê bình. trường mỹ thuật họ trở thành người biết vẽ. Nhưng từ người biết vẽ, để trở thành họa sĩ, đối với họ là cả một quá trình loay hoay tìm lối. Trong quá trình đó, họ tiếp xúc, học hỏi nghệ thuật