Vận dụng trò chơi trong tổ chức sự kiện potx

6 891 2
Vận dụng trò chơi trong tổ chức sự kiện potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vận dụng trò chơi trong tổ chức sự kiện Vai trò của trò chơi trong một sự kiện là để làm nóng bầu không khí và liên kết mọi người cùng hòa nhập vào sự kiện. Vì vậy, sáng tạo trò chơi thích hợp với tính chất của từng sự kiện là một kỹ năng bắt buộc của một Event Planner. Có thể thấy trò chơi trong Event thường phân thành các nhóm như sau: - Trò chơi mang tính vận động: Thường phù hợp cho những sự kiện có không gian sân khấu rộng, và đối tượng khách hàng tương đối trẻ. Các trò chơi này thiên về vận động tay chân, tạo tiếng cười thoải mái và không khí sôi động. Đặc biệt vài năm trở lại đây, hình thức trò chơi team building khá phát triển, nhất là trong các sự kiện ngoài trời. Đây là hoạt động thiết thực vừa truyền tải tối đa văn hóa công ty vừa kết nối các cấp nhân viên cùng bộ máy để hoàn thành mục tiêu kinh doanh của công ty. Để hiểu rõ hơn về loại hình này, bạn đọc có thể tham khảo tại http://www.superteambuilding.com hoặc http://www.vietnamteambuilding.com - Trò chơi vận may: Như bốc thăm, quay lô hay làm một hành động đơn giản nào đó để chọn ra những người may mắn. Những trò chơi này khá đơn giản nhưng mức độ hào hứng luôn cao vì thông thường quà tặng rất hấp dẫn. Nhưng người tổ chức cần lưu ý, ở những trò chơi có bốc thăm giải thưởng giá trị lớn thì cần phải xin phép Sở Công thương. - Trò chơi dạng Board game: Là những trò chơi như lắp ghép, xếp hình trên các chiếc bàn, thường chơi theo nhóm từ 2 đến 5 người, dưới áp lực về thời gian hoặc khối lượng công việc. Trò chơi dạng này cũng phù hợp nhất với những người trẻ. - Trò chơi Hi tech trên máy tính, điện thoại: Thường là dạng Flash game viết riêng cho Event, trông rất bắt mắt, chuyên nghiệp, có thể quảng bá tốt cho thương hiệu, sản phẩm thông qua việc đưa nó vào ngay trong trò chơi. Ngoài ra, một số trò chơi còn thu thập được database người chơi thông qua việc yêu cầu họ điền thông tin trước khi bắt đầu chơi. Việc này phù hợp với các hội chợ, hay những Event đông người. Giá để làm 1 game Flash thường khá cao, từ 1000 - 2000 USD nhưng những ấn tượng mà nó đem lại cũng khá tương xứng. - Trò chơi cho tất cả đám đông: Đây là thể loại trò chơi lôi kéo sự can dự của tất cả người chơi, ví dụ cùng tìm một ị khách bí ẩn nào đó (đã được Ban tổ chức phân công trước). Để có những trò chơi hấp dẫn, phù hợp với loại hình sự kiện mình tổ chức, người tổ chức nên lưu ý: Trước tiên, cần xác định sự kiện mình sắp tổ chức là gì, đối tượng khách hàng là ai, không gian tổ chức như thế nào… rồi lên một kịch bản trao đổi với khách hàng để có giải pháp tốt nhất. Chẳng hạn như vào dịp cuối năm, rất nhiều công ty tổ chức Hội nghị khách hàng để tri ân khách hàng, đối tác và nhân viên. Tuy nhiên, mỗi đơn vị tổ chức lại có phong cách, yêu cầu khác nhau nên không thể dùng một kịch bản chung cho loại hình sự kiện này. Lúc đó, bạn cần tìm hiểu xem người tham dự Hội nghị khách hàng thực sự là ai: Là các vị lãnh đạo của các công ty con của tập đoàn, là khách hàng trực tiếp mua sản phẩm, là nhân viên của công ty Từ đó sẽ vận dụng các trò chơi mang lại hiệu quả cao, phù hợp. Không thể sử dụng hình thức game giải trí như đuổi hình bắt chữ, ghép thương hiệu… trong một bữa tiệc dành cho các tổng giám đốc, trưởng phòng, cũng không quá lạm dụng nhiều trò chơi làm mờ nhạt đi chủ đích “cảm ơn” của đơn vị tổ chức. Trong các buổi hội nghị, hội thảo, người làm sự kiện thường ưa chuộng những trò chơi đơn giản, dễ thực hiện như xổ số, lựa chọn vị khách may mắn ngẫu nhiên (màu sắc hoa cài áo, vị trí ngồi…), câu hỏi liên quan đến thương hiệu sản phẩm, ghép logo thương hiệu hay mời người tham gia lên sử dụng sản phẩm (trong các chương trình ra mắt sản phẩm mới). Còn với những sự kiện mang tính chất cá nhân, thân mật (đám cưới, lễ thôi nôi, sinh nhật…), trò chơi được tổ chức thoải mái và phong phú hơn. Đó có thể là cuộc thi hát karaoke với giải thưởng do đích thân cô dâu chú rể chuẩn bị; hay mọi người đưa ra những câu hỏi thú vị mà cô dâu chú rể chỉ có thể trả lời “có” hay “không”; bức ảnh ngộ nghĩnh nhất trong tiệc sinh nhật của trẻ nhỏ… Lồng ghép thương hiệu, tính chất của sản phẩm vào trò chơi là một điều tốt (cho nhà tổ chức), tuy nhiên không nên lồng ghép một cách quá khiên cưỡng, ví dụ muốn thông qua trò chơi nhồi nhét vào đầu người tham dự tất cả dãy sản phẩm của công ty cùng tên của từng sản phẩm. Ngược lại, hãy để cho người chơi tự nhiên cảm nhận được sản phẩm, những tính năng nổi bật hay thông điệp cần truyền tải một cách nhẹ nhàng thông qua trò chơi. Ví dụ trong một Event của một nhãn sữa dinh dưỡng, nhà tổ chức cho người nội trợ tham dự trò chơi chọn3 ô có hình ảnh các loại thực phẩm mà mặt sau hiển thị số Calories năng lượng cung cấp cho người ăn, nếu trên 2000 kcl (là mức năng lượng tối thiểu cần cho cơ thể mỗi ngày) thì sẽ nhận được quà. Qua đó huấn luyện cho người nội trợ biết số Calories năng lượng cần thiết mỗi ngày cho cả gia đình. Mục đích quan trọng nhất là họ cũng cho thấy sữa cung cấp rất nhiều Calories, chính vì thế thông điệp "Uống sữa mỗi ngày" đến thật nhẹ nhàng, tự nhiên và dễ nhớ thông qua một trò chơi nhỏ. Những rủi ro có thể gặp khi sáng tạo trò chơi là:  Luật chơi quá lắt léo khiến khách hàng khó nắm bắt: MC giải thích miệt mài nhưng người tham dự vẫn không hiểu rõ luật chơi hoặc liên tục vi phạm luật  Trò chơi là "điệp vụ bất khả: Trò chơi khó đến nỗi khách tham dự không thể chơi được. Lúc này MC cần linh động tìm cách giảm bớt độ khó hoặc thay đổi luật chơi để người chơi có thể tham gia.  Khách tham dự không hưởng ứng nhiệt tình: Trò chơi được đưa ra nhưng người tham dự lại xìu xìu ển ển không muốn lên chơi do không hứng thú hoặc ngại ngần, điều này hay gặp ở những Event dành cho những người đứng tuổi. Lúc này MC phải là người kích động đám đông và truyền lửa nhiệt tình cho họ. Nếu cần thiết, có thể gọi một vài "gà nhà" lên tham dự trước để làm "mồi".  Yếu tố “hợp pháp” khi sáng tạo trò chơi. Hẳn các bạn trong nghề còn nhớ có công ty trong trò chơi xổ số in hình tiền mệnh giá 5 triệu đồng, mô phỏng tờ 500.000 đồng nên bị giới truyền thông đặt dấu hỏi “Công ty phát hành tiền để tiêu ở tiệc tất niên” gây ấn tượng không tốt. Do đó, người tổ chức sự kiện luôn cần phải sáng suốt tư vấn cho khách hàng của mình những ý tưởng tốt và "an toàn" nhất. Một số trò chơi đơn giản, phù hợp với các loại sự kiện: 1. Nhận diện thương hiệu (dành cho công ty có nhiều nhãn hàng sản phẩm) MC mời một người lên ghi tất cả các nhãn hàng của công ty vào những mẩu giấy. Sau đó MC mời một nhân viên công ty lên chọn ngẫu nhiên một mẩu giấy rồi để khách tham dự đặt câu hỏi xung quanh nhãn hàng (có sự gợi ý). Nhân viên chỉ được trả lời “có” hoặc “không”. Vị khách đoán trúng tên nhãn hàng sớm nhất sẽ được phần thưởng từ công ty. 2. Làm quen (dành cho những buổi gặp gỡ mới như training, tiệc cưới…) Phát cho mỗi khách tham dự một tấm card: một mặt viết tên khách, mặt kia đánh số trước. Sau khi mọi người làm quen với nhau, MC yêu cầu mỗi người viết tên và số của người bạn mới quen. Người thắng cuộc là người viết được nhiều đáp án nhất. 3. Tìm đối tác (dành cho người trẻ tuổi) Số người tham dự phải là số chẵn. MC sẽ dựa vào số người để viết các cặp giấy về động vật như (mèo, vịt, trâu…). Mọi người bốc giấy rồi diễn tả động tác con vật mình bắt được (không được nói). Một vài cặp tìm đư ợc nhau sớm nhất là những người chiến thắng . Vận dụng trò chơi trong tổ chức sự kiện Vai trò của trò chơi trong một sự kiện là để làm nóng bầu không khí và liên kết mọi người cùng hòa nhập vào sự kiện. Vì vậy, sáng tạo trò chơi. trò chơi hấp dẫn, phù hợp với loại hình sự kiện mình tổ chức, người tổ chức nên lưu ý: Trước tiên, cần xác định sự kiện mình sắp tổ chức là gì, đối tượng khách hàng là ai, không gian tổ chức. từng sự kiện là một kỹ năng bắt buộc của một Event Planner. Có thể thấy trò chơi trong Event thường phân thành các nhóm như sau: - Trò chơi mang tính vận động: Thường phù hợp cho những sự kiện

Ngày đăng: 29/06/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan