Bíquyết vận độngtàitrợ trong thựchiệnEvent Xác định đối tượng tàitrợ tiềm năng Cũng giống như việc marketing hay bán hàng, "khoanh vùng" khách hàng tiềm năng sẽ là một cách giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng hiệu quả chạy tài trợ. Thà bạn tập trung chăm sóc 10 nhà tàitrợ tiềm năng còn hơn rải thảm hồ sơ tàitrợ đến 100 công ty khác một cách không chọn lọc. Để xác định được "nhà tàitrợ tiềm năng" bạn cần cân nhắc: - Đối tượng tham dự Event của bạn là ai: Từ đó bạn xác định đối tượng đó là khách hàng của những sản phẩm nào và tìm kiếm công ty tàitrợ phù hợp. Chẳng hạn đó là một Event dành cho sinh viên, bạn có thể hướng đến nhà tàitrợ là các công ty thiết bị số như điện thoại, loa nghe nhạc, các sản phẩm đồ ăn nhanh, nước giải khát, thời trang, mỹ phẩm hạng trung, xe máy, các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm, trung tâm Anh ngữ, các ngân hàng (nếu là sinh viên khối ngành kinh tế), các sản phẩm máy tính (nếu là sinh viên khối CNTT, một Event dành cho phụ nữ từ 30-40 tuổi thì nhà tàitrợ có thể là các hãng sữa, hãng mỹ phẩm trung đến cao cấp, thời trang, xe máy cho nữ, hàng tiêu dùng nhanh như dầu gội, bột giặt, hạt nêm các loại. - Những chương trình họ thường tài trợ: Dựa trên cái "gu" của từng thương hiệu, bạn đoán định xem chương trình của bạn có "hợp khẩu" họ hay không. Ví dụ Kotex, Yomost hay tàitrợ cho các chương trình trẻ trung, khẳng định cá tính, Tân Hiệp Phát thích các chương trình thể thao, ca nhạc, chương trình ảnh hưởng đến một cộng đồng lớn tùy định vị từng nhãn hàng, các hãng xây dựng như tôn Hoa Sen, gạch Đồng Tâm, thép Hữu Liên thích các chương trình thể thao như đua xe đạp, bóng đá vì nơi này tập trung nhiều đàn ông - khách hàng tiềm năng của họ, một số hãng lại chuyên tàitrợ các chương trình từ thiện. Một điều cần lưu ý nữa là là tầm vóc chương trình tài trợ, n hững hãng lớn thì chỉ tàitrợ những chương trình hoành tráng có giá trị lớn, ví dụ Yamaha chỉ tài trợ chương trình trên 1 tỷ đồng, nếu chương trình của bạn chỉ có 100 triệu đồng thì không nên gởi hồ sơ tài trợ. Tàitrợ bao nhiêu là đủ? Thông thường, khi chạy tài trợ, nhà tổ chức thường phân ra các gói tàitrợ khác nhau tùy theo giá trị tàitrợ như tàitrợ độc quyền, tàitrợ vàng, tàitrợ bạc, tàitrợ hạng mục Có một nhà tổ chức sự kiện kia, sau khi nỗ lực chạy tàitrợ mà chỉ nhận được gói tàitrợ bạc từ một nhà tàitrợ nọ, họ xét thấy rằng số tiền tàitrợ không thể tổ chức được chương trình, thế là họ đành hồi lại khoản tàitrợ này và hủy bỏ chương trình mặc dù đã ký hợp đồng với nhà tài trợ. Việc này vừa làm họ mất công đi tới đi lui thuyết phục và thương thảo một thời gian dài, vừa làm xấu đi hình ảnh của bên tổ chức trong con mắt của nhà tài trợ. Để tránh những việc làm không chuyên nghiệp như thế này, trước khi thiết kế hồ sơ tài trợ, bạn phải xác định được ngân sách tối thiểu để có thể tổ chức sự kiện và thời gian tối thiểu phải chốt lại tất cả các khoản tài trợ. Thông thường, để tránh rủi ro không xin được tàitrợ toàn phần, bạn nên dự trù khoản tàitrợ tối thiểu nên là 70% - 80%, số còn lại bạn có thể bỏ ra hoặc là thay đổi chương trình theo hướng tối giản ngân sách, chẳng hạn số tiền cần làm Event là 700 triệu, bạn nên để gói tàitrợ toàn phần là 1 tỷ đồng, gói tàitrợ vàng là 800 triệu, tàitrợ bạc là 600 triệu, như vậy dù chỉ có nhà tàitrợ vàng hay tàitrợ bạc, bạn vẫn có thể thựchiệnEvent này. Nên cân nhắc kỹ các gói tàitrợ Một điểm cần lưu ý nữa là, nếu là tàitrợ tiền mặt, thông thường nhà tàitrợ chỉ ứng trước 50% đến 70% giá trị tài trợ chương trình, sau khi bạn đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho họ trong chương trình và chương trình kết thúc tốt đẹp, họ sẽ quyết định tiếp về phần còn lại. Bạn cần cân nhắc điều này để chuẩn bị một khoản ngân sách đủ để làm Eventtrong trường hợp chưa nhận đủ 100% giá trị tài trợ, và không bị "đổ nợ" nếu nhà tàitrợ từ chối chi trả khoản còn lại nếu chương trình không thành công như mong đợi. Bán cái nhà tàitrợ quan tâm, không bán cái mình có Xây dựng hồ sơ tàitrợ là một việc quan trọng, nhưng nhiều người mời tàitrợ lại không để tâm tìm hiểu coi nhà tàitrợ cần gì và quan tâm đến điều gì, họ chỉ thao thao bất tuyệt về những gì họ cho là hay ho, thú vị. Hãy nhìn nhận hồ sơ của bạn dưới con mắt của nhà tàitrợ để xem xét xem nó đã đủ thuyết phục hay chưa. Để làm được điều đó, chúng ta hãy cùng phân tích xem nhà tàitrợ coi trọng những điểm nào của sự kiện cần tài trợ. Việc đầu tiên người cho tàitrợ sẽ quan tâm là điểm nhấn của sự kiện đó là gì, làm thế nào để chương trình thành công. Họ sẽ xem xét sự thành công của sự kiện thông qua 2 khía cạnh: Nhà tổ chức là ai, có đáng tin cậy về khả năng tổ chức sự kiện đó hay không: Cho dù bạn chỉ là một câu lạc bộ xã hội hay một công ty nhỏ, vẫn có cơ hội cho bạn nhận được tàitrợ nếu bạn làm cho đơn vị tàitrợ tin rằng bạn có thể tổ chức tốt chương trình. Điều đó có thể thể hiện qua background (lý lịch) tốt về tổ chức của bạn, qua những chương trình tương tự mà bạn đã làm, và qua những gì bạn thể hiện về cách thức tổ chức thựchiện sự kiện. Một số công ty mua format sự kiện, cuộc thi, lễ hội từ nước ngoài, tương tự như nhượng quyền thương hiệu, tên tuổi và lịch sử thành công của chương trình ở nước ngoài đó sẽ gia tăng sự tin cậy cho người được chào tài trợ. Một số đơn vị chạy tàitrợ lại gầy dựng uy tín cho mình bằng cách liên kết với những tổ chức, ban ngành khác như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, Liên đoàn Lao động, Sở Khoa học-Môi trường dưới vai trò cơ quan chủ quản hoặc nhà đồng tổ chức. Sự kiện đó có gì độc đáo, thú vị: Mỗi tháng có hàng trăm hàng ngàn chương trình ca nhạc, vài chục hội chợ triển lãm trên khắp cả nước, bạn phải thuyết phục được họ là tại sao nên tài trợ chương trình của bạn thay vì chương trình khác. Những điểm mới lạ, những điểm nhấn đặc biệt, những điểm cuốn hút khán giả sẽ là điều khiến nhà tàitrợ thích thú, quan tâm chương trình. Sau đó, họ sẽ cân nhắc mức độ phù hợp của sự kiện và giá trị tàitrợ đối với mục tiêu marketing của họ: Đối tượng được tuyên truyền và tham gia là ai, có phải đối tượng khách hàng tiềm năng của họ hay không? Chương trình có đáp ứng được mục đích tàitrợ của họ hay không: Có nhà tàitrợ đang cần quảng bá thương hiệu, có người muốn thương hiệu của mình lấy lòng công chúng, có công ty đề cao mục tiêu thúc đẩy doanh số , hãy khéo léo thăm dò để biết mục đích đó và dựa trên điều này bạn "chào hàng" cho họ những hoạt động và quyền lợi phục vụ cho mục đích của họ. Chẳng hạn một khách hàng đang muốn đẩy mạnh việc bán hàng, việc offer một gian hàng ngay tại sự kiện sẽ được họ đánh giá là một điểm hấp dẫn. Ngân sách xin tàitrợ có tương xứng với nó hay không: Nhà tàitrợ sẽ xem xét với ngân sách bạn đề xuất như vậy, có tương xứng với tầm vóc của sự kiện hay không, và nó có đáng "đồng tiền bát gạo" họ bỏ ra tàitrợ hay không. . ra các gói tài trợ khác nhau tùy theo giá trị tài trợ như tài trợ độc quyền, tài trợ vàng, tài trợ bạc, tài trợ hạng mục Có một nhà tổ chức sự kiện kia, sau khi nỗ lực chạy tài trợ mà chỉ. nên để gói tài trợ toàn phần là 1 tỷ đồng, gói tài trợ vàng là 800 triệu, tài trợ bạc là 600 triệu, như vậy dù chỉ có nhà tài trợ vàng hay tài trợ bạc, bạn vẫn có thể thực hiện Event này Bí quyết vận động tài trợ trong thực hiện Event Xác định đối tượng tài trợ tiềm năng Cũng giống như việc marketing hay bán hàng,