1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố Ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành Điện tử tại bắc ninh

183 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Trần Thị Thắng, Vương Thị Minh Đức, Nguyễn Thị Như Nguyệt, Phan Thị Hồng Thảo, Ngô Trung Hưng
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Công Nghệ Cấp Cơ Sở
Thể loại Nhiệm Vụ Khoa Học
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 7,38 MB

Nội dung

Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển CNHT trong các nghiên Bảng 2.1: Bảng tổng hợp, điều chỉnh nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CNHT Bảng 2.3: Thang đo nhân tố vị tr

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Thành viên tham gia: TS Nguyễn Thị Như Nguyệt

TS Phan Thị Hồng Thảo ThS Ngô Trung Hưng

HÀNỘI-2024

Trang 3

1 TS Trần Thị Thắng Chủ nhiệm Phó Giám đốc, PVBN

2 TS Vương Thị Minh Đức Thư ký Khoa Ngân hàng, PVBN

3 TS Nguyễn Thị Như Nguyệt Thành viên Khoa Kế toán - Kiểm toán, PVBN

4 TS Phan Thị Hồng Thảo Thành viên Khoa Ngân hàng, PVBN

5 ThS Ngô Trung Hưng Thành viên Ngân hàng Nhà nước

Trang 4

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT ngành điện tử 33

CHƯƠNG 3: THỨC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH

3.1 Cơ chế phát triển CNHT ngành điện tử của tỉnh Bắc Ninh 63

Trang 5

iii

3.2 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh 653.2.1 Thực trạng ngành công nghiệp điện tử tại tỉnh Bắc Ninh 653.2.2 Thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh 673.2.2 Về số lượng các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn tỉnh 68

3.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CNHT ngành điện tử

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

4.1 Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh 97

4.1.3 Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử 994.2 Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử tại Bắc

4.3 Giới hạn nghiêu cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai 108

Trang 6

iv

Trang 7

v

DANH SÁCH BẢNG Bảng 0.1 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển CNHT trong các nghiên

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp, điều chỉnh nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CNHT

Bảng 2.3: Thang đo nhân tố vị trí địa lý và hạ tầng địa phương 47Bảng 2.4: Thang đo nhân tố thể chế chính sách của địa phương 48Bảng 2.5: Thang đo nhân tố về hỗ trợ của chính quyền địa phương 48Bảng 2.6: Thang đo nhân tố lực lượng lao động địa phương 49

Bảng 2.10: Thang đo nhân tố công nghệ và đổi mới công nghệ của DN 51Bảng 2.11: Thang đo nhân tố công tác quản lý của doanh nghiệp 51Bảng 2.12: Thang đo nhân tố sự phát triển của CNHT ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh52

Bảng 3.1: Cơ cấu ngành sản xuất công nghiệp điện tử tại các khu công nghiệp trên địa

Bảng 3.2: Các dự án đầu tư của tập đoàn Samsung tại Bắc Ninh 69

Bảng 3.7: Kiểm định KMO cho biến phát triển của CNHT ngành điện tử tại tỉnh Bắc

Bảng 3.8: Kết quả EFA cho biến phát triển của CNHT ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh

83

Trang 8

vi

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 84

Trang 9

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CKD Lắp ráp từ các chi tiết rời trong bộ

IKF Lắp ráp từ những linh kiện không đồng bộ

SKD Lắp ráp từ các cấu kiện

Trang 10

hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính Cụ thể như linh kiện, phụ tùng, phụ liệu,sản phẩm bao bì, nguyên vật liệu để sơn, nhuộm, v.v… và có thể bao gồm những sảnphẩm trung gian, nguyên liệu sơ chế (Trần Văn Thọ, 2005)

CNHT là một phần quan trọng trong bất cứ chuỗi giá trị sản xuất nào, đặc biệttrong quá trình toàn cầu hóa trải rộng khắp thế giới hiện nay, khi sự phát triển công nghệ

và logistics giúp ngành sản xuất hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tập trung vào lợi thế cạnh tranh của mình, và tận dụng nguồn lực bên ngoài ởnhững phần còn lại

Do đó, phát triển CNHT có ý nghĩa rất quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá

và hiện đại hoá của mỗi đất nước, đặc biệt là ở những nước đang phát triển Vì ở nhữngquốc gia này, muốn hình thành và phát triển công nghiệp hiện đại, đặc biệt là các ngànhcông nghiệp như sản xuất ô tô, xe máy; sản phẩm điện tử, điện lạnh, một cách có hiệuquả thì họ phải thực hiện thành công việc nội địa hóa được một cách cơ bản những ngànhcông nghiệp (CN) đó Muốn vậy, họ cần phát triển mạnh ngành CNHT để những sảnphẩm của nó thay thế dần, tiến tới thay thế hoàn toàn những sản phẩm nhập khẩu

Ở Việt Nam, tính đến nay mặc dù ngành CNHT điện tử đã phát triển xong vẫnchưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, doanh nghiệp (DN) CNHT củaViệt Nam vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu của thực tiễn Và trong thời gian quachính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích và thúc đẩy đến các doanhnghiệp nhưng ngành CNHT nước ta vẫn phát triển chậm và đi sau nhiều quốc gia trongkhu vực châu Á Cụ thể là hiện nay Việt Nam có khoảng 100 DN CNHT làm vendorcấp 1 cho các tập đoàn lớn, trong khi Thái Lan có tới 700 DN Còn các DN CNHT làmvendor cấp 2, cấp 3 của Việt Nam là 700 vendor, chỉ bằng 1/10 của Thái Lan

Với tỉnh Bắc Ninh, ngay từ khi phát triển các khu công nghiệp (KCN), để thu hútvốn đầu tư nước ngoài, lãnh đạo tỉnh đã có định hướng phát triển các DN trong nước đểsản xuất, cung ứng các sản phẩm cho các DN, nhất là các tập đoàn lớn, nhằm tận dungtối đa cơ hội khi các tập đoàn này đầu tư tại Bắc Ninh Do đó mà CNHT của tỉnh Bắc

Trang 11

2

Ninh đã và đang từng bước phát triển vượt bậc, đóng vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy sự phát triển của các ngành CN chủ lực trong định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh theo định hướng hiện đại và bền vững; đóng góp đáng kể vào tăng trưởnggiá trị xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa Đồng thời, góp phần hình thành mối liênkết giữa các DN trong nước và các DN đầu tư nước ngoài

Đồng thời, khi xác định được vai trò quan trọng của ngành CNHT trong việc thúcđẩy phát triển bền vững và tăng sức cạnh tranh cho các ngành CN chủ lực, thời gian qua,tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển CNHT,phù hợp với tiềm năng thế mạnh của tỉnh Trong đó, phê duyệt các Quy hoạch, Chươngtrình phát triển CNHT với những mục tiêu cụ thể, chú trọng vào 03 ngành chính là điện

- điện tử, cơ khí chế tạo, CN chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao Đồng thời,

có định hướng thành lập, chuyển một số cụm CN thành cụm CNHT và xây dựng cơ chếchính sách hỗ trợ DN CNHT thuộc 3 ngành trọng điểm trên và phát triển hạ tầng cụmCNHT

Cùng với đó, việc thúc đẩy phát triển các ngành CNHT thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh DN CNHT cũng được quan tâm, đặc biệt là các DN trong nước; thuhút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực CNHT nhằm gia tăng số lượng DNCNHT Đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng trong tỉnh giữa DN trong nước và DN FDI,giữa các DN CNHT với DN lắp ráp; thúc đẩy liên kết với các tỉnh có lợi thế phát triểncông nghiệp

Đến nay, Bắc Ninh đã hình thành ba ngành CNHT trọng điểm của tỉnh là: Côngnghiệp điện tử- tin học; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp chế biến nông lâm sảnphẩm, thực phẩm và đồ uống với các sản phẩm cuối cùng có thương hiệu mạnh Trong

đó, công nghiệp điện- điện tử và cơ khí chế tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu và đóng vai tròquan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp của tỉnhBắc Ninh nói riêng Điển hình là, ngày 21/9/2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký Biên bảnghi nhớ hợp tác 3 bên giữa Bộ Công thương, UBND tỉnh Bắc Ninh và Công ty TNHHSamsung Electronics Việt Nam về chương trình hỗ trợ các DN Việt Nam tại tỉnh BắcNinh với mục tiêu nâng cao tỷ lệ đóng góp của DN Việt Nam trong giá trị sản xuất doSamsung tạo ra Thông qua hai chương trình: Chương trình tư vấn và chương trình pháttriển nhà cung ứng Đây là cầu nối khá tích cực giữa Samsung và các DN CNHT trênđịa bàn cùng nhau phát triển

Trang 12

đồ uống công nghệ cao Trong đó ngành công nghiệp điện - điện tử và cơ khí chế tạochiếm tỷ trọng cao, tạo hình ảnh tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại Giá trị sản xuấtcông nghiệp 3 ngành này chiếm 96,15 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (ngànhđiện tử, tin học chiếm 85,73 ; công nghiệp cơ khí, chế tạo chiếm 4,52 ; công nghiệpchế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống chiếm 5,90 )

Kết quả 6 tháng đầu năm 2023, cơ quan thống kê tỉnh Bắc Ninh cho biết, khu vựccông nghiệp của tỉnh đang trong tình trạng giảm mạnh, đặc biệt ở một số ngành côngnghiệp trọng điểm lớn Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quanghọc giảm âm rất sâu Điều này kéo theo các DN vệ tinh sản xuất sản phẩm phụ trợ cũngsụt giảm theo (Baobacgiang) Trong quý I năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)của tỉnh Bắc Ninh giảm 18,7 so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, ngành công nghiệptrọng điểm của tỉnh là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang họcgiảm mạnh tới 19,6 (Nguyễn Thắng, 2023)

Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh đánh giá, quý I năm 2023, tỉnh Bắc Ninh cómức sụt giảm GRDP nhiều nhất kể từ năm 2019 đến nay, mà công nghiệp là ngànhchiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nên nó có tác động lớn đến tăngtrưởng chung của tỉnh Như vậy, tăng trưởng chung quý I của tỉnh Bắc Ninh có mứcgiảm sâu và bị kéo xuống chủ yếu do khu vực công nghiệp, đặc biệt ở một số ngành cấp

2 chủ lực trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo Các ngành này tăng trưởng âm,thậm chí âm rất nhiều như ngành điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

Vậy, vì sao ngành điện tử, máy tính và sản phẩm quang học của Bắc Ninh tăngtrưởng âm và những nguyên nhân nào tác động đến CNHT ngành điện tử của tỉnh BắcNinh Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, chưa có năm nào ngành CNHT điện tử phát triển

âm như hiện nay Bên cạnh đó, Bắc Ninh là tỉnh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nướcngoài, nhất là các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp điện tử, với lượng vốn lớn, khoahọc công nghệ hiện đại, nguồn lực lao động phong phú có trình độ, cơ chế địa phươngthông thoáng, đó là những điều cần thiết để mở rộng ngành công nghiệp hỗ trợ nói

Trang 13

4

chung, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử nói riêng Từ những phân tích trên đây tác giảlựa chọn đề tài “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp hỗ trợ chongành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết cấp bách đồng thời mang tính thời sự, vừa

có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tổng quan nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ

Tổng quan nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm công nghiệp hỗ trợ

Là một trong những tác giả tiên phong trong nghiên cứu về CNHT ở Việt Nam,Trần Văn Thọ (2005), Nguyễn Thị Xuân Thúy (2007), đã đưa ra những góc nhìn khácnhau về CNHT, nhưng nhìn chung CNHT bao gồm toàn bộ các sản phẩm công nghiệp

có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, cụ thể gồm những phụ tùng,linh kiện, v.v…và bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.Các nhà nghiên cứu đều nhận định vai trò quan trọng của phát triển CNHT ở Việt Namhiện nay, coi CNHT là bước đột phá phát triển ngành công nghiệp nội địa CNHT trongnước phải phát triển mới có thể thu hút FDI, nhất là FDI trong các ngành sản xuất cácloại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vựcViệt Nam có lợi thế so sánh động

Khi tìm hiểu về CNHT là gì thì Nguyễn Thị Xuân Thúy (2007) trong nghiên cứu

“Công nghiệp hỗ trợ: Tổng quan về khái niệm và sự phát triển” cho rằng CNHT là mộtnhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp đầu vào trung gian (gồm phụ tùng, linh kiện

và công cụ để sản xuất ra những phụ tùng, linh kiện đó) cho ngành công nghiệp chế biến

và lắp ráp Với nghiên cứu “Cơ sở lý thuyết và định hướng phát triển công nghiệp hỗtrợ Việt Nam” Hoàng Văn Việt (2014) đưa ra quan điểm CNHT là những DN vừa vànhỏ sản xuất hàng hóa trung gian làm đầu vào cho các ngành sản xuất, chế biến, lắp ráphàng hóa cuối cùng Theo “Development of Supporting Industries” của The mightyBeauchamp Non (2007), CNHT được coi là các ngành công nghiệp cung cấp sản phẩm,chẳng hạn như linh kiện, nguyên liệu, phụ, tùng và dịch vụ khác cho các ngành côngnghiệp chính hoặc các ngành công nghiệp hạ nguồn, như ngành công nghiệp điện vàđiện tử, công nghiệp linh kiện điện, điện tử và công nghiệp ô tô

Tổng quan nghiên cứu về vai trò của CNHT

Theo “Fostering Supporting Industries in Thailand: through the Linkage between Local and Foreign Interests the Case of Mold and Die Sector” của Jun Tsunekawa

Trang 14

5

(1998), phát triển ngành CNHT là cần thiết, xuất phát từ hai lý do Một là, để tránh sựtăng trưởng của khu vực nước ngoài tại thị trường trong nước Thúc đẩy sự phát triển vàcủng cố sức mạnh của ngành CN phụ tùng địa phương, đồng thời có thể cải thiện mốiliên kết của ngành này với lợi ích của nước ngoài, khi CNHT phát phát triển hơn có thểphục vụ và cung cấp cho khu vực nước ngoài CNHT có thể có và ứng dụng công nghệtiến tiến thông qua các mối quan hệ với đối tác nước ngoài Hai là, phát triển CNHTkhông chỉ giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc giảm nhập khẩu hànghóa, nguyên liệu thô, các phụ tùng, linh kiện cho sản xuất của các DN trong nước màcòn có khả năng làm tăng giá trị gia tăng nội địa ngành

Bên cạnh đó, Lê Xuân Sang, Nguyễn Thị Thu Huyền (2011) khi nghiên cứu về

“Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướngcho Việt Nam” cũng cho rằng, CNHT là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng chongành CN, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm CN chính và thúc đẩy nhanh quá trình

CN hóa CNHT là nền tảng, cơ sở để giúp sản xuất CN phát triển mạnh hơn Chất lượngcủa sản phẩm CN chính phụ thuộc vào chất lượng của những sản phẩm chi tiết và linhkiện được sản xuất từ CNHT Vì vậy, nếu như CNHT kém phát triển thì sẽ làm cho cácngành CN chính thiếu sự cạnh tranh và phạm vi cũng bị giới hạn ở một số ít các ngành.Tác giả cũng cho rằng, nếu phát triển CNHT có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thu hút đượcvốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng bền vững CNHT phát triển sẽ thu hút FDI, nângcao trình độ của lực lượng lao động, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ hiệnđại, CNHT phát triển sẽ tạo hiệu ứng kéo theo những ngành CN khác phát triển, tạogiá trị gia tăng cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, kích thích tiêu dùng trongnước, từ đó làm giảm tỷ lệ người nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu của Phan Đăng Tuất (2005) trên tạp chí Công nghiệp, kỳ 1, tháng 12năm 2005 về “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản - Con đường nàocho Việt Nam” đã khẳng định vai trò của ngành CNHT đối với sự phát triển của nềnkinh tế, luận giải những yếu tố và con đường phát triển CNHT của Việt Nam đó là cần

mở rộng hợp tác cũng như xúc tiến mạnh mẽ quá trình quan hệ với Nhật Bản thông quatrở thành vệ tinh hay các nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào phục vụ cho ngành lắp rápcủa Nhật Bản, qua đó thúc đẩy CNHT của Việt Nam ngày càng phát triển

Porter (2008) đã đề cao vai trò của CNHT và các ngành CN liên quan và coi đây

là động lực thúc đẩy phát triển, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia,

Trang 15

6

của ngành CN có liên quan là những ngành mà các DN có thể phối hợp hoặc chia sẻhoạt động trong chuỗi giá trị của ngành, có các sản phẩm bổ sung, hay được quyềnchuyển giao kỹ năng từ ngành này sang ngành khác

Cùng quan điểm về nhận định vai trò của CNHT đối với phát triển kinh tế, ThomasBrandt (2012) phân tích sâu hơn về vai trò ngành cơ khí, tác giả nhấn mạnh rằng để pháttriển ngành CNHT cơ khí thì cần phải duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua những chuyênmôn, kỹ năng, kinh nghiệm cụ thể là giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, giảmchi phí giới thiệu các sản phẩm mới,quản lý sản phẩm hiệu quả hơn, phục vụ nhu cầucủa khách hàng, nhà cung cấp một cách nhanh chóng, đồng thời hình thành trung tâmdịch vụ giá trị cao Với mục tiêu xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển CN, K.Ohno(2004) tổng quát hóa thành những nhóm ngành CNHT đóng vai trò đảm bảo quá trình

CN hóa được diễn ra một cách “lành mạnh và trôi chảy”

Dưới góc độ phân tích những lý thuyết liên quan, tác giả Hoàng Văn Việt (2012)cho rằng CNHT có vai trò là một nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, khả năngphát triển, năng lực cạnh tranh của DN, ngành, địa phương và đất nước Do vậy, để hìnhthành và phát triển CNHT cần thực hiện được các việc sau: (i) nghiên cứu, quy hoạchtổng ngành CN, trên cơ sở đó đâu là ngành CN mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh cao; (ii)phát triển những DN trung tâm, từ đó xây dựng nhiều mối liên kết, mạng lưới thông tin

và cơ sở dữ liệu; (iii) xây dựng môi trường pháp lý tốt với các chính sách hỗ trợ hiệu quả; (iv) cần đưa ra các kế hoạch hành động cụ thể

Tung NV, Oyama T (2018) đề cập đến ngành CNHT từ các góc độ khác nhau trong

“Điều tra ngành CNHT trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam - Vai trò, chiến lược pháttriển và tương lai” Nghiên cứu cho rằng ngành CNHT Việt Nam bước đầu đã có nhữngbước phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự ổn định và hiệu quả lâu dài trongphát triển ngành CN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Song bên cạnh thànhcông này, quá trình phát triển CNHT nói chung và các ngành nói trên nói riêng ở ViệtNam vẫn còn một số hạn chế, như: (i) về quy mô DN nhỏ và có trình độ chưa cao, (ii)trình độ công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm thấp, (iii) sức cạnh tranh của cácsản phẩm CNHT còn yếu, (iv) nguồn nhân lực có trình độ thấp Tác giả cũng đưa ranguyên nhân của những hạn chế này là do việc hoạch định các cơ chế, chính sách ở ViệtNam chỉ được thực hiện trong phạm vi của chính phủ, ít có sự tham gia của các DN, sốlượng thiết bị CN còn hạn chế và công nghệ cũ, lạc hậu, mức độ tự động hóa thấp, các

Trang 16

7

kênh liên lạc giữa FDI, các nhà lắp ráp, các công ty trong nước, các tập đoàn lớn ở nướcngoài đang thiếu, sự hợp tác và liên kết giữa các DN CNHT với các DN sản xuất, lắpráp và giữa các DN sản xuất CNHT với nhau còn yếu Qua đó, tác giả đề xất giải pháp

về nguồn lực cho phát triển CNHT là Chính phủ cần quan tâm đến chính sách hỗ trợ vềkhoa học và công nghệ và có biện pháp hỗ trợ đào tạo nhân lực

Hoàng Văn Châu (2010), cho rằng CNHT là nền tảng để thực hiện quá trình CNH,HĐH Đối với tăng trưởng kinh tế, CNHT góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởngtrong dài hạn bởi (i) một đất nước có ngành CNHT cạnh tranh sẽ duy trì được nguồn vốn FDI cho ngành lắp ráp cuối cùng tương đối lâu hơn một đất nước mà không cóngành CNHT cạnh tranh; (ii) sản phẩm đầu ra của ngành CNHT có thể được xuất khẩuđến những đất nước mà ngành chế biến cuối cùng đang có nhu cầu; (iii) ngành CNHTphát triển sẽ tạo ảnh hưởng tốt trong việc thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ hiện đại.CNHT góp phần thúc đẩy khả năng cạnh tranh của sản phẩm CN cuối cùng, phát triểnCNHT trong nước sẽ giúp giảm chi phí sản xuất do nâng cao được tỷ lệ nội địa hóa vàgiúp các nhà lắp ráp có vốn FDI mở rộng sản xuất Đồng thời, tác giả cũng cho rằng,CNHT phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của các DN vừa và nhỏ

Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT

Khi đề cập đến các nhân tố thúc đẩy sự phát triển CNHT, theo “Xây dựng côngnghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” trong Diễn đàn phát triển Việt Nam (2007), dung lượng thịtrường là nhân tố có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển CNHT - và đây là yếu tố

có thể phát triển thông qua mở rộng thị trường xuất khẩu Ngoài ra, còn nhiều nhân tốkhác như, ưu đãi thuế; nguồn nhân lực chất lượng cao; thể chế chính sách; yếu tố vềthông tin…

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2009) trong nghiên cứu về “Pháttriển các ngành công nghiệp phụ trợ thực trạng và một số khuyến nghị” cho rằng, nhân

tố ảnh hưởng đến CNHT là: thị trường khu vực hạ nguồn; sự tiến bộ khoa học côngnghệ; mức độ bảo hộ thực tế; nguồn lực tài chính; ảnh hưởng của những tập đoàn xuyênquốc gia; chính sách của chính phủ về phát triển CNHT

Cùng quan điểm đó, nghiên cứu “Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đánh giá thựctrạng và hệ quả” của Trần Đình Thiên và cộng sự (2012) nhận định có một số nhân tốquyết định đến sự phát triển của CNHT là: Dung lượng thị trường; khả năng cạnh tranh;môi trường chính sách; nguồn nhân lực; khoảng cách giữa thông tin và nhận thức…

Trang 17

8

Nghiên cứu chỉ ra, ngành CNHT Việt Nam còn yếu và thiếu là bởi dung lượng thị trườngcòn ở mức thấp, không đủ bảo đảm cho các DN CNHT phát huy quy tắc “hiệu quả nhờquy mô”; môi trường cạnh tranh giữa các DN chưa được cải thiện, sức cạnh tranh củacác sản phẩm hỗ trợ còn thấp, giá thành sản phẩm còn cao, chất lượng sản phẩm không

ổn định, thời hạn giao hàng chưa bảo đảm; còn một số cơ sở sản xuất vật liệu cơ bản đạtchất lượng; chưa có cơ chế khuyến khích CNHT phát triển một cách ổn định…

Bên cạnh đó, tác giả Hồ Quế Hậu (2017) đã có nghiên cứu về “Những nhân tố ảnhhưởng đến sự phát triển CNHT: Bằng chứng từ thành phố Hồ Chí Minh” và cho rằng cócác nhân tố quan trọng để phát triển DN CNHT, gồm: (i) trình độ công nghệ tiên tiến,(ii) chất lượng sản phẩm tốt, (iii) sự liên kết chặt chẽ với các đối tác, trong đó quan trọngnhất là với các DN FDI, (iv) năng lực quản lý tốt; (v) Chất lượng lao động cao và (vi)khả năng vay vốn ngân hàng

Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Minh Quân (2014) có nghiên cứu về “Các yếu tố tác độngđến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: trường hợp tỉnh Đồng Nai” đã tiếnhành khảo sát trên 245 DN sản xuất xe máy, dệt may, cơ khí, điện tử, quy trình sản xuấttrên địa bàn tỉnh Đồng Nai và nhận thấy có một số yếu tố trực tiếp tác động đến sự pháttriển của ngành CNHT, đó là (i) nguồn nhân lực CN chất lượng cao, (ii) khả năng cạnhtranh, (iii) chính sách ưu đãi thuế, (iv) môi trường chính sách ổn định và (v) quy mô củanhu cầu

Tác giả Dương Quỳnh Liên (2019) đã nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đếnphát triển công nghiêp hỗ trợ tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam” dựa trên số liệu khảo sát

từ các doanh nghiệp hỗ trợ trên địa bản tỉnh Thái Nguyên Tác giả cho rằng có tám nhómnhân tố khác nhau tác động đến sự phát triển CNHT tỉnh Thái Nguyên, đó là (1) laođộng địa phương, (2) sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, (3) vốn, (4) thị trường tiêuthụ, (5) lợi thế địa phương, (6) hệ thống hạ tầng, (7) hội nhập quốc tế, (8) khoa học côngnghệ Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị với chính quyền địa phương cần có những chiếnlược, giải pháp để thúc đẩy phát triển CNHT tỉnh Thái Nguyên trong tương lai

Trong nghiên cứu về “Phát triển CNHT và tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Trườnghợp ngành điện tử” tác giả Vũ Thị Thanh Huyền (2018) đã đánh giá thực trạng CNHTngành điện tử, phân tích sự tác động một chiều của phát triển CNHT ngành điện tử đếntăng trưởng kinh tế của Việt Nam và phân tích các nhân tố của phát triển CNHT ngànhđiện tử đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Theo đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp

Trang 18

Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợngành dệt may ở Việt Nam Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Hiệp (2016) nghiên cứu

mô hình SEM và nhận thấy có 05 nhân tố tác động đến phát triển CNHT ngành dệt mayViệt Nam, gồm (i) lợi thế cạnh tranh ngành, (ii) môi trường thể chế - chính sách thu hút đầu tư, (iii) hợp tác giữa các doanh nghiệp CNHT, (iv) năng lực cạnh tranh của DNCNHT, (v) tác nhân khác trong chuỗi cung ứng, (vi) dung lượng thị trường Xuất phát

từ tác động của những nhân tố này, tác giả đã nhấn mạnh đến một số chính sách cần tậptrung nhằm thúc đẩy sự phát triển CNHT ngành dệt may ở Việt Nam

Hà Thị Hương Lan (2014), đánh giá thực trạng CNHT trong một số ngành CN ởViệt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và các vấn

đề đặt ra trong phát triển CNHT Tác giả đã chỉ ra có 9 nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởngtới phát triển CNHT, trong đó có cơ chế chính sách của Nhà nước, hội nhập kinh tế quốc

tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính … Đặc biệt tác giả

đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ Trên cơ sởđánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố tác động đến CNHT tác giả đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển CNHT trong một số ngành CN ở Việt Nam 2.2 Tổng quan nghiên cứu về công nghiệp điện tử

Nghiên cứu “MNCs and technological effort by local firm: a case study of theMalaysian Electronics and Electrical Industry” (Multinational cooperation and technological effort by local firm: a case study of the Malaysian Electronics and Electrical Industry) của Noor và cộng sự (2002), chỉ ra vai trò quan trọng của việc hỗtrợ từ chính phủ cho đổi mới và sáng tạo của các DN nội địa trong phát triển cung ứngcho ngành điện tử,

Trang 19

10

Năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông đã công bố “Nghiên cứu xây dựng kế hoạchtổng thể phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010” với các kếtquả đánh giá, phân tích ngành công nghiệp điện tử (CNĐT) do Hiệp hội DN điện tử thựchiện năm 2006 và đề xuất một số định hướng phát triển đến năm 2010, trong đó có cácchính sách quan trọng cho phát triển CNHT

Nguyễn Hoàng Ánh, 2008 “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng thamgia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam”, chỉ ra rằng Việt Nam cẩn tập trungvào công đoạn sản xuất, hợp tác với các tập đoàn điện tử quốc tế, tạm thời chưa nêntham gia vào khâu thiết kế, phân phối của chuỗi giá trị

Lê Thanh Thủy (2016) với nghiên cứu “Cơ hội và thách thức của ngành côngnghiệp điện tử Việt Nam trong hội nhập” đã nhận định rằng Việt Nam đang là điểm đếnhấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử, nhưng nước ta cũng đangvấp phải không ít thách thức như CNĐT mới chỉ dừng ở mức đồ gia công, DN hoạt độngtrong ngành CNHT CNĐT trong nước chưa đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng hàngđiện tử Sự phụ thuộc kỹ thuật vào các nhà cung cấp nước ngoài là thử thách rất lớn đốivới sự phát triển của CNĐT Việt Nam Rào cản lớn mà CNĐT nước ta đang gặp phải là nguồn nhân lực có khả năng thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ Khu vực tư nhântrong nước còn yếu, đầu tư cho sự phát triển không đáng kể

Tác giả Trần Việt Thảo, Vũ Thị Thanh Huyền, Lê Mai Trang, Bùi Lan Phương(2021) nghiên cứu “Tác động của CNHT đối với công nghiệp điện tử: Tình huống khảosát doanh nghiệp Việt Nam” cho thấy vai trò quan trọng của phát triển CNHT đối vớiviệc nâng cao năng lực cạnh tranh (thông qua năng suất) của ngành CNĐT Việt Nam.Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngành CNĐT Việt Nam chưa phát triển tốt và đóng gópcho ngành CNĐT trong nước Tác giả đã đề xuất với Chính phủ và cộng đồng DN cần

có nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm tận dụng tối đa cơ hội mà cuộc cách mạng mang lại vàthúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa CNHT và CNĐT tại Việt Nam trong thời gian tới 2.3 Tổng quan nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

Nghiên cứu của Goh Ban Lee (1998) về “Liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia

và các ngành CNHT nội địa” cho thấy vai trò của chính sách trong phát triển nguồn nhânlực và các cơ chế hỗ trợ liên kết của chính phủ đối với các tập đoàn điện tử gia dụng củaNhật Bản đối với các DN nội địa trong sản xuất linh kiện cho ngành điện tử Qua đó, tácgiả đã khẳng định vài trò của chính phủ trong việc phát triển CNHT nội địa là không thể

Trang 20

11

thiếu

Nhóm tác giả Halim Mohd Noor và cộng sự (2002) cũng chỉ ra vai trò quan trọng của chính phủ trong việc hỗ trợ các DN trong nước phát huy sự sáng tạo nhằm thúc đẩycung ứng hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển qua nghiên cứu “Tập đoàn đa quốc gia vàcác nỗ lực công nghệ của DN địa phương: trường hợp nghiên cứu ngành công nghiệpđiện và điện tử Malaysia”

Nghiên cứu “Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nướcASEAN và bài học rút ra cho Việt Nam” của Hisami Mitarai (2005) đã xem xét, phântích chi tiết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của ngành CN điện và điện tửcủa một số nước ASEAN, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippine Trong đótác giả đi sâu nghiên cứu từng quốc gia về về chính sách CN, đặc biệt là chính sáchCNHT CNĐT, quá trình phát triển ngành CNĐT và các ưu tiên từ chính phủ dưới góc nhìn của các DN Nhật Bản Từ đó, cung cấp các bài học kinh nghiệm cho Việt Namtrong quá trình phát triển ngành công nghiệp điện và điện tử

Theo nghiên cứu của Bộ Công thương (2009) về CNHT ngành điện tử “Côngnghiệp hỗ trợ ngành điện tử đối diện nhiều khó khăn, thách thức” thì CNHT ngành điện

tử đang đối diện với nhiều khó khăn và thách thức, bao gồm (i) đối diện với sự phát triểnnhanh của công nghiệp 4.0, (ii) giá nhân công tăng, (iii) sự cạn kiệt của tài nguyên thiênnhiên, (iv) an ninh phi truyền thống, (v) nguy cơ thiếu vật liệu, linh kiện và bộ phận hỗtrợ cho ngành CNĐT

Đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam”(2010) của Trương Thị Chí Bình đã có nhiều phát hiện mới, phạm vi CNHT của ngànhCNĐT gia dụng, gồm quá trình sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính: Linh kiện điện tử vàđiện tử, linh kiện nhựa, linh kiện kim loại và cao su Tác giả đã thấy nguyên nhân yếukém của và triển vọng của CNHT Việt Nam xuất phát từ các lý do: Việt Nam không thuhút đầu tư từ nhà cung ứng nước ngoài - hầu hết là các DN vừa và nhỏ tham gia sản xuấtCNHT, mà chỉ tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn, vì thế không tạo ra các lớpcung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia … đo đó, tác giả cho rằng cần tập trung thu hútFDI vào sản xuất CNHT ngành điện tử gia dụng, các DN của Việt Nam cần hướng đếncung ứng đa ngành cho những nhà sản xuất phụ trợ, thay vì chỉ cung ứng cho tập đoàn

đa quốc gia như hiện nay

Tác giả Lê Hồ Nghĩa (2011) với nghiên cứu “Chất lượng tăng trưởng ngành công

Trang 21

12

nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” đã cho biết chất lượngtăng trưởng ngành CNĐT Việt Nam rất thấp thể hiện qua các nhân tố kinh tế chủ yếunhư, hệ số ICOR cao, năng suất lao động thấp, tỷ lệ VA/GO thấp và CNHT CNĐT kémphát triển Vì vậy, cần ưu tiên phát triển CNHT CNĐT, coi đây là yếu tố cơ bản quyếtđịnh chất lượng tăng trưởng của ngành CNĐT thay vì chỉ tập trung sản xuất, lắp ráp cácsản phẩm tiêu dùng cuối cùng Trong các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởngngành CNĐT, tác giả tập trung nhấn mạnh cách thức phát triển CNHT ngành điện tử,đặc biệt vai trò của chính phủ có tính quyết định đến CNHT và những chương trình hànhđộng cụ thể

Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012) đã đánh giá thực trạng phát triển CN phụ trợ tronglĩnh vực điện tử của Việt Nam trong nghiên cứu “Phát triển công nghiệp phụ trợ tronglĩnh vực điện tử tại Việt Nam hiện nay” Qua đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủyếu có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng phát triển CN phụ trợ trong lĩnh vực điện

tử của Việt Nam trong tương lai

Lê Văn Tú (2017) đã nghiên cứu về sự “Phát triển của CNHT ngành điện tử tỉnhBắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” Qua đó nghiên cứu đánh giá nhữngthành quả CNHT ngành CNĐT tỉnh Bắc Ninh đã đạt được và một số hạn chế còn tồntại Đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy CNHT ngành CNĐTtỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hội nhập quốc tế, như xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngànhCNHT CNĐT, hợp tác với các DN FDI, phát huy vai trò của chính quyền địa phương, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…

Để đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của CNHT ngành điện tửViệt Nam, nhóm tác giả Trần Việt Thảo, Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Phương Ly(2022) đề cập trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệpphụ trợ cho ngành điện tử tại Việt Nam” Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố quy

mô thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, quá trình đổi mới công nghệ và đổi mới tổchức có tác động tích cực đến sự phát triển CNHT ngành điện tử Việt Nam Qua đó,nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT cho ngànhđiện tử Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Tác giả Vũ Thị Bích Thảo (2021) có nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp nhằmphát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội” Nghiên cứu thực hiện khảo sát

183 DN Việt Nam trong đó có 22 DN sản xuất linh kiện điện tử trên địa bàn Hà Nội

Trang 22

13

Theo đánh giá của tác giá, thực trạng CNHT ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội về cơcấu nhóm sản phẩm CNHT DN nội địa chỉ cung cấp các loại linh kiện phụ tùng đơngiản, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng rất thấp các DN sản xuất CNHT ngànhđiện tử Hà Nội đã có những nỗ lực trong đổi mới công nghệ, phục vụ cho hoạt động sảnxuất CNHT ngành điện tử tại DN Tuy nhiên, do phần lớn các DN CNHT ngành điện tử

là DN nhỏ và vừa, thiếu vốn, do đó, quá trình đổi mới công nghệ của DN còn gặp nhiềukhó khăn Sự thu hút FDI vào ngành điện tử có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực đếnphát triển kinh tế trong những năm tiếp theo

Định Trần (2022) đã đề cập đến các giải pháp để thúc đẩy phát triển CNHT ngànhđiện tử trong bài viết “Trợ lực cho CNHT ngành điện tử: Cần có giải pháp tháo gỡ vềvốn” Tác giả cho rằng CNĐT Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng thần tốc xongCNHT ngành điện tử vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như, thiếu nguồn nhân lựclao động lành nghề, thiếu năng lực tài chính và năng lực công nghệ để tiếp nhận côngnghệ tiên tiến từ dòng vốn FDI Xuất phát từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số giảipháp liên quan đến chính sách của Chính phủ như chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ vayvốn với lãi suất thấp, chương trình chuyển đổi số, hỗ trợ về công nghệ…

2.4 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển củaCNHT, CNHT ngành điện tử đã được các nhà khoa học nước ngoài, nhà khoa học trongnước nghiên cứu Các nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng chưa cónghiên cứu nào sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của các nhân tố đến

sự phát triển của CNHT ngành điện tử Các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đếntác động của các nhân tố đến sự phát triển của CNHT nói chung

Tác giả đã tổng hợp danh mục các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển của CNHT,CNHT ngành điện tử đã được các nhà nghiên cứu đưa ra và phân tích ở bảng 2.1 nhưsau:

Bảng 0.1 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển CNHT

trong các nghiên cứu trước T

Trang 23

14

(2016)

Lê Văn Tú (2017)

Vũ Thị Thanh Huyền (2018) Duong Quynh Lien (2019)

Hồ Quế Hậu (2020) Tran Viet Thao, Vu Thi Thanh Huyen, Nguyen Phuong Ly(2022)

Vũ Thị Thanh Huyền Trần Việt Thảo(2021)

3 Sự phát triển của

khu vực hạ tầng

Vũ Thị Thanh Huyền (2018) Duong Quynh Lien (2019) Tran Viet Thao, Vu Thi Thanh Huyen, Nguyen Phuong Ly(2022)

5 Các yếu tố về quy

mô vốn của DN

Lê Văn Tú (2017) Duong Quynh Lien (2019)

Trang 24

Duong Quynh Lien (2019) Lợi thế địa

Trang 25

19 Đầu tư nước

ngoài TNCs Lê Văn Tú (2017)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3 Khoảng trống nghiên cứu

Từ tổng quan nghiên cứu trên đây cho thấy đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến cácmặt của bức tranh về CNHT và phát triển CNHT ở Việt Nam, trong đó có CNĐT Đâyđều là các tài liệu có giá trị tham khảo cao Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phân tích

Trang 26

17

sâu, chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến CNHT ngành điện tử của tỉnh Bắc Ninh bằngphương pháp định lượng Và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khi cáchiệp định thương mại tự do thể hệ mới EVFTA được thực thi ở Việt Nam và sự bùng nổcủa công nghệ số thì các nhân tố tác động đến ngành CNHT điện tử liên tục thay đổikhông ngừng Mà Bắc Ninh là tỉnh có nhiều DN nước ngoài sản xuất kinh doanh mặthàng điện tử Do đó, để phản ánh kịp thời sự tác động của các lĩnh vực trên tác giả đãdựa trên phân tích EFA để đánh tác tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triểncông nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử tại tỉnh BắcNinh

+ Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp hỗ trợ chongành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp thu thập thôngtin; phân tích tổng hợp; thống kê so sánh; điều tra khảo sát

Dữ liệu phân tích là dữ liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát trực tuyến thông qua phiếu hỏiđối với DN CNHT ngành điện tử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Dữ liệu thu thập được xử

lý qua phần mềm là SPSS để phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới phát triểnCNHT cho ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh

6 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đề tài nhằm hướng tới mục tiêu chung là thực trạng pháttriển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; phân tích và đánh giá

Trang 27

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành điện

tử tại tỉnh Bắc Ninh trơng tương lai

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần lời mở đầu đề tài được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại tỉnh BắcNinh

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại tỉnhBắc Ninh

Trang 28

19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN CNHT NGÀNH ĐIỆN TỬ 1.1.CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

1.1.1 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

“Công nghiệp hỗ trợ” hay “công nghiệp phụ trợ” là những thuật ngữ khác nhau chỉcùng một lĩnh vực sản xuất CN có tác dụng hỗ trợ, bổ sung tạo điều kiện cho sự pháttriển của những ngành CN chính

Với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu khác nhau, tính đến nay đã có nhiều quan điểmkhác nhau về công nghiệp hỗ trợ, nhưng chưa có một định thống nhất nào về CNHT Theo Bộ Công Thương Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp vàThương mại, METI) (năm 1985), “CNHT được dùng để chỉ các DN (DN) có đóng gópcho việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước châu Á, hay các công ty sảnxuất linh phụ kiện”

Năm 1987, MITI cho rằng “CNHT là các ngành cung cấp những gì cần thiết nhưnguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá, cho các ngành công nghiệp lắp ráp”.Đến năm 1993, METI của Nhật Bản đưa ra quan điểm: “CNHT là các ngành côngnghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn … chocác ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử)

Hiện nay, ở Nhật Bản CNHT được hiểu là “một nhóm các hoạt động công nghiệpcung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản phẩm hoànchỉnh) cho các ngành công nghiệp hạ nguồn” (Ohkawa K Kohama, 2004) Nói cáchkhác, CNHT nằm ở phần giữa của quá trình sản xuất, từ thượng nguồn xuống đến hạnguồn

Junichi Mori (2005) cho rằng có hai cách định nghĩa về CNHT theo hai cách tiếpcận khác nhau, đó là từ lý thuyết kinh tế và từ thực tiễn sản xuất kinh doanh Thứ nhất,

từ lý thuyết kinh tế, “CNHT được định nghĩa như một nhóm các nhà sản xuất các sảnphẩm đầu vào” Các sản phẩm hoàn thành được sản xuất thông qua các quá trình gồmnhiều lớp bao gồm quá trình sản xuất, lắp ráp các sản phẩm đầu vào CNHT là lĩnh vựcsản xuất ra những sản phẩm đầu vào, hay các hàng hoá trung gian và tư liệu sản xuất

Ví dụ, trong quá trình sản xuất hàng điện tử gia dụng, các bộ phận sản phẩm như chất dẻo và bộ phận kim loại được xem là hàng hoá trung gian, trong khi máy móc và công

cụ để sản xuất những hàng hoá trung gian đó là tư liệu sản xuất Thứ hai, từ thực tiễnsản xuất kinh doanh, “CNHT sản xuất linh kiện, phụ tùng, cũng như máy móc và công

Trang 29

20

cụ để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng đó” Hệ thống sản xuất hiện đại gồm quá trình

nhiều lớp như: Lắp ráp cuối cùng, chi tiết lắp ráp, sản xuất linh kiện, dụng cụ, máy móc,

nguyên liệu và nguyên liệu thô (Hình 1.1)

Hình 1.1: CNHT theo quan điểm của Nhật Bản

Lắp ráp Lắp ráp phụ

Bộ phận sản xuất

Kỹ thuật Ngành CNHT Máy móc

Nguyên liệu, vật liệu

Nguồn: J Mori, 2005

Còn theo Ohno K (2004, VDF GRIPS), CNHT là thuật ngữ chỉ một nhóm các

hoạt động công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào đã qua chế biến và hàng hóa trung

gian (không phải nguyên liệu thô cũng không phải sản phẩm hoàn thành) cho các ngành

công nghiệp hạ nguồn Nói cách khác, CNHT nằm ở giữa dòng sản xuất theo chiều dọc

từ “thượng nguồn” - yếu tố đầu vào hay các công nghiệp khai thác nguyên liệu thô đến

“hạ nguồn” - những ngành sản xuất ra sản phẩm cuối cùng Quan điểm của Ohno nhìn

chung có sự tương đồng và thống nhất với quan điểm của Mori về CNHT

Ở Việt Nam, sau nhiều năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự hợp

tác với Nhật Bản Năm 2003, trong sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, thuật ngữ

“CNHT” được nhắc đến lần đầu tiên, và đây là một văn kiện quan trọng đã được thủ

tướng Phan Văn Khải của Việt Nam và thủ tướng Koizumi của Nhật Bản thống nhất

quyết định đưa vào thực hiện Bản sáng kiến chung bao gồm 44 hạng mục lớn, nhưng

trong đó hạng mục được chú trọng đầu tiên đó là phát triển CNHT ở Việt Nam

Thuật ngữ CNHT được sử dụng chính thức từ năm 2004, chủ yếu trong các chỉ

thị, công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nội dung phát triển của CNHT đã được

đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam và kế hoạch

tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm

2020 Tuy nhiên, trong các văn bản này vẫn chưa xuất hiện một định nghĩa chính thức

về CNHT

Năm 2007, Diễn đàn phát triển Việt Nam cũng đã đưa ra định nghĩa mang tính

Trang 30

21

khái quát về CNHT: “CNHT là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầuvào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để chế tạo ra phụ tùng, linh kiệnnày) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”

Năm 2007, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNHT Việt Nam đến

2010, tầm nhìn đến 2020” do Bộ Công nghiệp (cũ), nay là Bộ Công Thương soạn thảo

và Thủ tướng phê duyệt Theo đó, CNHT được định nghĩa [4, tr.8]: “Hệ thống CNHT

là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợptheo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng… cho khâu lắp ráp cuốicùng”

GS Trần Văn Thọ (2006) cho rằng, CNHT chỉ toàn bộ những sản phẩm côngnghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính Cụ thể là những linhkiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, 13 nhuộm…, và cũng cóthể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế

Theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP, ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triểnCNHT, thì CNHT được hiểu “là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu,linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”

Nhìn chung, các khái niệm về CNHT trên đây đều nhấn mạnh tầm quan trọng củacác ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho sản phẩm hoàn chỉnh Trong giới hạnnghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng “CNHT là các ngành sản xuất những sản phẩm cóvai trò hỗ trợ cho việc sản xuất (lắp ráp) một loại sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh.Sản phẩm CNHT bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản (nhựa, cao su, kim loại…); cáclinh kiện (linh kiện điện, linh kiện điện tử ), các phụ tùng”

1.1.2 Đặc điểm của CNHT

Thứ nhất, CNHT là việc cung ứng các linh phụ kiện cho lắp ráp sản phẩm cuốicùng

Khi một ngành công nghiệp lắp ráp hay sản xuất một sản phẩm nhất định, rất cần

có hệ thống các ngành CNHT để cung cấp các chi tiết cho sản phẩm Đến lượt mình,các DN được coi là hỗ trợ cho lắp ráp sản phẩm đó lại cần các DN khác hỗ trợ cho mình.Quá trình sản xuất được sản phẩm cuối cùng đưa đến tay người tiêu dùng tạo thành mộtchuỗi liên kết liên hoàn, không chỉ trong nội bộ ngành mà còn kéo theo nhiều ngành,nhiều lĩnh vực khác nhau Vì thế, bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp cơbản, rất cần có sự phát triển của các ngành CNHT khác

Trang 31

22

Hình 1.2 Quy trình sản xuất của CNHT

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả Thứ hai, CNHT là ngành phức tạp và rộng lớn

Do khoa học và kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển, các sản phẩm làm ra

có số lượng, chất lượng, sự đa dạng, độ tinh vi ngày càng tăng dẫn đến sự phân chia cáchoạt động sản xuất trong một chuỗi cung ứng Bởi bất kỳ một sản phẩm cụ thể nào cũngkhó có thể được sản xuất khép kín bởi một công ty và để có một sản phẩm hoàn chỉnhthì cần sự tham gia của nhiều DN, nhiều ngành khác nhau Điều đó làm cho các công tytập trung đi sâu vào lĩnh vực mà mình có lợi thế cạnh tranh, khiến sự chuyên môn hóaxuất hiện và ngày càng gia tăng Quá trình này được coi là tất yếu và gắn liền với sựthay đổi trong phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, đây chính là nguyênnhân cho sự ra đời của các ngành CNHT Vô hình chung, điều này khiến CNHT trở lênphức tạp và có phạm vi rộng cả về mặt địa lý và phạm vi liên kết ngành

Ngành CNHT có thị trường tiêu thụ ngày càng rộng, sản phẩm CNHT không chỉđáp ứng nhu cầu cho các DN lắp ráp trong nước, các DNFDI ở nước sở tại, mà còn xuấtkhẩu sang các nước Theo Junichi Mori (2005), ngành CNHT bao gồm một phạm virộng các ngành công nghiệp Trong thực tế, các ngành công nghiệp điện tử, xe máy, ô

tô đều cần các sản phẩm CNHT như nhựa, kim loại ép, và dụng cụ Ví dụ, sản phẩm điện

Trang 32

23

tử và xe máy đều sử dụng các bộ phận bằng nhựa được sản xuất thông qua một quá trìnhsản xuất tương tự gọi là ép phun Bộ phận ép kim loại được sử dụng cho các mặt hàng điện tử, xe máy, và xe ô tô Do đó, ngành CNHT có thể là một nguồn lực cạnh tranh chongành công nghiệp sản xuất khác nhau

Thứ ba, CNHT có tính đa dạng về công nghệ và trình độ sản xuất

Sự đa dạng về công nghệ trong sản xuất CNHT xuất phát từ việc có nhiều loại linhkiện, phụ tùng được cung ứng trong quá trình lắp ráp ra sản phẩm cuối cùng Có nhữngsản phẩm linh kiện đòi hỏi sản xuất với trình độ công nghệ cao như những bộ phận điềukhiển, điện tử, ; ngược lại, có những chi tiết không đòi hỏi kỹ thuật quá khó như cáclinh kiện cao su, nhựa, Giá trị gia tăng của việc sản xuất các linh kiện, các quy trìnhcũng có sự khác biệt lớn Những bộ phận tinh xảo có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi trình

độ sản xuất, công nghệ cao như những bộ phận điều khiển, điện tử, v.v… chỉ các nhàcung cấp lớn, có trình độ công nghệ cao mới có thể đáp ứng Nhưng có những chi tiếtđòi hỏi kỹ thuật sản xuất không quá khó có thể mua sắm từ những nhà cung cấp cấp thấp

để lắp ráp thành những cụm linh kiện

Sự đa dạng về trình độ công nghệ thể hiện ở cấp độ tham gia hệ thống cung cấplinh phụ kiện Có thể thấy, các nhà cung cấp cấp thấp thường sở hữu công nghệ sản xuấtkhông cao như những nhà cung cấp cấp cao Các sản phẩm các nhà cung cấp cấp thấpthường có giá trị gia tăng không cao như các nhà cung cấp cấp cao Xu hướng nàythường thấy ở các nước đang phát triển khi những nhà sản xuất nội địa tham gia vàoCNHT bằng cách trở thành những nhà cung cấp cấp thấp, tận dụng lao động rẻ và sửdụng công nghệ thấp để tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng công nghệthấp sẽ giảm làm tính cạnh tranh của sản phẩm, khó tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàncầu Bởi các sản phẩm sản xuất ra với hàm lượng công nghệ thấp, sẽ khó đáp ứng đượcyêu cầu của các nhà lắp ráp FDI Vì vậy, để phát triển ngành CNHT, thì việc đầu tư đổimới công nghệ là điều tất yếu

Thứ tư, CNHT nằm trong chuỗi giá trị

Cụm từ chuỗi giá trị đề cập tới đầy đủ tất cả các hoạt động cần thiết để tạo ra mộtsản phẩm hay dịch vụ nào đó (Kaplinsky và Morris 2001) Chuỗi giá trị bao gồm cáchoạt động từ thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối, đến dịch vụ hậu mãi trên phạm vitoàn cầu Như vậy, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả các thành phần trong chuỗi hoạtđộng và phối hợp với nhau tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi CNHT sản xuất ra linh

Trang 33

24

kiện, bộ phận chính là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra giá trị giatăng lớn, chứ không phải DN lắp ráp tại một quốc gia cụ thể (Hình 1.3) Các DN CNHTnằm ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị lắp ráp ra sản phẩm cuối cùng Trong chuỗisản xuất này, các DN được phân loại theo cấp độ, vị trí họ tham gia vào hệ thống và DNCNHT có thể rất khác nhau về quy mô vốn, quy mô sản xuất, sở hữu, công nghệ,

Hình 1.3: Chuỗi giá trị sản xuất

Nguồn: Hà Thị Hương Lan, 2014 Thứ năm, ngành CNHT cần lượng vốn lớn và đòi hỏi nguồn lao động chất lượngcao

Theo Junichi Mori (2005), CNHT cần lượng vốn lớn hơn quá trình lắp ráp cuốicùng, với chi phí cố định cao và doanh thu tăng theo quy mô Trong khi quá trình lắpráp cuối cùng cần sử dụng nhiều công nhân, thì sản phẩm CNHT được sản xuất chủ yếubằng máy móc và ít công nhân hơn Công nhân làm việc trong các ngành CNHT chủyếu vận hành máy, quản lý chất lượng, kỹ thuật viên và kỹ sư Do đặc điểm này, ngànhCNHT ở các nước đang phát triển có xu hướng ít cạnh tranh Họ thường thiếu vốn, thiếulao động có tay nghề cao, thiếu trình độ công nghệ để tạo ra hiệu suất cao từ các thiết bịsản xuất Ví dụ, nhiều máy ép nhựa có giá trung bình hơn 100.000 USD và yêu cầu nhà

Giá trị gia tăng

B: Thiết kế D: Lắp ráp F: Chiến lược thương hiệu

F

A: Nghiên cứu, triển khai

C: Sản xuất bộ phận, linh kiện

E: Khai thác thị trường, tiếp thị

E

Trang 34

25

điều hành có tay nghề cao Các DN nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển thường không

có đủ vốn để mua máy móc hoặc thuê cán bộ kỹ thuật để vận hành Vì vậy, để phát triểnCNHT cần có chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ công nghệ và đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho các ngành CNHT

Thứ sáu, CNHT không chỉ là ngành công nghiệp phụ

Mỗi một ngành công nghiệp đều phát triển theo một chuỗi liên kết riêng biệt, docùng nằm trong chuỗi giá trị của sản xuất, các DN CNHT có mối quan hệ liên kết chặtchẽ với nhau Từ mối quan hệ này đã dẫn đến yêu cầu cần phát triển CNHT một cách

có hệ thống và tập trung theo các cụm, khu công nghiệp Sự phát triển của các DN sảnxuất lắp ráp sẽ tạo nhu cầu và kích thích sự phát triển của các DN cung cấp sản phẩm

hỗ trợ, ngược lại, sự phát triển của các DN CNHT sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuậnlợi, đem lại lợi thế cạnh tranh để thu hút, giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài, các tậpđoàn đa quốc gia, các DN lắp ráp Chính vì thế, nếu đặt lên bàn cân xem xét, chúng ta

có thể thấy sự quan trọng của DN CNHT không hề kém so với DN lắp ráp tạo ra sảnphẩm cuối cùng

1.1.3 Vai trò của CNHT

1.1.3.1 Đối với DN

a Tạo lợi thế cho DN sản xuất (lắp ráp) sản phẩm cuối cùng

Mỗi sản phẩm có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn gồm các côngđoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn

là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn là thương hiệu, tiếp thị, xây dựng mạng lướilưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường Các giai đoạn thượng nguồn và hạ nguồn làcông đoạn của ngành CNHT Có nghĩa là CNHT là động lực trực tiếp tạo ra giá trị giatăng cho ngành công nghiệp sản xuất (lắp ráp) sản phẩm cuối cùng, giúp tăng sức cạnhtranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa CNHT là “nền tảng hỗ trợ” cho sự phát triển của công nghiệp lắp ráp, là nền tảng,

cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn Chất lượng sản phẩm đầu ra cuốicùng của các sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm chi tiết

và linh kiện được sản xuất từ ngành CNHT, do vậy, nếu các nhà cung cấp trong nước

có năng lực cạnh tranh quốc tế sẽ tạo lợi thế cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩmcuối cùng

b Tạo động lực cho các doanh nghiệp CNHT đầu tư vào công nghệ hiện đại và nâng

Trang 35

26

cao trình độ tay nghề của người lao động

Dưới áp lực cạnh tranh, các DN ngành CNHT có xu hướng chuyên môn hóa vàomột công đoạn hoặc linh kiện sản phẩm nào đó có thế mạnh, từ đó tạo ra những sảnphẩm hoàn chỉnh có chất lượng, giá cả cạnh tranh so với hàng nhập khẩu Từ đó, khuyếnkhích các DN ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đồng thờităng sự giao lưu, học hỏi và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động trong DN Đồngthời đòi hỏi các DN cần tập trung nâng cao năng lực khoa học, công nghệ cho DN CNHT

và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyểngiao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của DN CNHT; tăng cường hợptác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ,mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ; đẩy mạnh thương mại hóacác sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ; tăng cường cơ chế hợp tác công tư trong việc triển khai các dự án đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển

Bên cạnh đó, tạo cơ hội cho các DN Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vựcCNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo thông qua các chương trình, kế hoạch quốc gia

về nâng cao tay nghề, thúc đẩy liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN Cùng với đó, gắn kếtgiáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, phát triển hệ thống quản lý và bảo đảmchất lượng giáo dục nghề nghiệp, triển khai mô hình quản lý theo hướng hiện đại, tinhgọn, chuyên nghiệp, áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng công nghệ thôngtin, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển

hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đặc biệt đối với các kỹ năngnghề quan trọng trong lĩnh vực CNHT

c Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN công nghiệp sản xuất

CNHT trực tiếp thúc đẩy việc tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp Chấtlượng đầu ra cuối cùng của sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào chất lượng của cáclinh kiện, bộ phận chi tiết do ngành CNHT sản xuất Do đó CNHT góp phần nâng caokhả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Nếu CNHT kém phát triển thì các ngànhcông nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh, phạm vi hoạt động sẽ bị giới hạn ở một sốngành Do đó, sự phát triển của CNHT sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các sản phẩm công nghiệp chủ lực, đẩy nhanh quá trình CNH và thúc đẩy sự pháttriển của các DN vừa và nhỏ Hệ thống DN vừa và nhỏ đảm nhiệm hầu hết ngành CNHT,đây là khu vực DN tạo nhiều việc làm, là nền tảng sáng tạo của quốc gia

Trang 36

27

1.1.3.2 Đối với sự phát triển của nền kinh tế

a Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Sự phát triển hiệu quả của CNHT tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, bởi các

lý do sau đây:

Thứ nhất, do yếu tố lao động

Sức hấp dẫn của lao động giá rẻ không còn là yếu tố chính thu hút đầu tư nướcngoài, bởi tỷ trọng chi phí của CNHT cao hơn nhiều so với chi phí nhân công nên mộtquốc gia có lợi thế về lao động nhưng CNHT kém phát triển sẽ khiến môi trường đầu tưkém hấp dẫn Còn đối với ngành lắp ráp và tận dụng lao động giá rẻ, đến một mức độnhất định khi các tập đoàn kinh tế không thấy cơ hội nữa sẽ bỏ đi Thay vào đó, xuhướng hiện nay là các tập đoàn kinh tế, công ty nước ngoài, nhà đầu tư sẽ tập trung thamgia hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy ở những lĩnh vực có thể tận dụngtối đa tiềm năng có khả năng sử dụng CNHT tốt, đáp ứng nhu cầu mua linh kiện, chitiết sản phẩm hoặc hợp đồng cung ứng, đặt hàng chi tiết sản xuất, đơn vị sản phẩm chodây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm

Thứ hai, do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước

Nếu như cách đây vài thập kỷ, các chính sách ưu đãi của Nhà nước có tác dụngmạnh mẽ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Thì ngày nay, các biện pháp khuyếnkhích đầu tư đang mất dần giá trị và việc phát triển ngành CNHT ngày càng trở nênquan trọng hơn Trong khi đầu tư nước ngoài là động lực sống còn cho sự phát triển kinh

tế của các nền kinh tế đang phát triển thì bản thân ngành CNHT cũng trở thành động lựcquan trọng để thu hút nó

Thứ ba, do hạn chế trong việc nhập khẩu thành phẩm đầu vào của công ty lắp ráp Nếu CNHT không phát triển thì các công ty sản xuất thành phẩm phải phụ thuộcnhiều vào nhập khẩu Dù những thành phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nướcngoài, nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm, phí lưu kho bãi, ứđọng vốn cho việc nhập khẩu và lưu kho sẽ làm tăng chi phí đầu vào Đó là chưa nóiđến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu Các công ty đa quốc gia sẽ gặpkhó khăn trong việc quản lý chuỗi cung ứng nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộphận và các sản phẩm CNHT khác Khả năng cung ứng phụ trợ cho các ngành côngnghiệp là một trong các vấn đề được các tập đoàn đa quốc gia cân nhắc rất nhiều trướckhi quyết định đầu tư vào một quốc gia Nền kinh tế với các ngành CNHT mạnh và có

Trang 37

28

thể đáp ứng nhu cầu cho các nhà lắp ráp là một trong các nhân tố tác động mạnh đến thuhút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp

b Thúc đẩy sự phát triển của các DN vừa và nhỏ

CNHT ô tô có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo điều kiện mở rộng nănglực sản xuất của các DN vừa và nhỏ Sự phong phú, đa dạng của các loại linh kiện, phụkiện sẽ lôi kéo hàng nghìn DN vừa và nhỏ trong nước tham gia vào quá trình sản xuất,tạo việc làm và thu nhập cho người lao động cũng như mang đến những cơ hội tuyệt vời

để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp thu, làm chủ công nghệ nước ngoài và họchỏi các kỹ năng quản lý tiên tiến

c Tạo nền tảng cho hội nhập kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập, khi các mối quan hệ hợp tác được hình thành, sản phẩmCNHT sẽ là một bộ phận hiện hữu, tích hợp, cấu thành một trong những sản phẩm củacác hãng công nghiệp đa quốc gia lớn trên thế giới đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu

và các khu vực khác trên thế giới Việc trở thành một phần của hệ thống chuỗi sản xuấtchuyên biệt quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho ngành Với việc mở rộng các ngành CNHT,các quốc gia sẽ có thể hợp tác trong quá trình tham gia sản xuất linh kiện và từ đó thamgia vào chuỗi giá trị toàn cầu

d Thúc đẩy nền kinh tế phát triển lâu dài và bền vững

CNHT phát triển sẽ tạo hiệu ứng kéo theo các ngành công nghiệp khác phát triển.Thông qua việc phát triển mối liên kết lâu dài, mạnh mẽ và ổn định giữa DN hỗ trợ và

DN sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu Từ đó, giải quyết công ăn việc làm, kíchthích tiêu dùng trong nước, giảm tỷ lệ người nghèo, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế,đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa Sự phát triển của CNHT là điều kiện đủ để pháttriển các cụm công nghiệp, là công cụ rất hữu hiệu để nâng cao cạnh tranh, đổi mới côngnghệ và phát triển kinh tế vùng thông qua việc xây dựng mạng lưới các nhà cung cấpsản phẩm hàng đầu cho các DN, các ngành khác trong nền kinh tế Do vậy, ngành CNHT

có thể hỗ trợ nền kinh tế phát triển lâu dài và tạo ra sự phát triển bền vững

e Tạo giá trị gia tăng trực tiếp cho ngành công nghiệp

CNHT là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá CNHT là ‘bệ đỡ’ cho sự phát triển sản xuất công nghiệp, là nền tảng, cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn Chất lượng sản phẩm đầu ra cuối cùng của các

Trang 38

1.2.1 Khái niệm CNHT ngành điện tử

1.2.1.1 Công nghiệp điện tử

a Khái niệm

CNĐT: Là ngành sản xuất vật liệu, linh kiện, phụ kiện, sản xuất cấu kiện điện tử,

cơ điện tử và các thiết bị Như vậy, công nghiệp điện tử được xác định là ngành côngnghiệp sản xuất thiết bị (điện dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệthông tin, viễn thông), sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần mềm,các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông)

Sản xuất thiết bị bao gồm: Thiết kế tổng thể, thiết kế công nghệ mỹ thuật, mạchđiện, thiết kế chế tạo mạch in, vỏ, để máy và lắp ráp hoàn thiện thiết bị Lắp ráp là khâucuối cùng và có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành CNĐT

Lắp ráp có 3 dạng:

(1) Lắp ráp từ các cấu kiện (SKD): Linh phụ kiện đã được chuẩn bị đầy đủ chỉ việctiến hành lắp ráp thành từng cụm chi tiết đã được căn chỉnh Các cụm được ráp lại vớinhau cùng với vỏ máy sau đó tiến hành căn chỉnh, kiểm tra thiết bị lần cuối

(2) Lắp ráp từ các chi tiết rời trong bộ (CKD): Linh phụ kiện được chuẩn bị đầy

đủ và đồng bộ, sau đó tiến hành lắp ráp từ các linh kiện rời thành cụm chi tiết để được

bộ linh kiện SKD, sau đó tiếp tục lắp ráp sang sạng SKD

(3) Lắp ráp từ những linh kiện không đồng bộ (IKF): Trong trường hợp này việc

bị thiết sót linh kiện, cấu kiện còn thiếu từ phía nhà sản xuất sẽ được tự thiết kế lại hoặc

có thể thay đổi một phần hoặc thay đổi toàn bộ thiết kế ban đầu

b Đặc điểm

(i) Công nghệ: Công nghệ điện tử là ngành có công nghệ phát triên với tốc độnhanh chóng Đây là động lực thúc đẩy và phát huy tác dụng của nhiều công nghệ khácnhau, kéo theo những biến đổi mang tính chất dây chuyền, cho nên được coi là công

Trang 39

30

nghệ cơ sở của xã hội hiện đại Công nghiệp điện tử luôn gắn liền với cách mạng khoahọc công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao Đây là ngành cần lượng vốn lớn để đầu tưcho các lĩnh vực sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu - triển khai và đổi mới côngnghệ nên hầu hết các sản phẩm điện tử nổi tiếng trên thế giới đều thuộc về các công ty,tập đoàn sản xuất mạnh về công nghệ

(ii) Sản phẩm: Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm của CNĐT rất cao, cơ cấusản phẩm luôn thay đổi, giá trị phần mềm và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao Chu kỳ sốngcủa sản phẩm CNĐT ngày càng rút ngắn do tốc độ phát triển của công nghệ làm sảnphẩm bị thay thế liên tục

(iii) Thị trường: Chính vì chu kỳ sống của sản phẩm cũng như sự đổi mới liên tục

về công nghệ đã khiến các tập đoàn lớn, các hãng điện tử không ngừng cạnh tranh gaygắt nhằm chiếm lĩnh thị phần Đan xen giữa sự cạnh tranh đó là xu hướng hợp tác, liênkết, sáp nhập xảy ra thường xuyên, tạo nên mạng lưới sản xuất rộng lớn trên phạm vitoàn cầu

c Vai trò của công nghiệp điện tử

(i) CNĐT là ngành mũi nhọn chiến lược đối với mọi nền kinh tế CNĐT là ngànhsản xuất cơ bản của một nền kinh tế quốc dân, được cọi là thước đo trình độ phát triểncủa một nền kinh tế Nền kinh tế càng phát triển, điều đó cho thấy có một nền CNĐTphát triển ở trình độ tương đương

(ii) CNĐT là đòn bẩy giúp nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng hơn CNĐT phát triểnnhanh và mạnh nhất trong vài thập kỷ trở lại đây, cả xã hội đang sống trong “xã hội điệntử”, các tập đoàn xuyên quốc gia hoạt động trong lĩnh vực điện tử trỗi dậy mạnh mẽ,góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới

(iii) CNĐT thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác Khảnăng kéo của CNĐT rất cao, thông qua việc thu hút lao động và giải quyết việc làm.Theo đánh giá chung về 20 nhóm ngành công nghiệp trên thế giới thì CNĐT đứng đầu

về thu hút lao động, đứng thứ hai về doanh thu trên vốn (sau ngành luyện kim), đứngthứ ba về doanh thu tuyệt đối (sau ngành lọc dầu và ô tô) Bên cạnh đó, CNĐT cũngchính là ngành tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời làmột ngành sản xuất chủ lực trong nền kinh tế tri thức

(iv) CNĐT là cầu nối để các nước đang phát triển tham gia vào tiến trình toàn cầuhóa sản xuất và thương mại, đối với các hoạt động kinh tế thì góp phần tăng cường hơn

Trang 40

31

lượng thông tin trao đổi, các giao dịch kinh tế trở nên linh hoạt hơn, thu hút được đầu

tư cao hơn, hiệu quả sản xuất tăng thêm, tạo nên lợi thế kinh tế về quy mô ngày càng rõrệt, các sản phẩm được tạo ra có hàm lượng chất xám lớn hơn tạo nên lợi thế về cạnhtranh tốt hơn

1.2.1.2 CNHT ngành điện tử

a Khái niệm

Ngành điện tử sản xuất thiết bị điện tử cho các ngành công nghiệp và các sản phẩmđiện tử tiêu dùng, như máy tính, ti vi và bảng mạch điện Các ngành CNĐT bao gồmviễn thông, thiết bị, linh kiện điện tử, điện tử công nghiệp và điện tử tiêu dùng Các công

ty điện tử sản xuất thiết bị điện, sản xuất linh kiện điện và bán các sản phẩm này để cungcấp cho người tiêu dùng

Hoạt động CNĐT bao gồm các loại hình thiết kế, chế tạo sản phẩm phần cứng; lắpráp, gia công sản phẩm phần cứng; cung cấp dịch vụ công nghiệp phần cứng Sản phẩmphần cứng bao gồm: Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi; Điện tử nghe nhìn; Điện

tử gia dụng; Điện tử chuyên dùng; Thông tin - viễn thông, thiết bị đa phương tiện; Phụtùng, linh kiện điện tử; Các sản phẩm phần cứng khác

Từ khái niệm chung về CNHT và CNĐT, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,nhóm tác giả cho rằng: “CNHT ngành điện tử là các ngành công nghiệp sản xuất cácnguyên vật liệu cơ bản, linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp và hỗ trợ chocông nghiệp lắp ráp đến sản phẩm cuối cùng của công nghiệp điện tử”

CNHT ngành điện tử bao gồm: (1) nguyên vật liệu cơ bản như nhựa, cao su, kimloại; (2) các linh kiện phụ tùng bao gồm: linh kiện nhựa - cao su, linh kiện kim loại, linhkiện điện (như pin, ắc quy, dây dẫn), linh kiện điện tử; (3) bao bì Phạm vi của CNHTngành điện tử theo sơ đồ sau (Hình 1.4):

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w