Hương ước, luật làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, cắm rễ, ăn sâu trở thành nếp cảm, nếp nghĩ của con người Ví dụ như Hư
Trang 1KHOA………
Tiểu luận
ĐỀ TÀI:
HƯƠNG ƯỚC – VAI TRÒ CỦA HƯƠNG ƯỚC TRONG QUẢN LÝ
LÀNG XÃ
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Tìm hiểu chung về Hương ước: 2
II Nội dung cơ bản của Hương ước làng: 3
1 Hương ước các làng quy định về chế độ ruộng đất .3
1, Từ hương ước xưa đến quy ước làng văn hóa ngày nay 6
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Theo dòng chảy của lịch sử, có những thứ sẽ mất dần đi, nhưng có những thứ sẽ lại càng phát huy được vai trò, thế mạnh của mình trong thời đại mới
và tồn tại mãi mãi Cũng như vậy, mô hình tổ chức làng xã đã xuất hiện từ rất sớm và vẫn còn tồn tại bền vững cho đến tận ngày nay Gắn liền với nó chính là sự hình thành và phát triển của nền văn hoá làng xã Trong đó, Hương ước là một biểu hiện quan trọng của nền văn hoá dân gian ở làng quê
và mang đặc điểm riêng ý thức hệ của người dân trong mỗi ngôi làng
Hương ước, luật làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, cắm rễ, ăn sâu trở thành nếp cảm, nếp nghĩ của con người (Ví dụ như Hương ước của các làng Quỳnh Đôi là một trong những bản Hương ước cổ nhất hiện nay, Hương ước của làng Nhật Tân, Phù Xá Đoài hay Thổ Khối…) Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Hương ước vẫn tiếp tục phát huy được các vai trò của nó đối với sự phát triển của làng xã Việt Nam
NỘI DUNG
I Tìm hiểu chung về Hương ước:
Hương ước, khoán ước (hay còn gọi nôm na là lệ làng) ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XV Đến thời Trần (khoảng cuối thế kỷ XVII) Hương ước đã trở nên khá phổ biến trong hệ thống làng, xã Việt Nam Hầu hết các Hương ước đều đề cập nội dung chính như: An ninh trật tự, quan hệ ứng xử, công ích công lợi, thưởng phạt, đến việc cụ thể bổn phận của con cái đối với cha mẹ, ông bà, vợ đối với chồng, anh đối với em…
Như vậy, Hương ước là bản ghi chép các điều lệ (những quy tắc xử sự
chung) mang tính bắt buộc phải tuân thủ, liên quan đến đời sống của cộng đồng dân cư sinh sống trong làng Các điều lệ này hình thành dần trong lịch
Trang 4sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết Xưa, các điều ấy quen gọi
là lệ làng
Hương ước còn có cách gọi đồng nghĩa như: Hương biên, hương lệ, hội đình, hội ước…
Hương ước có thể xem là hệ thống luật tục tồn tại song song với pháp luật của Nhà nước nhưng không đối lập với luật pháp của Nhà nước Hương ước
đề cập tới những nội dung cụ thể gắn với hoàn cảnh phong tục, tập quán lâu đời của từng làng, là những nội dung mà các bộ luật của Nhà nước khó đề cập đến
Hương ước được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng làng, xã với nhau, giữa mỗi thành viên với cộng đồng, giữa các cộng đồng nhỏ trong làng (phe, giáp, họ…) và làng
Hương ước không chỉ đề ra các hình thức trừng phạt với các việc làm trái
mà còn đề ra những hình thức khen thưởng việc tốt, có ích cho làng
Trước đây, Hương ước chủ yếu là do các vị có vai vế trong làng bàn bạc để xây dựng nên Tuy nhiên, đến ngày nay, Hương ước cũng có đôi chút thay đổi Như theo chỉ thị “Về việc xây dựng và thực hiện Hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư” (số hiệu 24/1998/CT-TTG) của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/06/1998 đã quy định rõ rằng dự thảo Hương ước sau khi được nhân dân, hội nghị cử tri hay hội nghị đại biểu Hộ gia đình thông qua, thì cần phải được Uỷ ban Nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi thi hành nhằm đảm bảo nội dung của Hương ước không trái với các quy định của pháp luật hiện hành hay các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí, lệ phí có thể gây thiệt hại làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Như vậy, Hương ước ngày nay và trước đây đã xuất hiện một số điểm thiếu đồng nhất, tuy nhiên, nội dung và vai trò của Hương ước làng xã trong đời sống người dân Việt Nam ta về cơ bản vẫn không hề thay đổi
Trang 5II Nội dung cơ bản của Hương ước làng:
1 Hương ước các làng quy định về chế độ ruộng đất.
Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính của làng xã Việt Nam Hương ước các làng đều khẳng định “việc nhà nông là cái gốc lớn” để bảo vệ, phát triển sản xuất và đều ra một số quy định khuyến khích mọi người, mọi nhà tận dụng đất đai để sản xuất và quy định về việc xử dụng ruộng đất Như Hương ước làng Quỳnh Đôi-Nghệ Tĩnh có tới 4 điều khoản nói về vấn đề này, trong đó điều 9 quy định “làng xét các nơi trong đồng điền nơi nào trồng hoa quả thì trồng cho hết không được bỏ hoang Nếu có người không cày bừa để ruộng vườn hoang thì phải phạt” Tuy nhiên, quy định về chế độ ruộng đất cơ bản
đã bị bãi bỏ vì hiện nay quy định này thuộc thẩm quyền của Nhà nước quản lý
bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường và các danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo.
Về công tác khuyến nông bảo vệ sản xuất được chú trọng nhằm tận dụng diện tích đất Điều 113 Hương ước làng Quỳnh Đôi-Nghệ Tĩnh quy định:
"Nguyên làng ta có một dải ruộng hoang ở xứ Đập Bản và Vụng Cầu, làng nên cho khai khẩn thành ruộng trồng trọt để làm mối lợi thêm cho dân làng, nay làng bản hễ người nào có sức phá vỡ ra cày cấy được khoảng 4 năm, làng cho ăn không phải nộp thuế, ngoài 4 năm thì cứ lấy lúa trên ruộng, được bao nhiêu làng chia 3, làng chỉ lấy 1 phần, làng làm như thế trong 20 năm, hết hạn phải giao ruộng cho làng"
Hương ước các làng còn quy định về những điều xử phạt rất nghiêm đối với những hành vi gây ô uế không khí, làm nhiễm bẩn nguồn nước, làm lây lan dịch bệnh trong xóm làng Như điều 46 Hương ước làng Thanh Liệt (nay thuộc huyện Thanh Trì) ghi: "Người ta ai có mạnh khoẻ thì mới sống lâu, muốn dân làng được mạnh khoẻ thì ai cũng phải biết giữ gìn vệ sinh chung
và vệ sinh riêng"
3 Quy định về tổ chức xã hội, trách nhiệm của các chức định trong làng.
Thành viên trong làng thường chịu sự chỉ huy của những người đứng đầu, phải tuân theo những quy tắc do làng đặt ra và đều bình đẳng với nhau trên
Trang 6cơ sở tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau Những người đứng đầu phải có trách nhiệm chỉ huy việc thực hiện các quy định của làng và giải quyết các sự việc xảy ra trong làng Như tiết kế 1 trong Hương ước của làng Quýt Lâm, phủ
Mộ Đức có ghi: “Sở đình hay nhà hội trong làng, nơi căn giữa, thì chức sắc ngồi từng trước, mấy người kỳ lão có danh vọng ngồi từng sau, chức sắc nhượng theo chức hàm, kỳ lão nhượng theo niên xỉ, thủ thứ mà ngồi”
khao vọng, cưới hỏi.
Ở mỗi làng đều có những quy định về tín ngưỡng của riêng mình Điều đó được ghi trong Hương ước của các làng Như Hương ước làng Quýt Lâm, phủ Mộ Đức có ghi các Tế tự gồm: Lễ Nguyên đán, Lễ tế Xuân thủ, Lễ cúng Hành khiển, Thượng điền, Hạ điền… Trong đó, Khoản 3, Tiết thứ 2 ghi rõ:
“Mỗi năm đến sớm mai ngày 15 tháng giêng, thì tế Xuân thủ tại đình,
thường dùng một con heo và phẩm vật, lựa một người kỳ cực đứng vai cứng,
lễ ấy chi bạc năm đồng năm giác”
Trong làng thường xuyên có tổ chức các lễ cưới hỏi, rước dâu hay mừng thọ,
và những lễ này cũng được quy định trong Hương ước rất chi tiết về các khoản lệ phí phải nộp, thời gian và quy mô tổ chức Bên cạnh đó, các quy định về văn hoá ứng xử trong làng xã cũng được quy định rất rõ ràng, chi tiết và khá chặt chẽ (quy tắc “kính lão đắc thọ”, “tôn sư trong đạo”…)
Trong làng xã thường hay xảy ra các vụ trộm cắp, đánh nhau hay nộp khoán không đủ (thời trước đây)… cần được các điều lệ trong Hương ước điều chỉnh Ví dụ như về việc mất trộm, trong Hương ước làng Quýt Lâm có ghi:
“Hễ nhà ai bị ăn trộm mất đồ vật gì, mà sự chủ vẫn biết đồ ấy hiện chứa tại nhà nào, thì phải chiếu theo tục cũ, lập tức tường với chức việc sở tại, thị thiền cho soát xét, như xét được quả tang, khinh thì phân xử, trọng thì giãi trình” Nhiều quy định trong các bản Hương ước cổ trước đây thường có các hình phạt khá nặng nề, chủ yếu đánh vào danh dự của cá nhân hay cả gia đình, dòng họ người phạm tội, gây thiệt hại và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thậm chí gây thiệt mạng (Hình phạt gọt gáy bôi vôi với những phụ nữ không chồng mà chửa) Tuy nhiên, đa số các bản Hương ước hiện nay đều đã bãi bỏ hoặc thay thế những hình phạt như vậy, mang lại tính văn minh cũng như dân chủ cho toàn nhân dân Việt Nam ta
Trang 7Như vậy, Hương ước có vai trò quan trọng đối với việc ổn định nếp sống trong làng, sức mạnh của nó, một phần dựa vào hình phạt (cao nhất là đuổi khỏi làng), một phần dựa vào phần thưởng Song sức mạnh lớn nhất là bởi
dư luận khen - chê của dân làng
Hương ước phản ánh tâm lý của dân làng, phản ánh một phương diện quan trọng của văn hoá làng Đó là các quan điểm của dân làng về điều hay, lẽ phải, điều dở, điều trái, về cái đúng - sai, đáng trọng - đáng khinh Sức mạnh cưỡng chế của hương ước dựa vào lề thói, nếp sống quen thuộc của cộng đồng làng Đó là sức mạnh có tính chất tâm lý nằm sâu trong tiềm thức của mọi dân làng Hương ước vừa uốn người ta vào khuôn phép, và động viên người ta hành động, gắn bó dân làng thành một cộng đồng chặt chẽ, đồng thời điều tiết các trách nhiệm và các quyền lợi của mọi thành viên trong làng Do đó, hương ước có ý nghĩa trong việc bổ sung cho luật pháp khi cần
xử lý những vấn đề rất cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của làng
Hương ước không chỉ có ý nghĩa như là một thứ luật pháp mà còn có ý nghĩa như là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức Vì vậy, nó chứa đựng những giá trị văn hoá dân gian, hàm chứa nhiều yếu tố tích cực Song, hương ước cũng tồn tại không ít các yếu tố tiêu cực (như sự lợi dụng hương ước để hà hiếp dân của cường hào, ác bá trong làng…)
Tiếp thu những yếu tố tích cực của hương ước cũ để xây dựng hương ước mới ở các làng hiện nay là việc làm cần thiết để góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá ở các xóm làng
III Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước đối với sự phát triển của làng xã ngày hôm nay:
1, Từ hương ước xưa đến quy ước làng văn hóa ngày nay
Từ xưa hương ước được tồn tại song song với pháp luật nhà nước Trong một cộng đồng làng xã bao gồm các mối quan hệ xã hội đòi hỏi trong cộng đồng ấy phải giải quyết hàng loạt các vấn đề nảy sinh để cộng đồng càng tồn tại và phát triển Như vậy, hương ước tự nó đóng vai trò cương lĩnh tinh thần đối với cộng đồng dân cư làng xã Những quy định (điều ước) của dân làng được ghi trong hương ước đã phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống làng xã Trên cương lĩnh về tinh thần ấy, nó bắt nguồn sâu thẳm nhất của từng thành
Trang 8viên trong cộng đồng làng xã, là giá trị niềm tin của sự đồng cảm và truyền thống làng mạc
Hương ước ra đời chính là sự đòi hỏi quy luật khách quan của phát triển nội tại trong đời sống làng xã Chừng nào làng xã còn tồn tại thì hương ước còn tồn tại và có ý nghĩa, vị trí quan trọng trong đời sống xã hội
Trong xã hội phong kiến làng xã là một đơn vị tự quản độc lập, nhà nước phong kiến phải nhường một phần quyền điều hành cho bộ máy quản
lý làng xã Ngày nay chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật Do vậy quy ước mới ra đời kế thừa hương ước xưa có tác dụng điều chỉnh hành vi của công dân mà pháp luật chưa đề cập hết được Mặt khác, vấn đề thưởng phạt trong hương ước chủ yếu bằng hình thức dùng sức ép dư luận để giáo dục hướng các thành viên trong cộng đồng làng xã theo một nguyên tắc chung nhất Vì vậy, trên thực tế hương ước đạt được hiệu quả hơn người ta tưởng
và mặc nhiên tồn tại phát triển cho đến tận ngày nay
Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt, hương ước xưa để lại không ít những hậu quả như: tăng tính biệt lập, giảm tính thống nhất giữa các làng xã làm cho người nông dân sống quen với luật tục hơn là sống quen với pháp luật Do vậy, từ xưa đến nay người dân vẫn truyền tai nhau câu cửa miệng là
“phép vua thua lệ làng”
Từ khi Đảng và Nhà nước ta phát động cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng, bản, ấp văn hóa, người dân đã nhận thức đầy đủ rằng trong xã hội các hành vi của công dân không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều phạm trù xã hội khác như quan niệm đạo đức, tập quán, dư luận, tín ngưỡng tôn giáo
Phải nói rằng, từ khi có chính sách mới của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng thì hộ gia đình được coi là đơn vị kinh tế tự chủ Đó là tiền đề cho việc xác lập vị trí vai trò quan trọng của làng xã trên nhiều mặt, trước hết là vai trò hương ước trong việc quản lý xã hội ở nông thôn và tổ chức các hoạt động văn hóa Các giá trị truyền thống văn hóa được khôi phục như đình làng được sửa sang và
lễ hội được mở ra
Việc xây dựng làng văn hóa đã gắn kết tạo ra tính chất cấu kết cộng đồng cao, phong tục tập quán cổ truyền được kế thừa Đó là sự gắn bó đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa người cùng dòng họ, xóm, ngõ, tổ, khu phố… khi
có công việc trọng đại như: tang ma, cưới xin hay các công việc đóng góp xây dựng đường làng, ngõ xóm, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa
Trang 9Cuộc vận động thực hiện xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa qua nhiều năm nay đã được khẳng định, quy ước làng văn hóa là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu trong xây dựng làng văn hóa Thực chất đây là đòi hỏi hết sức khách quan của cộng đồng làng xã bắt nguồn từ việc kế thừa truyền thống lập hương ước lâu đời của ông cha ta ngày xưa nhằm xây dựng cộng đồng làng xã có cuộc sống ổn định, phát triển không ngừng về vật chất và tinh thần
Xây dựng quy ước trên tinh thần “gạn đục, khơi trong” trong những hương ước cổ, có nội dung phù hợp với tình hình mới có tác dụng rất lớn nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của người dân đối với việc hình thành nhân cách, phong tục tập quán tốt đẹp tác động trực tiếp đến việc xây dựng làng văn hóa
Vấn đề xây dựng quy ước làng văn hóa là phải dân chủ trên cơ sở bàn bạc của nhân dân, không trái với pháp luật, đạo đức xã hội, tạo hiệu quả trong việc quản lý làng xã hiện nay, nghiêm cấm việc tự đề ra quy định trong điều khoản mang tính chế tài của một văn bản không phải là luật pháp
Phong trào xây dựng quy ước làng văn hóa trên cơ sở có kế thừa hương ước xưa là một hiện tượng văn hóa xã hội cần quan tâm của các cấp
ủy Đảng và chính quyền ở địa phương và đầu mối là ngành văn hóa thông tin, ngành tư pháp và một số ngành liên quan chỉ đạo hướng dẫn soạn thảo mang tính định hướng quản lý nhà nước để ngăn ngừa những hiện tượng lệch lạc trong quá trình soạn thảo quy ước, góp phần đưa nguyện vọng của nhân dân tham gia vào phát triển đời sống kinh tế văn hóa xã hội ở địa
phương ổn định Thực hiện các nhiệm vụ quản lý xã hội trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay
trong sự phát triển của làng xã hôm nay:
Với rất nhiều các quy định, điều lệ cùng sự tồn tại bền vững, lâu dài của mình, Hương ước đã có những vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến làng xã Việt Nam ta, đặc biệt là trong thời đại hiện nay
Bảo tồn và giữ gìn các danh lam thắng cảnh, đền thờ, bảo vệ môi trường của làng nói riêng và của toàn dân tộc nói chung.
Trang 10Như đã phân tích ở trên, một trong những nội dung cơ bản của Hương ước chính là quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ các danh lam thắng cảnh Qua đó, Hương ước cũng đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn môi trường, các danh lam thắng cảnh hay các đền chùa, miếu mạo của làng xã Điển hình như thời gian qua là tại xã Nghi Sơn, Quế Sơn, Quảng Nam, nơi
có một khu rừng nhỏ mang tên Miếu Cấm đã được cả dân làng nâng niu bảo
vệ, nguyên nhân là từ một bản Hương ước truyền từ đời xa xưa quy định:
“Cấm cư dân trong làng vào rừng chặt củi làm than Nếu vi phạm sẽ bị làng
xử phạt Nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì đòn roi, nghiêm trọng hơn thì đuổi ra khỏi làng” Vì thế, không những chỉ người dân trong làng, mà ngay cả
những cư dân nơi khác cũng không dám vào săn bắt, chặt cây, dù rừng có rất nhiều các loại gỗ quý
Duy trì và phát huy thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá cộng đồng, củng cố các giá trị đạo lý và nhân bản Nuôi dưỡng, vun đắp ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tinh thần bất khuất, tinh thần tự lực, tự chủ cho mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã, xây dựng ý thức cộng đồng làng xã.
Trong Hương ước xưa cũng có nhiều điều “khuyến” Như trong bài truyền thống khuyến học của người Hà Nội xưa qua Hương ước (Tạp chí Xưa và Nay - số tháng 10-1998) đã công phu ghi lại nhiều điều trong Hương ước một số làng ở Hà Nội mà nội dung chính là khuyến khích việc học hành Thí
dụ, Hương ước làng Nhật Tân, điều 102 ghi: “Dạy trẻ con có học thức phổ thông là nghĩa vụ của người làm phụ huynh, không ai được từ”, hay Hương ước làng Phù Xá Đoài (Đông Anh), có điều khoản ghi: “Con trai con gái 5,6 tuổi cho vào trường học Bằng không cho đi học, chỉ nuông con để nghịch giặc, chửi đánh nhau, thời bố mẹ phải phạt một cơi trầu (10 quả cau, giá tiền một hào)”, Hương ước làng Cổ Nhuế, điều 98 ghi: “Làng trích tiền công để mua giấy cho những con nhà nghèo mà hương hội xét không thể mua được” Làng nào cũng có khoản học điền để dành quỹ trả lương cho thầy giáo trưởng làng và phát phần thưởng cho học trò giỏi, qua đó đã thúc đẩy tinh thần hiếu học, ham học hỏi của người dân Hay như về tinh thần văn hoá thì tiêu biểu là ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện được 100% khu dân cư có Hương ước xây dựng nếp sống văn hoá, trong đó có quy định khá
cụ thể về nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, việc tang và lễ hội… trở thành một điểm sáng cho các huyện, tỉnh khác noi theo Bên cạnh đó, các Hương ước với những điều lệ quy định tinh thần đoàn kết, tương thân tương
ái, “lá lành đùm lá rách”, “uống nước nhớ nguồn”… trong cộng đồng làng
xã cũng có ảnh hưởng tích cực đến đời sống làng xã Việt Nam hiện nay